CÁI MUỖNG

Văn Quang

 

                          https://3.bp.blogspot.com/_kkiDRMNjspo/TJpJeKpqhQI/AAAAAAAACfo/pd2cJBWhiRo/s1600/spoon.jpg

 

                                       

 

I. Tôi không nhớ rơ năm đó là năm thứ mấy chúng tôi "học tập cải tạo", chỉ biết rằng đă có những người "quen" với những ngày tháng cực khổ, dài lê thê trong những căn nhà giam được "xây dựng" bằng đủ thứ kiểu giữa những vùng rừng núi âm u. Ở Sơn La th́ "trại" được làm trên những nhà tù từ thời xa xưa, chỉ c̣n lại những cái nền nhà lỗ chỗ, người ta dựng vách đất trộn rơm, mái lợp bằng các kiểu lá rừng, miễn sao che kín được khung trời.

 

Nơi này xưa kia, Pháp dùng để giam giữ tù chính trị, rồi một thời gian sau, VN giam những người tù Thái Lan và trong chiến tranh đă có khi người ta dùng làm "công binh xưởng" chế tạo lựu đạn. V́ thế nên thỉnh thoảng chúng tôi nhặt được một cái vỏ lựu đạn ở đâu đó quanh khu vực này. Ở Vĩnh Phú th́ nhà tranh vách đất, ngoại trừ một khu người ta gọi là khu "biệt kích" gồm vài căn nhà "xây dựng kiên cố" bằng gạch lợp tôn xi măng. Chúng tôi "được học tập cải tạo" trong dăy nhà này. Cũng nghe người ta nói lại là khu này trước kia dùng để giam giữ những người lính biệt kích đă từng nhảy dù ra Bắc rồi bị bắt giam ở những khu đặc biệt đó. Muốn vào khu này phải qua hai lần cổng có tường gạch bao quanh. Nhưng có lẽ khi giam giữ biệt kích th́ khác, c̣n khi chúng tôi "được giam" ở đây có vẻ như "cởi mở" hơn v́ những cánh cổng thường không đóng bao giờ. Họ để cho chúng tôi đi lao động hàng ngày cho khỏi phải mở ra mở vào.

Cuộc sống dù cực khổ đến đâu, sống măi rồi người ta cũng phải quen. Nhịp sống hàng ngày cứ thế trôi đi dù là trong đói rét, thiếu thốn và trong những cấm đoán vô cùng khe khắt. Nhà tù nào chẳng thế, nó có những quy luật và quy định riêng. Những ngày đầu người ta cấm luôn cả trà, cà phê, thậm chí cấm cả đeo kính cận. Nhưng sau này nới dần, những thứ như thế không bị cấm nữa. Chỉ c̣n những thứ đă thành "luật" th́ luôn bị cấm và cấm ở bất cứ đâu. Cấm "mua bán đổi chác linh tinh", cấm dùng thức ăn lâu ngày bằng bột, cấm tỏi và cấm tất cả những dụng cụ sinh hoạt bằng sắt như dao, kéo, muỗng nĩa… Tuy vậy có anh tù nào lại ngây thơ ngoan ngoăn đến nỗi tuân theo hoàn toàn những quy định ấy. Mua bán đổi chác linh tinh vẫn cứ diễn ra, dao kéo vẫn cứ được lén lút xử dụng hàng ngày nhưng đó là những thứ đă được "cải biên" thành dao kéo mini nhỏ nhắn cho dễ cất giấu. Nó là những vật dụng cần thiết cho đời sống hàng ngày, dù có bị bắt th́ cũng chỉ bị tịch thu chứ không đến nỗi bị cùm một hoặc hai chân –tùy theo tội– đưa vào "thiên lao" tức là thứ pḥng giam đặc biệt trong trại tù.

 

II. Ngày qua ngày, cái "không khí êm ả" của trại giam trở nên phẳng lặng nhưng dĩ nhiên là không thể nào nói rằng đó là thứ "an tâm, hồ hởi phấn khởi" mà bất kỳ anh "trại viên" nào cũng cứ phải viết khi phải làm những "bản kiểm điểm", mặc dù kể cả người viết và người đọc đều chẳng ai tin.

