NgaBaDongDuongDDHoang

NGĂ BA ĐÔNG DƯƠNG VIẾT RA KẺO NỮA RỒI QUÊN

Đỗ Doăn Hoàng

 

Tôi bắt đầu bước chân vào nghề báo th́ được một bậc thầy trong nghề phôtô tặng tôi cuốn Thiên nhiên Việt Nam (Nxb Khoa học kỹ thuật, năm 1977) của Gs địa lư Lê Bá Thảo với lời đề tặng đầy khích tướng : « Cháu hăy cầm cuốn cẩm nang thiên nhiên xứ sở này. Và lên đường. Mặt đất vốn không có đường… ! ". (Sách dẫn, trang 225).

Đỗ Doăn Hoàng, nhà báo trẻ Việt Nam hẳn đầy máu phiêu lưu, đă say mê áp dụng lời «khích tướng» trên rồi kể cho chúng ta nghe những miền đất, những con người, những t́nh huống ly kỳ hơn tiểu thuyết. Những ǵ anh kể trong quyển Nh́n ngược từ nóc nhà Đông Dương (nxb Hội nhà văn, quư I - 2007) là đời thường mà lạ hoắc. Với văn chương trong sáng, Đỗ Doăn Hoàng miên man đưa người đọc lên cao chênh vênh vách núi hay xuống thác ghềnh vĩ đại sông Đà, lội vào vùng heo hút xa xôi theo thầy cô đi «cắm bản»… Anh đă sống với những con người có cảnh ngộ mà nếu chúng ta được nghe qua, th́ cũng chỉ trong sách vở.

Xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả bài báo sau đây nói về Ngă ba Đông Dương, «nơi một con gà gáy cả ba nước đều nghe… ». Và tuần tự trên diễn đàn này, chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu các bài viết khác của anh.

V́ không thể trực tiếp xin phép, nếu tác giả không đồng ư, xin vui ḷng cho biết để đem bài xuống. Chân thành đa tạ.

Miêng

 

NGĂ BA ĐÔNG DƯƠNG

VIẾT RA KẺO NỮA RỒI QUÊN

 

 

Tôi luôn nghĩ rằng, để nhớ để yêu dược mỗi vùng đất,  con người ta và vùng đất ấy phải có cái duyên cơ  huyền nào đó. Có khi cái duyên phải đến từ kiếp trước, lúc cái con người ấy vẫn c̣n là... cỏ cây, thí dụ thế.

 

Vậy nên, có địa danh, với ai đó, chờ đợi măi, ao ước măi rồi mà vẫn chỉ đành ḷng là chốn để đi qua. Thế nên, việc mà trong chưa dầy một năm trời, tôi đă được đi đủ trọn vẹn cả hai cái ngă ba biên giới trên bộ của nước Việt Nam ḿnh, tôi luôn coi là một diễm phúc, một sự ban phát hơi thái quá và hơi bí hiểm nào đó của trời đất giành cho ḿnh (đó là ngă ba biên giới Việt-Trung-Lào ở vào địa phận bản A Pa Chải, xă Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên; và ngă ba biên giới ba nước Đông Dương Việt-Lào-Cam Pu Chia thuộc ở xă Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kom Tum. Nước ta chỉ có 2 cái ngă ba biên giới trên bộ). Nói th́ bảo nói chuyện to tát, nói th́ bảo rằng là khoe, nhưng h́nh như những sự t́nh cờ kiểu như thế này, cho đến bây giờ tôi mới được trời đất cho lặp lại một lần nữa, bằng việc: trong chưa đây một tuần trời của tháng 4-2005, tôi vừa được đặt chân đón mặt trời mọc từ ngoài biển Đông trên cồn cát trắng Mũi Né (cực đông B́nh Thuận); vừa được lơ tơ mơ giữa rừng đước Năm Căn, chia tay ông mặt trời lặn xuống biển Tây ngoài mũi đất tột cùng tổ quốc - mũi tàu ta đó Mũi Cà Mau...

 

Ngă ba biên giới giản đơn là cái khúc đất mà đường biên giới của ba quốc gia gặp nhau thôi, có ǵ mà quyến rũ đến vậy? Trên bản đồ, đường bộ, nước Việc Nam tiếp giáp với 3 nước: Trung Quốc, Lào, và Cam Pu Chia; và chỉ vỏn vẹn có hai địa điểm là tồn tại cái gọi là ngă ba biên giới thôi. Trong khi ngă ba biên giới A Pa Chải quá sức ch́m khuất trong mây mù, lư do là đến giờ phút này vẫn phải cuốc bộ cả tuần vượt qua những mảng rừng kinh hoàng mới tới nơi được; th́ ngă ba Đông Dương lại nổi danh với rất nhiều sự tích, với rất nhiều ám ảnh cả trong kư ức, cả trong sự... tưởng tượng của nhiều người. Đơn giản bởi: đó là túi bom bọc đạn của cuộc chiến tranh chống Mỹ;  đó là cái nôi của những cộng đồng người hoang sơ, kỳ lạ mà chúng ta từng được biết; cũng bởi đó là điểm đến đáng ước ao với danh hiệu "nơi một tiếng gà gáy ba nước cùng nghe" của nhiều bà con người Việt, người Lào, người Cam Pu Chia. Đó là vùng đất khốc liệt đang phấp phỏng hoá rồng bởi sự quan tâm đặc biệt của cả ba nước Đông Dương...

 

Vẫn biết sự xa xôi, và cả sự thẳm sâu du mục ấy bao giờ cũng đem đến sự lôi cuốn như là không thể cưỡng lại được. Nhưng, hơn cả như thế, loay hoay măi với ngă ba  Đông Dương, tôi chợt hiểu rằng, những bừa bộn ngổn ngang,  cả tính truyền kỳ hào sảng của «nơi tiếng gà mang ba quốc  tịch» này c̣n khiến ta dây dưa nhớ, nhớ đến mức ta cứ lo rằng, viết ra ghi lại thôi kẻo nữa rồi lại không c̣n nhớ nữa…

 

Kỹ càng nghiên cứu bản đồ, cả ngh́n cây số xa xôi, thêm  mấy cuốc xe ôm, rồi tôi cũng vào đến cái ngọn núi xác xơ mà cán bộ địa phương ai cũng dứ dứ ngón tay nói rằng, ngă ba Đông Dương nằm ở chỗ đấy, chính chỗ đấy. Chỗ ấy là chỗ nào th́ h́nh như không ai biết rơ ngoài nhóm chiến sĩ biên pḥng đi rừng leo núi tài hơn khỉ hoang dă ở đồn Bờ Y. Đường Hồ Chí Minh thời mới giờ đă làm tới địa phận thị trấn Play Kần của huyện Ngọc Hồi. Đứng ở

điểm (tạm) kết thúc của đường Hồ Chí Minh, cũng là trước cổng UBND huyện Ngọc Hồi, tôi nh́n hút ngược ra phía Bắc. Con đường đẹp quá, nhưng đến đây th́ đường cụt. Và, tít hút qua nửa già số tỉnh thành của nước Việt Nam, qua cả ngh́n cây số nữa mới là quê tôi (Hà Tây) - thị trấn Xuân Mai ngoài ấy cũng chính là điểm đầu (tạm) của đường Hồ Chí Minh thời công nghiệp hoá. Vợ chồng Tuyến - Sự (Siêng Lăng Sự, đội trưởng đội vận động quần chúng đồn biên pḥng cửa khẩu quốc tế Bờ Y - ngă ba Đông Dương) nghe tôi rưng rưng nói vậy cũng thở dài : qua Xuân Mai là đến Hoà B́nh, quê vợ em. Vậy mà đời em không biết bao giờ mới có dịp ra đến cái đầu của đường Hồ Chí Minh như anh nói. Em sống ở đầu bên này, là được đi một nửa đường Hồ Chí Minh rồi, mà em cũng không biết vậy đâu nhé. Chắc đầu bên kia của đường Hồ Chí Minh "dài quá là dài" này phải nhiều sương khói, nhiều mây mù và núi thật là cao lắm anh nhỉ. Tôi ừ ào, Hoà B́nh th́ nhiều núi lắm, đó là cửa ngơ Tây Bắc với đặc sản núi h́nh răng cưa. Nhưng, vợ Sự càng không biết những điều tôi nói, dẫu cô

là người gốc Hoà B́nh. Bởi Tuyến theo cha mẹ vào đây từ hồi nhỏ, từ cái thuở di dân xây dựng thủy điện Hoà B́nh ấy em mới hai tuổi đầu! Em và bà con vào đây, vùng ngă ba biên giới tự dưng có thêm một dân tộc "gốc Bắc" nữa, dân tộc Mường - bên cạnh các cộng đồng người Brâu, người Ca dong, người Jẻ chiêng bản địa.

