CỨ ĐẾN TẾT LÀ TÔI MUỐN BỎ NHÀ ĐI...
[ Lời một người Hoa ]
Dư thị Hoàn
Cứ đến tết là tôi muốn bỏ nhà đi… lang thang, đến một nơi nào đó thật xa, không ai hỏi han ḿnh, thuê một quán trọ hoặc nhà của một thổ dân nào đó… mua mỳ ăn liền, bánh quy mặn và phomai, dự pḥng cho mấy ngày tết không có tiệm ăn nào mở cửa, đêm giao thừa chỉ cần một tách café, thật nóng…
Trong làng văn chương nhiều người biết nhà thơ Trịnh Hoài Giang - ông xă tôi, là người hiểu biết và chiều chuộng vợ con (tuy phải chịu nhiều thiệt tḥi ở cơ quan công sở, chỉ v́ lấy vợ là Hoa kiều). Hai cậu con trai tôi đều đă trường thành, không ăn bám.
Cậu thứ hai Tuệ Giang sau khi tốt nghiêp, được giữ lại làm giảng viên trường đại học kinh tế quốc dân Hà Nội. Cậu đă dạy bảy năm ở trường và được thỉnh giảng ở các tỉnh Thanh Hóa, Quảng Ninh, Nha Trang… Cậu vốn là đứa ít nói, c̣n lập thuyết về cái tật ngôn bất xuất khẩu của ḿnh: “Người ta tập một năm để biết nói, nhưng lại tập sáu mươi năm để biết im lặng đấy mẹ ạ!”. Thế mà lại rơi vào đúng cái nghề nói nhiều, không biết lúc đứng trên bục giảng cậu ta lảm nhảm ra làm sao, chịu! Vi Thùy Linh bào: “U Hoàn không biết chứ, anh ấy là ḿ chính cánh của trường đấy!” chịu. Hiện nay cậu nhận được học bổng, xong chương tŕnh thạc sĩ, tiếp tục bảo vệ luận án tiến sĩ ở Úc. Năm ngoái có đón bố mẹ sang Úc chơi ba tháng. Cậu đă có vợ là một cô gái người Indonexia gốc Hoa theo đạo thiên chúa, đang công tác tại ngân hàng Nam Úc.
Cậu cả của tôi Thy Giang, làm đại diện cho một hăng dầu nhờn Mỹ, biệt phái sang văn pḥng đại diện của hăng ở Oman được mấy tháng là xẩy ra chiến sự ở Irac. Cậu trở về dồn toàn bộ đồng lương kiếm được từ tay đế quốc tư bản, về mở quán café Giang guitar ở Hải Pḥng. Cậu học ghi ta từ lúc 8 tuổi, và nay đă gần 40 tuổi mới có cơ hội thực hiện ước mơ “một ḿnh với ghita” theo đúng nghĩa là vô giá. Cậu có khả năng mua nhà riêng và lo được cuộc sống tươm tất cho một gia đ́nh. Cưới cô vợ Thủy Dung trẻ hơn cậu mười tuổi, nguyên là tổ trưởng bộ môn múa đoàn văn công Hải quân và từng đoạt giải đôi giầy vàng môn khiêu vũ của thành phố. Cậu c̣n có biệt tài thôi thúc cô vũ công quanh năm suốt tháng đi phục vụ hải đảo mà vẫn nôn ọe say song suốt tháng quanh năm ấy, bye bye Trường sa Hoàng sa để trở về thiên chức làm vợ của ḿnh. Thùy Dung xuất ngũ với hàm trung úy và trở thành cô chủ quán Giang ghita nhộn nhịp và đúng đẳng cấp ghita! Cô con dâu trưởng của tôi đă rút lui khỏi tiền tiêu bấp bênh, về làm hậu phương vững chắc cho người chồng si mê âm nhạc và ba đứa con thiên thần của tạo hóa… Chỉ có người đàn bà yêu nghệ thuật mới chịu để âm nhạc ngốn gần hết phần thu và chi của gia đ́nh Giang ghita.
Giữ chân tôi hiệu quả nhất phải kể đến ba đứa cháu nội. Chúng rất cần tôi để làm trọng tài cho các cuộc oan sai, cần tôi để có cơ hội khoe tài và cần tôi để nhiều điều bí mật của chúng được thỏ thẻ giót vào lỗ tai… Cháu trai Thy San 10 tuổi học piano trước khi biết chữ và cháu gái Đan Nhi 9 tuôi học violon đă được gần hai năm, thằng út Lam sa mới 3 tuổi mà cứ giành lấy bộ trống thổ dân da đỏ, đánh không biết mệt mỏi, không hề sai nhịp phách. Chúng chỉ chờ tôi có mặt là cuống quit chạy đi khuân ghế, lên dây đàn, t́m quyển sách nhạc, thế là đưa mắt cho nhau hô “một, hai”. Chỉ cần pha xong ấm trà là chúng thiết kế xong “sân khấu”, chúng ḥa tấu những bàn nhạc mà biết là nhằm trúng sở thích của tôi: Ave Maria (gôunnd), Vũ khúc Hunggari, Năm trăm dặm…và mỗi lần lại khoe thêm một bài tập mới. Chúng cũng có cảm giác là bà nội lại sửa soạn cho một chuyến đi xa, v́ tết sắp đến rồi mà…
Tôi có một gia đ́nh êm ấm, hạnh phúc, như thế đấy…
Giá như không có cuộc chiến 1979, giá như không xẩy ra biến cố người Hoa…
Đă ba mươi năm trôi qua, vẫn c̣n tươi rói những h́nh ảnh: Tết thanh minh năm nọ, không ngờ lại là bữa tiệc cuối của xum họp đại gia đ́nh, h́nh ảnh má và các em các cháu tôi chen lấn trong ḍng người lũ lụt ra ga, leo lên tàu hỏa. Thê thảm nhất là đàn bà con trẻ, họ lếch thếch, hỗn loạn, và yếu ớt, họ giao phó nỗi hốt hoảng cho bất kỳ ai có mặt hôm đó, giao phó cho đoàn tàu chở họ tới một đất nước được gọi là tổ quốc trong muôn vàn bất trắc và mong manh? Họ trở về quê hương và không hiểu tại sao, v́ lẽ ǵ?
