Hoàng Ngọc Hiến
Luận bàn về những vấn đề minh triết
(góp phần định nghĩa minh triết)
Tôi bắt đầu tiểu luận này bằng những suy nghĩ có liên quan đến chủ đề minh triết của hai học giả Việt Nam:Ngô Thời Sĩ (1740-1786) và Kim Định (1914- 1997)[1]
– Ngô Thời Sĩ có phân biệt “đạo lư thánh hiền” và “đạo lư đời thường”: “Dem đạo thánh hiền để quở trách thói đời không bằng đem đạo đời thường để cảm hoá ḷng người”. Trên đại thể, minh triết là “đao lư đời thường”. Đạo lư này có tính chất đời thường v́, cũng như tính Phật, nó sẵn có ở mọi người. Nói môt cách khác, ai cũng có thể có minh triết. Triết lư th́ khác, triết luận đ̣i hỏi năng lực tư duy đặc biệt, không phải cứ muốn th́ trở thành triét gia. Đời thường c̣n có nghĩa là kinh nghiệm trong cuộc sống thường nhật. Trí khôn, trí tuệ, trí thức…của minh triết bao giờ cũng gắn với kinh nghiệm sống đời thường, nó vốn nảy sinh từ những kinh nghiệm này. Đây là một đặc tính quan trọng của minh triết. Triết lư th́ khác, nó thiên về thuần lư và có xu hướng thoát ra khỏi “tính cục bộ”, “tính cụ thể” của kinh nghiệm. . Đến đây dựa vào những đặc trưng của ư thức minh triết và nhất là tư tưởng hiền minh của Ngô Thời Sĩ, tôi mạnh dạn đưa ra một định nghĩa về minh triết như sau: “ Minh triết là tính sáng khôn, thiên về diễn ngôn thoáng gọn, chủ yếu được sống và sống ở b́nh diện đạo lư đời thường, tuy vậy không xa lạ với đạo lư thánh hiền, thiên về cảm hóa ḷng người hơn là quở trách thói đời”. Dùng từ “tính sáng khôn” tôi muốn hiểu minh triết cũng như tính Phật là tính sẵn có trong ḷng người, nói như Nhất Hạnh, nó là “hạt giống tốt” vốn có ở mọi người. Cân nhắc giữa 3 từ: “ trí khôn”, “sự khôn ngoan”, “tính sáng khôn”, cuối cùng tôi chọn từ “tính sáng khôn”, “tính sáng” như là một thuộc tính của “minh tâm” và Phật tính là một từ của nhà Phật được nhắc đến nhiều lần. trong bài “Cư trần lạc đạo phú” nổi tiếng của Trần Nhân Tông (1258-1308)[2]. Tôi nhấn mạnh : “chủ yếu được sống và sống” bởi lẽ lẽ sống của nhà hiền triết là “sống” và “sống” minh triết chứ không phải “nói” và ”nói” minh triết. Tôi nhấn mạnh thuộc tính “thiên về cảm hóa ḷng người…” v́ ở trạng thái nhân thế hiện nay, ở xă hôi ta cũng như trên toàn thế giới, ư thức con người thiên về “phá” hơn là “xây”, những thiện chí “cảm hóa ḷng người” bị “lép vế”, bị lấn át, thậm chí bị áp đảo trước những cơn cuồng nộ quở trách, chửi rủa vô tội vạ “thói đời”. Cảm hứng chủ đạo của minh triết là “xây dựng” bằng “sự cảm hóa ḷng người”.
— Trong tiểu luận “Những dị biệt giữa hai nền triết lư Đông Tây”( 1960) của Kim Định (1915-1997) tác giả đề nghi ước lệ phân biệt 3 ư niệm: triết lư, minh triết, triết học. Cho đến nay vẫn lưu hành một thành kiến cho rằng chỉ phương Tây mới có triết lư, phương Đông có tư tưởng, có Đạo học, có minh triết… nhưng không có triết lư. Với một cách ước định riêng thuật ngữ “triết lư”, Kim Định khẳng định: có triết lư phương Tây và có triết lư phương Đông ngay từ thời cổ (cổ đại và trung đại).
Tư duy triết lư phương Đông mang những đặc điểm của tư duy minh triết mà những nét tiêu biểu nhất là:
— “ lấy cứu cánh con người làm trọng tâm suy nghĩ, lấy sự thực hiện đến rốt ráo cái tính bản nhiên con người làm mục tiêu (tận kỳ tính) [réaliser l’humanité] “ (xem tr. 3)[3]
— những lời huấn đức minh triết được tŕnh bày “tuy vắn tắt kiểu châm ngôn nhưng có hiệu lực muôn đời như: Pythagore, Khổng Tử, Lăo Tử, Thích Ca v. v. (H. N. H. tô đậm]” (xem tr. 2)
— những nhà hiền triết “lo sống cái minh triết hơn là nghĩ đến viết ra sách vở (H. N. H. tô đặm)” (xem tr. 2) ; họ cố gắng thực hiện minh triết “không phải ngoài cơi nhân sinh mà ngay trong đời sống, trong lối cư xử, trong cử chỉ”
Phương pháp của tư duy minh triết “là thể nghiệm, trực giác, không dùng đến lư luận, phân tích (H. N. H. tô đậm)”, ” lư chứng, luận bàn” (xem tr. 3), đương nhiên là không xây dựng hệ thống.
Tư duy triết lư phương Tây thiên về kiểu “tư duy triết học” mà những đặc điểm chính được Kim Định xác định như sau:
— “không lấy con người mà lấy thiên nhiên sự vật làm trung tâm suy tư, ……. con người chỉ được bàn đến một cách phụ thuộc, hay đúng hơn bằng những phạm trù của sự vật”. (xem tr. 4)
— “Triết Tây hầu hết là duy niệm, nghĩa là chỉ dùng có ư niệm suông, ngoài mọi t́nh cảm, ngoại lư (irrationnel) và tiềm thức. Những khoản này mới được chú ư đến từ ít chục năm sau đây (H. N. H. tô đậm)” (xem tr. 22)
— “ phương pháp: theo lối khoa học phê phán và phân tách, cố t́m ra những ư niệm độc đáo và tích luỹ sự kiện để kết thành những hệ thống mạch lạc chặt chẽ…”
— “mục tiêu lấy tri thức làm cùng đích. ”
— trong khi minh triết “được giấu vào trong cử chỉ, thể hiện vào đời sống và trong cả sự im lặng…” th́ những hệ thống triết học “kiểu nhà trường” được quăng ra, nằm “ch́nh ́nh bên cạnh đời sống. ”
Vài thế kỷ gần đây do sự tiếp xúc Đông — Tây ngày càng mở rộng và có chiều sâu, sự tương tác giữa triết học phương Tây và minh triết phương Đông ngày càng có hệ quả rơ rệt.
Một mặt, “triết học Tây phương hiện phát động một phong trào di cư vĩ đại: di cư từ những nền móng cũ đến định cư trên những nguyên lư mới” (t́m thấy ở minh triết Đông):
“nguyên lư biến dịch thay vào ư niệm bản thể im ĺm”
“nguyên lư cơ thể[4] thay vào ư niệm cơ khí…”
“Bớt chú trọng… thiên nhiên để nhấn mạnh đến thân phận con người. ”
Ngoài khái niệm duy lư, có chú ư đến “t́nh cảm, ngoại lư (irrationel), tiềm thức” (xem tr. 7)
Mặt khác, “Đông phương chịu ảnh hưởng rất nhiều từ Tây phương : 1) về phương diện lư luận tŕnh bày và chú ư đến phần lịch sử hơn, 2) đưa vào một óc phê phán được thức tỉnh và không chấp thuận dễ dàng mọi huấn điều tiền nhân, 3) dùng sự mổ xẻ phân tích dưới nhiều khía cạnh khác nhau để làm sáng tỏ vấn đề” (xem tr. 7) . Ngày nay, muốn bàn về minh triết Đông, không thể không biết triết học Tây, phải nghiên cứu những phạm trù và lịch sử của nó.