 

Đêm thị trấn ngă ba Đông Dương đèn điện giăng mắc khá là hoa lệ. Nhà nghỉ khách sạn mọc lên sầm uất chẳng kém ǵ một thị xă thời thượng ngoài Bắc. Kỳ lạ, chiều biên giới bao giờ chẳng hoang vu buồn nhớ, đằng này một lúc cả hai đường biên giới giáp cả hai nước c̣n vất vả khó khăn hơn Việt Nam, thế mà Play Kần sầm uất đến ngỡ ngàng. Xe ôm nhiều như châu chấu cào cào. Mà xế nào cũng làu thông giọng Bắc giọng Nam, lại thêm cả tiếng Cam Pu Chia, tiếng Lào nói vanh vách. Tôi dám chắc không có nơi nào ở Việt Nam mà một gă tài xe ôm lại có thể đi ba cuốc xe chở ba người mang hai quốc tịch khác nhau đến lănh thổ của ba quốc gia khác nhau - chỉ trong ṿng 2 giờ đồng hồ. Chuyện kỳ lạ này tôi đă chứng kiến. Người tài xế của chiếc Dream Tàu ấy là anh Nguyễn Thanh Hồng, SN 1967, nhà ở thôn Quảng Nông, ngay ŕa thị trấn Play Kần, cũng là người  suốt 3 ngày trời làm tài xế cho tôi. Anh Hồng qua lại biên giới hầu như tự do với chiếc chứng minh thư của cư dân vùng biên có kẻ sọc màu xanh chạy vắt chéo. Tất nhiên, giá chạy cho khách là người Lào hay người Cam Pu Chia "ngoại quốc" bao giờ cũng cao hơn dối với khách nội địa (dịch vụ cho «Tây» luôn luôn cao, đó là quy luật rất thiếu chuyên nghiệp ở Việt Nam chứ riêng ǵ tớ - anh Hồng đột ngột triết lư).

 

Từ điểm mút của đường Hồ Chí Minh ấy, dọc QL40, đi chừng hai chục cây số nữa là tới ngă ba Đông Dương. Lănh đạo đồn Biên pḥng Bờ Y bảo, chỗ giao cắt chính xác của ba đường biên giới ba quốc gia vùng Đông Dương ấy là điểm cao hơn một ngh́n mét so với mực nước biển, chỗ ấy cũng là rừng rú, cỏ dại và lỗ chỗ hố bom như đoạn Cửa khẩu này thôi, vào đấy làm ǵ. Nhưng tôi quyết vào, với lư do: những điểm mút của Đất Mẹ thế này bao giờ cũng dậy  lên trong ḷng khách thương hồ những xúc cảm lạ kỳ. Cách thị xă Kon Tum ngót một trăm cây số, qua những địa danh khốc hại của chiến tranh như đồi Sạc Ly, Tân Cảnh, Ngọc Hồi... thật; nhưng đúng là không ai không bất ngờ v́ cảm giác bom đạn và chất độc hoá học như có thể sờ thấy được ngửi thấy được ở ngă ba Đông Dương cả trong những ngày này. Những đồi cỏ, dù chiến tranh đă trôi qua mấy mươi năm, giờ vẫn cháy khé nham nhở như cái đầu trốc mụn của đứa trẻ sài đẹn. Đứng ở cửa khẩu quốc tế (quốc tế hẳn hoi, thông sang một lúc 2 nước bạn của ta hẳn hoi), thế mà tầm mắt tôi không lúc nào thoát khỏi những vệt hơm của hố bom. Hố bom hằn lên trên các sườn đồi như con mắt trũng sâu của một kẻ tàn phế bị chột đă lâu lắm rồi. Cỏ xanh đă yếu ớt lót một lớp mỏng mảnh lên các miệng hố bom tṛn. Nếu bạn nh́n măi vào hốc mắt bị khoét của một người chột không leo kính đen, bạn sẽ có cảm giác quay cuồng và cứ nghĩ rằng chính ḿnh không có... mắt. Anh Hồng vừa xem phim hài, anh ví: hố bom chi chít như vệt tàn nhang trên một khung mặt rỗ "rửa mặt bằng tăm" (mặt nhiều hốc hố phải lấy tăm «gạy» khi rửa). Tôi căi, không phải, thiên la địa vơng các hố bom trông giống như có một tên dă nhân khổng lồ tay cầm cây chày giết chóc khổng lồ cứ bay lượn qua núi đồi vùng ngă ba Đông Dương rồi thục mạng nện những nhát sát thủ vào ḷng núi đồi. Mấy mươi năm sau khi đất giời yên tiếng súng, hàng vạn ngày sau khi những đồi hăm-bơ-gơ (đồi mà xác những người tử trận bị băm nát như món thịt băm (hăm-bơ-gơ) ở nước ngoài!) vùng Sạc Ly - Tân Cảnh chỉ c̣n là chốn để người ta hướng về trong ngày giỗ dành cho những người tử trận - bấy nhiêu mưa gió băo bùng đă trôi qua, sao nơi này vẫn cứ hiển hiện những hố bom chi chít? Bên những đồi cỏ cháy là những mái nhà sập xệ trong thung lũng vắng. Mới đây, người ta vẫn phải «giải độc» cho những thùng chất độc hoá học gớm ghiếc hơn cả những trái bom tấn. Có lẽ anh em bộ đội hoá học đi tháo những thùng chất  đi-o-xin ma quái đấy họ c̣n hăi hùng hơn là cánh công binh anh hùng đi khống chế quả bom to nhất Đông Dương ở bản Mèo nào đó bên đất Gia Lai hồi cuối năm 2004. Nắng như văi lửa, và cả tôi, cả những cư dân, những giáo viên, biên pḥng "cắm" ở cái chảo bom đạn và chất độc hoá học này đều có chung cảm nhận: đâu đó, ngoài đồi cỏ cháy, dưới ḍng suối Đăk H’Niêng,  trong mây trời âm âm xứ này vẫn c̣n nặng tŕnh trịch bóng ma có thật của chất độc hoá học do không lực Hoa Kỳ rải xuống. Không dễ sờ thấy như thùng chất bột màu vàng cam mới được hoá giải hôm nào, những rơ ràng, ta có thể thấy sự đáng sợ đó qua những cái chết bí ẩn, những căn bệnh truyền kiếp, cả những giấc ngủ li b́ «đă nằm xuống là khó cất ḿnh dậy được», những đồi cháy không cỏ cây nào sống được ở nơi này. Không phải vô lư các cán bộ làm nhiệm vụ ở khu vực cửa khẩu quốc tế Bờ Y đều cặm cụi vào sâu dăm bảy cây số trong nội địa khênh nước sinh hoạt ra để dùng - thay v́ lấy nước dưới ḍng suối chảy về từ ngă ba biên giới.

