TheKy20-HNHien

Lời giới thiệu:

    Từ quan điểm : “Lư luận biến thành văn hoá mới thực sự có ích cho phê b́nh”. Trong luận điểm này, tôi ( Hoàng ngọc Hiến) hiểu văn hoá với nghĩa của từ culture génerale [1] của người Pháp, nó là vốn/tŕnh độ văn hoá ở mỗi người, nó là sự tích hợp mọi lĩnh vực tri thức và các loại tri thức: tri thức lư thuyết và tri thức thực chứng, tri thức lư luận (như lư luận văn học chẳng hạn) và tri thức lịch sử (như lịch sử văn học chẳng hạn), tri thức sách vở và tri thức kinh nghiệm [2] ..., cả những tín niệm, các loại goût, các phép tắc ứng xử đều được tích hợp trong văn hoá.’’ ,  Hoàng ngọc Hiến đưa đến viễn cảnh một chủ nghĩa cổ điển mới theo cách nh́n của Paul Valery, sau những cách tân mang tên hiện đại, hậu hiện đại. Cuối cùng, để kết luận, Hoàng ngọc Hiến mượn lời Simon Leys, một nhà văn và một học giả lớn, phát biểu Những nhà phê b́nh và những nhà nghiên cứu văn học chẳng qua chỉ là những người chỉ chỗ ngồi (usher) trong chốn văn chương. Trong pḥng hoà nhạc, trong rạp hát và rạp ôpêra, những người chỉ chỗ ngồi đưa chúng ta tới đúng ghế ngồi, thế là họ làm trọn vai tṛ của họ, một vai tṛ khiêm nhường nhưng có ích. Bỗng dưng có những người chỉ chỗ cứ nằng nặc muốn leo lên sân khấu hát ḥ và diễn cùng với những nghệ sĩ được chúng ta hoan hô, với những người như vậy chúng ta có bực ḿnh với sự nhố nhăng của họ th́ cũng đúng thôi. Phê b́nh văn học (hoặc lư luận văn học) chỉ có giá trị lâu dài và đáng đựơc tiếp nhận một cách nghiêm túc khi nó được sản sinh bởi những nhà văn sáng tạo văn chương (creative writer) và khi bản thân nó là một tác phẩm nghệ thuật.

    Tôi thiển nghĩ, Hoàng ngọc Hiến không đơn độc, và xin trân trọng giới thiệu bài tiểu luận này với những nhà phê b́nh lư luận tránh không làm xiếc chữ.

Nam Dao

 

 

 

Hoàng Ngọc Hiến

 

Thế kỉ XX: Từ chủ nghĩa hiện đại đến “chủ nghĩa cổ điển mới”

(với một nhập đề bàn về quan hệ: cơ sở lư luận và căn bản văn hoá)

 

(Tham luận gửi Hội nghị về Lí luận và Phê b́nh của Viện Văn Học, Hà Nội, 25.11.2004)

 

Thế kỷ XX, có sự thâm nhập vào lĩnh vực phê b́nh văn học (và nghiên cứu văn học) nhiều quan niệm lư thuyết, nhiều thủ pháp của những bộ môn ngoài văn học (triết học, mỹ học và nhiều ngành khoa học khác: xă hội học của Marx, hiện tượng luận của Husserl, những mô h́nh tâm lư học của S. Freud, C. Jung, cấu trúc luận ngôn ngữ học và nhân học của F. de Saussure, Lévi-Strauss…). Từ đó xuất hiện nhiều điển mẫu (paradigme), mô thức (modèle) về văn học. Trong hoàn cảnh không có một lư thuyết, một điển mẫu có vai tṛ ngự trị, những quan niệm và điển mẫu rất khác nhau mới và cũ, truyền thống và hiện đại tồn tại bên nhau, dĩ nhiên là không êm ấm, người theo quan điểm này thường nguyền rủa những quan điểm khác, gây ấn tượng t́nh trạng hỗn loạn khiến người ta nghĩ đến một cuộc khủng hoảng về lư luận, phương pháp. Tuy vậy trong t́nh trạng hỗn loạn và khủng hoảng như vậy, vẫn xuất hiện những công tŕnh phê b́nh văn học xuất sắc…, điều này thực ra chẳng có ǵ là khó hiểu, những tác giả phê b́nh ưu tú, họ thừa hiểu rằng làm phê b́nh văn học chẳng qua chỉ là “sự thi thố những nhậy cảm, tinh thông riêng, những suy tưởng đạo đức, văn hoá riêng của họ. Đó là sự thi thố những năng lực văn hoá của họ, sự phát huy cái có thể gọi là cái “căn bản văn hoá” riêng của họ. Những người cứ phải bám riết lấy những câu chữ “lư luận” và “phương pháp luận” thường là những người theo đuổi những mục tiêu ngoài văn học (triết học, chính trị, tôn giáo…) hoặc căn bản văn hoá yếu. Dĩ nhiên, ngoài cơ sở lư luận và căn bản văn hoá, năng lực trực giác không thể thiếu được ở nhà phê b́nh. Ở phê b́nh văn học của những nhà thơ Suy đồi (Décadence) (cuối t.k. XIX phương Tây) năng lực này có một sự nhậy cảm và tinh tế phi thường và từ đó nó đặc biệt sáng giá. Thời gian gần đây, phê b́nh của Thuỵ Kha khởi sắc, văn phê b́nh cũng như ứng khẩu b́nh phẩm nghệ thuật của anh lấp lánh nhậy cảm và tinh tế Suy đồi.