Tiẻu luận về “hai nền triết lư Đông – Tây” của Kim Định nêu lên nhiều vấn đề đến nay vẫn có tinh thời sự . Tư trào phục hưng minh Triết mới đột khởi ở phương Tây cách đây mươi năm trong khi Kim Định cách đây nửa thế kỷ (bài tiểu luận được viết trong những năm 1956-1961) đă khẳng định con đường đế vương của minh triết trong lịch sử tư tưởng nhân loại thời quá khứ, hiện tại cũng như trong tương lai. Rất tiếc do phạm vi của chủ đè, trong bài này chúng tôi chỉ có thể nêu lên phần nào c̣n sơ sài vài ba vấn đề.
* * *
Trong lịch sử tư tưởng phương Tây, ngay từ đầu nguồn của triết học, triết lư đă được đặt trong tương quan với minh triết[5]. Minh triết là bất cập với con người, chỉ Thượng đế mới có minh triết (sophia). Triết gia chỉ dám nghĩ đến sự vươn tới minh triết với tư cách là người quí mến minh triêt, cũng có thể đây là một cách bày tỏ thái độ khiêm nhường, khỏi bị nghi oan là báng bổ, dám sánh ngang với Thượng đế. Như vậy ở đầu nguồn của triết học, minh triết (sophia) là trên-triết học (philosophia).
Triết học phương Tây phát triển qua các thời đại. . Đặc biệt đến t. k. XVIII, triết luận trở thành một hoạt động bộ môn quy củ chuyên sâu, đă có thể nói đến sự h́nh thành của giới triết gia chuyên nghiệp. Cuối t. k. XVIII, đầu t. k. XIX, những thành tựu rực rỡ của triết học cổ điển Đức phát huy thanh thế của triết học. Có sự thay đổi trong tương quan giữa minh triết và triết học. Không ít triết gia phương Tây xem minh triết là người bà con nghèo của triết học . Minh triết bị lép vế, không có sức thuyết phục chứng minh của tri thức khoa học, triết học, cũng không cú sự linh diệu thần khải của tín điều tôn giáo. So với tư duy triết học có những bay bổng mê hồn thi những lời bàn của minh triết xem ra tẻ nhạt, ỉu śu, ngán ngẩm, tủn mủn, không có góc cạnh. “Minh triết -Wittgenstein, một triết gia Anh gốc Áo (1889-1951) viết - là cái ǵ đó nguội lạnh và do đo lẩn thẩn… Cũng có thể nói như thế này:minh triết chỉ che đậy cuộc sống, làm cho ta không thấy được nó Minh triết giống như tro xám, nguội lạnh phủ lên than hồng”. Sự phát triển lịch sử làm nổi bật một ưu thế lớn của triết học: triết học có lịch sử, nhiều lịch sử, nhưng chưa bao giờ có lịch sử minh triết (chỉ có lịch sử tư tưởng của một bậc minh triết) Với sự phát triển của triết học phương Tây hiện đại, dưới con mắt của nhiều triết gia phương Tây hiện đại, minh triết trở thành cái ǵ đó dưới-triết học. Theo quan niệm của nhà triết học Pháp Francois Jullien, minh triết không “dưới” (sous-) “triết học”mà là “hạ tầng” (infra-) của triết học”
Từ những năm cuối t. k. XX, ở phương Tây, đặc biệt ở Mỹ, có một trào lưu phục hưng minh triết ngày càng rộng lớn, nhằm trả lại cho minh triết địa vị và vai tṛ xứng đáng của nó trong đời sống tinh thần của nhân loại. Có học giả đánh giá đây là một trào lưu Khai sáng thứ hai. Chỉ cần mở trang Web “Wisdom Page” (Trang Minh triết) là có danh sách hàng trăm tiểu luận và công tŕnh về Minh triết được giới thiệu nghiêm túc, có hệ thống, phân tích cặn kẽ. Đặc biệt từ 2005 đến 2006, trên mạng số bài mục về minh triết tăng 600%, tổng số trang Web có từ wisdom (minh triết) lên đến 17 triệu trang. Tôi đặc biệt chú ư đến mấy sự kiện sau đây:
-- Càng ngày càng có nhiều học giả lên tiếng thay “kinh tế trí thức” bằng “kinh tế minh triết”, thay “giáo dục trí thức” bằng “giáo dục minh triết”… Kinh tế trí thức đơn thuần không có minh triềt cũng như giáo dục trí thức đơn thuần không có minh triết… đang đưa nhân loại đến bờ vực thẳm.
– Để xây dựng xă hội cần có vốn. Những năm 60 thế kỷ trước, vốn trước hết là tiền mặt. Những năm 70, vốn là trí thức. Những năm 80, có xu hướng đề cao vốn xă hội (tức là ư thức gắn bó với xă hội, với tập thể và cộng đồng). Ngày nay, có nhiều học giả đưa ra yêu cầu đặt vốn minh triết lên trên hết.
− Một công tŕnh đồ sộ có nhan đề Wisdom Bible (Kinh thánh Minh triết ) đă được biên soạn, thu thập những viên ngọc “minh triết” của những nền văn minh cổ của nhân loại: Trung Quốc (Đạo đức kinh, Đại học, Trung dung…), Ấn Độ (Kinh Upanishad, Đạo Hin đu, Kinh Phật), Trung Đông (Đạo Do Thái, Đạo Hồi, Kinh Coran), Hy − La (Platon, Epicure, Epictete [chủ nghĩa khắc kỷ], Boece [cổ La Mă]…) Điều đáng chú ư là có những văn bản của những triét gia đích thực cũng được đưa vào bộ Kinh Thánh Minh triết này (có nghĩa là sự phân biệt minh triết và triết học chỉ có tính chất tương đối).
− Đă xuất hiện những trường Đại học Minh Triết (Wisdom University). Riêng bang Cali có vài ba trường như vậy. Tiêu biểu nhất là Đại học Minh Triết có trụ sở ở San Fransisco. Trường này được thành lập năm 1996, chỉ đào tạo trên đại học (Ma. A và Ph, D). Đối tượng đào tạo của Trường là “những người đă có tŕnh độ nghiệp vụ chín chắn muốn đặt ḿnh vào một văn cảnh sống và học tập rộng lớn hơn”. Trường giúp họ “vượt qua những biên giới của hiểu biết và hành vi ước lệ đặng đi vào một cuộc sống chân chính hơn”, “có một ư thức bao trùm hơn về cái khả thể”, phương châm giáo dục của trường là việc trau dồi học vấn ”trong khuôn khổ học vị trên đại học” gắn liền với “đào sâu quá tŕnh trưởng thành của tâm linh và phát triển nhân cách”. Môn học nghiên cứu “trí tuệ bản địa”: (indigenous mind) được đặc biệt coi trọng: con đường cứu nguy cho nhân loại hiện nay là “đem những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại ḥa vào tri thức, minh triết và những lề lối thực hành lành mạnh về sinh thái của những nhân dân bản địa và truyền thống”.
Định nghĩa Minh triết là ǵ là một việc rất khó. Một câu nói hóm của một học giả: “T́m cách định nghĩa minh triết, đó là bằng chứng của sự thiếu minh triết”. Đại học tông hợp Chicago vừa đưa ra Dự án đề tài Định nghĩa Minh triết với kinh phí trợ cấp 2000000$, học giả bất cứ nước nào đều có thể tham gia.
Tôi bằng ḷng với việc đưa ra một số ví dụ.
