Tại sao có " tiếng vỗ tay của một bàn tay " ? Phải hai bàn tay mới vỗ vào nhau được chứ ?
Theo truyền thống thiền, đây là một " công án ", tức là một đề tài cho người tu thiền suy tưởng. Dăm bữa, vài tháng, nhiều năm, không chừng bỗng dưng giác ngộ. Đấy là nói nếu có duyên được thiền sư cho một công án thích hợp trong nhiều công án. Cố nhiên tu thiền không phải chỉ có thế, nhưng người viết bài này không biết ǵ hơn. Đành phải thú nhận ở đây một sự nhập nhằng thường gọi là " treo đầu dê...". Ngày nay trong thời đại truyền thông, Nam Bắc Đông Tây đều sử dụng thường trực và rộng răi nghệ thuật treo đầu dê, nên ở đây có bị ảnh hưởng đôi chút, treo một đầu...đề rất nên thơ để hấp dẫn bạn đọc chứ c̣n bản thân nghiệp chướng nặng nề chưa thể tu thiền, lại càng không có tham vọng bàn về thiền.
Mở ngoặc nói càn một điều nữa : có lẽ công án cũng là một thứ " treo đầu dê..." đă đạt mức thượng thừa chăng ? Công án với giác ngộ cũng như người đẹp và món hàng trong quảng cáo tivi. Chỉ khác ở chỗ trong tivi th́ cả người đẹp lẫn món hàng đều được tŕnh bày rơ ràng, chứ c̣n trừ những bậc chân tu chẳng ai biết thế nào là giác ngộ ! Ngoài ra đều là những cái bẫy : cái bẫy của túi tiền và cái bẫy của tư duy. Đóng ngoặc. Trở lại chủ đề của bài này, không bàn về thiền th́ bàn về cái ǵ ? Thưa rằng, khó nói quá, nếu viết thẳng tuột ra được th́ đă viết rồi. Vậy xin đợi hạ hồi phân giải, c̣n bây giờ vẫn tiếp tục bàn về thiền, mà thực ra không phải bàn về thiền.
Thí dụ như " tiếng vỗ tay của một bàn tay ", v́ sao là cái bẫy của tư duy ? Bẫy ở chỗ sa vào đó sẽ suy nghĩ miên man không cùng. Nó hàm chứa mâu thuẫn, mà theo đúng lôgíc toán một khi đă chấp nhận hai mệnh đề mâu thuẫn người ta có thể suy ra bất cứ cái ǵ ! Thí dụ mẩu đối thoại sau đây giữa Bertrand Russell (một trong những nhà khai sáng lôgíc toán hiện đại) và một người bạn :
– Ông bảo nếu cùng chấp nhận A và không A th́ có thể suy ra bất cứ cái ǵ. Vậy tôi bảo hai lần hai là năm, làm sao ông chứng minh tôi là Giáo hoàng ?
– Thế này nhé, rơ ràng như vậy bốn bằng năm ; trừ đi mỗi bên ba, c̣n lại một bằng hai. Ông và Giáo hoàng là hai, thành ra ông và Giáo hoàng là một !
Đơn giản. Quá đơn giản để trở nên bất hủ. Nếu chỉ có thế th́ ai cũng có thể sản xuất ra vô số công án, chẳng hạn như " con cừu năm chân ", hay là " đêm rằm đẹp trời không trăng " v. v. . Thực ra, cũng như người Pháp hay nói, " một tàu hoả có thể che giấu tàu hoả khác ", tránh cái bẫy này của công án lại có thể rơi vào cái bẫy khác. Chuyện ấy sau này sẽ bàn, bây giờ hăy tạm dừng ở cái mức thô thiển "A chính là A ", nguyên tắc đồng nhất thời Aristote. Thô thiển mà vĩ đại, vĩ đại v́ nó nằm phổ quát ở cái nền của phương pháp tư tưởng như là một trong những nguyên lư của lôgíc, chính lôgíc của Aristote đă đưa trường phái Lyceum do ông sáng lập tới nhiều thành quả thực tiễn trong khảo sát tự nhiên : thực vật học, sinh vật học, địa chất học... (cũng như nhiều nhà tư tưởng lớn khác, Aristote sau trở thành nạn nhân của " chủ nghĩa Aristote " trong đêm tối của thời Trung cổ, mà có lẽ chính ông sống lại cũng không chịu được).
Thô thiển ở chỗ thời bấy giờ người ta mới chỉ khảo sát được sự vật ở trạng thái tĩnh, hễ chạm đến những trạng thái " động " của sự vật là đụng ngay vào vô số những " nghịch lư " (paradoxes), không cách nào vượt qua. Thí dụ như một nghịch lư của Zénon d'Élée : mũi tên bắn vào gót chân chàng Achille trước khi tới phải đi một nửa đoạn đường, rồi lại phải đi một nửa nữa của nửa đoạn đường c̣n lại, cứ như thế măi măi. Không bao giờ tới được gót chân Achille ! Nghịch lư này chỉ được phá giải một cách rốt ráo với toán học giải tích của thế kỷ 17 với những Newton, Leibniz... . V́ thế – trừ những đề thuyết về nguyên tử và về chuyển động của các thiên thể, kỳ diệu nhưng không có tác dụng thực tiễn – nền khoa học khổng lồ của Hy Lạp cổ đại : Pythagore, Euclide, Archimède... nói chung là " tĩnh lặng ", không gian của Euclide là một không gian trong suốt như pha lê trong đó những điểm, đường thẳng, đường cong và mặt phẳng, đặt ra rồi là nằm đó tới 25 thế kỷ sau con cháu đi thi tú tài c̣n phải học.
Một khi mọi sự đều thường c̣n th́ mặc nhiên người ta gắn liền cái bị mô tả là thế giới tự nhiên và cái dùng để mô tả là ngôn ngữ. V́ thế nguyên lư đồng nhất của Aristote vừa là nguyên lư lôgíc, vừa được coi là nguyên lư của tự nhiên. Đến ngày nay người ta đă rơ " A chính là A " chỉ là một nguyên lư của lôgíc toán, c̣n đem áp dụng nó như thế nào trong thế giới tự nhiên th́ ở mỗi trường hợp đều phải xác định rơ ràng những điều kiện giới hạn.