 

Trước sự thất bại của một số (cũng đông đông đấy) người viết phê b́nh trong việc vận dụng các thứ lư luận vào phê b́nh văn học (vận dụng sống sượng, máy móc, hời hợt...), cần, rất cần bàn xem: học tập lư luận văn học như thế nào th́ có ích cho phê b́nh văn học? Trả lời câu hỏi này luận điểm chính của tôi là: “Lư luận biến thành văn hoá mới thực sự có ích cho phê b́nh”. Trong luận điểm này, tôi hiểu văn hoá với nghĩa của từ culture génerale [1] của người Pháp, nó là vốn/tŕnh độ văn hoá ở mỗi người, nó là sự tích hợp mọi lĩnh vực tri thức và các loại tri thức: tri thức lư thuyết và tri thức thực chứng, tri thức lư luận (như lư luận văn học chẳng hạn) và tri thức lịch sử (như lịch sử văn học chẳng hạn), tri thức sách vở và tri thức kinh nghiệm [2] ..., cả những tín niệm, các loại goût, các phép tắc ứng xử đều được tích hợp trong văn hoá. Chúng ta đều thấy tác hại của lư luận “chay”, lư luận “sống sượng”, lư luận “ăn sống nuốt tươi”... trong nghiên cứu văn học. Tôi đặt yêu cầu rất cao cho việc học tập lư luận của người nghiên cứu, phê b́nh văn học: lư luận phải biến thành văn hoá, với ư nghĩa là lư luận phải được tiêu hoá, được tích hợp vào “văn hoá”, tức là vào culture générale. Lư luận được tích hợp vào “văn hoá” th́ mới được sự bổ sung sự hỗ trợ của những loại tri thức khác, th́ mới vượt siêu để trở thành một năng lực trí tuệ mới linh hoạt và sáng tạo. Nhà phê b́nh viết phê b́nh bằng toàn bộ tiềm lực culture générale của ḿnh. Ngay trong trường hợp có sự theo đuổi một lư thuyết văn học th́ cảm hứng phê b́nh thực sự vẫn huy động toàn bộ tiềm lực văn hoá của người viết. Đối với nhà lư luận văn học, lư thuyết “chay” có khi cũng cần thiết. Nhưng đối với nhà phê b́nh điều đáng quan tâm ở lư thuyết văn học là tiềm lực phương pháp luận của nó. Và hiệu quả phương pháp luận của lư thuyết văn học phụ thuộc vào chỗ lư thuyết đă được tích hợp như thế nào vào vốn/tŕnh độ văn hoá nào.

 

Khi tôi viết: “Hoài Thanh ‘nhả’ ra những ư kiến riêng...’, tôi muốn tạo một sự liên tưởng tới việc con tằm nhả tơ. Với những người thực sự viết phê b́nh, các lư thuyết và tri thức khác chỉ là lá dâu, và họ ư thức được rằng công chúng chờ đợi họ nhả ra tơ. Trong không ít bài phê b́nh quá ít, c̣n lổn nhổn những cọng và cuống “lư thuyết” chưa tiêu hoá.