− Thời bom Mỹ, láng giềng với hộ của tôi, có một cháu bé hơn mười tuổi, học lớp 3, một lần đi sơ tán về, cháu nói với tôi: “Bác ạ, ḿnh cứ nói người nhà quê ra Hà nội th́ đần, cháu thấy người Hà nội về nhà quê cũng đần, hôm đầu, cháu chịu, không biết làm thế nào để rửa chân, măi mấy hôm sau cháu biết cách”. Câu nói của cháu làm tôi sửng sốt… Đây là một nhận xét minh triết. Có những công tŕnh học thuật giầy cộp mà không có nổi một nhận xét độc đáo, sâu sắc như của cậu bé. Thường th́ càng cao tuổi người ta càng hiền minh. Nhưng không nhất thiết vậy. Đối với sự phát huy minh triết, học vấn không phải là thừa. Nhưng chỉ có tŕnh độ tiểu học vẫn có thể có những suy nghĩ hiền minh. Từ ví dụ này có thể thấy một sự khác biệt giữa triết học và minh triết: một học sinh lớp ba một ḍng triết học cũng không hiểu nổi vẫn có thể nói một câu minh triết độc đáo và sâu sắc.
− Tôi có đọc một công tŕnh lư luận tác giả viết những trang rất hay về vấn đề tư hữu. Nhưng vấn đề chỉ sáng bừng lên khi tôi đọc dến câu của Balzac được tác giả, trích dẫn : “Người mà không có ǵ là kẻ không ra ǵ”. Câu của Balzac là minh triết. Mác đă viết những trang cứ liệu uyên bác, lập luận đanh thép để đi đến một kết luận quyết liệt: băi bỏ tư hữu. Giá như Mác có thêm được minh triết của Balzac chắc chắn ông suy nghĩ khác và học thuyết của ông không phải là chủ nghĩa Mác như chúng ta biết.
— Tôi có hỏi Nguyên Ngọc về minh triết các dân tộc Tây nguyên, anh dẫn một câu “xanh rờn” từ một bản trường ca: “Đàn ông là sấm, đàn bà mới là sét”
— Người Mông có câu: “Con ai không biết, vợ ta đẻ ra là con ta”. Câu này làm vỡ tung những ước lệ đao đức và phong tục nhưng xét đến cùng th́ minh triết của nó chứa đựng một tinh thần nhân văn rất cao
– Hôm vừa rồi, đến thăm chùa Quang Ân (Hà Đông cũ) tôi thấy môt bức trướng ghi lai 14 lời khuyên của Phật, do Thương tọa Kim Cương Từ sưu tầm. Câu đầu tiên: “Kẻ thù lớn nhất đời người là chính ḿnh”. Câu cuối cùng: “An ủi lớn nhất đời người là làm bố thí”. 14 câu, câu nào cũng hay. Tôi nghĩ bụng giá như học sinh của chúng ta ngay trên ghế nhà trường đă được học những câu này, những ư nghĩ minh triết giản đơn, không bao giờ cũ .
– “Người là muối của đất. Nhưng nếu như muối mất vị mặn, làm sao nó có thể mặn trở lại. Chẳng c̣n cách nào khác là đem vứt đi, để rồi người ta dẫm đạp lên…” Không thể nào quên được câu nói đặm đà minh triết này của thánh Matthew.
− Troy Dunn có đưa ra một năng lực của minh triết: “năng lực có những lựa chọn đúng và đưa ra những quyết định tối ưu trong khi chưa có thông tin đây đủ”. Nhận xét này giúp chúng ta nhận ra những người minh triết thường gặp trong cuộc sống.
– Trí, nhân, dũng, bộ ba phẩm gíá này hết sức quen thuộc với chúng ta, có thể xem đây là lư tưởng của minh triết. Trong lư tưởng này, trí gắn với nhân là tuyệt đẹp nhưng không có dũng th́ chỉ làm cảnh thôi. Hành động ít nhiều đ̣i hỏi ḷng dũng cảm. Mà không hành động là không có ǵ. Ḷng dũng cảm có khi c̣n quan trọng sự hoàn thiện trí và nhân. Trí gắn với nhân tức là gằn với những giá trị đạo dức, tinh thần. Đây là một đặc tính hết sức quan trọng của minh triết. “Kinh tế trí thức” rất hấp dẫn nhưng nguy hiểm, v́ trí thức và lư thuyết một khi “lộng hành” th́ sẽ gặt phăng các giá trị tinh thần, đạo đức. Do đó mới có sự đề xuất “kinh tế minh triết”. “Giáo dục trí thức” cũng rất hầp dẫn nhưng nguy hiểm. Xu thế càng ngày càng có tính chất áp đảo của giáo dục toàn thế giới là sự truyền đạt tri thức và kỹ năng hầu như trở thành mục tiêu duy nhất của giáo dục, làm lu mờ mục tiêu giáo dục những giá trị chi phối người sinh viên sử dụng những trí thức và kỹ năng đó như thế nào và làm ǵ. Xu thế này cũng là một nguy cơ đáng lo ngại đối với nền giáo dục Việt Nam. Hiện nay hâu như không có triển vọng nào ngăn ngừa xu thế này. Trên thế giới tiêng nói của những học giả đ̣i hỏi cải tạo một cách cơ bản nền giáo dục hiện nay thành nền “giáo dục minh triết” c̣n hết sức yếu ớt. Không mấy ai quan tâm đến nguyên lư giáo dục của Gandhi được đề ra từ đầu thế kỷ trước: “Giáo dục cơ sở phải lấy minh triết và ḷng từ thiện làm nền tảng.”
Những biểu hiển của minh triết có tính chất tổng thể: vừa là chân, là mỹ, là thiện; vừa là tri thức, là kinh nghiệm ; vừa là trí tuệ, là tâm hồn, là ư chí; vừa là vốn sống, lối sống, phương pháp tư duy… Chuẩn bị cho một định nghĩa thấu đáo và đầy đủ hơn về minh triết, tôi thử đưa ra mấy nét đặc biệt của minh triết như là nhận thức và lối sống:
− Minh triết gắn với nghiệm sinh.
− Minh triết quan tâm đến sự cân bằng, hài hoà
− Minh triết thể hiện trong lối sống.
Minh triết gắn với nghiệm sinh (le vécu). Jerry Ortiz y Pino đă nêu đặc điểm này thành một yêu cầu tất yếu: “Minh triết không phải là cái ǵ đó bẩm sinh. Thông minh là bẩm sinh. Linh lợi là bẩm sinh. Năng động cũng vậy. Nhưng minh triết th́ không. Nó chỉ đến từ sự sống, từ sự phạm sai lầm − hoặc giă từ sự nghe những người khác đă phạm sai lầm và học hỏi được ở họ…” Yêu cầu này được tuyệt đối hoá trong một câu kinh Phật nổi tiếng: “ Chớ có tin vào đức tin của những truyền thống, dù cho chúng đă được vinh danh lâu đời nhiều thế hệ và ở nhiều nơi. Chớ có tin vào một điều nào chỉ v́ có nhiều người nói đến nó . Chớ có tin vào đức tin của những bậc hiền minh trong quá khứ. Chớ có tin vào những ǵ mà anh tưởng tượng rằng Thượng đế truyền gợi cho anh. Không tin ǵ hết nếu như chỉ có uy tín của những bậc thầy của anh hoặc của những nhà sư của anh. Sau khi xem xét hăy tin vào những ǵ chính anh đă thể nghiệm hoặc nh́n nhận là hợp lẽ, những ǵ phù hợp với phúc lợi của anh và của những người khác” (Siddârtha, Kâlâma sutta).
Minh triết là “trí tuệ được nhào nặn bởi kinh nghiệm”.