Ngôn ngữ là công cụ của tư duy, nhưng trước hết nó là công cụ để giao tiếp trong xă hội, v́ thế bản thân nó nói chung không thể " vừa A vừa không A " được. Để rơ ư này xin bạn đọc thử xác định : khi nói " A và không A " th́ cái " A " lần sau đó là cái ǵ ? rơ ràng câu đó chỉ có nghĩa khi chữ " A " trong hai lần xuất hiện chỉ định cùng " một thứ ". Thứ ấy là một cái ǵ đó trong cuộc đời có thế cùng hiện hữu với phủ định của nó trong ḷng một thứ khác. Ngôn ngữ vừa phải mô tả thực tại sống động trong đó " A không phải lúc nào cũng là A ", vừa phải tuân theo những quy tắc cấu trúc nội tại – phi thời gian – của nó, trong đó có " A chính là A ". Trên nguyên tắc, yêu cầu đặt ra cho ngôn ngữ triết học và ngôn ngữ khoa học là giống nhau, và không phải khoa học không biết tới vật đổi sao dời, ngày nay người ta đă nghiên cứu cả đến sự bùng nổ khai sáng ra vũ trụ (Big bang) từ 15 tỷ năm trước. Những vấn đề bắt đầu được đề cập là sự phức tạp (complexité), sự hỗn loạn (chaos) và ngay tới cả sự phát sinh h́nh thái (morphogénèse). Mặc dù thế vẫn có thể nói khoa học mô tả cái " động " một cách vừa chính xác hơn vừa hạn hẹp hơn. V́ thế khoa học, ít ra là khoa học tự nhiên, có được ngôn ngữ đặc thù của ḿnh trong đó nguyên tắc đồng nhất được thể hiện một cách tuyệt đối. Ngôn ngữ văn học hay triết học th́ không như vậy.
Đối tượng của văn học hay triết học quá rộng và quá phức tạp. Người xưa nói " văn dĩ tải đạo " chứ có ai nói " toán dĩ tải đạo " đâu ! mà " đạo khả đạo phi thường đạo " (Con đường có thể đi theo không phải là cơn đường thường c̣n) th́ làm sao có được một ngôn ngữ đặc thù luôn luôn tuân thủ " A chính là A ". Mặc dù đại triết gia nào trước hết cũng xây dựng hệ thống ngôn từ và khái niệm riêng của ḿnh, trên thực tế không ai tránh khỏi " danh khả danh phi thường danh " ! (cái tên có thế dùng để gọi không phải là cái tên vĩnh viễn). Không những thế, nhiều khi c̣n cố ư " vừa A vừa không A " trong ngôn ngữ để diễn tả ngắn gọn cái " vừa A vừa không A " trong cuộc đời. Từ thế kỷ thứ sáu trước công nguyên, tức hơn hai trăm năm trước Aristote, Héraclite đă nói " người ta không thể tắm hai lần trong cùng một gịng sông ", tuyệt diệu. Tuyệt diệu ở vế " cùng một gịng sông ", nó đấy mà không phải nó, v́ c̣n đâu những giọt nước của ngày xưa ! Phá cái tính đồng nhất của ngôn ngữ để diễn tả đổi thay và xa cách cũng là một bút pháp của thơ ca : " Hoa đào năm ngoái c̣n cười gió đông " (thơ Đường)... " Vừng trăng ai xẻ làm đôi " (Kiều).
Không phải một mệnh đề của lôgíc toán, tiếng vỗ tay của một bàn tay là tiếng thơ.
Bao giờ " trí tuệ " nhân tạo ( " Intelligence " artificiel1e) hiểu được thơ th́ mới nên bỏ hai cái ngoặc kép.
" Trí tuệ " nhân tạo là một ứng dụng tiên tiến của tin học nhằm, như tên gọi, nhân tạo ra trí tuệ. Cơ sở của nó cho đến nay chỉ là lôgíc toán. Tuy thế không thể coi thường được v́ tầm hữu ích thực dụng của nó thật to lớn không c̣n phải chứng minh (nội sự cộng tác đắc lực của " ông Mắc (In-tốt-sơ) " với báo Diễn Đàn...). Vậy khả năng của nó đi tới đâu ? Vấn đề c̣n đang nóng hổi giữa trường phái " trí thức nhân tạo " (dịch câu nói mỉa " artificial intelligentsia ") và những người chủ trương đó là một huyền thoại (dĩ nhiên đă tạo ra danh từ trên). Cuộc tranh căi này thường xoay quanh một t́nh huống giả tưởng gọi là trắc nghiệm Turing, v́ do Alan Turing mô tả từ năm 1950. Có thể nói Turing là nhà toán học đi đầu xây dựng nền tảng lư thuyết cho ngành tin học, ông đặt ra rất sớm vấn đề " máy tính có khả năng trí tuệ bằng con người hay không ? ", và đề nghị một thủ tục trắc nghiệm để giải quyết.
Ư chủ đạo rất đơn giản. Người làm trắc nghiệm sẽ phải đối thoại với hai chủ thể, một người và một máy tính, mà không biết trước chủ thể nào là người, và cũng không biết ǵ thêm về chủ thể người (nếu họ có cùng nhau những kỷ niệm riêng th́ quá dễ). Để gạt bỏ tất cả những tiểu tiết kỹ thuật, ông đề nghị giam hai chủ thể trong hai pḥng kín, hỏi và đáp đều dùng máy chữ. Mục đích người làm trắc nghiệm là qua vấn đáp t́m cho ra " chủ thể " máy, c̣n mục đích của hai chủ thể bị khảo sát (thuần tuư qua ngôn ngữ) dĩ nhiên nhằm chứng tỏ " tôi là người ".
