Chân Phương giới thiệu
LỘNG LẪY THU BẮC MỸ
HOÀNG HƯNG
NẾU MÙA XUÂN Ở PHƯƠNG NAM LÀ MÙA SẮC MÀU RỰC RỠ TH̀ PHƯƠNG BẮC LẠI CHỌN MÙA THU. XEM LÁ ĐỔI MÀU (FALL FOLIAGE WATCH) LÀ MÙA DU NGOẠN TƯNG BỪNG CỦA NGƯỜI MỸ. ĐƯỜNG LÊN CÁC BANG MIỀN THƯỢNG (UPPER STATES) KÍN ĐẶC D̉NG XE…
Một tiểu địa đàng của văn nghệ sĩ quốc tế
Chỉ hai giờ xe lửa Amtrak, tôi đă từ ồn ào chen chúc thành New York giữa cơn hoảng loạn phố Wall và căng thẳng tranh chấp mùa bầu cử bay thẳng lên một “tiểu địa đàng” thiên nhiên hiền dịu. Chiều chiều đôi nai tơ lặng lẽ về sát bên nhà ăn táo rụng, những chú thỏ rừng nhảy nhót trên thảm cỏ giữa mùi oải hương tím ngát rồi đứng sững thản nhiên nh́n con người, những con sóc tinh nghịch chạy thoăn thoắt từ cây phong sang cây bạch dương…Trung tâm Nghệ thuật Quốc tế Omi (Omi International Arts Center) chiếm bốn quả đồi với diện tích 160 ha, giữa làng Omi, bên ḍng sông Hudson êm đềm, hàng năm đón tiếp khoảng một trăm văn nghệ sĩ các nước đến làm việc, là một trong số các “trại sáng tác quốc tế” uy tín nhất hiện nay. Ban giám đốc Trung tâm khá tâm lư khi giành mùa thu, mùa đẹp nhất, khí hậu tốt lành nhất cho các nhà văn. Tôi vinh dự là nhà văn Việt Nam đầu tiên được đón nhận ở đây trong số 18 nhà văn nhiều quốc tịch của năm nay. Mỗi đợt từ 4 đến 6 tuần lễ, khu nhà Ledig House ở đây với ba ngôi nhà gỗ kiểu cổ, chỉ tiếp 6 nhà văn, cung cấp mọi tiện nghi sống và làm việc, có thể nói là cần ǵ có nấy. Nhưng sướng nhất chính là môi trường thiên nhiên tuyệt vời. Sau những giờ lao động chữ hết công suất trước bàn phím, c̣n ǵ dịu ḷng hơn ra ngồi trên đồi cỏ mượt có đường lượn dịu dàng như lưng thiếu nữ, hái một trái táo tươi trên cành, ngắm cảnh thu từng ngày chuyển sắc trên những khu rừng thấp xung quanh, nghe xôn xao lá gió, nghe nôn nao tiếng ngỗng trời bay về tổ… rồi đi bộ hoặc cưỡi xe đạp chạy một ṿng qua những trang trại nhấp nhô vùng đồi vắng lặng.
Trung tâm Omi là một h́nh mẫu về bảo trợ văn nghệ kiểu Mỹ. Do một nhà tỷ phú sáng lập cách đây 15 năm, nó nhanh chóng biến thành một sáng hội (foundation) độc lập, tiếp nhận tài trợ từ nhiều nguồn, có một hội đồng chọn lọc từ cả ngàn hồ sơ đăng kư từ nhiều quốc gia mỗi năm. Mấy năm gần đây Việt Nam bắt đầu có mặt với 3 nghệ sĩ tạo h́nh (Lê Quốc Việt, Nguyễn Mạnh Hùng, Ly Hoàng Ly) và năm nay là khởi đầu cho văn học Việt. Tôi đă gặp người sáng lập trung tâm này trong buổi tối giới thiệu tác phẩm của các nhà văn dự trại. Đó là một “ông già” (tuy mới 60 tuổi) trông rất “lù khù”, áo thun, quần xoọc thể thao, dép “râu”, suốt buổi đọc văn ông ngồi lẫn trong cử toạ, chẳng ai biết, chẳng ai giới thiệu. Lúc ăn tiệc đứng, ông t́m đến bên tôi, cảm ơn những bài thơ tôi vừa đọc, và tự giới thiệu. Lúc ấy tôi mới biết ông đó chính là ông. Ông cởi mở kể chuyện duyên nợ của ḿnh với văn nghệ. Th́ ra Francis Greenburger nguyên là con một người làm nghề môi giới xuất bản ở New York. Từ nhỏ ông đă mê văn chương nghệ thuật do ảnh hưởng của cha và bạn thân của cha là chủ nhà xuất bản Ledig Rohowlt, người có công phục hưng nền xuất bản ở Đức sau Thế chiến II. Khi trở nên giàu có, ông quyết định bảo trợ văn nghệ sĩ không phan biệt quốc tịch. Ông giành cả khu điền trang của ḿnh ở Omi làm Trung tâm Nghệ thuật Quốc tế, lập một xưởng sáng tác mỹ thuật, một vườn điêu khắc khổng lồ giữa núi rừng và lấy tên người chủ xuất bản mà ông coi như cha nuôi của ḿnh đặt cho khu nhà lưu trú của văn nghệ sĩ.
