Cũng may cho Đắc Kỷ, đó là ngọn đèn cuối cùng c̣n lại trong hậu đài, bởi v́ cái kiểu ngồi lửng lơ trên nắp thùng gỗ đựng đồ ho

MỘT TRÍCH ĐOẠN CŨ

Đỗ Phước Tiến

 

Chỉ là những đoạn đời đằng sau một tấm màn sân khấu. Không thể gọi đó là buồn hay vui. Nhưng mỗi số phận ấy, hờ hững với nhau đến thế, cứ lặng thầm ràng buộc lẫn nhau trong những nỗi cô đơn được giấu kín, cả trong những niềm đau không thể nói thành lời... Và cái khát vọng tiềm tàng của t́nh yêu cứ cuộn lên sau mỗi ḍng chữ.

Đỗ Phước Tiến, sinh năm 1965, đang sống ở Đà Nẵng.

(T.N.)

Cũng may cho Đắc Kỷ, đó là ngọn đèn cuối cùng c̣n lại trong hậu đài, bởi v́ cái kiểu ngồi lửng lơ trên nắp thùng gỗ đựng đồ hoá trang mà khóc của cô trông rất quái dị. Trong bóng tối, nỗi ḷng của mỹ nhân mặc sức tuôn tràn dưới chiếc áo choàng cũ c̣n để lại một góc bên bậc cửa. Đă hai lần tôi bắt gặp Đắc Kỷ khóc. Một lần dưới ánh sáng và một lần trong bóng tối. Lần nào cũng đang ngồi trên nắp thùng gỗ, cứ như là chính ở đó cô sẽ t́m thấy nước mắt của ḿnh. Tôi chưa thấy ai khóc như Đắc Kỷ bao giờ, vừa quái dị lại vừa dữ, trách ǵ ngọn đèn đă lụn bấc. Tôi làm bộ rít lên : tránh ra cho người ta dọn dẹp. Góc áo choàng thụt vào : đồ ngu. Y hệt lần trước, khi vần u c̣n chưa kịp đi hết chiều dài bậc cửa, tôi đă bước một chân ra ngoài, và cười. Từ nay mỹ nhân muốn khóc cứ khóc, chẳng c̣n ngọn đèn nào nữa, chỗ tốt nhất để khóc sẽ măi măi ở trong bóng tối.

Trên sàn gỗ, thầy Lá đang cuốn tấm màn lớn để đón gió từ đầm nước thổi vào. Đầm nước ngay trước mặt, dài và hẹp, bờ bên kia là thị trấn với những ngôi nhà thấp, lặng gắt và xanh biếc dưới ánh trăng. Lâu lâu thầy Lá lại cuốn tấm màn lên một lần, để đón gió và để đuổi kiến trên sàn gỗ. Lâu lâu thôi, và trong bóng tối mờ mịt, khi đêm diễn đă tàn. Sáng ngày mai những người đi gỡ lưới trên đầm nước đă thấy tấm màn buông xuống như cũ. Tấm màn như chiếc áo choàng của Đắc Kỷ, môi lần cuộn lên là bụi bay mù mịt. Bụi sẽ bay trên lưng thầy Lá, bay trên những mẩu xương vai cong cong, nơi có xăm h́nh một con quạ đă bị nhổ trụi lông. Rồi bụi sẽ bay luẩn quẩn trên những cái ghế người ta bỏ lại để chiếm chỗ cho đêm diễn ngày mai. Những cái ghế bằng gỗ vụn, cao cao thấp thấp. Ban đầu nó được xếp kín đáo trong đám cỏ dại. Đắc Kỷ diễn càng lâu, mấy cái ghế càng tiến gần lại sàn gỗ, từng đêm chiếm dần những chỗ tốt nhất. Những đêm mệt mỏi tôi hay thơ thẩn tới gần thị trấn, đem theo mấy cái ghế rồi quăng thật xa ra giữa đầm nước. Chờ một lát để nghe động tĩnh, rồi tôi quay về, ngủ một giấc đầy sầu muộn. Chỉ một đêm thôi, chiều hôm sau những cái ghế đă kịp khô ráo, tự nhiên xếp thành hàng ngang trước sàn gỗ như chưa bao giờ ngủ qua đêm với mấy con rắn nước, với những con cá trắng vẩy xanh lấp lánh và nhưng con chuột đồng dài thượt, lông vàng như những trái xoài tượng. Trong hậu đài, thầy Lá vừa bôi sáp lên mặt vừa đếm mấy cái ghế qua khe hở tấm màn: uổng công mày. Rồi một đêm dằng dặc bắt đầu khi sàn gỗ đă giăn hết các thớ thịt, và kêu lên cót két trong lúc nhận thêm lớp bụi mới từ mặt Đắc Kỷ theo mồ hôi rớt xuống. Mồ hôi ḷng ṛng gói kín những hạt bụi rơi chầm chậm trong lúc thêm lớp bụi mới từ mặt Đắc Kỷ theo mồ hôi rớt xuống. Mồ hôi ḷng ṛng gói kín những hạt bụi rơi chầm chậm trong lúc cô run rẩy trong chiếc áo choàng: ôi, gió đâu thổi lạnh ghê người. Bụi bắn tung tóe khi thầy Lá vừa nhảy tưng tưng vừa nh́n như muốn ăn tươi nuốt sống Đắc Kỷ. Bên dưới những cái ghế nghiêng qua ngả lại. Ghế cao ngửa ra sau: cảnh này hồ ly phải cong đuôi lên chớ, tối qua có cong mà. Ghế thấp chồm tới trước: Đắc Kỷ bụng to quá rồi, to quá rồi. Tất cả âm thanh chói lói đó được gói kín trong khoảng không im vắng của đầm nước, bị dồn cục dưới hai ngọn đèn treo tít trên đỉnh tấm màn. Hai ngọn đèn cuối cùng cho tất cả mọi người, một vàng như lông chuột đồng và một xanh biếc như ánh trăng.

