Việt Nam, ánh nổ trong truyện ngắn của Phan Huy Đường
Isabelle Binel
Luận án cử nhân ngôn ngữ và văn chương ngoại quốc
Đại học Turin, bảo vệ ngày 10/11/2005
Trích
*
Một mối t́nh ngụ cư
một thí dụ hành văn trong thế giới di dân
*
Tự ḿnh Phan Huy Đường cũng là một nhà văn Pháp ngữ và được coi như một trong những nhà văn Pháp ngữ gốc Việt tiêu biểu nhất trong thập kỷ 90. Năm 1994, anh đă đăng tập truyện ngắn Un amour métèque[1] gồm hai truyện ngắn và một tiểu thuyết ngắn và, năm 2000, quyển sách triết Penser librement[2]. Ngoài ra anh c̣n là tác giả quyển Vẫy gọi nhau làm người, tiếng Việt.
Cấu trúc và nội dung của tác phẩm
Ba truyện ngắn cấu thành Un amour métèque có vẻ rất khác nhau về nội dung cũng như h́nh thức. Thực ra sau những văn phong và nội dung khác biệt ấy, ẩn nấp những yếu tố chung cố kết thành tác phẩm.
Trước khi phân tích tác phẩm, chúng tôi nghĩ tóm tắt gọn mấy truyện ngắn ấy sẽ cho phép chúng ta hiểu những đề tài chính mà tác giả đương đầu.
Truyện ngắn đầu, Bộ xương người trị giá một tỷ đôla, diễn ra trong năm 1994, năm Mỹ kết thúc lệnh cấm vận đối với Việt Nam. Nhà Tỷ-Phú : Mỹ Richard Steel qua Việt Nam, quyết tâm t́m lại bằng được di hài của con ông đă mất tích trong chiến tranh. Để thực hiện điều ấy, ông sẵn sàng chi một tỷ đôla, mua tất cả hài cốt vô thừa nhận ở nước ấy. Bị những món tiền thưởng lớn lôi cuốn, dân chúng bắt đầu giao lại cho ông một số lớn bộ xương, ông trao cho đội chuyên viên khoa học của ông phân tích. Sau một trăm ngày, trên những thửa ruộng chung quanh trung tâm t́m kiếm, xương đă chất thành núi, nhưng vẫn chưa t́m ra vết tích nào của John Steel. Khi mọi hy vọng hầu như đă tan biến, một cụ già xuất hiện, hứa mang lại cho người Mỹ hài cốt của con ông. Cụ từ chối trao đổi nó với tiền của mà Tỷ-Phú sẵn sàng cho, nhưng yêu cầu Tỷ-Phú đốt hết hài cốt và trải tro tàn trên mảnh đất Việt Nam. Qua đó Tỷ-Phú thu lại hài cốt của con ḿnh và điều tra về cái chết của nó. Ông khám phá rằng John, khi bị thương, đă được ông cụ cứu và chăm sóc. Nhưng khi dân làng phát hiện ra nó, họ đă giết nó với con gái ông cụ đă cứu nó, chỉ để cho đứa con sơ sinh của hai người sống. Xúc động, Tỷ-Phú quyết định để di hài con của ḿnh ở lại Việt Nam, nhà ở cuối cùng của nó. Như thế, truyện ngắn kết thúc lạc quan và giàu hy vọng một cách bất ngờ.
"Nhà Tỷ-Phú mang bộ xương của người lính vô danh về Mỹ. Ông long trọng chôn cất nó bên cạnh ngôi mộ của vợ trong hầm mộ tổ tiên. Ông cưới người đàn bà phục vụ. Họ đă hạnh phúc. Họ đă có nhiều con. Trong hậu sinh đông đảo của con người ấy, đă từng có nhiều nhà văn, nhà văn hoá nổi tiếng, được người đời tôn kính, yêu mến. Một trong những người ấy đă trở thành nữ tổng thống đầu tiên của Liên Bang Mỹ[3]."
Ngay cả truyện thứ hai, Trống vắng, cũng diễn ra tại nước Việt Nam đương đại. Nhân vật chính kể lại ở ngôi thứ nhất chuyến về thăm quê hương sau nhiều năm lưu vong. Lan, người đàn bà quyến rũ mê hồn hướng dẫn du khách dắt anh đi qua những nơi chốn của thời thơ ấu của anh, thường không thể nhận diện lại được nữa. Trong chuyến đi, anh phải đương đầu với một t́nh cảnh thoái hoá, nghèo nàn tới mức những cô sinh viên trẻ buộc phải làm đĩ, những em bé phải bới rác và chết trên lề đường. Buồn bă ghi nhận hiện thực đương thời xác nhận sự sụp đổ vĩnh viễn của những lư tưởng trong thời chiến, nhân vật đành phải thừa nhận rằng "chiến tranh đă chấm dứt, hoà b́nh cũng vậy. Bây giờ là thời đại của kinh doanh[4]." Người đàn bà đẹp hướng dẫn, mà anh si mê, cuối cùng hoá ra là bạn của anh thời thơ ấu, và chính là người đàn bà trong một tấm h́nh nổi tiếng đă trở thành biểu tượng đối với người Việt ở Pháp trong phong trào chống chiến tranh. Qua ngôn từ của người đàn bà, anh hiểu rằng tuổi thơ chung của hai người cũng đă trôi theo cuộc chiến. Nhân vật đă đánh mất khả năng xin. Bây giờ anh chỉ c̣n biết quyến rũ và mua thôi.
Văn bản cuối cùng là một tiểu thuyết đích thực, gồm 17 chương. Cốt truyện, đúng thế, rất giản dị. Đó là một chuyện t́nh không được chia sẻ tầm thường. Như tác giả nói, "Ta có thể đọc Một mối t́nh ngụ cư như câu chuyện tầm thường về một người bị ma dâm ám ảnh giữa trưa[5]." Một con người đang ở đoạn giữa đời, chuyên viên tin học gốc Việt, lâm vào khủng hoảng sau khi si mê một cô thư kư trong văn pḥng của ḿnh. Sự khước từ của người đàn bà d́m chàng vào một tâm trạng đau khổ tột bực.
