Dư Thị Hoàn
1- Ấn tượng về thủ pháp cấu trúc trong tiểu thuyết
Thiếu nữ đánh cờ vây của nữ nhà văn Sơn Táp (Shan Sa)
Bất cứ một người nào theo đuổi văn nghiệp, đều bị bỏ bùa bởi một mê cung. Mê cung là ǵ, nó chính là những rung động đeo bám bất tận, về những sự việc, những con người ảnh hưởng đến ta, hoặc gây ấn tượng cho ta.
Khi ta viết, nghĩa là ta đă bi lôi cuốn và bị thất lạc vào mê cung. Nói cách khác là cảm xúc của ta bị đánh đắm bị nhấn ch́m hoàn toàn bởi chính nhân vật, sự việc và cảnh sắc mà ta theo đuổi.
Cấp độ thôi miên của mê cung ấy đối với tác giả rất dễ kiểm chứng qua hiệu ứng lan truyền sang độc giả, v́ nó theo tỷ lệ thuận. Theo tôi đó là điều kiện tiên quyết cũng là yếu tố tiên thiên cho một tác phẩm ra đời.
Cuốn tiểu thuyết Thiếu nữ đánh cờ vây cũng đă ra đời như vậy. Theo lối tự sự, tự bạch và tự thuật một cách mê mẩn và hấp dẫn. Nhà văn cũng đă dẫn dụ độc giả cùng phấp phổng cùng mê đắm trên lối vào thám hiểm các ngóc ngách mê cung của hai nhân vật – cô thiếu nữ Măn Châu và anh sĩ quan của quân đội Nhật hoàng. Một câu chuyện t́nh mờ ám vào thời điểm nước Nhật chĩa mũi súng phát xít vào Hoa lục những năm 30 thế kỷ trước.
Song, một tác phẩm trác việt và vóc dáng tầm cỡ c̣n đ̣i hỏi chúng ta hơn thế nữa. Một điều không thể bỏ qua, thậm chí không được phép bỏ qua, để chứng tỏ được trưởng lực và ma lực của một thể loại trường thiên (dài hơi) như tiểu thuyết, là đ̣i hỏi người cầm bút phải t́m bằng được cái ch́a khoá, thoát ra khỏi mê cung cảm xúc, để lấy lại thăng bằng cân năo cho công việc lựa chọn câu tứ và cấu trúc tác phẩm.
Một bố cục siêu việt thậm chí đến mức siêu phàm của tiểu thuyết Thiếu nữ đánh cờ vây là nét nổi bật khác biệt đă định h́nh tên tuổi của nữ nhà văn Sơn Táp (Shan Sa).
Bày đặt ra một trận cờ vây, đẩy hai nhân vật chính, một anh chàng lính Nhật một thiếu nữ Trung Hoa lên vị thế của hai kỳ thủ. Sơn Táp tận dụng thế trận đối kháng của hai giác đấu trên bàn cờ như một miền ph́ nhiêu để dung dưỡng và reo mầm cảm hứng xung đột về xuất xứ, chủng tộc, về quốc gia, lịch sử , về lễ giáo, phong hoá, về tư tưởng, t́nh cẳm, về sinh hoạt, tính cách… có thể nói là từ vi mô đến vĩ mô. Đồng thời thông qua từng ván cờ ḥ hẹn, qua từng bước dịch chuyển của các quân cờ trắng đen (cũng màu sắc đối kháng) căng thẳng nhưng vô cùng tao nhă, Sơn Táp đă nâng đỡ và chuẩn b́ cho một kết cục triệt tiêu đối kháng bằng t́nh yêu hiến sinh đẫm máu trong cảnh giới siêu phàm của triết lư đời người.
Song hành trong mê cung của hai nhân vật đấu cờ, hoà chộn hỗn tạp và điêu luyện giứa bút pháp tao nhă và thủ pháp đối kháng là căn cốt nghệ thuật của cuốn tiểu thuyết dấu ấn này.
Điều kỳ khôi nữa là hai con người “không đội trời chung” kia lại được đặt ở cùng một vị trí nhân xưng số một!? Tác giả đă hoàn toàn hoá thân, hoàn toàn nhập thần vào cả hai cái “tôi” đồng hiện mà hoàn hảo đến mức không lộ một mối hàn nào, nhằm tŕnh bầy hai mô h́nh đối nghịch về mọi mặt đă là một mạo hiểm về thủ pháp.
Tuy vậy. để không bị lệ thuộc, mà cũng không thiên vị sở hữu cái “tôi” nào, tác giả đă khéo léo sắp xếp chương hồi tự sự của hai cái “tôi” song hành đó bằng kết cấu cài răng lược, lớp lang theo từng nước cở vây. Những bước tấn công và pḥng ngự đậm nét thăm ḍ, một tiến một lui nối tiếp, tạo sóng cho cuốn tiểu thuyết.
Cứ thế mải mê và hăm hở, cả hai thế giới tâm hồn được phơi bầy dần dần và không quên phép tắc tỷ thí thông qua các đấu thuật vây hăm đượm màu sắc phẫn kích phương tây trong vỏ bọc trầm mặc của phương đông.
Do bố cục thông minh, khiến độc giả nghiễm nhiên thành người trong cuộc, hễ mở cuốn sách là cảm giác ḿnh chễm chệ ngồi bên bàn cờ được khắc trên phiến đá ngay quảng trương Thiên Phong, giữa trung tâm một thành cổ bên phương trời đông bắc ảm đạm, và tao loạn.
Cuốn sách tất thẩy 92 chương, đập vào mắt ta mỗi chương là những con chữ, nhưng óc ta lại hiện lên các trận đồ thách thức thế cờ, chương nào cũng khêu gợi tính hiếu kỳ (muốm đọc một hơi), tính cảnh giác (muốn đọc lại chương cũ) và pha chút hiếu chiến (bị kích động bởi những chi tiết hào sảng, những t́nh tiết nên thơ cả những ham muốn phá trinh miền viên miễn…) ở nơi chúng ta.
Sau mỗi một chương khép lại người đọc lai bị đầy ải đến tận bờ vực tâm trí của người chơi cờ. Có những chương làm ta măn nguyện đắc chí, có những đoạn khiến ta thất vọng ê chề, và rất nhiều câu hỏi bện xoắn giữa cái sống và cái chết, chặn đứng ta bằng dấu chấm hết của từng chương. Tựa hồ như cô bé trong truyện, chăm chút việc đánh dấu và ghi chép lại thế cờ, sau một ván chơi vừa kết thúc, và đeo đẳng những dằn vặt, nghi vấn để ḥng giải mă tiếp ván cờ sau…
Nếu gạt bỏ cấu trúc ly kỳ và cấu tứ táo bạo nhưng hợp lư khi phân tích nghệ thuật cuốn tiểu thuyết Thiếu nữ đánh cơ vây, sẽ là một thiệt tḥi cho tác giả, một Sơn Táp mang ư niệm đột phá không những về nội dung mà trọng điểm c̣n nằm ở h́nh thức biểu đạt.
Nữ nhà văn này đă từng bộc bạch : Một nhà văn chuyên nghiệp không chỉ viết về thời đại của ḿnh… Nhưng tôi lại nghĩ khác: một nhà văn chuyên nghiệp phải để tâm và thắng cuộc trong tṛ chơi cấu trúc tác phẩm của ḿnh.
Hải pḥng ngày 24/9/2007
2- Đời người là cuộc mặc cả nếu không muốn nói là thoả hiệp giữa cái sống và cái chết.
3- Chắt lọc dinh dưỡng tri thức để nuôi sống ng̣i bút.