Vốn là thú, ta…

 

Vốn là thú, ta…

Abstract

Ce que nous ne comprenons pas, nous le sacralisons grâce à un mot honoré d'une majuscule, la Vie. Nous en faisons une valeur suprême de notre existence. Nous l'adorons. Nous adorons la partie obscure de nous-même. Tel est le sens profond du mot aliénation. La Vie est devenue la valeur suprême de multiples religions, philosophies, courants de pensée et courants littéraires. Le développement des sciences de la vie a rendu justice à de nombreux préjugés en ce domaine du savoir. Il a aussi mis en évidence notre rattachement irréductible au monde vivant. Pour la première fois, nous avons une base rationnelle pour humaniser nos rapports avec le monde vivant. Cette humanisation ne relève pas du monde vivant lui-même, mais de la culture, un monde spécifiquement humain, celui du savoir et des valeurs.

Phan Huy Đường, traducteur, écrivain, philosophe.

*

 

Ngươi sẽ không giết !

Tu ne tueras point !

 

Câu văn đẹp, thừa t́nh, tối nghĩa. Đúng hơn, không có nghĩa. Thực chất, đó là một câu thơ. Như nhiều câu thơ trứ danh, nội dung nó "mở". Ở đây, nó hoàn toàn mở : nó mơ hồ. Chỉ thêm một ư, nó sẽ có nghĩa liền nhưng câu thơ biến ngay thành một lời nói tầm thường, một mệnh lệnh bất khả thi :

a/ Ngươi sẽ không giết người.

Đương nhiên phải thế. Trong mọi cộng đồng người từ muôn thuở, giết người là cấm lệnh đầu tiên và sự trừng phạt cuối cùng.

Tuy vậy, người ở đây có nghĩa giới hạn : người cùng cộng đồng.

Trong Cựu Ước, dân của Đấng Vĩnh Cửu[1] giết người của những cộng đồng khác sành sỏi và khốc liệt chẳng thua ai.

b/ Mở rộng cơi từ bi theo kiểu Phật : ngươi sẽ không sát sinh. Rất đẹp nhưng bất khả thi. Không ai sống được nhờ ăn sỏi đá. Không "ăn thịt" thú c̣n được, nhưng vẫn phải ăn cỏ cây, hoa quả, ngũ cốc. Đó cũng là những h́nh thái của sự sống.

Đây có vẻ là một quy luật trong thú giới[2] : để sống, nhiều loài thú vật phải ăn thịt nhau. Gọi đó là luật rừng, rất đúng : nó tự-nhiên[3],  nó…. khoa học ! Ta tưởng con giun sống nhờ ăn đất v́ bụng nó đầy bùn. Nhưng trong bùn đó có biết bao tế bào sống của đủ thứ sinh vật. Nhờ chúng mà khi ta cắt đôi con giun, nó biết… đổ máu. Chưa ai biến được bùn tinh khiết thành máu.

Tại sao lại phải thế ? Ta không biết. Đó là nỗi đau đặc thù của một loại sinh vật quái đản, con người : nó không chịu đựng được lâu những điều nó không hiểu được.

Điều ta không hiểu được, để tạm "hiểu"[4] nó, ta thần thánh hoá nó bằng Ngôn Từ : Sự Sống, và thờ nó. Ta thờ mảnh tăm tối của chính ḿnh dưới h́nh thái sán lạn của một ngôn từ viết hoa : Sự Thật, Niềm Tin, … dĩ nhiên phải tuyệt đối. Định nghĩa cơ bản của khái niệm tha hoá (aliénation) của Marx là thế. Chỉ mấy anh trí thức lôi thôi mới tiếp tục thắc mắc quằn quại với những cấu hỏi dấm dớ : sự sống là ǵ ?

Thuở xa xưa, người ta tạc tượng dương vật (lingam) và âm hộ (yoni) để thờ : đó là nguồn gốc của Sự Sống. Từ ấy Sự Sống đă là và vẫn là giá trị tối cao của nhiều tôn giáo, nhiều tư tưởng, nhiều nhà thơ, nhà văn. Trên nó, chỉ c̣n kẻ tạo ra Sự Sống : Đấng Tối Cao.

Nhưng nhân giới có quá nhiều Đấng Tối Cao. Những Ngài ấy lại hay có máu ghen, ham độc quyền[5], lắm lúc đến khát máu, chẳng coi sự sống của ai khác dân ḿnh ra ǵ cả.

Người đời thường th́ ít ai biết đến tất cả các Ngài để có thể so sánh và lựa chọn. Và cũng ít ai có thời giờ t́m hiểu các Ngài. Nói chung chẳng mấy ai lựa chọn tôn giáo của ḿnh. Cha mẹ đă gài nó trong đầu và trong ḷng ḿnh ngay từ thời thơ ấu khi ḿnh chưa có khả năng lựa chọn một cách có ư thức bất cứ giá-trị nào.

Ngược lại, Sự Sống th́ ai mà chẳng biết, v́ ai cũng sợ chết, ai cũng ngại giết người. Nhưng cũng chẳng mấy ai mất thời giờ suy nghĩ về nó. Suy nghĩ về cái ǵ ? Con người chỉ quan tâm, suy ngẫm tới Sự Sống khi nó phải giết người hoặc phải đối diện với khả năng chết của chính ḿnh hay người thân.

Phải chăng v́ thế mà trong những thời điểm khủng hoảng tư tưởng của những nền văn minh, Sự Sống trở thành giá trị tối cao và giải đáp cuối cùng cho mọi chuyện ở nhiều nhà văn và triết gia ?