Người đàn ông suy ngẫm về đời ḿnh, về cuộc hôn nhân của ḿnh, về ư nghĩa của cuộc sống, nỗi cô đơn và sự bất lực trao đổi với người đời của những kẻ, như chàng, cảm thấy ḿnh xa lạ ở mọi nơi. Truyện ngắn mô tả cuộc sống hàng ngày của nhân vật giữa công sở, khó khăn trong quan hệ với vợ, những chuyến đi ngắn ngủi để tham gia hội nghị. Câu chuyện chấm dứt với sự từ bỏ công ty nơi mối t́nh đối với cô thư kư ra đời và sự kết liễu bản thân t́nh yêu.
Thứ tự đăng các truyện ngắn dường như không ngẫu nhiên, ngược lại, nó như phản ánh mục đích rơ ràng của tác giả. Đúng thế, trong quá tŕnh đọc, ta chứng kiến những đề tài tập thể và thời sự từ từ chuyển qua một kích thước nội tâm hơn.
Truyện ngắn đầu viện cớ vài sự kiện có thực trong thập niên 90 như chuyện Mỹ chấm dứt phong toả kinh tế Việt Nam và vấn đề quân nhân Mỹ mất tích trong chinh chiến. Nó được viết như "một huyền thoại cho thời nay… chơi vơi giữa triết lư và biếm hoa[6]." Ngay cả truyện thứ hai, Trống Vắng, cũng diễn ra ở Việt Nam và những vấn đề hiện tại của nước ấy vẫn hiện diện. Tuy vậy, những vấn đề ấy không giữ vai tṛ cốt yếu trong truyện, trong khi tác giả đặc biệt chú ư tới nhân cách của nhân vật và sự tiến hoá của nó trong quá tŕnh kể. Trống vắng, như thế, tŕnh bày lại vài đề tài đă phát hiện được trong truyện ngắn trước và thông báo trước vài đề tài khác có thể t́m được trong Một mối t́nh ngụ cư. Ta có thể coi nó như một thế quân b́nh giữa nỗi đau thầm kín trong tiểu thuyết ngắn cuối cùng và tính hài hước phê phán của Bộ xương người trị giá một tỷ đôla. Trong Một mối t́nh ngụ cư, Việt Nam chỉ c̣n hiện diện trong kư ức của nhân vật, như nơi của tuổi thơ bị vĩnh viễn đánh mất. Cảm giác khó chịu, ngoại thể[7], sự bất lực trong nhu cầu giao tiếp tha nhân đang giày ṿ con người sống xa tổ quốc là trung tâm của tiểu thuyết. Ngay trong h́nh thức, ta thấy một sự biến đổi phản ánh nội dung ấy. Trong Bộ xương người trị giá một tỷ đôla, quá tŕnh kể chuyện tiến hành ở ngôi thứ bá với đặc tính của một nụ cười hài hước xót xa. Ngược lại, trong truyện thứ hai, ta chuyển qua ngôi kể thứ nhất và giọng văn trở thành u sầu, phù hợp với sự vỡ mộng và tam trạng luyến tiếc năo nùng của truyện này. Trong tiểu thuyết kết thúc tập truyện, ta chứng kiến một sự qua lại lạ lùng từ ngôi thứ nhất qua ngôi thứ ba. Sự lựa chọn văn cách này tạo một ấn tượng lạ lẫm, như thể nhân vật tự phân thân để nh́n chính ḿnh khi nói về ḿnh.
Cấu trúc của toàn bộ tác phẩm hầu như lập lại dưới dạnh h́nh thức hành tŕnh nghiệm sinh của tác giả. Như ở nhiều tác giả Việt Nam khác sống lưu vong, sợi dây mănh liệt nối ḿnh với nước xuất thân có khuynh hướng yếu đi và con người từ từ xa hiện thực Việt Nam, trong khi vấn đề bản thể[8] gắn liền với thân phận lai văn hoá ngày càng đặt ra gắt gao.
Việt Nam và Tây Âu : sự đối chất giữa hai văn hoá.
Như đă cho thấy, tác phẩm của Phan Huy Đường có một thể cô kết không thể phủ nhận được, vượt qua nội dung khác biệt đặc thù của từng truyện ngắn. Trong những nhân tố chính cô kết ba câu chuyện, ta thấy có sự đối chất giữa văn hoá Á Đông, đặc biệt là văn hoá Việt Nam, và văn hoá Tây Âu. Đề tài này, như đă tŕnh bày trong những chương trên, có mặt trong tác phẩm của nhiều tác giả khác, bất kể họ thuộc một cộng đồng diaspora[9] hay không. Trong hai truyện ngắn đầu, hai nền văn hoá khác nhau được biểu thị bởi những nhân vật hiện thân những giá trị của Tây Âu, thí dụ như Tỷ-Phú Mỹ, và những nhân vật biểu thị văn hoá Á Đông, như Lan hay cụ hiền triết Việt Nam trong Bộ xương người trị giá một tỷ đôla.
Trong tác phẩm, trong những yếu tố biểu thị Tây Âu, yếu tố có ư nghĩa nhất chắc chắn là tiền. Khả năng xâm chiếm tràn ngập của nó trở thành một biểu tượng của văn hoá Tây Âu.