Từ ngày dọn về diễn bên cạnh đầm nước, tôi chưa bao giờ thấy thầy Lá và Đắc Kỷ tập vở. Lớp hồ ly nhập xác Đắc Kỷ trên đường tới chỗ vua Trụ hai người diễn như cháo chảy, không cần tập nữa. Đêm diễn đầu tiên, cảnh Đắc Kỷ nằm vắt trên vai thầy Lá để cho ông chạy ḷng ṿng quanh sàn gỗ làm cho người ta khoái ghê gớm. Lần này người ta chỉ để ư tới chi tiết, diễn lâu dần lại thấy nhợn. Cái bụng mới đầu c̣n lép xẹp của Đắc Kỷ co giăn trên những mẩu xương vai của thầy Lá, nơi có xăm h́nh con quạ, co giăn miệt mài. Cảnh đó gọi là phép đổi hồn, đêm nào cũng đổi hồn. Mỗi lần ông bầu từ thị trấn ghé qua, thầy Lá lại bóng gió xa xôi. Rằng ông già rồi đâu có thể vác Đắc Kỷ chạy hoài được. Ông bầu ậm ừ, ngó qua một lượt, rồi đi. Có lẽ tôi là người cuối cùng ông bầu kiếm được chuyện để nói. Sao mà mấy cái bấc đèn mau lụn quá vậy ? Đi mà đóng lại cái sàn cho chắc, nó kêu to vậy mà nghe được à? Sao mà bột hóa trang mau hết quá vậy ? Ông hỏi đâu quên đó, chẳng ngó đâu tới hai lần, hết hỏi rồi đi, dẫn theo Đắc Kỷ. Bao giờ cũng vậy, Đắc Kỷ đi một lát rồi về, có khi đi tới sáng. Đi lặng lẽ về cũng lặng lẽ, hơi thở nặng hơn bước chân. Nhiều khi Đắc Kỷ quay về, vừa thở ph́ ph́ vữa xỉa răng. Rơ ràng trong chuyện này ông bầu là đồ ngớ ngẩn. Không biết bao nhiêu lần tôi nh́n thấy Đắc Kỷ chà rửa hàm răng giả của cô bên đầm nước, vào những buổi chiều rực hàm răng giả của cô bên đầm nước, vào những buổi chiều rực sáng lấp lánh bởi những con cá trắng vẩy xanh nổi lên mặt nước t́m mồi. Chỉ có thây Lá là người giận dữ nhiều nhất trong chuyện này. Ông đi lại chậm chạp trên sàn gỗ, tới nửa đêm th́ cuốn tấm màn lên, rồi bắt đầu đuổi kiến.

