VanHoaTruyenThong_Khoahoc_5

Văn hoá truyền thống và Khoa Học (5)

Hàn Thuỷ

 

7. Nhận thức luận trong triết học

Trung quốc trước thời nhà Đường

Người biết th́ không nói, người nói th́ không biết

Đạo đức kinh

7.1 Nhận thức luận

Nhận thức luận là nói về sự hiểu biết. Vậy trước tiên có sự phân biệt giữa hiểu biết và diễn ngôn. Từ đó có thể có nhiều thái độ : hoặc cho rằng cái hiểu biết chỉ có thể là cái diễn ngôn được, tức đồng nhất hoá sự hiểu biết và tập hợp những diễn ngôn đúng ; hoặc cho rằng hiểu biết (của một người, hay của con người) rộng hơn những điều có thể diễn ngôn được, tức có những hiểu biết không thể đạt đến bằng khái niệm. Điều này liên quan đến sự phân biệt bản thểhiện tượng, những đối tượng chung nhất của hiểu biết. Chính ở đây mà nhận thức luận không thể tách rời bản thể luận, mỗi quan niệm về bản thể đưa đến một số quan niệm về nhận thức và khả năng diễn ngôn.

Thí dụ như câu hỏi : vũ trụ này hiểu được hay không hiểu được ? Tuỳ thuộc vũ trụ là có trước hay tinh thần là có trước mà chữ hiểu được hiểu một cách khác nhau. Nếu tinh thần có trước th́ hiểu có thể là được mặc khải về cái uyên nguyên chung nhất của bản thể, rồi từ đó nắm bắt được sự chuyển hoá của vạn vật... Nếu coi vật chất là có trước và tiến hoá theo các quy luật tự nhiên th́ hiểu là quá tŕnh ṃ mẫm để phát hiện ra các quy luật của thế giới vật chất.

Tóm lại nhận thức luận là bàn về khả năng hiểu biết và diễn ngôn của con người về các hiện tượng và về bản thể. Thí dụ như một lập trường khá tự nhiên về nhận thức luận cho rằng : cái hiểu biết khái niệm hoá được, tức diễn ngôn được,  chỉ có thể là cái hiểu biết về các hiện tượng, nắm bắt một cách trực tiếp hay gián tiếp qua các giác quan. Ngoài ra có thể quan niệm bản thể là một vấn đề giả ; hay cũng có thể quan niệm bản thể là vấn đề tối hậu của tư duy – có thể, hay không thể –   được khái niệm hoá ; và con đường đi đến bản thể có thể bằng tư duy, bằng tu tập và tiệm ngộ hay đốn ngộ.

7.2. Chân lư

Thế nào là hiểu biết đích thực ? đó là đạt đến chân lư. Nhưng nếu ngừng ở đó th́ chỉ là thay thế khái niệm, nên lại phải truy vấn tiếp : « chân lư là cái ǵ vậy ? ».

Theo thiển ư, có ba loại « chân lư » :

Thứ nhất là chân lư của toán học và luận lư học h́nh thức : đó là sự hằng ngôn (tautologie) ; ở đó mọi kết luận chỉ là sự lặp lại các tiên đề dưới một h́nh thức khác. Chỉ là, nhưng không hề đơn giản là, v́ kết luận mô tả được một đặc tính nào đó có ích, nhưng lại rất xa với các tiền đề đă được công nhận. Kết luận chỉ được rút ra sau một quá tŕnh lư luận diễn dịch lâu dài, gian khổ, và hoàn toàn chặt chẽ, hoàn toàn theo những quy luật của logic h́nh thức. Do đó một người có lư trí và lương tri b́nh thường nếu đă chấp nhận các tiền đề th́ không thể không chấp nhận các kết luận của một chứng minh toán học, sau khi đă hiểu. Tập hợp tất cả những mệnh đề hằng ngôn rút ra từ một tập hợp định đề nào đó, là một toà lâu đài toán học mà việc xây dựng không hề dễ dàng, nếu có một tập hợp tiên đề khác ta sẽ có một toà lâu đài khác 1.

