Văn hoá truyền thống

Văn hoá truyền thống và Khoa Học

Hàn Thuỷ

Gần đây có nhiều sách vở và báo chí nói đến sự hội tụ giữa "truyền thống thần bí phương Đông" và Khoa Học (KH) hiện đại. Đặc biệt gần gũi chúng ta có chủ đề hay được thảo luận là "Phật Giáo và Khoa Học". Do đó loạt bài này nhằm trả lời câu hỏi khoa học luận 1 : Phật Giáo (PG), và nói rộng ra, văn hoá truyền thống Việt Nam, với hai nguồn ảnh hưởng Ấn Độ và Trung Hoa, có ích ǵ cho sự phát triển KH không ?

Để tránh rơi vào những lập luận quá dễ dăi, xin được trở lại một số căn bản. V́ vậy, sau khi đặt vấn đề, bài này sẽ so sánh hai sự tiếp cận hiểu biết, tiếp cận KH và tiếp cận triết học (TH) ; bài thứ nh́ sẽ tŕnh bày những khía cạnh của tư tưởng TH Ấn Độ và Trung Quốc có liên quan đến nhận thức luận. Như thế để chuẩn bị cho bài cuối, tŕnh bày những nghịch lư của cơ học lượng tử (CHLT) và những khó khăn khi diễn giải CHLT ; nhận định và phê phán luận đề nói rằng, vài chục năm trước đây, một số nhà bác học lớn đă tiếp cận TH "Đông phương", và lấy đó làm cảm hứng cho việc diễn giải CHLT.

Bạn đọc sẽ không thấy ở đây một chút ǵ về "thần bí phương Đông" 2, v́ theo người viết bài này, nếu tư tưởng truyền thống của Ấn Độ và Trung Hoa có giúp ǵ được cho việc nắm bắt những khám phá KH mới, th́ chỉ có thể là ở những suy tư TH trừu tượng và duy lư nhất 3, chứ không ở những khía cạnh thần bí, mà nói cho cùng đâu cũng đầy rẫy. Muốn đi kiếm thần bí th́ giữa "phương Đông" và Âu châu Trung cổ, chưa chắc ai đă hơn ai, có điều là thần bí Âu châu trung cổ th́ bán không ai mua.

1. Các truyền thống tư tưởng và nguồn gốc KH

Trước hết phải nói rằng nguồn gốc của KH là khá phức tạp, có ảnh hưởng của tư tưởng, có điều kiện kinh tế xă hội, và cũng cần một một tŕnh độ kỹ thuật "tiền KH" nhất định. Những yếu tố này hội đủ th́ nảy sinh ra KH hiện đại ở phương Tây, có thể nói từ thời Galilée. Tác giả đă viết về đề tài này trong một bài báo Diễn Đàn 4, dưới đây xin tóm tắt và bổ sung vài ư.

Nếu chỉ nh́n những ảnh hưởng tinh thần trong việc h́nh thành KH hiện đại th́ có thể nói ngay đến Aristote, với phương pháp suy luận lôgích và công tŕnh đồ sộ nghiên cứu thế giới tự nhiên. Chỉ khi con người ư thức rằng thế giới tự nhiên có các quy luật nhân quả nhất định th́ mới có việc khảo sát tự nhiên để t́m ra các quy luật ấy, ư thức này tiềm ẩn trong nhiều triết gia Hy Lạp trước Aristote nhưng không ai phát biểu rơ.

Có lẽ khái niệm hiển ngôn hiện đại về quy luật của tự nhiên đến từ Averroès (1126-1198), nhà bác học lớn của Hồi giáo, được hậu thế tôn xưng như "người b́nh giải (Aristote)". Ông đi trước một thế kỷ và để lại ảnh hưởng lớn đến Thomas d'Aquin (1228-1274) 5 trong việc thống nhất tư tưởng Aristote và niềm tin về Thượng Đế duy nhất : Tự Nhiên là do Thượng Đế sáng tạo, nên phải theo những quy luật do Thượng Đế ấn định. Và cũng chính v́ thế mà chữ "loi" (luật) đă được dùng cả cho luật pháp xă hội lẫn quy luật tự nhiên : đó đều là những điều do một quyền uy tối cao thiết lập. Đây là cơ sở để nhiều luận gia "dĩ Âu vi trung" hiện đại cho rằng tư tưởng thiên chúa giáo đóng vai tṛ quyết định cho sự nảy sinh KH. Nhưng lịch sử cho thấy giáo hội đă chỉ làm việc "rửa tội" cho Aristote, khi đến lúc phải chấp nhận học hỏi KH của ông (và nền văn hoá Hy Lạp nói chung) ; dưới áp lực vừa của các nhà tu trí thức, vừa của những đ̣i hỏi do (và cho) tiến bộ kinh tế, kỹ thuật, quân sự, thời tiền Phục Hưng ; với sự nghi ngại thường trực như ta đă biết.