 

Với Ngọc Hồi, con ma chiến tranh vẫn thường giơ nanh múa vuốt trong những ngày tháng xa tít tịt ở thế kỷ hai mươi mốt này. Những chuyện không tin được. Một chiếc máy càng đang cày ải trên đồi đất đỏ trồng cao su th́ bỗng dưng bật tung lên cả mấy tấn sắt thép, lưỡi cày sắt, xích sắt bay lên... trời. Đó là sự phát nổ sau quăng bốn mươi năm nằm ngủ của một quả bom tấn, chiếc máy cày bay, trời đất không tin nổi !  Lại nữa, cách đây mấy năm, một sớm, ông Phạm Ngọc Thạch, một công nhân lâm trường nhà ở cạnh chợ thị trấn Play Kần (huyện Ngọc Hồi) ngủ dậy, sương mờ c̣n bảng lảng khắp thị trấn heo hút, th́ đă thấy hố nước sau nhà ḿnh cạn trơ. Dưới đó lúi húi mấy anh lực lưỡng bê bết bùn đất. Họ đang cưa xác một chiếc xe tăng. Chiếc tăng vẫn dầm xích sắt và ṇng pháo của ḿnh trong bùn, xung quanh con trê con diếc c̣n giăy đành đạch. Bèo rác móc lơ phơ trên tháp pháo ! Ông Thạch hăi hùng gọi vợ con dậy mà xem "một giấc mơ giữa ban ngày ban mặt»: một chiếc xe tăng "nguyên chiếc»  nằm dưới hủm nước cạnh nhà ông mấy thập niên mà ông không hề biết. Cánh thợ rà đào sắt phế liệu đă đem máy ḍ đi ḍ cả cái vũng đầm sau nhà ông. Chiến tranh, chiến tranh trôi đi đă mấy mươi năm mà vẫn c̣n quá nhiều bất   ngờ. Nhiều bất ngờ xé xát cơi ḷng.

 

Mấy cô giáo có thâm niên "cắm bản" ở trường xă Bờ Y ngồi kỳ công thống kê cho tôi nghe những vụ bom đạn giết người giữa thời b́nh. Hai em bé đi học về ngồi nghịch quả đạn pháo, nó nổ, một cháu cụt chân, tay; một cháu chết luôn tại chỗ. Ông bố nọ đi tát cá ở suối Đăk H'niêng, nhặt quả đạn pháo ngộ ngộ dính toàn rêu suối về để ở góc bếp ngắm chơi. Không ngờ đám trẻ cưỡi đạn pháo nhong nhong gần mép lửa, đạn bị kích hoạt mới phát nổ - cô giáo

Tâm thở dài - "hăi lắm chẳng dám kể lại đâu». Kể được một khúc chuyện th́ mấy cô giáo toàn những người tận Hà Tĩnh với lại Thái B́nh ngoài xứ Bắc cùng gạt nước mắt khóc. Bom đạn nhiều đến mức, có quá nhiều bà con trong khu vực, từ nhiều năm nay sống bằng nghề rà t́m sắt phế liệu (cũng đồng nghĩa với cưa bom, đẽo đạn rồi thiệt mạng); nhưng cái cảnh đổi máu xương giữa thời b́nh lấy miếng cơm lần hồi vẫn diễn ra. Bao nhiêu năm nay vẫn cứ diễn ra. Bom th́ cả năm nó mới nổ vài quả, c̣n miếng cơm manh áo th́ cứ thiếu thốn và gào gọi hằng ngày. Bà con c̣n tiếp tục hành nghề, nghĩa là "phế liệu chiến tranh" vẫn c̣n rất tiềm tàng. Ô hay, một con toán, một chi tiết rất đời thường, một lo-gic cực kỳ đơn giản, rất thực tế và thuyết phục về nỗi đau chiến tranh thế mà giờ mới được bật ra từ lý luận của cái cậu lính biên pḥng xuề xoà Siêng Lăng Sự.

 

Tuy nhiên, bom đạn nhiều bằng nào th́ tội ác của kẻ thù chỉ càng chứng minh rơ hơn cái t́nh của ba nước Đông Dương sắt son, môi răng đến ngần ấy. Bởi, xứ sở heo hút như làng Đăk Mê của người Brâu (thuộc xă Bờ Y) này là vùng đất của cách mạng, là vùng đất mà con dân ba nước Việt- Lào- Cam Pu Chia không bao giờ bỏ nhau trong hoạn nạn. Nơi ấy, những người vệ quốc Việt Nam thoắt ẩn thoắt hiện trong rừng Việt, rừng Lào, rồi rừng Cam Pu Chia; rồi con đường hành quân thiện chiến của bộ đội Việt Nam đă khiến kẻ thù không tài nào kiểm soát nổi, chúng trở nên hăi hùng, điên loạn. Chúng bày tỏ sự thất thế, và cuồng nộ của ḿnh bằng bom đạn, chất độc hoá học. Đất mẹ ở ngă ba biên giới xă này gánh chịu tất cả. Đất gánh tức là con người phải c̣ng lưng rồi chín rạn thịt da v́ đau thương.

 

Cũng dễ h́nh dung thôi. Tôi có mặt ở địa điểm từng được người ta hiểu nôm na là ngă ba Đông Dương, đó là một ngă ba đường theo đúng nghĩa đen. Giữa đường có một cái ngă ba có bùng binh cheo chéo h́nh mũi tên xuất hiện, xung quanh mũi tên có đường diềm gạch chỉ bọc vôi cát xi măng đàng hoàng. Trong góc bùng binh chéo có một anh chàng phu lục lộ lếch thếch ngồi xổm tay cầm cái ṿi nước phun toé loe. H́nh như anh ta được giao nhiệm vụ

trồng hoa ở cái bồn cheo chéo của tim tam giác ngă ba Đông Dương th́ phải. Đường nhựa, bồn hoa, rồi cửa khẩu Quốc tế với máy soi hành lư trị giá hàng tỷ đồng; rồi th́ dự án nâng cấp thị trấn Play Kần thành thị xă kinh tế trong điểm của cả vùng ̣- tất cả, đó là những cái uốn lượn đầu tiên, cụ thể để cho con rồng vùng Bờ Y- Ngọc Hồi cất cánh trong nay mai. Từ nội địa Việt Nam đi về phía tây bắc, qua UBND xă Bờ Y, qua cửa đồn Biên pḥng Bờ Y, sẽ gặp một đường rẽ phải sang Lào, một đường rẽ chếch trái sang Cam Pu Chia. Ngă ba Đông Dương - điểm giao cắt đường biên giới ba quốc gia thiêng liêng và máu thịt ấy nằm đâu đó ngoài các cánh rừng trước mặt. Chàng lính biên pḥng quê Nghệ An mặt búng ra sữa đứng ở trạm cửa khẩu Quốc tế Bờ Y khoát tay một cái hướng tầm mắt tôi vượt qua các hố bom đến một hơm núi, "đấy, điểm ba đường biên giới gặp nhau ở đấy». "Bọn em ở đây cả năm trời rồi, cấm có nghe thấy tiếng gà nào. Người ta cứ bảo một tiếng gà gáy ba nước cùng nghe. Nhưng không có đâu. Mà giả thử có con gà đứng ở trong ấy nó gáy th́ cũng chẳng nước nào nghe được hết. V́ điểm ấy ở quá xa khu dân cư. Vả lại, có mỗi con gà rừng thỉnh thoảng nó gáy ở cánh núi bên kia. Nhưng tháng trước cánh công nhân làm đường bên Dốc Muối (địa phận Lào) nó đă bắn chết rồi". Đúng là cư dân ba nước không ở gần nhau tới mức như hàng xóm cách một bờ giậu gọi ới cái là nghe tiếng. Nhưng mối thâm t́nh của bà con vùng sát biên th́ rất là cảm động. Bà con của ba nước vùng này gần gũi nhau tới mức, chỉ cần nh́n lên bản đồ, ta sẽ thấy một phần đất của nước bạn Cam Pu Chia như h́nh cái mỏ chim xinh xẻo thọc sâu măi về phía đông bắc, vào phần rất hơm tại vùng ngă ba Đông Dương của hai nước Việt - Lào. Lịch sử đă ghi lại rằng, có một thời gian dài, bộ đội Việt Nam đă hành quân

từ khu vực Bờ Y, ṿng qua cái mỏ chim h́nh khúc khoắc với nét vẽ đứt nối (biểu thị đường biên giới quốc gia trên bản đồ) của Cam Pu Chia để sang với những cánh rừng Lào. Thế nên, bom đạn đốt rừng giết núi tiêu diệt Việt Cộng của Mỹ đă quyết liệt hơn trong việc giết cả núi đồi cây cỏ của ba nước Đông Dương.

