Nam Dao
Trân trọng giới thiệu với amvc nhà thơ Hoàng Vũ Thuật, một nhà thơ thành danh với những đóng góp cách tân thơ có tầm cỡ trong nền thi ca của chúng ta. Đọc, nhất là sau giai đoạn thơ ông đă định h́nh, chúng ta có lẽ không lầm khi cho rằng thơ HVT thuộc vào ḍng thơ trí tuệ, ḍng thơ khá hiếm hoi trong truyền thống đậm chất vần điệu bắt nguồn từ ca dao, và từ thơ phú Đường-Tống du nhập qua các nhà nho đào tạo trong môi trường Hán học ngày xưa. Nói thế, không có nghĩa bảo ḍng thơ trí tuệ không vần điệu. Ḍng thơ này tạo vần điệu riêng biệt, cho mỗi bài thơ, với mỗi tác giả, và nhà thơ buộc phải thẩm thấu âm nhạc như một thành tố của thơ. Ở đây, hẳn phải nhắc Bến Lạ cũa Đặng Đ́nh Hưng, có lẽ chưa vinh danh cho xứng tầm v́ những lư do ngoài phẩm chất thi ca.
Dĩ nhiên, thơ là cấu trúc lời. Lập ngôn và sáng tạo ngôn từ giữ một phần tối yếu khiến cho những Trần Dần, Lê Đạt xướng ḿnh là Phu Chữ. Và xin thưa, Chữ đây phải hiểu là chữ đèo bồng được phần Hồn, phần bí ẩn và huyền diệu của Thơ mà tôi xin viết hoa với tất cả trân trọng. Cấu trúc lời, sáng tạo ngôn từ, tiết tấu âm và nhạc điệu…tạo ra thơ có hồn. Hồn Thơ bật ra từ đâu? Từ thiên nhiên, núi rừng, cây cỏ. Từ thân phận làm người, từ niềm vui nỗi buồn, từ những giấc mơ dập vùi, những hân hoan chợt đứt, nhưng sâu kín bật thành ánh sáng chói ḷa. Từ cái Tôi. Và từ Chúng Ta, cộng sinh cộng tử với cái tôi riêng lẻ. Đọc thơ Hoàng Vũ Thuật, bạn truy t́m ra cái hồn thơ lung linh đó.
Nói đến thơ Hoàng Vũ Thuật, xin mời bạn thơ đọc Tháp Nghiêng, tập thơ được tặng thưởng của Hội Nhà Văn Việt Nam năm 2004. Nhưng đó là thơ cách đây 15 năm. Ở th́ hiện tại, tôi xin trích đoạn mời các bạn đọc :
có một con chim trên tóc em vẫn hót
khi mặt trời khôi phục lại ánh sáng của ngày
rút từ đêm xỏa trắng
mặt trời trong mắt em bừng thức
bấy giờ mới nhận ra anh cùng cái bí ẩn từ một búng tay
em nói cuộc chạy trốn trên những chiếc gai nhọn
đă kết thúc
trong số những bài thơ Hoàng Vũ Thuật đă gửi tặng Ăn Mày Văn Chương.
Kèm vào thơ, tôi giới thiệu công việc văn chương của Hoàng Vũ Thuật, và xin gửi Nguồn Sữa Mẹ để ta hiểu thơ anh sinh ra từ đâu, cùng với một bút kư về cội nguồn của nhà thơ chúng ta trân quí.
HOÀNG VŨ THUẬT
Là tên thật, cũng là bút danh, sinh ngày 10 / 1 / 1945 (27 / 11/ Giáp Thân)
tại làng Thạch Xá Hạ, xă Hồng Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng B́nh
- Hội viên Hội Nhà văn VN
Đă đảm nhiệm:
- Ủy viên Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam
- Ủy viên Ban Văn học Thiếu Nhi, Hội Nhà văn Việt Nam
- Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Quảng B́nh
Tác phẩm đă xuất bản:
Thơ:
- Những bông hoa trên cát, 1979
- Thơ viết gửi mùa hạ, 1984
- Gửi những ngọn sóng, 1986
- Giàn bí đỏ, Thơ Thiếu Nhi, 1987
- Thế giới bàn tay trái, 1989
- Cỏ mùa thu, Thơ chọn lọc, 1994
- Đám mây lơ lửng, 2000
- Đám mây lơ lửng - Tái bản bổ sung phần Dư luận, 2003
- Tháp nghiêng, 2003
- Tinh hoa Thơ Việt, in chung, 2007
- Ngôi nhà cỏ, 2010
- Màu, 2010
- Mùi, 2014
- Cây xanh ngoài lời, 2017
- Một mai gió chở tôi về, 2019
Phê b́nh lư luận:
- Văn chương t́m và gặp, Phê b́nh và Tiểu luận, 2008
Đă đảm nhiệm:
- Ủy viên Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam
- Ủy viên Ban Văn học Thiếu Nhi, Hội Nhà văn Việt Nam
- Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Quảng B́nh
Các giải thưởng đă nhận:
- Giải thưởng văn học nghệ thuật B́nh Trị Thiên (1976-1984)
- Bông Sen Trắng B́nh Trị Thiên (1984-1988)
- Giải thưởng văn học nghệ thuật Lưu Trọng Lư
tỉnh Quảng B́nh (1991-1995; 1996-2000; 2001-2005; 2006-2010; 2011-2015)
- Giải thưởng cuộc thi thơ văn “Quyền trẻ em”
do Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam và Radda Barnen tổ chức
- Giải thưởng cuộc thi thơ Báo Văn nghệ (1981- 1982 và 1995)
- Giải thưởng Tạp chí Văn nghệ Quân đội (1998-1999)
- Tặng thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2004 với tập thơ Tháp Nghiêng
NGUỒN SỮA THƠ TÔI
Tôi sinh ra và lên trên vùng đất gió Lào và cát trắng.