Thực chất của động cơ tư tưởng trong KH là ư thức về một trật tự bao quát và nhất thống trong thế giới tự nhiên ; ư thức này tiềm ẩn ở nhiều nơi trong thế giới cổ đại, nhưng là điều kiện cần mà không đủ để nảy sinh KH. Nó được Platon và Aristote 6 quan niệm như một nguyên lư tối hậu vận hành vũ trụ, đứng ngoài và lạnh lùng với con người, chứ không phải như Thượng Đế có nhân tính, vừa sáng thế vừa cứu rỗi, của tôn giáo độc thần. Thời cổ Hy Lạp chữ "thần" (dieux) của tôn giáo bao giờ cũng là số nhiều ; đáng tiếc là cùng một chữ "dieu", số ít, đă được dùng để chỉ "thượng đế" của tôn giáo độc thần (không hề có tại Hy Lạp thủa ấy), và "thượng đế" rất trừu tượng của các triết gia, sự lẫn lộn này lại càng làm tăng ảo tưởng "thiên chúa giáo là động cơ cho KH" vừa đề cập.

Ngoài ra không thể quên những ư tưởng duy vật sơ khai nhưng sâu sắc của trường phái Leucippe và Démocrite. Nhưng không phải chỉ có những người Hy Lạp, c̣n Ấn Độ với hệ số thập phân và con số không, thật là vĩ đại ; c̣n toán học của người Ả rập, thừa hưởng từ cả Hy Lạp lẫn Ấn Độ để phát triển thành đại số học. Không phải ngẫu nhiên mà các chữ algèbrealgorithme có nguồn gốc Ả rập. Chưa kể đến thiên văn học và y học Ả rập... cũng rất cao. Đóng góp của tư tưởng Trung Quốc vào sự nảy sinh KH hiện đại có lẽ mờ nhạt nhất ; ngược lại, việc châu Âu trung cổ đă học hỏi được nhiều kỹ thuật Trung Quốc, cao hơn hẳn, chắc chắn có ảnh hưởng gián tiếp lớn đến sự phát triển KH, cũng như vai tṛ trung gian ngôn ngữ của những người Do thái không quê hương.

Tóm lại, tinh thần KH đă thừa hưởng tinh tuư của mọi nền văn minh ngay từ đầu, mặc dù nó có cái "gien" Hy Lạp, và đă bùng nổ tại châu Âu. Nhưng dù sao đi nữa, sau bốn thế kỷ hoạt động, tinh thần và phương pháp KH 7 hiện nay đă hoàn toàn độc lập với những nguồn gốc của nó, kể cả với Aristote. Phải khẳng định không một chút mơ hồ là : không có cái ǵ gọi là KH "Tây phương" hay KH "Đông phương", KH là KH, không biên giới. Với đội ngũ làm KH tràn ngập thế giới, hiện nay đă hiển nhiên là khả năng của một nhà KH không phụ thuộc vào việc anh/chị ta theo một tôn giáo nào hay một triết luận đặc thù nào. Trong hoạt động thực tiễn, nếu nhà KH có thể có được trực giác phong phú do kinh nghiệm và cả cái vốn văn hoá riêng của ḿnh 8, th́ bản thân nền KH, như là một hệ thống lư thuyết và thực nghiệm, lại chỉ tuân thủ cái lôgích nội tại của chính nó, tôn giáo hay TH (TG&TH) không c̣n có ảnh hưởng hữu cơ ǵ cho khám phá và sáng tạo KH. Hệ thống KH rất khô khan h́nh thức, chính v́ thế mà nó phổ quát. Nhưng cũng có lẽ chính v́ thế mà xẩy ra sự li dị giữa hai môi trường KH và nhân văn, hiện tượng đáng buồn này của thế kỷ 20 vẫn được gọi là "vấn đề hai văn hoá".