Tại sao chân lư toán học, tự nó không là ǵ cả, lại tuyệt đối cần thiết khi đem toán học áp dụng vào đời thường ? Chính v́ cái tính hằng ngôn của nó bảo đảm sự suy luận chặt chẽ để đi từ một hiện tượng vật lư này tới một hiện tượng vật lư khác, mà trước đó người ta không biết. Khi đă biết quy luật vạn vật hấp dẫn th́ (nếu biết làm toán) sẽ biết hằng hà các hiện tượng cơ học rất có ích. Chính cái không có ǵ mới của hằng ngôn toán học là cái đảm bảo sự tiên đoán hay khám phá ra những hiện tượng mới, theo cùng những quy luật vật lư 2. Toán học là những cây cầu bằng thép không rỉ bắc giữa các hiện tượng khác nhau.

Đến đây ta gặp cái chân lư của khoa học thực nghiệm. Sau những khủng hoảng nền tảng trong suốt thế kỷ hai mươi, người ta phải chấp nhận điều này : khoa học chỉ liên quan đến thế giới hiện tượng, nó độc lập với lập trường triết học về quan hệ giữa hiện tượng và bản thể. Và chân lư ở đây là sự tương thích giữa lư thuyết và thực tại nghiệm sinh. Một mệnh đề đúng là một mô h́nh của thực tại theo một lư thuyết nào đó, áp dụng được trong một khung cảnh nhất định, và đă được thực nghiệm kiểm chứng. Quá tŕnh tương thích này gồm nhiều giai đoạn :

a) t́m ra một số tiên đề có ư nghĩa sâu sắc, tức là những quy luật cơ bản của một ngành khoa học thực nghiệm, viết ra được được dưới dạng phương tŕnh toán học trong đó mỗi kư hiệu được gắn với một đại lượng đo lường được ;

b) từ đó xây dựng một hệ thống những mệnh đề và phương tŕnh toán học, cho nhiều hiện tượng khác nhau ;

c) sự tương thích giữa lư thuyết và thực nghiệm có nghĩa : ở mọi ngơ ngách của hệ thống đó, mỗi phương tŕnh toán học phải tiên đoán được một kết quả đúng như đo lường.

d) Nhưng, v́ điểm b) nói trên ngày càng mở rộng, thường là đến một lúc nào đó người ta khám phá ra những hiện tượng không tương thích giữa lư thuyết và đo lường.

Mặt khác, nếu toán học có cái khổ là không thể tự chứng minh tính không mâu thuẫn của ḿnh, th́ khoa học thực nghiệm lại có cái khổ khác : cái đúng bao giờ cũng chỉ là cái gần đúng, v́ đo lường không bao giờ hoàn toàn chính xác 3. Khi người ta có thể hạn chế tỷ lệ sai lạc xuống một mức rất thấp, chấp nhận được trong những ứng dụng cụ thể  4, th́ người ta coi lư thuyết khoa học đó là đúng. Một lư thuyết khoa học thực nghiệm là sai trong một khung cảnh nào đó, khi tiên đoán sai lạc quá nhiều với thực tế, mặc dù đă « du di » cho cái khoản không chính xác của đo lường, khi đó người ta phải điều chỉnh lư thuyết hoặc đi t́m một lư thuyết mới 5.

Tóm lại, mặc dầu hiểu biết càng ngày càng mở rộng và càng ngày càng được tổ chức có hệ thống, chân lư của khoa học thực nghiệm vẫn có phần nào « ước lệ » ; tuy là ước lệ theo những tiêu chuẩn hết sức ngặt nghèo, và có một miền ứng dụng nhất định trong đó người ta chấp nhận được những sai số. Hiện nay, khi đă có lư thuyết tương đối, đúng hơn lư thuyết cơ học cổ điển của Newton, lư thuyết cổ điển vẫn được sử dụng, tức là vẫn đúng trong đại đa số trường hợp của đời thường. Khi tính toán bằng lư thuyết cổ điển thấy rằng nếu lái xe chạy quá 150 km/giờ trên một khúc quanh th́ thể nào xe cũng lọt xuống vực, tốt hơn hết là bạn nên tuân thủ giới hạn đó, chứ đừng v́ Newton sai trên mặt lư thuyết mà cứ chạy bừa.