Nhưng cái không khí ấy đôi khi bỗng nhiên bị xáo trộn. Vào một buổi sáng tinh mơ, khi chúng tôi đang ngồi ở cái sân đất giữa trại, chuẩn bị gọi tên từng đội đi lao động để "một ngày lại vinh quang như mọi ngày" th́ bỗng đâu toán lính gác trại tù sồng sộc chạy vào. Họ chạy rầm rập như ra trận, súng ống chĩa về phía "quân thù", mặt mũi "khẩn trương" rơ rệt. Họ sộc thẳng vào pḥng giam trống hốc cứ làm như có địch ẩn nấp đâu trong đó.

 Chúng tôi ngẩn ngơ đứng nh́n, không hiểu họ giở tṛ ǵ. Có những khuôn mặt lo lắng, một nỗi lo bâng quơ. Chuyển trại hay có một ai đó trốn trại? Chưa biết. Toán lính lục tung hết mọi thứ đồ đạc ít ỏi mà mỗi người tù có được trong gói hành trang của riêng ḿnh. Sau đó chừng nửa giờ, một vài gói đồ bị tịch thu được vác lên "pḥng thi đua". Lúc đó th́ chúng tôi mới hiểu rằng đó chỉ là một kiểu khám pḥng để t́m ra những thứ đồ "quốc cấm" của trại đă quy định.

Thật ra, đó cũng là cái cung cách mà ở những "trại cải tạo" thường dùng để khuấy động cái không khí trầm lặng dễ phát sinh ra những "tiêu cực". Bởi trong cái sự yên b́nh của một trại giam, người tù có thể liên kết với nhau làm một chuyện ǵ đó như tổ chức trốn trại hoặc có thể có những vụ xúi giục "tuyệt thực", bàn bạc chống đối… Và nếu nói đến sự chống đối th́ có hàng trăm thứ để có thể chống đối được. Thí dụ sự ăn đói, sự đối xử bất công, sự oan ức vô lư, sự trù dập của một vài anh "quản giáo", sự hỗn hào của mấy anh lính vơ trang. Chuyện ǵ cũng có thể chống đối được. V́ thế thỉnh thoảng họ phải làm cho cái không khí đó mất hẳn cái vẻ trầm lặng để chứng tỏ lúc nào họ cũng đề pḥng, lúc nào họ cũng "đề cao cảnh giác", lúc nào họ cũng sẵn sàng đối phó với mọi "mưu đồ".

 

Các anh tù đừng có tưởng bở, chẳng bao giờ yên đâu. Cứ sau mỗi lần như thế, chắc chắn thế nào họ chẳng vớ được một anh nào đó giấu những thứ vớ vẩn như dao kéo, thư từ, sách vở tiếng nước ngoài, tiền bạc, đồ dùng ngoài quy định. Tất nhiên sẽ có những cuộc "kiểm điểm, phê b́nh" mà chúng tôi gọi là những "buổi tối ngồi đồng" để từ đó hy vọng ḷi ra một vài cái "tội". Đội nào khôn ngoan th́ cứ ngồi im, ai "phê" th́ cứ mặc, c̣n căi là c̣n "ngồi đồng". Đi làm suốt một ngày mệt mỏi đến thở không ra, tối về c̣n ngồi đồng, c̣n "phê b́nh" c̣n "kiểm thảo" th́ chịu sao nổi. Nay "làm chưa xong" th́ mai lại ngồi tiếp, ngồi cho đến khi nào t́m ra tội mới thôi. Tội nặng, tội nhẹ tùy theo t́nh h́nh của từng thời điểm.

Thời điểm "căng" th́ vào nhà kỷ luật đặc biệt nằm "treo một chân", thời điểm nhẹ nhàng th́ cảnh cáo, ghi tội vào biên bản. Và họ sẽ có những biện pháp an toàn như chuyển đổi năm bẩy anh từ đội này sang đội khác để pḥng tránh những chuyện thông đồng, những tổ chức, những phe nhóm có thể gây nguy hại đến an ninh của trại tù.

