nam dao giới thiệu du tử lê
Mạnh Giao (751-814) viết Du Tử ngâm:
Từ mẫu thủ trung tuyến
Du tử thân thượng y
Lâm hành mật mật phùng
Ư khủng tŕ tŕ qui
Thùy ngôn thốn thảo tâm
Báo đắc tam xuân huy
Xin tạm dịch : Mẹ tay c̣n sợi chỉ/ khâu áo ngày con đi/ đườngkim cho thật kỹ/
sợ lâu con mới về/ ai hay ḷng cỏ dại/ đáp báo nắng xuân th́
và, như lời đồn, chính bài thơ này khiến chàng họ Lê, tên Cự Phách, thành nhà thơ Du Tử Lê, đứa con lang bạt bỏ nhà giang hồ từ thiếu nhỏ, tuột vào nghiệp chữ vào độ chưa thành niên. Thơ Du Tử Lê xưa lạ ở cách ngắt câu lục bát, nay tuyệt vời ở cái chất óng ánh đọng lại cuối đời, kết tinh như vàng ṛng ở ngưỡng tử sinh, màu vàng áo những người đă thoát chốn thường phàm. Mời bạn đọc thơ Du Tử, và, một bài lư luận để hiểu thêm những nét sáng tạo một phong cách lạ.
THƠ DU TỬ LÊ
trở giấc cùng hư vô,
trở giấc cùng khuya. mây.
mưa về ngang kư ức.
những ḍng sông bó tay:
nh́n trái tim thôi đập.
trở giấc cùng rừng. khô.
cửa, mời lưu dấu tích.
kệ hỏi sách dọn kho.
bụi cười vui nứt, nẻ.
trở giấc cùng hư vô,
từng nấm mồ hớn hở.
(9/08_ 1/09.)
chưa ai từng có mặt,
nắng, bước qua bậc cửa.
mây, rủ chiều đi xa.
lá, gọi cây về nhà.
cắt, chôn chùm rễ phụ.
bóng chờ tôi qua lung.
thổi tắt niềm ái ngại.
ghế thở dài. quay lưng.
tường phân thân trụ lại.
người xa. xa. xa. xa.
chưa ai từng có mặt.
(1-09)
chúng ta những đứa trẻ:
cần quá đi t́nh yêu!!!!!
trổ cho tôi cánh cửa
để tôi nh́n em đi.
lấp giùm tôi biển. gió
để tôi nghe em về.
cho tôi những ngón. thương.
từng làm nên kỷ niệm
cho tôi những chân. quên
để nhớ ḿnh: quá khứ.
chúng ta những đứa trẻ:
cần quá đi t́nh yêu!!!!!
(11-08)
kỷ niệm như chúng ta,
kỷ niệm như chúng ta,
có chỗ nằm của nó.
buồn tôi như nụ hoa,
đâu biết ngày khô, héo.
bao giờ người đi qua (?!?)
ngắt giùm tôi: đọt nhớ.
tín cẩn tôi: nỗi đau,
tín cẩn tôi: nỗi đau.
khi người không trở lại.
tín cẩn đêm: th́ thào,
báo tin ngày sẽ tới.
băo đi qua bàn tay,
sông trôi ngang tầng mây.
núi động t́nh suy sụp.
băo đi qua bàn tay.
ngón be bờ lũ. lụt.
sương. chiều. trên môi đấy,
lửa cháy ngoài quỹ đạo,
là niềm vui của cây.
lửa đốt ruột, gan này,
sương. chiều. trên môi đấy.
tôi được người cứu chuộc,
khoảng cách đứng vươn vai.
tranh úp mặt thở dài.
bước ra từ cáo buộc:
- hạt bụi nào hư thai!?!
tôi, được người cứu chuộc.
an nhiên trong hồi kinh.
(4-09)
gai lũy thừa vết xước,
tâm khốn đốn niềm tin.
t́nh chôn, vùi sách ước.
chân không theo đường quen.
gai lũy thừa vết xước.
nuôi tôi lời hứa, dối,
những băi cỏ thêu hoa,
khôn nuốt trôi tẻ, nhạt.
gói kích cầu chia xa.
đ́u hiu tôi lạm phát.
mỗi sớm mai t́m nhau.
nuôi tôi lời hứa, dối.
(8-09)
môi nhỏ nhắn nỗi buồn,
môi nhỏ nhắn nỗi buồn - -
kẻ đường băng đại lục.
trưa ô nhiễm cô đơn.
chim giải tŕnh thất lạc.
những ngón tay biệt, ly,
mưa xuyên thấu đời sau
kiếm t́m dung mạo, mới.
nắng ngồi trong toa, khuya
xoa, bôi ngày, tháng, tới.
những ngón tay biệt, ly
giẽ đường ngôi bóng tối.
Du Tử Lê
(Trích thi phẩm “năm chữ du tử lê và, 9 bài thơ, mới.” H.T. Productions XB, Calif., 2009)
Bài Nói Chuyện Về Một Vài Nổ Lực Cách Tân Thể Lục Bát và Quan Niệm Hoán Vị.
