Có lẽ ít có phim nào để lại nhiều ấn tượng và nhiều suy nghĩ nơi người xem và cũng thu hút đuợc sự ngợi khen gần như nhất trí của khán giả và các nhà phê b́nh trong nhiều nước như bộ phim Das Leben der anderen (Cuộc đời kẻ khác) của đạo diễn Florian Henckel von Donnersmarck, chỉ mới xuất hiện trong các rạp ở Pháp và Thụy Sĩ trong tháng 3-4 năm nay, tuy đă đuợc chiếu tại Đức từ tháng 3.2006 và đoạt rất nhiều giải thưởng tại Đức và Âu Châu. Ngoài bảy giải Lola chính (phim hay nhất, đạo diễn xuất sắc, diễn viên chính và phụ xuất sắc, v.v.) tại liên hoan phim Đức, Cuộc đời kẻ khác c̣n đoạt giải Phim hay nhất châu Âu tại Liên hoan phim châu Âu tại Varsava tháng 12.2006 và giải Oscar cho Phim ngoại quốc hay nhất tháng 2.2007.
Bối cảnh là nuớc Cộng hoà Dân chủ Đức năm 1984, năm năm trước khi Bức tường Berlin sụp đổ. Cốt truyện xoay quanh năm nhân vật chính, điển h́nh cho mối quan hệ phức tạp giữa giới trí thức và nhà cầm quyền. Georg Dreyman là một kịch gia nổi tiếng đă từng lănh giải văn học quốc gia. Bạn gái của anh, Christa-Maria Sieland là một diễn viên tài sắc vẹn toàn, rất xứng đôi vừa lứa với anh nhà văn trẻ tuổi đẹp trai. Cũng v́ vậy, cô lọt vào mắt xanh của Bộ trưởng văn hoá Bruno Hempf, cũng là uỷ viên Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản (Sozialistische Einheitspartei Deutschlands - SED). Để chiếm đoạt Christa-Maria, Hempf ra lệnh cho trung tá an ninh Anton Grubitz theo dơi để "vạch mặt" và loại trừ Dreyman, v́ tin chắc người trí thức nào cũng rắp tâm chống lại chính quyền. Công tác này, với tên mật là "Điệp vụ Lazlo", Grubitz giao cho đại uư Gerd Wiesler, một nhân viên kỳ cựu của Bộ an ninh quốc gia (Ministerium für Staatssicherheit – gọi tắt là Stasi). Wiesler cũng là giảng viên Trường công an, nơi đào tạo các sĩ quan an ninh.
Cả năm nhân vật này đều là "con cưng" của chế độ, mỗi người đều có một vị trí ưu đăi. Thành công và danh vọng cho phép Dreyman và Christa-Maria sống thoải mái trong một căn hộ rộng răi tiện nghi, đầy ắp sách vở và tác phẩm nghệ thuật. Không khác ǵ bên kia Bức Tường, nhưng khác xa những gia đ́nh "thường dân" phải xoay xở, chật vật hàng ngày với chế độ "phân phối xă hội chủ nghĩa". Bên cạnh Hempf, ông trùm hét ra lửa và nắm trong tay số mệnh của tất cả giới văn nghệ sĩ, Grubitz và Wiesler vừa là hiện thân vừa là công cụ của hệ thống quyền lực. Những bổng lộc dành cho họ (xe hơi, nhà cửa, và cả "dịch vụ" gái điếm) không thấm thía ǵ với cái quyền sinh sát trên người khác, ngay cả trên các "đồng chí", như anh học viên Stigler dại dột và khốn khổ của Trường công an đă phải hứng chịu khi lỡ miệng kể chuyện tiếu lâm về Tổng Bí thư Đảng Honecker trước mặt Grubitz.
Mở đầu với không khí nặng nề u tối của một buổi hỏi cung trong nhà giam và không gian sáng sủa nhưng lạnh lẽo của một lớp học Trường công an, cuốn phim hớp hồn người xem và không thả ra cho đến phút chót. Khán giả hồi hộp theo dơi các diễn biến, t́nh tiết bất ngờ nhưng vô cùng hợp lư, và hoà nhập lúc th́ với nhân vật này lúc th́ với nhân vật kia. Không một tiếng súng, không một màn đuổi bắt ngoạn mục hay một cảnh tra tấn máu me nào, không cả một tát tai, nhưng không khí vẫn căng thẳng, gay cấn. Người xem hết lo âu lại mừng rỡ, rồi căm giận cùng với các nhân vật, và xúc động với h́nh ảnh cuối.