Tiền đích thực là động cơ của mọi hành động, mọi sự kiện xảy ra trong Bộ xương người trị giá một tỷ đôla. Chính tác giả giải thích rằng "Đề tài thực của truyện ấy không là câu chuyện về POW/MIA[10]. Với tư cách một bi kịch của kiếp người, bi kịch ấy đáng được giải quyết sao cho tốt nhất. Đề tài thật, chính là tính phi nhân của một thế giới trong đó "giá trị" duy nhất c̣n lại, chính là… đôla, trong đó hành dộng, chính là… mua[11]." Với của cải của ḿnh, người Mỹ dường như có thể mua bất cứ ǵ, những bộ xương người, trang báo, sự câm lặng của chính phủ đối với dự định đáng tranh căi của ông, mua luôn cả con người. Độc giả đặc biệt choáng váng khi thấy cảnh mua sẵn những người đàn bà để Tỷ-Phú tuyển lựa người sẽ phục vụ ḿnh.
"Chúng tôi đă mua hết. Không có nguy cơ sida hay bệnh tật. Bác sĩ của ông đă khám họ. Tất cả đều đồng trinh và lành mạnh. Người ông chọn sẽ được đưa vào biệt thự ngay tối nay. Nó sẽ không được ra khỏi đó với bất cứ lư do nào. Biệt thự được canh gác cẩn mật."
Những từ ám chỉ tiền và sự mua đồ xuất hiện thuờng xuyên, đặc biệt là động từ mua, cứ trở lại, ám ảnh, trong suốt cả câu chuyện. Chỉ ở một đoạn ngắn, người Mỹ giàu có mới khẳng định :
"Vây th́ tôi mua cái khả năng may mắn đó […] Tôi không điều tra, tôi không đàm phán, tôi hành động. Tôi mua. […] Ngoài ra, tôi mua cash[12] với giá 150 đôla tất cả những bộ xương vô thừa nhận[13]."
Điều ấy càng ư nghĩa hơn khi ta so sánh truyện ngắn này với những sản phẩm văn chương và điện ảnh của Mỹ liên quan tới vấn đề Missing in Action. Sau khi chiến tranh với Việt Nam chấm dứt, họ đă sản xuất rất nhiều phim trong đó những anh hùng đầy dũng cảm của Liên Bang Mỹ đương đầu với vô vàn nguy nan để cứu những lính Mỹ vẫn c̣n bị những người Việt tàn nhẫn cầm tù. Trong truyện ngắn của ḿnh, Phan Huy Đường dường như muốn vạch ra ánh sáng rằng, đằng sau chuyện tu từ, những vũ khí đích thực người Mỹ (mà Tỷ-Phú là đại diện tiêu biểu) vung lên, hôm nay, là những mớ đôla đă không ngừng gây ra hiệu lực của chúng một cách khác.
Ngay nhân vật trong Trống Vắng, sau một đời lưu vong dài tại Châu Âu, cũng đảm nhận một tâm tính đặc thù Tây Âu, tâm tính của Tỷ-Phú trong Bộ xương người trị giá một tỷ đôla. Cũng như người Mỹ giàu có kia, nó chỉ biết mua thôi. Cách ứng xử ấy có thể được xác minh ngay trong thái độ của nó với Lan, khiến Lan đưa ra ánh sáng sự đổi thay của nhân vật so với thời thơ ấu qua những câu : "Thuở ấy anh c̣n biết xin. Bây giờ anh chỉ biết quyến rũ biết mua.[14]."
Chống lại quyền lực áp đảo của tiền, chỉ có vài nhân vật hiếm hoi. Nhân vật có ư nghĩa nhất là cụ hiền triết có mặt trong truyện ngắn đầu. Từ trối những của cải mà Tỷ-Phú sẵn sàng cho, cụ khẳng định sự hiện hữu của những giá trị sâu sắc và quan trọng hơn tiền bạc. Trong những giá trị ấy, có sự kính trọng đối với người chết. Cụ áp đặt nó lên người Mỹ khi cụ yêu cầu ông trả lại ḷng đất Việt Nam tro tàn của những bộ xương. Ông cụ, với sự dịu dàng thanh thản của ḿnh, dường như là biểu tượng của đạo lư cổ truyền và của những giá trị Khổng Giáo. Ngay cả nàng Lan quyến rũ mê hồn cũng từ chối khuất phục tâm tính Tây Âu theo đó có tiền mua tiên cũng được. V́ thế, mặc dù nhân vật trong truyện ngắn lôi cuốn nàng, nàng khước từ cuộc tán tỉnh của nó v́ nàng cảm thấy đó như là một mưu toan mua nàng, điều mà chính nhân vật xác nhận trong đoạn cuối của truyện ngắn : "Tôi không cố quyến rũ Lan nữa. Tôi không nghĩ tới chuyện mua nàng nữa.[15]"
Dù sao, hai nhân vật đó không tiêu biểu cho xă hội Việt Nam đương đại, được mô tả ngược lại như một thế giới ngày càng chịu ảnh hưởng của văn hoá Tây Âu, càng nhanh chóng mất đi những giá trị truyền thống. Đức, người bạn lâu năm của nhân vật, hiện đă hoà nhập vào hiện thực Việt Nam mới, vạch cho nhân vật thấy : "Đúng là chúng ta đang ở ngay trong ḷng kinh tế thị trường. […] Chiến tranh đă kết thúc rồi, hoà b́nh cũng vậy. Bây giờ là thời đại của kinh doanh. Mày tưởng chúng ḿnh là ǵ ở đây ? Những thằng Tây da vàng[16]."
