VanHoaTruyenThong_KhoaHoc_4

Văn hoá truyền thống
và Khoa Học (4)

Hàn Thuỷ

6. Triết học cổ đại Trung quốc : bản thể luận

Thời đại kéo dài khoảng 700 năm cho đến Tây lịch là một thời đại thần kỳ, góp phần không nhỏ trong việc định h́nh các nền văn hoá truyền thống. Ấn Độ, Trung Quốc và Hy Lạp có ǵ chung trong thời ấy mà lại đột nhiên đều sáng ngời hào quang như thế ? Ở đây chỉ xin nêu ra cái khung cảnh vĩ mô để gợi ư : đó là thời chuyển biến từ văn minh đồ đồng sang văn minh đồ sắt, rồi sự phổ cập đồ sắt. Mật độ và khối lượng dân chúng đều tăng, thành h́nh các vương quốc rơ rệt, đấu tranh với nhau. Thành thị, nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp, đều phát triển ; các giai cấp phân hoá rơ rệt ; thế giới chuyển ḿnh để đi t́m một trật tự mới. Chiến chinh cùng với các nhu cầu tổ chức kinh tế xă hội khác thúc đẩy tư duy, chữ viết ra đời và được hoàn thiện để trở nên công cụ cho nó. Từ ấy con người không ngừng tư duy về thiên nhiên, về xă hội, và về bản thân ḿnh. Ngoài ra, có thể có chăng những lư do đặc thù để xây nên từng nền văn hoá đặc thù, là điều không dám lạm bàn.

Vấn đề hạn hẹp đặt ra trong loạt bài này là đi t́m cái tương quan giữa văn hoá truyền thống và tinh thần khoa học. Lần này xin điểm qua bản thể luận của Trung Quốc cổ đại, lần sau sẽ xin đề cập đến nhận thức luận và những tiến triển triết học sau khi Phật giáo du nhập.

6.1. Những mốc lịch sử và địa dư

Lịch sử cổ đại của Trung Quốc, không kể thời kỳ truyền thuyết, có thể coi như bắt đầu từ thời nhà Hạ, từ khoảng -2200 1 ; và nhà Thương (c̣n gọi là nhà Ân ), từ khoảng -1800 hay -1600. Nhưng những xáo trộn lớn và tư tưởng nảy sinh mạnh là kể từ thời nhà Chu (từ khoảng – 1100 đến -256) ; trong đó được chia ra : Tây Chu (từ -1100 đến -771), Đông Chu (-770, -256), thời Xuân Thu (-722, -481), thời Chiến Quốc (kể từ -403) (nhà Chu bị diệt trong thời này), cho đến khi Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Quốc năm -221.

Tất cả các nhà tư tưởng nền tảng của Trung Quốc, ngoài Phật Giáo, như Khổng Tử (-551, -479), Lăo Tử ( tk-6, tk-5) 2, Mặc Tử (tk-5, tk-4), Mạnh Tử (-380, -289), Trang Tử (-370, -300), Tuân Tử (nửa đầu tk-3), Châu Diễn (nửa đầu tk-3), Hàn Phi Tử (?, -233), ... đều sống trong thời Xuân Thu – Chiến Quốc. Dĩ nhiên sau đó tư tưởng Trung Quốc không ngủ yên, nhưng có thể nói mọi tác gia về sau đều phát triển và kết hợp những tư tưởng của các triết gia đạo gia cổ đại, và với tư tưởng Phật Giáo. Với bách gia chư tử đa dạng như vậy th́ một bộ sách lớn cũng không nói hết. Tuy nhiên, ở đây chỉ chủ yếu ghi lại những quan điểm về tự nhiên, trong khi đó gần như toàn bộ tư tưởng Trung Quốc cổ đại, kể cả đạo Lăo và đạo Phật, là xoay quanh con người và xă hội.

Trung Quốc hiện nay, và...

... Trung Quốc thời Chiến Quốc (khoảng – 350)
( theo La Chine ancienne, Jacques Gernet, PUF 1964,Que sais je ?)

