“Đến lúc nào đấy, nghỉ luôn thể…” (Nguyễn Xuân Khoát*)
Tôi sinh năm 1930, năm nay tôi 75 tuổi. Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới những người lứa tuổi này 75% có 4 bệnh. Tôi thế là đă đạt tiêu chuẩn : cao áp huyết, tắc nghẽn phế quản (C. O. P. D. ), viêm xoang măn tính, gần đây, mắt phải nh́n thấy loáng thoáng lơ lửng có “ruồi bay”, đi khám, thầy thuốc bảo “nhăn áp độ 2”, tôi hỏi chữa cách nào, ông trả lời khi nào mù th́ mổ thay thuỷ tinh thể. Nghĩ ngợi của tôi về cái chết thường liên quan đến bệnh tật. Những năm ngót nghét 60, mạch tim hay đập nhanh, nhiều lúc cảm thấy mỏi tim và tôi nghĩ có khi ḿnh sẽ chết về tim ; có thời tôi hay bị sặc và tôi nghĩ ḿnh sẽ chết v́ sặc ; mấy năm gần đây, bệnh C.O.P.D thường xuyên quấy rối và…ám ảnh. Có lẽ đây chưa thực sự là những nghĩ ngợi về cái chết, tôi mới lo nghĩ về bệnh tật, hầu như chưa có những “bồn chồn lo hăi” (angoisse), những rợn ngợp siêu h́nh (frissons métaphysiques) thường thấy ở những nhà tư tưởng phương Tây, có những lúc có thể đă chớm nhột những tâm cảm này nhưng xem ra trừu tượng lắm (có thể đây là những hồi ức sách vở, đặc biệt sách nước ngoài, tôi vẫn nghĩ rằng chúng xa lạ với tâm thức người Việt). Những suy nghĩ về cái chết trong sách ít nhiều đều có tính chất duy lư. Những suy nghĩ duy lư của tôi chẳng bao giờ đi xa : bắt đầu bằng định đề “sống măi là vô lư”, “ai rồi cũng chết”, “bao giờ…chết như thế nào…”…nghĩ ngợi đến đây thường dừng lại, có lẽ “không dám nghĩ tiếp nữa” là sơ khởi của thái độ “hiện sinh” của tôi đối với sự chết… Trên đại thể, thái độ đó : tôi chưa có được sự thanh thản nhưng cũng chưa đến nỗi bồn chồn hoảng loạn…Do đâu ? Tương truyền rằng Nguyễn Du phút lâm chung bảo người nhà sờ thân nhiệt xem lạnh đến đâu, đến lúc người nhà thưa đă lạnh đến chân, ông bảo “được” rồi sau đó ông đi. Phút lâm chung của thái tử trong một truyện ngắn của Alphonse Daudet th́ thật là thảm hại, để chặn lại không cho tử thần bén mảng bao nhiêu binh đoàn vây quanh lâu đài, hành lang nào cũng có trung đội tuần tra, mỗi bậc cầu thang, mỗi góc nhà đều có lính canh “vũ trang đến răng” túc trực, vậy mà thái tử vẫn run sợ, hoảng hốt… Tôi chưa có được sự thanh thản của Nguyễn Du nhưng không hề có sự hoảng loạn của thái tử.. Do đâu ? Tôi đă t́m đọc nhiều sách Đông Tây, kim cổ, có những suy tưởng cao siêu lắm, lúc đọc thấy rất hay nhưng đọc xong quên ngay. Có thể và may mắn cho tôi là đă nghe được, đúng hơn bắt được một ư nghĩ thú vị về sự chết trong một hoàn cảnh rất đời thường. Đă lâu lắm, cách đây hơn hai chục năm, một buổi chiều hè Hà Nội, tôi gặp bác Nguyễn Xuân Khoát đương đi bách bộ, trên vỉa hè phố Ngô Quyền th́ phải, bác đi thất thểu một cách dứt khoát, bước chậm nhưng mà nhanh v́ sải bước dài, tôi chào bác và hỏi : “ Bác chưa đi nghỉ hả bác ? ”. Ông cười hóm hỉnh bằng mắt và nói : “để lúc nào đấy nghỉ luôn thể, anh ạ”. Tôi nhớ lại, nghe câu nói của ông, tôi đă cười rất thích thú. Cái “tạng trí tuệ” của tôi là như vậy, tôi rất thích những câu nói hay, một câu nói hóm, một câu văn sáng trí, lư thú nghe thấy sướng, và cái sướng truyền dẫn chớp loé của trí tuệ, văn học, nhất là văn học kịch của ta sẽ khởi sắc trí tuệ nếu quan tâm hơn nữa đến những câu, những cách nói hay và trong đời thường sự sướng nghe câu nói hay làm cuộc sống vui vẻ hơn, tinh thần hơn. Tôi cười thích thú, thực ra chưa kịp hiểu hết câu nói của bác Khoát. Măi sau này, đọc Đạo đức kinh, tôi gặp một câu của Lăo tử, đại ư nói rằng : …Trời cho ta tuổi già để nhàn hạ, cái chết để nghỉ ngơi …. Tôi vẫn thích cách nói của Nguyễn Xuân Khoát hơn : hồn nhiên, chủ động và hóm hơn. Một câu nói hóm trước khoảng trống đen ng̣m bảng lảng khi gần khi xa, vừa hư vừa thực cũng là một cách khẳng định phẩm giá con người. Những năm ngoài năm mươi, lúc trà dư tửu hậu, tôi nói với bạn bè : “Tớ chỉ mong sống đến sáu mươi lăm”, lời mong ước này thực ra cũng chỉ là nói chơi ; đến 