Song cuốn phim không chỉ là một thriller chính trị hấp dẫn, mà c̣n là một vở kịch về nội tâm, một câu chuyện đạo đức. Chúng ta chứng kiến những giằng xé trong tâm lư của ba nhân vật. Christa-Maria yêu Dreyman nhưng cũng chấp nhận gian díu với bộ trưởng Hempf, tuy ghê tởm ông ta, và khi bị sa lưới công an th́ cũng đành ḷng phản bội để thoát thân và cứu lấy sự nghiệp của ḿnh. Dreyman là người trong sạch, chung thuỷ với bạn bè nhưng ngây thơ một cách tội nghiệp, và phần nào tự lừa dối ḿnh trước những mâu thuẫn của một người trí thức "chung chăn gối" với chính quyền. Wiesler là người có lư tưởng, niềm tin tuyệt đối vào chính nghĩa và xă hội chủ nghĩa, nhưng sau khi đụng chạm với những bộ mặt trần trụi của chế độ, phải chọn lựa giữa làm theo một mệnh lệnh bất nhân hay làm theo lương tâm của ḿnh dẫu phải hy sinh cả bản thân.
Câu chuyện đạo đức là những sự chọn lựa ấy, trong đó khó khăn và quyết liệt nhất là bài toán đặt ra cho Wiesler. Sự chọn lựa của Wiesler là kết quả của một quá tŕnh nội tâm, một sự cảm hoá, thay đổi cả con người đến số phận. Cuốn phim khéo léo cho thấy Wiesler dần dà thay đổi cách nh́n về hai đối tượng theo dơi, từ khinh ghét đến thiện cảm, sự ŕnh ṃ ngày đêm không c̣n là công tác mà là một đam mê riêng tư, lôi cuốn kẻ nghe trộm vào cuộc sống của người bị ŕnh rập, biến nhiệm vụ đàn áp thành sứ mệnh che chở. Cùng lúc, niềm tin của Wiesler vào chế độ ngày càng rạn nứt khi ông chứng kiến những âm mưu và sự tàn nhẫn của Grubitz, sự dâm ô sa đoạ của Hempf, và nhận thức đuợc bản chất vô nhân đạo của công việc ḿnh đuợc giao phó. Những t́nh tiết khách quan và diễn tiến nội tâm này là những bước tự nhiên đưa đến sự cải hoá của Wiesler, và cũng thay đổi cái nh́n của người xem về nhân vật. Đây là câu chuyện biến đổi của một con người lồng trong sự biến đổi của một đất nước, từ một sĩ quan quyền uy nhưng lạnh lùng và vô cảm như bộ máy ông ta phục vụ, trở thành một nhân viên quèn sau khi bị cất chức, rồi một người làm công khiêm tốn trong nước Đức thống nhất, vẫn lặng lẽ và lẻ loi như xưa, nhưng trong h́nh ảnh cuối của phim, ngời lên trong ánh mắt nỗi vui kín đáo của một người đă đuợc người khác hiểu cho lương tâm của ḿnh.
Có thể nói đây là một bộ phim tuyệt vời,
trên đủ mọi phương diện, từ cốt
truyện đến đạo diễn và diễn xuất,
rất xứng đáng với những giải đă
đoạt đuợc. Những diễn viên chính
đều xuất sắc, nhập vai và lột tả
đuợc những tâm trạng phức tạp của nhân
vật, nhất là Ulrich Mühe trong vai Wiesler. Họ đều
rất thích hợp với vai tṛ, từ Thomas Thieme trong
lốt bộ trưởng Hempf thô bỉ với bụng
phệ và mặt lợn, đến Martina Gedeck thể
hiện một Christa-Maria xinh đẹp và quyến rũ
nhưng yếu đuối. Một điểm đáng
để ư là trong phim có rất ít phụ nữ, ngoài vai
chính Christa-Maria và vài khuôn mặt thoáng qua, chỉ có hai vai
phụ xuất hiện vài phút, bà hàng xóm Meineke và cô gái
điếm Ute. Và cả ba đều ít nhiều là nạn
nhân, bà Meineke bị Wiesler đe doạ phải câm nín
để khỏi liên luỵ đến con, Christa-Maria là
đồ chơi của Hempf và Ute làm cái nghề trong xă
hội nào cũng bị khinh bỉ. Song trong ba
người, chính Ute lại là người ít yếu hèn
nhất, làm chủ t́nh h́nh, kể cả và nhất là
với Wiesler. Ute là người "trả thù" hộ
cho hai người đàn bà kia, trong một thế giới
của đàn ông và quyền lực, v́ sử dụng cái
chế ngự đàn ông và quyền lực : tính dục,
như lịch sử đă cho thấy bao nhiêu triều
đại, vua chúa, bộ trưởng và tổng thống
đă đổ v́ một người đàn bà.