Thuở nhỏ khi rỗi răi mẹ tôi thường dắt tôi ra thăm mộ người cha mất lúc tôi mới lên hai. Dấu chân bé nhỏ của tôi vừa mới đi qua, cát vùi lấp ngay sau đó. Tôi leo lên đỉnh một núi cát gần nhất, nh́n ra bốn phía. Cát và cát mênh mông trắng đến rợn người. Gió hú lên từng hồi. Tôi vốc một nắm cát. Qua các kẻ tay cát chảy từng ḍng về chốn cũ. Ḱ lạ thật ! Tôi cố tưởng tượng ra điều ǵ đó, nhưng không h́nh dung nổi. Có lẽ điều ấy theo đuổi tôi đến nay, giúp tôi viết ra những câu thơ mà chính cũng không hiểu do đâu và v́ sao.
Nhà tôi có tới mấy vườn cau. Ôm lấy thân cau là dây trầu không. Ngày nào tôi cũng theo mẹ ra vườn.Tôi giơ hai bàn tay nhỏ xíu đón nhận những lá trầu h́nh trái tim mẹ tôi hái, bỏ vào sọt tre, kịp ngày mai đưa ra Chợ Chè. Mẹ tôi bảo: " Con ạ, ḷng tốt nó thẳng ngay như cây cau, thơm như lá trầu xanh. Ḷng tốt không giữ nó như cây cau c̣i, lá trầu héo. Con út của mẹ đừng để ḷng tốt khô héo nghe không…".Tôi mơ hồ hiểu. Ư tưởng mẹ tôi chi phối suốt một đời cầm bút của tôi. Đừng bao giờ nguôi đi khát vọng, nguôi đi niềm say mê, nguôi đi t́nh yêu của ḿnh…Để lá trầu xanh và thơm, cây cau sung sức, từ sáng tinh mơ mẹ tôi gánh cạn cả một khe nước tưới cho mấy khu vườn rậm rạp ấy.
Lúc nào tôi cũng như nghe văng vẳng bên tai câu ca dao cổ: Rồi mùa toóc ră rơm khô / Bạn về quê bạn… Mùa gặt đă xong, rơm đă khô, toóc đă rạp, bạn gặt hái làng này giúp làng khác ra về mỗi người một ngă. Trót quen nhau rồi, trót thương nhau rồi, biết t́m nhau nơi mô? Thật da diết thủy chung. Ca dao nói về ḷng mẹ, t́nh làng nghĩa xóm ở đâu cũng có, nhưng với hai câu này nó chỉ có thể xuất hiện nơi vùng chiêm trũng, hạn hán lũ lụt bất thường. Thu vén hạt thóc vào nhà phải nhờ thêm người, may ra mới chắc ăn. Bao thế hệ đi qua, câu ca dao vẫn c̣n đó, bởi cái mạch nguồn của nó là cuộc sống lam lũ nơi đồng quê và cái nghĩa nơi ḷng người chẳng thể thay đổi, mất đi, nó đă trở thành cốt tủy tự bao giờ.
Thơ tôi không thể bay khỏi xứ sở Miền Trung gió Lào và cát trắng. Không thể giă từ cái làng quê một bên chập chùng động cát vàng, chỉ có cây xương rồng mới trụ nổi, một bên phá Hạc Hải như con mắt đa t́nh ẩn dưới hàng mi xanh, đó là cánh đồng nơi phát tích những câu ca dao cổ. Ở giữa hai nguồn sống đất đai tưởng chừng như đối trọng, lại có một lối đi cho người dân quê tôi. Trên con đường bấp bênh đó, tôi đă đồng hành cùng họ.
Tôi học ở xứ sở lạ lùng bí ẩn mà tạo hóa đă bày ra cho quê hương ḿnh bao điều về phong tục tập quán, t́nh yêu lứa đôi, nếp sống hàng ngày, những chuyện đời xưa, các bài vè, các điệu ḥ trên sông nước, học từ lời chào ra ngơ, cho đến tiếng nguyền rũa sao cho hợp lí. Đó là những thang thuốc bổ, hương liệu của nó nhất định không giống bất ḱ ở miền quê nào.
Tôi chỉ là tôi nếu không bước ra khỏi làng quê bé nhỏ. Trên nhịp cầu dân gian, tôi làm quen với bao nhà thơ tiên phong trong phong trào Thơ Mới và các nhà thơ khác. Họ tạo ra những vũ trụ thơ của ḿnh.
Nhưng khi tôi vào trường tỉnh, những bài thơ lẻ in đầu tiên của Hainơ, Exênhin, Blốc nhập vào tôi mạnh mẽ hơn là thơ của các nhà thơ khác, Mặc dầu tôi chép hàng trăm bài thơ của Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Chế Lan Viên, Bích Khê, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Xuân Sanh, Huy Cận…Bởi giản đơn những bài thơ viết về mẹ của Hainơ, Exênhin, Blốc làm tôi thẩn thờ, y như họ viết về mẹ tôi. Nguồn sữa người mẹ tạo ra thơ họ. Mẹ tôi là nguồn sữa suốt đời thơ tôi. Tôi lo "thân cau" đời ḿnh c̣i cọc, "lá trầu" trong ngực ḿnh không tươi xanh như mẹ hằng mong mỏi.
Lúc nào tôi cũng thấy ḿnh non nớt khờ khạo giữa cuộc đời mênh mông hun hút như những cồn cát quê hương:
Rồi con ra đi cùng tháng ngày lầm lũi
Mẹ đứng giữa vườn như bóng mát chờ con
Và tháng ngày cứ thế dày hơn
Và cứ thế con vẫn là thơ dại
(Ngày giờ yên tĩnh)
Bao giờ tôi cũng thấy ḿnh thiếu thốn trễ tràng:
Tôi về cùng mùa thu
Lặng thinh bên cửa sổ
Người bán dâu ngày xưa
Không c̣n rao đầu ngơ
Ngây ngô tôi đi t́m
Chùm dâu da vàng lịm
Hàng cây xanh, cây xanh
Trách tôi sao quá chậm
(Bài hát trái dâu da)
Bao đời nay, thơ đă làm cho con người biết thương con người. Dẫu rằng thơ luôn khai thác số phận con người, niềm vui cũng như nỗi đau, cao thượng cũng như thấp hèn, hùng và bi…với những cung bậc khác nhau. Nguyễn Du viết:
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung
Số phận ấy không chỉ riêng cho nàng Kiều mà cả một dân tộc. Nhưng thơ không là kẻ bạc ác. Tôi nghĩ thời nào thi sĩ cũng thờ trên đầu chữ Tâm - cái gốc rễ sâu bền của con người. Các nhà thơ trước chúng ta và thời chúng ta không ai cầm bút đứng ngoài dân tộc. Tiếng đàn chỉ cất cao khi tâm hồn người nghệ sĩ ḥa nhập cùng quê hương xứ sở, dân tộc. Bằng chức năng sáng tạo nhà thơ góp phần làm giàu cho tâm hồn t́nh cảm của quê hương ḿnh, dân tộc ḿnh.