 

Có lẽ, phải là những ai đă từng sống những ngày ở hun hút âm thầm ở một làng của người Brâu, hay người Ca dong vùng ngă ba Đông Dương th́ mới hiểu hết xúc cảm thiêng liêng kỳ diệu của cụm từ "ngă ba biên giới". Bà con và cả những cán bộ làm nhiệm vụ nơi này đă quá quen với những vị khách trong và ngoài nước háo hức đến ngó nghiêng nơi ngă ba Đông Dương. Người Viết Nam h́nh như ai cũng biết đến danh hiệu «nơi một tiếng gà ba nước cùng nghe" cho Play Kần; những người đă kinh qua trận mạc, h́nh như ai cũng ít nhiều biết cụm từ "ngă ba Đông Dương" (thậm chí) từng được sử dụng như một tính từ chỉ sự ác liệt sự ùng oàng đạn bom chết chóc. Ai cũng tự hào nếu ḿnh được sống, làm việc (hay đơn giản là đặt chân tới chụp một tấm ảnh) tại ngă ba Đông Dương. Nhưng, thực tế, với bà con sở tại th́, một mặt họ tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về quản lư biên giới của các lực lượng chức năng, một mặt, khái niệm đường biên mốc giới chẳng bao giờ là cái ǵ quá cứng nhắc. Ví dụ, người Brâu là một trong vài dân tộc có số lượng người ít nhất trong đại gia đ́nh các dân tộc Việt Nam (hiện nay cũng mới chỉ phát triển dân số tới mức hơn... 300 nhân khẩu). Đối với

người Brâu ở Việt Nam, bà con chỉ duy nhất sống tại một cái làng ở vào vùng ngă ba Đông Dương, ấy là làng Đăk Mế. Nhưng, số lượng người Brâu ở vùng sát sạt ngă ba Đông Dương như Tai Seng, tỉnh Atapư nước Lào hay vùng Sau Móc tỉnh Râtanakiri nước Cam Pu Chia là

không nhỏ. Và, cũng như các cộng đồng khác, đối với bà con dân tộc Brâu, đường biên giới dẫu thế nào th́ hầu như cũng không làm thay đổi những thói quen sống tự ngàn đời của họ, họ là một cộng đồng với những nghi lễ những mối liên hệ không biên giới. Tỷ dụ trong lễ mừng cơm mới, bà con vẫn có thói quen ngồi với nhau trước mâm rượu để cảm ơn thần lúa, thần nương rẫy. Nương rẫy của bà con làng Đăk Mế, sau nhiều lần nhà nước vận động hạ sơn giờ vẫn ở cheo leo trong rừng sâu. Có khi bà con đi mấy ngày trời mới tới rẫy, có khi ở rẫy suốt ba tháng mới trở về làng. Chẳng thế mà khi chúng tôi có ư t́m những cư dân cuối cùng ở Việt Nam là người Brâu c̣n giữ được tục xăm mặt, xăm hoa lá chim muông ṿng quanh trán, dọc theo mặt xuống cảm như... diễn viên vẽ tuồng, cả Đăk Mế giờ có năm người già c̣n sống đang có gương mặt đen nhẻm v́ xăm (họ coi là rất... đẹp) th́ bốn người đi nương vắng, bà con hẹn tôi một tháng sau, qua vụ rẫy này trở lại th́ mới gặp được các cụ. Bà con vẫn giữ thói quen sống nửa năm trên nhà cḥi ngoài rẫy giữa rừng, nửa năm ở những căn nhà mồ do chính quyền cấp không. Có nhiều người lên rẫy, tuổi già sức yếu, "về trời" luôn, bà con cũng mai táng luôn ở trên rẫy; coi như một việc hết sức b́nh thường. Cái cộng đồng người thích lang thang, thích khâu quần áo bằng vỏ cây đập dập, thích nấu cơm bằng ống bương ống nứa này th́ đường biên mốc giới chỉ là một cái ǵ đó tương đối mà thôi. Tấm chứng minh thư có xọc xanh kẻ chéo cấp cho những người sống ở ven đường biên mốc

giới mà họ đang có, về bản chất, cũng chỉ là một thứ thủ tục không cần thiết. Bao đời nay họ vẫn sống lành lẽ, thân thiện ở những ngôi làng heo hút của ngă ba Đông Dương.Thần lúa, thần nương rẫy là thần thờ chung của người Brâu ở cả ba quốc gia. Mâm cơm của họ có đủ ba quốc tịch, tiếng gà trong chuồng nhà họ dùng để báo thức cho người của ba quốc gia (nếu có thể nghe được). Mỗi lúc có cưới xin, ma chay, giỗ chạp ǵ, các mế các bố già lại không không đi qua cái barie trạm gác nói với mấy cháu biên pḥng mặc áo màu cây rừng là "mày cho mẹ (bố) sang thăm nhà thằng Thao (người Brâu người đàn ông nào cũng họ Thao, người đàn bà nào cũng họ Nang) X... một tư». Thế là họ đi. Đối với bà con, không cần biết cộng đồng ngời Brâu ở nước nào là gốc gác, không cần biết ông bà ḿnh ở đâu trước, rồi từ đó di cư sang chỗ nào. Cũng như buổi chiều hôm nay, mặt trời lặn về phía Cam Pu Chia, mấy người Việt Nam từ bên kia biên giới trở về sau một ngày t́m kiếm phế liệu ở nước Lào; mấy người Cam Pu Chia cùng cái bóng dài ngoẵng của ḿnh th́ liêu xiêu đi từ Việc Nam theo hướng mặt trời lặn, lên vai vác đôi ba cây nứa để về "chính quốc» Cam Pu Chia. Đường biên, mốc giới, và cả sự nghiêm khắc đến lạnh lùng của các chiến sĩ biên pḥng trong quy chế quản lư biên giới, cũng không làm người Brâu, người Ca dong thấy bận tâm. Những bước chân thăm thân, mời ăn cưới ăn hỏi xuyên biên giới vẫn giăng mắc chằng chéo dọc các con đường của ngă ba Đông Dương.

́

Chiều ngă ba Đông Dương im phăng phắc. Nắng xiên từ đinh đồi mé tây chia một nửa thung lũng cờm cợp trong râm mát; c̣n nửa kia vẫn ươm trong nắng vàng hiu hắt. Vẫn lại bóng những người Ca dong, người Brâu, và cả người Mường vùng Hoà B́nh đi rà sắt phế liệu về, thật b́nh yên. Một sự b́nh yên đến mức không thể tưởng tượng được ở một Cửa khẩu quốc tế bóng lộn như thế này.  Cái máy soi hành lư trị giá mấy tỷ mấy tỷ nằm lù lù đắp một tấm vải xanh nhàu nhĩ. Sự vô dụng của cỗ máy đă được giới báo chí chúng tôi truyền tai nhau từ lâu, bà con cũng coi nó như một minh chứng về sự kệch cỡm hay một cái ǵ kiểu như thế. Mọi người đều biết chuyện ấy, nếu ai c̣n nhắc đến cỗ máy ấy th́ người đó là kẻ hay chấp nhắt. Nhưng, nghe đâu, cỗ máy hiện đại với khả năng làm việc và phân tích thông số tương đương với cỗ máy đang hoạt động tại cửa khẩu quốc tế ngoài Móng Cái hay tầm cỡ Hữu nghị quan - thế mà nó nằm chốn heo hút này, thật lạ kỳ. Mấy chàng biên pḥng, mấy anh cán bộ cửa khẩu