(01/21/2010)
(Bài nói chuyện tại Đại học UCLA ngày 25 tháng 5, 1996, và tại Đại học UCI ngày 26 tháng 11, 1997 )
I. CĂN BẢN.
Nh́n lại tiến tŕnh phát triển của ngôn ngữ nhân loại, ta có thể tóm lược như sau:
A. NGÔN NGỮ KHỞI NGUỒN
Thoạt tiên, ngôn ngữ dù của dân tộc nào, cũng đều mang tính Đơn Âm.
Nó là những tiếng kêu, thét thảng thốt, như những phản ứng tự nhiên của con người, bày tỏ sự sợ hăi, kinh ngạc, hốt hoảng trước những biến chuyển đột ngột của thiên nhiên như sấm, sét, mưa, băo, động đất, núi lửa... Nói chung là thiên tai.
Đó là những Thán Từ (Interjection) Đơn Âm, đột ngột phát ra, không do một sắp xếp, chuẩn bị. Nói cách khác, nó không mang một ư nghĩa biểu tính của một loại ngôn ngữ nào hết. Tự thân nó chỉ là những tiếng kêu, thét.
Thí dụ: Ô! Oh! Ôi! Outch! A! Á! Ao!...
B. NGÔN NGỮ BIẾN CHUYỂN: GIAI ĐOẠN I
V́ tính Lưỡng Cực hay hai mặt của đời sống tự nhiên mà, sau này (cũng có thể cùng lúc,) con người cũng xử dụng những Thán tự/ Interjection Đơn Âm kia, để diễn tả nỗi mừng rỡ, hân hoan... nữa.
C. NGÔN NGỮ BIẾN CHUYỂN: GIAI ĐOẠN II
Do nhu cầu chống lại những đe dọa của thiên tai mang đầy tính thần bí, con người tiến từ đời sống đơn độc tới đời sống hợp quần. Họ tụ tập từng thành nhóm nhỏ, trước khi tiến dần tới giai đoạn quần tụ thành Bộ Lạc.
Theo một số nhà nhân chủng học th́ ư niệm sống quần tụ của con người thời sơ khai, có thể được gợi ư từ h́nh ảnh thú vật sống thành bày, đoàn..
Dù sự quần tụ của con người cổ xưa thành h́nh từ nguyên nhân nào, th́, khi có nhiều người chung sống với nhau, nhu cầu diễn đạt t́nh cảm thuận/nghịch, phân chia quyền lợi..., đă tự động nẩy sinh.
Khi con người có nhu cầu diễn đạt mới để thích ứng với giai đoạn quần tụ, sự sống của ngôn ngữ cũng đương nhiên sinh nở, phát triển theo.
Từ đó, tùy theo vùng đất (cao, thấp,...,) khí hậu (nóng, lạnh,...,) mức độ tiến hóa của từng nhóm người mà, ngôn ngữ phát triển theo một trong hai khuynh hướng sau đây: Đơn Âm (Monosylabic) hoặc Đa Âm Polysylabic.)
D. NGÔN NGỮ BIẾN
CHUYỂN: GIAI ĐOẠN III
1-/ H́nh thái sống ï quần tụ nêu trên đưa con
người tới chỗ:
a- Có sức mạnh của tập thể.
b- Nhưng tập thể hay bộ lạc không nhất thiết có số lượng người bằng nhau. Có nhóm lớn, nhóm nhỏ. 3- Sự kiện này, tự động h́nh thành luật: mạnh được; yếu thua. Kết quả:
Nhóm mạnh không chỉ đàn áp, thôn tính và coi nhóm yếu:
- Như một thứ chiến lợi phẩm (người và của cải, gia súc;),
- Ảnh hưởng, chi phối nhóm yếu cả về phương diện tiếng nói nữa.
2-/ Từ đó, với thời gian, ngôn ngữ của nhân loại dần dần quy vào hai gốc chính:
- Ḍng ngôn ngữ lấy h́nh vẽ làm nguồn gốc. Ta gọi là chữ tượng h́nh (Hieroglyphic Script.)
- Ḍng ngôn ngữ lấy mẫu tự La Tinh (Roman Alphabet,) làm chuẩn.
E. NGÔN NGỮ BIẾN CHUYỂN: GIAI ĐOẠN IV.
Khi ngôn ngữ của nhân loại quy về một trong hai mối chính, kể trên, cũng là lúc con người tiến từ giai đoạn bộ lạc hiểu theo nghĩa Du Mục, bước qua giai đoạn định cư. Giai đoạn định cư này, là bước khởi đầu để con người tiến dần tới sự h́nh thành lănh thổ, quốc gia.
Để thích ứng với giai đoạn định cư, tiền thân của giai đoạn định h́nh lănh thổ, quốc gia, ngôn ngữ của nhân loại cũng tiến dần từ giai đoạn đơn sơ tới phức tạp.