 

Trong việc nâng cao tŕnh độ và năng lực giới phê b́nh trẻ vấn đề đáng quan tâm là mối quan hệ giữa “cơ sở lư luận” và “căn bản văn hoá” trong năng lực nghiên cứu, phê b́nh, giữa việc “học tập lư luận văn học” và việc “trau dồi căn bản văn hoá” trong quá tŕnh tự đào tạo của người viết phê b́nh. Về mối quan hệ này tôi dành ưu tiên cho “tŕnh độ văn hoá” và “trau dồi căn bản văn hoá”. Tôi coi trọng căn bản văn hoá hơn cơ sở lư luận v́ mấy lẽ. Sự tiếp thu lư thuyết phụ thuộc vào tŕnh độ văn hoá: học sinh tú tài có thể tiếp thu được lư thuyết văn học của Hippolyte Taine (t.k.19), nhưng phải có tŕnh độ sau đại học th́ mới hiểu được giải kết cấu của Derrida, đặc biệt những thập kỷ cuối của t.k.20 xuất hiện những lư thuyết văn học ngày càng khó. Sự vận dụng lư thuyết văn học vào phê b́nh cũng phụ thuộc vào căn bản văn hoá, học vấn càng vững chắc, sâu rộng, cao th́ sự vận dụng lư thuyết càng linh hoạt, sáng tạo... Lư thuyết (trường phái) thường dẫn đến sự cực đoan. Nhưng nếu như người đam mê lư thuyết (trường phái) có tŕnh độ và căn bản văn hoá vững vàng th́ ở anh ta ngay sự cực đoan cũng có gu” (goût), và trong học thuật, nghệ thuật cực đoan có “gu” có thể chấp nhận được. Và, như đă nói ở trên, lư luận phải được tích hợp vào văn hoá th́ mới vượt siêu thành phương pháp sáng tạo. Ngoài ra, do chương tŕnh phổ thông cũng như chương tŕnh đại học học tập trong những hoàn cảnh không b́nh thường, trong căn bản văn hoá của không ít những người tốt nghiệp đại học có những sự “hụt hẫng kiến văn” và đôi khi những lỗ hổng nghiêm trọng.