dẫn chúng tôi vào tham quan cỗ máy, rồi ai nấy cười h́nh hịch, rất cám cảnh. Cơ hội bật dậy của vùng đất chết nằm ở một vị trí tuyệt vời như Bờ Y là có thật. Và dường như cỗ máy soi hành lư "khám xét người" đại loại thế, v́ lần nào tôi đi qua những cỗ máy soi khám thế này tôi cũng giơ hai tay lên giời như một hàng binh hèn hạ, thật ḷng cứ sợ ḿnh vênh váo hay ngang ngang quá, từ cỗ máy hiện đại hơn rô-bốt kia nó sẽ tự động khạc đạn ra... tiêu diệt) này đă dược khênh về đây để đón đầu cơ hội. Duy có chua xót nằm ở chỗ cơ hội măi chẳng thấy đến. Cửa khẩu hiu hắt hơn một con đường tiểu mạch ở vùng biên viễn chưa có vệt bánh xe tṛn. Hàng tỷ đồng nằm đắp chiếu, nếu lau dầu mỡ tốt, chịu khó bảo quản để không bị đánh cắp hay đánh tráo th́ có khi máy vẫn là máy thôi; nhưng mà thử làm bài toán, nếu đơn giản như lối nghĩ tiểu nông của tôi, tiền ấy đem đi gửi tiết kiệm th́ lăi suất hằng tháng có khi c̣n nuôi được cả mười cái làng Đăk Mế chưa đầy 80 hộ dân (mà chứa trọn vẹn cả một dân tộc trong đại gia đ́nh các dân tộc Việt Nam) này. Cỗ máy nằm đấy, đem một tư ra để soi khám mấy bác người Brâu xạm nắng vác máy rà đi rà sắt phế liệu, với mức thu nhập mỗi ngày khoảng 10-12 ngh́n VNĐ - một nghịch lư buốt nhân tâm hơn mọi nghịch lư. Đường nhựa mấy làn xe, giữa có đèn cao áp cao ngỏng sáng choang. Mà suốt mấy tiếng đồng hồ tôi ngồi trốn nắng ở cửa khẩu quốc tế Bờ Y, chỉ có một chiếc xe biển số của Lào đi qua. Xe làm công tŕnh, cũng chẳng ai phải kiểm soát ǵ. Đường nhựa, đèn cao áp, và trụ sở cửa khẩu nghênh ngang, chủ yếu để vài chú ḅ thênh thang vẫy nuôi sang đường.

 

Lại nhớ cái buổi chiều Xuân Nhàn - một nhà báo sành sỏi về Kon Tum - đưa sang gặp anh Đạt  - Giám đốc khukinh tế cửa khẩu quốc tế ǵ ǵ đó ở vùng ngă ba Đông Dương này. «Lính» của anh ta sang tham gia quản lư cửa khẩu Bờ Y, cả một dự án 1.200 tỷ VNĐ (xin nhắc lại, một ngh́n hai năm tỷ) chia làm hai giai đoạn. Đại ư tất cả vùng này rồi sẽ ầm ầm xe cộ, ầm ầm các nhà máy xí nghiệp, các liên doanh, cả ba nước đều quyết tâm đón lấy vận hội

chung (cả khu vực ASEAN nữa) - điều này không có ǵ phải nghi ngờ, khi mà ba Thủ tướng của ba nước Đông Dương đă kư các cam kết hợp tác, đại ư thế. Đại ư thế, và sự việc cũng vẫn diễn ra như thế. Chỉ có điều hiện tại ở cửa khẩu quốc tế Bờ Y th́ lại chưa như thế. Anh Đạt vừa gặp nhà báo đă kêu, lâu nay anh phải đổi số điện thoại liên tục, v́ tiếp mười nhà báo th́ mười một ông bà xin quảng cáo. Không cho không được v́ người này người nọ giới thiệu, nhưng có mỗi mấy ám ảnh về những điều chưa diễn ra ở khu kinh tế cửa khẩu ǵ đó, rồi sổ điện thoại rồi ảnh ông giám đốc dự án tên là Đạt. Chán ngắt! "Th́ mỗi trang cũng "chỉ" chục, hơn chục triệu thôi. Nhưng đă có cái ǵ đâu mà đăng quảng cáo. Sau khi tôi và Xuân Nhàn dập đầu thề là không đi xin quảng cáo đâu, anh Đạt vẫn c̣n ấm ức. Cánh tay anh săm một cái h́nh mỏ neo nhọn hoắt, tôi xoa dịu: "Chắc anh từng là lính hải quân?" ; « Chú lại nh́n cái mỏ

neo chứ ǵ. Tuần trước anh gặp một thằng Mỹ nó cũng hỏi như thế» ; « Không, nghe anh ăn sóng nói gió th́ đoán thế». Anh Đạt biến mất theo các cú điện thoại liên tục phải thay đổi số, tôi hơi ngượng cho cái thẻ nhà báo của ḿnh lúc đó Nhưng tôi, ngoài việc quá thương mến ngă ba Đông Dương ra, tôi có làm ǵ nên lỗi? Sau này, khi sống ở Bờ Y rồi, tôi mới hiểu, nỗi buồn của anh Đạt.

 

Chiều xuống, cửa khẩu quốc tế không một bóng người qua. Quân, SN 1978, người Nghệ An đứng gác, cậu nấp người trong bóng râm của bốt gác. Một tiếng sau, có tiếng người đi loẹt xoẹt từ phía góc đồi nước Lào về. Từ xa, Quân đă nhận ra đó là Thao Soi, SN 1959, cư dân của làng Iệc (xă Bờ Y) đi rà sắt phế liệu về. "Em dă thuộc ḷng tùng gương mặt v́ nhiều năm nay họ vẫn vác máy đi rà sắt qua cửa khẩu này. Nhưng mà em làm việc đúng thủ tục cho anh xem nhé». Thao Soi cười, sao hôm nay lại phải khai tên? Quân cười hóm: "Mấy khi nhà báo từ Hà Nội vào để chụp ảnh Thao Soi trúng quả". Trên tay nải khoác vai của Thao Soi có mấy thanh sắt rỉ, tôi nghĩ ngần ấy xem bán chỉ đủ cho một cú đánh giày ở thị xă Kon Tum. Quân và Trung, cùng một nhóm 6 anh em chiến sĩ biên pḥng cùng tôi ngồi nấp trong bóng râm của cái trạm gác nhỏ xíu, trên nền xi măng nóng và kêu ca về cái buồn, cái sợ của vùng đất dữ dằn ngă ba Đông Dương. "Chục ngày nữa anh trở lại, mấy ngọn cỏ tranh dưới hố bom kia sẽ cháy

hết. Xác xơ. Nhiều anh em sinh con bị dị dạng, em lại càng sợ, anh ạ. Anh em ở trạm dù đi 6km để gùi nước bằng can nhựa cũng được. Chứ có ai dám đánh răng, rửa mặt bằng nước suối nơi này đâu”. Về quy mô, trụ sở và các chi tiết hạng mục th́ cửa khẩu Quốc tế Bờ Y hầu như giống hệt và đẹp đẽ không kém ǵ cửa khẩu quốc tế Móng Cái. Trạm Liên hợp cửa khẩu quốc tế này cũng được bố trí đủ cán bộ các lực lượng tinh nhuệ trực chiến, như: cán bộ khu kinh tế cửa khẩu, cán bộ thú y - kiểm dịch động vật thực vật - y tế - công an - biên pḥng - hải quan - lực lượng kiểm tra văn hoá phẩm... Tuy nhiên, chẳng có ai qua để mà kiểm này kiểm nọ. Thế là bao năm vẫn hoàn bấy nhiêu chuyện: vẫn chỉ có lính biên pḥng bảo vệ vùng biên cương, không có cửa khẩu th́ họ cũng vẫn phải làm việc trên trạm gác. "A có quư khách!" -  Quân reo lên - "Lần này th́ là anh Chiến, người Đà Bắc, Hoà B́nh di cư vào, anh cùng thằng cháu đi rà sắt phế liệu tít bên Dốc Muối (địa danh sát biên của Lào) về". Vắng hoe hoắt. Anh chàng quản lư trạm biên pḥng lư giải. "Chỗ này rồi sẽ phát triển kinh khủng đấy nhà báo ạ. Có khi về phép nửa tháng nhiều anh em quay lên không nhận ra đường ấy chứ”. Quân có vẻ ngán ngẩm với tương lai ấy, quay sang chuyện riêng của ḿnh: "Em chán quá, thế nào lại bị xước rập hết cả ở cổ”. "H́nh như là bị ruồi leo ấy, chỗ này hoang vắng, sâu bọ nhiều”. "Có người qua ḱa, từ sáng đến giờ mới thấy cái xe máy. A, xe của cánh công nhân của Công ty cầu X của Việt Nam đang thi công con đường ở bên Lào". Gă tiếp phẩm tŕnh giấy tờ, Quân ngó nghiêng đồ ăn toàn thịt, gạo, đỗ, rau cỏ. Quân t́m thấy bọc lỗ xanh hạt nào cũng mẩy tṛn chắc nịch. Tôi gợi ư. "Cậu bị ruồi leo nhá đỗ xanh ra đắp lên cổ, dứt khoát là khỏi". Quân hỏi xin bác "anh nuôi" của đội làm cầu, "vâng, em xin bảy hạt, bảy hạt hay là chín hạt nhỉ". "Đàn ông th́ phải bảy hạt mới khỏi, đàn bà chín hạt ». Quân đếm đúng 7 hạt lỗ, ngồi thu lu trong bóng chiếc trạm gác đang ngày càng dài ra bởi mặt trời đă xuống đến gần mép núi rồi, Quân nhá 7 cái hạt đậu xanh đắp lên cổ ḿnh, lẩm bẩm: "Đêm nay chắc đỡ rát lắm đây". "Chiến lợi phẩm" sau buổi chiều đứng là 7 hạt đỗ với 2 ông đi rà phế liệu có vẻ làm Quân rất hài ḷng. Cậu xách súng lững thững về khu nhà tạm của trạm biên pḥng cửa khẩu Quốc tế. Trung, SN 1973, "sếp" ở trạm cũng lững thững thả cái bóng ḿnh liên xiên trong nắng chiều buồn bă. Đông, anh nuôi của trạm đang gạn những giọt nước cuối cùng trong can nhựa màu trắng tối qua mới đi gùi được để nấu cơm chiều. Mấy anh em ở Ban quản lư cửa khẩu cũng có mặt khi nắng tắt ( !), họ bắc ghế quay văn pḥng ra sân ngồi hóng mát. Hệ thống bàn ghế sang trọng