Một thí dụ khá nổi tiếng tại Pháp và Bỉ, những năm 60-70 : Raoul Vaneigem, trong trường phái Internationale situationiste[6]. Năm 1996, ông công bố quyển Nous qui désirons sans fin[7] (Chúng ta, những kẻ khao khát bất tận). Đọc nó, có thể toát mồ hôi hột. Một bản trường ca vinh danh Sự Sống. Văn phong, khỏi nói. Thỉnh thoảng phát thèm ḿnh viết được một câu văn Pháp "hay" đến thế ! Nhưng đọc đi đọc lại, suy nghĩ nát óc, cũng chẳng thể nào đoán ṃ được rằng, đối với ông, Sự Sống là ǵ, nên như thế nào, để làm ǵ, để đi tới đâu, với ai, cho ai, et tutti quanti – để khi buông tay thở dài từ giă nó, ta mỉm cười toại nguyện : ta đă không sống thừa. Ngoài chất thơ của ngôn từ (thua xa Nietzsche), chẳng có ǵ giúp tôi… "sống", ở đời này, với con người đời nay.

Xưa kia, nhiều tôn giáo và triết gia đă khẳng định được ḿnh nhờ niềm tin của thiên hạ : linh hồn của vũ trụ (Đấng Tối Cao) hay kiến thức duy nhất đúng về vũ trụ (triết gia, các vị thánh). Khoa học vật lư đă ít nhiều cho họ nghỉ hưu, ít nhất trong lĩnh vực này. Nhưng từ thuở Giordano Bruno bị thiêu sống (1600) tới nay, đă phải mất hơn… 400 năm ! Ngay hôm nay, vẫn c̣n không ít hậu duệ của Chúa tin rằng thế giới này đă được Chúa tạo ra như nó là nội trong 6 ngày. Ngày thứ 7, Ngài xả hơi, khiến chính giới Pháp ngày nay tranh luận túi bụi về chuyện cho hay không cho phép buôn bán ngày Chúa Nhật[8] ! Ở Mỹ có đại học cấm giảng dạy học thuyết của Darwin.

Dường như những nhà văn, nhà tư tưởng và triết gia đă dùng Sự Sống làm cột trụ giá trị và trí tuệ cho ư tưởng của ḿnh đang hay sắp phải đương đầu với nguy cơ nghỉ hưu. Từ nửa thế kỷ nay, sinh học đang bào ṃn tất cả những niềm tin hăo về Sự Sống.

Ba  nhát chém chí mạng :

a/ không ai định nghĩa được sự sống ǵ.[9]

Vậy ai muốn tán ǵ về nó th́ tán, có chút văn phong tràn trề nhục cảm và thần bí càng hay, sẽ có người tin, thậm chí yêu yêu điên người, có khi mê mệt thí mạng.

Nhưng đừng bao giờ đem kiến thức khoa học ra để ḷe đời. Hết ăn tiền rồi.

b/ không Sự Sống biệt lập, Sống không có ngoài vật giới. Nó là một quá tŕnh vận động của một cấu trúc vật chất. "Thực ra sự sống là một quá tŕnh vận động, một h́nh thái tổ chức của vật chất.[10]"

Quan điểm này của F. Jacob, cơ bản mà nói, có khác ǵ "định nghĩa" của Engels về "sự sống" ? C̣n chưa đầy đủ và chính xác bằng :

“Sự sống là h́nh thái tồn tại của những cơ thể cấu tạo bằng anbimun, và h́nh thái tồn tại đó cơ bản thể hiện qua sự tái thiết liên tục, do chính chúng, cơ cấu hóa học của chúng[11].”

“Như thế, sự sống, h́nh thái tồn tại của những cơ thể cấu tạo bằng anbimun, biểu hiện trước nhất như sau: sinh vật luôn luôn vừa là chính ḿnh vừa là khác ḿnh[12].”

Cứ như thơ của Verlaine ! (sống cùng thời với Engels) :

Mon Rêve familier

Je fais souvent ce rêve étrange et pénétrant
D'une femme inconnue, et que j'aime, et qui m'aime,
Et qui n'est, chaque fois, ni tout à fait la même
Ni tout à fait une autre
, et m'aime et me comprend.

 

Giấc Mơ thân thuộc của tôi

Tôi hay mơ một giấc mơ lạ lùng thấm thía

Mơ tới một người đàn bà xa lạ, mà tôi yêu, mà yêu tôi,

Mà, mỗi lần, không hẳn là ḿnh

Cũng không hẳn là người khác, và yêu tôi và hiểu tôi.

 

Thỉnh thoảng nhà thơ bất hủ nhạy bén không thua triết gia lỗi lạc !

Vui  chơi chữ nghĩa tí thôi : cấu một hai câu của tác giả này để "b́nh luận" về tác giả kia, v́ đọc toàn bộ bài phát biểu của F. Jacob và quyển La logique du vivant, une histoire de l'hérédité[13], tạm dịch : Lôgích của quá tŕnh sống, một cách hiểu khái niệm di truyền trong lịch sử kiến thức của người đời, th́ thấy quan điểm của F. Jacob đồng nhất với quan điểm của Engels, nhưng phong phú, cụ thể hơn, với đầy kiến thức mà loài người đă đạt được trong thế kỷ 20, tuy không có kiến thức nào vượt qua tầm nh́n tổng quát của Darwin (chính Jacob công nhận) và Engels cả[14].

Và mời bạn đọc giải lao một khắc với chuyện dịch thuật, không c̣n là văn chương văn gừng nữa, mà là dịch ư tưởng của người khác.

