DuThiHoanTuTruyen

Tôi muốn mă hoá những cuộc t́m kiếm

 

TRẢ LỜI PHỎNG VẤN BÁO  THỂ THAO VĂN HOÁ

KHÁNH PHƯƠNG  THỰC HIỆN

 

1.Thưa nhà thơ, bút danh Dư Thị Hoàn của bà có ư nghĩa ǵ? Có phải đó là quan điểm của bà, cuộc sống của con người từ cát bụi sẽ hoàn nguyên về cát bụi? Với bút danh đó, bà có gửi gắm một tâm nguyện đặc biệt nào cho thơ?

TL: Bút danh của tôi không kham nổi những ư nghĩa triết học cao siêu như vậy đâu. Chẳng qua tôi gọi lại tên tôi như gọi một người thừa. "Hoàn" là đảo lại các chữ cái từ tên "Oanh"- tên cúng cơm ( Vương Oanh Nhi ) của tôi, c̣n thêm dấu huyền lại là một câu chuyện truyền kỳ hẳn hỏi, chưa phải thời điểm để công bố. "Dư" là "thừa", "thị" là "cái", " Dư Thị Hoàn" là " cái Oanh thừa" có đúng không? Đơn giản như bút danh " Mạc ngôn" nghĩa là "đừng nói ǵ cả", " Lăn ông" nghĩa là "ông già lười"... thế thôi.

 

2.Bà có khó khăn không khi khiến cho bạn đọc cảm thấy ḿnh là người đến với thơ bằng những mối cảm động sâu sắc, không dễ dăi?

TL: Tôi cầm bút khi tôi không thể ăn ngon, không ngủ yên được, không thiết cả chải đầu, rất sợ ai gơ cửa... tôi viết chẳng v́ ai, nên cũng chẳng khiến được ai. Người đọc gọi tôi là nhà thơ, nhà xí, thậm chí là nhà thổ đi nữa, tôi cũng không có quyền bịt miệng họ nếu tôi đáng  gọi tên đó.

 

3.Thơ đến với bà cùng lúc với những giác ngộ mới mẻ mà sâu lắng, chấn động và thấm thía về mặt tư tưởng, liệu điều này có đúng?

Có lẽ bà trong số ít nhà thơ gắn liền việc sáng tác với nhận thức chứ không xuất phát từ bản năng? Bà có thể nói rơ hơn về quá tŕnh đi từ cá nhân ḿnh đến những bài thơ trọn vẹn ra mắt bạn đọc?

TL:Thơ đến với tôi cùng lúc với những hoạn nạn mới mẻ và sâu sắc th́ đúng hơn. Nó chấn động cuộc sống của tôi đến mức quá tải. Tôi c̣n chịu đựng được có nghĩa là tôi c̣n cơ hội để t́m hiểu tôi, giống và khác một con người ở chỗ nào? Tôi muốn mă hoá những cuộc t́m kiếm ấy. Rút cuộc, t́m kiếm lại dẫn tôi đến với những bất ngờ liên tiếp chứ không phải đáp số. Khi nào tôi gặp được đáp số th́ có lẽ thoát được nghiệp chướng văn thơ.

 

4. Qua hai tập Lối nhỏBài mẫu giáo sáng thế có thể thấy t́nh cảm của bà gần gũi với tôn giáo. Bà có thể nói rơ hơn về những ảnh hưởng của tôn giáo, như một tư tưởng, một cảm hứng đối với cuộc đời và thơ của ḿnh?

    TL: T́nh cảm của tôi gần gũi với đức tin, không phải tôn giáo. Tôn giáo có thể tạo ra được tín ngưỡng, nhưng lại có nguy cơ bị đẩy lùi bởi đức tin. Đức tin là một ư niệm thật khảng khái, nó ấn vào tay tôi quyền năng của một vũ trụ riêng, nó cho phép tôi đối thoại b́nh đẳng với mọi tôn giáo, thậm chí có quyền nghi vấn các giáo thuyết, giáo phái. Nhiều bài thơ trong tập "Lối nhỏ", trong tập "Bài mẫu giáo sáng thế", và các bài thơ in rải rác sau này nữa, chẳng phải là biên bản của các cuộc đối thoại, cật vấn đó sao?

 

5. Bà có ư thức nhiều về tính đương đại trong những sáng tác của ḿnh? Lối thơ gắn liền với nhận thức sẽ gần với cốt lơi và dáng dấp đương đại hơn, bà có đồng ư không? Đương đại có nghĩa là một cái nh́n, một lối cảm nhận luôn mở, luôn gợi cho người đọc những nhận thức của riêng ḿnh, bà có nghĩ vậy không? Quan niệm của bà về hai chữ đương đại?