 

6.2. Ảnh hưởng của chữ Hán

Mọi sự t́m hiểu về văn hoá Trung Quốc xưa cũng như nay đều cần nhắc đến những đặc điểm của chữ Hán : chữ Hán được h́nh thành trong thời nhà Thương, ở hai bên bờ sông Hoàng Hà (chỗ nước Hàn và nước Nguỵ trên bản đồ). Người ta đă t́m thấy trong vùng này rất nhiều mu rùa có khắc chữ để bói toán (giáp cốt văn), số chữ t́m lại được dưới dạng giáp cốt văn lên tới hàng ngh́n 3. Rồi dần dần người Hán đă đồng hoá và truyền chữ viết cho các cư dân chung quanh. Trong đó có phần lớn các dân tộc Việt, gồm nước Việt (của Câu Tiễn), và các bộ lạc Việt khác ở phía nam sông Dương Tử. Điều này không cản trở việc nhiều tiếng nói của các dân tộc khác, theo chiều ngược lại, đă làm giàu thêm cho tiếng Hán. (Xem Lê Thành Khôi, Đọc sách Trần Ngọc Thêm, Diễn Đàn số 125-126, 01-02.2003).

Mặt khác, nếu ư kiến của ông trong bài trên - về tầm quan trọng của chữ viết trong sự phát triển triết lư và khoa học - có thể giảm nhẹ phần nào cho hệ ngôn ngữ Ấn-Âu 4, v́ tiếng nói đa âm đă mang theo nó cấu trúc của khái niệm ; th́ với ngôn ngữ Hán ư kiến đó tuyệt đối đúng. Chữ Hán là chữ biểu ư, tiếng Hán là đơn âm, các từ đồng âm rất nhiều, do đó tầm quan trọng của chữ viết là hơn hẳn tiếng nói, khác với các ngôn ngữ Ấn-Âu.

Trong văn hoá Hán chữ tức là khái niệm, và khái niệm tức là chữ. Sáng tạo và truyền đạt những khái niệm trừu tượng đồng thời là sáng tạo và truyền đạt một hệ thống chữ viết. Do đó, luận cứ cho rằng Kinh Dịch, hay/và thuyết Ngũ Hành (chẳng hạn) là do người Việt truyền cho người Hán, là không có cơ sở. Và để nói đến một điều khác quan trọng hơn, nếu quên đi việc « chữ tức là khái niệm » th́ không thể hiểu rơ thế nào là « chính danh », thế nào là « danh khả danh phi thường danh » ; bởi lẽ « danh » ở đây không chỉ là tên gọi ước lệ và ngẫu nhiên cho khái niệm ; « danh » là chữ. Nếu « danh » chỉ là tiếng nói ước lệ và ngẫu nhiên th́ hai câu trên đâu có ǵ để được hằn sâu trong nền văn hoá Hán gần 2500 năm.

6.3. Thuyết Âm Dương Ngũ Hành

Một điều phổ biến trong tư tưởng loài người là : các khái niệm luôn luôn đi từ cụ thể đến trừu tượng hơn. Hai khái niệm cơ bản (ngoài Phật giáo) của Trung Quốc là Âm Dương và Ngũ Hành cũng vậy.

Ngũ Hành (kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ) khởi đầu được quan niệm như năm nguyên tố tạo thành vạn vật, rất tương tự như bốn nguyên tố (đất, nước, gió, lửa) của người Hy Lạp Epédocle (đầu tk -5), hay của trường phái Vaisheshika của Ấn Độ. Theo Cao Xuân Huy (Tư tưởng phương Đông..., tr.380), trong « Quốc Ngữ », một cuốn sách thời Xuân Thu, có câu « Thổ cùng kim, mộc, thuỷ, hoả, trộn lẫn nhau mà thành trăm vật ». Đơn giản thế thôi, bước đầu nh́n sự vật như tự nó là, chứng tỏ ư thức về một thế giới khách quan có thể phân tích, không phải như một sản phẩm xuất hiện « trọn gói » do một quyền uy nào.