65 tuổi, tôi nói với bạn bè : “Tớ cầm cự đến bẩy mươi lăm thế là măn nguỵện”, cũng vẫn là nói chơi. Đến nay, xấp xỉ 75 th́ không nói chơi được nữa. “Đến lúc nào đấy nghỉ luôn thể”, đây là lời kinh cầu nguyện tuổi già của tôi, lời kinh thế tục này đối với tôi gần gũi hơn bất cứ lời cầu nguyện cao siêu nào. Tôi vẫn ham làm việc, đồng thời dần dà cảm thấy sự tan ră, một cảm giác vô h́nh nhưng có thật, nó ở ngay bản thân ḿnh, không rơ là ở đâu, nhưng có tan ră…Làm hay là nghỉ ? Đă mang 4 bệnh, tôi đứng trước một “vấn nạn” : làm cũng chết, nghỉ cũng chết…, ừ th́ nghỉ và tiếp theo đó trong tâm tưởng tôi là một khoảng trống, c̣n dấn bước làm th́ tiếp theo có lời giải đáp “đến lúc nào đấy nghỉ luôn thể”, một lời giải vu vơ nhưng dẫu sao vẫn là có một lời giải. …Nhiều lúc tôi muốn nghỉ nhưng cuối cùng vẫn làm, do bức xúc ham thích, cũng có khi do thói quen, do muốn quên đi sự tan ră, “thôi, lúc nào đấy nghỉ luôn thể”, tôi tự nói với ḿnh câu này và cảm thấy nhẹ nhơm. Trong văn học, có quá nhiều câu bàn riêng về lẽ sống, về sự sống trên đời và những câu suy ngẫm riêng về sự chết không phải là ít. Câu nói của Nguyễn Xuân Khoát vừa là một thái độ trước cái chết, vừa là một quan niệm sống tuổi già (và cả sống tuổi trẻ nữa). Người già cũng là người đương sống mà c̣n sống th́ chưa nghỉ được đâu. C̣n sống th́ c̣n ham muốn. Điều dễ thấy và dễ nói là ham muốn sáng tạo. Cuộc sống người già, người trẻ đều có những thời khắc nghỉ ngơi, “chết” chẳng qua là “nghỉ luôn thể”, như vậy “chết” không phải là một sự đứt quăng tuyệt đối với “sống”. Đây không chỉ là một quan niệm riêng của Nguyễn Xuân Khoát. Phẩm giá của con người được nâng cao qua nụ cười hóm của ông trước mặt tử thần.
Phải chăng với tuổi già có thể nghỉ yêu, nghỉ yêu và ham muốn ? Hoạ sĩ Lưu Công Nhân có kể cho tôi nghe một chuyện khiến tôi suy nghĩ rất nhiều. Có lần cụ Đ. D., một học giả lớn, bấy giờ dễ đă ngoài bẩy lăm, đến gặp anh và bày tỏ với anh hết sức chân thành và nghiêm túc một nguyện vọng, như anh nói với tôi, “mới nghe chừng như bất ngờ nhưng thực ra hết sức đơn giản, rất ‘con người’” : “Hôm nào anh vẽ có người mẫu, anh gọi tôi đến studio, tôi chừng này tuổi đầu mà chưa bao giờ được ngắm một người phụ nữ khoả thân đẹp”. Bây giờ tôi đă bằng tuổi cụ Đ. D. bấy giờ. Tôi nghĩ nói rằng đây là “sex” th́ không đúng, có lẽ một loại “khắc khoải hiện sinh” nào đó, không bao giờ người ta đưa nó vào di chúc, nhưng có lẽ không ít người già nhắm mắt không yên tâm v́ khắc khoải này. Nhạc sĩ N. C. là một thiên tài âm nhạc tôi hâm mộ. Năm ông ngoài sáu mươi lăm, tôi ngỏ ư viết tiểu sử ông và ông cho phép tôi gặp ông mỗi tuần một buổi. Làm việc được dăm buổi tôi bị ốm. Tôi có nhờ V. một nữ sinh viên trường Nguyễn Du đến gặp ông và ghi chép những hồi ức ông kể lại. Có lần V. nói với tôi : “ Bác N. C. nói với em nếu em ưng thuận, bác sẽ cạo râu, bỏ rượu làm lại cuộc đời”. Có lẽ đây cũng là một ‘khắc khoải hiện sinh” ở một dạng khác. Riêng tôi rất thông cảm với học giả Đ. D. và nhạc sĩ N. C. Có lần N. K., một học sinh Nguyễn Du — lại “Nguyễn Du”, trường này với tôi là cơ duyên nhiều chuyện rất hay, rất lủng củng nhưng bao giờ cũng vui — N. K. nói với tôi : “ Trông anh dạo này vật vờ, em sẽ gọi cho anh một cô gái rất đẹp và thông minh”. H., một cô gái trẻ và đẹp đă đến với tôi. Lúc chia tay, tôi hỏi : “ Em thích cái ǵ nhất”. H. : “Thích triết học”. Thấy tôi tỏ vẻ ngạc nhiên H. nói ngay : “Mỗi người có sở thích riêng, em thích triết học”. Tôi ra hiệu sách mua ba cuốn triết học, tôi lại mới ra một bộ sách dày cộp : “Minh triết phương Đông và triết học phương Tây”. H. nhận chồng sách, tỏ vẻ hài ḷng như thấy tôi là một người biết điều.
Người già có những “khắc khoải” của người già. Thôi th́ “đến lúc nào đấy nghỉ luôn thể”.
------------
* Nguyễn Xuân Khoát, patriarche de la musique Vietnamiene moderne, premier président de l’Association des compositeurs Vietnamiens