TuoiNuocDoc

 

Tuổi nước độc [i]

 

...Tôi vừa lên thang gác vừa nghe, tôi lười biếng để nguyên cả quần áo nằm lên giường, đầu óc nóng bừng bừng như phát sốt, hơi thở ngột ngạt. Bóng tối bao phủ chung quanh. Tôi tưởng nếu tôi nằm im một hai phút là lịm chết đi không thể cựa quậy được. Tiếng những người đến trả tiền góp hàng ngày đang eo sèo nói ở dưới nhà cùng với tiếng ồm ồm của ông tôi cằn nhằn chửi bới như một mụ đàn bà. Những đứa em con ông chú tôi - đang đánh nhau, căi nhau ồn ào ở dưới phiá sân. Đứa nhỏ lại đang khóc và tiếng thím tôi dỗ dành. Nó bị sưng phổi từ hai tháng nay. Tôi đă gửi cho chú tôi hai cái điện tín xuống Cảng vẫn không có hồi âm. Tôi cầm cái chổi phất trần đi nhẹ chân xuống sân quất cho năm đứa nhỏ mỗi đứa ba cái vào mông quắn đít ngồi run rẩy ngậm câm nh́n tôi. Cứ trông thấy mặt, nghe thấy tiếng là tôi lại muốn cầm lấy một thanh củi, một cái gậy to hay nhỏ bất kể cái ǵ nện cho chúng đến tê cả tay. Sau đó tôi lại thương hại chúng. Tôi bực bội đi vào nhà, ông tôi vẫn ngồi vuốt những tờ giấy bạc bỏ vào chiếc hộp bích-quy:

- Con mẹ Nhiêu Hai c̣n thiếu hai ngày. Mụ Khán một ngày. Cái Thêm thấy trốn mặt... tiền lăi nhẹ là vậy, nó thấy ḿnh nhân đức nên chỉ định quỵt, thật đồ bất nhân...

Thấy tôi vào ông tôi ngừng một chút rồi nói tiếp.

- Mày đi đâu mấy ngày? Đi th́ thôi, về đến nhà là gây đủ chuyện - thế nghĩa là làm sao?

- Đánh cho chúng nó chết bớt đi, hoặc khóc cho vui nhà, át bớt những câu chửi bới sẽ nhập tâm chúng nó, sợ mai sau chúng lại bắt chước. Thật không thể chịu được nữa...

- Lại giở cái giọng thằng bố mày ra.

- Tôi biết lắm. Bố tôi c̣n không chịu được nữa là tôi, bởi nó bẩn quá nên bố tôi cũng bỏ đi cho khuất mắt rồi.

- Sao mày không đi? Bẩn! Bẩn th́ mày cũng đút vào miệng ấy chứ ǵ. Tao ăn một ḿnh à. Đồ bất nhân. Tao chỉ muốn vật chết hết...

- A ha... ! A ha... !

Tôi đứng dang chân ở cầu thang mà cười lớn.

- H́nh như xưa kia ông đă vật người ta chết, bố tôi trông thấy mới phát điên đấy thôi...

- Mày câm mồm đi.

Tôi mặc ông tôi cáu giận mà đi sang phía buồng. Thím tôi đang bế đứa em tôi lật áo đứa nhỏ để tay vào ngực, nó thở mệt nhọc, làn da mỏng bó sát lấy thân gầy khô của nó. Tôi nh́n thấy xương sườn nhỏ cong. Tôi hỏi thím tôi:

- Em thế nào?

- Vẫn thế.

- Có lẽ mai được tin của chú.

Tôi đau đớn vứt bỏ cái chổi lông gà ở tay rồi chạy lên gác vùi đầu vào giữa đống chăn màn bừa bộn. Tôi vào một giấc ngủ chập chờn. Khi đứa ở gọi xuống ăn cơm, tôi khô cổ không thể trả lời được ngay, măi mới nói được cho nó biết là tôi không ăn. Tôi nhờ nó bật giúp chiếc đèn ở bàn, rồi nó đi xuống phiá thang. Tôi tự thấy tôi vô lư - tự giam ḿnh vào một nơi ḿnh chán, ḿnh phát mửa lên. Nhưng chính sống ở căn nhà này tôi mới hiểu v́ sao bố tôi đă phát điên. Với một người đàn ông bo bơm, keo kiệt, thủ đoạn, tàn nhẫn làm nghề cho vay lăi, cầm cố, làm cái họ với những người nghèo ở ngơ Gậm-cầu và chợ Bắc-qua. Công việc duy nhất của ông tôi từ nhiều năm nay chỉ là chửi bới, buổi chiều ngồi vuốt những tờ giấy bạc. Về bà tôi th́ không ai nói ǵ cho tôi nghe. Chú tôi chán cảnh này nên dù muốn ở nhà cũng bỏ xuống tàu làm cho một hăng buôn người Pháp ở Cảng.