Trong tác phẩm của Phan Huy Đường sự xung đột giữa hai văn hoá khác nhau không chỉ hiện diện ở mức nội dung, nó ảnh hưởng luôn cả chính công việc sáng tác văn chương. Thí dụ như trong Một mối t́nh ngụ cư, ta thấy trích văn của những tác giả như Sartre, Malraux và Pascal. Rất nhiều điều ám chỉ thế giới văn hoá và văn chương Pháp, chắc chắn, vạch cho ta thấy rơ rằng văn hoá của nước nơi ḿnh sống đă ảnh hưởng sâu sắc tác giả. Trong Trống Vắng, ngược lại, có xen vào một truyện thần thoại cổ truyền của Việt Nam. Ngoài những đoạn trích rơ ràng ấy, dù sao đi nữa, cũng khó khẳng định những khía cạnh nào do ảnh hưởng văn hoá Việt Nam mà ra và khía cạnh nào xuất phát từ văn hoá Pháp. Chính tác giả giải thích những nhân tố đặc thù Việt Nam và những nhân tố đặc thù Pháp đă liên thể với nhau để cùng tác động vào tinh thần của ḿnh như thế nào :
"Có những điều tôi chỉ có thể nói được bằng tiếng Việt và những điều khác chỉ nói được bằng tiếng Pháp. Tôi tới Pháp lúc 18 tuổi. Ở tuổi ấy, ta đă nên người ở một phần cơ bản của bản thân ta : toàn bộ những nhục cảm trong quan hệ với thế giới và một tổ hợp giá trị của một nền văn minh. Có lẽ v́ thế mà những bạn đă từng có cùng một hành tŕnh như tôi đều viết tác phẩm văn chương của họ bằng tiếng Việt. Nhưng tôi đă trưởng thành tại Pháp. Tôi đă sống phần lớn đời tôi ở nước ấy. Ngôn ngữ của tôi phải mang dấu ấn của cả hai tiếng nói ấy[17]."
Một ngôn ngữ của người lưu vong
Đề tài lưu vong mà chúng ta đă phát hiện trong hầu hết các tác phẩm của diaspora là đề tài cơ bản kể cả trong tập truyện ngắn của Phan Huy Đường. Thân phận lưu vong, quan trọng đến thế trong sáng tác văn chương của các tác giả Pháp ngữ Việt Nam, có thể đa dạng như Jacques Mounier[18] đă cho thấy trong những loại h́nh khác nhau của nó. Chúng tôi xin lược qua ngắn gọn.
Một h́nh loại thứ nhất, có lẽ thông thường nhất, là lưu vong miễn cưỡng. Người ta cảm nhận nó như một sự mất mát nhân cách và tự do, và nghiệm sinh nó như một thân phận vô định, bấp bênh. Người lưu vong sống nó như một nỗi chờ đợi khôn nguôi ngày trở về tổ quốc và luôn luôn bị chia cắt giữa nỗi nhớ nhà và niềm hy vọng. Nó đồng thời đụng nguy cơ bị đào thải khỏi đất gốc rễ của nó và nguy cơ không hội nhập được một cách toàn diện vào cộng đồng người tiếp nhận nó. Cảm giác mất mát, bấp bênh sinh ra từ một hoàn cảnh như thế tạo ở người lưu vong một nỗi đau đă trở thành đề tài chính ở nhiều tác giả của diaspora.
Sau đó có một h́nh loại lưu vong thứ hai, tự nguyện. Trong trường hợp này, mặc dù là lựa chọn có ư thức, sự lưu vong vút hiện như một lựa chọn khó khăn, đau đớn và nó thường được tŕnh bày như giải pháp duy nhất khả thi đối với một hoàn cảnh được cảm nhận như không thể chịu đựng được trong nước nơi ḿnh xuất thân. Như thế, kiếp lưu vong tự nguyện cũng thường tạo ra cảm giác đau khổ, bấp bênh. Tuy vậy, trong trường hợp tự nguyện lưu vong, người lưu vong ao ước hội nhập vào xứ sở đă tiếp nhận ḿnh và nó không hẳn luôn luôn có ư định trở về Tổ Quốc.
Cuối cùng, có sự lưu vong biểu tượng. Nó thường gắn liền với sự lưu vong địa dư, nhưng xét cho cùng ta vẫn có thể xác nhận nó ngay cả trong trường hợp không có sự di động vật lư ra khỏi Xứ sở của ḿnh. Hơn hết, đó là cảm giác xa lạ và khó chịu của con người đối với hoàn cảnh và xă hội quanh ḿnh. H́nh thái lưu vong này đặc biệt kinh hoàng khi nó sinh ra cảm giác tha hoá[19] và cô đơn bất cứ ở đâu, cướp đi ở người lưu vong ngay cả niềm hy vọng hồi hương. Sự lưu vong biểu tượng thường gắn liền với hoạt động văn chương. Hành văn đôi khi là cách duy nhất cho phép vượt sự mất mát khả năng trao đổi với tha nhân và nỗi cô đơn của kiếp lưu vong.
Trong trường hợp Phan Huy Đường, kèm theo sự lưu vong địa dư, có thêm sự lưu vọng biểu tượng. Như trong trường hợp của nhiều người tự nguyện lưu vong, trong tác phẩm của ḿnh tác giả không biểu lộ ḷng ao ước trở về Việt Nam, nơi hôm nay anh sẽ thấy ḿnh là kẻ xa lạ. Mặt khác, anh cũng không thấy ḿnh đă hoàn toàn hoà nhập vào nước Pháp, Xứ sở ḿnh đă lựa chọn hội nhập. Sự rạn nứt ở ḿnh giữa hai thế giới và hai nên văn hoá trong đó anh đều thấy ḿnh xa lạ, tạo ra ở tác giả thân phận của người mất gốc.
"Khởi điểm của tôi, nếu có thể nói như thế, nhưng, trên cái lưỡi chẻ đôi của tôi, nói đă là gian dối, không phải là một ư tưởng - muốn thế phải có một văn hoá, cũng không là một người cha, một người mẹ - muốn thế phải có một tuổi thơ, không là một người anh, người chị, một bạn gái - muốn thế phải có một thời thanh niên, không là một người đàn ông, một người đàn bà - muốn thế phải có niềm tin, không là một bầu trời, một mảnh đất, một thân cây, một ḥn đá, một ánh chói của mặt trời mặt trăng trên mảnh gương của lá cây mặt nước - muốn thế phải có một tổ quốc. Càng không là sự âu yếm của một mái nhà - muốn thế phải có hoà b́nh. Khởi điểm của tôi là một cuộc chạy trốn[20].