Tốn một chút giấy tŕnh bày lại t́nh huống giả tưởng này để giúp vui bạn đọc, ai cũng có thế chơi tṛ chơi này được v́ đây là thí nghiệm ở trong đầu. Vấn đề là t́m ra cách nào để đánh bẫy máy tính, và chỉ máy tính thôi. Bạn hăy bỏ một chút thời giờ cho tṛ chơi này, hăy tưởng tượng một kịch bản trong đó bạn đối thoại với " x " và " y " để đến một lúc nào đó bạn biết rơ ràng " x " là người, c̣n " y " là máy ! Cần xác định rơ luật chơi : có thể viết chương tŕnh cho máy tính điện tử biết giả đ̣ quên, giả đ̣ trả lời chậm hay/và sai, cũng như có thể cho vào bộ nhớ của nó tiểu sử một con người nào đó với tất cả những ǵ cần thiết cho một tŕnh độ văn hoá trung b́nh. Thời giờ bỏ ra đó không phí đâu, v́ bạn sẽ có một ư niệm rơ hơn về những ǵ chờ đợi loài người trong thể kỷ hai mốt, và sẽ thấm thía câu tiên tri của Trang Tử, triết gia Trung Quốc, " có cơ khí tất sẽ có cơ tâm " mặc dù ông không thể ngờ được là cơ tâm sẽ nằm ngay trong cơ khí.
Nhưng không nên kéo dài tṛ chơi này, v́ nếu theo đúng thủ tục của Turing chắc chắn bạn sẽ thất bại ! không thể t́m ra một kịch bản nào hoàn hảo. Trong khi t́m cách đánh bẫy máy tính người ta đă bị rơi vào cái bẫy mà Turing (không biết vô t́nh hay cố ư) đă giăng ra từ hơn bốn mươi năm trước : Nếu kịch bản của bạn là thực sự hoàn hảo, thực sự có kiểm chứng khoa học th́ nó phải được mô tả một cách tuyệt đối rơ ràng, nghĩa là trở thành một " giải thuật " (algorithme). Nhưng than ôi ! Nếu chỉ là một giải thuật th́ máy cũng làm theo được, và như vậy cũng không có ǵ cấm cản viết một chương tŕnh mới cho phép máy đóng vai tṛ của người trong kịch bản đó ! Tóm lại nếu theo một quan điểm thực dụng thường được gọi là quan điểm " hộp đen ", chỉ nghiên cứu những quan hệ h́nh thức giữa " đầu vào " (input) và " đầu ra " (output) để phân biệt giữa trí tuệ và " trí tuệ " nhân tạo th́ không thể thành công, v́ bản thân quan điểm đó đă giản lược ngôn ngữ vào ngôn ngữ h́nh thức, và v́ thế cũng đă giản lược trí tuệ vào cái phạm vi có thể tự động hoá rồi !
Thế nhưng tṛ chơi tàn nhẫn nhốt trí tuệ vào một cái hộp đen này quả thật là một động cơ của sự phát triển tin học : máy đă biết đánh cờ, biết trả lời những câu hỏi trong từng lănh vực chuyên môn... biết nhận dạng trong những khung cảnh nhất định. Đây không phải chuyện đùa nữa, một khúc quanh trong lịch sử loài người đang diễn ra trước mắt chúng ta, tự động hoá (bao gồm cả tin học hoá) đă đi đến chỗ sản xuất hàng hóa tăng mà thất nghiệp cũng tăng, không cưỡng lại được. Quan hệ chính trị kinh tế thế giới đă và đang biến động lớn một phần cũng do cuộc cách mạng tự động hoá triển khai ở Mỹ, Tây Âu và Nhật đă đưa sức mạnh vật chất (sản phẩm công nông nghiệp và vũ khí) của thế giới tư bản lên địa vị bá chủ và tác động đến mọi mặt của cuộc sống toàn cầu. Lợi thế nhân công rẻ của các nước đang phát triển đă biến mất trong một số lănh vực, và sẽ không c̣n nữa trong các lănh vực ngày càng tinh xảo hơn, t́nh h́nh này đă khác hẳn t́nh h́nh những năm sáu mươi, bẩy mươi. Dĩ nhiên đây chỉ là một khó khăn trong muôn vàn khó khăn của Việt Nam.
Trở lại trắc nghiệm Turing, bạn đọc có thể hỏi : " năy giờ chỉ nghe những quan hệ giữa người và máy, thế c̣n cuộc đối thoại giữa người và người ? ". Thay v́ t́m cách đánh bẫy máy, và chỉ riêng máy (v́ thế cần có một người chịu chung số phận, để đóng vai tṛ kiểm chứng), ta t́m cách " đánh bẫy " người, chẳng thú vị hơn sao ? Thực ra trong khung cảnh của trắc nghiệm Turing th́ hai cách làm là tương đương, v́ nếu đă chỉ ra " y " là máy th́ cũng đồng thời chỉ ra " x " là người ; v́ những " trí thức nhân tạo " chỉ có một câu hỏi, một hướng nghiên cứu : " cái ǵ trong hoạt động trí tuệ của con người có thể tự động hoá được ? ".
Một câu hỏi khác cần được đặt ra là : " vậy cái ǵ là độc đáo, là duy nhất trong trí tuệ con người ? ". Câu trả lời thực đơn giản và hiển nhiên : chính con người làm ra máy chứ không phải ngược lại. Chính con người đưa những thành quả của trí tuệ ḿnh vào máy, và những thành quả đó gồm cả những hiểu biết (mặc dù vẫn c̣n rất hạn chế) của con người (hiểu theo nghĩa rộng, gồm cả cá nhân và xă hội) về bản thân ḿnh. Và cho đến nay những hiểu biết đó có được là do những hoạt động sáng tạo và phát minh của con người. Thế nhưng đây không phải là câu trả lời có thể đem ra trắc nghiệm, đây là câu trả lời của thực tế, đúng cho đến ngày hôm nay, cũng như mặt trời mọc mỗi buổi sáng, cho đến ngây hôm nay.