Cấu trúc chặt chẽ, dàn dựng tài t́nh với nhiều ư độc đáo, ngôn ngữ điện ảnh điêu luyện, khó mà có thể nghĩ đây là một phim dài đầu tay của một đạo diễn trẻ và nhất là xuất thân từ Tây Đức và mới chỉ 16 tuổi khi Bức tường Berlin sụp đổ. Sự vững vàng này vừa chứng minh tài năng của đạo diễn Florian Henckel von Donnersmarck vừa là kết quả của một công tŕnh nghiên cứu rất nghiêm túc. Trong suốt 4 năm, Henckel von Donnersmarck tham khảo các chuyên gia và sử gia, miệt mài với sách vở và tài liệu, thậm chí có lúc vào ở hẳn cả mấy tháng trong tu viện của ông chú để tập trung làm việc. Nhờ thế, phim của anh rất "thật", như nhiều người đă sống những năm tháng ấy ở Đông Đức đánh giá, từ nhà viết ca khúc nổi tiếng Wolf Biermann phát biểu trên báo chí đến những người dân tầm thường viết thư cho đạo diễn để nói rằng cuốn phim đă làm sống dậy quăng đời ấy như thế nào.
Das Leben der anderen là trường hợp hiếm có của một tác phẩm vừa là phim nghệ thuật vừa là phim đại chúng. Phim nghệ thuật v́ diễn tả những đề tài tinh tế bằng một ngôn ngữ điện ảnh riêng và độc đáo, làm hài ḷng những khán giả khó tính nhất về cả nội dung lẫn kỹ thuật, thẩm mỹ. Phim đại chúng v́ thu hút và làm xúc động được đông đảo người xem, không kênh kiệu tự giới hạn ḿnh vào tháp ngà của một thiểu số "trí thức". V́ thế mà chỉ bốn tháng sau ngày tŕnh chiếu đầu tiên, đă có 1,3 triệu người xem ở Đức, toàn thể Quốc hội Đức cùng đi xem chung và Tổng thống liên bang Horst Koehler bay về Bonn tham dự một buổi chiếu cho học sinh. Tại các festival, phim đoạt hàng loạt giải, được chuyển ngữ sang nhiều thứ tiếng và hơn 30 nước mua ấn bản.
Giá trị của một cuốn phim, như của mọi tác phẩm khác, không chỉ là những cá tính hay, dở của tự bản thân nó mà c̣n do khả năng làm nảy ra những suy nghĩ, b́nh luận và cả tranh căi. Đạo diễn Henckel von Donnersmarck dư biết là đề tài Stasi và chế độ độc tài của Đông Đức sẽ mở màn cho một cuộc tranh luận, thậm chí đó là mục đích của anh. Những phản ứng, tranh căi sôi nổi xoay quanh cuốn phim và các các đề tài liên quan -- bộ máy Stasi, quan hệ giữa trí thức và quyền lực, lương tâm và trách nhiệm của mỗi cá nhân -- đă đưa cuốn phim ra khỏi phạm vi điện ảnh thuần tuư để thành một hiện tượng xă hội.
Trong số (ít) những phê b́nh phản đối cuốn phim, có người nói là qua nhân vật Wiesler, cuốn phim tô hồng quá khứ và cho bộ máy Stasi một h́nh ảnh quá nhân ái. Nói như thế không đúng v́ hai nhân vật ghê sợ Hempf và Grubitz mới tượng trưng cho Stasi và cả cuốn phim cũng đă cho thấy rơ sự tàn bạo của bộ máy này.
Cũng có ư kiến cho rằng sự cảm hoá của Wiesler là quá lư tưởng, quá thần tiên và không thể xảy ra với những người của Stasi. Theo giáo sư Manfred Wilke, chủ nhiệm bộ môn nghiên cứu về đảng SED và nhà nước Cộng hoà Dân chủ Đức tại đại học Freie Universität Berlin, chuyên gia cố vấn cho phim, viết trong phần phụ lục của kịch bản phim [1], ngay từ khi Gorbatchev lên nắm chính quyền ở Liên Xô năm 1985, lập trường của nhiều viên chức Đông Đức đă bắt đầu lung lay, họ linh cảm những biến đổi sẽ phải đến và lo ngại trước sự thụ động bưng bít của một giới lănh đạo không dám nh́n thẳng vào t́nh h́nh. Như Wiesler, tuy có thay đổi trong suy nghĩ, họ không đi xa tới mức chống đối ra mặt nhưng lẳng lặng bất phục tùng. Đến năm 1989 h́nh thức âm thầm phản kháng này khá phổ biến, là một trong những yếu tố vô hiệu hoá bộ máy quyền lực của đảng SED và góp phần vào sự thành công của cuộc cách mạng hoà b́nh ở Đông Đức. Tháng 10.1989, khi nổ ra những cuộc biểu t́nh khắp nơi, có nhiều trường hợp cán bộ địa phương bất tuân lệnh hay đi ngược lại đường lối của Trung ương Đảng. Ở Leipzig, ba bí thư địa phương tuyên bố không thi hành lệnh đàn áp biểu t́nh bằng vũ lực ban ra từ lănh đạo SED của thành phố. Thị trưởng thành phố Dresden, Wolfgang Berghofer, mời một nhóm biểu t́nh đến cùng bàn về t́nh h́nh. Và 23 giờ 30 đêm 9.11.1989, thiếu tá quân đội Manfred Sens và trung tá an ninh Harald Jäger, đồng chỉ huy nhóm công an biên pḥng tại cửa khẩu của Bức tường Berlin ở đường Bornholmer, quyết định băi bỏ mọi kiểm soát, cho phép tự do đi từ Đông sang Tây, mở ra lỗ hổng đầu tiên trong Bức tường.