Từ thiên nhiên vào hội hoạ
Từ Omi, chúng tôi đi Birkshire xem bảo tàng mỹ thuật. Đi vào mùa thu là một niềm mê đắm kép. Từ Omi, chạy xe hàng trăm cây số dọc theo những dăy núi Catskill, Taconic đang rực vàng và thắm đỏ đẹp đến ngẩn ngơ, lâu lâu lại gặp một trang trại trưng bày sản phẩm mùa thu, nhiều nhất là táo, và trang hoàng bí đỏ với cây ngô khô (kỷ niệm ngày tổ tiên đặt chân lên Tân thế giới, được dân bản địa đón chào và cứu đói bằng hai thứ luơng thực này). Đích đến là tới Viện Mỹ thuật Clark chiêm ngưỡng những bộ sưu tập độc đáo về tranh ấn tượng Pháp và tranh thiên nhiên Mỹ thế kỷ XIX. Và không chỉ xem tranh. Những ngày nghỉ, ngày lễ, bảo tàng kiêm viện nghiên cứu mỹ thuật này c̣n là nơi các ông bố bà mẹ, ông nội bà ngoại đưa con cháu đến vui chơi với thiên nhiên, với những tṛ chơi giáo dục thẩm mỹ sinh động như: vẽ trang trí các ḥn đá, tự làm ra giấy từ các nguyên liệu vỏ cây, hoa lá… Đây cũng là một cơ sở văn hoá phi chính phủ, tặng phẩm của hai vợ chồng Sterling và Francine Clark cho dân chúng trong vùng. Ông là một đồng chủ nhân của công ty sản xuất máy may Singer nổi tiếng, thừa hưởng từ ông nội ḿnh không chỉ một tài sản mà c̣n cả một tấm ḷng yêu nghệ thuật và thiện tâm đóng góp cho nền văn hoá giáo dục địa phương. Ông nội và cha của Sterling đă lập ra trường đại học cho thị trấn Williams (Williams College). Sterling và bà vợ Francine người Pháp, nguyên là một diễn viên Nhà hát Hài kịch Pháp, say mê hội hoạ ấn tượng, và lấy đó làm khởi đầu cho một bộ sưu tập quư giá. Năm 1955, một năm trước khi qua đời, Sterling Clark đă mở cửa Viện Mỹ thuật của ḿnh cho công chúng, và Viện này dần phát triển theo tinh thần và mỹ cảm của người sáng lập. Trở thành một trung tâm nghiên cứu, đào tạo và phổ biến mỹ thuật, Clark Art Institute nổi tiếng về những sưu tập tranh theo phong cách dịu dàng và rực rỡ như thiên nhiên vùng Bắc Mỹ.
“Về nguồn” thăm di sản và ngắm lá thu
Omi, New York, Boston làm thành ba đỉnh tam giác cân. Mùa du lịch xem lá thu năm nay, dân Mỹ có may mắn được ba ngày nghỉ liền, từ thứ bảy 11/10 đến thứ hai 13/10 nhân ngày lễ Christopher Colombus (12/10 là ngày kỷ niệm Đô đốc Columbus đặt chân lên châu Mỹ). Con đường xa lộ từ New York lên Boston đông nghẹt xe lớn xe nhỏ, ngày thường chạy mất 4 tiếng, chiều thứ sáu ấy kéo dài đến 7 tiếng. V́ Boston là trung tâm của vùng có nhiều rừng và đồi thấp cảnh sắc thần tiên vào độ trung thu, có hội bia Tháng Mười (Oktoberfest) thừa kế truyền thống của người Đức, cũng là vùng cội nguồn lịch sử văn hoá của nước Mỹ.