Ngôn ngữ như đời sống, một khi trở nên phong phú, phức tạp th́, tự thân đ̣i hỏi những luật lệ căn bản, hầu bảo đảm cho sự dễ dàng, chính xác trong nhu cầu diễn tả. Bởi thế, con người phải đặt ra những luật lệ cho ngôn ngữ. Từ đây, chúng ta văn phạm.
(Xin nhấn mạnh, Văn Phạm do con người đặt ra. Nghĩa là con người có thể thay đổi, bổ khuyết, hầu phù hợp với thời đại của ḿnh.)
II. QUAN NIỆM VỀ CHỮ VÀ NGHĨA
A- Trên căn bản: hai vật-tượng (sự vật, hiện tượng) đặt / đứng / ở / cạnh nhau th́, chúng hỗ tương nhau làm thành vật thứ ba, hoặc cho ta liên tưởng tới vật thứ ba.
Thí dụ (1): Cục đá đặt trên một khối đất, cho ta liên tưởng tới một pho tượng.
Thí dụ (2): Những chiếc ghế kê quanh một cái bàn, cho ta liên tưởng tới một gia đ́nh, một bữa cơm; hay những người vắng mặt, Vân vân...
B- (Cũng thế) Hai chữ đặt cạnh nhau, cho ta một nghĩa khác.
Thí dụ: - Quả / Trái cho ta ư niệm hay h́nh ảnh quả / trái sinh ra bởi cây.
- Nhưng khi ta thêm chữ Cam, hay chữ Mít
sau chữ Quả / Trái, lập tức ta biết ngay, quả cam không phải là trái mít, và ngược lại.
C- (Nhưng) Nếu nhiều hơn hai chữ đặt cạnh hay đi liền với nhau, đương nhiên nó sẽ làm thành một nghĩa khác (hay nhiều nghĩa khác.)
D- (Bây giờ) Ta thử h́nh dung một xâu, chuỗi nguyên ngữ đi liền nhau, nó sẽ giống một ḍng nước, mà:
1-/ Ḍng nước (gồm nhiều hạt nước nhỏ) xô đẩy (pushing) nhau chảy theo một hướng nhất định (the specific direction):Hướng thấp, trũng.
2-/ Giọt thứ hai xô đẩy giọt thứ nhất. Giọt thứ ba, xô đẩy giọt thứ hai.... Tŕnh tự này, bất biến.
Nói cách khác, giọt thứ nhất không thể xô đẩy ngược giọt thứ hai. Giọt thứ hai không thể xô đẩy ngược giọt thứ ba. Đơn giản hơn, một ḍng nước không thể vừa chảy xuôi, vừa chảy ngược. Ḍng nước có thể chảy ngược, nếu có sự tham dự của bàn tay con người. Ta đậy kín nấp b́nh nước. Dốc ngược b́nh lên, khoét một lỗ ở đáy b́nh. Nước sẽ chảy ra. Nhưng rốt cuộc vẫn theo chiều từ cao xuống thấp.
3-/ Những xô đẩy liên tục theo một hướng nhất định tạo thành Sự Chuyển Động (mobility) của một ḍng nước. Định luật này, cũng là định luật của một xâu chuỗi ngôn ngữ đi liền nhau.
4-/ Tóm lại:
a- Giọt nước đầu tiên cũng là hướng tiến của cả ḍng nước, do sự xô đẩy của giọt nước kế cận, trước nó. Nhưng những giọt nước này, tự thân chúng không thể tách biệt (self separated) nó khỏi giọt trước, và, giọt sau nó để mà, xô đẩy, hay bị xô đẩy. Nó dính liền, trộn lẫn (link, mix.) Nó là một khối nguyên vẹn, bất khả phân (a completed block, which couldn't divide.)
b- Một nhóm chữ cũng vậy. Chữ thứ hai chỉ có thể xô đẩy chữ thứ nhất, theo hướng đi theo một chiều nhất định nào đó. Ta không thể bứt / nhặt / lóc / chúng khỏi cái nguyên khối bất khả phân của chúng.
Ta gọi đó là những mệnh đề độc lập.
c- Tuy nhiên, khác hơn một ḍng nước, một nhóm chữ khi được nói ra nó phải phù hợp với nhịp thở của con người. Bởi v́ con người không thể vừa thở vào (hít vào) vừa nói ra. Chúng ta chỉ có thể nói cùng lúc với hơi thở ra mà thôi. Bởi thế chúng ta có chữ Nói Ra / Speak Out.