Âm Dương  cũng là cặp khái niệm phổ biến trong loài người, dưới những tên khác nhau (thí dụ nóng/lạnh với người Hy Lạp), do việc quan sát những hiện tượng lưỡng nguyên tràn ngập cuộc sống : mặt trời mặt trăng, sáng tối, nóng lạnh, ngày đêm, nam nữ. Nguyên nghĩa 3 của Dương là sáng - vẽ h́nh sườn núi có mặt trời và ánh nắng -, và Âm là tối - vẽ h́nh sườn núi có mây che : ở bên phải trên là chữ kim chỉ cách đọc, dưới là chữ vân -. Từ đó đi tới quan niệm vạn vật biến chuyển và sinh hoá do tương tác giữa hai yếu tố này, là một bước nhảy khá tự nhiên của tư duy. Âm Dương khi ấy là sự kết hợp giữa nhận thức lưỡng tính và nhận thức vạn vật luôn luôn đổi thay, đó thực sự là tư tưởng biện chứng.

Hai chữ ÂmDương đă có từ rất sớm, chữ Dương được t́m thấy trong giáp cốt văn, và cả hai chữ này (với nghĩa cụ thể , hay mới bắt đầu trừu tượng) có trong kinh Thư 5, đó là một tập hợp những văn bản từ đầu thời Xuân Thu, được Khổng Tử san định lại. Nhưng khái niệm « Âm Dương » như một vũ trụ quan th́ trễ hơn, và được thấy cả trong kinh Dịch lẫn trong sách « Lăo Tử ». Hai cuốn sách này thực ra được viết sau Khổng tử và Lăo tử cỡ hai trăm năm ; những công tŕnh nghiên cứu khảo cổ và văn bản học ngày nay ở Trung Quốc, Nhật Bản và Tây phương, cho biết như thế. Sách « Lăo Tử » được viết khoảng cuối tk-4 đầu tk-3. Xin để ư là điều này đảo ngược thứ tự truyền thống giữa sách Trang tử và sách Lăo tử 6.

Đến cuối thời Chiến quốc, « Âm Dương » phát triển theo hai hướng : một là thuyết Âm Dương Bát Quái trong Kinh Dịch của Nho gia, và hai là thuyết Âm Dương Ngũ Hành của Âm Dương gia, mà tiêu biểu là Châu Diễn.

« Âm Dương » th́ biện chứng, « Ngũ hành » th́ duy vật. Do đó nếu kết hợp âm dương với ngũ hành th́ rơ ràng thành ra một tư tưởng « duy vật biện chứng » độc đáo và khá hoàn chỉnh. Ta sẽ thấy nó khác với tư tưởng duy vật biện chứng hiện đại ở chỗ nó quay ṿng chứ không « đi lên », cũng như dĩ nhiên nó c̣n sơ khai và càng mơ hồ khi phân tích những đối tượng phức tạp của tư duy.

Châu Diễn 7 ở cuối thời chiến quốc đă tổng hợp Âm Dương và Ngũ Hành như sau : Giữa những « hành » có hai quan hệ là tương sinh và tương khắc. Tương sinh là giúp cho nảy nở : mộc sinh hoả, hoả sinh thổ... ; tương khắc là cản trở : mộc khắc thổ, thổ khắc thuỷ... xin xem bảng tóm tắt phía dưới. Theo đó, nếu ta có A sinh B và B sinh C th́ cũng có A khắc C ; chứ không chỉ có A sinh C theo lôgích h́nh thức. Ở đây hai quan hệ đồng hiện hữu, mâu thuẫn với nhau, nhưng theo hai thời đoạn (moments dialectiques) khác nhau. Cộng vào sự chuyển hoá đó là sự chuyển hoá của âm dương : mộc được coi là dương non, hoả là dương thịnh, thổ là trung hoà, kim là âm non và và thuỷ là âm thịnh. Như thế « hành » đă không đơn thuần là một cấu phần của thực thể nữa, mà là một cấu phần đang vận động trong sự tương tác với những cấu phần khác, dưới ảnh hưởng của âm dương trong trời đất. Nguyên nghĩa của chữ « hành » là « vật đang chuyển động », vẽ một con đường và hai ngă rẽ !