Tất nhiên, vào thời điểm ấy, gió đă đổi chiều và nguy cơ bay đầu v́ tội phản quốc hay bắt tay với địch cũng đă nhỏ đi, nhưng không phải là đă hoàn toàn biến mất. Đó vẫn là những con én góp phần làm ra mùa xuân nhưng họ cũng không làm quên đi mùa đông giá lạnh bao trùm lên Đông Đức trong suốt mấy chục năm.
Bộ Stasi đươc thành lập năm 1950 dưới tên là Staatssicherheitsdienst (cơ quan an ninh quốc gia) theo mô h́nh KGB, khi Đông Đức c̣n nằm dưới quyền kiểm soát của Liên Xô, để phát hiện, theo dơi và trấn áp những phần tử chống đối lại chế độ. Trong thế giới của chiến tranh lạnh, của bức màn sắt và sự đối chọi quyết liệt giữa các cơ quan gián điệp và phản gián của khối Đông Âu và khối Tây phương, vấn đề an ninh quốc gia trở thành nỗi ám ảnh của nhà cầm quyền, lư do chính đáng dùng bất cứ mọi biện pháp nào để bảo vệ chế độ. Phương châm của bộ Stasi là "Schild und Schwert der Partei" : Lá chắn và thanh gươm của Đảng. Yêu nước là yêu chủ nghĩa xă hội, chống lại Đảng là phản quốc. Mọi công dân yêu nước đều có nhiệm vụ bảo vệ chế độ và tố cáo những phần tử chống chế độ. Trên cơ sở lư luận đanh thép đó, bộ máy công an, công cụ đắc lực nhất của chế độ, có nhiệm vụ diệt trừ kẻ địch từ trong trứng nước, biến mọi người công dân hoặc thành kẻ khả nghi hoặc thành người chỉ điểm. Năm 1989, bộ Stasi có 91 000 nhân viên và một đội quân vô h́nh 300 000 người chỉ điểm, gọi tắt là IM (Inoffizieller Mitarbeiter – cộng tác viên không chính thức). Những con số khổng lồ trong với bất cứ nước nào, và càng kinh sợ trong một Đông Đức chỉ có hơn 16 triệu dân. Như thế, cứ 50 người dân lại có một người trực tiếp hay gián tiếp là tai mắt của bộ máy công an. Một bộ máy càng khiếp đảm v́ bao trùm trong bí mật, tông tích các chỉ điểm được giữa kín, không biết ai là ai. Bất cứ ai cũng có thể tố cáo ḿnh, kể cả những người thân cận ḿnh nhất, và chính ḿnh cũng có thể bị nghi ngờ là một trong những cái bóng của đội quân vô h́nh ấy.
Những ai đă sống vào thời kỳ ấy đều kêu lên khi xem cuốn phim: đúng, chúng tôi đă sống lại đúng cái không khí như thế.
Ngay từ những h́nh ảnh đầu, khán giả đuợc lôi cuốn vào một thế giới hai mặt, vừa sáng vừa tối, trong đó mọi sinh hoạt, mọi câu nói, cử chỉ vừa có ư nghĩa b́nh thường của nó vừa phảng phất những hàm ư, càng mơ hồ càng đáng sợ. Trong thế giới ấy, con người vẫn sống như ở mọi nơi, với những vui buồn, yêu ghét, lo toan hay mơ mộng b́nh thường, nhưng dưới một bức màn vô h́nh của sợ hăi và nghi kỵ. Cái khoảng tranh tối tranh sáng ấy là ranh giới giữa cuộc sống b́nh thường và thế giới của tù tội, của Stasi và các buổi hỏi cung. Mỗi người như đi trên một sợi dây, lằn ranh mỏng manh giữa dương và âm, giữa hạnh phúc và tai hoạ, đang ở trong ánh sáng đấy nhưng bất cứ lúc nào cũng có thể sa vào cái hố đen sâu thẳm gần kề, nếu có bàn tay nào từ trong bóng tối ấy kéo xuống. Das Leben der anderen hầu như không có ngoại cảnh và đa số là các cảnh về đêm, một phần có lẽ v́ ngân sách eo hẹp (rất khiêm tốn với chỉ 1,6 triệu euros), nhưng có lẽ chính để diễn tả cái thế giới của bóng đêm, nơi không ai biết cái ǵ có thể xảy ra, nơi chứa đựng tất cả những nỗi bất an và kinh hoàng của mỗi người.