La logique du vivant : không dịch thành Lôgích của sự sống, nghe rất bùi tai nhưng sai. V́ chính tác giả khẳng định : sự sống không ǵ cả, không định nghĩa được, nó (là) một quá tŕnh vận động, mô tả được. Trong tiếng Pháp, bàn tới khái niệm sống, có nhiều từ. Vivre = sống, động từ. La vie = sự sống, danh từ. Vivant = sống, tính từ hay động tính từ. Cách nói và viết : le vivant, dùng động tính từ như một danh từ, chỉ xuất hiện một cách phổ biến trong thế kỷ 20 thôi. Nó cưỡng lại khuynh hướng cố hữu danh từ hoá động từ của tiếng Pháp, biến quan-hệ-sống của con người với thế-giới thành quan-hệ "chết" của con người với… khái niệm ![15] Nó ghi nhận một "bế tắc" của tư duy bằng ngôn ngữ Pháp thông thường[16]. Nó cũng chỉ cưỡng lại được một cách tương đối thôi : trong le vivant, về mặt h́nh thức, vivant có chức năng của một… danh từ. Đó là một danh từ tự phủ định chính ḿnh trong tư cách ấy. Ôi biện chứng ! Ôi nỗi đau ngôn từ !

Không dịch une histoire de l'hérédité thành một lịch sử của sự di truyền, v́ "sự" di truyền cũng (là) một quá tŕnh vận động, c̣n là một quá tŕnh vận động quái đản : vừa khắt khe, do định tŕnh gen (programme génétique) quyết định, vừa ngẫu nhiên ! Bản thân định tŕnh ấy lại tự tạo ra những công cụ để thực hiện chính nó và tự… thay đổi !  Hơn thế, une ở đây có nghĩa une parmi d'autres, một trong những (lịch sử hay, đúng hơn, thuyết tŕnh về…). Lịch sử bao gồm toàn bộ những sự kiện đă là. Thế th́ chỉ có một lịch sử thôi, vĩnh viễn là nó như nó là. Ngược lại, cách hiểu những sự kiến ấy th́… vô vàn. Do đó mới có ư niệm : xuyên tạc lịch sử (falsifier l'histoire[17]). V́ thế mà trong lịch sử "kiến thức" của loài người, đă từng có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm di truyền. Phải từ Mendel trở đi, mới bắt đầu có một cách hiểu có cơ sở khoa học, kiểm chứng được. Bản thân quyển sách của F. Jacob thuật lại và phân tích quá tŕnh vận động ấy của tư duy. Đó là một trong những thuyết tŕnh về… Thuyết tŕnh ấy, có cơ sở khoa học, kiểm chứng được.

Với tư cách "một quá tŕnh vận động, một h́nh thái tổ chức của vật chất", sinh giới chẳng khác ǵ vật giới. "Bất cứ" vật thể nào, dù nhỏ như hạt nguyên tử, cũng là một h́nh thái tổ chức của vật chất, cũng đang vận động. Người ta phân biệt vật giới với sinh giới v́ người ta đă sớm linh cảm rằng sự vận động sống có những h́nh thái đặc thù không có trong sự vận động của vật thể phi sinh tính. Trong thú giới, có hai h́nh thái cơ bản đặc thù sau :

1/ Tự nó, thú vật chọn lựa những quan hệ của nó với thế giới để tái tạo tổ chức và sự vận động nội tại của chính nó, để tiếp tục… sống ! Nói thế nghĩa là : thú vật là một thực thể có ư hướng. Ư hướng (intentionalité) không là tính đặc thù của con người, của ư thức (conscience), như Husserl, Sartre và Trần Đức Thảo tưởng. Nó là một đặc tính chung của thú giới.

2/ Thú vật giao tiếp với nhau để sinh đẻ, tái tạo ngoài nó những thú vật như nó, đồng giống.

Hai h́nh thái vận động ấy đều mang tính mục đích[18]. Chúng không hề có nội dung giá-trị (đạo đức, lư trí, v.v.), một loại quan-hệ chỉ có trong nhân-giới, khiến con người có thể giết nhau chỉ v́ một lời nói, một niềm tin. Điều quan trọng ở đây : mục đích ấy là tái tạo cái đă có và, v́ sự sống chỉ có thể đến từ sự sống, tồn tại nhờ sự sống : ăn sinh vật khác để sống. Như thế hai nét đặc thù của vận động có ư hướng này là : bảo thủ[19]sát sinh. Rất tự-nhiên, dễ chấp nhận v́ chính ta cũng là thú vật. Và, xin thú thật, ngày ngày ta sống như vậy.[20] Ta nên do dự khi chắp bút thăng hoa Sự Sống thành giá trị tối cao của con người. Đừng bao giờ quên tư tưởng của Hitler và những người theo nó, với những "lebensraum", "espace vital" khủng khiếp của nó.

Tính ư hướng đ̣i hỏi một h́nh thái ư thức về chính ḿnh : thú vật phải biết phân biệt nó với thế giới chung quanh và, hơn thế, phải có khả năng cảm nhận sự hiện diện của nhiều thực thể khác nhau trong thế giới ấy[21], th́ mới biết chọn lựa những quan hệ với thế giới cho phép nó tái tạo chính ḿnh. Ư thức đó h́nh thành xuyên qua một loại quan hệ đặc thù của sinh giới : quan hệ nhục-cảm xuyên qua giác quan. H́nh thái tổng hợp của những quan hệ này cộng với kư ức nghiệm sinh và văn hoá, gọi là trực giác cũng được.

Ngoài tính ư hướng ấy, trong văn học Tây Âu c̣n có một thứ "ư hướng" khác đă tràn ngập thơ văn, lư luận văn học và một đống môn khoa học tâm lư, xă hội, thậm chí lịch sử, dựa vào tư tưởng của Freud : Tiềm thức. Rất có thể, như Freud[22] đă từng mong ước, môn sinh học về óc năo thời nay sẽ mang lại cho tiềm thức cơ sở sinh học của nó[23] :