*

Ở ta, những năm gần đây, có nhiều công tŕnh nghiên cứu về chủ nghĩa hậu hiện đại. Thực ra để hiểu lư luận văn học, lư thuyết văn hoá phương Tây thế kỷ XX cần bắt đầu bằng việc nghiên cứu chủ nghĩa hiện đại, một trào lưu văn hóa, nghệ thuật rộng lớn coi như xuất hiện từ cuối thế kỷ XIX, phát triển ào ạt, mạnh mẽ trong vài ba thập kỷ đầu thế kỷ XX, đến những năm 30 th́ bắt đầu suy kiệt. Tiếng vậy, từ đó đến nay, trong suốt thế kỷ XX, phương Tây vẫn tiêu dùng vốn trí tuệ của chủ nghĩa hiện đại. Trào lưu này bao gồm nhiều khuynh hướng và trường phái văn học nghệ thuật lớn: Tượng trưng, Ấn tượng, Suy đồi…, Lập thể, Vị lai, Kiến tạo (constructivisme)…, Biểu hiện, Đađa, Siêu thực… Đánh giá như thế nào đây những thành tựu cách tân những trường phái lừng lẫy nói trên của chủ nghĩa hiện đại? Trước tiên chúng tôi căn cứ vào một ư kiến của nhà thơ Pháp Paul Valéry (1871-1945): “…tất cả những sự cách tân này cần thiết cho sau đó một chủ nghĩa cổ điển mới có thể xuất hiện…[3] Valéry là một thi tài lớn được h́nh thành từ nhóm thơ của nhà thơ tượng trưng Mallarmé (đồng thời cũng là một trí tuệ lớn của nước Pháp, ông đă từng giảng bài ở Collège de France), ông là chủ soái của trường phái “thơ trí tuệ”, chủ trương cụ thể hoá những tư tưởng trừu tượng bằng h́nh ảnh và tiết tấu tinh tế. Ông không từ bỏ những cách tân của chủ nghĩa hiện đại, ông thấy chúng là “cần thiết”, tuy nhiên, ông tỏ ra dè dặt về tiền đồ của chủ nghĩa hiện đại, hướng về tương lai, ông nh́n thấy (hoặc muốn nh́n thấy) một xu hướng phát triển Nghệ thuật khác, một viễn cảnh hoàn toàn khác mà ông đặt tên là “chủ nghĩa cổ điển mới”. Wallace Stevens (1879-1955), một trong những tác giả hàng đầu của thơ ca Mỹ và thế giới c̣n tỏ ra dè dặt hơn nhiều trong sự đánh giá chủ nghĩa hiện đại: “Chúng ta không nên tiêu phí th́ giờ để làm hiện đại, c̣n bao nhiêu việc quan trọng hơn chúng ta phải làm”. Nhà văn Arhentina J. L. Borges (1899-1986) là một tác giả lỗi lạc của văn học Mỹ la-tinh và văn học thế giới. Thăng trầm của những trào lưu nghệ thuật cách tân giống như thuỷ triều lên xuống, thời trẻ, sống giữa những đợt sóng chủ nghĩa hiện đại, Borges khó mà thoát ra ảnh hưởng của chúng. Văn nghiệp của ông bắt đầu bằng những thể nghiệm táo bạo theo tinh thần Tiền phong của chủ nghĩa biểu hiện. Một điều khá bất ngờ là cuối cùng, Borges đâm ra chán và thất vọng với những mới mẻ về nội dung, những cách tân về nghệ thuật của những nhà thơ, nhà văn ít nhiều có họ hàng với chủ nghĩa hiện đại mà ông đă từng ngưỡng mộ thời trẻ. Ông vốn là một người hâm mộ Baudelaire, người báo trước chủ nghĩa hiện đại trong thơ, tập thơ Ác hoa (Les Fleurs du Mal) ông có thể trích dẫn liên hồi vô tận. Đối với tập Ác hoa, đến lúc ông thoát ra được, giữ được khoảng cách th́ ông thấy tác phẩm này làm ông khó chịu, có cái ǵ đó không ổn về mặt đạo đức, tác giả quá ưu tư đến thân phận cá nhân của ḿnh, quá quan tâm đến những hạnh phúc và bất hạnh riêng của ḿnh. Mà muốn sống thanh thản th́ tốt nhất là phiên phiến, nghĩ ngợi càng ít càng tốt những ǵ xẩy đến với cuộc đời cá nhân ḿnh. Đọc Ác hoa độc giả dễ bắt chước nhân vật trữ t́nh của tập thơ, tự xem ḿnh là một nhân vật thống thiết, phẫn thán (personnage pathétique). Mà “sống trên đời này tốt nhất là đóng vai nhân vật phụ (ư của Pythagore), làm nhân vật thống thiết th́ mệt lắm”. Có thời Borges tưởng rằng Dostoievski là tiểu thuyết gia độc nhất vô song và ông đă đọc đi đọc lại nhiều lầnTội ác và trừng phạt Những người bị quỷ ám, chúng ta đều biết cách tân nổi tiếng của Dostoievski là đưa đa thanh vào tiểu thuyết, một thủ pháp đặc sắc của văn xuôi chủ nghĩa hiện đại. Đọc những tác phẩm của Dostoievski, dần dà ông nhận thấy rất khó phân biệt nhân vật này với nhân vật khác, tất cả đều giống Dostoievski một cách lôm nhôm và các nhân vật dường như thích thú với sự bất hạnh của họ. Thế là ông không đọc Dos nữa và theo lời ông, sức sáng tạo của ông “chẳng v́ sự thiếu vắng này mà giảm sút”. Borges đă từng đánh giá cao những cách tân của Proust, Faulkner trong văn xuôi, phong cách “ḍng ư thức” và những thủ thuật tự sự mới mẻ của họ… Nhưng theo ông, “dần dà th́ những thủ thuật này người ta cũng chán và chúng ta sẽ quay trở về với cách kể truyện thông thường trong Đôn Kihôtê:Trong một ngôi làng bên bờ biển Manche mà tôi không muốn gợi nhớ lại tên ...[4] . Quay trở về cách kể truyện thông thường trong Đôn Kihôtê tức là quay trở về cách tự sự cổ điển, quay trở về chủ nghĩa cổ điển. Kinh nghiệm chủ nghĩa hiện đại của Borges là một bài học lớn về sự tiếp nhận nghệ thuật cách tân: nên có sự thông cảm với sự cuồng nhiệt điên rồ của những “fan” hâm mộ nghệ thuật cách tân, đồng thời cũng phải thấy rằng những thủ pháp nghệ thuật cách tân dầu có độc sáng, tinh khôi đến đâu cũng không xoá bỏ được những thủ pháp nghệ thuật cổ điển.