Wolf Biermann, nhà viết ca khúc nổi tiếng đă từ Tây Đức di cư sang Đông Đức năm 1953, lúc 17 tuổi, v́ tin rằng ở đấy có thể sống đúng với lư tưởng cộng sản của ḿnh, để rồi là nạn nhân của Stasi và phải trở lại sống ở Tây Đức, viết về cuốn phim như sau : « Không khí chính trị rất thật. Cốt truyện làm tôi cảm động. Tại sao ? Có thể v́ tôi quá đa cảm, v́ đuợc lôi cuốn bởi rất nhiều chi tiết như rút từ trong quá khứ của chính ḿnh từ khi tất cả các tác phẩm của tôi bị cấm đoán năm 1965 cho đến lúc tôi bị rút quốc tịch năm 1976... Trong số 10 000 trang hồ sơ của tôi ở Stasi, tôi đếm tới 215 bí danh của không biết bao nhiêu tên chỉ điểm... Cuốn phim đă cho phép tôi mượn khuôn mặt của các diễn viên gắn lên những tên côn đồ vô h́nh ấy những sắc mặt bây giờ tôi có thể đọc được... Đây là lần đầu tiên tôi có thể thấy những bóng ma như những con người, nh́n thấu đến tận tim gan họ. Những bóng ma đang ra khỏi bóng tối. Lắm khi một tác phẩm nghệ thuật c̣n có sức mạnh hơn những tài liệu thật...» [2]
Wolf Biermann cũng cho biết, khi thấy tên đạo diễn sau khi xem phim, ông rất ngỡ ngàng v́ trước đó khoảng hai năm, đă nhận đuợc bản thảo kịch bản phim từ Florian Henckel von Donnersmarck và chỉ bực ḿnh lật sơ qua, không muốn dính dáng ǵ đến : « Lúc ấy tôi tin chắc rằng anh chàng tập sự quay phim này, ngây thơ và con nhà giàu, lại may mắn sinh sau đẻ muộn ở Tây Đức, làm sao có thể làm được ǵ với cái đề tài Đông Đức này, về mặt chính trị cũng như nghệ thuật ». Nhưng Biermann cũng gián tiếp có mặt trong cuốn phim qua nhân vật Albert Jerska, bạn của Dreyman, và bị trù dập, cấm hành nghề sau khi đă kư kiến nghị phản đối việc Biermann bị rút quốc tịch. Và có lẽ Henckel von Donnersmarck c̣n có một cái nháy mắt khác hướng về Biermann khi chọn tên nhân vật Christa-Maria, v́ trong thời điểm ấy, Biermann cũng chung sống với một nữ diễn viên, tên là Eva-Maria Hagen, theo ông sang Tây Đức khi ông mất quốc tịch.
Nhân vật Albert Jerska, tuy chỉ xuất hiện trong hai cảnh của phim, có vai tṛ quan trọng. Ông biểu hiện cho những văn nghệ sĩ, trí thức bị trù dập qua biện pháp cấm hành nghề (Berufsverbot). Dreyman cố gắng xin bộ trưởng Hempf rút lại lệnh cấm nhưng bị Hempf chặn họng ngay : « Cấm đoán hành nghề ? Ở chúng ta làm ǵ có chuyện đó ! Bạn nên ăn nói cẩn thận một chút ! ». Lại một lư luận chắc nịch : cái ǵ không chính thức, không tuyên bố, th́ là không có, do đó không thể huỷ được. C̣n thực tế thế nào là chuyện khác. Trong một cảnh phim khác, Grubitz giải thích cách hay nhất để bẻ gẫy ư chí và thui chột tâm hồn của "bọn trí thức" : cắt hết quan hệ xă hội, cô lập hắn, không cho hắn biết tại sao bị trừng phạt và cho đến bao giờ, sau một thời gian hắn sẽ không c̣n làm nổi ǵ nữa, văn sĩ không c̣n viết, hoạ sĩ không c̣n vẽ, thế là hết. Và Jerska cũng đă chấm dứt đời ḿnh v́ « Một đạo diễn mà không đuợc dựng kịch th́ c̣n có ǵ ? Có khác ǵ một anh chiếu phim không có phim, một anh xay bột không có bột. Hắn chẳng c̣n ǵ cả... Chẳng c̣n ǵ hết ».