 Chung quy đó chỉ là một cách đào xới tung cái tinh thần "tưởng rằng yên ổn" của mấy anh "trại viên" c̣n tỏ ra cứng đầu, c̣n có mưu toan lôi kéo người này người kia vào trong phe ḿnh để từ đó có những yêu sách hoặc toan tính bất lợi cho trại tù. Quả là mỗi lần như thế trại tù cũng rối tung lên và làm cho những anh yếu bóng vía thường phải sống dựa vào tinh thần bè bạn càng thêm rụt rè, chẳng biết tin vào ai được nữa. Nhưng riết rồi tṛ ǵ cũng thành quen và đối với một số người "chẳng có ǵ để mất" th́ họ trơ như đá, muốn làm ǵ th́ làm, chỉ có cái thân tù đói này thôi, sống cũng được mà chết cũng chẳng sao.

Có lẽ tôi cũng đă học tập được cái tinh thần ấy của những anh bạn trẻ, bởi tôi cũng chẳng có ǵ để mất. Vợ con nhà cửa đều đă mất tất cả rồi, chẳng có ǵ phải lo. Đôi khi tôi sống tưng tưng, ông anh rể ở Sàig̣n gửi cho cái ǵ th́ nhận cái nấy. Và một sự thật không thể quên là nếu không có ông anh rể tốt bụng đó th́ tôi cũng đă trở thành một thứ "caritas" như một số anh em ở trong trại tù rồi. Tức là những người chẳng có ai thăm nuôi.

 

Những bà vợ đau khổ với những gia đ́nh đói rách lầm than, họ lo cho chính họ c̣n không xong th́ lấy ǵ đi "thăm nuôi" người ở trong tù mà lại tù ở tuốt tận miền Bắc xa tít mù tắp. Thậm chí có người c̣n vui mừng khi thấy vợ ḿnh bước đi bước nữa với một anh nào đó đưa các con ra được nước ngoài. Tôi nói thế để chứng minh rằng không nên trách cứ bất kỳ một ai trong hoàn cảnh cay nghiệt này. Theo tôi th́ những anh "mồ côi" không ai thăm nuôi trong trại tù mới chính là những anh hưởng trọn vẹn được cái "thú đau thương".

 

III. Trở lại chuyện buổi sáng tinh mơ, khi toán lính chạy sồng sộc vào trại. Đó là một buổi sáng cuối mùa đông, trước Tết âm lịch chừng vài ngày. Đây cũng là biện pháp an ninh thông thường của các trại tù trước những ngày lễ tết lớn. Tôi thảnh thơi theo đội đi làm ở ngoài đồng. Tôi vẫn cứ yên trí rằng chẳng có ǵ để mất, chẳng có ǵ quan trọng.

Vào mùa đông cái thứ quan trọng nhất chỉ là rau. Mùa này thiếu rau đến… khô quắt cả dạ dày, rau muống bầu bí không trồng được, chỉ c̣n rau cải và trồng cải th́ lâu ăn và năng suất không cao, cho nên có được tí rau là hạnh phúc nhất. Tôi ngồi lê la trước mấy luống xu hào, đó là thứ "thực phẩm cao cấp" nhất trong khu vườn rau của toàn đội. Những củ xu hào bắt đầu to hơn nắm tay nằm tṛn trĩnh dưới những tàu lá xanh mượt mà, tôi trông coi chúng v́ cái công sức tôi bỏ ra hơn một tháng trời. Tôi coi chúng cũng như một tác phẩm nào đó mà tôi đă từng viết ra, ở đây không có ǵ để coi như tác phẩm th́ coi nó là tác phẩm vậy, để có cái mà thú vị và để có cái mà quên đi những thứ quanh ḿnh.

 

Cứ như thế tôi tha hồ đặt tên từng luống xu hào, có khi là một cái tên nghe có vẻ "lả lướt" như tôi đă gặp ở pḥng trà tiệm khiêu vũ, có khi là một cái tên rất dung tục. Âu cũng là một tṛ "nghịch ngầm" giữa vùng rừng núi âm u, hầu như không có mặt trời mùa đông này. Nhưng tôi biết rằng tṛ chơi của tôi sẽ phải chấm dứt trong một hai ngày nữa. Bởi Tết đă đến, dù 12 luống xu hào c̣n non chưa đến ngày "thu hoạch" nhưng cần thức ăn trong ba ngày Tết nên họ sẽ nhổ. Nếu tù không ăn th́ cai tù ăn, chứ không đời nào họ chịu để đến mùa xuân. Nhưng vui chơi được giờ nào hay giờ ấy trong cuộc sống phù du này.