và cỗ máy soi hành lư trị giá gần 2 tỷ đồng (nghe nói thế) vẫn im ĺm nằm đó, cỗ máy được "đắp" kín bằng một chiếc chăn màu xanh dày cộp như người ốm nghén.

 

Việt Nam có 2 cái cửa khẩu vùng ngă ba biên giới, như đă khoe, tôi từng đến cả. Chỉ có điều, chỉ ở ngă ba biên giới A Pa Chải chiều cũng buồn nỗi buồn biên viễn, nhưng nỗi ám ảnh không mang nhiều chói gắt và khốc liệt quá như những chiều ở Bờ Y. Sau cả tuần trời đi bộ, khuất ḿnh trong bóng tối của cây rừng, không có bất cứ phương tiện nào trợ giúp được cho đôi chân trần, tôi đă có mặt ở A Pa Chải, chỗ ấy là rừng hoang êm đềm, những biển mênh mông hoa voan trắng, những vạt núi bạt ngàn hoa vông đỏ - thơ hơn mọi bài thơ. Toàn bộ anh em ở trạm A Pa Chải, anh Lực ở lâu nhất là đă 6 năm, nhưng lần dầu tiên họ tiếp một nhà báo. Quỳnh - trạm trưởng - dùng lạt tre bánh tẻ trói mơm con chó làm thịt ;  phó chủ tịch UBND xă Sừng Sừng Khai hôm đón khách th́ thịt một con ḅ tơ, c̣n lại sáng nào cũng giết lợn "lửng" đăi người dưới xuôi lên. Đêm, núi rừng lặng phắc, chim thú kêu năo nùng. Ngồi uống rượu với rau rừng và... thịt ḅ thả hoang dă; đến ca báo cáo t́nh h́nh với chỉ huy, Quỳnh lại vào đầu giường gơ tặc tè tặc tè vào cái máy chuyển mật mă báo cáo về đồn những thông tin ǵ đó. Chỉ biết là thông tin mật, có trời mà biết được cậu ấy nói những ǵ. Tôi đùa, có khi chú Quỳnh cùng quê xứ Đoài cũ với anh (Quỳnh người Việt Tŕ, Phú Thọ) lại báo cáo chỉ huy là: trạm đang có một thằng nhà báo mải chơi, ăn văn cả vườn rau xanh ngoài ŕa núi của trạm, chứ nhỉ. Quỳnh cười, xách xô ra tắm suối b́ bơm như trẻ mục đồng đi bêu nắng. Căn nhà làm việc của trạm lợp cỏ gianh, hễ cứ gió về là bị tốc mái, có khi trời mưa, anh em phải đột nón mũ mà ăn cơm. Tuyệt nhiên không có khách lạ đến trạm, ngoài mấy bà, mấy chị, mấy a-nhí (em gái) đi chợ vùng Giang Thành,  Trung Quốc (chứ hầu như không đi chợ Lào, bên kia biên giới là vùng đơn thuần núi non của bạn) ghé qua xin đóng  cái dấu triện « xuất nhập cảnh ». Bà con đội nón tu lờ, xách dao rừng, khoác quẩy tấu, dắt ngựa dắt chó ngược lên phía  bản Tá Miếu đến sát điểm mút ngă ba biên giới để làm một chuyến xuất cảnh. Có khi mỗi ngày xuất cảnh một lần. Phải  hăn hữu mới có người xin dấu triện của trạm biên pḥng. Thường khi dấu « xuất cảnh » được đóng vào lúc giời đất chưa sáng tỏ mặt người - để bà con tiếp tục leo núi, để sang đến nơi chợ Trung Quốc vẫn c̣n chưa tan ; bà con trở về đóng dấu «nhập cảnh» lại các bản A Pa Chải, Tá Miếu, Leng Su Śn cũng là lúc không c̣n một miếng bóng ngày nào giữa bịt bùng rừng đêm. Mỗi ngày chỉ vài người qua lại biên giới. Thế nên «củ khoai» của trạm mờ hết cả mực. Ba thanh  gỗ mục chống gá lên nhau thành cái cổng rào của «Trạm cửa

khẩu quốc tế A Pa Chải» của ba nước Việt-Trung-Lào. Lâng lâng trong xúc cảm vùng địa đầu cực tây Việt Nam, tôi cũng nhảy đại lên trạm gác bằng gỗ lợp gianh của Quỳnh xin một

cái dấu xuất cảnh, một cái dấu nhập cảnh đóng vào cuốn Nhật kư đi rừng trong tâm trạng đắc thắng của tôi.

 

Nhắc buổi chiếu A Pa Chải lại bỗng nhớ cửa khẩu Tây Trang. Tôi có mặt, khi mà cái bóng chết chóc của ma  túy đă khiến cho toàn bộ lực lượng biên pḥng của trạm, người ở tù, người bị bóc về « thay máu» trọn vẹn. Mấy chục cây số từ TP Điện Biên lên Tây Trang bạt ngàn hoa sim tím, đá núi chất ngất, gió Lào thảm khốc liếm lưỡi lửa của ḿnh băng qua núi đồi trơ khấc. Hoa sim th́ lúc nào cũng đẹp, dẫu tàn úa cũng vẫn đẹp. Nhưng hoa sim cũng là thứ tín chỉ để bạn hiểu rằng: vùng núi, đất, đá ở nơi bạn đang có mặt rất nghèo cằn. Và đó là lư do để hoa sim bao giờ cũng "tím chiều hoang biền biệt» rồi gợi nỗi buồn xa xứ, hoắt hoe? Trạm cửa khẩu Tây Trang buồn đến mức, chiếc xe Win của anh chàng sa ngă Bùi Danh Ca - "nhân vật” trong đường dây ma túy động trời của Xiêng Phênh - Vũ Xuân Trường - từng sử dụng (nguyên trưởng trạm Tây Trang) vẫn c̣n đó, như nhắc nhớ người ta về sự cần phải biết khắc nghiệt ở đời. Cô phục vụ rau dưa cơm nước cho trạm má hồng ơi là hồng, thấy khách lạ là chạy tọt ta sau nhà biến mất trong rừng. Lư do: em nhân thể sang đồn Lào xin ít muối về nấu canh rau rừng, hết cả muối. Mỗi lần đi chợ ngoài Điện Biên Phủ những gần bốn mươi cây số. Một con dê cứ be be hẹ hẹ như khát sữa ở đúng cái trạm barie mớm bước sang đất Lào. Dê của trạm ? Không dê của nước Lào nó chạy sang, anh em bắt được nhốt lại bỏ đó để nếu người ta đi t́m th́ qua đấy mà dắt về. Hoặc, lát nữa sang trạm bên Lào xin ít muối vừng về ăn trong bữa cơm chiều, anh em sẽ tiện thể dắt con dê sang trả cho người Lào luôn. Chiều xuống, nắng lại xiên qua núi đồi, anh em toàn trạm cộng với gă nhà báo là tôi cùng đánh quần xà lỏn sang khoảnh đất giữa đường biên, tập hợp thành một đội bóng đá chín người đứng ở cạnh cọc barie chờ các chiến sĩ trạm biên pḥng Lào tập hợp lực lượng cùng... thi đấu bóng đá. Đất trời cứ b́nh dị, yên ắng ch́m trong màu xanh núi rừng, như là chưa từng có cơn địa chấn kinh hoàng của ma túy với rất nhiều án tử h́nh mang tên Xiêng Phênh -Vũ Xuân Trường ở trên đời này.