Tác phẩm Daghestan của tôi có dẫn câu mà người xứ Avar thường nói: "Nhà thơ sinh ra một trăm năm trước khi thế giới tạo thành". Raxun Gamdatốp b́nh luận: "Nếu nhà thơ không tham dự vào việc tạo thành thế giới th́ thế giới đă không được đẹp đẽ như thế này".
Trên sa mạc cát quê tôi chỉ có hai loài cây thích hợp với điều kiện sống, cây xương rồng đầy gai nhọn và cây cỏ chông. Các cụ già bảo đất ấy th́ phải sinh ra loài cây ấy. Cả hai đều ra hoa, hoa xương rồng cánh mỏng mảnh trắng tinh như tờ giấy, c̣n hoa cỏ chông như quả mặt trời bé thơ, vào ngày nắng tự bứt khỏi cây lăn qua cồn cát nóng khô rang. Là cây xương rồng nhưng bông hoa th́ dịu dàng và thánh thiện. Tôi luôn nghĩ tới việc cách tân và đổi mới cho thơ ḿnh. Nhưng nhất định thơ phải gửi tới độc giả bông hoa nghệ thuật, chứ không phải trái cây chết người.
Nhà thơ Đức, Hainơ viết những câu thơ đầy bi ai:
V́ sao trên cánh đồng
Mặt trời buồn ảm đạm?
Sao trái đất quạnh hiu
Mang một màu tang xám?
V́ sao anh đau khổ
Em hăy nói giùm anh?
Em nói đi em hỡi
V́ sao em bỏ anh?
Hainơ muốn lí giải t́nh yêu chân thật và đắm say của ḿnh, mong sao người yêu nhận biết, hy vọng mối t́nh lại được xây đắp. Như vậy khai thác nỗi buồn mà cái đích lại hướng về con người, về t́nh yêu cuộc sống, giúp cho con người tin ở cuộc sống hơn.
Đọc Hàn Măc Tử: Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi / Hỗn hễn như lời của nước mây hay là: Chị ấy năm nay c̣n gánh thóc / Dọc bờ sông trắng nắng chang chang, tưởng chừng như mới viết hôm qua, hồn thơ quanh quất đâu đó.
Thơ tôi là những hạt cát li ti ẩn giữa hai nếp nhăn vầng trán mẹ tôi nơi miền gió cát Quảng B́nh. Là ḍng chảy buồn buồn như dáng người mẹ mảnh khảnh một ḿnh băng qua cồn cát khi ánh tà vừa xuống, hoặc những lúc bất ngờ gặp trận băo cát dữ dội. Nào ai dám nói người mẹ của ḿnh trọn đời hạnh phúc ? Thơ tôi viết về cái nghiệt ngă, nỗi khắc khoải, dằn vặt về thiên nhiên, về đời sống, về t́nh yêu…thông qua ḍng chảy ấy, viết về vẻ đẹp của nỗi buồn. Dù ở đâu, đi đâu, hạt cát thơ tôi vẫn trở về chốn cũ - vành nôi yên tĩnh nhân ái của mẹ tôi. Với tôi, chỉ bằng cách đó, bài thơ mới ra đời trong trạng thái rung động thật sự.
Đồng Hới, 1994
THƠ
Hoàng Vũ Thuật
D̉NG PHẤN TRẮNG
Ḍng phấn trắng như rănh ṃn
di chuyển trên mặt đất
long lanh tia nắng ban mai
ḍng phù sa ngh́n năm đắp bồi cánh đồng
ḍng sữa ngọt vành môi sinh nở
cánh c̣ vẽ khung trời b́nh yên
từ tay chị bước ra
chị mải miết ngày này sang ngày khác
sự lặp lại của con ong cần cù
thân phận sắp đặt chẳng thể mới hơn
ba trăm sáu lăm ngày
ba trăm sáu lăm nhịp điệu
ba trăm sáu lăm bài hát cũ xưa
nhưng tôi biết h́nh hài bài thơ
đường bay của gió
ngôi nhà đang xây & những chuyến tàu
những ngọn núi chất ngất
những đại dương mênh mông bí ẩn
trên vành trăng mộng mơ trên sa mạc hành tinh lửa
ngôi sao băng
lưỡi gươm rạch thiên hà
không ai giống chị
chị cũng không giống ai
lửa cứ âm thầm của lửa
một trái tim cho vạn trái tim
vạn trái tim để nhân triệu triệu trái tim khác nữa
câu thơ tôi sẽ tan trong sương
nếu thơ chỉ là bọt sóng
sẽ có ngày bạc trắng mái đầu
tôi đồ rằng tóc chị vẫn c̣n xanh
chiều dịu dàng chúm chím
điệp điệp cánh rừng lộng lẫy nguyên sinh
những bụi phấn rơi
những bụi phấn
chị hồn nhiên mặc định với hồn nhiên
như tấm ḷng thơm thảo đầu tiên.