 

Wallace Stevens ví hành tŕnh của những nghệ sĩ Tiên phong (hoặc Tiền vệ) của chủ nghĩa hiện đại những thập kỷ đầu thế kỷ XX như những cuộc phiêu lưu của những nhà thám hiểm núi lửa, họ đă đến núi lửa, “đă gửi về tấm bưu ảnh cuối cùng” và lúc này không có ước vọng ǵ hơn là trở về nhà. Nhà văn Đức Hermann Hesse sau một thời gian đắm đuối với chủ nghĩa tượng trưng, với phân tâm học, với chủ nghĩa thần bí phương Đông, qua truyện ngụ ngôn Sói thảo nguyên, cũng nói đến t́nh cảm “nhớ nhà”: “Chúng ta c̣n vấp ngă lặn lội qua bao rác rưởi và xảo trá trước khi về đến nhà. Và chúng ta chẳng có ai dẫn đường. Người duy nhất hướng dẫn chúng ta là nỗi nhớ nhà.” [5] Phải chăng “nhà” ở đây là chủ nghĩa cổ điển, “không phải như là một sở hữu chuyên biệt của châu Âu” mà như là một hằng số của văn học, nghệ thuật nhân loại, “một phép lạ đă từng xảy ra nhiều lần khắp thế giới trong những xă hội muôn vẻ”. [6]

 

Cái “chủ nghĩa cổ điển mới” mà Paul Valéry ước vọng như một viễn cảnh cho sự phát triển của nghệ thuật trong tương lai, một viễn cảnh để tích hợp những thủ pháp cách tân sáng giá của chủ nghĩa hiện đại th́ ngày nay đă trở thành một trào lưu văn học nghệ thuật đương phát triển mạnh mẽ ở Mỹ. Trào lưu thực tại này có “những đại diện kiệt xuất của toàn thể phong trào”, “hội tụ những phát triển song song trong kiến trúc, âm nhạc, điêu khắc, thi ca, quy hoạch đô thị…”, nó thâm nhập vào giới hàn lâm, đặc biệt trong những lớp viết văn, nó có những tạp chí, những trạm trên mạng, những quán cà phê cổ điển mới cho toàn cầu, “nơi đó các hoạ sĩ đủ loại có thể t́m ra nhau,… tranh luận, hợp tác, và chuẩn bị triển lăm, hội thảo và tŕnh diễn”,nó có những khách sảnh cho công chúng có thể tới để t́m những ǵ là tinh hoa nhất trong các tác phẩm mới…” Trong khi cảnh tượng nghệ thuật đương đại đầy rẫy những “cái xấu”, cái “hỗn mang về đạo đức”, cái “ngu ngốc trí tuệ tội nghiệp” th́ toàn phong trào chủ nghĩa cổ điển mới là “nỗi mong muốn quay trở về với lư tưởng của cái đẹp”, cái đẹp không tách rời cái đẹp đạo đức và cái đẹp trí tuệ. “Cái đẹp không chỉ là một khía cạnh được lựa chọn của nghệ thuật: nó là một đối tượng, một ư hướng của nghệ thuật”, “cái đẹp không chỉ thuần là một quy ước mà cái đẹp là một khả năng và một nhu cầu cơ bản của con người”.

 

Tóm lại, về nội dung, chủ chốt của chủ nghĩa cổ điển mới là “sự tôn trọng các giá trị tâm linh và nhân bản vĩnh hằng như chân, mỹ, thiện và đề ra sự phục hoạt cho cả loài người sau năm thế kỷ thống trị của phương Tây”; về h́nh thức nghệ thuật, đó là sự vận dụng tốt những thủ pháp cách tân, kết hợp sự mới mẻ với sự giản dị và sự chín chắn, không đối lập “truyền thống đích thực” với “ độc sáng đích thực” mà xem chúng là “điều kiện tiên quyết” của nhau (trong đoạn này và đoạn trên, những cụm từ và những câu đặt trong ṿng kép được trích dẫn từ FT).