Buổi trưa về đến trại, trong khi bạn bè xung quanh đang xôn xao, kẻ bị tịch thu cái này, người bị mất cái kia th́ tôi vẫn nhởn nhơ v́ tôi chẳng có ǵ để mất. Tôi xách tô đi lấy cơm, gọi là phần cơm, nhưng thật ra chỉ có đúng một bát bo bo tương đối khá đầy đặn. Tôi ăn th́ tạm lưng lửng, nhưng những người bạn tôi th́ không bao giờ đủ. Họ thường nói "Vừa ăn xong mà vẫn cứ tưởng như ḿnh chưa ăn". Cái đói cứ lửng lơ măi ngày này qua ngày khác, thế mới là khó chịu. Có những ông bạn tôi ăn theo cái kiểu câu dầm, tức là lấy cái muỗng tre nhỏ xíu, hoặc một cái ǵ đó lớn hơn cái đầu đũa, múc từng muỗng ăn rả rích suốt ngày để có cảm tưởng lúc nào cũng được ăn, nó làm lu mờ cái cảm giác đói, đó là cách tự đánh lừa ḿnh.

 Tôi cũng "ăn dè hà tiện" nhưng tôi ăn bằng muỗng. Cái muỗng rất đặc biệt bằng inox hẳn hoi, có chạm trổ tinh vi và luôn được chùi rửa sáng bóng. Nhưng sáng nay, được chia hai củ khoai lang ăn sáng nên tôi để cái muỗng ở nhà. Tôi thường cất nó vào trong chiếc lon Guigoz – một loại vỏ hộp sữa được chế biến thành đồ dùng rất thông dụng và nhiều lợi ích của hầu hết những anh tù, nó có thể dùng "trăm công ngàn việc" từ đựng các loại thức ăn, thức uống đến đun nấu, câu móc, đựng mắm muối, chứa đồ để dành, tắm rửa đánh răng, rửa mặt. Nhưng hôm nay th́ cái muỗng biến mất, tất nhiên là nó đă bị tịch thu trong buổi khám xét trại sáng nay.

Đây là thứ "gia bảo" tôi đă cất giấu nó suốt mấy năm nay chưa hề lơi lỏng. Nó luôn nằm sát bên tôi, lúc đi lao động cũng như khi nằm ngủ. Có thể ví như cái nạng của một anh què, cái gậy của ông lăo chín mươi, một thứ đă thành thói quen bám vào cuộc sống.

Sau một buổi trưa mưu toan tính kế, chiều hôm đó tôi quyết định đến gặp Dực, anh chàng trưởng ban thi đua của trại. Dực cũng chỉ là một "trại viên", nhưng trước đây anh ta là cán bộ, "thoái hóa tiêu cực" sao đó nên bị đi tù. Những anh cán bộ và quân nhân trong trại tù thường được gọi là "phạm binh phạm cán" tức là tội phạm thuộc binh sĩ hoặc cán bộ cũ. Họ có một chế độ đăi ngộ riêng và thường được dùng vào trong các công việc cần đến sự tin cậy của giám thị.

Bữa khai lư lịch, thấy tôi khai là dân huyện Quỳnh Côi, tỉnh Thái B́nh, Dực liền hỏi quê quán và nhận là người cùng quê. Một lần Dực dẫn chúng tôi đi lấy quần áo ngoài trại chính, qua khoảng đồi núi quanh co, anh ta chỉ tay lên mảng cây cối thưa thớt, nói với tôi rằng "cậu huyện Nhụ nằm ở đó".

Tôi hỏi anh có họ hàng thế nào với ông Huyện Nhụ, anh ta nói là cháu gọi ông Nhụ bằng cậu, nhưng gia đ́nh cụ Nhụ vào Nam c̣n gia đ́nh anh vốn là nông dân nên ở lại miền Bắc.