Đặt vấn đề kiểu Turing, theo truyền thống thực nghiệm của người Anh, không những rất có ích cho tiến bộ khoa học, mà c̣n vô h́nh trung làm nổi bật lên một thực tế, ít ra là cho đến nay đó là thực tế được mọi người, kể cả trường phái " trí thức nhân tạo " công nhận : Chưa có máy tính điện tử nào sáng tạo ra được một cái ǵ, trong bất cứ lĩnh vực nào (loại tranh vẽ bằng máy tính như của Vasarely cũng chỉ bán được cho những trọc phú hợm hĩnh trong một thời) chính v́ hoạt động sáng tạo không thể được mô tả rơ ràng bằng một giải thuật. Giải thuật nào mô tả được cả quá khứ của một con người, từ ḍng sữa mẹ tới tuổi trưởng thành, qua trường lớp, sách vở, qua những được mất của t́nh yêu, sự nghiệp, rồi những thực tại lúc hưng phấn lúc đớn đau của lịch sử ? Giải thuật nào mô tả được cái phần tất định và cái phần không tất định trong một khám phá, phát minh ? Tất định v́ nếu không thừa hưởng những hiểu biết của hàng ngàn thế hệ trước tích tụ lại th́ thiên tài lớn nhất cũng chỉ sáng chế ra cái bánh xe là cùng. Không tất định v́ chẳng ai biết tại sao một người nào đó, một lúc nào đó, nh́n quả táo rơi, hay ngắm cái rốn ḿnh trong bồn tắm, lại bật ra một ư mới, hoàn toàn mới trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Những lúc đó cả cuộc đời, cả xă hội, cả lịch sử, cả không gian và thời gian quyện lại vào nhau mới bật ra tia sáng, hay nói cách khác, đó là " khí thiêng trời đất " hun đúc nên mà thành. Đó là tiếng vỗ tay của một bàn tay, theo cái nghĩa " một là tất cả ".
Không chỉ trong tiếng sét trên đỉnh núi hay trong tiếng sóng gầm ngoài khơi ; khí thiêng trời đất bàng bạc không gian, trên cọng cỏ, lá cây, trên bông hoa điểm sương buổi sáng. Sức sáng tạo không chỉ nằm ở một Newton hay một Archimède mà c̣n được ban cho mọi người, ở mọi nơi, trong những hoạt động nho nhỏ b́nh thường của trí tuệ. Chính v́ nó nhỏ nhoi nên cần được khám phá và phát ḿnh lại hàng ngày, hàng giờ. Ở thời đại ngày nay không thể học những cái lặt vặt của hàng trăm ngàn đồng nghiệp trên thế giới v́ như thế sẽ chết v́ bội thực thông tin. Người ta chỉ có thể sàng lọc và học hỏi những ư lớn, cái phương pháp, c̣n sau đó trong những áp dụng cụ thể trên mỗi công việc ḿnh làm đều cần những sáng tạo nhỏ. Muốn đi tới, không cần phải là đi tới những đỉnh cao của trí tuệ, mà chỉ cần đi tới mức thấp, thấp nhưng thật sự là có, của hoạt động kinh tế, khoa học kỹ thuật trong thời đại này không thể không có đầu óc sáng tạo, đó là không nói đến văn hoá văn nghệ tự nó đă đồng nghiă với sáng tạo rồi.
Nếu nói một cách cổ điển rằng không thể phát minh hay sáng tạo nếu không có tự do tư tưởng, th́ tự do tư tưởng cũng là cái không thể được mô tả rơ ràng trong hoạt động trí tuệ của con người, v́ thế không thể bảo đảm cũng như không thể ngăn cấm nó một cách tuyệt đối. Chỉ có thể mô tả một h́nh thức bảo đảm tương đối cho tự do của mỗi người và mọi người, đó là một nhà nước dân chủ và pháp quyền, và những tự do được bảo đảm thực ra chỉ có thể là những biểu hiện bên ngoài của tự do tư tưởng như tự do ngôn luận, tự do hội họp, v. v. . Dĩ nhiên không chỉ có tự do tư tưởng, tự do bao gồm tự do có cơm ăn áo mặc, và dĩ nhiên dân chủ tư sản là dân chủ h́nh thức ở trong đó người ta cấu xé nhau qua những luật chơi kinh tế, v́ bản thân dân chủ là h́nh thức. Theo suy nghĩ của những người chủ trương nó, " dân chủ tập trung, dưới sự lănh đạo của Đảng " cũng là một h́nh thức dân chủ trong ư nghĩa một bảo đảm cho tự do con người, vật chất cũng như tinh thần ; và họ cho rằng h́nh thức này tốt hơn h́nh thức dân chủ tư sản. Có một thời nhiều người tin, nhưng số người này ngày càng ít đi.
Hoàn cảnh trớ trêu, trong cuộc đấu tranh giành độc lập và thống nhất vừa qua ở Việt Nam, dân chủ tập trung đă phát huy cực độ sức mạnh của nó, và đồng thời người Việt Nam cũng chỉ được chiêm ngưỡng cái mặt trái xấu xa và tàn bạo (và nhất là đă thua) của nền dân chủ Pháp hay Hoa Kỳ ; v́ nền dân chủ không phải là đạo lư tối cao của con người, nó chỉ là một h́nh thức (ít xấu nhất, nói theo Churchill) bảo đảm tự do trong chính quốc và nó cũng không ngăn cản một cường quốc dân chủ đi xâm chiếm và tàn phá những nước khác, lư do để biện minh th́ có nhiều, đi khai hoá, đi vơ vét của cải, hay v́ chiến lược toàn cầu. Thế mà bây giờ bảo rằng phải bỏ sự độc quyền lănh đạo, phải thực sự đa nguyên, đa đảng, đại nghị v. v. mới xây dựng được đất nước th́ quả t́nh rất khó nghe đối với người đă chiến thắng, mặc dù họ đă kinh qua những thất bại thê thảm trong mười lăm năm qua, mặc dù hệ thống xă hội chủ nghĩa đă sụp đổ. Đây không phải bàn ra, nói rằng không nên đ̣i hỏi đa nguyên, cũng không phải bàn vào, chỉ là nói ra một sự thực, không kèm theo hoan hô hay đả kích, một bế tắc về tâm lư và đạo lư của giới lănh đạo ở Việt Nam, đi kèm theo bế tắc về đường lối mà ai cũng thấy.