Khi nói một câu nói dài, bao giờ con người cũng cần có những giây ngưng lại để thở, trước khi nói tiếng kế tiếp. Nên trong câu văn, người ta dùng những dấu như: phẩy, chấm phẩy, hai chấm, chấm than, để ngắt nhịp cho câu văn. (Nó cũng tựa như những dấu ngắt, hay dấu lặng trong âm nhạc.) Ở đây, ta không kể tới dấu chấm v́ dấu chấm khi được dùng đến, th́ câu văn đă đầy đủ ư nghĩa. Như một câu nói đă hoàn tất. Ta gọi một câu văn tự nó đă đủ nghĩa và, chấm dứt bằng dấu chấm là một Mệnh đề độc lập / An Independent sentence.
d- Trường hợp có tới hai mệnh đề độc lập, muốn nối vào nhau, người ta phải dùng tới Liên Tự hay Conjunction. (Liên tự, tất nhiên, cũng c̣n được dùng để nối liền 2 danh từ, động từ, tĩnh từ, trạng từ,...) Liên tự / Conjunction như chúng ta biết là chữ nối liền hai mệnh đề độc lập, một khi ta không muốn dùng dấu chấm câu. Nó như chiếc cầu nối liền hai bờ sông, ống thông thương cân bằng hai mực nước, vân vân...
III. QUAN NIỆM HOÁN VỊ , TẠI SAO / BỞI ĐÂU/
- Khởi tự căn bản, như tôi đă tŕnh bày ở trên, qua thí dụ của một ḍng nước, thủy chung văn chương của nhân loại, tới ngày hôm nay, vẫn c̣n cho thấy:
1-/ Chữ thứ nhất bị xô đẩy bởi chữ thứ hai, theo một hướng tiến tới nhất định (trước khi rơi xuống do hấp lực của trái đất.) Nó không thể xô đẩy ngược lại. Và, càng không thể vắt ngược lại chữ đầu tiên, cùng như con rắn có thể mang cái đuôi của nó ngược lên đầu, hay ngược lại.
2-/ Giữa các chữ nằm trong một câu nói / câu văn không thể xô đẩy hai chiều / Two way directions.
- Từ ngày nhân loại có chữ viết và, h́nh thành một nền văn phạm như ta đă biết, trước sau không có một đổi thay nào, dù đă hàng ngh́n năm. Trong khi về phương diện vật lư, toán học, bao nhiêu quan niệm cũ đă bị đảo lộn bởi những lư thuyết, định luật mới mẻ. Từ định luật về h́nh học không gian, toán không gian, qua tới những định luật vật lư mới về vũ trụ. Gần đây nhất là thuyết Quantum / Fragment của Heidenberg, nói về ảnh hưởng giây chuyền, chuyển động qua không gian... V́ thế, tôi chủ trương:
1-/ Ngắt lại nhịp đi (punctuate) của câu thơ / văn.
2-/ Cởi bỏ sự trói buộc, tính một chiều, đi tới của câu thơ / văn, để chúng có thể có được cái tự do chuyển động:
a- Hai chiều.
b- Hoán vị / conversion hay đơn giản hơn, thay đổi vị trí trước đấy vốn cố định (fix) của chúng.
Ở quan niệm thứ hai, quan niệm Hoán Vị / Conversion, c̣n mang ư nghĩa giúp cho người đọc THỰC SỰ trở thành độc giả thứ hai. Nghĩa là họ có quyền sắp xếp lại câu thơ / văn của chúng ta theo ư họ. Họ không bị đặt trước một bữa ăn đă hoàn tất / a ready meal, hay một ngôi nhà tiền chế mà, họ chỉ có quyền chấp nhận hay từ chối.
A. CHỦ TRƯƠNG NGẮT LẠI NHỊP ĐI CỦA CÂU THƠ / VĂN VÀ, CÁCH TÂN THỂ LỤC BÁT.
1./ Xử Dụng Các Dấu Có Sẵn, Như Phẩy, Chấm...
Tôi đă áp dụng chủ trương này từ những bài thơ viết năm 1966. Thí dụ bài thơ có nhan đề BÀI CUỐI, 66 đăng trên Tạp chí Văn, năm 1966, ở Saig̣n. Bài này, Hai ông Phan Canh và Nguyễn Tấn Long có trích đăng lại (nguyên bài) trong phần Thi Tuyển, của cuốn Thi Nhân Việt Nam Hiện Đại (Thế Hệ 54-73); Quyển I, Sống Mới xuất bản năm 1974, Saig̣n.
Căn bản, tôi chia lại nhịp đi thể lục bát của ta.
Thay v́ giữ lại cho nó nhịp: 2 / 2 / 2 (câu sáu - nhịp chẵn.) Và nhịp: 2 /2 /2 /2 (câu tám - nhịp chẵn.) Hoặc nhịp: 3 / 3 (câu sáu - nhịp cân bằng.) Và nhịp: 4 / 4 (câu tám - nhịp cân bằng...) Tôi dùng nhịp lẻ (như nhịp chỏi/ syncope của âm nhạc.)
Thí dụ:
phố cao, gió nổi, bóng
mờ (nhịp 2/2/2)
đêm lu, trời nặng, tôi gù lưng, đi (nhịp
2/2/3/1)
(Đọc thêm Phan Canh & Nguyễn Tấn Long: Thi Nhân Việt Nam Thế Hệ 54-73, Sống Mới, Saig̣n. Từ trang 221 tới 284.)
