Hậu Hiền
NHỮNG NGÀY ĐẦU NĂM
Dáng người nhỏ bé, lưng hơi gù, mái tóc dài màu muối tiêu để ngang trán như thể cắt dọc theo cái bát úp trên đầu, đôi mắt láu lỉnh sau cặp kính tṛn nhưng nổi bật nhất là nụ cười của anh, một nụ cười hiền ḥa, hồn nhiên như của trẻ thơ. Tôi thấy anh một buổi chiều thứ bẩy, anh đang đứng bên kia đường gần Place d’Italie, không biết đang nghĩ ǵ mà cười một ḿnh như thằng điên. Tôi định đến hỏi chuyện anh, nhưng không nhớ tại sao lại thôi.
Bao nhiêu năm sau ngày hôm đó, - tôi không nhớ -, tôi lại gặp Cabu, v́ chính là anh, trên tấm b́a lớn dán h́nh anh cùng bốn họa sĩ đồng nghiệp khác bị thảm sát trong khi đang họp ṭa soạn tờ Charlie. Tấm b́a như một bàn thờ tạm bợ dưới đó được đặt hàng chục bó hoa, bút viết đủ loại, mảnh giấy nguệch ngoạc vài ḍng chữ, mấy câu thơ người dân, độc giả hay người ngưỡng mộ các họa sĩ xấu số mang đến. Không khí trang nghiêm, im lặng, chỉ nghe nhè nhẹ đằng sau tiếng máy quay phim và tiếng nhà báo các hăng truyền h́nh nói trong micro.
*
Hai ngày hôm sau biến cố đẫm máu đó, tôi có việc ở khu Bastille không xa ṭa soạn tờ báo. Hỏi cô đồng nghiệp có nghe thấy ǵ hôm ấy không, th́ được biết có người đến nơi làm việc kể thấy nhiều bức tường c̣n mang dấu vết đạn bắn. Giờ nghỉ trưa, tôi rủ cô đồng nghiệp đi cùng đến ṭa soạn để mặc niệm người đă mất. Hai người bước đi, im lặng chỉ nói để hỏi người qua đường. Khu phố như c̣n bị chấn động cũng trầm hẳn lại, ai cũng c̣n trong đầu tiếng súng nổ từng tràng ngày hôm ấy. Tôi chợt nhớ đến những ngày Tết Mậu Thân ở Sàig̣n đêm đêm nghe tiếng pháo kích mà không chợp mắt được. Đi một lúc, tôi dạm hỏi một ông già tóc râu bạc phơ đeo ba lô cũng đang t́m kiếm ǵ đây, th́ ra ông cũng đang trên đường đến ṭa soạn. Đi cùng với nhau, ông kể cho chúng tôi nghe những kỷ niệm của ông với Cabu, Charb, Wolinski, ông c̣n kể ông giữ cả bộ báo từ số một, tôi nói đùa ông là thành phần cựu chiến binh thứ thiệt ! Lúc đến ṭa soạn, chúng tôi lấy làm ngạc nhiên cảnh sát vẫn cho ra vào b́nh thường. Trong khi ông già lấy điện thoại di động chụp h́nh ṭa soạn, chúng tôi tiến về chỗ đông người có cảnh sát bảo vệ.
**
Sau khi chia tay cô đồng nghiệp, tôi t́m đường métro đi về. Đi qua một tiệm ăn có cái tên quen quen, tôi gặp một cô gái tóc vàng đang đứng hút thuốc trước cửa tiệm, tôi hỏi cô có phải đây là nơi các họa sĩ hay đến ăn trưa không ? Cô gái gật đầu, nét mặt thoáng buồn.
***
Hẹn các bạn đồng nghiệp lúc 14g45 ở Cirque d’Hiver gần République để cùng đi tuần hành, tôi phải vất vả lắm mới đến nơi : người đông không thể tưởng được, trong métro, lúc ra métro, trên vỉa hè, dưới ḷng đường. Gọi điện thoại th́ ‘‘nghẹt mạng’’ v́ số người gọi t́m nhau quá đông. Lúc bắt đầu lo chẳng lẽ ḿnh lại đi tuần hành một ḿnh hay sao ? th́ thấy một anh chàng cao lêu nghêu, mắt hơi lác, h́nh như tôi đă gặp ở sở rồi, bèn hỏi thử th́ anh gật đầu. Thế là tôi đươc nhập bọn sở tôi nhưng phải dẫm chân tại chỗ v́ phải chờ đến phiên ḿnh sau khi những người đứng trước bắt đầu bước đi.
Hơn một tiếng sau, đoàn chúng tôi mới khởi hành nhập vào gịng người vô tận đang hô to ‘‘Charlie, Charlie’’. Đă có nhiều người, báo chí thuật lại cuộc tuần hành có một không hai này v́ Charlie, v́ tự do ngôn luận. Tôi chỉ nhớ đến vài h́nh ảnh ngày hôm đó c̣n lởn vởn trong đầu. Đứa bé da trắng ngồi trên đầu ba nó cười thích thú được đi như trong ngày hội, đứa bé da đen đứng trên lan can nhà ḿnh hô lớn tiếng ‘‘Vive La France’’ làm mọi người chú ư cười vang, tấm biểu ngữ thật lớn viết chữ ‘‘Liberté’’ một gia đ́nh treo ngang một chung cư, tiếng vỗ tay nồng nhiệt khi mấy xe cảnh sát xin đường rẽ qua đám đông.
Chắc Cabu và các bạn anh cũng vui vui ở trên kia khi thấy người dân đă cùng ḥa đồng đứng lên v́ các anh và cho chính họ.
Trời đă tối, đoàn tuần hành đă trở về ‘‘Dân Tộc’’ rồi (Place de la Nation, nơi giải tán) mà ḍng người c̣n đông, tôi chỉ c̣n lại một ḿnh, lạc hết các bạn đồng nghiệp.
Paris, một tháng sau biến cố tháng Giêng
Hậu Hiền