"Tiềm-thức có một cơ sở vật-chất và sinh-học: toàn bộ cấu-trúc-nơron ghi-nhớ nghiệm-sinh của một con người. Những cấu-trúc ấy có thể không gắn liền với toàn bộ những cấu-trúc-nơron cần-thiết để cho phép ứng-xử có ư-thức mà chỉ gắn liền với một số cấu-trúc-nơron nào đó thôi. Trong trường hợp ấy, kư-ức kia vẫn tồn-tại, vẫn sống ở đâu đó trong óc ta, vẫn chi phối ứng-xử và hành-động của ta mà ta không biết. Cái kư-ức thiếu quan-hệ tổng-hợp mà hiện nay, v́ ta c̣n dốt-nát, ta gọi là tiềm-thức, cái kư-ức bị dồn-nén kia là và không là kư-ức, nó là một kư-ức không nhớ ḿnh nhưng không mất ḿnh, một kư-ức bị lăng quên, một tiền-kư-ức[24]. Trong một số trường hợp, hoặc xuyên qua một quan-hệ đặc biệt với thế-giới, hoặc xuyên qua một suy-luận có ư-thức và, thường thường, xuyên qua sự kết-hợp của cả hai, con người có thể lặp lại một cách hoàn chỉnh những mắc nối cần-thiết giữa các cấu-trúc-nơron để t́m thấy lại lịch-sử của chính-ḿnh, gánh vác nó, vượt nó, khiến nó nên lời. Là sản-phẩm của lịch-sử, nó tự-tái-tạo một cách có ư-thức – ở nó, do nó, cho mọi người – bằng cách đưa lịch-sử đó ra ánh sáng của tư-duy và ngôn-ngữ[25]. Qua hành-động ấy, nó nhân-hóa kư-ức âm u kia, nó tự-nhân-hóa. Nó là thực-thể khiến cho thế-giới này ngày càng đậm nhân-tính, do con người làm ra cho con người, thực-thể khiến – một cách có ư-thức – nhân-tính nhập thế-gian."

Tư tưởng của Darwin, với hai khái niệm tiến hoásự chọn lựa tự nhiên, mở đường cho sự hiểu biết sinh giới trong kích thước lịch sử của nó. Hiện nay, nhiều ngành khoa học khác nhau ngày ngày khiến cho sự hiểu biết ấy chắc chắn, vững vàng, phong phú hơn. Và… đắc dụng ! Sự hiểu biết ấy đă khẳng định : mục đích của định tŕnh gen của một loài vật là tái tạo chính nó "y như" nó. Nếu lịch sử vận động của sinh giới đă tạo ra nhiều h́nh thái sống khác nhau, nhiều loài vật khác nhau, ngược với mục đích của các định tŕnh gen sẵn có, đó là v́ :

1/ ngẫu nhiên.

Nhưng những sự kiện ngẫu nhiên, đột biến, cũng chỉ có tác dụng trong khung vận động của sự sống thôi. Phần sáng tạo trong quá tŕnh tiến hoá sinh hoá học không xuất phát từ số không. Thực chất đó là làm cái mới với cái cũ. Chính là điều tôi gọi là "quá tŕnh xào nấu phân tử"[26].

2/ sự uyển chuyển hầu như vô tận của định tŕnh gen.

Bản thân sự uyển chuyển ấy dựa vào rất ít nhân tố : Đa số gen và protein là những loại h́nh ráp do lắp ghép một vài nguyên tố, một vài motif liên quan tới một địa bàn nhận diện. Số luợng những motif ấy giới hạn, một hay hai ngh́n. Sự tổng hợp những motif ấy khiến cho protein có khả năng khác nhau vô tận. Sự tổng hợp của một vài motif đặc biệt tạo cho một protein những thuộc tính đặc thù của nó[27].

Nhưng ngược lại, mỗi nguyên tố ấy và một số tổng hợp cơ bản của chúng lại cực kỳ ổn định xuyên qua lịch sử phát triển của sinh giới : Ở con ruồi, đă hưởng một lịch sử gen lâu dài, người ta đă minh bạch vạch ra những gen đảm bảo, ngay trong quả trứng, phương thức cấu tạo những trục phôi thai tương lai của con vật và những gen quyết định định mệnh và h́nh thù của từng khúc. Mọi người đều kinh ngạc khi t́m thấy những gen ấy ở tất cả những con thú được quan sát : liên tiếp, con ếch, con giun, con chuột và con người. Chỉ cách đây mười lăm năm thôi, ai có thể tưởng tượng rằng những gen điều khiển quá tŕnh cấu tạo cấu trúc của một con người cũng là những gen tiến hành điều ấy ở một con ruồi hay một con giun. Đành phải chấp nhận rằng những thú vật hiện có trên quả đất đều xuất phát từ một sinh thể đă sống cách đây sáu trăm triệu năm và đă có bộ gen này[28].

Sự hiểu biết ấy cũng đă khẳng định điều quan trọng này : khi chào đời, con người chưa có khả năng tư duy bằng ngôn ngữ. Nếu nó không được người khác dạy, quá một tuổi nào đó, nó mất luôn khả năng học nói : quá muộn, những cơ cấu tế bào năo cho phép hiện thực khả năng ấy đă hụt thời cơ để h́nh thành trong đầu nó ở tuổi thơ, qua quá tŕnh phát triển của óc năo[29].

Học thuyết của Darwin những kiến thức hiện đại về sinh giới cho ta ư thức rơ : trong tư cách một thú vật, ta "đồng chất" với mọi thú vật. Quan trọng hơn : ta không thể tiếp tục sống ngoài một sinh giới có đầy h́nh thái sống khác ta. Quan trọng hơn nữa : ta không thể nên người, làm người một ḿnh được. Điều đó khuyến khích ta khiêm tốn, học tiếp cận sinh giới và chính ta một cách nhân bản : thận trọng, quư mến, che chở, bảo vệ mọi h́nh thái của sự sống không uy hiếp sự sống của chính ta hay của tha nhân. Qua đó, giá ǵ thú hoá nhân giới, ta nhân hoá chính ḿnh và ta nhân hoá quan hệ của ta với sinh giới. Điều ấy không thuộc lĩnh vực sinh học nữa. Nó thuộc lĩnh vực văn hoá, trong đó khoa học chỉ là một bộ phận, tuy rất cơ bản.