Sau khi có được mô h́nh vận động biện chứng như vậy, điều c̣n lại là phân tích mọi sự vật và hiện tượng theo ngũ hành, bằng liên tưởng trực giác, cũng như nói « thuỷ khắc hoả » chỉ v́ nước dập tắt được lửa... như vài thí dụ trong bản tóm tắt dưới đây.

Châu Diễn c̣n khái quát hoá (?) đến độ gán ngũ hành một cách thần bí cho cả những triều đại nối tiếp nhau : Doanh Chính khi lên ngôi lấy hiệu là Tần Thuỷ Hoàng chính v́ nghe tán rằng triều đại của ḿnh là thuộc hành Thuỷ 7. Mô h́nh « duy vật biện chứng » này quả thực phong phú đến vô tận. Chỉ có một điều là trong tâm thức của người xưa không có khái niệm mô h́nh, với họ bản thể của mọi hiện tượng và sự vật thực sự là như vậy.

6.4. Thái cực đồ : một « mô h́nh chuẩn »

Âm dương Ngũ hành của Châu Diễn mô tả một thực tại năng động nhưng vô thuỷ vô chung. Như thế c̣n thiếu câu trả lời cho một câu hỏi vũ trụ quan : vũ trụ sinh ra từ đâu, như thế nào ? Trong thời Chiến Quốc nhiều trường phái t́m cách trả lời câu hỏi đó 8, nhưng c̣n lắng đọng đến ngày nay có lẽ chỉ c̣n một « mô h́nh chuẩn » 9 thoát thai từ kinh Dịch và thuyết Ngũ hành, được hoàn thiện qua bàn căi tranh luận hơn một thiên niên kỷ. Trong kinh Dịch một mô h́nh « Âm Dương Bát Quái » được phát triển độc lập với Âm Dương Ngũ Hành. « Bát Quái » và « Ngũ Hành » chỉ được hợp nhất hai hay ba thế kỷ sau Châu Diễn.

« Kinh Dịch » (thật ra phải gọi chính xác hơn là sách « Chu Dịch ») gồm có hai phần ; phần đầu, « Dịch kinh », cái cốt lơi xưa nhất, chỉ là một cuốn sách bói toán. Dịch kinh giải thích ư nghĩa của các quẻ (việc gieo quẻ sử dụng 50 thẻ tre một cách khá phức tạp, nhưng tương đương với việc thảy ba đồng xu, ba giá trị xấp/ngửa (âm/dương) kết hợp lại thành một trong 8 quẻ khác nhau) : quẻ đơn gieo một lần ; và quẻ kép gieo hai lần, cho 8*8 = 64 trường hợp. Một trong những trường hợp đó là câu trả lời cho câu hỏi mà người gieo quẻ đă khấn. Tâm linh của người xưa, xin miễn bàn v́ ngoài phạm vi khoa học.

Thái cực đồ

Phần thứ nh́, quan trọng hơn, là tác phẩm triết học « Dịch truyện » đi kèm cuốn « Dịch kinh » bói toán nói trên. Trước đây người Nho học cho rằng Khổng tử theo thuyết Âm Dương Bát Quái của Dịch kinh, v́ dựa trên một câu nói duy nhất của ông trong Luận ngữ, và trên truyền thuyết ông là tác giả của « Dịch truyện ». Nhưng, như ở trên đă nói, kinh Dịch chỉ có thể đuợc viết vào cuối thời Chiến Quốc, sau Khổng tử cỡ hai trăm năm 10. Vậy Dịch truyện có thể là một tập nhiều b́nh luận về Dịch của các tác giả khuyết danh. Nó gồm mười thiên, trong đó thiên « Hệ Từ » là nơi viết : « Dịch có Thái cực, sinh ra Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh ra Tứ tượng, Tứ tượng sinh ra Bát quái. » 11 ... Người ta không thấy ở đây tư tưởng của Khổng tử, thực ra đó là tư tưởng Lăo Trang, mà Nho gia đă thu nhập.