 

Trào lưu chủ nghĩa cổ điển mới có những nhà lư luận của nó mà Frederick Turner là một đại diện kiệt xuất, bản Tuyên ngôn ông viết năm 1995 gồm 7 điểm:

1.     Tái hợp nghệ sĩ với công chúng

2.     Tái hợp cái đẹp với đạo đức

3.     Tái hợp nghệ thuật cấp cao với nghệ thuật cấp thấp

4.     Tái hợp nghệ thuật với tay nghề

5.     Tái hợp nhiệt t́nh và trí tuệ

6.     Tái hợp nghệ thuật với khoa học

7.     Tái hợp quá khứ với tương lai.

 

Trào lưu này chẳng những có liên quan với “những thay đổi sâu xa về chính trị trên cảnh tượng quốc tế cùng với sự tái suy nghĩ lớn lao đương đại về kinh tế học và triết học xă hội”, nó c̣n “đi song hành với những phát triển trong ngành khoa học tự nhiên và nhân văn, đặc biệt trong những mô h́nh mới về năo bộ và tâm trí, và trong lư thuyết vể hỗn mang, tức khoa học về những tiến tŕnh động lực học phi tuyến tính và những tụ điểm hấp dẫn dị kỳ của chúng.”

 

Để định nghĩa thi pháp của chủ nghĩa cổ điển mới, F. Turner đưa ra 7 quan niệm. Tôi giới thiệu 3 qnan niệm đầu để độc giả h́nh dung được lư luận văn học (đúng hơn lư luận văn hoá) làm cơ sở cho thi pháp của ông.

1.     Thi pháp này sẽ kinh nghiệm văn học trong ngôi nhà của một thế giới của tỉ lệ, không gian, và số lượng. Nó sẽ tái kết với toán học, số học, luận lí, lí thuyết số, và h́nh học. Có một khởi đầu hứa hẹn cho điều này trong cấu trúc luận (bị xẩy thai v́ hậu cấu trúc luận); nhưng chúng ta phải t́m cả cội rễ trong lí thuyết của quá khứ về tu từ, phong thuỷ, thuật số, hoạ pháp tiếu tượng (iconography) và kí ức học (mnemonics). Các nhà phê b́nh văn học phải đọc được Benoit Mandelbrot [người khởi xướng khoa h́nh học phiến điệp tức fractal geometry]. Có những lí thuyết toán học mới về vị tướng học (topology) của vũ trụ,ï chúng mô tả vũ trụ như một khối siêu cầu kép (a double super-sphere) nghĩa là một khối cầu với hai trung tâm mà mỗi trung tâm lại là chu vi ngoại diện của trung tâm kia. Những nhà toán học Istvan Ozsvath và Wolfgang Rindler vốn đang nghiên cứu dạng này đă vạch ra rằng h́nh học này tương ứng một cách chuẩn xác với vũ trụ được Dante mô tả trong tác phẩm Paradiso [Thiên đường]

2.     Thi pháp mới sẽ kinh nghiệm văn học trong ngôi nhà của thế giới vật lí - một thế giới mà hiện chúng ta đang nhận thức rằng nó đầy những chuyển đổi cục diện tinh tế, những động loạn, những trật tự hiện xuất và những tiến tŕnh tự phản ánh - chúng có thể tác động như những mô h́nh và những vật tương tự diệu ḱ cho sự sáng tạo nghệ thuật. Một số những nhà hoá học, vật lí, và điều khiển học như Roald Hoffman, Ilya Prigogine, Cyril Stanley Smith, John Archibald Wheeler, và Douglas Hofstadter có thể giúp chỉ đường lối, nhưng trong thế giới văn học và phê b́nh thực t́nh không hề có phê b́nh, và rất ít văn học thuộc loại này. Những nhà phê b́nh như Katharine Hayles, Koen dePryck, và Alexander Argyros là những ngoại lệ đáng chào mừng.