 Cụ Nguyễn Mạnh Nhụ trước năm 75 làm chánh án ở ṭa án Sài G̣n và tôi nghe nói là cũng có họ hàng với gia đ́nh tôi, nhưng là họ xa. Cụ làm tri huyện từ khi c̣n rất trẻ. Sau này tôi có gặp cụ vài lần. Tôi kể cho Dực nghe đôi ba chuyện về cuộc sống của cụ huyện Nhụ khi c̣n ở Sài G̣n. Sau này đi "cải tạo" cụ mất ở trại này. Dực nói là trước khi cụ chết, cụ chỉ thèm được ăn một cái bánh ḍ. Dực nhắn người nhà ở Thái B́nh khi đi thăm nuôi th́ ghé qua Hà Nội mua lên vài cái, nhưng khi bánh ḍ mang lên th́ cụ mất rồi.

Từ đó, đối với tôi, Dực có phần dễ chịu hơn. Nhưng dĩ nhiên cái khoảng cách giữa một bên là "ngụy" một bên là "cán" th́ khó mà san lấp được...

 

Nhưng hôm nay th́ tôi cần đến hắn. Suốt buổi trưa tôi không gặp được Dực. Cho đến hai hôm sau, khi trại đă xôn xao chuẩn bị cho những ngày Tết tôi mới gặp được Dực. Trong khi đó tôi ḍ hỏi mấy tay làm văn hóa xem những thứ bị tịch thu c̣n để trong pḥng thi đua không. Họ nói c̣n để trong kho lẫn lộn với những thứ đồ dùng khác. Tôi mang cho Dực một ít thuốc đau dạ dày của ông anh tôi gửi vào. Rất may cho tôi là hắn cũng bị đau dạ dày. Mà cái thứ thuốc trị bệnh dạ dày ở miền Bắc hồi đó chỉ là tí mật ong trộn với nghệ nên không công hiệu. Tôi có thứ thuốc "cao cấp" hơn là Maalox, uống vào là cơn đau dịu xuống ngay. Thuốc Mỹ đàng hoàng, người ta ghét Mỹ nhưng thuốc của nó tốt th́ cứ thích, có sao đâu.

 Tôi gạ chuyện để xin lại cái muỗng. Dực trợn mắt:

- "Anh làm cái ǵ mà cần cái muỗng đến thế? Bây giờ để trong kho, chui vào đấy mà trực trại nó biết th́ tôi vào nhà đá."

 Tôi nằn ń:

- "Đấy là đồ gia bảo của tôi đấy. Anh biết không, tôi mất nhiều thứ lắm, một cái bằng lái xe ba dấu, một cuốn tự điển.Nhưng tôi không cần, chỉ cần cái muỗng thôi."

 Dực nh́n tôi nghi ngại:

- "Hay là mày giấu tiền trong đó?"

Dực hơn tôi hai tuổi nên hắn có gọi tôi bằng mày tôi cũng không tự ái, mà dù hắn có kém tôi vài ba tuổi mà lúc đó gọi tôi bằng mày tôi cũng cho qua luôn.

 - "Cái muỗng đặc và nhỏ như thế làm sao giấu tiền được?"

 

Dực nửa đùa nửa thật:

- "Bọn mày th́ lắm tṛ lắm, cái ǵ chúng mày chẳng làm được. Chưa biết chừng mày giấu cả cái máy quay phim trong đó cũng nên. Tao nghe nói mày có sách làm phim phải không?"

 - "Đúng, nhưng là tôi viết truyện rồi người ta lấy làm phim chứ tôi biết cái cóc khô ǵ."

 - "Vậy sao mày chỉ đ̣i lấy cái muỗng, mày mua chuộc tao bằng hai vỉ thuốc đau dạ dầy, không bơ. Khéo không chết cả đám. Tao không chơi."

 Tôi thất bại, nhưng vẫn không chịu bỏ cuộc. Chiều hôm đó, Dực lại được lệnh phải làm một cái pḥng đọc sách vào dịp Tết. Tôi đang loay hoay dán mấy cành hoa đào lên tấm phông trên hội trường th́ Dực kéo tôi xuống. Nó bảo tôi đi khuân sách trên thư viện về hội trường, kê bàn ghế, trang trí thành khu đọc sách báo trong ba ngày Tết cho ra vẻ "có văn hóa". Nhưng nếu coi thư viện th́ không được ăn tết ở pḥng mà phải ngồi trực ở hội trường. Tôi nhận lời ngay dù biết rằng sẽ mất cái thú dự những ngày Tết với anh em trong pḥng và mất cái thú ngồi đánh mạt chược bằng những con bài gỗ do chúng tôi tự làm lấy.