Cảm giác khó chịu, ngoại thể, bất lực giao tiếp với tha nhân giày ṿ những ai sống xa tổ quốc là trung tâm tác phẩm của Phan Huy Đường. Nhân vật trong Trống Vắng và Một mối t́nh ngụ cư được mô tả như "cô đơn, trật trục, bứt gốc, câm lặng. Cô đơn như kẻ lưu vong. Nó hoài công tự nhủ : tôi có hai nên văn hoá. Vô nghĩa. Điên.[21]" Nỗi cực đau xuất phát từ thân phận ấy được thổ lộ trong văn bản xuyên qua sự xuất hiện thường xuyên của từ "đau" và những từ ngữ cùng trường ngữ nghĩa. Ngay những trang đầu của truyện ngắn đă có sự nhắc đi nhắc lại đó.
"Tôi nh́n thấy ḿnh đau. Và tôi ch́m đắm vào cái lỗ hổng. Tôi sẽ điên. Tôi đă không c̣n khả năng nói nỗi đau "của" tôi. […] Có một nỗi đau mượn h́nh dáng tôi, lang thang vô cơ, chẳng để làm ǵ. Bất công quá[22] !
Thỉnh thoảng tôi nh́n thấy ḿnh đau. Tôi tự nhủ rằng tôi đau, và tôi khó tin được đó là chính tôi."
Với sự ngoại thân đối với Xứ xuất thân hay đối với xứ thừa nhận, trong trường hợp Phan Huy Đường, dường như có thêm một sự lưu vong đối với chính ḿnh thể hiện qua sự qua lại giữa ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ ba. Đúng thế, sự chuyển đổi từ ngôi "tôi" qua ngôi "nó" vô danh dường như vạch ra cho ta thấy nhân vật - kể chuyện cảm nhận chính ḿnh với một cảm giác ngoại thể, như nó nói về một con người khác. Sự bi quan phát ra từ hoàn cảnh ấy nâng Một mối t́nh ngụ cư lên một chiều kích phổ cập trong đó con người được nghiệm sinh như "một con rối đang mơ mộng và kiệt sức múa máy hăo. Tự do duy nhất của nó là be be theo hay chống bầy cừu, và đi theo đàn một cách tự nguyện hay ép buộc[23]." Trong sự bi quan đó, ta có thể thấy vài điều tương đương với tư tưởng hiện sinh. Đúng vậy, như đă nói trong đoạn trên, trong Một mối t́nh ngụ cư có nhiều câu trích dẫn Sartre và nhiều đề tài khác nhau đặc thù của chủ nghĩa hiện sinh.
Như nhiều tác giả khác, trong đó chúng tôi nhắc tới Anna Moï và Phạm Văn Kư, ngay Phan Huy Đường cũng đương đầu với đề tài hồi hương. Ở những nhà văn của diaspora, hồi hương là một đề tài văn chương đặc biệt đáng chú ư v́ sự đương đầu với mảnh đất xuất thân làm sáng tỏ rằng nghiệm sinh lưu vong có thể thay đổi con người lưu vong và khiến nó xa biệt văn hoá và truyển thống của Tổ Quốc một cách không thể văn hồi được đến mức nào.
Đối với nhân vật của Trống Vắng, kinh nghiệm ấy được nghiệm sinh như một hành tŕnh khai tâm, gần như Lan, một loại Béatrice Á Động[24], hướng dẫn nó vào một hành tŕnh xuống địa ngục (và hiện thực mà nó đương đầu thực giống như địa ngục), và hành tŕnh ấy sẽ nâng nhân vật lên một ư thức cao hơn về chính mính. Nó hiểu rằng không những xứ sở của nó đă đổi thay so với những năm tháng của thời thơ ấu, mà chính nó cũng đă thay đổi sâu đậm. Bây giờ, ở Việt Nam, người ta đối xử với nhân vật như với một du khách. "Nàng đă chi li chuẩn bị chuyến du lịch cho tôi. Tôi nhận ra lộ tŕnh cho du khách ngoại quốc. Tự nhiên. Tôi không c̣n gia đ́nh, bè bạn ở đây[25]."
Sự đương đầu với Việt Nam ngày nay gây trong nó cảm giác vỡ mộng đối với kỷ niệm và lư tưởng của nó trong chiến tranh. Hơn thế, nhân vật hiểu rằng sự giao tiếp giữa những người đă nghiệm sinh chiến tranh và những kẻ, như nó, chỉ "ngủ với nàng[26]" thôi là điều bất khả thi. Và như thế cuộc hành tŕnh kết liễu với sự xác nhận dứt điểm rằng không thể sống ngược ḍng đời được. Mặc dù ư thức mới này sinh ra nỗi đau, kết luận của văn bản không hoàn toàn tiêu cực. Đúng vậy, nếu ở lúc ban đầu của hành tŕnh nhân vật có vẻ xiních và lănh đạm, càng trầm ḿnh vào mảnh đất cố hương, càng khám phá sự suy thoái và nghèo nàn của nó, nhân vật càng trở nên nhân hậu và cảm nhận lại được những t́nh cảm chân thực. Truyện ngắn kết thức bằng hành tŕnh trở lại Pháp của một nhân vật dường như đă t́m được một sự thanh thản mới.
"Tôi tự nhủ rằng tôi đă bốn mươi tuổi và, tôi cũng vậy, cũng đă từng có một thời thơ ấu, một thời bằng hữu, rằng chiến tranh đă kết thúc, rằng tôi vẫn c̣n tương lai, và tôi sẽ sống nó, chết nó ở nhà của chính tôi, nơi tôi đă trở thành tôi, chẳng ở đâu cả. Biết đâu sẽ có một ngay tôi t́m lại được ở đó ḷng can đảm để, một lần cuối, xin. Biết đâu[27] ?"
