Trung Dũng, ngụ ngôn, mới

 

 Trung Dũng, ngụ ngôn, mới

 

 

 

Cuộc họp mặt của chúng tôi gồm Đa Mi, T., Sóc, Đ́nh Nguyên, Trương Anh Tuấn, Huỳnh Quang Vũ,... cuối cùng cũng đă có được một bất ngờ thoải mái - - Khi Đa Mi thu xếp được với các nhân viên nhà hàng, cho chúng tôi một pḥng riêng, trên lầu, để hút thuốc.

Và, một bất ngờ thoạt tiên nhuốm nhiều lo lắng... Nhưng rất mau chóng biến thành những trận mưa tâm tưởng riêng cho từng hiện diện. Đó là lúc Đa Mi yêu cầu mọi người ngưng nói chuyện, để lắng nghe bạn ông đọc thơ.

 

 Người đàn ông bề ngoài bụi đời, bậm trợn, được mô tả là một trong những người tŕnh bày sách nổi tiếng trong giới làm b́a sách ở Saigon, cất tiếng.

Bằng giọng đọc nặng âm hưởng miền Trung (?), không dễ nghe lắm, nhưng chậm răi, rơ từng chữ, người đàn ông tương đối xa lạ với nhiều bạn cùng bàn, bắt đầu bằng bài “Thừa...”

 

“Em thừa ra một ḿnh anh

Hạt mưa thừa hạt mưa thành cơn mưa

Năm thừa ra phút giao thừa

Chia tay thừa cuộc tiễn đưa cũng là...

Ta thừa ra một ḿnh ta

Một ḿnh ta vẫn thừa ra... một người.”

 

Tôi tin mỗi người ngỡ ngàng theo cảm thụ riêng của ḿnh, khi nhận được trận-mưa-ngụ-ngôn những “thừa ra” của “một ḿnh ta vẫn thừa ra... một người.”

 

Người đàn ông có dáng vẻ bậm trợn bề ngoài, dứt tiếng. Ông quơ tay t́m gói thuốc lá. Châm thuốc. Căn pḥng dường cũng lặng đi, ch́m sâu trong cơn mưa - - Tựa nó cũng thấy nó “thừa ra” trong một hoạt cảnh xă hội mà, t́nh nghĩa cũng bị lăng quên, bị phủ nhận: “Em thừa ra một ḿnh anh”...

 

Người cúi xuống bàn tay trơ trọi, tênh hênh trên mặt bàn. Người kín đáo nh́n nhau. Tôi bắt gặp ánh mắt của T. (ngồi xa). Tôi hiểu T. muốn nói ǵ đó...

Vẫn Đa Mi lên tiếng trước, như muốn xua đi cơn mưa của “năm thừa ra phút giao thừa” bằng yêu cầu người bạn thi sĩ của ông, cho nghe thêm một vài bài thơ nữa.

 

Người đàn ông từng khẳng định, ngay khi chỉ có một ḿnh, ông vẫn thấy... thừa ra một con người nào đó. (Con người khuyết tật? Con người bất lực trước cuồng phong xă hội, dập vùi ?) - - Có cảm nhận được sự nôn nóng của bằng hữu, muốn được nghe thêm thơ của ông? Chỉ biết, ông chậm răi “kéo” thêm vài hơi thuốc, với khuôn mặt và, đôi mắt lơ mơ (tựa lạc lơng) ngước nh́n trần nhà...

 

Lần này, ông nói vắn tắt ít câu, trước khi đọc thơ. Ông bảo, vẫn là những đoản thi nói về mưa. Nằm trong bài “12 hột mưa” - Nhưng ông chỉ gửi mọi người một vài, trong số mười hai hạt mưa ấy:

 

“Sài G̣n đáng lẽ mưa to

Nhưng bên khí tượng chỉ cho mưa vừa”

...

Hỏi: răng chừ Huế không mưa?

Đáp: nha khí tượng bảo - chưa tới giờ.”

...

“Hồn rừng, tục bản, t́nh buôn...

Đă trôi theo trận mưa nguồn về kinh.”

...

“Sài G̣n sót mấy con ve

Cũng bày đặt dấu mùa hè trên cây

Chiều qua có một đám mây

Rơi bên Gia Định mang đầy hột mưa

...

“Sài G̣n mưa 9 hạt mưa

Hạt 10, 11 chắc chừa ngày mai

Có người bảo tớ đếm sai

Nhà Bè rơi hạt 12 lâu rồi

Dzậy mà cũng bày đặt đếm.

Haaaa...”