 Thế là tôi lại có dịp lân la nói chuyện với Dực về cái muỗng của tôi. Dực vẫn nghi ngờ rằng tôi có cái ǵ giấu trong đó. Tôi đành kể cho Dực nghe:

- "Buổi sáng hôm tôi phải đi "học tập cải tạo", vợ tôi chuẩn bị một số đồ dùng hàng ngày đưa vào túi xách. Đứa con gái của tôi, khi đó mới hơn ba tuổi, thấy mẹ nó bỏ vào túi xách nào là quần áo, khăn mặt, thuốc men… nó đang ăn sáng, cũng bỏ vào xách tay của tôi cái muỗng nó đang ăn và dặn: "con cho bố mượn, khi nào bố về, phải trả lại cho con đấy".

 

Tôi ôm con gái gật đầu hứa khi về bố sẽ trả. Nhưng quả thật tôi vẫn nghĩ chẳng bao giờ tôi trả lại được cho nó. Lần chia tay này có thể là vĩnh viễn… Chúng tôi ngậm ngùi chia tay, không thể hẹn được ngày về v́ có biết ngày nào về đâu mà hẹn!

Thế là từ đó, cái muỗng theo tôi suốt trong những bữa ăn, suốt trong những giấc ngủ. H́nh ảnh con gái và gia đ́nh tôi hiện lên qua cái muỗng đó. Tôi vẫn đánh lừa tôi rằng tôi đang được ăn bên con gái, bên những người thân. Dù tôi biết rất rơ sự lừa dối ấy là một niềm ước vọng không bao giờ thành hiện thực, nhưng vậy mà đôi lúc tôi cũng thấy ấm ḷng.

 Nghe câu chuyện ấy, Dực tỏ ra chần chừ, nhưng hắn vỗ vai tôi:

- "Thôi được, nếu đă là như thế th́ tôi giúp cậu. Tối nay, khi ngồi coi pḥng đọc sách, tôi sẽ giữ phần bánh chưng lại cho cậu, tôi sẽ gọi cậu xuống pḥng thi đua cho cậu ngồi ăn ở đó, trong khi tôi gọi ban thi đua lên pḥng hội th́ tôi giả vờ để quên ch́a khóa kho. Cậu mở cửa vào lấy, có ǵ th́ cậu chịu trách nhiệm. Nó mà vớ được th́ ‘kỷ luật’ suốt cái Tết này đấy, chưa biết chừng suốt mùa xuân."

Chẳng c̣n cách nào khác, tôi đành làm theo cách "ăn trộm" này. Tối đó tôi mở khóa ṃ vào gian nhà kho. Ánh điện từ nhà ngoài hắt vào, vừa đủ soi sáng cái đống hầm bà làng đủ thứ đồ dùng lặt vặt vừa bị thu mấy hôm trước. Tôi sục ngay vào cái đống linh tinh đó, quả là những anh bạn tù của tôi có lắm tṛ chơi thật.

 Thôi th́ đủ thứ, cái điếu cày được làm bằng những ống hỏa châu hoặc những cáng băng ca được cắt ngắn, chạm trổ rồng phượng, khắc gọt rất tinh vi. Những cái trâm cài đầu, những cái lược cho con gái hay cho người yêu, làm bằng nhôm được khắc những cái tên "Hồng Hoa, Bích Phượng, Thúy Hường…" nghe nao cả ḷng. Những con dao nhỏ xíu, những cái muỗng g̣ bằng tôn cũng có hoa lá cành xinh xắn. Tất cả những cái ǵ bằng sắt đều nằm gọn ở đó.