10/11/2018
LỜI CÂY CỘT SỐ
Đơn giản chỉ là cây cột số
nhưng bên tôi âm vang triệu triệu bước chân
vợ trông chồng hóa đá
mẹ đợi con sau liếp cửa những năm dài
đau khổ chờ hạnh phúc
nắng khát mùa mưa trở lại
mắt tôi dơi theo chim bói cá vụt xuống mặt hồ
ngắm đôi chân khẳng khiu lũ trẻ lùa đàn ḅ xuống núi
tiếng kêu bầy chuột đồng t́m mồi trong vắng lặng
mùi cỏ ngọt
mùi mặn đắng giọt mồ hôi người gánh lúa dọc triền đê
đám mây này khác đám mây hôm xưa
đôi khi tôi làm địa chỉ cho trai gái yêu nhau
nơi ḥ hẹn đầu tiên nơi cổ xe lăn từ biệt
tiếng cười chia tay
tiếng khóc gặp gỡ
cánh diều chao liệng tầng mây
tôi thuộc ḷng như kẽ chỉ bàn tay
nhiều khi đêm dài sương thở
ngôi sao hàng mi ướt nói điều chi
& và điều chi biển th́ thào trăn trở
tôi cô đơn hơn cả nỗi cô đơn
nghe cú rúc biết ḿnh không ngủ được
một điều có thể tin
tôi đứng yên mặc tất cả quay ṿng
tôi vô tri cho mọi dự định ra đời
lanh lảnh giọng họa mi gọi bạn
như mặt trời của trung tâm diệu ḱ
mặt trời cột số
13/11/2018
HỠI CÁC VỊ QUAN T̉A
Tôi muốn chạm tới các v́ sao
chạm vào bao la ánh sáng
muốn cất cao tiếng nói của ḿnh khi không thể chịu nổi
ở cái xứ sở đầm lầy
như hồi kịch câm kéo chiếc phông che lại
người ra trong âm thầm & vào trong bóng tối
nếu người ta bóc những lớp sơn hào nhoáng
sau chiếc áo nhiều màu
sẽ thấy bộ xương sườn của cơ thể chết
những chiếc xương xếp sắp như canh bạc ngh́n tỷ (*)
ném vào ḷ lửa hồn nhiên
tôi muốn ca lên khi sự lừa dối đă tột đỉnh
không ánh sáng nào xuyên thủng mớ giẻ lau sàn
hỡi các vị quan ṭa
đừng xử nữa
không c̣n ngôi sao nào
khi cần một ngôi sao soi giữa trời đêm.
14/11/2018
_______
(*) Viện trưởng VKSND tỉnh Phú Thọ Đoàn Minh Hương chia sẻ, nhiều người trước đây là đồng chí, đồng đội, thậm chí cấp trên, nhưng vi phạm pháp luật th́ phải xử lư đến cùng.
NÓI VỚI HỌNG SÚNG
Nhân xem bức ảnh bác sĩ trẻ Piter Cu Ba lấy đầu bịt họng súng
Tặng KTS Đặng Đức Dục
Tao biết mày có mặt trong cuộc đời này từ lâu
cả những điều mày thích nhất
máu & nước mắt
khi mày khạc ra lửa
hàng triệu người ra đi
hàng triệu cuộc chia ly
hàng triệu đôi chân trên nạng gỗ
sự chết & khổ đau cho mày lên ngôi
cổ họng mày sâu hun hút
như hàm cá sấu
như miệng núi lửa
như hố đen bí ẩn giữa thiên hà
tao gặp mày từ chiến trường Đức Pháp Ư Nga Trung Hoa Nhật Bản
miền Siria Iran Irac khói trùm kín đêm ngày
tao không ngờ chiều nay
nghiễm nhiên thảnh thơi trong bảo tàng lịch sử
tao cũng gặp mày với cái cổ xoắn cong trên tượng đài nước Mỹ
các làng quê thành phố Việt Nam
bàn chân mày rải khắp
như ngày xưa cha ông đi t́m đất hứa
có một điều mày không bao giờ hiểu
không bao giờ thấy
không bao giờ biết
v́ sao tao đưa đầu lọt thỏm trong cổ họng mày
tao chỉ muốn ṇng súng kia biến thành chiếc b́nh xanh biếc
để cắm vào nơi đó những bông hoa.
12/12/2018
PHỤ BẢN CÁT
Trái tim con mọi thời thuộc về cha
con luôn ở bên người
người của Thánh thần giă từ khi con mới lên hai
cha vội vă xa ngôi nhà con ở
ngôi - nhà - nước - mắt
đêm đêm mẹ ngước nh́n mỏi ṃn
trên đôi cánh trinh nguyên của người con đang bay
mặc những đỉnh núi khổng lồ
lô xô mây bạc
gió trải chăn nệm phẳng lỳ
con ḥa vào linh hồn cát
những hạt cát nói với con về ranh giới đất & trời
bùng nổ triệu v́ sao lấp lánh
không thể h́nh dung ra gương mặt cha
người mang t́nh yêu vĩnh hằng giáng thế
con có thể ngắm cha qua dải ngân hà
qua tinh thể cát
nâng đôi bàn chân
lớn khôn
những đợt sóng ŕ rào con nghe tiếng cha vọng
nước th́ mặn bèo bọt th́ tan
đại dương mênh mông là ṿng ôm của mẹ
cây thập giá mọc từ hai cánh tay
như ngọn sào cắm xuống băo giông
cát cho con đứng thẳng
trong ánh sáng Thánh thần thiêng liêng.
16/12/2018
HẠT SAO BĂNG QUA CÁNH ĐỒNG KHÔ
Nàng gánh quá khứ
trên vai mềm dọc ngang vết xước
con chim non từ trời cao
lao xuống vực nước mắt
tiếng thở nặng nhọc day dứt bên tai
sau những cuộc chạy trốn vô vọng hai đầu nam bắc
nàng làm lại từ đầu
chiếc kim ánh sáng đă cũ ṃn
khâu những vết nứt mỏi mệt
những đứa con bào thai trên máng cỏ
lớn cùng ngọn gió lùm sim
đôi vai nhấc bổng cuộc đời
nàng làm lại từ đầu
giấc mơ khắc trên sông ṛng ṛng kư ức
mà bàn chân cứ đứng yên
không ai hiểu nàng bằng nàng hiểu
không ai yêu cuộc sống hơn nàng đă yêu
không ai mất mát giống nàng mất mát
sỏi đá lăn lóc mọi nẻo đường
đối diện bốn bức tường chua chát
nàng làm lại từ đầu với bao nỗi hoài nghi
người đàn bà của những gánh nặng
chiếc cối thời gian quay ngược
hạt gạo văng ra khói áo xay
như hạt sao băng qua cánh đồng khô
đốt cháy đêm.