Cái chết của Jerska khiến Dreyman quyết định viết một bài về vấn đề tự tử ở Đông Đức để chuyền sang Tây Đức đăng trên tạp chí Der Spiegel. Bài báo này là sự kiện chốt dẫn đến những đoạn cao điểm của cuốn phim và thay đổi cuộc đời của các nhân vật. Hôm được tin Jerska tự tử, Dreyman buồn bă lấy bản nhạc là quà tặng sinh nhật của Jerska, đặt lên piano và bắt đầu chơi. Bản Die Sonate vom Guten Menschen (Xonat của những con người tử tế) hay tuyệt vời, những âm thanh buồn sâu lắng đi thẳng vào ḷng người và Dreyman thốt lên sau khi chơi xong : « Có người nào sau khi nghe xong những nốt nhạc này, thật sự lắng nghe, c̣n có thể là kẻ xấu ? ». Trong căn gác đặt giàn máy nghe, Wiesler ngồi bất động như bức tượng.
Người xem tất nhiên nghĩ ngay đến vở kịch Der Gute Mensch von Sezuan (Người tử tế ở Tứ Xuyên) của văn hào Đức Bertolt Brecht. Đây là câu chuyện ba vị thần xuống hạ giới đi t́m một người tử tế, ở đâu họ cũng bị xua đuổi và người duy nhất đón họ về là một cô gái điếm. Cảm kích ḷng tốt của cô, họ giúp cô một món tiền để cô mở một hàng bán thuốc lá. Nhưng từ đó, người ta kéo đến xin xỏ nhiều đến nỗi cô phải bịa ra một một người anh họ dữ dằn, cải trang thành anh ta khi nào phải từ chối ai. Brecht muốn nói qua đó là con người có thể vừa tốt vừa xấu, vừa tham lam vửa rộng lượng. Với quan điểm mác-xít của Brecht, vở kịch cũng là một phúng dụ chính trị, kinh tế và đặt ra câu hỏi : trong thế giới kinh tế tư bản, có c̣n chỗ cho ḷng tốt ?
Trong bối cảnh của phim, câu hỏi là : trong sự đấu tranh giữa thiện và ác ở mỗi con người, làm sao để cái tốt thắng cái xấu ? Làm sao để cái tốt ngăn cản một người không làm một việc xấu ? Khi phải chọn giữa tố cáo hay bao che cho Dreyman, giữa con người Stasi và cái gốc nhân bản của ḿnh, v́ Wiesler cơ bản là người đàng hoàng, cái ǵ đă khiến ông ta ngả về ánh sáng thay v́ bóng tối, về thiện thay v́ ác ? Tượng trưng cho những ǵ dẫn dắt Wiesler đến quyết định ấy là bản xonat và cuốn sách của Brecht ông lấy trộm trong nhà Dreyman, sau khi nghe Dreyman say sưa đọc cho Christa-Maria.
Một quyển sách, một bản nhạc, nói cách khác văn hoá đă cảm hoá Wiesler, đưa ông trở về với con người của ḿnh. Ngày đêm nghe ngóng Dreyman và Christa-Maria, ngay cả trong những lúc họ ân ái với nhau, Wiesler càng ngày càng đo lường sự khác biệt giữa cuộc sống của ông và của họ. Họ sống giữa sách vở bề bộn, bạn bè lui tới. Ông sống cô đơn trong một căn hộ tiện nghi nhưng lạnh lẽo, vô hồn. Tuy bị theo dơi, họ tự do và phóng khoáng hơn ông, ngày đêm chôn chân trong căn gác để ghi chép vào hồ sơ những ǵ nghe thấy.
Cao lớn (2 thước 5 phân), mắt xanh, tóc vàng, ăn nói lịch thiệp, Florian Henckel von Donnersmarck xuất thân từ một gia đ́nh quí tộc từ thế kỷ XIV của miền Schlesien (Silesie, Bắc Đức), và sinh tại Köln (Cologne) năm 1973. Tên của anh viết tắt (!) từ Florian Maria Georg Christian Graf Henckel von Donnersmarck. C̣n tương đối ngắn gọn so với tên của cha : Maria Lazarus Leo-Ferdinand Romwolt Wilhelm Edwin Gerhard Stefan Graf Henckel von Donnersmarck. Gia đ́nh anh dọn sang New York năm anh hai tuổi và trở lại Tây Bá Linh năm 1981, trước khi chuyển về Frankfurt và sau đó sang Bỉ, ở Bruxelles. Sau khi tốt nghiệp trung học, Henckel von Donnersmarck sang học tiếng Nga ở Leningrad/St.Petersbourg rồi chính trị, kinh tế và triết tại Oxford. Sir Richard Altenborough, đạo diễn nổi tiếng và lúc ấy là giáo sư kịch nghệ tại Oxford, để ư đến tài viết văn của anh và khuyên anh theo nghề điện ảnh. Henckel von Donnersmarck về Đức theo học tại Học viện Truyền h́nh & Điện ảnh Munich (Hochschule für Fernsehen und Film München). Das Leben der anderen là phim dài đầu tiên của anh, trước đó anh đă quay một số phim ngắn : Mitternacht (Midnight, 1996), Das Datum (For the Rest of Our Lives, 1997), Dobermann (1999), Der Templer (The Crusader, 2001), và Großstadt Schocker (What the Witness Saw, 2002), cũng đoạt nhiều giải dành cho thể loại này.