Về mặt nhân sinh quan, tôi chủ trương cắt vụn một câu văn / thơ của ḿnh, v́, tôi nghĩ đời sống hiện tại của chúng ta, đầy bất trắc, xáo trộn. Nó không hề là một ḍng sông êm ả chảy như thời tổ tiên của chúng ta xa xưa nữa. Không ai có thể đoan chắc được điều ǵ sẽ xẩy tới trong đời sống ta, đời sống những người chung quanh ta, ngày tới, giờ tới. Đời sống hiện tại, theo tôi là những mảnh vụn (như những mảnh puzzle vậy.)
Tôi đă bị chống đối rất nhiều, lúc bắt đầu cuộc thử nghiệm vào năm 1966.
Sau đó chỉ ít năm, số người làm thơ Lục bát chia lại nhịp để Lục Bát có nhịp lẻ, nhất là ở những câu 8 chữ, đă gia tăng, mỗi ngày mỗi nhiều. Tuy nhiên, măi tới năm 1992, t́nh cờ một người quen cho tôi mượn cuốn Nghĩ Về Thơ của Nguyễn Hưng Quốc, (Văn Nghệ xuất bản, 1991,) nỗ lực cách tân của tôi, lần đầu tiên được công nhận bởi tác giả này.
Bây giờ th́, trong nước cũng như hải ngoại, số lục bát có nhịp lẻ, là chuyện đương nhiên. Không c̣n ai thấy nó dị dạng, ngu xuẩn hay lập dị nữa.
2./ Chẻ Chữ Để Thêm Nghĩa
- Căn bản ngôn ngữ Việt Nam thuộc loại đơn âm. Nhưng một mặt nào khác, nó cũng mang tính đa âm nhờ có nhiều từ kép. Thí dụ: oang oang, ầm ầm, ồn ào, buồn rầu, đau khổ, v.v...
- Không kể những từ có âm lập lại chính nó / Take after itself, chữ Việt Nam có rất nhiều từ kép. Nếu chúng ta chẻ đôi nó ra, chúng ta sẽ:
a- Thấy rơ hơn ư nghĩa liên tục hay ảnh hưởng hỗ tương về ư nghĩa của hai từ ghép lại đó.
Thí dụ: với Tĩnh từ /Adjective: Đau Khổ, nếu ta chẻ chữ này làm đôi bằng một dấu phẩy, ta sẽ có Đau, Khổ, hay Đau và Khổ.
Từ đó, ta hiểu rơ ư nghĩa giây truyền của tĩnh từ này là:
Bị đau đớn rồi mới đưa tới trạng thái khổ sở.
b- Từ suy nghiệm này, tôi đă chẻ đôi những từ kép của ngôn ngữ Việt.Thử nghiệm này bắt đầu từ đầu năm 1990.
Những bài thơ đầu tiên tôi thử nghiệm cái mà tôi gọi là Chẻ Chữ Để Thêm Nghĩa, đă được gom lại, in trong tập Chấm Dứt Luân Hồi: Em BướcRa in năm 1993.
Thí dụ:
sương, trần thân mây
chia, ly
nhập chung nỗi chết: sầu khô, héo về
(Trích bài Khúc 19 tháng 9, trang 50, Chấm Dứt Luân Hồi: Em Bước Ra.)
Tôi cố t́nh dùng dấu phẩy / phết giữa hai chữ Chia và Ly, để cho rơ nghĩa rằng: chia đôi xong rồi mới tới ly biệt đôi ngả. Cũng như khô rồi mới héo.
3./ Bỏ âm Trắc bắt buộc nơi chữ thứ 4 của những câu sáu chữ trong thể lúc bát cũ.
Cũng với hai câu thơ thí dụ vừa nêu trên, những người có kinh nghiệm làm thơ Lục bát sẽ nhận thấy ngay rằng tôi đă cố t́nh bỏ âm trắc bắt buộc nơi chữ thứ 4 của mỗi câu 6 trong thể Lục bát.
Khi bỏ đi âm trắc bắt buộc này, chúng ta sẽ dễ dàng hơn trong việc diễn tả những tâm trạng buồn bă, tuyệt vọng, rời ră... cực độ. Chúng ta cũng dễ dàng có một h́nh ảnh toàn khối mà, không cần phải giảng giải như ở dạng văn xuôi.
Một thí dụ khác: Nhờ bỏ đi âm trắc bắt buộc ở chữ thứ 4, tôi có thể viết một câu thơ trong bài thơ Tôi Nào, mà, đôi người sau này, thường nhắc nhở. Câu thơ đó là:
tôi Lê. Lê. Lê. Lê nào?
(Trích trong Sông Núi Người Thơm Nỗi Nhớ Nhà/ Your Scented Garden, My Nostalgia, trang 112.)
Cấu trúc của câu thơ c̣n cho thấy rất rơ sự khác biệt văn phạm giữa văn xuôi và thơ.
