Hoàng Ngọc Hiến
Hai điểm “nhấn” trong tập thơ Đa thức của HàLinh[1]
(Đọc tại Khoa Sáng tác và Lư luận phê b́nh văn học, 26/6/2009)
Tôi chọn bài Đa thức và bài Nén nhang, cả hai bài đều hay, bài thứ nhất cực kỳ khó hiểu, bài thứ hai lời thơ trong sáng, vô cùng giản dị.
Bài “Nén nhang” là lời một người vợ liệt sĩ giăi bày… với người chồng quá cố . Bài thơ kết thúc:
Xin chia anh niềm vui và nỗi đau như xé
Nén nhang này em vẫn đợi anh về.
Bài thơ nổi tiếng của Ximônốp là Đợi anh về thời chiến. Bài thơ của Hà Linh là Đợi anh về thời hậu chiến, Hà Linh đă phát hiện ra đề tài này ..Chúng ta chỉ được đọc bản dịch bài thơ của Ximônôp. Bài Nén nhang của Hà Linh là một bài thơ Việt, hoàn toàn tương xứng với bài Đợi anh về của Ximônôv..
Nội dung bài thơ của Hà Linh trăm phần trăm truyền thống. Người vơ liệt sĩ là một phu nữ truyền thống, những cách ứng xử trên đường đời hoàn toàn theo truyền thống:chồng đi bộ đội, mười năm bặt tin vẫn chờ chồng, được tin “xót thương” th́ đi t́m mộ chồng, vẫn ở vậy nuôi bố mẹ chồng, đến lúc “tiễn … đi” “mơi sang đ̣”…Trong hiện tại, người vợ liệt sĩ sống trong “hạnh phúc viên măn”. Người phụ nữ này nói về “hạnh phúc viên măn” của ḿnh không hề có sự “tự măn” (không thể không liên tưởng đến một suy nghĩ của André Gide: “ có thể chịu đựng được tất cả trừ hạnh phúc viên măn”). Đến câu thơ đoạn kết: “xin chia anh niềm vui và nỗi đau như xé”, chúng ta mới hiểu v́ sao và hiểu ra tất cả. Đến đây mới thấy một phẩm giá của tác giả Hà Linh: anh có đủ sự tinh tế để viết về người phụ nữ truyền thống.
Bài “Đợi anh về” của Hà Linh c̣n “truyền thống” ở chỗ lời thơ trong sáng, dễ hiểu, có thể nói là hoàn toàn dễ hiểu. Đọc xong bài thơ này có thể rút ra một kết luận chắc là bất ngờ với những tác giả và độc giả “hiện đại”: thơ hay không nhất thiết phải là thơ “cầu kỳ”, “khó hiểu”.
Tuy nhiên làm bài thơ “truyền thống” này không dễ chút nào. Tác giả đă chọn “thể thơ tự do”, rất tự do, không “niêm” không “luật” trong việc bắt vần, trong số câu khổ thơ cũng như trong số chữ câu thơ. Phải chăng nội dung càng “truyền thống”, th́ h́nh thức càng phải “hiện đại” ?
Ngược lại với Nén nhang, Đa thức là một bài thơ khó, rất khó giải nghĩa. Điểm xuất phát của bài thơ có thể là một cảnh ngộ đời tư: câu hỏi “có thể buộc vào nhau hai nửa anh – em?” khiến ta nghĩ đến một cơ duyên hết sức thường tính mà tác giả ngại ngùng nói ra và chúng ta cũng không nên t́m hiểu quá sâu… Tuy nhiên bài thơ có những mô típ, những tứ có liên quan đến mọi người, ai cũng có thể cảm nhận được: đó là những mất mát thường gặp trong đời người: mất mát “một thơ ngây”, “một vô tư”, “một đường cong”, “một b́nh minh”… Nhức nhối trước những mát mát, tác giả có những suy nghĩ ráo riết: mất mát một ngây thơ, vậy th́ do đâu, tự đâu, cái ǵ đă “giết chết một ngây thơ“, “một vô tư”, “một đường cong”… Sự cảm nhận những mất mát, việc đặt ra những câu hỏi là cơ sở nhân văn của đời người. Những suy tư của tác giả vượt ra khỏi t́nh huống đời tư và có chiều sâu nhân văn.
Có hai khổ trong bài thơ là sự tố cáo những cái không, những cái không vô lư, những cái không tàn bạo: “không ngả rẽ, trắng đen, công vênh”, “không nghiểm riêng, miên trời riêng xa lạ”,”không,không, không…không miền, không xác định”… Tất cả những cái “không” này dẫn đến “đa thức một chiềù – giết chết mọi đam mê” Đến đây từ “đa thức” bí hiểm rơ nghĩa hơn một chút. Đa thức có nhiều ẩn số, và mỗi ẩn số có nhiều “nghiệm” Người quen nh́n đời như là “đơn thức” chỉ biết một ẩn số và không thấy những ẩn số khác, với mỗi ẩn số chỉ thừa nhận một “nghiệm” và gạt phăng đi những “nghiệm” khác, chính đây là nguồn gốc của những mất mát, những bi kịch….
Đây là “nghiệm” của tôi về bài thơ “Đa thức”. Chắc là c̣n có nhiều “nghiệm” khác..
Đa thức
Thời gian nhị phân hai nửa ngày đêm
ta đa thức trộn đen với trắng
mỗi lần đảo chiều giết chết một thơ ngây
Mỗi ngă ba giết chết một vô tư
con đường không tự làm nơi đi, đích đến
những lối ṃn không định sẵn chia ly, ḥ hẹn
Áo khoác lên ta những mảng thiếu thừa
cong với thẳng ghép may thành số phận
mỗi vạt xé rời giết chết một đường cong
Đất thành núi cao để chết một b́nh minh
sông ra biển giết chết mùa mưa ngọt
không thể chọn thước đo thời đă khuất, chọn một người làm vỡ một miền quên
Có thể buộc vào nhau hai nửa anh - em?
không ngả rẽ, trắng đen, cong vênh, không nghiệm ảo
không giao thừa, ngôn từ không cả th́ quá khứ
không bập bênh hai đầu
không nghiệm riêng, miền trời riêng xa lạ
Không lở bồi hai phía ḍng sông
không
không
không …
không miền không xác định
Nhưng chọn đâu thiên đường?
quên đâu hiện thực?
đa thức một chiều - giết chết mọi đam mê
Nén nhang
Anh ạ !
Em bây giờ đă có hai con
Chồng sau cũng là bộ đội
Nhà bốn tầng, Nghi Tàm, ven Hồ Tây, bốn mùa mát rượi
Các cháu có ô tô
Anh ạ !
Hạnh phúc thật đầy
Mẹ già cười móm mém mỗi ngày
Các cháu xinh như sen búp hé
Chồng yêu em như một thời trai trẻ
Hà Nội ḿnh cũng đẹp hơn nhiều
Anh ơi !
Chúng ḿnh cưới nhau mới được nửa năm
Anh lên đường
rồi năm sau anh mất
Chờ mười năm mới nhận tin đau xót
Không t́m thấy mộ anh
Mười lăm năm nuôi bố mẹ thay anh đêm vẫn khóc thầm
Tiễn bố mẹ đi…
Em mới sang đ̣
Tất cả những ǵ em có bây giờ
Cũng là của anh, người lặng lẽ đứng trong khung nhỏ
Xin chia anh niềm vui và nỗi đau như xé
Nén nhang này em vẫn đợi anh về *