“Những người tốt sở dĩ tốt v́ họ đă đến với minh triết thông qua thất bại”
“Cuộc sống là người khuyên bảo dích thực duy nhất của chúng ta; minh triết chưa được lọc qua kinh nghiệm riêng tư th́ chưa trở thành một phần trong cốt cách đạo đức…”
Nh́n chung minh triết thuận cho sự tích hợp với nghiệm sinh hơn triết học. Chủ nghĩa Freud, chủ nghĩa hiện sinh Pháp do c̣n gắn với nghiệm sinh nên đă có thời trở nên hết sức phổ cập. Nhưng trên đại thể, do cách tiến hành của tư duy triết học thiên về thuần lư nên triết lư dễ tách rời nghiệm sinh. Học giả Alan Nordstrom nói đến t́nh trạng triết học hiện thời không thích hợp với nghiệm sinh nữa, đó là nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng trầm trọng của triết học hiện nay, thậm chí ông c̣n nói đến “sự cáo chung của triết học”! Cũng từ t́nh trạng này ông giải thích xu hướng trở về với Cơ sở của Minh triết. Mong rằng triết học chưa cáo chung và sự phục hưng cua Minh triết tạo ra quan hệ bổ sung giữa minh triết trong bản chát gắn với nghiệm sinh và triết hoc do quán tính tư duy thuần lư dễ xa rời nghiệm sinh.
Nh́n chung, minh triết là một kho báu những kinh nghiệm đối nhân xử thế. “đắc nhân tâm”… Tuy nhiên, nghiên cứu minh triết không thể dừng lại ở sự tổng kiểm kê những kinh nghiệm này. Từ sự phân tích, nghiền ngẫm những kinh nghiêm này, cần đề ra những ư niệm, khái niệm của minh triết. François Jullien đă từng đề nghị xem ư niệm “mặc hóa” (“biến hóa lặng lẽ”, từ của Lăo tử) như một ư niệm đặc thù của minh triết Trung Hoa.
Bàn về cách tư duy của minh triết nhiều học giả nói đến nhu cầu cân bằng. Robert Sternberg nói đến nhu cầu cân bằng giữa những lợi ích trong bản thân một cá nhân, giữa cá nhân này và cá nhân kia, giữa cá nhân và tập thể, cộng đồng; giữa cộng đồng này và cộng đồng kia… “giữa sự thích nghi với môi trường và sự cải tạo môi trường, sự lựa chọn những môi trường mới …” Joseph W. Meeker nói đến nhu cầu đồng bộ: “có ư thức về chỉnh thể nhưng không quên những cái cụ thể, những cái đặc biệt; “bán cầu phải” thống nhất với “bán cầu trái” cũng như tư duy lô-gích thống nhất với tư duy thơ, ư thức về ḿnh không lủng củng với ư thức về những người khác…” Từ nhu cầu cân bằng tự nhiên có nhu cầu hài hoà: cá nhân hài hoà với xă hội, với thế giới… Đương nhiên không thể quên sự hài hoà với bản thân ḿnh mà biểu hiển quan trọng nhất là hài ḥa giữa lư và t́nh, hài hoà giữa trí óc (mind) và tâm hồn (soul), cùng một gốc nhưng là hai phương diện rất khác nhau: ”trí óc thiên về t́m ṭi chân lư, h́nh thức, sự sáng sủa, sự hợp lư, h́nh mẫu, quy luật…C̣n tâm hồn thiên về t́m ṭi cái đẹp, sự cân bằng, niềm vui, hạnh phúc, mê ly, hoà b́nh, sự thương cảm… Trí óc khẳng định chân lư bất chấp nó đẹp hay xấu; tâm hồn cứ thấy xấu là giăy nảy, thiên về cái đẹp hơn chân lư. Trí óc khẳng định và chối bỏ; tâm hồn yêu và ghét…” (Glenn Shipley). Đặc biệt thời gian gần đây, xuất phát từ nhận định hết sức tỉnh táo “có khoảng trống đạo đức” trong đời sống chính trị, những nhà lănh đạo Đảng và Nhà nước Trung quốc nêu cao chữ “ḥa”. Ḥa trước hết là sự ḥa hợp giữa “đức trị” (hoặc “nhân trị”) và pháp trị, sự hài ḥa giữa tính chính đáng đạo đức và thực tiễn chính trị. Nhằm duy tŕ hoặc lập lại cân bằng, hài hoà minh triết không thể không quan tâm đến cái Chỉnh thể, cái mà Lăo tử gọi là Nhất (Một) hoặc Cao Xuân Huy gọi là Toàn (quan điểm chủ toàn). Thề giới hiện đại mải mê với sự phân tích, sự duy lư, sự thực dụng, có cơ mất hút cái toàn. Đồng thời trong mọi lĩnh vực, mọi b́nh diện, cân bằng bị phá vỡ, nghiêm trọng nhất là sự mất cân bằng giữa nhu cầu tiêu dùng của con người tăng lên với một cáp số nhân khủng khiếp và sự bất lực của con người quản lư việc khai thác hành tinh quả đất dang bị tàn phá một cách man rợ và chúng ta đều biết hiểm hoạ: khí hậu quả đất thay dổi. Phải chăng sự thức tỉnh của minh triết với nhu cầu cân bằng, hài hoà có liên quan đến sự mất cân bằng tận thế đương đe doạ sự sống c̣n của chúng ta trên hành tinh này? Mặt khác, sự thức tỉnh của minh triết đ̣i hỏi sự tỉnh táo nh́n thẳng vào những mâu thuẫn của cuộc sống, và nhu cầu cân bằng hài ḥa được đặt ra trong quá tŕnh tích cực giải quyết mâu thuăn. Với cái thói né tránh mâu thuẫn, chữ “ḥa” của phương Đông không khéo trở thành dễ dăi và dớ dẩn, chỉ tạo ra những ảo tưởng về cân bằng, hài ḥa, nhiều khi chữ “ḥa” được đưa ra cốt để che đậy sự lười biếng của tư duy ngại mâu thuẫn, không có tinh thần tích cực giải quyết mâu thuẫn.
Aristote có phân biệt “minh triết lư thuyết” và “minh triết thực tiễn”. Minh triết thực tiễn thể hiện ở chỗ biết “suy tính những ǵ là tốt, là thiết thực… cho ḿnh để có được một cuộc sống tốt, nói chung” (ở đây cần hiểu “cuộc sống tốt” một cách toàn diện: cả về vật chất và tinh thần, không chỉ có tư duy, ứng xử tốt mà ăn, ở, mặc cũng “tốt”, không những tốt trong việc công mà tốt trong cuộc sống riêng, với gia đ́nh bạn bè và… với cả bản thân ḿnh). “Cuộc sống tốt” được hiểu một cách toàn diện như vậy, th́ cái đầu “minh triết” của Aristote quả là vĩ đại! Chỉ có “minh triết lư thuyết” th́ người minh triết dễ biến thành một kẻ hăo huyền, gàn dở, ba hoa, nhảm nhí. Trong tiếng Việt có một từ hết sức đích đáng để diễn đạt ư niệm “cuôc sống tốt” của Aristote, đó là từ “hẳn hoi”. Với từ này chúng ta có thể tóm gọn “minh triết” trong một câu:
“Minh triết là biết làm thế nào sống hẳn hoi”
“Hẳn hoi” không phải là một tiêu chuẩn quá cao: không phải thật giỏi mới hẳn hoi, không phải thật đàng hoàng, thật dũng cảm, thật “đạo cao, đức trọng” mới hẳn hoi… “Hẳn hoi” là một phẩm chất có thể đặt ra trong mọi lĩnh vực, ở mọi b́nh diện: ăn mặc hẳn hoi, nhà cửa hẳn hoi, lời lẽ hẳn hoi, một người thầy hẳn hoi, một người cha hẳn hoi, một người lănh đạo hẳn hoi, học vấn hẳn hoi, làm ăn hẳn hoi… Xă hội nào cũng có kỷ cương và lễ nghi, người hẳn hoi tiếp nhận tinh thần của kỷ cương và lễ nghi với/do ḷng tự trọng chứ không bị lệ thuộc một cách mù quáng vào những quy ước của kỷ cương và lễ nghi. Xă hội nào cũng có tôn ty trật tự, người hẳn hoi không g̣ ḿnh vào trật tự này nhưng rất có ư thức về lẽ phải của thứ bực. Vài mươi năm trước đây với bộ phim nổi tiếng về người Hà nôi Trần Văn Thuỷ đă làm sống lại phẩm chất “tử tế” trong ư thức đạo đức của xă hội. Tuy nhiên, phẩm chất này dường như vẫn chưa được chính thức công nhận, đạo đức và hành vi được kiểm điếm theo nhiều chu ẩn mực trừ chuẩn mực “người tử tế”. Phẩm chất “hẳn hoi” cũng có số phận tương tự. Một hiện tượng quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân loại là những ǵ không được người ta nhớ đến th́ dần dà sẽ biến mất. Xă hội không quan tâm dến “sự tử tế”, “sự hẳn hoi” th́ dần dà những người tử tế, hẳn hoi sẽ biến mất; ngược lại, xă hội c̣n nhớ đến những phẩm hạnh này, th́ những người hẳn hoi, tử tế xuất hiện khắp nơi. Ở xă hội ta, chính họ (những người hẳn hoi, tử tế trong Đảng và ngoài Đảng ) là nền tảng đạo đức của xă hội.