3.     Thi pháp mới sẽ kinh nghiệm văn học trong ngôi nhà của thế giới đang sống. Thơ là một hoạt động của một chủng loại đang sống, với một bộ óc và hệ thần kinh và thân thể đang sống. Như tôi đă vạch ra, những khả năng nền tảng của văn học và nghệ thuật - chẳng hạn như chúng ta có thể sản sinh và hiểu vận luật của thơ, thể tự sự, những dạng thức thị giác, và giai điệu - là đại đồng về mặt văn hoá và là hậu quả của việc đồng tiến hoá chủng tử-văn hoá. Chúng ta có một tự tính; tự tính này mang tính văn hoá; văn hoá này mang tính kinh điển. Tự tính văn học và nghệ thuật của chúng ta được ấn kí trong những hệ thần kinh trung ương của chúng ta; tự tính này là thuật toán (algorithm) làm phát sinh sự biến thiên phi thường trong nghệ thuật và văn học của loài người. Chúng ta cần lắng nghe những ǵ khoa học thần kinh đang phát biểu, lắng nghe những nhà nhân tính học (ethology), sinh học xă hội (sociobiology), hoá học thần kinh (neurochemistry), vật lí tâm lí (psychophysics), nhưng các khoa sinh học phân tử (molecular biology) và hoá sinh học (biochemistry) cũng quan trọng không kém. Tiên khởi mạnh nhất của ngôn ngữ trong thế giới vật lí là phân tử DNA; thực vậy, có thể chính xác hơn khi nói rằng ngôn ngữ chỉ là DNA mau, hoặc nói rằng DNA là ngôn ngữ chậm. Những điều chúng ta đang t́m thấy về cách phân tử DNA tự biên tập, phát biểu, tu sửa, tái kết, và tái sinh sản là có tầm quan tâm then chốt và trung tâm nhất đối với văn học, âm nhạc và nghệ thuật - vốn cũng làm đúng những việc này, có lẽ trong những đường lối tương tự… (Hoàng Ngọc Hiến tô đậm) (xem FT).

 

Lư luận văn học của chúng ta là sự tích hợp những thành tựu của nhiều ngành khoa học xă hội và nhân văn trên nền của hệ tư tưởng và hoàn toàn ngảnh lưng với toán học và khoa học tự nhiên. Lư luận văn học của F. Turner có một ngôn ngữ khác, muốn hiểu phải nắm được những thành tựu của những ngành toán học và khoa học tự nhiên mà quá nửa đa số chúng ta lần đầu tiên nghe tên. Phải chăng với F. Turner, lư luận văn học trở thành một lĩnh vực đắc địa để thực hiện sự tích hợp khoa học tự nhiên và khoa học xă hội, nhân văn?

 

Trong bài này trọng điểm là bàn về chủ nghĩa hiện đại. Chủ nghĩa hậu hiện đại h́nh thành từ những năm 60 thế kỷ trước mặt nào đó tiếp tục chủ nghĩa hiện đại, do đó nó được xem như là “tái bút” của chủ nghĩa hiện đại (giới nghiên cứu văn học ở ta quan tâm đến đoạn tái bút hơn là chính bức thư). Mặt khác, nó xa rời chủ nghĩa hiện đại, nó trở về với những thành tựu lư thuyết, thi pháp và nghệ thuật của thế kỷ XIX (chủ nghĩa lăng mạn), thế kỷ XVIII (phong trào Khai sáng)… và cả những thành tựu của thời kỳ Phục hưng nữa. Như vậy chủ nghĩa hậu hiện đại ôm đồm nhiều thứ quá, nó lại có tham vọng thống hợp (synchrétiser) tất cả lại, nhiệm vụ này nó không làm nổi v́ thiếu một lư thuyết văn hoá hoàn chỉnh. Chủ nghĩa hậu hiện đại khá dồi dào về mặt sản xuất lư thuyết, tuy nhiên, hiệu quả rơ rệt nhất của nó là lật tẩy những sự trịnh trọng lố bịch và những ngạo ngược vô lối của học thuật hàn lâm (hay đại học).

 

Tôi xin phép kết thúc bài này bằng những ư kiến của Simon Leys, một nhà văn và một học giả lớn, phát biểu trong đợt tổng kết một cuộc tranh căi kéo dài trong giới đại học và hàn lâm ở Úc về ích dụng và mục đích của lư luận văn học hàn lâm (cũng xin nói trước tác giả có những quan niệm cực đoan, nhưng đây là sự cực đoan “có gu”, “có duyên” của một người có tŕnh độ văn hoá cao):

 

Chúng ta đừng có tự lừa phỉnh ḿnh nữa: công việc nghiên cứu văn học chẳng có ích dụng thực tiễn nào cả - trừ phi đối với những người muốn trở thành giáo sư văn học. Nhận xét tinh khôn này là của Nabokov và, theo tôi nghĩ, chúng ta hẵng nhớ đến nó khi chúng ta cố công t́m hiểu những sự phức tạp phong phú của lư luận văn học đương đại.