15/1/2019
GIẢ SỬ
Anh treo lên hàng cây
bức tranh nắng vàng xuyên qua cửa sổ
nơi em vẫn ngồi cùng câu thơ mọc cánh
chúng bay như lũ bướm quanh hồ
em đă đọc lúc vắng anh
giữa bầu trời lạnh buốt
anh biết thứ ngôn ngữ đă làm em thức tỉnh
không thể thay bằng cơn mưa chợt đến thường khi
một v́ sao
bao năm chưa tàn
khởi đầu nhịp đập của trái tim
cuống cuồng tỏa sáng
chúng ta treo tất lên hàng cây
cả thứ nhặt trong đám thải của cuộc đời
anh sẽ kết thành ngàn chiếc lá
& bài thơ đâm chồi
những phác thảo rung động ngày qua
khi ḿnh em đơn độc.
25/2/2019
ẨN NGỮ
Tặng họa sĩ Nguyễn Lương Sáng
Trên trang giấy đêm dài
tôi đọc giọt cà phê màu bồ hóng
con sóng từ biển đen dạt vào miệng chén
gió hoang vu nơi sa mạc dậy th́
lần đầu rong ruổi
mắt cô gái sau ṿm lá trong veo
miên man giọng buồn
nghe mà không được thấy
bức tranh đính lên tường vôi
mái tóc cô xoay xoay cḥm sao nước
chảy qua vai mềm đồng quê
thời hai tám năm tuổi
biển trẻ trung hơn ngày tôi cập bến
đôi cánh trái tim nóng hổi đợi chờ
ngôi sao mỏ neo thao thức
là ẩn ngữ
của một bài thơ vừa mới tượng h́nh.
28/2/2019
HOA
Bông hoa đỏ chót trên cành cây kiêu hănh
níu lại mùa hoa
cái màu đỏ giữa thời đen bạc
bầu trời chiếc b́nh pha lê tṛn
dựng ngược
nếu một ngày kia bầu trời vỡ ra
từng mảnh từng mảnh
khi cuộc đời đầy bẫy dăng
từng cánh thơm tho có thể tháo tung
trong đốm lửa bốc cháy
nhưng bông hoa cứ sáng lên mặt trời
như tiếng hát ban mai của bầy chim bay về
hoa nói lời giọt sương
anh thấu hiểu
rồi ngày tháng đi qua
chầm chậm
cơn gió đi qua
trong lồng ngực có một bông hoa
thầm nhắc anh không thể vừa yêu vừa sợ hăi (+)
18/3/2019
_____
(+) Ư thơ Eptusenko
NGƯỜI HÀNH KHẤT
Cuối cùng khi không c̣n ǵ
người ta biết công việc ḿnh làm
mặt trời cũng lặn về bên kia núi
tôi đứng trước cổng nhà chờ nắm cơm số phận
người cho tôi đă già mà nắm cơm th́ như xưa
vừa thơm vừa nóng hổi
những con chim rời khỏi cành khô ngơ ngác
& đám mây bay chắng thiết để bay
rơi giọt buồn nơi khóe mắt
thấm ướt ngực áo
tôi phải quay về
hăy sống cả những khi không thể chịu đựng được
mới hiểu chân lư không bao giờ thật
trong hoàng hôn cuộc đời găy cánh
hai tay đóng đinh trên thập giá của ḿnh
như niềm tin
vào những hạt cơm c̣n dính trên miệng bát.
24/3/2019
VIẾT Ở QUÁN CÀ PHÊ SƠN CA
Sơn Ca
bốn mặt trời đen lặng câm
những phác thảo ch́m
ư nghĩ về cuộc đời làm nghề mẫu
nàng trở lại phiên chợ nghèo
như lần đầu bên cửa trống trơ chết đứng
ánh sáng lùa từng nhịp thở
ḍng sông mát lành cuộn sóng trên lưng
vành nón trắng mênh mang
mênh mang
mênh mang
thân c̣ dài vệt nắng
nhưng mặt trời đen cứ đen
bức tượng hay nàng đang khỏa thân
lơ lửng
trên chiêc đinh hai mươi năm sau đă rỉ.
23/3/2019
NHẦM LẪN CỦA NGƯỜI ĐĂNG TRÍ
Tôi chỉ là bong bóng bước ra từ cuống họng
bay vô dịnh
& tan cũng vô định
bởi giữa tôi & em hai thân thể hai ngọn lửa chỉ cần một que diêm
là đến bờ hố đen
tâm trí tôi sở hữu của đám mây nhẹ bổng
những nghi ngờ mọc từ trong giọt máu
cuồng loạn
nơi hang động trầm tích nhiều thiên niên kỷ
đang vỡ
tôi chẳng có ǵ ngoài ngọn nến mẹ cha chuyển sang
dễ dàng tắt
như khối đá treo lên mấy triệu năm mỏi mệt
bên trong tôi vốn chẳng có ǵ
chúng ta vẫn nói với nhau mỗi khi cơn giông bùng phát
tấm chăn đă nguội lạnh như nước lă
những cánh mai hoàng yến sẽ tàn
hương của nó bay đi không thể níu kéo
có một con chim trên tóc em vẫn hót
khi mặt trời khôi phục lại ánh sáng của ngày
rút từ đêm xỏa trắng
mặt trời trong mắt em bừng thức
bấy giờ mới nhận ra anh cùng cái bí ẩn từ một búng tay
em nói cuộc chạy trốn trên những chiếc gai nhọn
đă kết thúc
chúng ta thành kẻ xấu nhất thế giới này
không thể nào tin
sự nhẫm lẫn
như nhận ra mùi bầy chuột những cánh đồng khô
giữa cuộc đời có thật.