Chúng ta đă thấy cảm giác tha hoá, ngoại thể mà nhân vật cảm nhận, không thể vượt qua được bằng sự hồi hương. T́nh yêu cũng không chống lại được sự cô lập và cô đơn của kẻ ngụ cư. Ngược lại, thân phận lưu vong, với những hậu quả bi đát vào nội tâm của kẻ lưu vong, cấm nhân vật của Trống Vắng và Một mối t́nh ngụ cư có khả năng yêu. Trong Trống Vắng, người đàn ông bị nàng Lan quyến rũ mê hồn đẩy ra. Không thể có t́nh yêu giữa họ v́ bây giờ họ quá khác nhau và sự tương cảm không thể có thực được nữa. Trong Một mối t́nh ngụ cư, trở về Pháp, nhân vật si mê một cô thư kư, nhưng ngay chuyến này, như một định mệnh không sao thoát được, t́nh yêu phải đổ vỡ. Sự khước từ t́nh yêu của nhân vật, do người đàn bà, được cảm nhận như một h́nh thái lưu vong.
"Nó được yêu v́ nàng muốn yêu nó. Tôi không được yêu v́ nàng không muốn. Chỉ có thế thôi, và đau tàn nhẫn. Tôi chỉ là sự khước từ ấy, sự lưu vong vĩnh viễn, vô cớ, không sao vượt lên được. […] Cứ thế, nó trôi qua buổi sáng, bơ vơ trong cảm giác lưu vong, thỉnh thoảng lại bắt gặp cặp mắt người đàn ông ŕnh rập nỗi đau của nó[28]."
T́nh yêu, không được chia sẻ, đối với cô thơ kư tạo ra ở nó nỗi đau quằn quại. Tuy vậy những nỗi đau ấy không chỉ có mặt bi quan. Tác giả khẳng định : "Yêu mà bị khước từ, cu cậu nên cảm ơn trời : điều ấy khiến nó đau khổ, tức là có thực. Đúng thế, cuộc sống của nó, ít nhất là cho tới tuổi bốn mươi, chẳng là ǵ cả ngoài chuyện t́m kiếm một lẽ tồn tại ở đời[29]."
Sự kiện t́nh yêu không thể tự hiện thực được, xét cho cùng, không có ǵ đáng ngạc nhiên. Chính nhân vật tự cảm thấy ḿnh không có khả năng thực sự yêu v́ nó ư thức tính cô đơn bản thể của nó. Chúng ta có thể ghi nhận đều ấy trong những lời của Phan Huy Đường, rất phù hợp với nhân vật của anh, tuy đây là những lời thực sự nói tới chính ḿnh :
"Tôi có thể nói, hoàn toàn khiêm tốn, hoàn toàn tự kiêu, hoàn toàn nhân đạo : tôi chưa hề t́m cách bám rễ vào một mối t́nh. Tôi chưa hề biết yêu như người ta phải yêu. V́ khi chào đời tôi không có được những mốc chuẩn. Tôi chưa được học nhận, tôi không biết cho. Chưa bao giờ tôi được có một quyền ǵ cả[30]."
Ngay quan hệ với vợ cũng bị đặt lại vấn đề, bị phân tích. T́nh yêu hay những lư tưởng chung đă kếp hợp họ ? Nhưng năm dấn thân chính trị, như người đàn bà ghi nhận, chắc chắn đă khiến họ gần nhau.
"Chúng ta đă chia sẻ cùng một hành tŕnh dấn thân, cùng một cuộc tranh đấu, cùng một kiếp sống. Hầu hết nhưng ǵ em đeo đuổi, em đă thành công. Ngay những thất bại, em cũng thấy như những chặng đường. Rồi có cái ngày chiến thắng, sự bùng nổ của t́nh anh em tràn đầy hạnh phúc, anh nhớ không ? Đó là năm 75. Mặt trời rực rỡ tràn ngập một ngày mùng 1 tháng 5 lan tràn hân hoan. Chúng ta bước bên nhau giữa đám đông vui cười xuôi đại lộ Malesherbes. Chúng ta lẳng lặng nắm tay nhau. […] Chiến tranh đă chấm dứt. Chúng ta đă thắng. Cánh cửa tương lai đột nhiên mở tung.Chúng ta có cả một thế giới để xây dựng trong đó con cái chúng ta sẽ hạnh phúc[31]."
Nhưng bây giờ, khi những niềm tin chắc chắn đó đă biến đi, sự trao đổi với tha nhân trở thành bất khả thi.
"Hôm nay, thế là hết. Những cánh cửa đă đóng lại. Tương lai mà chúng ta dự kiến đă chết. […] Em chẳng có ai để nói chuyện. Không ai cả, ngoài anh. Anh đă luôn là nơi nương tựa của em trong những lúc ngờ vực. Em khám phá rằng anh cũng chới với như em, và em xa lạ với nỗi cô đơn của anh[32]."
Cả hai người đều ư thức rằng "người ta chỉ có thể nhại nỗi đau của người khác, không bao giờ chia sẻ nó được[33]." Như thế, ngay cả t́nh yêu cũng không làm vơi được bi kịch hiện sinh của kẻ ngụ cư.
Cách duy nhất để xoa dịu nỗi đau và vượt qua bức tường ngăn cấm trao đổi với tha nhân là hành văn. Đối với nhân vật của Một mối t́nh ngụ cư, hành văn dường như có chức năng trị bệnh : "Vậy th́ tôi viết. Tôi cố gắng nh́n thấy, mô tả nỗi đau của tôi, tống nó ra ngoài bằng cách khạc nó lên trang giấy[34]." "Chỉ khi viết nó, chàng mới có thể bứt khỏi nó [nỗi đau] một tí.[35]"
Như thế, hành văn dường như là cái neo đích thực để cứu ḿnh : "Tôi phải bám siết trang giấy trắng. Khi sắp chết đuối, người ta níu lấy mảnh gỗ vụn trong tầm tay[36]." Ngay cả mục đích của tiểu thuyết, ít nhất phần nào, là nhu cầu bức thiết lùi ḿnh xa nỗi đau đang d́m nhân vật. Đúng thế, văn bản bắt đầu với những câu : "Nêu sau những trang này tôi không thoát ra khỏi nỗi đau của tôi, có lẽ tôi sẽ trầm đắm trong điên loạn[37]."