Khởi đầu phải có một cái ǵ chung nhất, trước khi có Âm Dương, đó là « Khí ». Có nhiều cách hiểu khác nhau về « khí », về sự hiện hữu và tác dụng của nó trên vũ trụ hiện tồn ; « khí » của Đạo gia khác với « khí » của Mạnh tử... C̣n về sự h́nh thành vũ trụ, có thể tóm tắt quá tŕnh ấy theo Đạo gia như sau : khởi đầu không có ǵ hết, đó là cái « Vô » trong sách Lăo tử. Từ cái Vô sinh ra Một, Một là « khí » ở trạng thái nguyên thuỷ, vũ trụ chỉ tràn đầy cái khí đó mà thôi, điểm khởi đầu tối hậu mà Một được sinh ra đó gọi là Thái Cực. Rồi Một sinh ra Hai, tức là từ Thái Cực vũ trụ được phân cực hoá thành Âm Dương, hay Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái... vân vân, và h́nh thành vũ trụ với vạn vật 12.

       Rồi vạn vật sinh hoá cùng sự luân chuyển của « khí » giữa hai cực Âm Dương ; tuỳ theo cơ cấu ngũ hành của bản thân, sự tương sinh tương khắc giữa chúng ; và tuỳ theo sự tác động của những « hành » trong các sự vật có tương tác với nó. Thí dụ cơ thể đau ốm v́ « hoả » quá « vượng » th́ phải uống những thứ âm hàn thuộc hành thuỷ. « Mô h́nh chuẩn » như vậy bắt đầu h́nh thành thời Tiền Hán, thấy trong sách « Hoài Nam Tử » 13 (-139). Hơn 1000 năm sau, « Thái cực đồ » kèm đây là do Chu Đôn Di (1017-1073) thời nhà Tống vẽ ra. C̣n h́nh vẽ « Thái cực Đồ » phổ biến hơn, trang trí ở tựa bài này, th́ người viết không t́m ra nguồn gốc.

 

 

6.5. Thiên, Nhân, Đạo, Đức, Lư.

Triết học cổ điển Trung Quốc thường được chia thành sáu nhà : Nho gia, Đạo gia, Âm dương gia, Danh gia, Mặc gia, và Pháp gia. Thế giới quan như đă tŕnh bày ở trên chủ yếu là từ Âm dương gia và Đạo gia. Các trường phái khác đều chú trọng về tu thân và trị nước mà hầu như không để ư ǵ đến tự nhiên, riêng Danh gia đặc biệt chỉ chú trọng đến nhận thức luận. Tuy nhiên, v́ bản thể luận cần thiết để nói đến bản chất của con người và xă hội, nói chung họ đều chấp nhận « mô h́nh chuẩn » nói trên và thêm vào một số khái niệm khác mà ta có thể t́m hiểu qua vài chữ « ch́a khoá » đă nêu ở tiểu tựa.

Chữ Thiên đă xuất hiện trong kinh Thư, thường đi với thiên mệnh (mệnh trời). Nhà Chu, và mọi triều đại kể từ đó đến thời hiện đại đều dùng thiên mệnh để khẳng định tính chính đáng của ḿnh (dựa trên Nho giáo). Niềm tin này bắt nguồn từ huyền thoại khá phổ quát của cả loài người về một thế giới siêu nhiên của các thần linh có nhân tính. Với người Trung Quốc từ đời Thương đó là thế giới ở trên trời, đứng đầu là Thượng đế 14. Như vậy trong vũ trụ quan Nho giáo Trung Quốc được thêm vào một khái niệm siêu h́nh, một thực thể nằm ngoài thế giới tự nhiên 15 và có ảnh hưởng tới nó một cách cơ bản. Không c̣n là một vũ trụ quan nhất nguyên như trong « mô h́nh chuẩn » nữa.