Bản Die Sonate vom Guten Menschen là do nhạc sĩ Gabriel Yared soạn cho phim. Gabriel Yared sinh tại Lebanon năm 1949, sống tại Pháp và đă viết nhạc cho 70 bộ phim. Ông cũng đă đoạt nhiều giải, trong đó có ba giải Golden Globe, Academy Award và Grammy Award cho phim The English Patient (1997).
Sebastian Koch (Dreyman), Ulrich Mühe (Wiesler), Thomas Thieme (Hempf), Ulrich Tukur (Grubitz) và Martina Gedeck (Christa-Maria) đều là những diễn viên nổi tiếng, họ đă nhận đóng phim này với thù lao rất thấp so với mức b́nh thường của họ.
Trong những tuần lễ sau khi cuốn phim bắt đầu chiếu, số người đăng kư xem hồ sơ của Stasi về ḿnh tăng gấp đôi. Như một vết thương âm ỉ, lâu ngày tưởng đă quên đi nhưng chạm phải lại đau nhói, vấn đề Stasi lại bùng lên với những tranh căi sôi nổi, đặc biệt xoay quanh chính diễn viên Ulrich Mühe, người đóng vai Wiesler.
Ulrich Mühe có viết một cuốn sách ra mắt cùng với cuốn phim, trong đó ông kể lại ông đă đau khổ như thế nào, năm 2001, khi xem hồ sơ của ḿnh và biết được chính người vợ của ông lúc ấy, trong những năm 1980, đă là một "cộng tác viên không chính thức" thường xuyên gặp một nhân viên Stasi để báo cáo về chồng và các đồng nghiệp diễn viên khác. Jenny Gröllmann cũng là một diễn viên, họ gặp nhau khi quay phim và lấy nhau, một cặp lư tưởng của điện ảnh Đông Đức thời ấy. Họ ly dị sau đó và cả hai hiện nay vẫn ở Berlin, chỉ cách nhau một con đường. Bà Gröllmann phủ nhận đă làm cho Stasi và xin toà án ra lệnh cấm phát hành cuốn sách ấy. Báo chí Đức đa số bênh vực Ulrich Mühe, khen ông và cuốn phim đă nêu lên những sự thật đen tối của nhà nước công an Đông Đức. Trả lời ư kiến cho rằng đây là một mánh để lăng xê cuốn phim, Ulrich Mühe nói ông cảm thấy phải tiết lộ sự kiện ấy để t́m lại sự thanh thản trong tâm hồn.
Trường hợp của Ulrich Mühe là một thí dụ cho thấy vấn đề Stasi c̣n rất nhức nhối đối với rất nhiều người. Một bộ máy khổng lồ như thế, với hàng trăm ngàn người tham gia và đè nặng lên hầu hết mọi mặt cuộc sống của hàng triệu người khác, làm sao có thể tan biến mà không để lại dấu tích ǵ trong tâm khảm người dân. Đối với những người liên can, dù là nạn nhân hay thủ phạm, quá khứ mới chỉ là hôm qua. Và hầu hết các nhà phê b́nh, dư luận quần chúng đều đồng ư là cuốn phim đến đúng lúc v́ đây là lần đầu tiên từ 17 năm, từ khi Đông Đức bị xoá trên bản đồ, vấn đề Stasi trở thành một chủ đề và được đặt một cách nghiêm túc.
Những ngày tháng hồ hởi đầu tiên sau khi Bức tường sụp đổ và nước Đức thống nhất nhường chỗ cho những vấn đề và thử thách của thực tế. Cái hố chia rẽ hai phần của nước Đức không chỉ là khác biệt về mức độ phát triển kinh tế mà c̣n là khác biệt về tâm lư, tư duy, đời sống xă hội và cả văn hoá. Phía Đông Đức, các quy luật khắt khe của kinh tế tư bản là cú sốc cho người dân thấy các nhà máy lần lượt đóng cửa v́ không thể cạnh tranh, cả một tổ chức xă hội tan ră và mọi giá trị bị đảo lộn. Phía Tây Đức, cái giá phải trả cho công cuộc thống nhất đất nước đè nặng lên ngân sách quốc gia, đụng chạm đến quyền lợi xă hội của nhiều người. Nhưng nhất là sự cảm thông giữa hai miền, sau những giây phút dạt dào t́nh cảm lúc đầu, không đương nhiên như người ta tưởng. Một bức tường vô h́nh dần dần dựng lên giữa các Wessies kẻ cả và hănh diện về sức mạnh kinh tế của ḿnh và các Ossies mang mặc cảm thua kém và tự ái. Tuy sự thống nhất đất nước không phải là kết quả của một cuộc chiến, nhưng ở đây có đủ các tâm trạng đối nghịch của một bên thắng trận và một bên bại trận. Do đó không ngạc nhiên mà trong những năm sau này ngày càng nảy nở ở Đông Đức cũ một sự nuối tiếc quá khứ, đi t́m lại trong cuộc sống ngày trước những cái ǵ có thể tự hào và trả lại cho ḿnh một bản sắc riêng biệt.