 

A Pa Chải rồi Tây Trang êm đềm hoang vắng bao nhiêu th́ Bờ Y lại hiện đại, khốc liệt bấy nhiêu. Sóng điện thoại tràn ngập cả một số bản làng hoang sơ nhất của ngă ba Đông Dương. Bản Đăk Mế quá nhiều hộ chưa có điện thắp sáng, quá nhiều người mù chữ; nhưng sóng di động lúc nào cũng đầy cột. Có anh biên pḥng dặn khách xa: mỗi lúc người ta đốt nương, tiếng bom dạn lưu lạc từ chiến tranh lại nổ ́ ùng chói tai. Anh cầm mấy cái máy điện thoại di động trong tay leo lên đồi, nhỡ mà đứng cạnh các thùng thuốc nổ, sóng nó "phi" tới, nó kích hoạt cho bom nổ th́... có mà tan xác. Xe máy chạy một lèo từ Play Kần đến thẳng cửa khẩu quốc tế; mà càng về phía ngă ba Đông Dương, đường nhựa lại càng đẹp hơn, ít đèo dốc hơn những cung đường vút lên vụt xuống như dây vơng ở thị trấn huyện Ngọc Hồi.

 

322 người trong cuối chiều Đăk Mế

 

Xă Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, chiều muộn cuối năm. Tôi đă mất 2 ngày trời thuê xe ôm lăn lộn để t́m điểm giao cắt chính thức của Ngă ba Đông Dương. Nghe đâu nó nằm lọt thỏm phía sau lớp lớp những quả đồi lỗ chỗ hố bom và hoang tàn cỏ (vẫn) cháy v́ chất độc hoá học ngoài kia. Những tia nắng cuối cùng của ngày hắt từ phía nước bạn Campuchia về Việt Nam, những cư dân ngă ba biên giới đi rà sắt phế liệu lui cui đi từ phía Lào về, cánh chim chiều tan biến trong thinh không dở sương dở nắng của chiều muộn. Giữa lúc ấy, tôi gặp làng Đăk Mế huyền thoại của người Brâu, một dân tộc chỉ có chính xác chi ly là 322 người với rất nhiều điều kỳ lạ.

 

Con suối Đăk H'niêng chảy từ ngă ba Đông Dương về đến làng Đăk Mế (xă Bờ Y) th́ có vẻ rệu ră lắm rồi. Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y với thế mạnh mở thông sang cả hai quốc gia láng giềng nên đang được đầu tư đến chóng mặt. Tôi đă phỏng vấn ở Đăk Mế, rồi có những cô gái, những chị những mẹ thay nhau đốt đuốc lồ ô (nứa) cháy đùng đùng rồi soi lên phục vụ nhà báo!

 

Ngoài 80 tuổi, cụ bà Nang Gâu như là bức chân dung hiếm hoi c̣n tải trong ḿnh cái vóc dáng của cả dân tộc đời đời sống ở ngă ba biên giới này. Cụ đă trải qua 2 đời chồng, người chồng sau của cụ trẻ tới mức tôi cứ nghĩ ông là con trai của cụ Gâu. Cả sáu cái răng cửa được cà bằng như răng... trâu. GS TÔ Ngọc Thanh bảo, những người cà răng là những nguời có tín ngưỡng thờ thần lúa. Hạt lúa mẩy nhờ có con trâu cày tốt, thờ thần lúa thế nên cũng có nghĩa là coi linh vật là trâu. Trâu trong chuyện "Trí khôn của ta đây» mải cười con hổ tới mức răng vập vào đá gẫy hết trụi cả hàm trên. Người Brâu cũng muốn cà răng hàm trên của ḿnh ṃn bằng đi để được giống thần… trâu. Chỉ có diều bà con một mặt cà răng ḿnh như trâu, nhưng

một mặt mùa ăn năm uống tháng lại thi nhau đi làm lễ đâm trâu rồi... nướng thịt.

 

Hai tai cụ Nang Gâu ḷng tḥng rủ xuống, mỗi lúc cụ so vai, h́nh như vành tai lại chạm vào bả vai (?). Trong "Tam quốc chi", ông La quán Trung tả Lưu Bị có cái quư tướng mắt nh́n thấy tai. Tướng làm ông cốp ông to ấy chắc bà cụ Nang Gâu cũng có - nhưng bà lại nghèo đói và đúng là vận khổ. Theo quan niệm của người Brâu, đó là một đôi tai cực đẹp, bởi nó đă được căng nhiều nhất trong chừng mực có thể. Ngày trước, lỗ tai ấy được nhét trang sức là một miếng ngà voi trắng to phải xấp xỉ bằng miệng cái cốc vại của mấy bác uống bia. Mới đây, do đói quá, cụ Gâu đă bán hai miếng ngà voi trang sức đó lấy mấy trăm ngh́n rồi tiện một khúc lồ ô có đường kính khoảng bằng cái cán cuốc nhét thế chỗ. Nhét vào lại hoá hay hay, bởi cụ có thể nhồi thuốc lá vào khúc lồ ô trên tai đó mà hút dần. Sau này, phụ nữ Brâu thi nhau bán các miếng ngà ở lỗ căng tai của ḿnh, họ cũng đều sử dụng chức năng giắt thuốc lá đó, thật tội. Người Brâu có cái lạ là đứa trẻ chưa sạch mũi đă nghiền thuốc lá. Các cô giáo ở trường tờ Bờ Y đă nói không quá lời chút nào, rằng: phát vở cho các cháu, chủ yếu nó để cuốn thuốc lá.

 

Ngồi ngắm đôi tai ḷng tḥng vắt vẻo của cụ Gâu, tôi cứ nghĩ, nếu có cậu cháu nội cụ nó nghịch, nó cầm hai vành tai được căng rộng ấy đưa ra trước mũi cụ th́ có khi hai lóng tai sẽ vui vẻ gặp nhau ở mũi cụ. Chỗ nào có thể dùng "trang sức truyền thống" được là cụ vô tư "xài" tất. Kỳ lạ, đôi tay cụ đeo ṿng lẻng xẻng tư cổ tay đến tận cùi chỏ! Ṿng lạo xạo mỗi lúc cụ găi đầu. Cụ vừa cắn răng bán năm trăm ngh́n toàn bộ "rổ" ṿng chi chít kéo từ đầu gối chân xuống tận củ khoai chân xong. Chứ mọi khi, mỗi lúc cụ đứng dậy là ông lăo phải mất ngủ. Ông bảo, cụ Gâu vào rừng như con trâu đă đeo mơ vậy, đi đâu ṿng kêu đến đấy, người nhà đi t́m rất. . . dễ. Vuông áo cổ khoét rộng, trước cổ bà là một bó chằng chịt các loại ṿng xanh đỏ với xào xạo toàn những con ốc con hến nhỏ.