Đó là những thí dụ về khoa học chính xác, thế c̣n khoa học xă hội (KHXH) th́ sao ? Lư tưởng vẫn là đi t́m một lư thuyết tương thích với hiện thực, v́ nếu không có tiên đoán bằng lư thuyết và so đọ với thực tế th́ không thể gọi là khoa học. Tuy nhiên ở đây việc đi từ thực tế đến mô h́nh, tính toán suy luận, rồi lại đi từ mô h́nh đến thực tế thường rất xa sự hoàn hảo, do đó việc ước lượng độ chênh lệch là rất khó khăn. Không hoàn hảo v́ thứ nhất việc mô h́nh hoá hàm ư lược bỏ những yếu tố « không đáng kể », mà sự lược bỏ đó lại tuỳ thuộc cái nh́n về kinh tế và xă hội, tuỳ thuộc sự đánh giá của chủ thuyết này hay chủ thuyết khác – và có những cái « không đáng kể » với thời gian sẽ trở thành những yếu tố quan trọng nhất. Thứ hai, nó không hoàn hảo qua quan hệ với thời gian, mọi tiên đoán chính xác cần nói bao giờ một hiện tượng sẽ xẩy ra, quy luật biến chuyển lư tưởng phải là một hàm số theo thời gian, như trong khoa học... chính xác ; trong khi đó những quy luật về những hiện tượng quá phức tạp thường là những quy luật chỉ kiểm nghiệm được một cách gián tiếp : trong cái biến đổi không ngừng của sự vật, khi hội đủ những điều kiện nào đó th́ một hiện tượng nào đó sẽ xẩy ra. Việc đánh giá một t́nh h́nh như vậy là một sự đánh giá tổng hợp, cần đến kinh nghiệm. Và kinh nghiệm cũng là cái khó khăn thứ ba : với con người hay xă hội th́ không thể có sự việc nào được lặp lại hoàn toàn như một sự việc khác trong quá khứ. Do vậy sử dụng được kinh nghiệm quá khứ cũng cần sáng tạo, và liên tục điều chỉnh.

Có lẽ trong KHXH th́ tính hấp dẫn (được coi là đúng) của một số lư thuyết nằm ở tính hệ thống của chúng, tức khả năng lư giải vừa tổng quát vừa đặc thù những t́nh huống tâm lư, xă hội và lịch sử... một cách thuyết phục.

Loại chân lư thứ ba là những mệnh đề về triết học, tôn giáo, xă hội hay chính trị, được cảm nhận một cách rất chắc chắn trong tâm thức của một hay nhiều người như là những sự thực đầu tiên, không cần chứng minh, nhưng rất nhiều khi người ta sẵn sàng chết cho nó. Đó là những niềm tin mà trong những hoàn cảnh lịch sử nhất định người ta dễ dàng được thuyết phục. Khi một số rất đông con người tin vào một điều ǵ đó, th́ từ đó dấy lên một sức mạnh có thể long trời lở đất, biến đổi cả lịch sử loài người, và rồi điều ấy tự nó tạo ra sự thực của chính nó.

Nếu nh́n một cách « phạm thượng », vô cảm... th́ sự mặc khải về thượng đế, về một lư tưởng xă hội (thí dụ con người sinh ra phải được b́nh đẳng), hay một khởi điểm triết học (thí dụ « tôi suy tư, vậy th́ tôi hiện hữu »)... đều có nguồn gốc lịch sử, xă hội, hay tâm sinh lư...  mà ở đây xin kính nhi viễn chi trong bối cảnh khoa học luận, tuy biết rằng những « chân lư » thuộc loại mặc khải này không độc lập với việc một người chọn một lư thuyết nào đó về KHXH và cho nó là « Khoa Học nhất ».