Ởnhững mục trên chúng tôi định nghĩa minh triết bằng cách nêu lên những đặc trưng của minh triết, phân biệt nó với triết lư. Sau đây là một định nghĩa phổ thông về minh triết chúng tôi cố gắng tŕnh bầy thật ngắn gọn.
Theo cách hiểu thông thường nhất minh triét là khôn ngoan, nhưng khôn ngoan chưa phải là minh triết, chẳng hạn khôn ngoan để “ăn người” th́ chưa phải là minh triết. Minh triết là biết sống khôn ngoan và hẳn hoi, nói một cách khác, sự khôn ngoan của minh triêt thường gắn với những giá trị hướng thượng, hướng thiện. Hẳn hoi là một từ rất Việt (chúng tôi chưa t́m được ở những ngôn ngữ khác từ tương ứng). Trong xă hội Việt Nam, ở mọi nơi mọi thời, người hẳn hoi bao giờ cũng được nể trọng. Hẳn hoi có gốc rễ ở những đức tính phổ quát : đó là sự hướng thiện, sự “liêm chính”, nh́n chung sự hẳn hoi của con người không ở ngoài bốn chữ “cần, kiệm, liêm, chính” của cụ Hồ. Sự hẳn hoi có tính phổ quát, tính “liêm chính” ở người hẳn hoi thể hiên ở việc to và việc nhỏ. Bị vu oan là “làm hư hỏng thanh niên”, Socrate bị bức tử. Sắp sửa uống cốc “cần độc” th́ Socrate sực nhớ có mua chịu một con gà và ông nhờ một người bạn trả tiền dùm cho ông, đây là một trong những lời trăn trối cuối cùng của ông: Socrate là người hẳn hoi trong viêc nhỏ. Cũng như trong việc lớn: được tin Socrate bị án bức tử, mấy người bạn của ông lập mưu kế cho ông chạy trốn, nhưng nhà hiền triết đă từ chối, lấy cớ bỏ trốn là chống lại pháp luật mà tín niệm công dân của ông là tôn trọng luật pháp bằng mọi giá, Socrate đă coi trọng tư cách công dân hẳn hoi của ông hơn cả tính mạng của ông. Có một sự việc, nhỏ thôi, nhưng qua đó có thể thấy được sự hẳn hoi của Hồ Chí Minh. Hoạ sĩ Dương Bích Liên được cấp trên điều động đến sống với Hồ chủ tịch một thời gian để vẽ chân dung. Hoạ sĩ vẽ rất nhiều kư hoạ về bác Hồ. Một vị lănh đạo xem những kư hoạ của Dương Bích Liên không hài ḷng và quyết định đưa họa sĩ trở về cơ quan chủ quản. Dương Bích Liên ra đi mà Hồ chủ tịch không hay. Đến lúc biết việc ra đi đột ngột của người hoạ sĩ, Hồ chủ tịch liền cho người đuổi theo và đưa hoạ sĩ trở về. Bác mời Dương Bích Liên dùng cơm thân mật rồi sau đó hai bác cháu mới chia tay (thuật theo lời của Hào Hải, một bạn vong niên gần gũi với Dương Bích Liên). Sự việc sau đây là một sự kiện lớn. Sau Hiệp định Geneve, trong một chuyến Hồ chủ tịch đi thăm Ấn độ, trong một cuộc phỏng vấn, có một phóng viên nước ngoài đặt câu hỏi về Ngô Đ́nh Diệm, Hồ chủ tịch đă trả lời đại ư như sau: Tôi đến đây không phải để nói xấu ông Ngô Đ́nh Diệm, ông là người yêu nước nhưng theo cách của ông ấy… Trong cách trả lời phỏng vấn của Hồ chủ tịch, có sự khôn ngoan, nhưng nổi lên vẫn là sự hẳn hoi của một chính khách lớn.
Ở những phần trên, qua sự đối lập minh triết với triết lư một số đặc điểm của minh triết đă được xác định: không có lịch sử, gắn với nghiệm sinh, quan tâm đến sự cân bằng, hài hoà, thể hiện trong lối sống… C̣n có một cách đối lập khác, đối lập minh triết với tri thức.
T. S. Eliot (1888−1965) có lời than vản:
“…minh triết mất rồi, chỉ c̣n lại tri thức, minh triết ấy đâu rồi; tri thức cũng mất rồi, chỉ c̣n lại thông tin, tri thức ấy đâu rồi…”
T. S. Eliot, giải thưởng Nobel năm 1948, than văn về t́nh trạng suy thoái của tri thức con người trong thế giới hiện đại (t. k. XX): minh triết biến mất, chỉ c̣n lại tri thức, tệ hại hơn nữa, đến tri thức cũng biến mất, chỉ c̣n lại thông tin. Minh triết khác tri thức ở chỗ nào? Minh triết cao hơn tri thức. Tri thức chỉ là tri thức. Minh triết vượt siêu tri thưc, gắn với những giá trị tâm linh và nhân văn bằng cả trí tuệ và tâm hồn. Platon, Epicure, Epictete, Boece… là những triết gia lớn nhưng nhiều trích dăn trong tác phẩm của họ được đưa vào Kinh Thánh Minh triết, v́ những tri thức và tư tưởng của họ thực sự là minh triết, chúng được gắn với những giá trị lớn không chí bằng trí tuệ mà bằng cả tâm hồn.