Thầy Lá có bộ dạng của thằng ăn trộm, những lúc nào cũng xử sự như kẻ bị mất cắp. Ông nổi giận đùng đùng khi buổi sáng thức dậy thấy tôi hay Đắc Kỷ ngồi dật dờ trên sàn gỗ. Rồi ông lại cười hắc hắc như một con vượn khi thấy tôi đang ngấu nghiến cái ǵ đó, mồ hôi ṛng ṛng trong khi bên ngoài đang lắc rắc giọt mưa ngâu. Đắc Kỷ giải thích là nghề nó tạo ra người. Tôi không tin lắm. Lẽ nào con người ta chỉ làm mỗi một nghề cho tới già, tới chết? Vậy th́ chán lắm. Nhưng mà cứ thay đổi h́nh dạng liên miên, đến nỗi ḿnh cũng không nhớ ḿnh từng là cái ǵ th́ c̣n tệ hơn là không làm ǵ hết. Đồ ngu, mỹ nhân lại rủa. Cũng được, đi là phải tới nơi, hoặc là đừng có đi. Hồi xưa, thầy Lá từng làm nghề thủy thủ, đi nhiều nơi lắm. Thời đó dầu c̣n nhiều lắm, chưa có khan hiếm như bây giờ. Tàu chở dầu của thầy Lá chạy rất xa, tới tận cái nơi mà nước biển c̣n mặn hơn cả muối. Nơi đó người ta làm nhà ở cũng thấp, nhưng trổ bao nhiêu là cửa, làm một lần ở tới mấy đời người. Nơi đó đàn ông ria th́ vểnh lên c̣n đàn bà vừa mập vừa đen, không giống một chút nào với Đặc Kỷ vừa ốm vừa trắng. Những người đàn bà vừa mập vừa đen sống rất đầy đủ, những cái bấc đèn của họ không bao giờ lụn vi cạn dầu. Họ nấu nướng cung bằng dầu, đuối kiến cũng bằng dầu. Món ăn thường xuyên của họ là thịt quạ. Những con quạ mập ú v́ được nuôi nấng tử tế. Chúng ngủ trên bậc cửa, trên ống khói và trên đầu giường của những ông râu vểnh. Buổi sáng thức dậy, họ cứ chụp đại một con quạ nào đứng gần đó rồi nhổ từ từ từng cái lông một cho tới khi cái con vật bạc phước đó kiệt sức v́ gào thét và tím tái cả người v́ khủng khiếp. Những con quạ bị nhổ hết lông rồi được thả đi lăng quăng trong nhà cho tới chiều tối, trong lúc chủ của nó lo chuẩn bị sữa và ớt. Trong những quán ăn gần bến tàu, thầy Lá vẫn hay bắt gặp những con quạ bị nhổ trụi lông như vậy, nó đứng xo ro v́ lạnh, ngơ ngẩn nh́n mấy con quạ lông đen nhánh đang đứng oai vệ trên bậc cửa. Thầy Lá giải thích người ta làm vậy v́ hai lư do. Một là để thịt quạ hết mùi hôi, hai là để khi ăn, họ không phải áy náy. Không bay được th́ đâu c̣n là con quạ, đâu c̣n là thứ sinh vật quen thuộc vẫn từng ngủ chung giường với ḿnh. Thịt quạ và ca hát, đó là hai thứ đam mê của những người đàn ông râu vểnh, đam mê vô tận. Họ ca hát quanh năm suốt tháng thay v́ đi ra biển lấy muối. Họ hát nhiều đến nỗi phải thường xuyên thay đây đàn để giữ giọng. Những dây đàn không ngân nữa được treo gọn gàng trong bếp, dành để siết cổ những con quạ đă bị nhổ trụi lông vào lúc chiều tối. Sau đó những con quạ sạch sẽ được thả vào nồi trong tư thế không có đầu. Dù sao nếu ăn thử vài lần nhất định phải ghiền, thầy Lá nói vậy, sườn quạ hầm nhừ với sữa, vừa ngọt vừa cay, ăn no rồi nhưng nh́n những con quạ khác c̣n đứng trên ống khói vẫn cứ chảy nước miếng. Ăn một tô thôi, người đă thấy bừng bừng, chỉ muốn kiếm cớ sờ mó nhưng người đàn bà có cái hông mặn mà như biển, những người đàn bà vừa mập vừa đen, ở cạnh biển cả đời mà chẳng biết biển là cái ǵ. Cung được, thầy Lá tắc lưỡi, rồi cũng qua hết đêm dài, rồi cũng trôi hết một đời trai. Tôi thở dài, và thắt cả ruột. Nhưng dù sao tôi cũng không thích ăn thịt quạ. Thầy Lá cười tươi rói: đâu có ai tự nhiên thích ăn, cốt là cho hết đói, chớ khi mày vật con Đắc Kỷ ra, mày có thích không?