    TL: Trước tiên, tôi không có khả năng để khoanh vùng hai chữ "đương đại " theo kiểu nội hàm bất xuất, ngoại diên bất nhập như bách khoa từ điển.

C̣n lối thơ gắn liền với nhận thức th́ thời nào cũng có, đơn cử bài thơ "Mạn thuật 4" của Nguyễn Trăi và bài thơ "Thói đời" của Nguyễn Bỉnh Khiêm thời cổ, đều nhận thức uyên bác về nhân t́nh thế thái và có giá cho đến ngày nay.

"Đương đại" hiểu nôm na là thời ḿnh đang sống. "Thơ đương đại" hiểu nôm na là lối thơ làm ra từ thời đại ḿnh đang sống và được người cùng thời chấp nhận.

Trí thông minh của con người ngày càng phát triển. Tầm cao của nhận thức không c̣n là độc quyền trong giới sáng tạo nữa, người tiêu dùng của thời nay đă đủ khôn ngoan để từ chối những sản phẩm mang tính áp đặt.  Một hệ thống mở - dành khoảng trống cho thăm ḍ thị hiếu, đang là một h́nh thái phổ biến trong mối quan hệ giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng thời hiện đại. Chiều hướng của văn học hiện nay cũng không nằm ngoài dao động đó , c̣n phóng khoáng hơn là khác - Một cái nh́n không sập cửa, một cảm nhận bỏ ngỏ trong tác phẩm, có giá trị kêu gọi, kích thích đồng sáng tạo, là sự tôn trọng nhận thức đa chiều từ độc giả, là nền dân chủ, là hệ quy chiếu của thời hiện đại.

 

6. Bà có giữ mối liên hệ với nền văn hoá của dân tộc Trung Hoa? Thực ra cuộc sống của bà là cuộc sống của một người Việt Nam, một nhà thơ Việt Nam thuần tuư th́ đúng hơn? Bà tự thấy điều ǵ là sâu sắc nhất mà ḍng máu và dân tộc Trung Hoa đem lại cho bà? Bà có nghĩ rằng một nhà thơ Việt nam th́ khác nhà thơ các nước ở chỗ, thiệt tḥi hơn về điều kiện học hỏi, tự trang bị kiến thức cho ḿnh?

    TL: Tôi là người Trung Hoa thuần chủng, nhưng mang gia phả bẩy đời sống ở đất Việt. Tôi được học hết phổ thông chính quy và tương đối hệ thống, trong các trường Trung văn có tiếng, cả thời Tây lẫn thời Ta. Tám tuổi tôi mới học đánh vần Việt ngữ. Tôi say môn tiếng Việt bắt đầu từ lần nghe một thầy giáo Việt Nam giảng "Truyện Kiều" hồi lớp bẩy. Từ đó tôi đắm ch́m trong một thế giới tiếng Việt dung dị và diệu kỳ. Rồi sau này không một chút do dự, tôi trao thân gửi phận cho người thấy giáo dạy Việt văn, hơn tôi chín tuổi mắc bệnh ho lao và tướng mạo xấu xí. Cốt cách Trung Hoa không bởi tôi muốn mà có. Tinh hoa tiếng Việt do tôi cảm ứng, say mê mà được. Vương Oanh Nhi là sự cố chập mạch của hai nền văn hoá, Dư Thị Hoàn là kết quả.

    Nhà thơ hay nhà văn Việt Nam có thiệt tḥi so vời nhà văn các nước ở mặt này nhưng lại được may mắn ở mặt khác. C̣n về điều kiện học hỏi, trang bị kiến thức phần lớn trông cậy vào niềm say mê, chí khí, và gắng gỏi của mỗi cá thể, hoàn cảnh khách quan là thứ yếu. Trường hợp những nhà thơ nhà văn dùi mài kiến thức trong bối cảnh ngặt nghèo : thất học, đói rét, loạn lạc, tù đầy... mà trở thành lừng danh không phải là hiếm thấy ở trong nước và thế giới.

 

7. Bà có đủ tự tin để dịch tác phẩm văn học Trung Quốc khi hoàn toàn không sống ở quê nhà ? Đối với bà, dịch cũng là một lối thoát, một cánh cửa giải toả những bức xúc, những cao vọng, những thiếu thốn… tóm lại là bản ngă của một nhà thơ, một con người dấn thân và nhận thức? Bà có thể nói những điều thú vị của cái thế giới mà bà cảm nhận được trước và thông qua việc chuyển ngữ , đem đến với người đọc? Thách thức lớn nhất đối với bà trong việc dịch là ǵ?