Tại sao những người đă một thời, không xa, làm nên lịch sử, lại thất bại thê thảm trong xây dựng hoà b́nh ? Lư do hoàn cảnh (conjoncturel) hay lư do cơ cấu (structurel), nội tại ? Ở đây không đặt vấn đề " khách quan hay chủ quan ", v́ thực ra đó chỉ là lẩn tránh, nếu khó khăn là khách quan th́ ta kiên nhẫn chờ thời và kiên quyết khắc phục, nếu là chủ quan th́ ta phê b́nh, tự phê b́nh và sửa đổi, kiên quyết nâng cao đạo đức cách mạng, vân vân. Tóm lại là luôn luôn đổ lỗi cho hoàn cảnh, nếu chủ quan ta dốt nát và thất bại cũng là hoàn cảnh không thể tránh, v́ ta đă là những người tinh hoa và ưu tú nhất dân tộc rồi, ta đă chiến thắng, và ta đă nắm chính quyền, chỉ có ta mới sửa được ta thôi. Thực kỳ lạ là những người tự xưng có cái nh́n biện chứng lại luôn luôn ứng xử như những giáo sĩ thời trung cổ hay những ông quan hủ nho, trong đầu chỉ có một trật tự xă hội bất biến. Đây là nói về những người trong sạch, mà người viết bài này tin là c̣n. Nhưng bên cạnh đó biết bao kẻ cơ hội, ngày càng nhiều với chức vụ ngày càng cao, hoạn quan và nịnh thần lúc nhúc như gịi bọ, cường hào ác bá nổi lên ở nông thôn. Hoàn cảnh ư ? Dĩ nhiên hoàn cảnh một nước chậm tiến muốn đi lên ngày nay là rất khó khăn. Nhưng người có đầu óc khách quan không thể không nghĩ rằng sự sụp đổ hay thất bại thảm hại của tất cả (kể cả Trung Quốc và Việt Nam) những nước tự xưng xă hội chủ nghĩa là do cơ cấu tổ chức nhà nước. Quá nhiều kết quả giống nhau trong những hoàn cảnh khác nhau : ở đâu cũng là một chế độ phong kiến trá h́nh, dựa trên một tôn giáo trá h́nh. Nước phong kiến mà không có vua, chẳng thà theo đạo khổng c̣n hơn, v́ ngày xưa, sau khi sáng lập, một triều đại ít ra cũng truyền lại được mấy đời minh quân.
Sự trá h́nh trong quan hệ giữa người và người biểu hiện rơ nhất trong ngôn ngữ. Điều này đă được mô tả trong truyện giả tưởng nổi tiếng " 1984 " của Georges Orwell viết năm 1949, trong đó một thứ ngôn ngữ gọi là " nov-langue " được dùng trong quan hệ giữa lănh đạo và quần chúng. Ngày nay người ta hay dùng chữ " langue de bois " (ngôn ngữ gỗ, sau đây xin nói gọn là lưỡi gỗ), nôm na vẫn là " treo đầu dê bán thịt chó " mà thôi. Nói cho ngay, lưỡi gỗ ngày nay được dùng khắp nơi, chứ không cứ ǵ trong " phe ta ", trong nghề quảng cáo buôn bán đă đành mà trong sinh hoạt chính trị âu tây cũng không thiếu, thậm chí bản thân người làm chính trị cũng quan niệm kỹ thuật tranh cử như là một thứ kỹ thuật rao hàng. Hơn nữa, về mức độ tinh vi th́ phải nói các nhà chính trị Tây phương ăn đứt. V́ dân trí cao, v́ họ có thể tố cáo lẫn nhau, cho nên phải tinh vi, và dù có tinh vi th́ sự thật cũng sẽ ḷi ra khá nhanh. Nhưng thôi, đó là chuyện của họ.
Ở ta hiện tượng gỗ hoá cái lưỡi đă tới mức độ trầm trọng, câu nói cửa miệng của người dân hiện nay đă là " nói vậy mà không phải vậy ". Lưỡi gỗ trong một chính thể toàn trị có những chức năng và đặc tính nhất định. Đó là một thứ ngôn ngữ vạn năng, nói sao cũng được, v́ nó sẵn sàng hiên ngang chấp nhận mọi mâu thuẫn tự tại " A và không A ", thí dụ như nếu hỏi thế nào là " dân làm chủ mà Đảng lănh đạo " ta sẽ được nghe trả lời rất ngon lành : " th́ dân chính là Đảng, mà Đảng chính là dân ! ". Một mặt th́ ghi " chế độ xă hội chủ nghĩa " vào Hiến Pháp, một mặt th́ tuyên bố " cái ấy chưa có mô h́nh, c̣n phải đi t́m ! ". Chỉ có một đảng mà lại nói phải tách rời nhà nước và đảng, chia ba quyền nhưng lại phải thống nhất quyền lực. Những cái đầu gỗ hiểu lầm những mâu thuẫn tự tại của ngôn ngữ này như một thứ ngôn ngữ cao siêu, " ngôn ngữ biện chứng ". Thực ra lưỡi gỗ muốn làm đông lạnh cuộc đời theo một mô h́nh giáo điều, như một thứ ngôn ngữ phù thuỷ của con người sơ khai. Cuộc đời càng thay đổi th́ lưỡi càng gỗ, nghĩa là hoặc rỗng tuếch v́ tự mâu thuẫn, hoặc trở thành một thứ ngôn ngữ mă hoá để dùng riêng cho các giáo sĩ, nói chuyện này nhưng thực ra là chuyện khác. Kết quả chỉ làm tê liệt mọi hoạt động tư tưởng, nhất là tư tưởng biện chứng là tư tưởng nhằm nắm bắt sự đổi thay. Cho nên nếu yêu cầu tranh luận công khai và ṣng phẳng th́ ú a ú ớ nói không ra, chỉ có thể hoặc câm, hoặc bắt người khác câm mà thôi.