Thiên tác động đến thế giới vật chất, con người, và xă hội, như thế nào ? đó là những điểm khác biệt giữa các triết thuyết, cũng v́ thế có thêm những chữ như Thiên đạo, Thiên lư (hay ). Nho giáo một mặt tăng cường quyền lực bao trùm của thiên mệnh đến toàn vũ trụ, một mặt đặt con người vào giữa tự nhiên ở địa vị cao quư nhất, cho rằng nó là giống loài duy nhất có khả năng hiểu được thiên mệnh (chẳng hạn thông qua những điềm gở hay điềm lành xẩy ra trong tự nhiên hay trong xă hội). Do đó trong thuyết thiên mệnh có sự thống nhất giữa con người, tự nhiên, và ư trời, « thiên nhân hợp nhất ». Đây chỉ xin nói qua về chữ Nhân trong tự nhiên, nhưng dĩ nhiên chữ Nhân luân lư và xă hội mới là trọng tâm của Nho gia.

Về mặt xử thế, Nho giáo có khi cho rằng không cưỡng được mệnh trời, có khi lại nói nhân định thắng thiên, qua việc chấn chỉnh đạo đức xă hội. Vậy có hai khuynh hướng năng động, thiên đạonhân đạo ảnh hưởng lẫn nhau 16. Âm hưởng của chữ Đạo gợi lên sự tôn kính v́ nó mang theo những yếu tố siêu h́nh, Đạo của Nho giáo như vậy bao gồm cả thiên đạonhân đạo, nhân đạo chính là làm sao sống hài hoà với thiên đạo.

Đạo của Lăo Trang khác với Đạo của Nho giáo, v́ Lăo Trang phủ nhận ảnh hưởng của Thiên. Chính Đạo mới là cái bản thể của vũ trụ, cái vừa hữu vừa vô, và làm nảy sinh ra Thái cực. Sự chuyển nghĩa của chữ Đạo : từ con đường đi t́m cái bản thể, thành ra chính bản thể, thực thú vị. C̣n Đức 17 là cái năng động tính, cái tác dụng của Đạo.

Cuối cùng là chữ : nghĩa của nó vẫn c̣n phổ quát trong « lư trí », « luận lư »... Theo từ nguyên, vết đẹp của ngọc 18a, rồi thành trật tự đă có trong tự nhiên (Trang tử 18b, Mạnh tử 18c ). Với Vương Bật (226-249) 18d, mỗi vật đều có cáiriêng, tức vị trí của nó trong cái trật tự chung. Đến Nho giáo đời Tống 18e chữ đă năng động hơn, mang ít nhiều tính « quy luật của trời / của tự nhiên » : nếu Khí là cái đi về giữa hai cực âm dương để vận động vạn vật, th́ Lư chính là nguyên tắc mà Khí phải tuân theo để đưa vạn vật về cái trật tự tự nhiên của chúng, đó là « lẽ trời ».

6.6. Tạm kết

Từ một thế giới quan nhất nguyên, Âm dương Ngũ hành đă được bổ túc bằng những khái niệm siêu h́nh, Thiên hay Đạo, tuỳ trường phái mà gọi tên bản thể ; hay Đức là phương tiện của Thiên hay Đạo để vận hành thế giới hiện tượng của tự nhiên, xă hội và con người.

Tuy nhiên, độc lập với chiều sâu siêu h́nh, Âm Dương Bát Quái cũng như Âm Dương Ngũ Hành là những lư thuyết đủ giàu có và mềm dẻo để có thể mô tả mạch lạc những hiện tượng cùng những chuyển biến trong xă hội và tự nhiên. Từ đó người ta tích tụ dần kinh nghiệm để phát biểu được một số quy luật thực dụng và giải thích chúng. Những quy luật này cho phép tiên đoán, cơ sở của hành động. Tiên đoán có thể sai, nhưng chúng sẽ được quên đi, hay sẽ được dùng để điều chỉnh cách giải thích. Do phương pháp luận không phải là diễn dịch chặt chẽ, mà phần lớn là so sánh tương tự, mỗi hiện tượng (và điều ngược lại) đều có thể có nhiều giải thích.