Minh triết do xu hướng cân bằng, hài hoà gắn với lương tri, gần với sự biết điều. Lương tri giúp những thức giả kịp thời thoát khỏi sự cuốn hút của những mê sảng lư thuyết. Sự biết điều giúp ta biết thế nào là “đủ”, đến đâu th́ “dừng lại”. Do những đặc tính này, minh triết là một vị thuốc tốt ngăn ngừa những sự liều lĩnh và điên rồ[6]. Bản tính của con người là dễ nhầm lẫn và điên rồ. Trong các cuộc cách mạng, bắt đầu từ Cách mạng Pháp 1789, không thiếu ǵ những sai lầm giống như sự điên rồ… Một nguyên nhân của những sự điên rồ là bệnh súng sính lư thuyết và tiép theo là sự riết róng và hăng máu lư thuyết, những “máu” này càng nổi dậy và bốc lên cùng với sự đấu tranh phe phái. Mà như chúng ta biết “lư thuyết nó có thể chịu đựng bất kỳ sự mê sảng nào” (Maiakovxki). Trong hoàn cảnh nước ta nên chú ư đến ư kiến sau đây của Vũ Trọng Phụng: “Thật thế, tôi tin rằng Đại Cồ Việt ta là cái đất cằn cỗi, những lư thuyết và tư tưởng ở đâu đâu, tốt đẹp thế nào mặc ḷng, cũng cứ đến đây là thối nát. Tôi không tin dân An nam ta lại có nổi một điều tin ngưỡng nào, một quan niệm chắc chắn ǵ…”[7]. Ư kiến của Vũ Trọng Phụng là cực đoan, nhưng không phaỉ không có ít nhiều minh triết trong đó. Nói về những nhược điểm của Đảng, Hồ chủ tịch nhấn mạnh: “…một trong những nhược điểm lớn là tŕnh độ lư luận c̣n thấp kém”[8] Như vậy, có một đièu chắc chắn tư duy lư thuyết không phải là chỗ mạnh của chúng ta. Đă thế th́ súng sính, riết róng, hăng máu lư thuyết vừa thôi, phải quan tâm đén minh triét nhiều hơn nữa. Càng nhiều minh triết th́ càng bớt mê sảng lư thuyết. Không cần nh́n đâu xa, trong các cơ quan của chúng ta, những thủ trưởng thông minh, tài ba, tŕnh độ học vấn, lư thuyết xuất sắc vẫn có thể thất bại: họ có tất cả, chỉ thiếu minh triết, c̣n nơi nào những quyết định của thủ trưởng được hướng dẫn bởi minh triết, bởi lương tri và sự biết điều th́ nơi ấy có sự ăn nên làm ra.
Tuy nhiên, cũng không nên tuyệt đối hoá vai tṛ của lương tri và sự biết điểu. Minh triết cũng không hẳn là hoàn toàn đối lập với sự “điên rồ”.
“Vẫn có một góc điên rồ trong đầu óc của người minh triết nhất” (Aristote). Bậc hiền dẫu sao cũng là một con người, mà người nào chả có một góc điên rồ trong đầu.
“Kẻ sống không điên rồ đâu có minh triết như y tưởng” Francois De La Rochefoucauld
“Minh triết là điên tiết khi gặp hoàn cảnh đáng điên tiết” Jean Cocteau.
“Hăy trộn một chút điên rồ vào minh triết, quên minh triết đi đôi khi lại là hay” Horace.
Tôi lấy câu trích dẫn sau cùng để kết luận mục này có bổ sung đôi chút: …quên minh triết đi, quên triết lư đi đôi khi lại là hay.
Phẩm giá minh triết ngày càng được những nhà cầm quyền và chính trị gia quan tâm. Thomas Jefferson (1743-1826), người khởi thảo bản Tuyên ngôn độc lập Hoa kỳ, một trong những người có công đầu khai quốc Hợp chủng quốc Mỹ đă trực tiếp đặt ra vấn đề quan hệ giữa minh triết và quyền lực: “Tôi hy vọng rằng minh triết của chúng ta sẽ lớn lên cùng với quyền lực của chúng ta và dạy cho chúng ta rằng chúng ta càng ít sử dụng quyền lực th́ quyền lực của chúng ta càng lớn” (thư viết ngày 12/6/1815).
Trong hơn bốn chục năm cầm quyền và hoạt đông chính trị, Jefferson luôn đảm nhiệm những chức vụ quan trọng: đại biểu quốc hội, thống đốc tiểu bang, đại sứ ở Pháp, quốc vụ khanh, phó tổng thống, 2 nhiệm kỳ tổng thống Hoa Kỳ… Và điều thứ nhất, điều duy nhất mà Jefferson đ̣i hỏi ở nhà cầm quyền, ở chính trị gia, đó là minh triết, ở họ minh triết phải tương xứng với quyền lực: “Tôi hy vọng rằng minh triết của chúng ta sẽ lớn lên cùng với quyền lực của chúng ta”… Nhà chính trị lỗi lạc Jefferson đồng thời cũng là một nhà văn hóa xuất sắc: ông là nhà triết học, nhà giáo dục, nhà khoa học, là kiến trúc sư, là nhạc sĩ, văn sĩ… Jefferson tự xem ḿnh là một nhà văn hóa, ông mong muốn hậu thế nhớ đến ông như là tác giả bảnTuyên ngôn độc lập Mỹ, tác giả pho tượng Tự do tôn giáo ở Virginia, Người cha của Đại học tổng hợp Virginia. Và cuối cùng th́ nhà văn hóa Jefferson đặt minh triết lên trên hết, trên cả triết học, khoa học, tôn giáo và những hệ tư tưởng khác…
Suy nghĩ về điều mà minh triết dạy cho Jefferson: “càng ít sử dụng quyền lực th́ quyền lực …càng lớn” không thể không liên tưởng đến minh triết Vô vi vủa Lăo tử. Trong Đạo đức kinh vô vi đối lập với hữu vi dễ bị hiểu lầm như là sự đối lập giữa không (làm) và có (làm), thực ra đây là sự đối lập giữa hai cách làm. Hữu vi là làm theo cách can thiệp chủ quan (cậy quyền lực một cách vũ đóan, thô bạo), không coi trọng sự phát triển tự thân, tự nội lực của bản thân sự vật, và vô vi là làm theo cách không can thiệp chủ quan, trước sau tôn trọng và nương vào sự tự phát triển của nội giới, nội lực của sự vật. Hiểu như vậy th́ “vi vô vi” (th. 63) là làm mà không can thiệp chủ quan, “sự vô sự” (th. 63) là làm mà “không đa sự (phiền hà)”, ”không sinh sự”… và câu danh ngôn “vô vi nhi vô bất vi” có thể hiểu là : không làm (theo cách chủ quan, cậy quyền vũ đoán…) th́ chẳng có việc ǵ là không làm”. Trong minh triết Đông Á, cách làm “vô vi” quán xuyến từ việc giáo dục đạo đức đến việc trị dân. Trong quan niệm của Mạnh tử (xem Mạnh tử, II, A, 2) muốn bồi dưỡng khí hạo nhiên và đạo đức cho ai đó th́ “đừng có háp tấp, cầu cho mau xong… mà nong sức trưởng thành…”[H. N. H. tô đậm], đừng có làm như người nước Tống kia “lo lắng đám mạ của ḿnh chẳng lớn bèn lấy tay mà nhổm lên từng cọng”. “Không hấp tấp nong sức trưởng thành…” cũng như “nhổ cỏ mọc xen đám mạ” để mạ tự mọc lên, đó chính là vô vi. Trong việc trị dân cũng vậy, Lăo tử đặc biệt quan tâm đến nội giới, nội lực ở bản thân người dân. Lời của thánh nhân (minh triết) [xem th. 57]: “ngă vô vi nhi dân tự hóa… ngă vô sự nhi dân tự phú…” (…ta không làm [theo cách can thiệp chủ quan, cậy quyền vũ đoán], vậy thế mà dân tự cải hóa…, ta không làm [theo cách đa sự, sinh sự] vậy thế mà dân tự phú túc…). Như vậy “vô vi” không có nghĩa là “không làm”. “Nếu vô vi là không làm ǵ cả th́ Lăo tử đă không viết Đạo đức kinh ra làm ǵ!” (Nguyễn Duy Cần)[9] Vô vi là một cách làm biết nương theo cái “tự nhiên” của sự vật, tức là sự phát triển của nội lực sự vật, không nôn nóng cậy quyền lực, để can thiệp một cách chủ quan, vũ đoán. Hiểu như vậy th́ minh triết vô vi của Lăo tử gần với minh triết của Jefferson nghiệm ra rằng “chúng ta càng ít sử dụng quyền lực th́ quyền lực của chúng ta càng lớn”.
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của chúng ta minh triết “vô vi” sớm được nêu lên. Vua Lê Đại Hành (941-1005) thường mời Thiền sư Pháp Thuận (916-991) vào triều bàn việc chánh trị và ngoại giao và xem sư như là Quốc Sư. Một lần vua Đại Hành hỏi về vận nước, sư Pháp Thuận bèn dâng một bài kệ :
Quốc tộ như đằng lạc,
Nam thiên lư thái b́nh.