 

Sách vở tiếng Anh tiếng Pháp và đủ thứ giấy tờ lộn xộn. Cái mà tôi kiếm được trước tiên lại là cái bằng lái xe của tôi. Tôi không dại ǵ mà không đút vào túi, dù chẳng biết để làm ǵ. Tôi lại h́ hục lục tiếp, vừa hồi hộp vừa phải thật nhanh tay, tôi đâm ra lính quưnh. Dù chỉ một tiếng động nhỏ cũng khiến tôi giật ḿnh. Cái muỗng của tôi vẫn chưa t́m thấy. Ruột nóng như lửa đốt, tôi bới tung hết cả cái đống ấy và đâm hốt hoảng nếu cái muỗng không c̣n ở đó nữa. Nhưng may quá, cái muỗng kia rồi, nó nằm dưới cuốn sách dày cộm của "thằng chết tiệt" nào đó. Nó chỉ tḥ ra có mỗi cái đuôi, tôi cũng nhận ra nó ngay. Lúc đó tôi có cảm tưởng như "con có ở xa hàng cây số th́ bố cũng cứ nhận ra con như thường".

Tôi vồ lấy nó như sợ bị người ta giật mất. Tôi nh́n cái hoa văn chạy dọc theo cán muỗng mà tôi đă quá thân thuộc như chính cái nét mặt con gái tôi khi nó "nhí nhảnh" đưa cái muỗng vào trong túi xách. Nó vẫn cứ tưởng là một chuyện vui, bố đi chơi rồi mai bố về. Ừ th́ vui. Tôi cười trong nụ cười mếu máo của mẹ nó và trong nụ cười hồn nhiên của nó. Không hiểu sao trong lúc gay cấn như thế mà h́nh ảnh xưa lại hiện lên rất nhanh như một ánh chớp. Tôi vọt ra khỏi pḥng khóa cửa lại, biến nhanh vào bóng tối trên con đường về "khu biệt kích". Thoát nạn! Cái Tết ấy tôi lại được vui chơi với cái muỗng của tôi, dù tôi đă phải hy sinh suốt ba ngày, trong khi mọi người được nghỉ ngơi th́ tôi cứ phải quanh quẩn trong cái "pḥng đọc sách" chẳng có ma nào thèm ngó đến ấy.

 Những dịp nghỉ ngơi như thế cũng hiếm hoi như chuyện được ăn một bữa cơm đúng là cơm chứ không phải khoai sắn hay bo bo. Nhưng quả là tôi thấy hạnh phúc dù ngồi thui thủi một ḿnh. Tôi có cái muỗng rồi, c̣n cần ǵ vui chơi nữa. Đó chính là mùa xuân của tôi.

Nhưng không phải đó là một lần duy nhất tôi phải "cứu lấy" cái vật gia bảo của ḿnh. Hai lần sau cũng tương tự, cũng bị tịch thu rồi cứu lại được cứ như sắp ra pháp trường rồi lại được cứu. Chỉ tiếc rằng người cứu tôi không phải là người bạn đồng minh đă từng chiến đấu với các đồng ngũ của tôi trong những năm qua, người đồng minh đó đă "gan dạ" cuốn cờ chạy nhanh và chạy xa quá rồi. Thôi th́ tôi tự cứu lấy cái muỗng của tôi vậy.

 

Một lần khác, tôi lội qua con suối sau cơn mưa lớn. Chỗ chúng tôi làm phải đi qua một con suối, gọi là suối lạnh. B́nh thường nó cạn, ḍng nước trong vắt dịu dàng trôi lờ lững trên những tảng đá xanh. Chúng tôi thường dùng nơi này làm bến tắm. Nhưng cứ có một cơn mưa lớn là nước từ những triền đồi vây quanh bốn hướng ào ạt đổ xuống, chỉ cần nửa giờ sau là con suối trở nên hung hăn, nước chảy cuồn cuộn và mang theo những cành cây, những khúc gỗ lao băng băng. Chúng tôi phải gấp rút lội qua con suối trở về trước khi con suối trở thành hung dữ. Sang gần tới bờ bên kia, tôi loạng chọang làm đổ cái túi đồ đựng những thứ lặt vặt trong đó có cái muỗng. Ở đây tôi thuộc từng khe đá nên tôi không ngần ngại nhoài người xuống ṃ. Anh bạn nhảy dù, la lên:

- "Bộ ông điên sao?"