Nhà thơ Chân Phương, bạn cũ từ Sài G̣n gần 30 năm trước, đă giành hết mấy ngày nghỉ làm “guide” cho tôi. Các điểm thăm, chơi nhiều vô kể, nhưng anh đặc biệt ưu tiên mấy nơi tiêu biểu cho lịch sử Hoa Kỳ về các mặt cách mạng, văn chương, giáo dục.
Đó là công viên tôn vinh người lập nên Hợp chúng quốc Mỹ. nơi Georges Washington nhận chức tổng chỉ huy liên quân cách mạng. Là đồi Beacon, khu cư trú thuở hàn vi của những văn nghệ sĩ lừng danh, nơi gặp gỡ định mệnh của cặp nhà thơ truyền thuyết Sylvia Plath và Ted Hugues. Là nơi sống và chết của nữ thi sĩ vĩ đại nhất của nước Mỹ non trẻ Emily Dickinson (1830-1886). Cả một đời Emily sống thầm lặng trong ngôi nhà của cha mẹ ở một thị trấn nhỏ, không giao tiếp, không công bố tác phẩm, sau khi chết người ta mới phát hiện di sản 2000 bài thơ của bà. Ngôi nhà và mộ của bà không ngớt đón du khách đến thăm. Khi chúng tôi đến mộ, có hai cô bé học tṛ đang mở cuốn sách thơ của Emily Dickinson và đọc thơ cho bà nghe dưới cây phong cao vút đỏ rực như đám cháy giữa chiều thu. Thị trấn Amherst cách Boston hai giờ chạy xe giữa những cánh rừng thu đẹp ngây ngất, cũng là một cái nôi văn hoá đáng tự hào của người Mỹ. Thị trấn chỉ có 35.000 dân mà có 5 trường đại học nổi tiếng, nơi có những danh nhân sống hoặc học hành: ngoài Emily Dickinson, c̣n có nhà làm từ điển Webster, các nhà thơ Robert Frost và Brodsky…
Dĩ nhiên không thể nào không đến “ngó một cái” khu Đại học Havard lừng danh, trường đại học đầu tiên của nước Mỹ và cũng được cho là Viện Đại học số một thế giới ngày nay. Thăm quan các cơ sở của Harvard cũng là một “tua du lịch”, cùng với nghi thức “lấy hên” mà các sinh viên và cha mẹ họ không mấy khi quên: sờ vào chân tượng ông Mục sư John Harvard, người được lấy tên đặt cho ngôi trường rất khiêm tốn vào năm 1639, chỉ do ông đă tặng cho trường 400 cuốn sách và một nửa số tài sản của ḿnh là… 750 bảng Anh (bát cơm Phiếu Mẫu!). Vui nhất là con phố Harvard chạy trước mặt chính của khu trung tâm trường với 14 cổng vào. Vui ǵ hơn chen giữa đám sinh viên ríu rít và rạng rỡ, đám phụ huynh háo hức và hạnh phúc, đám du khách ngơ ngác và ṭ ṃ trên phố, rồi lại chen dưới hầm bia cũng mang tên ông Harvard ồn ào không kém các băi bia Việt Nam. Đây cũng là nơi các bạn Việt Nam cư ngụ tại địa phương thường tụ họp để tiếp đồng hương mới sang. Cho nên không thể thiếu tiết mục thưởng thức món phở khá ngon mang tên Phở Pasteur với cái tên mới là “Lea (™)’s Restaurant” (Lư hay Lê?) ở ngay gần bên. Nhân đây xin nói để ta cùng tự hào chút: trong số 4 người Việt cùng tôi chạm cốc vại bia tươi dưới hầm bia này, hai bạn có con đă tốt nghiệp xuất sắc ở Harvard với học bổng toàn phần của trường, c̣n người thứ ba là chàng trai rất trẻ mà đă có tên trên văn đàn mạng với những bài viết sắc sảo về ngữ học. Trịnh Hữu Tuệ, con trai dịch giả Trịnh Lữ, vừa vào trường M.I.T với học bổng 300.000 đô để lấy bằng Tiến sĩ.
Bữa bia giữa ngày Hội Tháng Mười (cũng có nghĩa là hội bia) lộng lẫy Thu Bắc Mỹ kết thúc với bài thơ ứng tác của Chân Phương:
mùa thu đang lên sốt thời tiết
toàn cầu đang lên sốt thị trường
ta lẻn xuống hầm rượu gọi bia hơi
nốc khoảnh khắc hội ngộ
uống tháng ngày diệu vợi
bằng hữu tan tác biển trời
cạn ly bạn lại ra đi
chiều nay tôi bắt chước Vương Duy
ngâm câu “Quy bất quy”?