Tiền dân cao và trí dân… thấp

 

tien-dan-cao-va-tri-dan-thap1

Cần tiền cho các dự án xây dựng, đền bù cho một số khoản thất thoát, lăng phí, thậm chí là tham nhũng, hay oan sai th́ toàn tiền của dân. Nhưng cứ nói đến trí dân, đến lợi ích của dân phải được tôn trọng, để dân biết dân bàn dân làm dân kiểm tra th́ kêu dân trí… thấp.

Ông Nguyễn Thanh Chấn là một con người có số phận đặc biệt và lạ lùng. Một người nông dân lương thiện, hiền lành, mà từ lúc vụ án của ông vỡ lở là án oan, cho tới lúc được ngành tư pháp tuyên bố xin lỗi và bồi thường 7,2 tỷ đồng, th́ một lần nữa, số phận người nông dân chất phác này lại như “xới tung” lên những khiếm khuyết của ṭa án nước Việt.

Trách nhiệm… trốn đâu?

Nếu không kể đến trường hợp ông Lương Ngọc Phi (Thái B́nh) là người từng được tuyên trả số tiền bồi thường cao nhất – 21 tỉ đồng, nhưng hiện bản án bồi thường này đă bị UB thẩm phán TAND tỉnh Thái B́nh tuyên hủy, và đang được TAND TP Thái B́nh xét xử lại, th́ vụ án oan của ông Nguyễn Thanh Chấn được coi là vụ án có số tiền đền bù lớn nhất từ trước đến nay.

7,2 tỉ đồng đúng là một số tiền lớn, nhưng liệu có lớn hơn 10 năm tù oan, một ngày tù ngh́nthu ở ngoài, chất chứa bao nỗi đau chịu đựng của một người nông dân cùng gia đ́nh ruột thịt của ông?

Tuy nhiên, nếu như dư luận XH ồn ào bao nhiêu khi vụ án oan này vỡ lở, th́ giờ đây, cũng ồn ào không kém, bởi một câu hỏi: Ai sẽ là người phải chi trả con số đền bù 7,2 tỷ đồng đó?

Không phải vô lư khi ĐBQH Bùi Thị An (Hà Nội), đă gay gắt trả lời- như câu trả lời của ḷng dân:

Dân đóng thuế không phải để đền bù cho những thiệt hại do bản thân người có trách nhiệm gây ra, cho dù đó là lỗi vô ư hoặc cố ư. Người nào gây ra hậu quả (oan, sai) th́ phải bỏ tiền túi ra đền bù đúng số tiền nhà nước đă bỏ ra chi trả cho người bị oan sai, để họ có trách nhiệm hơn với công việc. Tôi nghĩ đây là một trong những biện pháp chống oan sai mang lại hiệu quả (GDVN, ngày 7/6).

C̣n giới chuyên môn như luật sư Đoàn Quốc Dự (Văn pḥng Luật sư Nguyễn B́nh và Cộng sự), mổ sẻ sâu sắc góc độ động cơ của những hành vi có lỗi của người thi hành công vụ, khi cho rằng, đây là hành vi cố ư trong hoạt động tố tụng, cần xử lư nghiêm minh, nhằm tránh các trường hợp tương tự có thể xảy ra!

Quan niệm của ĐBQH Bùi Thị An, của luật sư Đoàn Quốc Dự nhận được rất nhiều sự đồng cảm và ủng hộ của bạn đọc, nhất là trên các trang mạng XH. Mặt khác, ngay trong Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước (Nghĩa vụ hoàn trả và xử lư trách nhiệm của người thi hành công vụ),  ở Điều 56, Khoản cũng quy định rất rơ: Người thi hành công vụ có lỗi gây ra thiệt hại, có nghĩa vụ hoàn trả cho ngân sách nhà nước một khoản tiền mà Nhà nước đă bồi thường cho người bị thiệt hại theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Nếu chiếu theo điều luật này, những người thi hành công vụ có lỗi (cố ư) trong vụ ông Nguyễn Thanh Chấn sẽ phải là người có nghĩa vụ hoàn trả cho ngân sách nhà nước một khoản tiền mà Nhà nước đă bồi thường cho người bị thiệt hại theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Đây đâu phải là điều ǵ mới mẻ, mà từ xa xưa, loài người cũng đă rất ṣng phẳng và công minh trước Tội và Lỗi.

Trí thấp, nên dân luôn thua thiệt là phải!?

Trí thấp, nên dân luôn thua thiệt là phải!?

Bạn đọc Ngọc Uy Phan của Tuần Việt Nam cho biết: Cách đây 3.800 năm ở Babylone (nay là Iraq), Luật Hammurabi đă được khắc trên đá để công bố với toàn dân (nay đang được trưng bày ở bảo tàng Louvre, Pháp). Trong số 282 điều luật, Điều 05 có vị trí đặc biệt: Nếu quan ṭa, do thiếu công minh hoặc kém khả năng mà xử án sai, sẽ bị phạt số tiền gấp 12 lần nguyên án và bị cách chức vĩnh viễn. Nếu không đủ tiền để nộp, bị xử tử.