Hiện tượng lưỡi gỗ phổ biến có những hậu quả vô cùng nguy hiểm. Thứ nhất nó sản sinh ra bọn cơ hội và nịnh thần, v́ nói tiếng gỗ có khó ǵ đâu ! sau khi đă học thuộc ḷng mấy câu thần chú chỉ cần biết thêm cách dối người và dối ḿnh. Thứ hai, khi ngôn ngữ đă bị băng hoại không làm được chức năng công cụ của tư duy nữa th́ thầy làm sao dạy, tṛ làm sao học ? làm sao thông tin trung thực ? Giáo dục, khoa học, kỹ thuật xuống cấp không phải chỉ v́ thiếu tiền mà c̣n v́ thiếu một ngôn ngữ chân thật. Không có thông tin trung thực nên bọn nịnh thần có cái vỏ khoa học được trọng dụng, đưa đến những quyết định lăng phí khổng lồ, phá hoại kinh tế, lúc biết ra th́ đă muộn, thế mà rồi vẫn tiếp tục như thế. Thứ ba, khi những phương tiện truyền thông trở thành phương tiện ngu dân th́ phản ứng lành mạnh nhất là người ta lờ nó đi, tin vào những điều khác, càng ngăn cấm càng dễ tin, càng ở xa càng dễ tin v́ không kiểm chứng được, mặc dù tránh vỏ dưa có thể lại đạp phải vỏ dừa. Cứ thử nói chuyện với thế hệ trẻ ở Việt Nam mà xem, trong mọi giới, kể cả giới con quan, có ai biết đến lư thuyết của Mác đâu ! Tôn giáo nào cũng có một thời người ta để người sáng lập lên bàn thờ, cho nhện giăng và bụi đóng, có tụng kinh th́ cũng là che mắt thế gian mà thôi.
Có lẽ cần một công tŕnh nghiên cứu công phu về xă hội học trên chủ đề này, từ đâu mà trong một thể chế tổ chức theo h́nh tháp có sức mạnh khủng khiếp lúc chống ngoại xâm giành độc lập lại xuất hiện thứ lưỡi gỗ làm tê liệt mọi cố gắng xây dựng hoà b́nh, rơ ràng cũng của cùng một tổ chức ấy. Chính Lênin đă nói : " Cách mạng nhất là do tổ chức, mà phản động nhất cũng là do tổ chức ". Quá tŕnh biến đổi từ cái nọ sang cái kia cũng là quá tŕnh sản sinh ra lưỡi gỗ. Ở đây không thể làm thay công việc của các nhà nghiên cứu, chỉ đưa ra một giả thuyết sơ bộ : lưỡi gỗ tồn tại lâu dài chính v́ c̣n có những cái đầu gỗ, mà trong một tổ chức tôn ty trật tự kiểu h́nh tháp th́ không làm sao thay thế được. Thêm nữa ngôn ngữ là công cụ của tư duy, nói tiếng gỗ lâu dài th́ cái đầu cũng thành gỗ.
Điều đáng mừng là cuộc đời luôn luôn tự điều chỉnh, khi ngôn ngữ bị lạm phát tới mức băo hoà th́ nền văn học chân thực đă trỗi dậy, với Lưu quang Vũ, Nguyễn huy Thiệp, Dương thu Hương và nhiều người khác. Họ nói ra những điều người ta đă dùng văn từ tràng giang đại hải tốn giấy tốn mực để không nói đến. Đối diện với những kẻ hết hơi khen nhà vua có bộ áo mới rất đẹp, họ thản nhiên nói lên sự thực " Ô hay ! Đức vua ở truồng ". Dễ hiểu tại sao người ta t́m cách ngăn cản ḍng văn học này, nhưng điều cần nhấn mạnh ở đây là công việc làm của họ – tái tạo lại một ngôn ngữ chân thật – tối cần thiết cho mọi người. Ngôn ngữ chân thật là cái nền của mọi hoạt động tư tưởng, của văn hoá, khoa học, của sáng tạo.
Ông vua ở truồng cứ tưởng ḿnh diện đẹp đứng vỗ tay và mọi người vỗ tay theo v́ có những giáo sĩ và vệ sĩ đứng đằng sau trầm trồ " áo quần nhà vua đẹp quá ". Đó cũng là một thứ tiếng vỗ tay của một bàn tay.
Bạn đă xem múa Flamenco ở Madrid hay ở Séville chưa ? Nên đến tửu quán lúc quá nửa đêm, khi các đoàn xe ca du khách Nhật, Mỹ, Châu Âu v. v. đă về bớt, và ở lại đến cuối khoảng ba giờ sáng, thời gian đó các vũ công đệ nhất tài tử mới xuất hiện. Quay cuồng trong tiếng đàn sôi nổi và tiếng vỗ tay giật nhịp của nhạc công, người vũ nữ Flamenco đôi chân dậm dồn dập như vó ngựa, một tay cầm váy lúc giấu lúc phô, nửa trên thân ḿnh áo ướt mồ hôi ướm sát da, bụng và ngực phập phồng theo hơi thở. Bàn tay kia giơ cao múa trên mái tóc đen chải chuốt công phu, đóng khung một khuôn mặt đài các và lạnh lùng, không bao giờ mỉm cười. Vẻ mặt ấy với bàn tay múa cô độc kia như không biết ǵ đến những thúc dục của thân thể trong tiếng nhạc lôi cuốn. Chính trạng thái nhị tâm (schizophrène) nửa mời mọc nửa kiêu sa ấy đưa nghệ thuật t́nh dục (érotisme) của Flamenco đến tột độ, v́ nó thật người. Con người không chỉ là bản năng, nó c̣n cần có phán đoán, chấp nhận hay từ chối, nó cần một kích thước xă hội mà chiều trừ là tuyệt vọng và cô đơn, chiều cộng là hoà hợp và hạnh phúc. Gương mặt Flamenco thể hiện điểm số không của kích thước ấy.
Trước một giờ sáng thường gặp các vũ công mới vào nghề, có thể trẻ và đẹp nhưng trên nét mặt c̣n lộ ra những cố gắng điều khiển thân h́nh theo vũ điệu. Thế là hỏng. Để dành cho du khách đi xem theo xe ca.