 Thầy Lá đă từng đi nhiều nơi, và từng đi rất xa. Rồi khi quay về, ông lại càng giống chính ḿnh hơn cả lúc chưa đi. Bới v́ có những thứ không cần giữ vẫn c̣n, c̣n măi măi. Bởi v́ ông nội và cha thầy Lá không từng đi đâu hết. Mỗi sáng họ chỉ đi từ nhà ra cánh đồng, miệt mài, xong việc rồi về. Thầy Lá kể vậy.

Tôi với Đắc Kỷ th́ khác. Chúng tôi ở gần nhau từ nhỏ, quen mùi nhau rất nhanh mà ghét nhau cũng quá là tàn tệ. Nhưng đó là chuyện bây giờ. Cái thời thầy Lá c̣n rong ruổi trên mấy cái tàu dầu, tôi với Đắc Kỷ mới là hai đứa con nít. Chẳng biết làm ǵ, và để khỏi vướng chân người lớn, hai đứa chui rúc suốt ngày ở một góc hậu đài, vật lộn túi bụi cho phỉ sức. Hồi đó trong cái góc của chúng tôi c̣n có một ô cửa tṛn nằm tít trên cao. Đối với hai đứa con nít, ô cửa quá cao mà chỉ vào những đêm trời thật xanh ánh trăng mới ghé vào được một lát. Một lát thôi, rồi trăng lại chậm răi chui ra khỏi ô cửa, rồi đi, dù đang là một đêm mưa. Trời mưa càng lâu, càng mát, tôi với Đắc Kỷ vật nhau càng dữ tợn, v́ c̣n phải biết làm ǵ. Tạnh mưa, hai đứa thay phiên cơng nhau nh́n qua ô cửa. Những lúc đó bên ngoài rất đẹp, đẹp hơn cả lúc chưa có mưa. Một khoảng không xanh nhạt, mát lạnh, không có nơi bắt đầu và cũng chẳng có điểm kết thúc. Bao giờ tới phiên Đắc Kỷ cơng tôi là y như rằng sẽ có hai cha con người đàn ông đi gỡ lưới từ dầm nước trở về ngang qua ô cửa. Ngày ấy đầm nước c̣n ở tít tận nơi xa và hai cha con người đàn ông phải đi rất xa, rất lâu, khi trận mưa mới tới hồi kịch liệt nhất. Ấy vậy mà có khi mưa lại không đủ sức đánh thức mấy con cá trắng vẩy xanh, có khi họ trở về với tấm lưới không. Họ đi rầu rĩ giữa khoảng không màu xanh nhạt vô hồn vô thanh, trên vai thằng nhỏ vác một cái bao lớn nhốt những con chuột đồng mà họ đă bắt dọc đường trở về để thế mạng cho mấy con cá trắng lười biếng. Hai cha con người đàn ông cũng đi ngang qua ô cửa, và cũng đi chậm như ánh trăng. Rồi họ sẽ đi về hướng ngược lại với ô cửa của tôi, của Đắc Kỷ, tôi đoán vậy. Bởi v́ phía đó là rừng, là nơi những hàng cây thấp thấp cao cao đang chờ họ về, chất ngất âu sầu khi trời đă tạnh mưa. Ở đó họ sẽ nướng mấy con chuột đồng trên một gốc cây đang cháy, trong khi những túm lông vàng bay ngơ ngẩn quanh những gốc cây khác. Thằng nhỏ không thích ăn mấy con chuột c̣n quá nhỏ, lông chưa kịp đổi màu. Dọc đường trở về, thằng nhỏ lẳng lặng thả mấy con chuột nhỏ nhất trong bao ra bằng cách cho nó ḅ theo cánh tay. Mừng rỡ v́ thoát chết, mấy con chuột lông màu đất bé xíu nhảy lưng tưng chung quanh thằng nhỏ, làm người đàn ông giật ḿnh. Ông ta giận dữ giật cái bao trên vai thằng nhỏ, thọc trọn cái đầu già khú của ḿnh vào miệng bao và đếm. Trong khi ngọ nguậy cái đầu trong bao cùng lũ chuột, một tay người đàn ông rờ rẫm trên đầu thằng nhỏ, và dừng ở đỉnh đầu nó. Phát hiện thiếu bao nhiêu chuột, mấy đốt xương tay của người đàn ông cắm chừng ấy lần xuống đỉnh đầu thằng nhỏ, đều đặn và h́nh như rất mạnh. Qua ô cửa, tôi thấy thằng nhỏ đang le lưỡi, và cười. C̣n mấy cái cú trừng trị của người đàn ông th́ lại làm cho khoảng không xanh nhạt phía sau dợn sóng từng hồi. Tới phiên tôi cơng Đắc Kỷ, cứ nhớ lại cảnh đó phía dưới ngực của tôi lại đau thắt, chân tay bủn rủn. Cuối cùng hai đứa lăn đùng ra, đau đớn thêm một lần nữa v́ va đập xuống nên đất. Đắc Kỷ vữa xoa trán vừa nh́n tôi trừng trừng, gần như là không hiểu: mày, đồ ngu.