Nhưng nếu những điều nói trên đến nay c̣n đúng th́ tại sao chúng ta cần thảo luận ? phải chăng chính v́ KH đang bị khủng hoảng, mà sự trợ giúp của những tư tưởng TG&TH « Đông phương » là cần thiết ?

Dù sao th́, để suy nghĩ nghiêm chỉnh về vấn đề trên, trước hết cần t́m hiểu chân thực về cả hai cơ sở tư tưởng. Đó là KH và văn hoá dân tộc nói chung, PG nói riêng, chứ không phải "Đông phương" và "Tây phương". Tại sao không nói Đông phương và Tây phương ? khái niệm "Đông phương" rất mơ hồ, đây là khái niệm... của người "Tây phương" 9 đặt ra trước tiên, trong quan niệm dĩ Âu vi trung của họ th́ từ phía đông nước Hy Lạp trở đi là « Đông phương », nghĩa là không phải ta. Thế mà chỉ nói riêng Trung Quốc và Ấn Độ, là hai nước ảnh hưởng nhất đến VN truyền thống, th́ đă khác nhau một trời một vực.

Cơ bản và bao trùm hơn hơn vấn đề "Đông phương" và KH là vấn đề "hai văn hoá" đă đề cập ở một đoạn trên, sự hoà đồng giữa tinh thần KH và tinh thần nhân văn đang là yêu cầu cấp bách chung cho cả loài người. Như thế việc các nhà bác học phát biểu về triết lư là điều đáng mừng, khi những phát biểu đó bao gồm sự học hỏi các truyền thống nhân văn khác với truyền thống vốn có của họ, th́ c̣n đáng mừng hơn nữa 10. Đứng trên cơ sở tư tưởng này để t́m hiểu cơ sở tư tưởng kia là điều phải làm trong thời đại trái đất đă chật như ngày nay. Nhưng thật ra dùng chữ "đứng" là sai, không ai "đứng" cả. Đó là một quá tŕnh "đi", đi để mở rộng học vấn bản thân, và khi tôi hiểu rơ điều ǵ th́ điều ấy đă nằm trong tư tưởng (thường là không ai hoàn toàn giống ai) của tôi rồi... "đi" như vậy dĩ nhiên rất khó khăn ; cần thận trọng, chặt chẽ, nghiêm túc 11. Chỉ với điều kiện đó th́ từ khung cảnh "hai văn hoá" này ta mới có thể học được nhiều điều để trở lại tiếp cận vấn đề hẹp hơn là văn hoá "Đông phương" và KH.

2. Tiếp cận KH và tiếp cận TH

Nhiệm vụ tối quan trọng chung của cả xă hội là xác định hướng phát triển và việc sử dụng thành quả của KH, con dao sắc nhưng có lợi hay có hại tuỳ người dùng, nói điều này đă quá nhàm rồi, và lạc đề. Quan trọng cho chủ đề của bài này chính là việc cần phân chia rạch ṛi các phạm vi hoạt động giữa KH tự nhiên với tôn giáo hay/và TH hay/và kinh tế - chính trị... (từ nay xin tạm gọi chung khối hoạt động trí tuệ ngoài KH tự nhiên đó, là Xă Hội và Nhân Văn, XH-NV). Biên giới ở đâu ? Sau nhiều thế kỷ ảo tưởng th́ đến nay đă rơ là KH không thể hướng dẫn cho việc tổ chức xă hội, hay áp đặt những tiên đề về đạo lư xă hội, như những nhà duy KH của các thế kỷ 18-19 mơ mộng ; cũng như XH-NV không thể hướng dẫn phương pháp nghiên cứu KH, hay áp đặt những tiên đề vũ trụ quan cho KH, để sẽ không tái diễn sự "lănh đạo" KH thảm hại của chủ nghĩa Staline 12. XH-NV không thể chống lại những kết luận đă được kiểm chứng của KH về thế giới tự nhiên (không gồm những ngoại suy có tính triết lư của các nhà KH 13, mấu chốt là ở chỗ này) ; và KH không có ǵ để nói về t́nh cảm, tâm linh và thẩm mỹ nơi con người.

Trên đây là một số những vùng cấm kỵ giữa hai văn hoá mà lịch sử đă vạch ra được, qua nhiều kinh nghiệm cay đắng. Nhưng nếu chỉ có những cấm kỵ đó th́ sợ rằng XH-NV và KH ngày lại càng xa nhau, theo kiểu : ngươi không đụng đến ta th́ ta cũng không đụng đến ngươi, như nước sông và nước giếng. Tuy nhiên, sự phân biệt rạch ṛi là bước đầu để hai văn hoá KH và XH-NV hoà đồng được với nhau một cách đẹp đẽ, và sẽ là một bước tiến, nếu chúng ta hiểu sâu hơn tại sao có sự khác biệt đă đưa đến cái ranh giới ấy.