 

Đó là thơ của một người trẻ làm thơ, tên Trung Dũng. (*)

Ghé tai Huỳnh Quang Vũ, tôi hỏi Vũ có nhận ra lục bát Trung Dũng có những câu thiếu chữ? Và, những câu nói trần trụi đời thường? Vũ gật đầu. Tôi nói, với tôi, những khấp khểnh, trúc trắc này, tựa những ḍng nước đang xuôi, bỗng bị khựng lại v́ một vật cản lớn... Ta cũng có thể ví chúng như những khuyết tật hay, dị dạng của hoạt cảnh đời sống xă hội hôm nay. Và thêm:

-Khi một xă hội bị quá nhiều băng hoại, phá sản nhiều lănh vực th́, thơ trào phúng hay ngụ ngôn sẽ hiện ra. Như một phản ứng tiêu cực của các thi sĩ. Những bài thơ có thể không có tên tác giả. Nhưng nó là một thứ lịch-sử-đường-phố hay, lịch-sử-lề-trái.

 

Tuy nhiên, nếu thơ trào phúng là loại thơ châm chích, chế diễu cái rởm, cái mục nát thời thế; mang nụ cười đến cho người đọc một cách trực tiếp th́, đặc tính của thơ ngụ ngôn lại là những ẩn dụ, mỉa mai một cách bóng gió. Cần một trái tim nhậy cảm. Tuy hai loại thơ có chung đặc tính hài hước, nghĩa là ngụ ngôn cũng mang đến cho người đọc những nụ cười - - Nhưng lại là những nụ cười điếng, lặng! Những nụ cười héo hắt, ngậm ngùi thắt ruột! Nó là một thứ nước mắt khô. Chảy ngược về tim: Như ngụ-ngôn-trung-dũng.

 

Gần đây, nhờ công sưu tầm của T., tôi mới biết, ngụ-ngôn-trung-dũng không chỉ tức nghẹn những giọt lệ lăn ngược về tim mà, chúng c̣n lấp-lánh-chua-xót ở những thể thơ khác, như bốn, năm chữ. Hoặc nhiều hơn:

 

“Vừa bước vào nhà

Cái bóng biến mất

Chưa kịp tháo ra

Để mang đi cất...”

...

“Ngắm cái bóng dưới nước

Chợt gương hồ lung linh

Th́ ra là có đứa

Ném sỏi vào mặt ḿnh.”

...

“Người trong gương là ḿnh

Thằng soi gương là ai

Đôi khi cóc cần biết

Mà sao vẫn thở dài?”

...

“Cái nhớ ở trong tim

Vắt ráo hai con mắt

Cứ dày dày ṿ ṿ

Như là trong máy giặt.”

...

Cũng nhờ sưu tầm của T., gần đây tôi c̣n được đọc một loạt thơ ngụ-ngôn-trung-dũng phản ảnh rơ nét hơn lịch-sử-lề-trái đất nước. Như:

 

“Đất nước đă bày lên sạp chợ

Dao thớt phân chia: ḷng-sườn-nạc-mỡ...”

...

“Đất nước ngoảnh lại ngó cổng làng

Mặt rất buồn, đất nước lang thang...”

...

“Đất nước bỏ đi đâu biền biệt

Hỏi ai cũng lắc đầu: không biết!!!...”

...

“bị nhiều vết tẩy xóa

Tấm bản đồ rất đau

Lịch sử ai bôi bẩn

Bằng những bệt mực Tàu?”

...

“Đất nước phá rừng, chặn ḍng, xả lũ...

Ngồi đánh cờ không biết chỗ ‘sang sông’...”

...

“Trưa nằm mơ thấy người Giao Chỉ mặt buồn vác hột thóc trên lưng

Cái nông chống cuốc, (Cái nông đứng chung với cái c̣ cái vạc)

Ngoảnh mặt nh́n cái đói bỏ làng đi.”

...

“Đất nước ai cũng kêu thiếu nước

Đến sương mù cũng nhiễm mặn có lạ không?”

...

“Khi đất nước kết thân với giặc Tàu

Những vết thương trong tiền kiếp rất đau.”

(Vân vân...)

...

Viết tới đây, tôi thực sự không thấy cần phải chú thích bất cứ một điều ǵ về những bài thơ ngụ-ngôn của Trung Dũng. Bởi v́ ngụ-ngôn-trung-dũng đă chính là lịch-sử-lề-trái của con người, đất nước Việt Nam. Hôm nay. Chúng là âm bản của một thời đại mà, chỉ có rung động tự trái tim mới thẩm thấu hết được.

 

Để kết thúc bài viết ngắn này, tôi cầu xin b́nh an cho thi sĩ, như vẫn thầm cầu xin điều tương tự cho những người bạn trẻ khác.

 

Du Tử Lê

(California, Tháng Năm 2016)

 

----------

(*) Dường như để tránh sự nhầm lẫn bút hiệu với những “Trung Dũng” khác, nhà thơ/họa sĩ Trung Dũng thường có thêm 3 mẫu tự đi kèm sau hai chữ “Trung Dũng”; thành “Trung Dũng Kqđ.” Tôi nghĩ phân biệt hay nhấn mạnh này, không cần thiết. Bởi v́, chỉ cần đọc dăm ba câu thơ hay, xem đôi ba b́a sách của ông th́, dù không kư tên, giới thưởng ngoạn vẫn nhận ra ông. Bởi ông: Duy nhất!!!