Có nhà văn đă từng thành danh nhờ ư tưởng bất hủ này : so sánh thú vật với con người là sỉ nhục thú vật[30]. Đằng sau câu ấy, có ư này : b́nh thường thú vật không độc ác như con người. Nó giết để ăn và ngừng giết ngay khi đă no trong khi đó con người có thể giết, kể cả con người, để… vui chơi. Nó không ăn thịt đồng loại trong khi đó con người th́ cứ thoải mái, có khi với nội dung sau, trong truyện ngắn Qua sông của Cung Tích Biền :

Một hôm bà mẹ nói – đúng hơn là một bộ xương nói:

- Nếu tôi chết, rất mong ḿnh và các con hăy ăn thịt tôi để sống qua ngày.

Liêu cắn môi, rít qua kẽ răng:

- Đừng nói điều vô đạo.

Bà mẹ nghiêm chỉnh, nói lời nguyện cầu; như một sấm truyền đầy cảm ứng thần linh, như máu trong mẹ nói:

- Sao lại vô đạo? Tôi là vũ trụ tạo ra chúng. Lúc nằm trong bụng tôi, chúng chẳng từng hít máu tôi, thở trong tôi, ăn hút tủy xương tôi đó sao? Khi là bào thai lại hoang vu ăn thịt người, lúc thành người lại mang đạo đức ra trá h́nh đối với những dâng hiến cuối cùng.

Để ?

để tiếp tục làm cái việc muôn đời cho muôn người.

 

 

Con người, đương nhiên là một vật thể, một h́nh thái tổ chức của vật chất. Nó cũng là một con thú, đă sống phải ăn, được ăn th́ sống, hết ăn th́ chết. Và cuối cùng, đă sống, phải chết[31]. Phải chăng v́ vậy mà trong lịch sử phát triển của nhân giới, con người đă liên miên gán nhân tính đặc thù của ḿnh cho vật giới và sinh giới, gán cho chúng những giá trị tinh thần chỉ có trong nhân giới thôi ? Ngày nay, nhiều người muốn dựa vào sinh học để hiểu và giải thích con người. Họ có lư, trong giới hạn này : hiểu biết và giải thích con người trong tư cách thú vật của nó. Ngoài ra, những kiến thức về sinh giới và những khái niệm biểu hiện chúng không là những thuộc tính của sự sống. Nó là sự hiểu biết hiện nay của con người về sự sống, thể hiện bằng ngôn ngữ. Trong sự hiểu biết ấy, chưa có bao nhiêu điều giúp ta hiểu biết chính ta trong tư cách người[32]. Ta biết chắc : không có tư duy độc lập với một sinh thể, không có một sinh thể độc lập với vật thể. Nhưng nhịp cầu nối liền vật-giới với sinh-giới, sinh-giới với nhân-giới, hôm nay vẫn mù mịt. Ta vẫn phải t́m hiểu và suy luận từng thế giới một trong tính đặc thù của nó, với những khái niệm thích ứng, ta chưa thể suy diễn thế giới này từ thế giới kia ra được. V́ thế, ta nên tránh lạm dụng tính chất hàm hồ của ngôn từ hiện nay của ta để xào xáo những vấn đề rất khác nhau.

Trong cả ba thế giới, tất cả đều động, điều duy nhất hiểu được không là thực-thể ǵ ǵ đó, như Kant đă khuyên ta, mà là những quan-hệ tạo ra những thực thể tạm thời ổn định đối với nhăn quan rất người, rất giới hạn của ta.

Trong vật-giới, chỉ có quan-hệ về lượng thôi, có thể "đo đếm" được[33] và biểu hiện được bằng phương tŕnh toán. Trong những phương tŕnh ấy, có độ dài của làn sóng, không có màu sắc, âm thanh. Không có nhục cảm.

Sinh-giới vận động trên cơ sở đó[34], nhưng có thêm quan hệ về chất[35], quan hệ nhục-cảm. Trong sinh giới có màu sắc và âm thanh, có nóng có lạnh, có đau có sướng. Et tutti quanti.

Nhân-giới vận động trên cơ sở hai thế giới kia, nhưng có thêm tính đặc thù này : đó là h́nh thái vận động của một thực thể có ư thức, có khả năng nhớ và hiểu biết vô tận, vượt sự sống của riêng nó, có những giá trị thuần nhân tính : đúng–sai, đẹp–xấu, tốt–tồi, tử tế – lưu manh, đáng yêu – đáng ghét, et tutti quanti, tất cả thể hiện bằng ngôn ngữ. Ngôn ngữ ấy có h́nh thái tồn tại độc lập với thân xác của con người và khả năng tái sinh trong đầu người khác. Nhờ ngôn ngữ, nhất là dưới h́nh thái viết, nhân loại đă tích lũy được nghiệm sinh, kiến thức, những giá trị đạo đức và nghệ thuật, truyền lại cho nhau từ thế hệ này qua thế hệ khác. Con người là một con vật văn hoá ở đó. Trong tư cách ấy, nó nên người nhờ tha nhân, với ngôn ngữ và ư tưởng của người khác, do ngôn ngữ của người đời tải vào đầu nó. Nhưng nó cũng là một sinh vật cá thể, chẳng giống ai. Quan-hệ của nó, hôm nay, với thế-giới luôn luôn thay đổi này, cũng là quan-hệ vừa quá cũ kĩ vừa cực mới của người đời xưa với thế giới của người đời nay – xuyên qua chính nó ! V́ thế nó có khả năng đặt lại câu hỏi về chính ḿnh trong mọi lĩnh vực của tư duy, sáng tạo những kiến thức và giá trị mới cho bản thân nó và người đời, khiến xă hội phải thay đổi. Từ từ ôn hoà hay bạo liệt đột biến th́ tuỳ… những ai ?