V́ những hoạt động xă hội và nhân văn, kể cả tôn giáo hay chính trị, đều dựa trên một số triết thuyết nền tảng, dưới đây xin so sánh các hoạt động KH và hoạt động TH, với chữ TH theo nghĩa rất rộng, bao gồm XH-NV như thế.

2.1 Ngôn ngữ TH là dị biệt, ngôn ngữ KH là đại đồng

Cả TH lẫn KH đều là những hệ thống ngôn ngữ và lư luận nhất quán (cohérent) và có nội dung (significatif). Tuy nhiên, chúng khác nhau ở chỗ các lư thuyết KH đều có chung một ngôn ngữ nền tảng, đó là ngôn ngữ toán học và luận lư học h́nh thức ; trong khi đó mỗi hệ thống TH lại mang theo nó một hệ thống ngôn ngữ và khái niệm riêng. Ngôn ngữ và khái niệm của mỗi triết gia được xác định từ cổ nhân, để làm khác cổ nhân. Chính do vừa bị truyền thống văn hoá đè nặng lên ư nghĩa từng câu chữ, vừa phải thoát khỏi quá khứ để đề cập đến những vấn đề mới 14, mà sự suy nghĩ phản tỉnh về ngôn ngữ (vừa là công cụ trói buộc, vừa là công cụ giải phóng) là một vấn đề TH lớn.

2.2. TH khởi đầu là bao trùm, KH khởi đầu là khu biệt

Một hệ thống TH hoàn chỉnh thường phải phát biểu về mọi phạm trù của đời sống và tư tưởng, mà có thể phân ra thành ba loại đối tượng : tự nhiên, con người, và xă hội, cùng với những quan hệ nhiều chiều giữa ba cực đó. TH thường khởi đi từ những điều rất bao trùm và căn bản (trong nghĩa những điều căn bản lại nằm trong mọi đối tượng của tư tưởng), chung cho mọi h́nh thái hiện hữu hay/và vận động của sự vật. Chính v́ thế mà một vấn đề TH đầu tiên là bản thể luận (ontologie). Bản thể luận, nghĩa là bàn về "thực tại tự nó" (réalité en soi), một câu hỏi chỉ có thể đặt ra khi có tham vọng bao trùm mọi h́nh thái của thực tại, để trả lời bằng cách chỉ ra những điều chung nhất giữa những h́nh thái đó.

Bản thể luận không thể tách khỏi bản thân chữ "luận", tức là khảo sát tại sao và làm thế nào con người có thể nhận thức và trao đổi về bản thể ? thậm chí phải chăng đó là một vấn đề giả ? không thể đặt nền tảng cho cuộc sống... Tóm lại, một vấn đề căn bản nữa của TH chính là nhận thức luận, sánh đôi (dual) với bản thể luận. Nó bao gồm tư duy về ngôn ngữ như đă nói ở đoạn trên. Dĩ nhiên, nhận thức luận thời hiện đại cũng không thể không tư duy về h́nh thái nhận thức đặc biệt của KH, đó là bộ môn khoa học luận.

Khoa học luận chỉ bàn về một h́nh thái nhận thức đặc biệt thôi, v́ KH khiêm tốn hơn, luôn luôn khu biệt các đối tượng khảo sát, KH tự nhiên chỉ khảo sát thiên nhiên, trong đó mỗi lư thuyết và thực nghiệm KH cụ thể lại chỉ nhắm vào một đối tượng hay một khía cạnh nhất định nào đó thôi của thực tại. Khi đă khu biệt và giới hạn phạm vi khảo sát, th́ nhiều lắm chỉ có thể đặt ra câu hỏi về thực tại nghiệm sinh (réalité empirique), c̣n có thể gọi là thế giới hiện tượng, (le monde des phénomènes) ; tức là những hiện tượng có tác động đến cảm nhận cụ thể của con người, trực tiếp hay gián tiếp qua những vật dụng khác nhau, mà thôi. Sự khu biệt này rất cần thiết cho hai hoạt động KH là mô h́nh hoá, và định lượng. Không thể định lượng nếu không mô h́nh hoá, nghĩa là thiết lập những thực thể, với những định tính của chúng được xác định trong một quan hệ tổng thể (cũng do đó không thể mô h́nh hoá tất cả các mặt của thực tại nghiệm sinh), mỗi định tính này lại đi kèm một đơn vị định lượng 15 ; không thể định lượng nếu không có đo lường, mà mỗi lúc chỉ có thể đo lường một số rất nhỏ các tham số, nói ǵ đến hàng tỷ tỷ tỷ tham số vật chất có trong vũ trụ. KH là có khu biệt. Không khu biệt được chưa phải là KH.

