HẠNH NG CỤ NGUYỄN TRĂI Ở QUEBEC

 

Hoàng Hưng

 

 

Đă nhiều lần nhà văn Nam Dao Nguyễn Mạnh Hùng, “bạn đồng vụ” án Về Kinh Bắc 1982, ngỏ nhă ư mời qua chơi xứ Lá Phong, măi đến hôm nay, mới có duyên cùng “rừng phong thu đă nhuốm màu quan san”… Nghe nhắc câu thơ Nguyễn Du, bỗng anh hỏi: “Ông có biết trên thế giới có một bức tượng thi hào họ Nguyễn, nhưng là cụ Nguyễn khác?”

 

Thật bất ngờ và cảm động. Giữa ḷng thành phố Quebec, đô thành cổ kính nhất Canada, chúng tôi sung sướng chiêm ngưỡng bức tượng đồng, không phô trương “hoành tráng” mà vô hồn như thói quen rất xấu các loại tượng danh nhân nước nhà, ngược lại, thân mật, gần gũi, khắc hoạ tính cách một nhà thơ tuy cũng mũ cánh chuồn nhưng ngang tàng râu bay giữa trời, sánh vai cùng Churchill, Roosevelt… ngay gần toà nhà Quốc hội Quebec.

 

Bệ tượng có h́nh Chùa Một Cột, bên dưới giới thiệu ngắn gọn nhưng trang trọng, đầy đủ ư nghĩa:

 

“NGUYỄN TRĂI

1380-1442

 

UNESCO thừa nhận ở nhân vật chính trị và văn chương này tính cách tiêu biểu nhất của văn hoá Việt Nam.

 

Bức tượng này, do những người Quebec gốc Việt tặng cho nhân dân thủ đô, nhằm tôn vinh sự đón nhận [của dân bản địa]; chứng tỏ sự hài hoà, sự làm giàu cho nhau mà sự đón nhận ấy đưa đến.

 

Uỷ ban thủ đô quốc gia Quebec và thành phố Quebec hợp tác với những người Quebec gốc Việt thực hiện tượng đài này.

 

Tác phẩm của nhà điêu khắc Trương Chánh Trung”.  

 

 

Không có th́ giờ đi sâu t́m hiểu, nhưng may mắn được liên lạc qua điện thoại với GS Nguyễn Ngọc Định, hậu duệ đời thứ 17 của thi hào quê Nhị Khê, chúng tôi xin ghi lại vài ḍng về duyên cớ có bức tượng độc nhất vô nhị trên thế giới này.

 

GS Nguyễn Ngọc Định là một trong những sinh viên người Việt đầu tiên du học Canada (từ năm 1957), tốt nghiệp kỹ sư rồi Tiến sĩ ngành Cơ khí hàng không, chức vị cuối cùng là Khoa trưởng Khoa Sau Đại học của trường Đại học Laval Quebec, một trong những đại học lâu đời nhất Canada.

 

Năm 2000, trước khi về hưu, ông nung nấu ư tưởng đưa một cái ǵ của văn hoá Việt vào thành phố ḿnh sống, nhất là khi đang có lợi thế: mối quen biết với ông Đô trưởng Quebec nguyên là bộ trưởng Văn hoá tiểu bang.   

 

Ông Đô trưởng gợi ư tốt nhất là dựng tượng một danh nhân văn hoá tiêu biểu của Việt Nam.

GS Định nghĩ ngay đến Nguyễn Trăi, một danh nhân văn-vơ song toàn, đă được UNESCO vinh danh. Trong tủ sách của ông, có nhiều tư liệu về Cụ bằng tiếng Pháp, có cả bức h́nh chụp lại ảnh vẽ Cụ được thờ tại làng Nhị Khê.

 

Ông Đô trưởng nhanh chóng được thuyết phục, ông uỷ quyền việc dựng tượng thi hào họ Nguyễn cho ông Phó Đô trưởng, cũng là một nhà khoa học.

 

Nhưng ở đâu cũng thế, vấn đề đầu tiên là…!!! Mà các xứ gọi là “dân chủ tư sản” (nhưng thực ra các chính sách xă hội th́… socialiste hơn tỷ lần các nước mang mĩ danh đó) th́ không dễ dàng có chuyện lấy ngàn tỷ nọ vạn tỷ kia ra làm các thứ “tượng đồng phơi những lối ṃn”!

 

GS Định có thuận lợi là người Việt đầu tiên ở xứ này, lại là nhà giáo, ông có quan hệ sâu rộng với cả cộng đồng người gốc Việt lẫn các cựu học sinh gốc bản xứ, trong đó có những người có vị thế xă hội, nên sự quyên góp tiền không đến nỗi khó.

 

Vậy là dự án được thông qua ở cả hai cấp thành phố và tiểu bang.

 

Giờ đến việc làm tượng. GS Định t́m được một nghệ sĩ người Việt: ông Trương Chánh Trung, cựu thuyền nhân từ Sài G̣n. Bệ đặt tượng th́ GS Định tự thiết kế.

 

Cuối cùng, t́m chỗ đặt tượng. GS Định cùng ông Phó Đô trưởng đi rảo nhiều ṿng thành phố, quyết định cuối cùng là Công viên Esplanade, nơi trang trọng ở trung tâm, đă có những hiền nhân các nước đang ở đó… đợi một bạn Việt Nam.

 

Ảnh: - Tượng Nguyễn Trăi (chân dung và cả tượng đài).