Tiếng vỗ tay Flamenco chính là tiếng vỗ tay của một bàn tay, hiểu trong cái quan hệ dùng dằng giữa người với người. Đó là tiếng vỗ tay chưa đến, trong cái khoảng khắc sắp đến, sắp đột biến, khi gặp một bàn tay khác. Nói một bàn tay, nhưng lại có sự hiện diện ảo của hai bàn tay.
Và ngay cả khi không có bàn tay nào vẫn có thể có sự hiện diện ảo của hai bàn tay trong giây phút tột cùng của bi kịch. Một chuyện ngắn nổi tiếng của Albucius (thời La Mă, sống từ -69 đến +10 công lịch) bắt đầu như sau :
" Một người lính La Mă đi đánh trận, bị cụt cả hai tay. Trở về nhà bắt gặp quả tang vợ đang ngoại t́nh. Người lính nổi giận vùng chạy ra t́m thanh kiếm. Quên rằng ḿnh chẳng c̣n bàn tay nào..."
(Theo P. Quignard, Albucius ; Livre de poche, 1990)
Bốn câu tàn nhẫn, chẳng khác một chuyện thiền.
Những cái tàn nhẫn trong cuộc đời ô trọc này xưa nay biết bao nhiêu ! Tại sao lại không dám nghĩ tới cái tàn nhẫn trong số phận người trí thức, nhất là người trí thức Việt Nam ngày nay. Mổ xẻ nó ra may ra mới t́m lại được ḿnh, v́ nếu quên số phận ḿnh th́ sao hiểu được số phận người đồng loại ? Sau cuộc chiến tàn khốc vừa qua, rồi lại trải qua mười bảy năm điêu đứng, một bộ phận trí thức đă từng thuộc bên này hay bên kia, trong nước hay ngoài nước, có lẽ hiểu tâm trạng người lính La Mă kia.
Nói một bộ phận chứ không phải là tất cả v́ người viết nghĩ đến, và tôn trọng, một bộ phận khác có khả năng, có công tâm và đạo đức, cộng sản hay không cộng sản, đang hoạt động trên nhiều lănh vực ở nhiều vị trí khác nhau để phụng sự dân tộc và t́m cách làm cho đất nước tiến lên. Họ đă và đang vật lộn với muôn vàn khó khăn để thực hiện điều họ mong muốn, trên vị trí họ đă chọn lựa, có lẽ họ không cần và không có th́ giờ nghe những lư luận xuông từ bên ngoài. Cần thiết hơn đối với những người này là thông tin và trao đổi trên từng lănh vực cụ thể, theo thiển ư đó là những việc làm hữu ích và thiết thực. Việc đóng góp và trao đổi về văn hoá, khoa học với trong nước không phải là chủ đề của bài này nhưng ở đây phải rạch ṛi như thế nếu không sợ bị hiểu nhầm tác giả có thái độ khinh thị người khác, vơ đũa cả nắm. Và tác giả cũng sợ ḿnh bị vơ vào một nắm đũa khác ! thật rất xa lạ với người viết bài này thái độ " cộng tác với cộng sản là cộng sản, là kẻ thù ", đă là " cộng sản " th́ cái ǵ cũng xấu, cũng thối nát... Phải nói thẳng ra ở đây đó chỉ là một thứ ngôn ngữ gỗ, kêu không khốc như những thứ ngôn ngữ gỗ khác, không có một mảy may dư âm của trí tuệ.
Trở lại những người đi giữa hai làn đạn, đi đâu ? và từ đâu đến ?
Đến từ nhiều phía, và ít nhất là đi gặp nhau. Đi t́m một sự hoà giải và hoà hợp đích thực, đi t́m sự bù đắp cho những mất mát, đổ vỡ của quá khứ và không muốn mất mát thêm, đổ vỡ thêm nữa. Và chỉ có cùng nhau một niềm tin là cần thay đổi cái cơ chế toàn trị khô cứng hiện nay bằng một cơ chế dân chủ có chỗ đứng cho mọi người, để mọi người cùng góp tay xây dựng, th́ mới đưa dân tộc thoát ra khỏi t́nh trạng nghèo nàn, lạc hậu. Dân chủ thế nào là điều c̣n cần phải bàn, bài này không có tham vọng ấy.
Trong cái chết th́ nhiều biến
thành một
Trong sự sống th́ một biến thành nhiều
Tagore, theo Phan đ́nh Diệu
Hai câu thơ của bậc đại thi hào thời nay đó nên để nghiền ngẫm chung với câu nói của nhà tư tưởng cổ đại :
Khi thức mọi
người chung một thế giới
Lúc ngủ mỗi người một thế giới riêng
Héraclite
Vấn đề từ cổ xưa vẫn vậy : chung và riêng, có giải quyết được ṣng phẳng cái chung và cái riêng th́ mới đích thực tham gia vào sự sống, đóng góp cái riêng để cho một biến thành nhiều trong cái chung hài hoà. Nhưng đây là cả một quá tŕnh. V́ tuy có thể nói cái chung là thế giới khách quan và cái riêng là những hiểu biết, ảo ảnh cũng như hoài băo của từng người do số phận trao cho ; th́ cũng có thể nói sẽ chẳng bao giờ có nhận định tuyệt đối giống nhau về cái thế giới chung. Hơn nữa, như mọi ảo tưởng tuyệt đối khác, điều ấy vừa vô nghĩa vừa nguy hiểm như cái giường của Procuste trong thần thoại Hy-lạp, đặt mọi người nằm trên đó, ngắn quá th́ kéo ra cho vừa, dài quá th́ chặt bớt. Điều quan trọng là những quy ước về một cái chung tương đối, vừa đủ để mọi người chung sống, sống chung đích thực nghĩa là tự do trao đổi tư tưởng, lao động, hàng hoá... để mỗi người tự thấy giàu thêm và có thể tự hào làm cho người khác giàu thêm, trong nghĩa cả vật chất lẫn tinh thần. Con đường đó không có ai vạch sẵn, và cũng sẽ không v́ một vĩ nhân nào nói ra rồi nó tự nhiên thành. Chính cuộc đời sẽ tự nó đi tới, nhưng trong cuộc đời có vai tṛ của người trí thức, vai tṛ thông tin, nhân chứng, dự phóng, đề nghị và phê phán, dĩ nhiên ngoài ra c̣n phải tổ chức và thực hiện những nhiệm vụ chuyên môn.