Sau hơn 2000 năm, người ta có được những hiểu biết thực dụng trong y học và nhân văn 19 ... nhiều khi đúng và độc đáo. Khi không giải thích chặt chẽ được th́ khoa học cổ điển có khi gạt ra ngoài một số hiện tượng có thực, mà những lư thuyết mềm dẻo và mơ hồ như Bát Quái và Ngũ Hành chấp nhận, v́ dễ dàng chắp vá (bricoler) các giải thích hậu nghiệm. Kho tàng những kết quả thực dụng đó rất đáng kể 20 và đang được nghiên cứu nghiêm chỉnh với phương pháp khoa học phổ quát. Như vậy có nghĩa quan điểm Âm dương Ngũ hành, Bát quái... đă bị bác bỏ ngay trong việc giải thích những hiện tượng mà nó đă giải thích, nói ǵ đến những nghịch lư của vật lư hiện đại.

Hàn Thuỷ

Diễn Đàn Forum, số 158, 1.2006


Ghi chú

1 Những mốc thời gian trong bài này đều theo : Anne Cheng (A. Cheng), Histoire de la pensée chinoise, nxb Seuil, Paris 1997 ; có nhiều mốc thời gian chỉ là gần đúng thôi, không ảnh hưởng đến chủ đề nên xin không phân biệt. Dấu trừ có nghĩa : trước Tây lịch.

2 tk-6 : thế kỷ -6, tức những năm từ -600 đến -501, v́ thế kỷ -1 là từ năm -100 đến năm -1, không có năm 0.

3 Lư Lạc Nghị, T́m về cội nguồn chữ Hán (từ điển từ nguyên), nxb Thế giới, Hà Nội 1998.

4 Kinh Vệ Đà, tương đối phức tạp, đă phát triển qua truyền khẩu trong nhiều thế kỷ ; tuy nhiên chỉ sau khi có chữ viết (khoảng -850), triết học Ấn Độ mới phát triển vượt bực với Upanishad.

5 Nguyễn Đăng Thục, Lịch sử triết học Đông phương, viết năm 1956. quyển 1, tr. 113-116 ; và A. Cheng, sđd, tr. 249-250.

6 Trang Tử sống vào đầu tk-4 (A. Cheng, sđd, tr. 102-103 ; Cao Xuân Huy (CX Huy) cũng bàn như vậy, sđd, tr.415-417). Cuộc đời Trang Tử được biết rơ, trong khi người ta có rất ít chi tiết về Lăo Tử. Nhân vật Lăo tử có thể không có thực. Nếu giả định rằng Lăo Tử là nhà hiền triết sống cùng thời với Khổng Tử bộ Sử Kư của Tư Mă Thiên (sống khoảng từ -185 đến -86) có nói đến một cuộc gặp gỡ giữa họ  th́ sách « Lăo Tử » là do người đời sau viết ra, với ít nhiều tư tưởng của ông hay/và của Trang Tử.

7 Không để lại tác phẩm, Châu Diễn chỉ được biết đến qua Sử Kư của Tư Mă Thiên, tuy thuyết Âm Dương Ngũ Hành của ông được ghi lại trong « Lă thị xuân thu » (-241,-235), một « bách khoa toàn thư » do Lă Bất Vi, tể tướng nhà Tần, chủ xướng. A. Cheng, sđd , tr. 237-239, 245-247 ; CX Huy, sđd, tr. 234-236, 245-249.