Ngày nói dối, 1/4/2019
PHIẾN HOA HỒNG TRẦM CẢM
Anh là hạt muối được vớt lên từ ḷng biển
mặn trên môi em
như một phiến hoa hồng trầm cảm
chiếc gai biết nói
xuyên thủng cả nụ cười & ḍng nước mắt
ngày ra đi
cuộc sống đă đóng băng trong cỗ quan tài trống rỗng
một nửa anh nằm đó
nửa khác chờ sau cuộc rong chơi chưa kịp trở về
cùng hạt bụi qua thời gian mất ngủ
bàn tay x̣e ngón buồn
năm ḍng thác ẩn dụ của trái tim đă lạnh
một thời luôn hoài nghi
chúng ta thường xuyên tranh căi
như biển vẫn thường xuyên tranh căi với bờ
những nỗ lực cho cuộc đời vo tṛn giống hạt nước trên lá sen
tới khi rớt xuống
cái ǵ rồi cũng phải qua đi
nuối tiếc đều vô ích
khi thời gian đo bằng cây thước người thợ mộc
em đă đến
rất có thể em sẽ vuốt tóc anh như gió vuốt nhọn những cánh chim
về miền cô tịch
ta lại chuyền hơi ấm của ngh́n năm trước
cho ngh́n năm sau nữa
& nói lời tiễn biệt
bây giờ mọi thứ không c̣n ư nghĩa.
1/4/2019
SỰ XẢO TRÁ ĐANG NGỰ TRỊ LÊN MỖI SỢI TÓC TRẮNG
Thân tặng nhà văn Nam Dao N.M. Hùng
Tất cả chúng ta
đă bị dẫn vào hẻm cụt từ lúc chưa sinh
đêm nay không trăng
chúng ta lấy làm hoan hỉ ôm nhau trong bốn bức tường câm một ngôi nhà ánh đèn vừa đủ cho lối đi
sao khỏi va vào nhau
không nhầm lẫn lần đầu gặp
chán ngán chuyện ô uế hàng ngày diễn ra trên tờ báo to
đứa trẻ vừa bị kẻ hăm hiếp nơi ngă ba thành phố
muốn đi t́m lại cái bản mặt thật ḿnh
cho ngày mai kịp đến với cơi thiền ngôi chùa cổ
những viên ngói mở mắt nh́n
đêm tối dần
như rơi từng mảng bồ hóng
chúng ta không thoát khỏi sự lừa phỉnh chặng cuối
như cốc rượu làm vặn vẹo ư nghĩ
hớp từng ngụm khí trời
ám ảnh về những cơn mê
cái thẻ bài nhà tu hành nói với tôi
anh là anh không là ai khác
chính anh đă làm nên cuộc sống của ḿnh
c̣n bạn th́ sao
hỡi người bên kia nửa trái đất
bạn học được ǵ khi sự xảo trá đang ngự trị
lên mỗi sợi tóc trắng chúng ta.
26/4/2019
TẢN VĂN
Hoàng Vũ Thuật
HỌ HOÀNG LÀNG THẠCH XÁ BÂY GIỜ Ở ĐÂU
Bút kư
Tháng 9 năm 1973 từ Quảng B́nh tôi được gọi ra học trường “Những người viết văn trẻ”, khóa III của Hội nhà văn tại Quảng Bá. Lần thứ hai đặt chân đến Hà Nội, miền đất cổ sau cuộc chuyển dời từ kinh đô Hoa Lư ra Thăng Long thời Lư Công Uẩn. Ư nghĩ quê tổ Sơn Tây thường trực trong tôi. Buổi chiều đi dạo quanh khu vườn rộng rải với nhiều hàng thông bách tán xanh mướt, từng tầng lá kỳ lạ đều đặn xếp chồng lên nhau y như vũ điệu bí ẩn của thiên nhiên xứ bắc bộ. Đêm đó trong giấc ngủ mơ thấy ḿnh đang làm thơ. Bài thơ bật ra nhanh chóng như đă có sẵn từ tiềm thức. Sáng, tôi vội vàng ghi lại:
Một cây thông bách tán
trên sườn đồi Sơn Tây
bao nhành chen mềm mại
như pho tượng ngh́n tay
mùa nắng đă qua rồi
nghe chớm mùa hanh giá
thông bách tán giữa trời
tay dẻo mềm điệu múa
nhớ về một miền xa
nơi cát dài dương liễu
thông cất bổng lời ca
pha màu hồng gió lửa
(Thông bách tán)
Lời thông reo như muốn chia sẻ, nhắn nhủ cùng những cây dương liễu chỉ mọc được trên dải đất miền trung gió lào và cát trắng. Những đứa con biền biệt hơn năm trăm năm chưa lần về. Gia phả họ Hoàng làng tôi ghi rơ “Nguyên thủy ở làng Thạch Xá, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây” (Hà Nội bây giờ). Tôi không biết cây dương liễu có họ hàng ǵ với thông bách tán, nhưng cái điệu vi vu trong gió th́ như hai anh em sinh đôi. Một nỗi niềm, một thân phận chăng?
Lần này tôi điện thoại cho nhà văn Đỗ Công Tiềm đến để bàn bạc chuyến đi Thạch Thất. Đỗ Công Tiềm đồng ư ngay rồi quay về Bắc Ninh chờ sau mấy ngày hội họp. Ngày 26 tháng giêng chúng tôi lên taxi. Hà Nội chật ních xe cộ và mờ mờ khói bụi. Cách trụ sở ủy ban xă Thạch Xá chừng năm trăm mét, tôi gọi cho Hoàng Văn Truyền, người cháu khác phái đă cùng Hoàng Đ́nh Diễn trực tiếp chăm lo ngôi mộ tổ Hoàng Quư Công ở quê nhà. Cháu à! Chú sắp tới quê tổ rồi, sung sướng hồi hộp và linh thiêng khó tả. Chú nhớ ghi h́nh và lên facebook ngay cho cháu xem nhé. Hai chú cháu reo lên trong điện thoại.