Từ nhỏ, tôi với Đắc Kỷ đă không có điều ǵ chung để chia sẻ. Từ khi có thầy Lá, mọi sự c̣n rắc rối thêm. Thầy Lá dạy cho tôi đủ thứ, dạy tất cả những ǵ không thuộc về tôi. V́ vậy, chỉ có ḿnh tôi kêu ông bằng thầy. C̣n Đắc Kỷ thấy tôi phải học nhiều quá lại càng tin chắc rằng tôi rất ngu. Tôi căm ghét Đắc Kỷ và cô cũng vậy, điều này cả hai đứa đều biết. Chỉ có điều này một minh tôi biết, rằng tôi thèm muốn Đắc Kỷ ghê gớm, và chưa bao giờ nguôi. Tôi giữ ǵn được điều này rất lâu, kể cả với Đắc Kỷ, bởi v́ tôi sinh ra sau tấm màn ngăn sàn gỗ với đầm nước, với thị trấn và với mấy cái ghế cao cao thấp thấp kia. Đó là cái duy nhất thuộc về tôi, và thầy Lá không cần phải dạy. Mỗi buổi tối trước khi bước ra sàn gỗ, Đắc Kỷ phải ngồi im rất lâu cho tôi đắp bột hóa trang lên những vết rỗ trên mặt cô. Sau đó là một lớp bột khác, màu đỏ đă được làm lạt bớt bằng nước lạnh. Một ít mực trên chân mày và một ít sáp quanh miệng, vậy là mỹ nhân c̣n lộng lẫy hơn cả ban ngày. Công việc này kích thích tôi mỗi ngày. Ḷng căm ghét và dục vọng giống như mấy cái cú của người đàn ông bị mất miếng ăn cứ giáng lên đầu tôi mỗi ngày, c̣n tôi lại chỉ có một ḿnh giữa khoảng không màu xanh nhạt, cố gắng cười khi bị đau. Sau khi được bôi tất cả các thứ cần bôi lên mặt, Đắc Kỷ vẫn là Đắc Kỷ, chỉ có tôi là thay đổi. Những con người ngồi chờ tấm màn cuốn lên mỗi đêm trên mấy cái ghế can cao thấp thấp, đàn ông chẳng ra đàn ông, đàn bà chẳng ra đàn bà, làm sao biết được trên mặt Đắc Kỷ có bao nhiêu vết rỗ. C̣n tôi th́ biết. Họ gào lên v́ nhận ra bụng Đắc Kỷ to lên mỗi ngày, tưởng đó chính là điều bí mật ly kỳ. C̣n tôi lại chẳng muốn thấy, chẳng muốn biết Đắc Kỷ đă làm ǵ tới nông nỗi vậy. Cái bụng lép kẹp của Đắc Kỷ chà xát trên vai thầy Lá trong những cảnh đổi hồn trước kia mới là cái đáng lẽ thuộc về tôi, nhưng tôi đă không giữ được. Thầy Lá giỏi hơn tôi nhiều.