Văn tự truyện
Một nghiệm sinh cực thầm kín như sự lưu vong thường hay dẫn tới lựa chọn thể loại tự truyện, một thể loại rất phù hợp với chuyện nói về ḿnh và sự lùi về nổi tâm. H́nh thái phát biểu theo kiểu tự truyện được nhiều tác giả Việt Nam trong diaspora vận dụng và trong tác phẩm của họ có nhiều trạng thái khác nhau.
Thỉnh thoảng, như trong tác phẩm của Kim Lefèvre, thể loại tự truyện được tôn trọng, nhân vật với tác giả đồng nhất và câu truyện được kể ở ngôi thứ nhất. Ngược lại, ở những tác giả khác, ngôi "tôi" có khuynh hướng biến thành một "chúng ta" và xuyên qua quá tŕnh kể nghiệm sinh của ḿnh, tác giả biểu thị những tập thể cấp trên. Trong những trường hợp khác nữa, mặc dù kể với ngôi thứ nhất, tác giả lấy khoảng cách với văn bản bằng cách phủ định h́nh thái tự truyện. Trong Les reflets de nos jours, H́nh bóng của những ngày của chúng ta, của Nguyễn Hữu Châu, tác giả giới thiêu văn bản dưới h́nh thức hồi kư của một người bạn đă chết trong chiến tranh mà tác giả đă t́m lại được. Những văn bản khác, sau đó, được biểu thị dưới dạng thư từ hay kể lại kinh nghiệm dường như thuật lại cuộc đời của tác giả nhưng ở ngôi thứ ba.
Ta có thể sắp xếp, trong những h́nh thái tự truyện khác nhau, một vài thử nghiệm hành văn trong đó ta có thể có ngay cả truyện ngắn Một mối t́nh ngụ cư. Trong văn bản đó, người ta chuyển đi chuyển lại mấy ngôi kể khác nhau. Những ngôi chính là 'tôi" và "nó", nhưng trong vài nơi người kể biểu đạt chính ḿnh ngay cả ở ngôi thứ hai và trong một khúc nó hiện diện dưới ngôi "chúng ta", đều ám chỉ một con người, như bản thân nhân vật, sống cảnh lưu vong. Những thế những diễn ngôn ấy thường xuyên chồng chéo lên nhau nhưng luôn luôn ám chỉ bản thể của nhân vật và người kể. Song song với sự chuyển đổi ngôi kể dưới h́nh thái văn phạm, có thêm, thỉnh thoảng, sự chuyển đổi giữa hiện tại và quá khứ. Đặc biệt khi người kể gợi lại vài sự kiện của tuổi thơ. Ngay trong những sự việc ấy "tôi" và "nó" luân phiên thay nhau. Thí dụ, câu chuyện khởi hành ở ngôi thứ ba :
"Thuở ấy nó lên ba. Nó với anh nó bị nhốt trong một cái chum."
Rồi "nó" nhảy qua ngôi "tôi" :
"Hôm ấy, một lần thứ hai, một con người đă vô cớ cho tôi được sống. Tôi sẽ không bao giờ quên."
để mau chóng trở lại kiểu kể vô danh :
"Lúc nó sáu tuổi, ở một buổi chiều, nó quyết định bỏ gia đ́nh nó[38]."
Cách hành văn ấy, dường như xích lại gần những h́nh thái viết tự truyện mới mẻ nhất trong những năm vừa qua, phản ánh sự hoang mang hiện sinh áp đảo nhân vật. Đúng thế, độc giả có cảm tưởng như thể cảm nhận cái tôi của chính ḿnh như đă tan ră, chia cắt thành nhiều bản thể vỡ vụn, ră rời, cứ tuần hoàn chụm lại với nhau.
Sự tan tành của ư thức ḿnh thuộc một cộng đồng, và cảm giác tha hoá rất điển h́nh cho h́nh thái lưu vong mà chúng tôi gọi là biểu tượng. Khi cái "tôi" bị biểu thị dưới ngôi thứ ba, ta có cảm tưởng rằng người kể nh́n chính ḿnh như một tha nhân.
"Thỉnh thoảng, tôi nói về tôi như thể nói về người khác. Thỉnh thoảng một người khác bỗng đau đớn như thể nó là tôi. Nó là ai và tôi là ai ? Tôi, Nó, cuộc giao cấu tàn nhẫn giữa sự im lặng và một tiếng kêu[39]."
Như chính tác giả đă xác nhận, nhân vật của Một mối t́nh ngụ cư và Trống Vắng thật sự là một. Tuy vậy, thử nghiệm kể chuyện trong tiểu thuyết ngắn hoàn toàn vắng mặt trong truyện ngắn. Truyện ngắn được viết với một văn phong súc tích, với rất ít b́nh luận, trong một ngôn luận trung lập về mặt văn phạm. Từ đầu đến cuối, câu chuyện được kể ở ngôi thứ nhất.
Thực ra, đây không hẳn là tự truyện, dĩ nhiên ta có quyền tự hỏi rằng nhân vật trong hai truyện này có thể đồng nhất với tác giả không. Phan Huy Đường không cho một điều ǵ khẳng định chuyện ấy trong văn bản. Tuy vậy, có nhiều tiết mục hiện diện trong những truyện ngắn ấy, như tuổi thơ ấu trong thời chiến, thân phận lưu vong ở Pháp, sự dấn thân trong phong trào chống chiến tranh Việt Nam, là những sự kiện có thực đă từng khắc dấu ấn vào đời tác giả.