Chị chồng tôi ra tận nhà ga ôm lấy ba mẹ con tôi đang gào khóc nh́n đoàn tàu mất hút trong đêm tối… Đúng vào thời điểm đó, chồng tôi thay mặt ban thường vụ Hội Văn nghệ Hải Pḥng cùng với hội phó Văn Tiến, đi dự lễ thành lập Hội văn nghệ thành phố Đà Nẵng.
Ít lâu sau nghe tin đại gia đ́nh tôi được phân nhà có đủ nồi niêu bát đũa chăn màn ở một nông trường Hải Yến, Đài Sơn, Quảng Đông. Người lớn đều đi trồng mía và đủ ăn. Một năm sau, tôi mới nhận được lá thư của má từ trại tị nạn Hongkong gửi về. Khóc rằng hai cậu em trai tôi đă mất tích, bỏ lại một mớ vợ góa con côi, ở nông trường không sống nổi. Má tôi dắn díu cả nhà 11 mạng nhược tiểu xuống thuyền chài bến cảng Bắc hải, bán hết vàng để đánh cược trong cuộc chạy loạn lần thứ hai … Từ đó tôi mất liên lạc với gia đ́nh, nghe đồn rằng họ đă được chấp nhận sang định cư ở nước Mỹ.
Qua thư tôi biết thêm chi tiết hai cậu em trai ở Trung Quốc năm đó (đầu năm 1979) bị lănh đạo nông trường gọi lên để giao nhiệm vụ, làm phiên dịch cho quân đội chuẩn bị tham chiến đánh Việt Nam. Ngay đêm đó hai cậu khăn gói trốn khỏi nông trường. Nghe nói họ vượt biên sang HongKong rồi bị bắt, lại nghe nói họ bị dân quân bắn chết khi ẩn náu ở trong rừng khu vực Huệ Châu gần Hong Kong. Lại nghe đồn họ bị chết đuối khi bơi qua eo biển sang HongKong… Má tôi đi hết các trại giam theo người mách bảo, nhờ cậy người ta t́m kiếm ở các trại tị nạn cũng không kết quả. Ba cụ đă mất sau hai năm liệt giường bởi tai biến mạch máu năo rồi được chôn cất ở ngoại ô Niuooc tháng 6 năm 98, thọ 72 tuổi.
Nước Mỹ đă quá hạch sách và luôn tỏ ra nghi ngờ một cách khả ố, ngay cả khi chất vấn một người đến xin visa nhập cảnh chỉ với một tia hy vọng báo hiếu và đoàn tụ như tôi. Tại văn pḥng đại sứ quán ở Hà Nội, tôi đă khổ sở không dưới bốn lần và nếm đủ mùi cay đắng lép vế trước bộ mặt trịch thượng, sắt đá đại diện cho công quyền Amenica.
Bây giờ hai em dâu tôi đă tái giá và ba đưa nhỏ mồ côi cha đă trưởng thành trong sự săn sóc của quỹ nhà thờ hợp chủng quốc. Hai cậu em tôi thế là mất xác, ba mươi năm bặt tin rồi c̣n ǵ!
Cha tôi là giáo viên trường trung học Hoa Kiều ơ Hải Pḥng, được tặng thưởng nhiều bằng khen giấy khen, 1974, c̣n một năm nũa là đủ tuổi về hưu th́ ông bị công an đến c̣ng tay (không có án), tôi chỉ biết ông là cựu sĩ quan Quốc Dân Đảng Tàu Tưởng, từng nhiệm chức chánh văn pḥng đại diện Quốc Dân Đảng đóng tại Cửa Bắc Hà Nội trước cách mạng tháng tám. Sau khi măn hạn chín năm tập trung cải tạo, ở khắp các trại giam Lao Cai, Lam Sơn, Kiểu, Cẩm Thủy, Băi Chành… ông đă t́m đường sang Mỹ, hiện đang ở với cô em út Đán Thứ. Từ đó tôi chưa gặp lại cha, và không biết c̣n cơ hội nữa không? Nếu người Mỹ vẫn một mực chứng tỏ họ là giống người ưu việt nhất thế giới thông qua thái độ ngạo mạn và trịch thượng trong việc cấp visa! Người đă 93 tuổi rồi c̣n ǵ…
Thế là từ đó, gia đ́nh tôi tan tác như một bầy chim vỡ tổ, bay loạn xạ. Ḍng máu của người thân vẫn tiếp tục tuần hoàn trong trái tim thương tích của tôi. Vết đau buốt nhói ấy lại tái phát vào những buổi chiều cuối, trong bữa cơm đoàn tụ. cúng gia tiên …
Tôi đă viết những bài thơ đầu tay trong đớn đáu mất mát đó (Mười năm tiếng khóc, Bức thư người Hoa, Tổ quốc – trong tập “Lối nhỏ” ) và đă bất đắc dĩ trở thành nhà thơ (*)…
Tôi sợ nỗi buồn lại bành trướng sang con sang cháu mỗi khi tết đến xuân sang, thế là lại ba lô lên đường…
Viết xong rạng sáng ngày 17/2/2009
Tại Linh Đàm
--------------------------------------
(*) Hiện là nhà văn người Hoa duy nhất trong Hội nhà văn Việt Nam (kết nạp năm 1996).