 

Những nhà phê b́nh và những nhà nghiên cứu văn học chẳng qua chỉ là những người chỉ chỗ ngồi (usher) trong chốn văn chương. Trong pḥng hoà nhạc, trong rạp hát và rạp ôpêra, những người chỉ chỗ ngồi đưa chúng ta tới đúng ghế ngồi, thế là họ làm trọn vai tṛ của họ, một vai tṛ khiêm nhường nhưng có ích. Bỗng dưng có những người chỉ chỗ cứ nằng nặc muốn leo lên sân khấu hát ḥ và diễn cùng với những nghệ sĩ được chúng ta hoan hô, với những người như vậy chúng ta có bực ḿnh với sự nhố nhăng của họ th́ cũng đúng thôi.

 

Phê b́nh văn học (hoặc lư luận văn học) chỉ có giá trị lâu dài và đáng đựơc tiếp nhận một cách nghiêm túc khi nó được sản sinh bởi những nhà văn sáng tạo văn chương (creative writer) và khi bản thân nó là một tác phẩm nghệ thuật.

 

E. M. Forster nhận xét: Nghiên cứu, từ này gây ấn tượng long trọng lắm. Tôi đương nghiên cứu Dante nghe ra gớm hơn nhiều tôi đương đọc Dante. Thực ra là kém hơn nhiều. Nghiên cứu chỉ là một h́nh thức nói tầm phào nghiêm túc.

 

Đối với chúng ta, những người thầy giáo, những nhà nghiên cứu, những nhà phê b́nh khiêm nhường, tham vọng cao quư nhất, thành tựu cao cả nhất và niềm tự hào lớn nhất măi măi th́ vẫn là điều này: gây được ở bạn đọc của chúng ta t́nh yêu với văn học và làm cho họ phát hiện những cuốn sách hay và đẹp.” [7]

 

© 2004 talawas

 


[1]Trong một cuộc trao đổi ư kiến giữa Marc Fumaroli, một văn học sử gia cổ điển và Philippe Sollers, một đại biểu của Phê b́nh văn học Tiên Phong ở Pháp về đề tài “Văn học: hiện tại và quá khứ”, nhân bàn về sự nhiễu nhương do những biệt ngữ (jargon) các lư thuyết trường phái hiện đại gây ra trong nghiên cứu văn học Pháp thời bấy giờ, M.Fumaroli đă nêu lên một hậu quả: “...người ta đă làm tất cả để quên và làm cho những người khác quên đi culture génerale” (xem Le débat. Mars-Avril 1991, p.29). Việc nhà nghiên cứu văn học M. Fumaroli muốn phục hồi vai tṛ của culture génerale trong nghiên cứu văn học là một điều hết sức đáng chú ư.

 

[2]Đối với người nghiên cứu, phê b́nh văn học mọi loại tri thức đều cấn thiết, chúng bổ sung cho nhau, không thể h́nh dung được người nghiên cứu văn học mạnh về tri thức lư thuyết văn học mà yếu kém tri thức về các sự kiện văn học hoặc ngược lại, mạnh về lư luận văn học mà lơ mơ về lịch sử văn học hoặc ngược lại, biết nhiều về cuộc đời qua sách vở nhưng nghèo nàn về kinh nghiệm sống hoặc ngược lại.

[3]Chuyển dẫn từ bài báo Le ciel bleu… đăng trong Magazine litteraire N0 376, Mai 1999, p. 21.

[4]Xem số tạp chí đă dẫn, tr. 22.

[5]Chuyển dẫn từ Norman F. Cantor, The American Century, Harper Collins Publishers, 1997, p. 499.

[6]Xem Frederick Turner, Chủ nghĩa kinh điển mới và văn hoá, bản dịch của Nguyễn Tiến Văn, đăng trên talawas, số ra ngày 14.1.2003 (trong bài này, bài báo nói trên được gọi tắt là FT.)

[7]Simon Leys,The Angel & the Octopus, Duffy & Snellgrove, Sydney, 1999, p. 263