Điều ấy có nghĩa :

a/ trí tuệ và nhân cách của ta cắm sâu vào lịch sử của loài người, trước hết những cộng đồng văn hoá khai sinh ra ta, và có khả năng ù ĺ hay phát triển vô tận cho tới khi loài người tiêu vong.

b/ xă hội rất có thể ít nhiều quay về thú giới chỉ nội vài thế hệ thôi nếu thế hệ trước chẳng c̣n bao nhiêu kiến thức, trí tuệ và giá trị đáng kể để truyền lại cho thế hệ sau.

c/ xă hội có thể phát triển nhanh, độc đáo khi có tự do tư duy và ngôn luận.

Trên cơ sở ấy, có lúc nó điên điên, sáng tác nghệ thuật để lưu lại ở đời, có khi hàng thế kỷ, một nỗi đam mê quái đản : yêu. Cứ đọc Tristan và Yzeut, Roméo và Juliette th́ thấy. Con của thú "biết" nhảy, con của người biết yêu.

Ta vốn là thú. Ta phải học làm người mới nên người được. Bài học đó, hiện nay, không thể t́m được trong sinh giới và những kiến thức của ta về sinh giới, dù là kiến thức của bác học đích thực.[36]

T́m ở đâu là một câu chuyện khác.

2009-09-25, sửa lần cuối :

vứt ít từ thừa, sửa vài từ, thêm vài ḍng

Phan Huy Đường

 



[1] L'Éternel.

[2] Sinh giới mênh mông, bao gồm thảo giới (monde végétal) và thú giới (monde animal). Thú giới cũng lại mông mênh, bao gồm những vi khuẩn tí ti cho tới con người. Trong bài này, nói chung, ta giới hạn sinh vật và thú vật theo nghĩa thông dụng : những thú vật gần ta nhất, chí ít có một hệ thần kinh (système nerveux) dù thô sơ.

[3] Trong bài này, những khái niệm viết một cách hơi khác thường, giá-trị thay v́ giá trị, là những khái niệm riêng đă được định nghĩa trong quyển Tư Duy Tự Do, nxb Đà Nẵng, 2006. Xin lỗi độc giả : tôi không thể lải nhải lại măi những định nghĩa ấy, chết người ta.

[4] đưa nó vào một hệ suy luận nhất quán về mặt h́nh thức.

[5]car moi, l'Éternel, ton Dieu, je suis un Dieu jaloux, qui punis l'iniquité des pères sur les enfants jusqu'à la troisième et à la quatrième génération de ceux qui me haïssent, et qui fais miséricorde jusqu'en mille générations à ceux qui m'aiment et qui gardent mes commandements.

… v́ ta, Đấng Vĩnh Cửu, Chúa của ngươi, ta là một vị Chúa ghen tuông, ta sẽ trừng phạt sự đồi bại của những người cha tới tận ba bốn đời con cháu của những kẻ căm ghét ta, và ta sẽ khoan dung cả ngh́n thế hệ cho những kẻ yêu ta và duy tŕ mệnh lệnh của ta.

Cựu ước.

[6] tạm dịch chữ nghĩa thôi : Quốc tế duy bối cảnh. Raoul Vaneigem tham gia : 1961-1970. Năm 1970, bị Guy Debord trục xuất.

[7] le cherche midi éditeur, Paris, 1996.

[8] Chí ít, niềm tin này đă khiến dân chúng bớt khổ trong suốt chục thế kỷ phong kiến ở Pháp :  Chúa Nhật th́ cấm lănh chúa đánh nhau và giết người ! Ngày nay, suốt tuần, cạnh tranh nhau không thương tiếc, kiếm tiền túi bụi với bất cứ giá nào, rồi ngày Chúa Nhật, đi nhà thờ nghe nhạc thánh, xả hơi, không là điều dở.

[9] Le malheur est qu'il est particulièrement difficile, sinon impossible, de définir la vie.

Khốn thay, định nghĩa sự sống là điều cực khó, nếu không nói là bất khả thi.

Texte de la 1ère conférence de l'Université de tous les savoirs réalisée le 1er janvier 2000 par François Jacob. [Nobel y khoa]. Sau đây, mỗi lần trích văn bản này, tôi chỉ ghi [François Jacob] cho gọn.

[10] En réalité la vie est un processus, une organisation de la matière. [François Jacob]

[11] Anti-Dühring, Engels, Éditions Sociales, 1973, tr.113. PHĐ nhấn mạnh.

[12] Anti-Dühring, Engels, Éditions Sociales, 1973, tr.114.

[13] Nxb Gallimard, 1970.

[14] Engels và Marx quư trọng học thuyết của Darwin ngay từ lúc nó mới xuất hiện. Engels c̣n so sánh Tư bản luận với Nguồn gốc các loài. Và Marx đă từng viết : Đây là quyển sách chứa đựng nền tảng, về mặt lịch sử của tự nhiện, cho những ư tưởng của chúng ta. (thư cho Engels, 19/12/1860) :

http://www.cmaq.net/fr/node/32454.

Về "định nghĩa" trên, Engels nhận định : đó chỉ là quan điểm trừu tượng nhất về sự sống. Muốn thực sự hiểu sự sống là ǵ, trước hết phải lần lượt nghiên cứu tất cả những h́nh thái vận động cụ thể của nó. "Biện chứng duy vật" kiểu Marx và Engels nghĩa là thế. V́ thế ông tránh không tán liều về biện chứng của sự sống :

Thư của Engels cho Marx, ngày 30 tháng 5 năm 1873 :

4. L'organisme. Sur ce point, je ne me hasarderai pour l'instant à aucune dialectique .

4. Sinh thể. Trên vấn đề này, hiện nay, tôi không liều bất cứ suy luận biện chứng nào.

http://classiques.uqac.ca/classiques/Engels_friedrich/dialectique/preface.html

Ngày nay, người ta đang tiến hành những nghiên cứu ấy như người ta đă từng t́m hiểu hầu hết những h́nh thái vận động cụ thể của vật chất trong 3-4 thế kỷ vừa qua.