2.3. Nhưng tiến tŕnh phát triển KH là đi tới bao trùm

Một hệ thống TH đến sau có thể rất khác lạ, thậm chí mâu thuẫn với một hay nhiều hệ thống có trước ; c̣n một lư thuyết KH đến sau sẽ phải t́m cách bao trùm được các lư thuyết đi trước nó, sau một thời gian. Lịch sử KH cho thấy điều này cho tới nay là đúng, nếu trên nguyên tắc không có ǵ bảo đảm tương lai sẽ như thế măi. Cuộc "khủng hoảng CHLT" đang nổi cộm hiện nay chính v́ nó chưa bao trùm được quá khứ, điều này ta sẽ xét kỹ hơn sau. Ở đây nhân tiện chỉ nhấn mạnh một khía cạnh : tại thời điểm khủng hoảng này vấn đề ngôn ngữ cũng đặt ra, tương tự như với TH, v́ ngôn ngữ KH vẫn đang bị mâu thuẫn "trói buộc và giải phóng". Đó là điều đă ám ảnh Bohr, và quan niệm của ông về CHLT chính là kết quả của một sự cân nhắc rất kỹ lưỡng về ngôn ngữ : vấn đề của ông, một "chưởng môn", là làm sao để các nhà KH cộng tác được với nhau trong việc khảo sát những hiện tượng cực kỳ thách đố trí tuệ và thế giới quan truyền thống.

2.4. Thao tác và diễn giải trong KH

Quan hệ giữa KH và thực tại nghiệm sinh là một loại quan hệ đặc biệt không có trong TH. Nếu chúng ta chấp nhận nói về ba thế giới sau đây (à la Popper, nhưng không phải như Popper 16) : thế giới bản thể, thế giới hiện tượng và thế giới ngôn ngữ (khái niệm) của con người ; th́ : TH dùng thế giới ngôn ngữ để nói về thế giới bản thể 17 và thế giới hiện tượng, cái "nói về" này là một sự liên tưởng giữa ngôn ngữ và thực tại, chỉ có trong đầu người nói/viết và người nghe/đọc. Trong khi đó KH dùng thao tác mô h́nh hoá (bằng ngôn ngữ toán và luận lư h́nh thức) để mô tả thế giới hiện tượng, và thao tác thực nghiệm để kết nối (kiểm soát tính chính xác và tính đầy đủ của mô h́nh) giữa thế giới mô h́nh với thế giới hiện tượng. Và, trên nguyên tắc, không nói ǵ về thế giới bản thể cả.

trên viết "trên nguyên tắc", v́ trên thực tế nhà KH cũng khao khát có được những niềm tin chắc chắn về bản chất của thế giới... cho nên, trong quá khứ trước thế kỷ 20, nhà KH nói chung xem "thế giới khách quan" và thế giới hiện tượng là một, là có thật, hiểu được và chế ngự được. C̣n hiện nay, sau những khủng hoảng có tính nền tảng của toán học và vật lư học, đại đa số vẫn coi thế giới hiện tượng là cái rất gần, nếu không là đồng nhất, với thế giới bản thể, hiểu được một cách hạn chế qua liên tưởng với mô h́nh. Và tuy mô h́nh là sản phẩm của trí tuệ con người, niềm tin của nhà KH vẫn là : thế giới bản thể là cái ǵ hiện hữu độc lập với ư thức con người. Ở đây có điều bí ẩn : Điều không thể hiểu được là tại sao thế giới này lại hiểu được (Einstein). Cho nên, mặc dù kêu trời là không thể "hiểu" được CHLT, người ta vẫn muốn "hiểu", chứ không thể chỉ bằng ḷng với các thao tác rất hiệu quả của nó. Nhà toán học René Thom đă nói : "tiên đoán không phải là giải thích". Câu này nhấn mạnh nhiệm vụ diễn giải (interprétation) các lư thuyết KH của văn hoá giáo dục, chuyện mà một số nhà KH lớn như Einstein, Feynman... làm rất nghiêm túc.