Vô vi, cư điện các,
Xứ xứ tức đao binh.
Dịch thơ
Vận nước như mây quấn
Trời Nam mở thái b́nh
Vô vi trên điện các
Xứ xứ hết đao binh
(bản dịch thơ trích dẫn từ Wiki Phậtgiáo)
Đại ư 2 câu cuối của bài kệ được giảng là: “Nhà Vua ung dung vô vi ngự nơi đền các, mọi chốn đều tắt binh đao”. Có thể triển khai ư 2 câu này như sau: “mọi chốn đều tắt binh đao” có nghĩa là mọi chốn trời Nam đều “mở thái b́nh”, “thái b́nh” có nghĩa là không có đấu đá, xâu xé, đâm chém lẫn nhau, v́ “dân tự hóa” (bớt tham. sân, si), v́ “dân tự phú” (thoát cảnh nghèo đói) … do đâu mà “mở thái b́nh”? đến đây có thể lấy lại câu của Lăo tử, v́ vua “vô vi mà dân tự hóa”, v́ vua “vô sự mà dân tự phú”.
Không thể khác được nghiên cứu minh triết ở Việt Nam bắt đầu bằng sự tổng kiểm kê và sưu tầm bổ sung những viên ngọc quư của Minh triết hiện đương rải rác khắp nơi. Chỉ có những viên ngọc quư trong ca dao tục ngữ là được sưu tầm tương đối đầy đủ, tuy vậy chưa được nghiên cứu sâu sắc ở “mặt cắt” minh triết, vả chăng vẫn c̣n sót ca dao tục ngữ của những dân tộc anh em. C̣n minh triết của Đạo Phật (trong tâm tưởng những tín hữu phật giáo xưa và nay)? Minh triết của Thiên chúa giáo (trong tâm tưởng những tín hữu công giáo và đạo Tin lành Việt Nam)? Minh triết của đạo Hồi (trong văn hoá và lối sống của người Chăm)? Minh triết của đạo thờ cúng tổ tiên? … Nho giáo đă được nghiên cứu khá sâu nhưng chưa được chắt lọc ở b́nh diện minh triết. Câu nói hiền minh của nho gia Ngô Thời Sĩ được dẫn ở phần trên rất tiếc là không mấy người Việt biết đến, những người hiên nay đương làm công tác tư tưởng, công tác tuyên giáo không biết đến nó lại càng đáng tiếc! Minh triết của Đạo giáo đă được những học giả nghiên cứu khá sâu nhưng chưa được phổ cập. Một vấn đề nữa rất đáng được quan tâm là: những viên ngọc quư trong văn hoá và lối sống các dân tộc anh em hầu như chưa được khai thác và quảng bá. Cuối cùng có một vốn minh triết nữa rất quan trọng : đó là những suy nghĩ, những bài học minh triết được rút ra từ hoạt động của những người hoạt đông chính trị và xă hội, những người làm công tác lănh đạo, quản lư, những doanh nhân, những người hoạt dộng tôn giáo – họ là những người trực tiếp và thường xuyên vật lộn với thực tiễn Việt Nam. Nói đến minh triết của những người làm lănh đao quản lư, không thể quên được minh triết của những người vẫn dược gọi là “quần chúng”. Họ là những người b́nh thường trong sĩ, nông, công, thương và từ những suy ngẫm và kinh nghiệm làm ăn, nghề nghiệp và kinh doanh của họ có thể rút ra những viên ngọc minh triết quư.
Tóm lại, minh triết văn hóa Việt có nhiều nguồn. Trước hết là 3 nguồn Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo trong “tam giáo đồng nguyên” thời cổ. Có lần tôi hỏi bác sĩ Nguyễn Khắc Viện : “…thời cổ ta có tam giáo, ngày nay ta có mấy ‘giáo’ ?” Ông trả lời: “… ‘lục giáo’, kể từ khi tiếp xúc với phương Tây, ta có thêm 3 ‘giáo’ nữa: Thiên chúa giáo, ‘khoa học và dân chủ’ phương Tây, chủ nghĩa Mác. ” Khỏi phải nói đến minh triết sáng ngời của t́nh thương bao la, thánh thiện Thiên chúa giáo. Để đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa, nền khoa học c̣n non trẻ ở nước ta đ̣i hỏi những “tín đồ” sẵn sàng xả thân và hết ḷng trong sự nghiệp t́m ṭi, khám phá, sáng chế… Do những tàn tích nặng nề mà những thể chế quan liêu, cậy quyền để lại, nền dân chủ ở nước ta không thể thiếu được những nhà chiến lược giỏi tổ chưc xă hội dân chủ và những chiến sĩ kiên cường và bền bỉ đấu tranh chống lại bất công và bất b́nh đẳng. Ngày nay có những quan điểm kinh tế, chính trị của chủ nghĩa Mác đă trở nên lỗi thời, nhưng trong nguồn minh triết của thuyết này có những viên ngọc quư càng ngày càng sáng giá. Tư tưởng quan trong nhất của minh triết chủ nghĩa Mác được tŕnh bày minh xác trong câu văn nổi tiếng : “…sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của mọi người” (câu kết thúc chương 2 bản “Tuyên ngôn cộng sản”). Gặp họa sĩ Lê Bá Đảng tôi hỏi ông trong “lục giáo” của Nguyễn Khắc Viện “giáo” nào là quan trọng hơn cả ? Ông cười và trả lời : “Việt giáo là quan trọng hơn cả”.
Trong thời đại Hồ Chí Minh, minh triết Hồ chí Minh với sức thấm sâu, lan tỏa rộng trong ḷng dân là một nguồn trung tâm trong đa nguồn minh triết Việt.
Làm tốt công việc sưu tầm và tổng kiểm kê, lần đầu tiên chúng ta có thể h́nh dung được đầy đặn vốn minh triết phong phú và đa dạng tàng trữ trong trí tuệ và tâm đức Việt Nam. Lịch sử tư tưởng Việt Nam, lịch sử văn hoá Việt Nam có thêm một căn cứ tham chiếu. Đây là đóng góp về mặt học thuật.
Công việc sưu tầm và tổng kiểm kê c̣n có tác dụng về mặt thực tiễn. Dứng trước cái vốn tinh thần to lớn này, như soi vào một tấm gương lớn và sáng, người theo đạo Phật cũng như người đạo Thiên chúa, người Ê đê Tây nguyên cũng như người Tày Đông Bắc, người Chăm cũng như người Thái… họ đều thấy minh triết của ḿnh trong đó, sự góp phần của họ vào cái vốn trí tuệ và đạo đức chung của toàn dân tộc. Vốn này là một cơ sở tinh thần quan trọng để thực hiện sự đoàn kết tôn giáo, sự đoàn kết các dân tộc anh em, sự đoàn kết toàn dân sĩ, nông, công, thương trong và ngoài nước. Ngoài ra, vốn minh triết to lớn này mới có đủ sức mạnh để gây ở chúng ta ư thức về minh triết. Ư thức này khiến chúng ta nhậy cảm hơn với minh triết ở cuộc sống xung quanh ta v à bản thân ta. Một tác động quan trọng nâng cao sự t ự giác trong đời sống tinh thần.
Minh triết trong vốn trí tuệ và tâm linh của chúng ta không tách rời minh triết nhân loại bao gồm minh triết của nhiều nền văn minh, nhiều khu vực văn hóa, tôn giáo…. Ngay trong bản thân minh triết lưu hành ở Việt Nam có thể t́m thấy nhiều vết tích vang vọng của minh triết những nền ván hoá, văn minh khác. Người Việt không thể không t́m hiểu minh triết của những nền văn hoá khác. Công việc này giúp chúng ta thấy được rơ hơn, tinh tế hơn bản sắc riêng của ḿnh. Đồng thời thấy được tính phổ quát của minh triết, thấy dược cái chung giữa ta và người. Cũng có thể xem đây là một sự chuẩn bị tinh thần đi vào con đường hội nhập.