[15] Như Goethe đă từng nói đâu đó : “Mọi lư thuyết đều màu xám. Chỉ cây đời là măi măi xanh tươi”.

[16] Trong lư luận văn học, thay v́ nhà văn người ta đă tạo ra : l'écrivant, kẻ đang viết.

[17] Ai thích dùng khái niệm falsifiabilité hay réfutabilité của Karl Popper để biến môn lịch sự thành một môn "khoa học", nên quan tâm đến vấn đề này. Lịch sử của quá tŕnh phát triển kiến thức vật lư, sinh học, v.v. rất khác lịch sử của quá tŕnh phát triển các xă hội loài người, tuy hai lịch sử ấy không thể biệt lập được.

[18]  but, fin, projet, dessein, objectif

[19] L'être vivant représente bien l'exécution d'un dessein, mais qu'aucune intelligence n'a conçu. Il tend vers un but, mais qu'aucune volonté n'a choisi. Ce but, c'est de préparer un programme identique pour la génération suivante. C'est de se reproduire.

Sinh thể đúng là thể hiện một ư đồ, nhưng không do trí tuệ nào thai nghén. Nó nhắm một mục đích, nhưng không do ư chí nào đă lựa chọn. Mục đích ấy là chuẩn bị một dịnh tŕnh y hệt cho thế hệ sau. Là tự tái tạo.

La logique du vivant, François Jacob, Tel Gallimard, 1970, tr.10.

[20] Rất có thể nghiệm sinh này là một trong những cơ sở khiến người đời tin vào Sự trở lại vĩnh cửu (Éternel Retour) đă tràn ngập thơ văn và các hệ tư tưởng. Ngày nay, ngay ở mức vật lư thôi, người ta đă bắt đầu quen quen với quan điểm rằng vũ trụ đang phềnh nở, không trở lại cái ǵ cả, dù ngày mai, mặt trời sẽ mọc lại.

[21] La conscience est toujours conscience de quelque chose. Sartre, ư của Husserl. Ư thức luôn luôn là ư thức về một cái ǵ. Do đó, nó không là cái mà nó ư thức. Khổ thay, con người lại có ư thức về… chính ḿnh ! Vậy nó không thể … ḿnh ! Nội dung cơ bản của L'Être et le Néant, Thực-thể và Hư-Vô ở đó.

[22] xuất thân là bác sĩ.

[23] Tư Duy Tự Do, PHĐ, nxb Đà Nẵng, 2006

[24] Ta thấy em trong tiền kiếp dưới mặt trời lẻ loi. Trịnh Công Sơn. Người không tin có tiền kiếp nghe vẫn mủi ḷng!

[25] Proust bỏ ra nhiều năm của đời ḿnh, viết hàng ngh́n trang sách để cuối cùng t́m lại được mùi vị của chiếc bánh mađơlen trong tuổi thơ. Ông đă không sống thừa. Thú vị ta cảm-nhận khi đọc ông hôm nay chứng nhận điều ấy.

[26] La part créative de l'évolution biochimique ne se fait pas à partir de rien. Elle consiste à faire du neuf avec du vieux. C'est ce que j'ai appelé le "bricolage moléculaire". [François Jacob]

[27] Gènes et protéines sont pour la plupart des sortes de mosaïques formées par l'assemblage de quelques éléments, de quelques motifs portant chacun un site de reconnaissance. Ces motifs existent en nombre limité, mille ou deux mille. C'est la combinatoire de ces motifs qui donne aux protéines leur infini variété. C'est la combinaison de quelques motifs particuliers qui donne à une protéine ses propriétés spécifiques. [François Jacob]

[28] Chez la mouche, qui jouit d'un long passé génétique, ont été mis en évidence les gènes qui assurent, dans l'oeuf, la mise en place des axes du futur embryon, puis ceux qui déterminent le destin et la forme de chacun de ces segments. A la stupéfaction générale, ces mêmes gènes ont été retrouvés chez tous les animaux examinés : coup sur coup, grenouille, ver, souris et homme. Qui eut dit, il y a encore quinze ans, que les gènes qui mettent en place le plan d'un être humain sont les mêmes que ceux fonctionnant chez une mouche ou un ver. Il faut admettre que tous les animaux existant aujourd'hui sur cette terre descendent d'un même organisme ayant vécu il y a six cent millions d'années et possédant déjà cette batterie de gènes. [François Jacob]

[29] Cuối đời, Trần Đức Thảo có nhận định này : trong quá tŕnh học làm người của đứa trẻ (0-6 tuổi), con người phải lập lại, ngay trong cơ thể và óc năo của nó, một cách cấp tốc, toàn bộ quá tŕnh lịch sử đă biến con thú thành người. Cứ nh́n trẻ con học đứng, học đi và học nói, thấy liền !

[30] "Nói như thế, nhà văn của ta đánh giá con người theo “quan-điểm” của thú-vật. Chàng không biết rằng thú-vật không có “quan-điểm”. Chàng quên rằng con người, khác thú-vật ở đó, là sinh-vật duy-nhất biết nuôi dưỡng kỷ-niệm về người đă chết, biết giết người v́ những lư-do khác hơn là sự-sống-c̣n: với tư-cách người, nó có một điều ǵ quư giá hơn cả sự-sống của chính nó và, khi cần-thiết, nó chấp nhận giết người hay chấp nhận chết để bảo vệ điều ấy, để đảm bảo cho điều ấy tồn-tại vượt qua sự-sống-c̣n của chính-ḿnh. Điều ấy là văn-hóa. […]  Và chính văn-hóa cho phép nhà văn của ta gào lên câu ấy!", Tư Duy Tự Do, PHĐ, nxb Đà Nẵng, 2006.