Như thế ta đă gặp vai tṛ nước đôi của mô h́nh KH : mô h́nh phải "thao tác được", nhưng cũng lại phải "hiểu" đuợc. Thao tác được, tức là mô h́nh phải có định lượng đi kèm định tính, có các quy luật liên hệ định lượng giữa các định tính, xác định được bằng thực nghiệm. C̣n "hiểu" ? cảm giác "hiểu" là một trạng thái tâm lư không thể xác minh, nó nằm ngoài lư luận. Có lẽ người ta chỉ có thể mô tả nó như là sự bằng ḷng với diễn giải. Và có thể định nghĩa diễn giải như việc mô tả sự thay đổi từ thế giới quan cũ đến thế giới quan mới, thích hợp với một tập hợp khái niệm mới ; qua những h́nh ảnh quen thuộc thiết lập được bằng ngôn ngữ của thế giới quan cũ. Kể cả việc trong sự diễn giải ấy rất nhiều khi phải nói " nhưng thật ra không phải thế, mà... " 18. Với thời gian, các rào cản tâm lư do sự "hiểu" cũ lập nên (mà nói cho cùng cũng chỉ là các giáo điều, thí dụ như vũ trụ quan của Ptolémé...) sẽ biến mất trong thế hệ trẻ cùng với những dạy dỗ sai lầm.

Nếu KH chỉ là "hiểu" th́ luận cứ này có mùi tương đối luận kiểu "hậu hiện đại", nhưng không phải thế, v́ ngoài vế "hiểu" c̣n vế "thao tác đo lường" nữa.

2.5. Đo lường

Nếu vấn đề bản thể là một vấn đề cơ bản của TH, th́ vấn đề đo lường (hiểu theo nghĩa rộng nhất, gồm cả quan sát) là một vấn đề cơ bản của KH lư thuyết và thực nghiệm. Đo lường, trong nghĩa thao tác nối liền thực tại kinh nghiệm và mô h́nh, như nói trên, thường có hai công dụng : một là kiểm chứng một hiện tượng cụ thể đă được lư thuyết tiên đoán ; và hai là phát hiện một hiện tượng mới, cần được giải thích qua nghiên cứu mô h́nh. Khi đo lường và lư thuyết đă ăn khớp với nhau th́ đó là nguồn gốc của tiến bộ kỹ thuật, một hiệu ứng mới có thể được ứng dụng trong việc sáng tạo một sản phẩm KH kỹ thuật mới. Có thể nói trong sản phẩm mới đó một bộ phận sẽ "đo lường" một hay nhiều bộ phận khác, theo nghĩa những tương tác giữa các bộ phận này là sự trực tiếp lặp lại những thí nghiệm đă được thiết lập giữa đối tượng thí nghiệm và việc đo lường kết quả. Các đầu đọc băng từ đĩa từ chẳng hạn, đều thực sự là các máy đo từ trường ; kính hiển vi lượng tử áp dụng hiệu ứng đường hầm... là một cái máy đo hiệu ứng đường hầm (effet tunnel). Cái màn huỳnh quang trong TV cũng là một máy đo lường góc bắn của điện tử... « Quên » khía cạnh này là sai lầm một thời của nhà bác học lớn Wigner, mà ta sẽ bàn đến sau.

*

Tóm lại, đă KH là có định lượng 19, tuy không chỉ có thế, dĩ nhiên. Một lư thuyết KH, dù bao quát cả vũ trụ, vẫn khác một triết thuyết ở chỗ lư thuyết KH cho phép khu biệt những sự vật, những hiện tượng... đo lường được. Thuyết tương đối hay thuyết lượng tử (hay một thuyết nào đó trong tương lai kết hợp được chúng) đều mô tả thực tại nghiệm sinh một cách rất bao trùm, không ǵ trong tự nhiên thoát khỏi tầm hoạt động của nó. Một lư thuyết như thế có màu sắc của một bản thể luận ; nhưng nó vẫn có định lượng, có nghĩa nó mang theo những quy luật kiểm chứng được bằng thực nghiệm.