 Tôi điên thật, hy vọng ḿnh ṃ được. Nhưng nước chảy xiết quá tôi lại thua. Anh bạn nhảy dù trẻ, què một tay v́ bị thương ngoài chiến trường, rất hiểu tôi nên anh đi xa hơn một chút và khom người xuống, tḥ một tay ra cái khe ḥn đá là t́m được lại cho tôi được cái muỗng. Đôi mắt anh rất tinh, anh mỉm cười:

- "Tôi biết ông mất cái ǵ rồi."

IV. Chuyện trớ trêu là hơn 12 năm sau, tôi đă trở về, nhưng chưa trả lại cái muỗng cho con tôi được v́ mẹ con nó đă vượt biên, định cư ở nước ngoài. Hơn hai mươi năm, tôi chưa hề gặp lại con gái tôi. Tính đến năm nay là 27 năm, con gái tôi đă 30 tuổi. Ngày 29 tháng 9-2002 vừa qua, cháu đă lập gia đ́nh ở Miami Florida.

 

Nhận được thiệp báo tin, tôi không biết ḿnh vui hay buồn. H́nh như không phải là vui hay buồn mà là một thứ cảm giác kỳ lạ cứ lơ lơ lửng lửng lẫn lộn. Chú thím nó và các anh chị nó ở Mỹ đều hẹn nhau đi dự đám cưới. Tôi th́ không, chẳng hẹn ḥ được điều ǵ cả và chẳng làm được cái ǵ cả. Tôi có cảm giác như ḿnh thừa. Rất may là trước ngày đám cưới, cô chú nó về Sàig̣n, chính tay tôi gửi được tấm thiệp mừng con gái. Tôi gửi theo cái muỗng trả lại cho con gái tôi như lời hứa 27 năm về trước. Vật đó có thể thay cho sự có mặt của tôi không? Tôi không biết. Nhưng tôi chỉ nghĩ rằng gửi cho cháu để cháu hiểu rằng lúc nào tôi cũng coi như cháu c̣n nhỏ lắm, như mới hôm qua hai bố con c̣n ở bên nhau. Tôi đi chơi đâu đó và hôm nay trở về. Nhưng cháu đă đi xa và tôi c̣n ở lại Sàig̣n, nơi nó đă sinh ra. Cháu sẽ nghĩ ǵ, tôi không biết.

 Nhưng vài hôm sau th́ có một điều tôi biết rất rơ là từ khi cái muỗng được gửi đi, tôi cảm thấy trống trải như mất mát một cái ǵ, xa vắng một cái ǵ thân thiết hàng ngày ở bên ḿnh. Tôi cho rằng nó cũng giống như cái cảm giác của những ông bố bà mẹ khi cho con gái ḿnh đi lấy chồng xa. Nỗi buồn lâng lâng bay chập chờn khắp nơi. Nhưng đó chính là sợi dây vô h́nh nối liền măi măi t́nh thương yêu dù ở bất kỳ nơi nào trên hành tinh này. Cuối cùng người ta chỉ c̣n lại cái t́nh. Cái t́nh ấy dù gửi đi tới đâu cũng vẫn c̣n lại, đôi khi lại mạnh mẽ và sâu sắc hơn, chỉ khi nào người ta tự đánh mất nó th́ nó mới mất măi măi. Tôi chắc chẳng ai dại ǵ làm mất cái thứ báu vật đó trên đời không ǵ có thể so sánh được.

 Lẽ ra chuyện này tôi đă viết ngay từ tháng 9/2002 nhân dịp cháu lập gia đ́nh. Nhưng tôi ngồi măi trước computer, không gơ được chữ nào, đầu óc lung tung. Dường như khi cảm xúc quá đầy, người ta không thể làm ǵ được ngoài việc cứ để cho nó tuôn trào lênh láng như ngồi dưới cơn mưa. Không nghĩ ngợi ǵ cả, không làm ǵ cả, cứ ngửa mặt lên cho mưa đầy mặt, thế thôi! Đúng là chuyện của người th́ nhanh mà chuyện của ḿnh th́ nghẹn. Măi đến hôm nay tôi mới ghi lại được những ḍng chữ này, nhưng tôi cho rằng chẳng bao giờ muộn v́ nó là thứ chuyện của cả một đời hay là của muôn đời.

Văn Quang