Bố tôi điên rồi đi biệt tích. Chỉ nghe nói lại rằng hồi ấy ông tôi đă hăm hiếp một đứa ở - nó đ̣i đi báo cảnh sát nên ông tôi thắt cổ cho chết. Bố tôi bỏ nhà đi. Ít lâu sau trở về có bế theo một đứa nhỏ bồng đưa cho ông tôi mà bảo:

- Cháu ông đấy, ông nuôi giúp tôi.

- Mày cưới vợ nữa bao giờ? Tao nuôi thằng Ngạc chưa đủ sao?

- Nhưng tôi hiếp cho người ta đẻ ra th́ ông phải nuôi: nó là cháu ông.

- Vứt nó ra ngoài đường kia. Tao không biết. Tao không biết.

- Ông có biết là ông đă hiếp con ở không?

- Đồ con trời đánh.

- Và ông đă thắt cổ nó thế nào cho chết ông có nhớ không? Để tôi nhắc lại cho ông nghe. A ha! nhiều công việc quá khiến ông quên cả những chuyện mà con ông nó nhớ. Ông buộc một đầu dây vào cột, rồi ông thắt một ṿng vào cái cổ nhỏ và trắng ngần. Cái đứa con gái ấy đi ở chỉ tại có chút nhan sắc mà bị cha mẹ ép cho một lăo già v́ nợ nần. Thế mà ông lại cuộn nó vào cái thắt lưng rồi ông dang chân cầm một đầu mà kéo - kéo cho nó dăy dụa - rồi lưỡi nó lè ra, bọt mép nó sùi ra và cái thân ông ôm ấp ấy rũ ra - mềm ra như bún. Rồi ông để thế treo lên xà buồng tri hô lên: con ở nó tự tử... Chả ai tố cáo, ông lo lót với tụi lính. Cái xác th́ không thể cất được tiếng nói. Mà có oan hồn th́ tiếng nghẹn ngào uất ức cũng chả thể cất được từ địa ngục mà lên. Nhưng tôi biết. Tôi có thể làm chứng cho người ta bỏ tù ông ngay đó. Ông nuôi thêm một đứa nhỏ mà chuộc tội. Nó không có giấy tờ ǵ đâu, ông có thể nhận luôn nó là con cũng được.

Thế rồi ông tôi im, mướn người nuôi đứa nhỏ. Năm sau bố tôi lại bế về đặt ở giường một đứa bé nữa. Bố tôi cầm một con dao ở tay và bảo ông tôi:

- Ông nuôi thêm cho tôi một đứa nữa.

Ông tôi nh́n đứa bé, nh́n mắt bố tôi đỏ ngàu và con dao cầm chắc ở tay không nói ǵ. Hôm sau bố tôi về đập phá đồ đạc, cầm lấy vai tôi nh́n vào mặt rồi cười phá lên. Từ đó không có tin ǵ nữa. Tôi chỉ được kể như thế. Hai đứa nhỏ về sau lớn lên ông tôi mang gửi vào một trại hướng nghiệp, nó rủ nhau về nhà, ông tôi lại gửi vào một tu viện ở Thái-hà- ấp. Một đứa tên Hùng ngổ ngáo, nhiều lời. C̣n đứa kia tên Thân mặt lúc nào cũng như uất ức chuyện ǵ.

Tôi vốn thù thằng Hùng - v́ theo tôi th́ chính mẹ nó đă định giết tôi. Tôi ngồi dậy khỏi giường, những câu chuyện cũ trở về như những tấn bi kịch tiếp nối. Tiếng dọn bát đĩa ở dưới nhà báo bữa cơm xong. Ông tôi đang gọi thằng Tùng, đứa con thứ ba của chú tôi lên giường giận lưng cho ông tôi ngủ. Chỉ nằm im đấy một lát tôi sẽ thấy tiếng ông tôi ngáp.

- Tại sao?

Đă nhiều lần trở về đây và tự hỏi điều ấy, tôi t́m măi không ra lư do tại sao tôi sống măi ở một gian nhà như thế này. Tôi ở đây nhưng giấu không cho bạn bè, người yêu biết. Tôi nghĩ: Nếu trông thấy cảnh này mọi người sẽ khinh tôi. Nghĩ măi th́ tôi chỉ cho là: điều duy nhất khiến tôi ở đây là những điều thuộc về mẹ tôi - người chết từ năm tôi hai tuổi. Những kỷ niệm ấy hồi bố tôi chưa điên kể lại cho thím tôi nghe.

 Mẹ tôi đă chết ngày bố tôi c̣n ở nhà, mỗi lần giỗ, bố tôi lại khóc, mẹ tôi là người tôi kính trọng, yêu mến duy nhất khiến tôi ở lại căn nhà này và không muốn tôi rời đi.