B. QUAN NIỆM VỀ HOÁN VỊ.
1-/ Nhân loại trải qua nhiều nền văn minh khác nhau. Tựu trung người ta có thể dễ dàng đồng ư với nhau rằng, chúng ta có 4 nền văn minh chính. Văn minh Nông Nghiệp, văn minh Công Nghiệp, văn minh Cơ Khí và, văn minh Điện Toán...
(Xin xem thêm phụ bản /chart 1)
Nền văn minh Điện toán mang lại cho chúng ta một số kư hiệu / symbol mà từ trước chúng ta không có. Một trong những kư hiệu đó là dấu Back Slash (/) Gạch Chéo.
2-/ Muốn cho người đọc hiểu điều ta muốn nói hay, thông cảm hoặc chia xẻ với ta, dĩ nhiên, ta phải dùng một kư hiệu nào đó, để biểu thị điều ta muốn tŕnh bày.
Tôi đă lợi dụng kư hiệu Slash / Gạch Chéo để minh thị cùng người đọc những điều sau đây:
a- Khi một dấu gạch chéo được đặt sau một chữ nào đó, điều ấy, có nghĩa chữ đó có thể di chuyển theo hai chiều thuận nghịch ( Freely two way directions.) Và nó cũng có nghĩa chữ này tuy ở vị trí bị kẹt giữa hai chữ khác, nhưng nó vẫn có nhiệm vụ (hay tự do) xô đẩy chữ đứng trước nó và luôn cả chữ đứng sau nó nữa.
b- Khi một chữ hay nhiều chữ bị đặt giữa hai dấu slash / gạch chéo, điều đó có nghĩa người đọc có thể di chuyển MỘT CHỮ, MỘT NHÓM CHỮ theo bất cứ chiều nào họ muốn. Nói khác đi, người đọc có thể thay đổi vị trí đầu tiên của chữ (hay nhóm chữ) đó, tùy theo ư thích của họ.
c- Thay thế Giới Tự / Preposition Như / As: Căn bản, về phương diện kỹ thuật: văn chương, nghệ thuật được xây dựng trên thể Tỷ giảo (Comparison) và Liên Tưởng (Associate or Connection.)
Nhà văn khi trông thấy (nghĩ tới, nhớ lại) một vật tượng không chỉ thấy như nó là (as is) mà, so sánh, liên tưởng nó với / tới một vật
tượng nào khác. V́ thế mà, nhân loại có cái gọi là văn học nghệ thuật.
Thử nghiệm này tôi bắt đầu từ năm 1992.
Những bài thơ thử nghiệm đầu tiên và kế tiếp, sau đó, được in lại trong cuốn thơ Chấm Dứt Luân Hồi Em Bước Ra / End Of Karma: You Walked Out (Tủ sách Văn Học Nhân Chứng, Calif., 1993.)
Xin đưa một thí dụ mà nhiều người quen thuộc, trích từ cuốn Nhà Văn Nói Chuyện Với Chúng Ta, do Nhà thơ Nguyễn Mạnh Trinh phỏng vấn tôi, năm 1994.
1-/ Rừng /tôi/ sâu/ thở/ nốt chân trời (nguyên văn.)
Trong câu thơ này, những chữ TÔI, SÂU, THỞ có thể thay đổi vị trí tiên khởi, để có một vị trí khác, mang âm hưởng và ư nghĩa khác, tùy theo suy nghĩ, ư tưởng của mỗi người đọc.
Dưới đây 3 câu thơ khác, của một câu thơ ấy:
2-/ tôi rừng sâu thở nốt chân trời (câu hoán vị thứ nhất.)
3-/ sâu rừng tôi thở nốt chân trời (câu hoán vị thứ hai.)
4-/ thở nốt chân trời rừng tôi sâu (câu hoán vị thứ ba.)
(Nguyên bài thơ này, đăng lại trong tập Chấm Dứt Luân Hồi Em Bước Ra.)
Về mặt nhân sinh, tôi quan niệm, đời sống của chúng ta hiện nay là những mảnh puzzle. Mọi người ai cũng có quyền sắp xếp lại những mảnh vụn đó, theo ư ḿnh. Thậm chí, có thể làm cho nó vụn, nát hơn, cũng được.
C. HAI CÁCH HOÁN VỊ KHÁC NHAU.
1-/ Cách Thứ Nhất: Như tôi vừa tŕnh bày ở trên. Hoán vị / Conversion, dựa trên sự đổi chỗ (replace position) của từng con chữ hay một nhóm chữ.
2-/ Cách Thứ Hai: Hoán đổi vị trí của Chủ thể (Subject) ngắm nh́n Khách Thể (Object.)
3-/ Quan Niệm: Văn học nghệ thuật của nhân loại (nói chung cho tất cả mọi bộ môn, từ văn chương tới hội họa, điêu khắc, âm nhạc...) từ ngh́n xưa tới nay, xây dựng trên:
Chủ thể: quan sát / cảm nhận / suy luận / liên tưởng / rồi đi tới kết luận chủ quan về những ǵ chúng ta thâu nhận được bằng ngũ quan và bằng trí năo.