 

Nhưng, điều đặc biệt nhất có lẽ nằm ở chỗ: mặt cụ Gâu chi chít các vết xăm trổ loang lổ. Vết xăm chạy từ một bông hoa trên trán cụ, chạy qua hai bên thái dương, ṿng qua má, xuống cằm. Mặt cụ cứ ngoang nguếch như một lăo nghệ nhân đang diễn... tuồng. Hoa văn h́nh lá, h́nh ô trám, đúng là rất điệu, nếu nói là đẹp th́ cũng rất đẹp. Tôi cũng đă đi nhiều vùng dân tộc, nhưng đúng là chưa gặp một gương mặt xăm trổ hoang sơ và hồn nhiên như thế bao giờ. Đăk Mế nguyên sơ giờ có khoảng dăm bảy cụ "giàu bản sắc” như cụ Gâu.

 

Lấy nhiều chồng, cà răng, căng tai, xăm mặt - đó là tiêu chí của một người phụ nữ quyền quư, giàu có ở bản Brâu. Thế nhưng, cụ Gâu giờ nghèo không thể nghèo hơn. Cụ bị mù đă hơn 40 năm nay. Tôi đốt đuốc hỏi được vài câu th́ cụ Y Pan, người phụ nữ Brâu hiểu biết nhất làng  Đăk Mế dịch cho tôi nghe: cụ bảo cho cụ xin ít tiền mua gạo bữa ngày mai, cô con gái 30 tuổi của cụ - Nang Ha Lăng - rụt rè cầm tiền. Đúng là đói quá. Người chồng quá trẻ của cụ, ông Thao Cơ Rốt ngồi đốt thuốc lá bằng cái tẩu đen nhoáy trong góc bếp cũng chào khách bằng một câu tiếng  Kinh khó nhọc. “Đói quá. Có mỗi cái xăm mặt là không bán được nữa thôi mà...”

 

 

Đăk Mế đang đợi ngày được cất cánh

 

Trong văn bản giấy tờ, người Brâu được gọi là "dân tộc thiểu số rất ít người". Một dân tộc chỉ có 322 người! Trước, bà con sống ở sát sạt khu vực gặp nhau của ba đường biên giới bộ của ba nước Đông Dương, làng Đăk Mế giờ là nơi người Brâu đă "hạ sơn". Người Brâu đă từng có những trang sử lam lũ và ít nhiều hoang dại. Tôi đă đọc nhiều tài liệu cùng viết một huyền thoại của người Brâu mà kể ra th́ người kể sẽ rất dễ bị hiểu lầm. Tuy nhiên, nếu nh́n ở góc độ lịch sử tộc người th́ tôi thiết nghĩ, trích dẫn là một việc làm cần thiết: “Trước có một thời rừng bị cháy trụi, sau nước ngập, mọi người chết hết.... trên trái đất chỉ c̣n một người đàn bà và con chó lấy nhau và đẻ ra một con trai. Người con trai sau lấy mẹ đẻ ra một người con gái. Mẹ chết, người con trai lấy con gái ḿnh và sinh ra loài người hiện nay” (Sách Các dân tộc tỉnh Gia Lai – Công Tum, NXB Khoa học xă hội, năm 1981). Đó là nguyên nhân, quan niệm để người Brâu đă từng có tục hôn nhân "cận huyết”, chỉ lấy người trong ḍng tộc khiến nhiều

người lo lắng về sự "suy thoái giống ṇi" (nay đă bỏ dần). Cũng do quan niệm kiểu như thế này, nên ở thôn giờ vẫn có những người đàn bà trải qua tới 5-6 đời chồng mà mọi người coi là chuyện b́nh thường. Cuốn sách kể trên cũng đă dẫn chứng trường hợp người Brâu cụ thể như sau: bà Lang Chớp lấy ông Dạ Giơ Lương, rồi lấy nốt cả cháu nội của ông Lương, "cậu bé” tên là Dạ Trưng với sự nhất chí của chính ông Lương (trang 280, sđd).

 

Thật ra th́ chẳng phải nhắc lại cái thời cách đây chưa lâu bà con c̣n sống săn bắn hái lượm làm ǵ, chúng ta cũng dễ dàng h́nh dung ra. Điều đáng báo động là: cơ bản, dù đă "hạ sơn", song bà con vẫn giữ thói quen du canh du cư. Ruộng rẫy cách mấy ngày đường. Đất đai cứ bán lần cho người dân tộc khác để... ăn. Một khảo sát đáng tin cậy tại Đăk Mế gần đây cho thấy: gần 70% số bà con của dân tộc này là... không biết chữ, điện chạy qua cổng nhưng cơ bản bà con vẫn không có tiền để mắc. Tŕnh độ văn hoá cao nhất là lớp 9, mà cũng chỉ vỏn vẹn có 2 người! Một số dự án dầu tư vào làng nhưng thật sự không có hiệu quả. Thật không tin được là dự án đầu tư 80 con ḅ giống sinh sản (khi làng chưa đầy 80 hộ dân) cách đây chưa lâu đến giờ... đàn ḅ đó đă biến mất. Biến mất để cứu đói, đơn giản thế. Có những con số chính thức, mà không thể tin được: mỗi tháng trung b́nh thu nhập của bà con là 36.000 VNĐ; nghề phụ của bà con: vào rừng rà sắt phế liệu. Vật liệu nổ đă cướp đi  xương thịt, và tính mạng của không ít người, nhưng vẫn không ai có ư định giă từ cái nghề đó.

 

Cuộc sống ở Đăk Mế cứ nghèo khốn khó và cứ ít nhiều nguyên thủy như thế ư? Trung uư Siêng Lăng Sự, cán bộ đồn Biên pḥng Cửa khẩu Bờ Y đưa tôi đến thăm ông già cao tuổi nhất làng Đăk Mế, cụ Thào Pền, 107 tuổi. Bên cạnh cậu Thào Áp bị tâm thần ngă vào bếp lửa

thịt da cháy từng miếng to bằng cái đĩa tây, mấy ông cháu cụ Pền cứ cặm cụi đập tre nứa nhóm lửa lấy ánh sáng. Không có cả cây đèn dầu nữa sao? Cụ già qua cái đận nhân sinh ba vạn sáu ngàn ngày ấy nghe phiên dịch gật gật rồi có ư kiến: hoá ra người hàng xóm bảo, thương cụ th́ cứ biếu cụ thùng mỳ tôm. Một cô giáo cắm bản bảo, hôm trước bệnh viện nọ lên phát mỳ tôm rồi khám bệnh miễn phí, bà con nhiều người lấy ḿ tôm rồi lặng lẽ về không thèm khám bệnh. Cô bên cạnh c̣n loé choé hơn, "anh phải dự buổi bọn em tắm cho trẻ con làng này th́ mới biết. Cứ là hết bánh xà pḥng thơm. Chấy từ đầu bọn nó nhảy choanh choách sang bọn em. Em thề không thèm nói điêu câu nào".

 

Dự án khu kinh tế cửa khẩu ǵ ǵ đó về đầu tư lên đến hơn một ngh́n tỷ đồng đang được gấp rút thực hiện ngay sát vách làng Đăk Mế, bà con vui lắm. Lại nghe có tiền tỷ nữa đầu tư "Phát triển dân tộc thiểu số rất ít người – dân tộc Brâu» sắp thực hiện, cán bộ về điều tra từng con gà con lợn, từng cột nhà chum nước rất kỹ càng, bà con lại càng vui. Già làng trưởng bản đă được cán bộ đưa đi ngắm nghía chọn  đất rời Đăk Mế đi chỗ khác, nhường bờ suối Đăk H'niêng góc này cho dự án ngh́n tỷ đồng của nhà nước, bà con ai cũng mừng. Trưởng làng Thao Khơi vừa ḥ hét phụ nữ Đăk Mế rập cây lồ ô đốt đuốc soi cho khách vừa tiếc rẻ: chuyển làng đi cũng được thôi, nhưng mà tiếc mấy cái cây to trước nhà. Cây th́ không mang đi được, tiếc lắm, tiếc lắm.

 

Kỷ niệm cửa khẩu quốc tế Bờ Y

ngày 20 tháng 11 năm 2004