Nói chung, gán những khái niệm duy vật hay duy tâm cho tư tưởng cổ đại thật không khỏi khiên cưỡng. Ta thường được đọc : có những yếu tố duy vật, có những yếu tố duy tâm... như thế thực khó hiểu, đă duy th́ làm sao phần nọ phần kia được ! Như thế chính v́ dù duy vật hay duy tâm đều hàm ư nhị nguyên : có thế giới ư tưởng và có thế giới vật chất, cái này sinh ra và phản ảnh cái kia. Thí dụ có h́nh tṛn lư tưởng, và có các ṿng tṛn cụ thể. Nhưng, với Âm dương Ngũ hành chẳng hạn, không có quan hệ phản ảnh giữa trừu tượng và cụ thể. Chỉ có một thế giới trong đó cái trừu tượng vừa sinh sản ra vừa vẫn nằm trong những cái cụ thể hoàn toàn khác nó trong một quan hệ trật tự cao thấp, như h́nh thái cực đồ cho thấy. Có thể gọi đó là nhất nguyên chăng ?

8 A. Cheng, sđd, tr. 237-241.

9 Người viết bài này đánh liều dùng khái niệm đó của vật lư hiện đại, tương đồng ở chỗ đó là cái nền đồng thuận tối thiểu từ đó tiếp tục nghiên cứu. Nhưng bất cập ở chỗ trong vật lư mọi sự đều được định nghĩa chặt chẽ, c̣n các tác gia cổ đại chỉ đồng thuận ngầm một cách mơ hồ về hệ thống ngôn từ và khái niệm, rồi qua đó mỗi người thêm bớt và diễn dịch theo quan điểm của ḿnh.

10 CX Huy, sđd, tr. 541-543 ; A. Cheng, sđd, tr. 254-258 ; Thêm nữa câu nói của Khổng tử có thể đọc theo cách khác, theo đó chữ « dịch » trong ấy không phải là Dịch kinh.

11 CX Huy, sđd, tr. 556.

12 Bát quái là phương pháp đánh số nhị nguyên, khám phá vĩ đại, dễ hiểu tại sao ở đây có sự mê hoặc về các con số (cũng như Pythagore), người ta cho rằng số là bản thể của vũ trụ.

13 A. Cheng, sđd, tr. 278, 281-285.

14 A. Cheng, sđd, tr. 48-49. Các giáo sĩ ḍng Tên sang TQ truyền đạo đầu tk17 đă dùng cả hai chữ Thượng đế Thiên chúa (tân từ) để dịch chữ Dieu, họ c̣n dùng chữ , hay Thiên lư, để dịch chữ Logos (theo Trần Văn Đoàn, GS ĐH Quốc gia Đài Loan, đọc qua Internet). Lẽ ra họ nên tránh chữ Thượng đế. Văn hoá dân gian TQ là đa thần, và các trường phái triết học TQ nói chung đều vô thần, chỉ dùng khái niệm Thiên như nguyên lư siêu h́nh. V́ vậy Thượng đế của Tây phương khác hẳnThượng đế của huyền thoại TQ, vẫn c̣n sống trong vai Ngọc hoàng thượng đế của đạo Lăo.

15 Thái cực và Khí nằm trong thế giới tự nhiên. Mỗi ngày vẫn có bao nhiêu người tập Khí công hay Thái cực quyền.

16 Chữ Đạo , bên trái là bộ sước , hàm ư đi đứng, bên phải là chữ thủ , cái đầu, hay dẫn đầu ; nghĩa đen là con đường (danh từ), hay dẫn đường (động từ) ; nghĩa bóng (danh từ) là sự cư xử, sự tu tập, đạo ; hay (động từ) là giảng giải, hướng dẫn.

17 CX Huy, sđd, tr. 419-421.

18 A. Cheng, sđd : a) tr.51, b) tr. 118 , c) tr. 166 d) tr. 311, e) ch. 18.

19 Về kỹ thuật th́ những phát minh quan trọng như la bàn, thuốc súng... đều tương đối đơn giản và không cần đến lư thuyết để sử dụng tốt. Một ngành đặc biệt là thiên văn (khác tử vi hay chiêm tinh), th́ đă dựa trên quan sát và toán học thực sự.

20 Một thí dụ cụ thể là khoa châm cứu của Đông Y.