Minh triết bao giờ cũng gắn với những giá trị. Chúng tôi dành phần kết luận của bài này để nhấn mạnh một giá trị căn cốt của minh triết mọi nơi và mọi thời: “nói đi đôi với làm”. Đây là giá trị của những giá trị: không có nó, tất cả những giá trị khác khó mà bền vững và dù cao siêu, tốt đẹp đến đâu, dễ trở thành “nói suông”, tức là số không. “Nói đi đôi với làm” là một giá trị hằng hữu của minh triết Hồ Chí Minh.
Từ năm 1927, trong cuốn Đường cách mệnh của Nguyễn Ái Quốc, trong 23 điều phải có về tư cách của người cách mệnh th́ điều thứ 10 là “Nói th́ phải làm”. Điêu thứ 10 này đă được nhấn mạnh bằng mệnh lệnh thực. Trong cuốn “Sửa đổi lối làm việc” (1947) quan hệ phải có giữa “nói và làm” được khẳng định thông qua quan hệ phải có giữa “ lư luận và thực hành” :
“Lư luận phài đem ra thực hành…”
“Lư luận cũng như cái tên (hoặc viên đạn). Thực hành cũng như cái đích để bắn. Có tên mà không bắn, hoặc bắn lung tung th́ cũng như không có tên”.
“Lư luận cốt áp dụng vào thực tế. Chỉ học thuộc ḷng, để đem ḷe thiên hạ th́ lư luận ấy cũng vô ích. ”
Giữa nói và làm Hồ Chí Minh nhấn mạnh vào “làm”:
…”miệng nói, tay làm”… “Phải thật thà nhúng tay vào việc”.
“Nói ít, làm nhiều”.
“Các việc đáng làm, th́ có khó mấy cũng cố chịu quyết làm cho kỳ được. ”
“Nói miệng, ai cũng làm được. Ta cần phải thực hành…”
“Trong Đảng ta, có một số người… chỉ biết nói là nói, nói giờ này qua giờ khác, ngày này qua ngày khác. Nhưng một việc ǵ thiết thực không làm được. Những người như thế cũng không thể dùng vào công việc thực tế…”
Bác đă nói th́ làm. Và làm thực sự.
Ngay sau Cách mạng, nạn đói vẫn đe dọa. “ Với cương vị Chủ tịch nước, Bác kêu gọi: “…Toi xin đề nghị với đồng bào cả nước, và tôi xin thực hành trước: cứ mười ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn ăn 3 bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo…” Chuyện kể rằng có một lần Tiêu Văn – trung tướng trong quân đội Tưởng Giới Thạch – mời chiêu đăi Bác đúng vào bữa cơ quan nhịn ăn để cứu đói. Khi Bác dự tiệc về, anh em báo cáo với Bác rằng phần gạo của Bác đă cho vào hũ gạo cứu đói rồi. Vậy mà Bác vẫn quyết định “nhịn bù” một bữa vào ngày hôm sau”[10]
Hồ Chí Minh đăt cao yêu cầu làm gương mẫu cho mọi người noi theo: “một tấm gương sống c̣n có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” (Hồ Chí Minh Toàn tâp, tập 1, tr. 253). Chúng ta đều biết chỉ qua hành động, qua “nhúng tay vào việc”, qua lăn lưng ra làm mới trở thành gương mẫu. Xưa nay chưa có ai chỉ bằng “lời nói” mà trở thành gương mẫu. Có một mối liên hệ sâu sắc giữa tư tưởng phát huy sức cảm hóa của những “tấm gương sống” và tư tưởng biểu dương “người tốt, việc tốt” của Hồ Chí Minh. Những “tấm gương sống”, những “người tốt” có sức thuyết phục hồn nhiên và sâu sắc v́ họ là hiện thân của công việc, của lao động, của thực hành, của “miệng nói tay làm”, của “nói ít làm nhiều”, họ là sự hiện thân của minh triết Hồ Chí Minh. Mục “Chân dung Người đương thời” trên VTV1 có sức hấp dẫn mạnh mẽ v́ qua đây, khán giả tiếp xúc với những con người sống động, mỗi người một vẻ, một cảnh ngộ nhưng tất cả đều bị cuốn hút bởi công việc ḿnh làm, đều mải mê tim ṭi, sáng tạo, đều kiên tŕ chí hướng, “có khó mấy cũng cố chịu quyết làm cho kỳ được”. Minh triết Hồ Chí Minh được sáng tỏ trong mục Truyền h́nh này hơn đâu hết : “một tấm gương sống c̣n có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Để học tập tư tưởng, đạo đức của Bác trước hết cần t́m hiểu con người, cuộc đời và những câu nói của Bác. Nhưng không thể quên minh triết Hồ Chí Minh đương biểu hiện ngời sáng ở ngàn vạn “tấm gương sống” và “người tốt, việc tốt” đương xuất hiện khắp nơi trên đất nước, không kể trước đây họ từng ở phía nào của chiến tuyến. Số đông trưởng thành và được tôi luyện trong thực tiễn của cuộc Cách mạng mà Hồ Chí Minh là người thiết kế và người đôn đốc gây dựng, họ phải giải quưết những nhiệm vụ mà lịch sử Việt Nam bốn ngàn năm chưa từng đặt ra, những hậu quả của những tai họa mà Lịch sử (hay là Số phận?) giáng xuống đầu họ, những nhiệm vụ mà họ phải chèo chống giữa phong ba băo táp của lịch sử trong khi Người thuyền trưởng lăo luyện không c̣n nữa… Họ giống như những Sisyphus phải vần lên đỉnh núi những tảng đá nặng gấp ngàn lần sức lực của họ. Ḥn đá to. Ḥn đá nặng. Một người không vần nổi th́ 3 người…, 3 trăm người…, 3 vạn người…, 3 triệu người… Cuối cùng, khác với nhân vật huyền thoại, họ đă hoàn thành nhiệm vụ. Có khi chính họ là Hồ Chí Minh mà không tự biết.
[1] Kim Đinh, giáo sư, triết gia, linh mục Thiên chúa giáo
[2] “Yêu tính sáng yêu hơn châu báu” (Hội thứ nhất, Cư trần lạc đạo phú)
“Ǵn tính sáng tính mới hầu an” (Hội thứ hai)
“Di Đà là tính sáng soi” (Hội thứ hai)
“ Ǵn tính sáng, chớ lạc tà đạo” (Hội thứ ba)
[3] Số trang của bài “Những dị biệt giữa hai nền triết lư Đông Tây” PDF trên mạng
[4] Tức là “nguyên lư hữu cơ”
[5] Khoảng hai chục năm nay, trên sách báo nước ta, từ “ minh triết” được dùng để dịch từ tiếng Pháp “sagesse”, từ tiếng Anh “wisdom” và từ tiếng Nga “mudrost”, từ này đă được dùng sớm hơn rất nhiều ở miền Nam trước đây (khoảng cuối những năm 50 thế kỷ trước)
[6] Ư này được rút ra từ hai danh ngôn:
- “Quà tặng minh triết được ban như là một vị thuốc trị sự diên rồ” St. Gregory I
-“ Đặc tính của minh triét là không làm những việc liều lĩnh” David Thoreau
[7] Vũ Trong Phụng. Truyện ngắn. N.x.b. Hội nhà văn. 1996.tr. 237-238
[8] Xem Hồ Chí Mịnh. Toàn tập. ST, 1987, tập7.tr.782
[9] Xem Lăo tử. Đạo đức kinh. Nguyễn Duy Cần dịch và b́nh chú. N.x.b. Văn học.1992, tr.21
[10] Dẫn từ bài của Phạm Minh Khải, Hậu Giang On Line, số ra ngày 17/03/08