Tôi thương bố tôi - nhưng tôi oán ông đă không lo cho tương lai tôi. Vứt tôi ra giữa những sinh hoạt tưởng có thể làm bẩn cả con người. Tôi ghét và muốn cho ông tôi chết đi - dù ông đă nuôi cho tôi ăn học. Từ ngày hiểu biết tôi không ăn nói ngọt ngào nữa. Tôi xưng tôi với ông nội như một thằng du đăng, vô giáo dục, không chút ngượng miệng. Tôi oán có lẽ tại đời sống ông tôi bẩn thỉu đă làm tôi hỏng người và lớn lên thiếu tất cả t́nh thương, ḷng âu yếm vuốt ve tuổi trẻ, đời sống ấy làm cho tôi nhiều lần đau đớn và nhớ về mẹ tôi như một bà tiên sống thoát hẳn ra ngoài những điều bẩn thỉu, nhơ nhớp tôi thường gặp hàng ngày. Thím tôi vụng về nuôi đàn em nhỏ. Chú tôi là một người khí khái, hiểu biết. Chú là người cứu tôi khỏi bị mẹ thằng Hùng giết chết. Nếu tôi chết th́ thằng Hùng sẽ được hưởng gia tài này. Nó có khai sinh là con bố tôi, lần tôi bị hăm hại xẩy ra vào một buổi chiều khi đi học về đến đầu ngơ, tôi bị một người đàn bà đứng tuổi cầm một cái chậu sành đập vào mặt. Tôi ngất đi, chỉ kêu được vài tiếng. May chú tôi gặp túm được người đàn bà mang ra cảnh sát, nó khai là vợ hai bố tôi. Tôi bị một vết sẹo dài nơi má - dấu vết làm tôi thù thằng Hùng. Mẹ hắn bị tù, sau được phóng thích và lấy một người đâu trên mạn ngược.

Tôi chưa bao giờ nghĩ về cái gia tài của ông tôi - mồ hôi nước mắt của những người nghèo khổ, bán buôn gom góp lại, cũng như khó mà tôi quên được tiếng chửi bới của ông tôi mỗi buổi chiều.

Tôi ngồi vào bàn xếp lại sách vở cho ngay ngắn. Lá thư của Hiền làm tôi nhớ về nàng cùng một lúc nghĩ Thịnh c̣n sống.

Tiếng c̣i xe lửa thét ngoài đầu cầu tiến vào thành phố. Chuyến tàu buổi chiều về chậm như thế này chắc lại gặp ḿn hay những quăng đường sắt bị bóc; chuyến tàu dài nối nhiều toa kín và phía sau là quân đội chạy mau lên cầu. Khói đen hôi theo gió toả vào cửa sổ làm tôi muốn ho. Bóng người lính gác trên cầu vẫn đi đi lại lại. Đă lâu lắm tôi không c̣n được nghe tiếng kèn trầm và buồn. Những toa tầu màu xám và vẻ chiến tranh của nó càng làm tối cho sinh hoạt này. Đêm đêm vẫn có lần đèn thành phố cùng tắt một lúc với tiếng nổ vang dội, hay tiếng súng ám sát đủ cho một người nghe thấy. Những lần ấy dưới chân cầu xe lửa lại dầm dập tiếng giày đinh chạy, cùng cả đêm tiếng xe thiết giáp nghiến trên mặt đường nhựa. Những khối sắt kín bưng ngó mũi súng vào các đống gạch vụn, những căn nhà đổ đầy bóng tối. Hà-nội, những cơn hốt hoảng trong những đêm tối khiến tôi càng cảm thấy sự bất trắc của đời sống, sự có mặt của từng người. Mỗi ngày chiến sự một ác liệt thêm.

Chính giữa lúc đó chúng tôi lớn lên với cuộc sống, với yêu đương, đam mê và những lo nghĩ về tương lai, về quá khứ.

Tôi vẫn lừa dối khi ai hỏi tôi về quê quán, gia đ́nh, họ hàng... Tôi bảo là gia đ́nh tôi đă bị chết hết v́ súng đạn và quê hương tôi th́ chiến tranh vây phủ ở măi tận Thạch-thất, Sơn-tây, ba bốn năm nay tôi không về đến. Tôi tự nhận là một thứ nạn nhân của chiến tranh. Nhưng sự thực tôi là người đứng ngắm chiến tranh, đam mê lư thuyết cùng nhiều tư tưởng sáo trộn trong thời kỳ chiến tranh. Phải chăng chiến tranh như một cuộc phiêu du khi người ta quá an nhàn.

Trong cuộc, ở giữa hai khối tranh dành tôi muốn là người tham gia vào cuộc, có lư do đánh đuổi một thứ quân xâm lăng. Đồng thời tôi chán ghét tụi ở thành thị làm giàu trên xương máu đồng loại.

Tôi muốn là một tuổi trẻ phiêu lưu trên đường t́m kiếm những cảm giác. Tôi lên giường tắt đèn đi ngủ c̣n nghe thấy tiếng ru của thím tôi và những tiếng kẻng cầm canh ở trạm gác ngoài đầu cầu. [...]

DƯƠNG NGHIỄM MẬU



[i] Trích chương 2 của tiểu thuyết Tuổi nước độc, Nxb Văn, Sàig̣n 1966