Quên điều này th́ không phân biệt được đâu là những diễn giải (interprétation), ức đoán (conjecture, phát biểu một định lư hay quy luật mà chưa chứng minh), dự phóng (spéculation, khi ấy chỉ có mô tả định tính một cách mơ hồ v́ chưa khám phá được các quy luật định lượng), hay ngoại suy TH (extrapolation philosophique, những nhận định bản thể luận ngoài KH nhưng bao trùm các kết quả KH) của nhà KH 20, mà nhà KH có quyền phát biểu như bất cứ ai, nhưng cũng không có thẩm quyền hơn bất cứ ai ; và đâu là những công tŕnh lư thuyết và thực nghiệm của chính họ. Và quên điều này th́ cũng dễ tán nhảm về những trực giác, nhiều khi rất đẹp và sâu sắc, của tiền nhân, thí dụ như về âm dương, ngũ hành, nhân quả, vân vân ; mà nói cho cùng th́ vẫn chỉ là những tư duy ở giai đoạn "tiền KH" mà thôi.

Hàn Thuỷ

Diễn Đàn Forum số 154, 09.2005

 

1 Khoa học luận : philosophie des sciences, đồng nghĩa với épistémologie trong tiếng Pháp, philosophy of science trong tiếng Anh. C̣n epistemology trong tiếng Anh lại là nhận thức luận, mà tiếng Pháp là philosophie des connaissances, sát với từ nguyên hơn và ư nghĩa rộng hơn khoa học luận.

2 Thí dụ như trong cuốn "The Tao of physics" của Fritjof Capra... một thành công thương mại v́ nó vừa thoả măn mặc cảm tự ty của "phương Đông" trước KH, vừa thoả măn tính thích cái lạ lẫm (exotique) của "phương Tây" về "thần bí phương Đông", ngoài ra không có ǵ đáng nói đến ngoài ảo giác kép của tác giả : lấy cái "thần bí phương Đông" để diễn giải một cái nh́n cũng thần bí về CHLT.

3 Duy lư không đồng nghĩa với duy vật, có nhiều chủ nghĩa duy lư, mà mẫu số chung là tin tưởng nơi lư trí con người và không mâu thuẫn trong diễn ngôn, tuy các điểm khởi đầu có thể rất khác nhau.

4 Khoa học, Kỹ thuật và Văn hoá, Diễn Đàn số 37, 01.1995

5 Mặc dù Thomas d'Aquin bảo thủ hơn và chống lại Averroès rất mạnh ở một điểm cơ bản : nhà bác học Ả Rập cho rằng nên tách rời niềm tin và lư trí, c̣n Thomas d'Aquin cho rằng niềm tin và lư trí là một thể thống nhất. Averroès cuối cùng bị Hồi giáo chính thống lên án, bị lưu đày khoảng 1 năm rưỡi, cho đến khi gần chết mới được tha về Marakech. Các trước tác của ông (y học, luật học và TH) được người do thái dịch sang tiếng Latinh, từ đó được học hỏi trong giới Do Thái giáo và Thiên Chúa giáo, c̣n thế giới Hồi giáo th́ lại quên lăng, cùng với sự thoái hoá của họ không lâu sau đó !

6 Điểm khác biệt lớn là Platon cho rằng có một vị thần xây dựng trần thế và cho nó một linh hồn – thần này là Démiurge, ông không dùng chữ "dieu" (Théos) như Aristote – c̣n Aristote cho rằng vũ trụ luôn luôn có đó, vô thuỷ vô chung. Thần (Dieu) của Aristote, cũng như linh hồn trần thế của Platon, là nguyên lư vận hành tối hậu của vũ trụ.

7 Đây chỉ xin nói về KH tự nhiên, KH xă hội dĩ nhiên phức tạp hơn, nhà KH Xă hội thường chịu ảnh hưởng một triết thuyết nhất định.

8 Trực giác và quy nạp là cực kỳ quan trọng trong khám phá, phát minh... nhưng sự chặt chẽ KH đ̣i hỏi chỉ có tiên đề và diễn dịch, tức là phải "giết cha" ! phải loại bỏ hoàn toàn phần trực giác và lư luận kiểu tương tự, quy nạp... trong diễn ngôn KH chính thống.

9 Để trong dấu nháy, v́ cái nh́n giản lược về "Đông phương" chỉ có trong các học giả của họ trước đây hơn nửa thế kỷ. Đáng tiếc là nhiều học giả Việt Nam cũng dùng thuật ngữ "Đông phương" trong các trước tác của ḿnh về văn hoá Ấn Độ - Trung Quốc - Việt Nam. Nói về bản thân ḿnh mà lại mượn một thuật ngữ rất mơ hồ đă lạc hậu của " phương Tây " , tại sao thế ? Thế th́ xếp Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Á, Trung cận Đông, vào « phương » nào ?