Văn phong của Bộ xương người trị giá một tỷ đôla xứng đáng được nghiên cứu riêng. Truyện ngắn này không là tự truyện, nó được kể ở ngôi thứ ba, do một kẻ ở ngoài quả đất. Tính đặc thù của truyện này là diễn ngôn của nó cực kỳ duy bản thể[40], hầu như không có tính từ. Như chính tác giả đă giải thích, trong truyện ngắn này :
"Điều khiến người ta choáng váng, chính là văn phong. Trong văn bản, hầu như không có tính từ ! Trong mọi ngôn ngữ, tính từ là những từ biểu thị những giá trị của sự sống, con người trong tư cách sinh vật, hay những giá trị tinh thần của một nền văn minh. Trong văn bản này, hầu như không có ! Để mô tả một thế giới phi nhân tính, tôi cố t́nh dùng một ngôn ngữ phi nhân tính, chỉ vừa đủ để biểu thị mọi quan hệ của con người như những quan hệ giữa người với đồ vật. Văn chương là thế đấy[41]."
Phan Huy Đường dịch
từ tiếng Ư qua tiếng Pháp (tác giả hiệu đính),
rồi dịch qua tiếng Việt.
[1] Một mối t́nh ngụ cư.
[2] Tư-duy tự-do. Nxb Đà Nẵng, 2006.
[3] Phan Huy Duong, Un amour métèque, Paris, Nxb L'Harmattan, 1994, trang 26.
[4] Phan Huy Duong, Un amour métèque, Paris, Nxb L'Harmattan, 1994, trang 26.
[5] Phan Huy Duong, Diễn Đàn – Forum n° 13, 07.1994. [Thực ra là lời bàn của L.V.C. PHĐ ghi chú]
[6] Nadine Dormoy, Bài đăng trên : http://amvc.free.fr/PhanHuyDuong.htm
[7] Extranéïté. Ư thức bản thân ḿnh như một con người khác.
[8] Identité. Khái niệm mới xuất hiện trong văn học, chưa lâu lắm. Nội dung, câu hỏi của những người di dân : ḿnh là ai ?
[9] Diaspora. Danh từ ám chỉ những cộng đồng Do Thái rải rác khắp nơi, tiêu biểu cho hiện tượng lưu vong.
[10] POW : Prisonner Of War, tù binh chiến tranh. MIA : Missing In Action, mất tích trong hành động.
[11] Phỏng vấn tác giả.
[12] Cash. Trả ngay tiền mặt.
[13] Phan Huy Duong, Un amour métèque, Paris, nxb L'Harmattan, 1994, trang 13.
[14] Phan Huy Duong, Un amour métèque, Paris, nxb L'Harmattan, 1994, trang 51.
[15] Phan Huy Duong, Un amour métèque, Paris, nxb L'Harmattan, 1994, trang 48. Chúng tôi gạch dưới.
[16] Phan Huy Duong, Un amour métèque, Paris, nxb L'Harmattan, 1994, trang 30-35.
[17] Phỏng vấn tác giả.
[18] Cf. Mounier Jacques (présenté par), Exil et littérature, Grenoble, Équipe de Recherche sur le voyage, Université de Langues et Lettres de Grenoble, ELLUG, 1986.
[19] Aliénation. Đánh mất chính mính.
[20] Phan Huy Duong, Point de Rupture, Bài cho quyển sách Trajet à travers le cinéma de Robert Kramer, Institut de l’Image, Aix-en-Provence, 2001.
[21] Phan Huy Duong, Un amour métèque, Paris, nxb L'Harmattan, 1994.
[22] Phan Huy Duong, Un amour métèque, Paris, nxb L'Harmattan, 1994, trang 55.
[23] Phan Huy Duong, Un amour métèque, Paris, nxb L'Harmattan, 1994, trang 84.
[24] Béatrice, người đàn bà hướng dẫn nhân vật chính đi xuyên qua Địa Ngục trong La divine Comédie, Hài kịch thiêng liêng, của Dante.
[25] Phan Huy Duong, Un amour métèque, Paris, nxb L'Harmattan, 1994, trang 84.
[26] Phan Huy Duong, Un amour métèque, Paris, nxb L'Harmattan, 1994, trang 51.
[27] Phan Huy Duong, Un amour métèque, Paris, nxb L'Harmattan, 1994, trang 52.
[28] Phan Huy Duong, Un amour métèque, Paris, nxb L'Harmattan, 1994, trang 63-64.
[29] Phan Huy Duong, Diễn Đàn – Forum n° 13, 07.1994. [Thực ra là lời bàn của L.V.C. PHĐ ghi chú]
[30] Phan Huy Duong, Point de Rupture, Bài cho quyển Trajet à travers le cinéma de Robert Kramer, Aix-en-Provence, Institut de l’Image, 2001.
[31] Phan Huy Duong, Un amour métèque, Paris, nxb L'Harmattan, 1994, trang 83-84.
[32] Phan Huy Duong, Un amour métèque, Paris, nxb L'Harmattan, 1994, trang 85.
[33] Phan Huy Duong, Diễn Đàn – Forum n° 13, 07.1994. [ do L.V.C. trích.]
[34] Phan Huy Duong, Un amour métèque, Paris, nxb L'Harmattan, 1994, trang 56.
[35] Phan Huy Duong, Un amour métèque, Paris, nxb L'Harmattan, 1994, trang 57.
[36] Phan Huy Duong, Un amour métèque, Paris, nxb L'Harmattan, 1994, trang 57.
[37] Phan Huy Duong, Un amour métèque, Paris, nxb L'Harmattan, 1994, trang 55.
[38] Phan Huy Duong, Un amour métèque, Paris, nxb L'Harmattan, 1994, trang 77.
[39] Phan Huy Duong, Un amour métèque, Paris, nxb L'Harmattan, 1994, trang 77.
[40] Essentialisme. Liên quan tới bản chất, bản thể.
[41] Phỏng vấn tác giả.