Hiện tượng Ostalgie này thể hiện qua một loạt phim như Sonnenallee của Leander Haussmann và Helden wie wir của Sebastian Peterson (1999), và gần đây hơn, thành công nhất là Goodbye Lenin của Wolfgang Becker (2003) với hơn 6 triệu người xem ở Đức. Tâm trạng này có thể hiểu đuợc và cũng đáng trân trọng nếu nằm trong một quá tŕnh nh́n lại quá khứ chung và rút ra những bài học của lịch sử chung. Nhưng nó cũng dễ đưa đến tô hồng, bào chữa hay thậm chí phủ nhận những điểm đen của chế độ cũ. Goodbye Lenin là một phim rất hay, thông minh không rơi vào khuyết điểm ấy nhưng không phải ai cũng tránh đuợc nguy cơ này.
Người Đức rất quan tâm đến những tác phẩm nói về quá khứ của đất nước, những phim như Der Untergang (Downfall), 2004, về những ngày cuối của Hitler trong lô cốt ở Berlin, Sophie Scholl – Die letzten Tage (2005) về nhưng ngày cuối của Sophie Scholl, một sinh viên thuộc nhóm Weisse Rose chống lại chính quyền nazi ở Munich và bị xử tử năm 1943, đều có cả triệu người đi xem. Das Leben der anderen đánh dấu một bước ngoặt v́ là phim đầu tiên đề cập một cách thật sự phê phán một giai đoạn đen tối của lịch sự hiện đại, với một phong cách trầm tĩnh và cái nh́n nhân bản. Và như Wolf Biermann nói : « Cuốn phim đầu tay này làm tôi nghĩ sự đối diện thực sự sâu sắc với chế độ độc tài thứ nh́ của nước Đức mới chỉ bắt đầu. Và có lẽ cũng nên để công việc này cho những người đă không phải sống những bất hạnh ấy ».
Das Leben von anderen là một tựa hay, dễ dịch nên các ấn bản Anh, Pháp, Tây Ban Nha tất nhiên là The Life of Others, La Vie des autres, la Vida de los Otros, v.v. Nhưng dịch sang tiếng Việt th́ rắc rối hơn : có người hiểu là Cuộc sống người khác, có người hiểu là Cuộc đời kẻ khác. Thật ra th́ hiểu thế nào cũng được, Wiesler theo dơi cuộc sống hàng ngày của Dreyman và Christa-Maria, và những quyết định, hành động của ông thay đổi cuộc đời của họ cũng như của chính ông. Mặt khác, chính cuộc sống hàng ngày của cặp t́nh nhân cũng làm đảo lộn con người và số phận của Wiesler. Das Leben ở đây vừa là cuộc sống, cuộc đời và cả thân phận từng người. Số phận của các nhân vật gắn liền với nhau, như trong một quan hệ duyên-nợ, nhân quả rất Á Đông. Như một nhà văn Mỹ, về một đề tài khác, đă viết để kết luận cuốn sách nhỏ của ḿnh : « người này ảnh hưởng lên người kia và người kia lên người khác nữa, thế giới đầy ắp những câu chuyện nhưng tất cả mọi câu chuyện chỉ là một ». [3] Ở đâu cũng thế, lúc nào cũng thế, cũng có những bi hài kịch của tham vọng và quyền lực, những dối trá và thủ đoạn, một Albert Jerska không thể nào không làm liên tưởng đến những Phùng Quán, Phùng Cung, Trần Dần, nhưng lúc nào cũng vẫn không thiếu những người biết và cố sống sao cho tử tế.
Tháng 4.2007
[1] Das Leben der anderen, Filmbuch von Florian Henckel von Donnersmarck, Suhrkamp, Frankfurt am Main, 2007 (Kịch bản và phụ lục của đạo diễn và phỏng vấn các diễn viên chính).
[2] Wolf Biermann, The Ghosts are leaving the shadow, bản dịch tiếng Anh của Signandsight.com, 29.3.2007, nguyên tác tiếng Đức đăng trên Die Welt, 22.3.2006.
[3] " ... each affects the other and the other affects the next, and the world is full of stories, but the stories are all one", Mitch Albom, The Five people you meet in heaven, Hyperion, New York, 2003.
Copyright © 2006 by Dien Dan Forum, BP 50, 92340 Bourg-La-Reine, France