C̣n cái chân lư « toán học » th́ không có ǵ để bàn. Do đó cái chân lư quan trọng nhất về mặt nhận thức luận chính là sự tương thích giữa lư thuyết và thực nghiệm. Vấn đề này đă gây ra một cuộc tranh luận triết học mấu chốt trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc, đó là những biện luận xoay quanh hai chữ « danh » và « thực ». Mong rằng đến đây độc giả sẽ thông cảm tại sao có đoạn nhập đề « dài hơn thân bài » này.

7.3. Nhận thức luận trong Khổng giáo Tần – Hán

Khổng Tử, với thuyết « chính danh » (xin nhắc lại : trong văn hoá Trung Quốc, đặt tên tức là tạo ra khái niệm), đă ư thức về sự không tương thích giữa khái niệm và thực tại, và đ̣i hỏi phải thực hiện sự tương thích đó, v́ nếu không không thể có diễn ngôn có ư nghĩa (danh chính, ngôn thuận). Có điều ông lơ là thế giới tự nhiên mà chỉ để ư đến mặt xă hội, nên lo rằng không chính danh sẽ đưa đến cái loạn trong diễn ngôn và cuối cùng là cái loạn trong xă hội. Nhưng làm sao để chính danh ? Khổng Tử muốn áp đặt một mô h́nh lư tưởng lên trên hiện thực (vua phải ra vua, dân phải ra dân, cha phải ra cha, con phải ra con...), chứ không ngược lại , và mô h́nh lư tưởng đó là cái « thiên mệnh », được biện minh bằng những xă hội tưởng tượng trong quá khứ như thời Nghiêu Thuấn... thực ra không hề có như ông mô tả. Trong nghĩa ấy tư tưởng Khổng Tử rất bảo thủ.

Trong một nghĩa khác ông là một nhà giáo dục và triết gia vĩ đại, v́ thực ra nếu tin rằng không có ǵ từ trên trời rơi xuống th́ mô h́nh « thiên mệnh » của Khổng Tử không phải ngoại lệ ; có thể nói đó là hiện thực đă được ông lư tưởng hoá, các « danh » do ông định phận, và những quan hệ giữa chúng như quan hệ vua-tôi, cha-con, vợ-chồng... chính là một phần nào dựa trên những « thực » đă có. Như vậy những cố gắng chính trị của ông, dù sinh thời đă thất bại, cũng không hoàn toàn là không tưởng. Trên cái nền tảng ấy các nhà Khổng giáo đời sau đă phát triển như thế nào để thích nghi với xă hội Trung Quốc vẫn biến chuyển, vừa góp phần ổn định xă hội vừa ngăn trở tiến bộ  xă hội – theo nghĩa Âu tây – lại là vấn đề khác.

7.4.  Cuộc tranh căi về Danh và Thực

Phản ứng lại lập trường của Khổng Tử có Mặc Tử, mà lịch sử ghi lại là đương thời số học tṛ đông không kém. Quan điểm về danhthực của Mặc Tử là « thủ thực dữ danh », tức là phải dựa vào sự vật và hành vi trong tồn tại để đặt tên 6a, chứ không phải ngược lại. Một thái độ như thế đưa đến việc tŕnh độ hiểu biết thực tiễn của Mặc gia là cao hơn hẳn các trường phái khác. Học giả Cao Xuân Huy đă viết 6b « phải chăng v́ chế độ phong kiến thủ tiêu học thuyết của Mặc gia mà khoa học tự nhiên không phát triển được ở Trung Quốc  trong rất nhiều thế kỷ về sau ? » Phát triển quan điểm « thủ thực dữ danh », Mặc Tử c̣n đưa ra ba tiểu chuẩn để đi t́m cái đúng (tam biểu), đó là : căn cứ từ những kinh nghiệm của thánh nhân đời xưa ; căn cứ trên kinh nghiệm của bách tính ; và căn cứ trên sự xác nhận của thực tiễn khi đem một chính sách ra dùng th́ có lợi hay không 6c .