10 Các bác học lớn đầu thế kỷ 20 như Einstein, Bohr, de Broglie, Schrödinger, Heisenberg... đều sâu sắc về TH Âu châu, nhưng về Ấn Độ và Trung Quốc th́ c̣n tuỳ.

11 V́ thế khi đọc một nhà KH nói về TH, hay khi đọc một triết gia nói về KH... ta nên nhớ khi ấy tiên thiên, a priori, họ không có thẩm quyền hơn ai, và tin họ hay không là trách nhiệm của ḿnh.

12 Vậy không có nghĩa chủ nghĩa Staline lănh đạo nhân văn khá hơn, dĩ nhiên ! Mỗi lần nghe tán dương nhà văn hay nhà giáo dục như những "kỹ sư tâm hồn", là tôi nổi da gà. Ôi ! tại sao có thể đem tâm hồn c̣n người so sánh với một cái máy ? nghĩ như thế chỉ có thể dẫn đến hiện tượng "học tập, cải tạo"... c̣n bi thảm hơn nhà tù đơn thuần. "Sửa chữa" tâm hồn con người ta cũng dễ như sửa cái máy cày ư !!! lạy trời cho tôi không bao giờ gặp một "kỹ sư tâm hồn".

13 Dĩ nhiên nhà KH cũng cần đến TG&TH như mọi người, kể cả để tự an ủi trước một số bế tắc của họ trong lĩnh vực nghề nghiệp. Và ngược lại, tinh thần KH đích thực, rốt ráo và trung thực trong lư thuyết và thực nghiệm, đồng thời khiêm tốn trước thiên nhiên... lại có ảnh hưởng gián tiếp rất quan trọng trên đạo lư xă hội.

14 Ít ra là của thời đại, không cấm cản có những vấn đề mới phát hiện, mà đă có từ muôn thủa.

15 Thí dụ một vật thể bất kỳ trong mô h́nh của cơ học cổ điển có những định tính như toạ độ, khối lượng... đi liền với những định tính này là các đơn vị định lượng như mét, kilogram... dùng để định lượng hoá một vật thể cụ thể nào đó bằng cách đo lường, tức là gán cho mỗi định tính này một con số, như 3 mét, 5 kilogramme.

16 Popper chia ra thế giới vật chất, thế giới nghiệm sinh chủ quan và thế giới văn hoá. Bài này nói về ba thế giới : bản thể, nghiệm sinh khách quan (hay ít ra liên chủ quan), và ngôn ngữ - khái niệm ; và không loại trừ những thế giới khác như tâm linh... tuy không nói tới.

17 Dù để phủ nhận rốt ráo là "không có bản thể", th́ vẫn cần đến khái niệm bản thể.

18 Như thế luôn luôn dài ḍng và không chính xác bằng ngôn ngữ mới của lư thuyết mới, do đó khi người ta dần dần vận dụng quen thuộc ngôn ngữ mới th́ sự diễn giải bằng ngôn ngữ cũ trở nên không cần thiết. Một thế hệ mới đă trưởng thành. Thí dụ : ngày xưa để hiểu nguyên lư quán tính trong cơ học Newton người ta phải giải thích : khi nói theo Aristote ...muốn cho vật thể chuyển động th́ cần dùng lực, con ngựa phải kéo th́ cái xe mới đi... th́ đúng ở đâu và sai ở đâu.

19 Cần hiểu "định lượng" theo nghĩa rộng : định lượng không phải chỉ có các con số. Sắp xếp hiện tượng theo một mô h́nh cấu trúc h́nh thức, như xếp loại thực vật theo dạng cây của Linné, cũng là "định lượng"... Thêm nữa, định lượng chỉ có nghĩa khi nó là định lượng của một định tính, nghĩa là một phẩm chất nhất định của thực thể, định nghĩa được trong một lư thuyết khoa học.

20 Thí dụ như Bohm, mà cơ sở tư tưởng ban đầu là chủ nghĩa hiện thực "kiên quyết và thuần tuư" (Bohm theo thuyết de Broglie, cho rằng hạt lượng tử và sóng luôn luôn đồng hiện hữu). Sẽ phát triển trường hợp rất lư thú này.