Người trí thức muốn đóng góp cho cuộc đời chỉ có một cách là đối thoại chân thành, có trăm ngàn sự giả dối nhưng chỉ có một sự chân thành, cho nên có thể hy vọng chân thành sẽ dẫn tới hiểu nhau, tuy rằng không có ǵ bảo đảm. Sau một thời gian dài chia rẽ, đối nghịch, người Việt Nam trong mỗi hoàn cảnh đều đă ch́m đắm trong những bầu không khí hoàn toàn khác nhau, điều hiển nhiên với người này nhiều khi là sự dối trá với người kia. Điều ấy không phải là không có cơ sở, bộ máy chiến tranh tâm lư của cả hai bên đều là những bộ máy vừa khổng lồ vừa tinh vi phục vụ hữu hiệu cho chiến tranh. Để đến bây giờ nói cho trung thực đă khó, mà nghe cho trung thực lại càng khó hơn. Trước mắt cần cùng nhau xây dựng một ngôn ngữ chân t́nh, mỗi người nên thẳng thắn tự hỏi : cái lưỡi ta, cái tai ta có phần nào gỗ không ?
Hiểu ḿnh là khó vô cùng, cuộc đời càng ngậm đắng nuốt cay càng có nhiều bức màn che quá khứ, và thật ra đ̣i hỏi con người phải minh bạch tuyệt đối với chính ḿnh là vô nghĩa và không thể có. Quá khứ con người, cũng như sự sáng tạo, là những điều không thể mô tả được minh bạch, v́ tất cả những quyết định lớn trong cuộc đời mỗi người đều không có giải thuật. Tuy nhiên có thể minh bạch với sự kiện, với thông tin, trong chừng mực được kiểm chứng kỹ càng, và nhất là trong chừng mực vén lên được những bức màn người khác đă che dùm cho ḿnh, để cho ḿnh dễ yên ổn với những thoả hiệp. Vấn đề thực ra không phải là thiếu thông tin đâu, mà thực ra là thiếu cảm thông với những khổ đau của người khác, từ đó không đánh giá đúng tầm quan trọng của thông tin.
Nếu cảm thông với nỗi khổ đau của những người đă chết, đă mất mát dưới bom đạn, trong chuồng cọp, trên Biển Đông và trong các trại cải tạo th́ có lẽ dễ sáng suốt hơn trong cái nh́n về ḿnh và cuộc đời, có nghĩa lư ǵ đâu một chút đau nhói trong tim khi nghĩ lại rằng một lúc nào đó trong cuộc đời ḿnh, ḿnh đă nhầm ! Đây không phải vấn đề tranh căi hơn thua, mà là vấn đề bảo đảm cho tương lai những nhầm lẫn đừng xảy ra nữa, để thực sự hiểu nhau, thực sự cùng nhau hiểu cuộc đời.
Bàn tay nào khắc khoải mong chờ một tiếng vỗ tay cũng ít nhiều mắc bệnh nhị tâm.
Đối thoại nào chân chính và phong phú đều dẫn đến độc thoại.
Xin người cứ nói
một lời
rằng tôi chẳng rơ cái đời của tôi
Từng lúc, Bùi Giáng
( Hợp Lưu, CA, USA, 4/92)
Hay thật là hay ! tuyệt tác ở chữ " tôi ", một chữ phi-Aristote : là tôi đấy, mà là người đấy. Thấm thía ở chữ " đời " vần với chữ " lời ", thật giản dị mà thật sâu xa. Hai câu gay cấn, thế mà như chếnh choáng bông đùa.
Người hiền xưa nay vẫn bao dung và cởi mở với người khác ; nhưng với ḿnh th́ lại khắt khe và rốt ráo đến tận cùng. Bao dung cởi mở v́ biết rằng cái tận cùng rốt ráo ấy ít người làm được, có suy nghĩ được th́ cũng khó mà nói ra được. Ngôn ngữ đủ mà không đủ, không khéo sẽ có hiểu lầm chồng chất. Nói ra tới đâu được là do cái tài của mỗi người cầm bút, nhưng trước nhất là cũng do cái t́nh của mỗi người, yêu và hiểu, muốn được hiểu và muốn được yêu.
Trong cái t́nh ấy có sự chấp nhận lẫn nhau, chấp nhận sự chọn lựa về thái độ của mỗi người trước cuộc sống, trong một giới hạn nào đó của cuộc sống chung. Có những người chỉ nhẫn nhục chịu đựng và chờ đợi, có những người âm thầm làm những việc nhỏ nhoi nhưng hữu ích lâu dài, và cũng có những người luôn luôn vượt lên tuyến đầu, ném ra những quyết ngôn sắt đá... Sao cũng được, miễn là đừng loại trừ nhau, đừng cho rằng chỉ có thái độ như ḿnh mới là thái độ đáng sống. Chấp nhận hay loại trừ nguyên ủy của nó là lạc quan hay bi quan về con người và cuộc đời mà thôi.
Nếu tin tưởng ở tương lai th́ tấm ḷng rộng mở v́ biết rằng tương lai cần đến những thái độ, vị trí, hoài băo khác nhau, v́ bản thân sự khác nhau là sự sống, giết đi khác biệt, thành công hay không, cũng là tự tiêu diệt. Và nếu tin tưởng ở tương lai th́ hăy cứ sống, hăy cứ tự do nghe, nói và làm, v́ trước hết là cuộc sống, cuộc sống của mỗi người và cuộc sống của mọi người. Không có tự do tuyệt đối nhưng cũng không có ai giết chết được tự do.
Con đường đi lên của loài người c̣n có nhiều chông gai, nhưng chẳng lẽ lại đi xuống. Dù cụt tay vẫn nên múa một điệu Flamenco.