Cách khác, chúng ta quan sát, cảm nhận, đánh giá, liên tưởng về vật, tượng rồi sau đó, chúng ta cho nó một kết luận của chúng ta về nó.
Thí dụ: Buổi chiều buồn v́ có mưa hiu hắt.
Ta (Chủ thể / Subject) quan sát (khách thể / Object) buổi chiều và mưa. Sau đó, ta viết xuống (nói ra) - tức chúng ta gán ghép cho buổi chiều th́...buồn; và mưa th́ hiu hắt.
Một người khác cũng đứng trước một vật / tượng như vậy, có thể gắn cho vật / tượng này cái ghi nhận chủ quan của riêng ḿnh:
Thí dụ: Buổi chiều v́ có mưa réo rắc.
Vấn đề với tôi, không phải là trả lại sự vật tính khách quan / objective reality căn bản của nó, như phong trào văn chương mới / The New Romance (khởi đầu ở Âu châu đầu thập niên 50,) trong quá khứ xa, đă đ̣i hỏi mà, tôi muốn hoán vị / converse vị trí của SUBJECT thành OBJECT và OBJECT thành SUBJECT.
(Xin coi thêm phụ bản / chart 2.)
Tôi đă thử nghiệm cách Hoán Vị Hai này, qua một số bài thơ, in trong tập: Sông Núi Người Thơm Nỗi Nhớ Nhà / Your Scented Garden, My Nostalgia. Tủ Sách Văn Học Nhân Chứng, Calif., 1996.) Rơ nhất như bài: Hoán Vị, viết năm 1994:
t́nh yêu / đường xá /
ghế, bàn /ngọn đèn /đêm tối:
hát cho tôi nghe
bởi chúng thấy tôi
vật lăng quên, lớn nhất.
(sdd, trang 83.)
Hay các bài Phác Họa 95/2, Phác Họa 95/3, viết hồi tháng 2 và tháng 3 năm 1995:
tại sao cứ phải v́
ai /cho ai/
khi vạn vật vốn một
khi chúng cũng có thể nh́n/ nói/ về ta
hệt như
ta nói hoài hủy (mấy ngh́n năm)
về cây cỏ /thiên nhiên/ đồng loại
nhưng chúng im lặng...
(sdd, phác Họa 95/2, trang 132.)
Những nỗ lực cách tân thể Lục bát cũng như việc xử dụng thêm một dấu mới của tôi, được Nhà văn Bùi Bảo Trúc nh́n thấy, khuyến khích sớm nhất, trong những phát biểu, bài viết của ông.
Tôi vẫn nghĩ, Văn học và Nghệ thuật vốn không phân biệt mầu da, tiếng nói, lănh thổ, biên cương; nó là một thứ tài sản chung (The Common Mankind Heritage) của nhân loại. V́, mục đích tối hậu của Văn Học Nghệ Thuật Là mang cái đẹp, cái mới đến cho mọi người. Nhờ đó, nhân phẩm của con người được nâng lên cao hơn; khiến cho sự khác biệt giữa con người và thú vật ngày một thêm cách biệt.
Trong tinh thần ấy, tôi trân trọng kêu gọi mọi người, bất cứ ai, đă, đang, sẽ trằn trọc, thao thức với nhu cầu cách tân văn học nghệ thuật hăy tiếp tay tôi, bổ khuyết, hoàn chỉnh công việc khó khăn này. Cá nhân, tôi xin t́nh nguyện làm vật thử nghiệm, trong bước đầu của những đổi mới ấy.
(Calif., Nov., 10, 1995.)
Tạ Tỵ vẽ DTL
THƯ MỤC DU TỬ LÊ,
(12/29/2009)
1. Thơ Du Tử Lê, thơ. Tác giả xuất bản,
1964.
2. T́nh khúc tháng mười một, thơ. Nhân văn
xb, 1965.
3. Năm sắc diện, năm định mệnh, kư
sự nhận định. Tao đàn xb, 1965.
4. Tay gơ cửa đời, thơ. Nguyễn đ́nh
Vượng xb, 1967.
5. Chung cuộc, tập truyện. Tŕnh bày xb, 1969.
6. Mắt thù, truyện dài. Văn uyển xb, 1969.
7. Ngửa mặt, truyện dài. Đại ngă xb, 1969.
8. Vốn liếng, một đời, truyện dài.
Đại ngă xb, 1969.
9. Qua h́nh bóng khác, truyện dài. Khai phóng xb, 1970.
10. Mùa thu hoa cúc, truyện thiếu nhi. Mây hồng xb, 1971.
11. Sân trường mắt biếc, truyện thiếu nhi.
Mây hồng xb, 1971.
12. Chú cuội buồn, truyện thiếu nhi. Mây hồng xb,
1971.
13. Hoa phượng vàng, truyện thiếu nhi. Mây hồng
xb, 1971.