Đủ biết sự nghiêm khắc của luật pháp không chỉ dành cho những kẻ phạm tội, mà dành ngay cho cả các vị quan ṭa.

Thế nhưng ở XH ta th́ sao? Mặc dù luật quy định các chế tài có vẻ rất rơ ràng như vậy, nhưng theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, đến nay vẫn chưa thấy trường hợp nào cán bộ làm oan sai phải bồi thường. Chúng ta không phải thiếu luật mà chỉ thiếu cơ chế thực hiện luật! Nhà nước trao cho họ quyền nhưng phải ràng buộc trách nhiệm, nghĩa vụ đi đôi (Tuần Việt Nam, ngày 10/6).

Nói theo kiểu luật sư Nguyễn Văn Hậu, quyền của các vị thi hành công vụ luôn có mặt, chỉ trách nhiệm là… trốn biệt, khi cần. Có ĐBQH c̣n phát ngôn, việc nhà nước lấy tiền thuế của dân đền bù cho người bị oan sai là con dại, cái mang.  Xưa nay, từ trong văn học đến ngôn từ đời sống chỉ thấy con dân chứ chưa thấy… cái dân bao giờ!

C̣n theo người viết bài này, việc nhà nước phải bỏ tiền ngân sách ra đền bù oan sai phản chiếu rất sinh động tư duy cũ- cơ chế bao cấp- ngay trong những chế tài của văn bản luật thời kinh tế thị trường, vô t́nh kéo theo những di lụy cụ thể:

Người thi hành công vụ có lỗi, không hề nhận thức được sâu sắc sai phạm của ḿnh, để trau dồi năng lực chuyên môn. Và do không phải thực hiện những chế tài nghiêm khắc ở góc độ kinh tế, những người thi hành công vụ dễ trở nên “nhờn luật” trong qúa tŕnh thực thi nhiệm vụ

Mặt khác, đó cũng là sự “tiếp tay” cho bất công XH, khi sử dụng tiền thuế của người dân lao động để đền bù, thay thế cho việc những người thi hành công vụ sai phạm phải trực tiếp đền bù.

Mà vụ oan sai của ông Nguyễn Thanh Chấn đâu phải duy nhất.

Tại báo cáo giám sát tŕnh bày trước QH sáng 5/6 về t́nh h́nh oan sai, Chủ nhiệm UB Tư pháp Nguyễn Văn Hiện đă khiến cho dư luận XH giật ḿnh, ồn ào bàn luận khi ông thừa nhận 03 năm qua có 71 vụ oan sai. Con số oan sai này kéo theo cuộc sống bị tổn thương về tinh thần, tổn thất về vật chất của bao gia đ́nh, trẻ em? Không ai tính được hết. Nhưng chắc chắn, nó đem lại sự bất an trong tâm lư người dân về niềm tin ở Công lư.

Có khá nhiều sự mổ xẻ xung quanh con số oan sai này. Đại biểu QH Nguyễn Ḥa B́nh, Viện trưởng VKSNDTC cho biết, để hạn chế những bất cập của công tác điều tra, xét hỏi, cơ quan chức năng đă áp dụng những biện pháp mang tính kỹ thuật, công nghệ, đề cao nguyên tắc tranh tụng, tôn trọng nguyên tắc suy đoán vô tội v.v.. và v.v… Thế nhưng dư luận XH chưa quên, một trong những quyền của nghi can, bị can- quyền im lặng- khi mới đây đưa ra đă gặp sự phản đối của không ít vị trong ngành tư pháp.  Trong khi đây là một trong những quyền được áp dụng phổ biến ở những nước tiên tiến, và đời sống văn minh.

Đủ biết, hành tŕnh cỗ xe cải cách tư pháp đang đi c̣n gập ghềnh lắm. Một khi tư pháp c̣n chịu sự cầm tay chỉ việc

Dân trí thấp và quan trí… chưa cao

Chưa xong chuyện tiền dân, lại đến chuyện dân trí- trí dân!

Cách đây ít lâu, một quan chức đă phải hứng “đá” của dư luận XH, khi hồn nhiên trả lời việc của chính quyền, không phải hỏi dân. Đá th́ ảo, nhưng vết thương do chính ông tự gây ra cho ḿnh- rất đau, rất thật.

Th́ nay, tại kỳ họp QH lần này, một ĐBQH đă “dẫn lời một bài báo” chê “dân trí thấp” khi ông phát biểu về Luật trưng cầu dân ư. Rằng: Dân chủ của ta có hạn, dân trí c̣n rất thấp, số người dân trí cao là thiểu số, trưng cầu có khi gây hại, không thể tùy tiện. Có thể nhận xét này là thật ḷng, nhưng đă tạo ra một cơn dư chấn không hề nhỏ cũng rất… thật ḷng trong XH.

Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn ngay lập tức đă chứng minh bằng những số liệu, nói có sách mách có chứng. Những con số này dựa vào điều tra dân số năm 2009 (tức là hiện nay đă khá hơn), cho thấy dân trí nước Việt không hề thấp:

1.     Gần 94% người dân biết đọc, biết viết;

2.     Khoảng 1/4 người Việt xong trung học hay cao hơn;

3.     Ở người trên 15 tuổi, 4.2% có bằng cử nhân và 0.2% có bằng sau ĐH. Việt Nam có hơn 100 ngàn thạc sĩ, 24 ngàn tiến sĩ, 10 ngàn giáo sư và phó giáo sư. Ngoài ra, Việt Nam c̣n có nhiều tướng lănh có bằng tiến sĩ và học hàm giáo sư.

Niên học 2011-2012, Việt Nam có 215 trường cao đẳng, 204 trường ĐH, 756 ngàn học sinh cao đẳng và 1.4 triệu sinh viên ĐH. Nếu nh́n vào những con số trên, rất khó có thể nói rằng dân trí Việt Nam c̣n thấp. Nhất là con số giáo sư và tiến sĩ của Việt Nam c̣n cao hơn cả Thái Lan (vốn chỉ có 5414 phó giáo sư và 708 giáo sư).

Từ thực tế như trên, dư luận XH cho rằng, nếu những số lượng GD trên tương đồng với chất lượng, th́ vị ĐBQH kia dẫn thông tin xa rời thực tiễn.

C̣n nếu đó chỉ là những con số “bệnh thành tích’ như lâu nay, th́ các vị cũng phải chịu trách nhiệm. V́ sao, mà các vị để cho dân trí thấp như vậy? Mới đây, lại thêm một quan chức coi dân chả là cái đinh ǵ. Đó là vị Phó GĐ Sở VH- TT- DL Vĩnh Phúc, xung quanh vụ việc xây Văn Miếu hết gần 300 tỷ đồng.

Văn Miếu Vĩnh Phúc chưa biết thờ ai

Văn Miếu Vĩnh Phúc chưa biết thờ ai

Xin không bàn về những phát ngôn “ngây ngô” rằng, xây Văn Miếu nhưng đến giờ vẫn không biết thờ ai? Trong khi từ cố chí kim, Văn Miếu c̣n được gọi là Khổng Miếu, chỉ để thờ Khổng Tử. Không bàn về những quan niệm văn hóa kỳ cục kiểu giấu đầu hở đuôi đó, v́ nếu không biết để thờ ai, th́ làm sao có thể thiết kế một công tŕnh kiến trúc kiểu Văn Miếu v.v… và v.v…

Người viết bài chỉ chú ư đến con số 300 tỷ đồng xây Văn Miếu Vĩnh Phúc, được lấy 100% từ tiền ngân sách tỉnh. Số tiền này do nhân dân ở địa phương đóng thuế mà có (theo Infonet, ngày 10/6). Trong khi tỉnh này có  khá nhiều các công tŕnh dân sinh cũng như các chương tŕnh phát triển kinh tế xă hội khác vẫn c̣n đang thiếu vốn, th́ lại ưu tiên cho một công tŕnh kiến trúc mà xây xong vẫn không biết sẽ thờ ai.

100% vốn là tiền thuế của dân, vậy mà khi trả lời báo chí, ông Phó GĐ Sở VH- TT- DL Vĩnh Phúc cũng thản nhiên không lấy ư kiến nhân dân, v́ dân có ai biết đâu mà lấy?

Có một sự giống nhau kỳ lạ về phẩm cách các quan chức trong bài viết này.

Câu chuyện oan sai của ông Nguyễn Thanh Chấn c̣n chưa ráo mực, đă đến con số 71 án oan sai trong 03 năm. Số tiền 7,2 tỷ đồng sẽ phải đền bù cho ông Nguyễn Thanh Chấn thực chất là tiền thuế của dân cũng vẫn c̣n chưa ngă ngũ, đă đến chuyện dân biết ǵ mà trưng cầu ư kiến. Nay lại đến vụ việc 300 tỷ đồng của dân xây Văn miếu Vĩnh Phúc, để rồi không biết sẽ thờ ai, nhưng cũng không cần hỏi dân, v́ dân có biết đâu mà lấy (ư kiến).

Để cần tiền cho các dự án xây dựng, đền bù cho mọi khoản thất thoát, lăng phí, thậm chí oan sai th́ toàn tiền của dân. Nhưng cứ nói đến trí dân, đến lợi ích, ư kiến của dân phải được tôn trọng, để dân biết dân bàn dân làm dân kiểm tra th́ kêu dân trí… thấp.

Vietnamnet