    TL: Trong công việc dịch thuật, tôi lấy bút danh Nữ Lang Trung v́ không muốn dựa vào tên Dư Thị Hoàn mà tầm gửi. Nữ Lang Trung với nghĩa gốc là Bà lang.

Vốn hiếu học và nghiêm túc, nên toàn bộ kiến thức trong giáo khoa phổ thông liên tục 15 năm, đă cung cấp cho tôi một nền tảng Trung văn vững chắc. Cùng với hệ luỵ máu thịt trong xă hội cộng đồng người Hoa ở đất khách, ngôn từ, ngữ điệu, ăn mặc, phong tục, tập quán mà tôi va đụng hàng ngày, đă bồi đắp các kẽ hở hàm hồ trong hiểu biết của tôi đối với nguồn gốc vời vợi - Trung Hoa.

    Thoạt đầu, tôi dịch chỉ để lấp chỗ trống do cảm hứng sáng tạo bị ngắt quăng. Sau này, tiếp xúc với một số tác phẩm văn học dịch ra tiếng Việt ồ ạt và đặc biệt khi đối chiếu với nguyên tác, tôi cảm thấy xót xa cho những tác giả ở xứ Trung Hoa, và thật buồn t́nh cho độc giả ở xứ ḿnh. Quỹ thời gian c̣n lại không đủ để gói ghém tham vọng dịch thuật của tôi. Mục tiêu tối thiểu tôi có thể đạt tới là, sau này những tác phẩm dịch của tôi không ai phải bận tâm mà dịch lại.

Khi đọc được và muốn dịch một tác phẩm mà tôi hứng thú, tôi hoàn toàn bị mất trọng lượng như đang phi hành vũ trụ, và luôn khấp khởi chờ đợi ngày trở về, mang theo những vui buồn thám hiểm từ các v́ tinh tú.

Thách thức lớn nhất không riêng với tôi, mà với cả một đội ngũ dịch giả, là dịch ngược lại tác phẩm tiếng Việt sang tiếng Trung. Từ trước đến nay hầu như chưa có tác phẩm nào được sự công nhận trên phương diện này. Tôi đă sắp xếp một kế hoạch sang học tại Trung Quốc thời gian tới, để bổ túc lại phần từ vựng bất cập, hoặc đă rơi rớt qua biến thiên của tháng năm.

 

8. Trong đời thường, bà là người phụ nữ mạnh mẽ , sắc sảo, nhiều hoài băo. Bà đă thành công trong việc mở công ty, buôn bán cũng như trong lao động thơ ca tuy mức độ khác nhau. Nhưng bà cũng là người c̣n nhiều những ẩn ức? Bà có thể giăi bày với bạn đọc đôi điều ? Nhiều người hiểu rằng bà là người trung thực, nhiệt tâm, những phẩm chất như vậy có gây khó khăn cho bà trong quá tŕnh doanh thương không?

TL: Tôi vào đời bằng nghề thợ tiện ( cơ khí ), là công nhân điều khiển cỗ máy tiện đầu tiên được nhập khẩu từ nước ngoài, ở xí nghiệp Z 21 thời chống Mỹ. Sau sự kiện năm 1979, tôi rời nhà máy bước vào thương trường với hai bàn tay trắng. Cái mà tôi có được ( về vật chất ) ngày nay là do tôi biết "tri chỉ" ( dừng lại ), biết hài ḷng ( nhường nhịn ). Cái mà tôi không có là ô dù, là lá chắn. Từ con buôn thúng bán mẹt đầu đường chợ Sắt, rồi làm giám đốc công ty, cho đến chức trưởng đại diện của một tập đoàn thương mại Hông Kông tại Hải Pḥng, suốt 15 năm kinh doanh, tôi rút được một bài học quư báu: Có giỏi mấy đi chăng nữa, nếu không thầy không thợ, không quyền không thế th́ đừng nghĩ đến cạnh tranh!

 

9. Quay trở lại chuyện sáng tác. Con đường nghệ thuật của bà có vẻ như cũng không quanh co: đựơc chú ư đến ngay từ tập thơ đầu tay, được trong giới ghi nhận đúng thời điểm…Nhưng đă lâu bà không công bố những sáng tác của ḿnh. Bà có băn khoăn nhiều về điều này?

    TL: Tôi vẫn viết và vẫn không dễ dăi. Tôi viết cả văn xuôi, nhưng bắt đầu thấy ngán ngẩm khi nghĩ đến việc công bố tác phẩm của ḿnh.

                                                                                 15 / 2 / 2003 Hải Pḥng

--------------------

* Văn bản gốc.