[31] Vie et mort . Dès maintenant, aucune physiologie ne passe pour scientifique, qui ne conçoive la mort comme moment essentiel de la vie (Note, HEGEL : Encyclopédie, I, p. 152-153), qui ne comprenne la négation de la vie comme essentiellement contenue dans la vie elle-même, de sorte que celle-ci est toujours pensée en relation avec son résultat nécessaire, qui est constamment en elle à l'état de germe, la mort. La conception dialectique de la vie n'est rien d’autre. Mais pour quiconque a bien compris cela, c'en est fini de tout le bavardage sur l'immortalité de l'âme. Ou bien la mort est décomposition de l'organisme, qui ne laisse rien derrière lui que les éléments chimiques composant sa substance, ou bien elle laisse un principe de vie, plus ou moins identique à l'âme, qui survit à tous les organismes vivants et non pas seulement à l'homme. Il suffit donc ici d'élucider simplement, à l'aide de la dialectique, la nature de la vie et de la mort pour éliminer une antique superstition. Vivre c'est mourir.

 

Sống và chết. Ngay bây giờ, không có một học thuyết sinh lư học nào đáng gọi là khoa học mà không quan niệm cái chết như một thời điểm cơ bản trong sự sống (Ghi chú, HEGEL : Encyclopédie, I, p. 152-153), mà không hiểu rằng phủ định sự sống, cơ bản ở ngay trong chính sự sống, do đó mà sự sống luôn luôn được ư thức trong quan hệ với kết quả tất yếu của nó, kết quả luôn luôn tồn tải ở nó dưới h́nh thái mầm mống, cái chết. Quan điểm biện chứng về sự sống chẳng là ǵ khác hơn. Nhưng ai đă hiểu rơ điều ấy, chẳng c̣n tin được những tán dóc về tính vĩnh cửu của linh hồn. Hoặc cái chết là sự tan ră của sinh thể, không để lại ǵ ngoài những nguyên tố hoá học tạo ra nó, hoặc nó để lại một nguyên thể của sự sống, ít nhiều giống như linh hồn, sống vượt qua tất cả những sinh thể chứ không chỉ vượt sự sống của con người thôi. Ở đây, chỉ cần vạch rơ, bằng tư duy biện chứng, bản chất của sự sống và sự chết để loại bỏ một niềm tin dị đoan cổ xưa. Sống là chết.

Engels, Dialectique de la nature.

http://classiques.uqac.ca/classiques/Engels_friedrich/dialectique/engels_dialectique_nature.pdf

 

Bây giờ th́ ai cũng biết : định tŕnh gen không chỉ quyết định quá tŕnh sống của sinh vật, nó c̣n quyết định thời điểm chết của nó.

[32] Lĩnh vực tiên phong trong vấn đề này : những khoa học về sự hiểu biết (sciences cognitives), đặc biệt bộ phận nghiên cứu những quá tŕnh h́nh thành và vận động của óc năo, ngày nay kiểm chứng được, trong quan hệ tri-thức và giá-trị của con người với thế-giới (Chân Thiện Mỹ chẳng hạn) mang lại nhiều giả thuyết cực lư thú. Coi Biologique de la conscience của Gerald Edelman và L'homme neuronal của J-P Changeux. Theo tôi, thế nào cũng có ngày nó vừa khẳng định được một cách hợp lư thể-thống-nhất ba-chiều-kích ở con người (vật-thể, sinh-thể, trí-thể), vừa dẹp vô vàn thành kiến về Sự sốngTinh thần.

[33] Ở đây, ta không bàn tới những vấn đề lôi thôi trong vật lư lượng tử (xin coi Kỷ yếu Max Planck) : không thể đo đếm được tất cả cùng một lúc nhưng vẫn tính toán được những ǵ cần thiết cho hành động hữu hiệu của con người.

[34] Giữa thế kỷ này, một sự thay đổi trong cách tiếp cận những sinh thể xuất hiện. Sự thay đổi ấy tương ứng với sự chào đời của ngành sinh học phân tử, nó xuất phát từ một ư tưởng mà những kiểm nghiệm sau đó mới khẳng định. Ư tuởng là những đặc tính của những sinh thể nhất thiết phải được giải thích bằng cấu trúc và những tương tác giữa những phân tử tạo ra nó. Quan điểm ấy do một nhóm nhà vật lư, nhất là Bernal, Niels Bohr, Delbrück, Schrödinger đưa ra, họ tin rằng mọi giải thích sinh học đều phải có một cơ sở phân tử. Dù phải t́m ra những quy luật mới tuy không thoát được vật lư nhưng chỉ có thể khám phá ra trong những sinh thể. Điều ấy, tới nay, chưa ai đă từng phát hiện.

Au milieu de ce siècle, survint un changement nouveau dans la manière de considérer les organismes vivants. Cette transformation, qui correspondait à la naissance de la biologie moléculaire, est partie d'une idée que l'expérimentation est venue étayer seulement après coup. L'idée était que les propriétés des êtres vivants doivent nécessairement s'expliquer par la structure et les interactions des molécules qui les composent. Cette conception était due à un groupe de physiciens notamment Bernal, Niels Bohr, Delbrück, Schrödinger pour qui toute explication biologique devait avoir une base moléculaire. Quitte à trouver des lois nouvelles qui, sans échapper à la physique, auraient pu n'être découvertes que chez les êtres vivants. Ce qui, jusqu'à ce jour n'a pas été observé. [François Jacob]

[35] Qualité, định nghĩa của tôi trong Penser librement hay Tư duy tự do, nxb Đà Nẵng, 2006.

[36] Cứ đọc L'homme cet inconnu của Alexis Carrel, Nobel y khoa 1912, th́ thấy. Kinh hoàng !