Tiếc rằng về khía cạnh đạo đức và tổ chức xă hội th́ Mặc Tử lại khá lúng túng và mâu thuẫn, trộn lẫn những chủ trương thực dụng với các quan điểm tôn giáo thần bí. Có lẽ đó là nguyên do khiến Mặc gia thất bại trước Nho gia trong quá tŕnh giành ảnh hưởng trước quyền lực, nhưng đó không phải chủ đề của bài này. Điều c̣n đáng tiếc hơn là v́ Mặc gia bị Nho gia phản pháo dữ dội về mặt chính trị – xă hội, nhất là qua Mạnh Tử (khoảng -380 đến -289), mà những cố gắng nhận thức về tự nhiên của Mặc gia ít người kế thừa. Tuy nhiên họ (phái hậu Mặc) vẫn có nhiều phát triển nhận thức luận đáng chú ư, chẳng hạn phân chia « danh » thành ba loại : cái tên chung (ngựa), cái tên từng loại (ngựa trắng), và cái tên cụ thể (tên của một con ngựa) 7 ... như thế đă đi gần đến cái nh́n lô gích hiện đại của thuyết tập hợp (một tập hợp gồm nhiều thành viên cụ thể, và một tập hợp có thể nằm trong một tập hợp khác...).

« Ngựa trắng không phải là ngựa » là nghịch lư nổi tiếng nhất của Công Tôn Long (đầu thế kỷ -3), trong phái Danh gia. Thái độ nhận thức của ông giống hệt như của Zénon d’Élée (tk -5) tại Hy Lạp, nêu ra với người cùng thời những nghịch lư ngang ngược rất khó bắt bẻ... và cũng có những nghịch lư khá giống, thí dụ : « Bóng con chim bay không hề động đậy »... V́ thế ông cũng đă thúc đẩy nhận thức luận Trung Quốc tiến lên một bước mới. Thí dụ để phá giải rốt ráo những nghịch lư này phải phân biệt được cái tên của một con ngựa cụ thể (có thể có màu trắng hay đen) với cái tên « ngựa » dùng để gọi loài ngựa và cái tên « ngựa trắng » dùng để gọi một tập hợp con của tập hợp ngựa, như phái Hậu Mặc đă giải quyết thoả đáng.

Tuân Tử (đầu thế kỷ -3), thuộc Nho gia, đă tổng kết cuộc tranh luận « danh và thực » để thành lập một hệ thống luận lư học khá chặt chẽ, làm nều tảng cho sự diễn tả thuyết Chính danh Nho học của ông. Trong thiên « Chính danh », Tuân Tử vừa kế thừa phần lớn những thành quả của Mặc gia, vừa lên án Danh gia đă « dùng danh để loạn thực » 8. Về mặt chính trị xă hội th́ Tuân Tử c̣n là nhân vật bản lề giữa Nho gia và Pháp gia, thầy của Hàn Phi Tử và Lư Tư, thừa tướng nhà Tần.

7.5. Nhận thức luận trong Đạo gia

« Đạo khả đạo phi thường đạo, Danh khả danh phi thường danh », hai câu đầu trong Đạo Đức kinh tóm gọn lập trường bản thể luận và nhận thức luận của Đạo gia, một lập trường biện chứng triệt để. Nh́n dưới quan điểm « danh và thực », th́ có thể nói « sự kết hợp giữa danh và thực là luôn luôn biến chuyển », cho nên tính thích ứng giữa danhthực luôn luôn chỉ là tương đối. Dĩ nhiên như thế con đường đi đến bản thể (mà đạo gia không tuyệt đối phủ định), không thể là con đường tư duy theo khái niệm. Trên nguyên tắc điều này không đi ngược lại với yêu cầu khoa học, nhưng Đạo gia chỉ nhấn mạnh đến cái không thường c̣n mà không để ư đến những quy luật nhận thức trong giai đoạn tương đối c̣n, mà tương thích giữa danh và thực cần thoả đáng. Đó là điều kiện tối thiểu để có một nhận thức luận khoa học. Do đó Đạo gia đă không có những cố gắng t́m hiểu tự nhiên một cách chặt chẽ.

7.6 Tạm kết

Người Trung Quốc thực dụng, nhưng thực dụng mà không thực nghiệm, v́ nghiệm là ư thức đối chiếu thực tại và lư thuyết, điều mà thời đó cả ba nguồn văn minh cổ đại không nơi nào đạt đến một cách rốt ráo. Tuy nhiên về con người th́ phải nói chỉ có đạo Phật là để ư đến một cách sâu sắc sự kết hợp giữa giáo lư và thực tại nghiệm sinh trong lănh vực tâm lư và tâm linh.