Ngày ông bầu dẫn Đắc Kỷ ra thị trấn sinh, trời rất sáng và lắc rắc giọt mưa ngâu. Tôi giúp thầy Lá tháo tấm màn xuống, rồi đem ra giũ rất lâu trên đầm nước. Không cần thiết, đă tới lúc thay màn mới rồi. Nhưng phải làm một cái ǵ đó, c̣n hơn ngồi không và chờ đợi. Tôi đóng đi đóng lại mấy cây đinh trên sàn gỗ chán rồi lại sửa soạn cho mấy ngọn đèn. Rốt cuộc cả buổi chiều tôi chẳng c̣n ǵ để làm. Tôi ngồi ĺ trên sàn gỗ một ḿnh bởi v́ thầy Lá cũng đi ra thị trấn mất rồi, cố gắng hăm bớt mấy cái hắt hơi vô duyên và ngóng cổ nh́n ra đầm nước. Có thể Đắc Kỷ bất ngờ trở về, với cái bụng lép kẹp, biết đâu Tôi mong cô về ghê gớm, dù với bộ mặt phởn phơ như trước kia mỗi lần ra thị trấn với ông bầu. Cô sẽ về với hai con mắt sáng quắc, miệng thở ph́ ph́ trong khi vẫn ngậm ve vẩy cây tăm. Rồi mỹ nhân sẽ nh́n tôi đang ủ rũ trên sàn gỗ, cười chế giễu: đồ ngu. Đó sẽ là điềm lành. Và mọi thứ đâu sẽ vào đó.

Buổi tối nh́n ra thị trấn chỉ thấy lờ mờ những đường kẻ ngang dọc, đứt đoạn và lỗ chỗ. Đó là những ngôi nhà thấp đang tự phát sáng trên cái nền trời xanh thẫm mỏng manh mà chỉ một giọt mưa cũng đủ làm nó dợn sóng. Tôi ṃ mẫm tới gần thị trấn đem theo hết số ghế c̣n để lại. Một buổi chiều mệt mỏi nhất đă đi qua. Tôi đứng chờ rất lâu, cố đoán thử Đắc Kỷ đang ở đâu giữa cái nền xanh thẫm mỏng manh kia. Không đoán nổi. Tôi cởi áo và làm luôn công việc cuối cùng trong ngày. Lần này tôi lội một đoạn ra giữa đầm nước, rồi lấy hết sức lực quăng mấy cái ghế đi. Trong thinh không, chẳng có động tĩnh ǵ ngoài tiếng rít của tôi vọng lại từng hồi: cút mẹ tụi mày đi.

Khi tôi trở về đă quá nửa khuya. Tôi đi thẳng ra sau hậu đài. Chắc chắn Đắc Kỷ đang ở đó. Không c̣n ngọn đèn nào nữa và tôi đang nghe những giọt nước mắt rơi lộp bộp trên nắp thùng gỗ. Nghe quen lắm. Từ ngày những ngọn đèn thay nhau lụn bấc, tôi đă quen nghe mọi thứ chung quanh bằng cảm giác. Cũng dễ thôi, những thứ chung quanh một đời người có nhiều lắm đâu. Tự nhiên cái mất đi lại là cái chưa bao giờ được nghe, được thấy, và được nhận. Và tôi lại hớn

 hở như lần đầu tiên bắt gặp Đắc Kỷ khóc: tránh ra cho người ta dọn dẹp. Những giọt nước mắt ngừng rơi. Không có áo choàng để thụt vào, chỉ có tiếng thầy Lá run run trên nắp thùng gỗ. Nghĩa là ông đă ngồi ở đó từ lâu rồi, và dĩ nhiên đang đợi tôi: một thằng cu, mày ơi, một thằng cu mà, trời ơi là trói !

x

Khi liệm thằng nhỏ, người ta chặn chung quanh nó bao nhiêu là giấy. Rồi đắp thêm bao nhiêu nữa ở trên. Mùa mưa sắp tới rồi và ai cũng nghĩ thằng nhỏ sẽ khó chịu được hơi ẩm của đầm nước. Thầy Lá quyết định rất nhanh. Ông dựng luôn một cái cḥi cho hai người, ông và thằng nhỏ, ở bờ bên kia của đầm nước. Dĩ nhiên là thầy Lá bỏ nghề luôn. Tôi tập măi cũng không vào được vai hồ ly tinh, vậy là lớp đổi hồn Đắc Kỷ phải bỏ. Cũng không sao, ông bầu đă có vở mới. Ông c̣n thay cả tấm màn và bấc đèn. Một tháng chờ cho Đắc Kỷ lại người, tôi khởi sự vai diễn đầu tiên của ḿnh với một cái áo vàng dài lượt thượt có đính những vảy xanh to như vảy cá. Lớp Đắc Kỷ, Trụ Vương không phải tập nhiều lần, v́ tôi với Đắc Kỷ đă sắm vai này từ nhỏ, chỉ tiếc không c̣n cái ghế nào cho Trụ vương làm ngai vàng.

TTCN, 15-9-1996