Trụ sở đây rồi! Quê tổ đây rồi! Tôi nén ḷng suưt bật khóc. Chiếc taxi ṿng quanh sân t́m chỗ đỗ thích hợp, như cũng muốn cho tôi được dịp quan sát cảnh sắc đất đai. Đỗ Công Tiềm theo tôi vào pḥng trưởng công an xă. Tôi nghĩ thế nào các ông công an cũng thuộc ḍng họ ở đây như ḷng bàn tay. Ông công an đang bận đối thoại với hai thanh niên. Tôi cùng Tiềm qua pḥng chánh văn pḥng. Một thanh niên điển trai, nhanh nhẹn và vui vẻ ra đón.
-Cây có cội, nước có nguồn, người ta có gốc; tôi từ Quảng B́nh ra đi t́m họ…
Vừa nói, tôi vừa mở cuốn gia phả ra, cứ như phán:
-Việc đầu tiên xin anh lấy con dấu đóng trên mặt trang giấy gia phả của tôi để làm kỷ niệm.
Có lẽ quá đột ngột hay v́ đắm theo câu chuyện, anh bạn trẻ làm theo tôi không chút do dự. “Nguyễn Đức Ngọc - Chánh văn pḥng UBND xă Thạch Xá”, rồi chúng tôi kéo nhau ra sân chụp ảnh. Tôi nhờ người chụp sao cho có chữ xă Thạch Xá, v́ với tôi là cả chặng đường bi hùng đi qua…Ngọc giới thiệu cùng tôi, gần đây có bác Khương Duy Anh được coi như “nhà sử học” xă nhà. Bác ấy thông tuệ tất cả quá khứ và ngọn nguồn quê hương. Rồi anh lấy chiếc xe con của xă dẫn đến tận nhà và xin về theo công việc. Bác Duy Anh niềm nở: “chúng tôi đang có chút việc, nhưng không sao”. Tôi lại mở cái giọng lúc năy với năm người khác đang cùng bác bỏ dở câu chuyện. Làng Thạch Xá giờ chia làm ba làng, làng Yên, làng Thạch và làng Chàng. Tên cũ là Nguyễn Xá, đầu thời Gia Long đổi thành Thạch Xá. Bây giờ là xă Thạch Xá trên đất ta đang ngồi. Ba làng từ Thạch Xá mà ra tuyệt nhiên không có họ Hoàng, chỉ có họ Nguyễn, họ Khương và các họ khác. Tôi băn khoăn, thoáng chút buồn, tay cầm miếng táo khô cho vào miệng mà cảm giác như có vị chát đắng? Bác Duy Anh tiếp tục câu chuyện. Tôi biết đầu xă B́nh Yên, làng Sen Ch́ có ông Hoàng Công Măo, trung tá quân đội về hưu cách chừng bốn cây số, các anh hỏi xem…
Sau chặng đường quanh co taxi đưa chúng tôi tới nơi. Ông Măo tự giới thiệu, tôi là Hoàng Văn Măo, chứ không phải Hoàng Công…Tôi cũng không biết gốc tích của ḿnh. Chỉ biết cụ kỵ tôi hiện c̣n mồ mả ở xă Hoàng Xá, huyện Quốc Oai, Hà Tây cũ. Tôi nghe nói trong các văn bia Quốc tử giám có bia tiến sĩ họ Hoàng, chứ không biết cụ thể ra sao. Tôi tâm sự cùng ông Măo rằng, cuốn gia phả họ Hoàng của tôi mang theo ghi rất rơ “Từ thời Gia Dũ Hoàng đế (Miếu hiệu Thái Tổ Gia Dũ Hoàng Đế) tức Chúa Tiên Nguyễn Hoàng (1525 - 1613), ḍng tộc họ Hoàng do Hoàng Linh Quan (tục gọi Hoàng cai sấu Linh Quan) vâng mệnh bản triều, man di chinh phạt, mở mang bờ cơi phương nam. Sự b́nh chiếm đắc địa phận, lập ra làng Thạch Xá, tên nguyên thủy của làng Thạch Xá, huyện Thạch Thất...”. Chắc chắn họ Hoàng ở Sơn Tây, phải bề thế, lừng lẫy một vùng. Trong đầu tôi hiện lên nhà thờ gốc ḍng họ to lớn khang trang như tôi từng gặp ở Bắc Ninh các năm trước. Vậy họ Hoàng làng Thạch Xá bây giờ ở đâu? Ḷng tôi quặn thắt đau nhói khi tay run run thắp hương lên bàn thờ gia đ́nh ông Hoàng Văn Măo. Qua làn hương mờ ảo, ông Măo giải bày cùng hai chúng tôi: “Tôi được nghe kể lại, xưa kia họ Hoàng đông lắm, nhưng do sự cố thế nào mà tai họa dáng xuống bất ngờ. Con cháu họ Hoàng đổi thành họ Khương và họ Nguyễn. Một số kê khai không có họ th́ cũng đồng loạt được chuyển qua họ Nguyễn”. Họ Hoàng mang trọng tội, muốn sống duy nhất phải làm thế. Tôi và Tiềm quay lại bác Khương Duy Anh cho bằng được, dù ông Măo tha thiết chiêu đăi cơm trưa. Ông nói, không biết tôi và anh có gốc gác ǵ ở Thạch Xá hay không. Nhưng gặp nhau là như anh em một nhà, anh mà từ chối…Cám ơn anh nhiều, tôi phải đi để t́m cho ra nguồn cơn. Gặp bác Khương Duy Anh dưới nắng trưa trước cổng, tôi nói ngay:
-Trong con người anh, có thể gốc là họ Khương, cũng có thể từ họ Hoàng chuyển qua họ Khương, v́ sao anh biết chứ? Đoạn tôi kể sự tích chuyển họ cho bác nghe. “Nhà sử học” nh́n tôi và nói, thực ra tôi nghiên cứu phần cổ xưa không sâu, chỉ từ phần cận đại trở về sau thôi. Rồi bác ồ lên một cách ngạc nhiên, tỏ ra như đang biết thêm điều mới lạ. Hai chúng tôi lại lên đường dưới cái nắng khô đầu tiên sau những ngày se se lạnh. Cậu lái taxi vẻ mặt thành thạo chỉ dẫn, ở xă Cần Kiệm, thôn Phú Đa bên cạnh, cháu biết có một gia đ́nh họ Hoàng nữa. Ăn trưa vội, chúng tôi đă đến gia đ́nh mới, anh Hoàng Huy Tần. Anh Tần chừng 55, 60 tuổi, rất vui. Anh dẫn tôi lên bàn thờ gia đ́nh. Gọi luôn cô con dâu bấm máy chụp h́nh và yêu cầu tôi ở lại cho bằng được. Anh bảo tôi cứ thoải mái chơi vài ngày và anh sẽ đưa đi t́m gốc gác. Chúng ta cùng một họ, cả dân tộc này cùng một họ. Anh cứ xem khi tổ quốc bị xâm lăng, ai ai cũng quyết liệt chống trả là ǵ. Máu người Việt đâu cũng giống nhau. Thôn Phú Đa chỉ có ba gia đ́nh họ Hoàng thôi, nhưng cả nước chắc nhiều lắm. Tôi cũng nghe trong nam Hoàng đổi thành Huỳnh. Đổi họ là cả một sự kiện. Gia phả của tôi không ghi gốc gác ở đâu cả. Gặp anh tôi quư lắm. Rồi anh ôm chầm lấy tôi như người thân lâu ngày mới gặp. Anh kể, xưa kia chùa Tây Phương chưa có tên. Nghe nói nhà vua cho đặt tên. Bên Cần Kiệm đặt chùa Nam Phương, bên Thạch Xá đặt chùa Tây Phương. Thạch Xá thắng, bởi hướng về cội nguồn. Cần Kiệm thua v́ Nam Phương, tức hướng về phía nam. Lúc viết bài thơ nổi tiếng “Các vị La Hán chùa Tây Phương” chắc chắn nhà thơ Huy Cận đă biết sự tích này. Tôi nhận ra, họ Hoàng đổi họ là phải. Chỉ c̣n cách đó ṇi giống mới không bị hủy diệt. Ông Hoàng Linh Quan, xin dắt theo cha già là Hoàng Quư Công chạy vào nam theo chúa Nguyễn. Có lẽ vợ ông đă nằm lại ở vùng đất này v́ không người chăm lo. Theo chúa Nguyễn, tức theo giặc làm sao chúa Trịnh để cho ḍng họ yên ổn? Chỉ đặt tên chùa c̣n thế, huống chi con người. Thời hai miền nam bắc cách vài chục năm, nếu trong gia đ́nh có người ra bắc hay vào nam đă bị liên lụy. Bên nào cũng xem gia đ́nh đó nằm trong diện lư lịch có vấn đề, con cái học hành khó thành đạt. Thời Trịnh Nguyễn phân tranh cũng thế. Cái bi kịch dân tộc xăy ra từ ngh́n đời nay sao cứ đổ lên đầu dân đen vô tội. Họ Hoàng làng Thạch Xá tan tác như đàn gà sau cơn đại hồng thủy ấp đến bất ngờ. Ôi đau thương cho một ḍng họ. Đau thương cho lịch sử. Tôi lấy khăn lau nước mắt trào ra từng ḍng, cố giấu sao để mọi người không thấy.
Quay về Hà Nội, tôi lại gọi cho người thân. Lịch sử nhiều khi cũng c̣n may mắn. Ông Hoàng Linh Quan lập làng, triều đ́nh cho ban cho một điều chí thú. Ông được chạy bộ từ địa giới phía nam thôn Vơ Xá cho tới khi nào mệt th́ dừng. Thành ra làng tôi dài gần mười cây số. Phía thượng, các cư dân khác đặt tên An Định thôn. Có lẽ ông chạyđă mệt, cần nghỉ là vừa. An Định sinh ra trong nghĩa đó chăng? Ông sinh hạ được bảy người con trai khôi ngô tuấn tú, chia thành bảy phái. Hoàng Đ́nh, Hoàng Văn, Hoàng Công, Hoàng Minh, Hoàng Phi, Hoàng Mậu, Hoàng Phước. Tôi thuộc đệ lục phái tổ Hoàng Mậu. Thuở nhỏ ba tôi đặt tên Hoàng Mậu Hiệu, lên hai tuổi rưỡi ba mất, mẹ đổi thành Hoàng Mậu Bảo. Năm cải cách ruộng đất người vùng tự do về ghép tên tôi và bạn bè trong làng thành “Sáu, Anh, Bảo, Vệ” với dụng ư miệt thị. Bảo vệ là lính có từ thời vua Bảo Đại cầm quyền, chứ không như bộ đội bây giờ. Mẹ tôi, các anh chị đều hiểu, nhưng im lặng. Thầy Đặng Viết Cần sửa thành Hoàng Vũ Thuật khi ghép tôi vào học lớp ba. Cái tên đó như định mệnh, khảm vào đời tôi. Năm 2014 khi tôi cùng anh Hoàng Văn Tân đứng ra lập bia, nhiều người nói, đúng ra anh phải là Hoàng Mậu Thuật. Tôi cười, trời đă cho thế nào th́ cứ giữ nguyên thế ấy. Ḍng họ Hoàng chúng tôi ở đàng trong không chỉ sống tại Quảng B́nh mà c̣n ở Huế, Đà Nẵng, Long Khánh, Đồng Nai, Sài G̣n, Vũng Tàu…Một cây mọc thành nhiều cây. Một gốc đâm ra nhiều nhánh sum suê. Công ấy thuộc về Thủy tổ Hoàng Linh Quan, người từng chinh phạt mở cơi phương nam năm trăm năm trước. Phần mộ cha già là Hoàng Quư Công (tức thân phụ thủy tổ Hoàng Linh Quan) tại thôn Tư, chúng tôi c̣n ǵn giữ. Ngày 10 tháng 10 âm lịch là chánh kỵ Thạch Xá, từng thuộc phủ Tiên B́nh, rồi phủ Quảng B́nh. Nay nằm trong địa phận làng Thạch Xá Hạ, xă Hồng Thủy, huyện Lệ Thủy và xă Gia Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng B́nh như di sản vật chất quư báu của ḍng họ.
16/3/2019