H́nh như trong truyền thống Trung Quốc thời ấy thiếu hẳn một nhận thức luận sâu sắc, cũng như thiếu hẳn một sự suy nghĩ phản tỉnh về tâm thức con người... rất nhiều chồi non của học thuật, như Mặc gia và Danh gia, chưa kịp bung nở th́ đă bị khô cứng bởi chính sách văn hoá chính thống một chiều của các đế chế Tần - Hán. Cho nên khi du nhập vào Trung Quốc vào thời Đường, đạo Phật đă được đón nhận như một luồng gió mới với niềm hy vọng và kính phục. Lần tới sẽ xin tŕnh bày về nhận thức luận tại Trung Quốc từ thời Đường trở về sau.

Hàn Thuỷ

Ghi chú

1. Thế nhưng, một là, chỉ cần một mệnh đề tự mâu thuẫn với nó là cả toà lâu đài sụp đổ ; và hai là, người ta không thể chứng minh sự không mâu thuẫn nội tại của một nền toán học (đủ phức tạp để có ư nghĩa), bằng những định đề của bản thân nó, đó là định lư không đầy đủ của Godel.

2. Do đó có thể tin tưởng rất vững chắc vào một bộ phận rất lớn của toán học. Nó sẽ không bao giờ sụp đổ. V́ nếu một hệ thống toán học là mô h́nh có hiệu quả cho thực tại th́ có nghĩa thực tại là một hiện thân của hệ thống toán học đó. Toán học làm mô h́nh trừu tượng cho hiện thực, và ngược lại hiện thực làm mô h́nh cụ thể cho toán học. Nếu toán học sụp đổ th́ thực tại cũng thành hư vô !

3. Bản thân việc đo lường lại ảnh hưởng đến hiện tượng được đo lường, làm cho càng thêm mất chính xác. Tuy nhiên trong khoa học cổ điển (khi vật bị đo đủ lớn) người ta hạn chế được yếu tố này vào mức không đáng kể. Với cơ học lượng tử th́ vấn đề đo lường đi vào một bước ngoặt mới, v́ vật bị đo là rất nhỏ, không thể bỏ qua tác động của sự đo. Và khó khăn không chỉ có thế, nhưng nếu nói đến th́ quá dài.

4. Thế nhưng « Chấp nhận được » chỉ là một cách nói. Trong nhiều trường hợp có thể nói « không thể không chấp nhận », v́ tổng hợp những « ứng dụng cụ thể » ở đây là cả một tŕnh độ văn minh và sức mạnh vật chất. Hăy so sánh súng thần công của người Việt và đại bác của quân Pháp khi hai bên đụng độ vào thế kỷ 19. Đúng hay sai ở đây không phải là tuyệt đối như trong một mệnh đề lôgích. Trong khoa học thực nghiệm chỉ có sai nhiều (mà không biết tại sao và không chế ngự được kết quả) ; hay sai ít (mà chế ngự được những sai số gây ra do việc lược bỏ những yếu tố không đáng kể). Một lư thuyết (như đạn đạo h́nh parabol) đưa đến kết quả sai ít như thế là đúng, ai không chấp nhận nó là đúng th́ cứ việc ưỡn ngực trước đại bác. Đúng và sai trong khoa học thực nghiệm có khi đồng nghĩa với sống và chết.

5. Thật ra nếu không có những trường hợp như thế th́ người ta không bao giờ nghi ngờ lư thuyết cũ.

6. CXHuy, «Tư tưởng phương Đông, gợi những điểm nh́n tham chiếu, a) tr.462 ; b) tr. 463 ; c) tr. 160 ;

7. Đây cũng chính là Tam Đoạn Luận của Aristote, nh́n dưới h́nh thức tập hợp : những thứ sẽ phải chết ; loài người ; và Socrate.

8. CXHuy, sđd, tr. 512-518.