14. Mắt lệ cho người, truyện dài. Sống
mới xb, 1972.
15. Ở một đời riêng, truyện dài. Tân văn xb,
1972.
16. Thơ Du Tử Lê (1967-1972,) thơ. Ǵn vàng giữ
ngọc xb, 1972.
(Giải thưởng văn chương tồn quốc,
bộ mơn thơ, 1973)
17. Mùa hoa móng tay, tập truyện. Tân văn xb, 1973.
18. Với nhau, một ngày nào, truyện dài. Ngạn ngữ
xb, 1974.
19. Đời măi ở phương đông, thơ. Ǵn vàng
giữ ngọc xb, 1974.
20. Một chỗ cuối sông tương, truyện dài. Mây
hồng xb, 1975.
21. Tan theo ngày nắng vội, tập truyện. Tủ sách
Vh Nhân chứng xb, 1984.
22. Thơ t́nh, thơ. Tủ sách Vh Nhân chứng xb, 1984.
23. Ở chỗ nhân gian không thể hiểu, thơ. Tủ
sách Vh Nhân chứng xb, 1989.
24. Đi với về, cũng một nghĩa như nhau,
thơ. Tủ sách Vh Nhân chứng xb, 1991.
25. Du Tử Lê, Tác giả & tác phẩm #1, nhiều tác
giả. Đời xb, 1992.
26. Tôi với người chung một trái tim, truyện
vừa. Thiên Nga xb, 1992.
27. Chấm dứt luân hồi: em bước ra, thơ.
Tủ sách Vh Nhân chứng xb, 1993.
28. Nh́n nhau chợt thấy ra sông núi, thơ. Tủ sách Vh
Nhân chứng xb, 1994.
29. Em và, Mẹ và, Tôi là một nhé, tùy bút. Tủ sách Vh Nhân
chứng xb, 1994.
30. Chỗ một đời em vẫn để, dành, tùy
bút. Tủ sách Vh Nhân chứng xb, 1995.
31. Sông núi người thơm nỗi nhớ nhà, thơ.
Tủ sách Vh Nhân chứng, xb, 1996.
32. Du Tử Lê, Tác giả & tác phẩm # 2, nhiều tác
giả. Tủ sách Vh Nhân chứng, xb, 1997.
33. Tiếng kêu nào bên kia thời tiết, tập truyện.
Tủ sách Vh Nhân chứng, xb, 1997.
34. K. Khúc của Lê, tuyển tập thơ phổ nhạc.
Thân hữu DTL xb, 1998.
35. Du Tử Lê, Tác giả & tác phẩm # 3, nhiều tác
giả. Tủ sách VH Nhân chứng xb, 1998.
36. Hoa nào tin quả đắng đến không ngờ!!!,
thơ. Tủ sách Vh Nhân chứng xb, 1999.
37. Tôi, ấu thơ và, mẹ, tùy bút. HT Productions xb, 2000.
38. V́ em, tôi đă làm sa di, thơ thiền tính. Tống Châu
xb, 2001.
39. Du Tử Lê, Tác giả & tác phẩm, # 4, nhiều tác
giả. HT Productions xb, 2002.
40. Mẹ về biển đông, thơ. HT productions xb, 2002.
41. Toàn tập thơ Du Tử Lê I (1964-1975,) thơ. HT Productions xb, 2002.(Gồm tất cả những thi phẩm
được ấn hành tại Việt Nam.Gần 400
trang.)
42. Người nhón gót, thả điều chưa nói
hết, tùy bút. HT Productions xb, 2002.
43. Qua môi em: tôi thở biết bao đời, thơ
thiền tính tập 2. HT Productions xb, 2004.
44. Giờ điểm danh cuối cùng, của những
cậu học tṛ trên sáu mươi tuổi, tùy
bút. HT productions xb, 2006.
45. (Nếu cần,) hăy cho bài thơ một tên gọi!?!,
thơ. HT Productions xb, 2006. 46. Toàn tập thơ Du Tử Lê II (1975-1993,) thơ. HT Productions xb, 2007.(Gồm 5 thi phẩm
được ấn hành tại Hoa Kỳ. Gần 500 trang.)
47. Du Tử Lê / 50, nhiều tác giả: Tư liệu,
nhận định, đời thường DTL. Hội
VHKHVN/ Houston, TX, Xb. 2007, (nhằm Vinh danh 50 năm thơ Du
Tử Lê.)
48. Mất hay c̣n, chưa hẳn khác nhau đâu!?! thơ
thiền tính tập 3. (Với 23 bức tranh minh
hoạ của hoạ sĩ đinh cường .) HT
Productions xb, 2008.
49. Lại chuyện văn, (lần này, ít thôi,) với bệnh
ung thư. thơ. HT Productions xb. 2008.
50. Năm chữ du tử lê, 9 bài thơ, mới. (với 31
tranh minh hoạ của hoạ sĩ đinh cường.)
thơ. HT Productions. 2009