Lê Đạt
Đường chữ
Câu thơ khổ tu xí xoá nợ luân hồi
Sau Nhân Văn, tôi vẫn tiếp tục…
Nhân Văn chỉ là một chặng chứ không phải toàn bộ Đường chữ của Lê Đạt
Ngay từ nhỏ tôi đă ôm ấp mộng cách tân thơ Việt - lẽ dĩ nhiên lúc đó tôi không ư thức được rơ rệt nên cách tân như thế nào.
Sau Cách mạng tháng Tám, nhà thơ ảnh hưởng đến tôi nhiều nhất là nhà thơ Xô-viết Mayakovsky. Tôi thích những h́nh ảnh quả đấm hết sức táo bạo cũng như những bài thơ quảng trường mạnh mẽ tham gia trực tiếp vào quá tŕnh thay đổi xă hội của ông.
Ảnh hưởng của Maya rất đậm nét trong những bài thơ tôi cho in trên Giai phẩm mùa Xuân và báo Nhân Văn số một. Những h́nh ảnh sinh sự đă khiến tôi ít nhiều được công nhận như một nhà thơ cách tân:
Những kiếp người sống lâu trăm tuổi
Y như một dăy b́nh vôi
Càng sống càng tồi
Càng sống càng bé lại
Hay
Người công an đứng ngă tư đường phố
Chỉ huy xe chạy xe dừng
Rất cần cho công việc giao thông
Nhưng đem bục công an máy móc
Đặt giữa tim người
Bắt t́nh cảm ngược xuôi
Theo đúng luật đi đường Nhà nước
Có thể gây rất nhiều chua xót ngoài đời
Tôi cũng rất mê hai câu thơ ngông nổi tiếng của Nguyễn Công Trứ:
Trời đất cho ta một cái tài
Giắt lưng dành để tháng ngày chơi
Cho đến lúc này, chủ yếu tôi vẫn là một nhà thơ tài tử. “Chơi” th́ là tài tử chứ c̣n ǵ nữa!
Những câu thơ hay của tôi thường là do may mắn mà ra đời chứ ít khi trải qua một quá tŕnh lao động gian khổ nào! Càng may mắn tôi càng thích thú. Từ “chơi” của ông Trứ đă ảnh hưởng lâu dài đến sáng tác của tôi cho măi đến đại hạn Nhân Văn.
Trong suốt hơn 30 năm đại hạn này, tôi có nhiều thời gian suy nghĩ về thơ ḿnh cũng như về thơ nói chung.
Tôi buồn rầu nhận ra rằng thơ tôi chưa có cách tân triệt để. Về cấu trúc mà nói, nó vẫn chưa thoát khỏi thơ “Mới” những năm 1930.
Tính cách tân của nó chủ yếu chỉ là thay đổi dấu.
Thiên hạ chủ yếu làm thơ ca ngợi (dấu cộng).
Tôi chủ yếu làm thơ phê phán (dấu trừ).
Thơ ca ngợi hay phê phán cũng đều trực tiếp bị thúc đẩy bởi thời sự. Việc tôi bị án treo bút (không biết đến bao giờ, có thể đến suốt đời) đă tách tôi ra khỏi sức ép của xuất bản. Tôi bắt đầu nghĩ đến những thay đổi triệt để hơn.
Nhưng triệt để là thế nào tôi vẫn chưa h́nh dung được!
Thời kỳ này tôi vẫn tiếp tục làm thơ nhưng bắt đầu chán thơ ḿnh. Tôi viết và xé bỏ rất nhiều. Bế tắc. Tôi quyết định nghỉ làm thơ một thời gian dài để có điều kiện suy nghĩ.
Rất nhiều đêm mất ngủ. Có lẽ bệnh mất ngủ của tôi bắt đầu từ thời kỳ này.
Tôi luôn luôn tự hỏi: Chẳng lẽ ḿnh thiếu nghị lức đến mức không tận dụng được những bất hạnh gây ra cho gia đ́nh, bạn bè, người quen, người không quen cũng như cho chính bản thân ḿnh để có đủ hơi sức tiến hành những cách tân thơ từng ôm ấp từ hồi nhỏ? Chẳng lẽ ḿnh đành phí bỏ nghiệm sinh một cách vô ích và oan uổng? Làm thế nào để rũ bỏ được mặc cảm tội lỗi? Làm thế nào để không bị rớt lại như một rơ-moóc già tại một ga xép rêu mốc?
Trần Dần h́nh như ngay từ đầu đă t́m ra con đường của ḿnh và anh tiếp tục đi một mạch.
Tôi không có cái may mắn ấy.
Tôi phục xuống đọc sách. Trong cuộc đời ch́m nổi của ḿnh, những lúc nản ḷng tôi đều trở về với sách, hy vọng t́m ra một lời giải, một lư do để tin trong việc giao lưu với những con người “tử tế” của chữ.
Rất may thời gian này Hội Việt kiều yêu nước tại Pháp gửi về tặng Thư viện Khoa học Xă hội rất nhiều sách, đặc biệt những sách về chủ nghĩa cấu trúc, về phong trào Thơ mới, Văn học mới, Phê b́nh mới… Những năm 50 là giai đoạn hoạt động tư tưởng sôi nổi của giới trí thức Pháp, có ảnh hưởng lớn đến diện mạo văn hoá nhân loại.
Tôi mê mải đọc sách 4 năm liền, ngày 8 giờ vàng ngọc thứ thiệt. Nhiều hôm tôi đọc thông tầm từ 2 giờ chiều đến 9 giờ tối, giờ thư viện tắt đèn. Thấy tôi về muộn phải vét cơm nguội ăn, con gái lớn tôi đă nói đùa: “Bố phải ḷng cô nào mà mê mệt thế!”
Và tôi c̣n đọc nữa nếu như không xảy ra một sự cố bi hài kịch lớn.
Đế quốc Mỹ đă bắt đầu leo thang ném bom Hà Nội. Các cơ quan lục tục sơ tán.
Tôi vẫn mê mải đọc sách. Cùng vào thời điểm này, Trần Dần ra thư viện để dịch thuê Althusser và Trần Đức Thảo cũng “hội ngộ” để t́m tài liệu bổ sung cho những nghiên cứu của anh về giai đoạn sơ khai của ư thức.
Giám đốc thư viện là một thiếu tá chuyển ngành “râu hùm hàm én” rất Từ Hải. Con người trượng phu này có lẽ rút kinh nghiệm từ bài học bất cẩn của Từ Hải nên đă có một cảnh giác rất “siêu”. Ông đă nói với thuộc chức:
“Thời buổi này ai c̣n tâm đâu đọc sách! Chắc bọn Trần Dần, Lê Đạt ra thư viện là để tụ bạ… làm bậy.”
Và ông hạ lệnh “cấm” chúng tôi đọc sách. Lẽ dĩ nhiên ông không công khai nói toạc ra như vậy mà sử dụng phương pháp trí trá khuất tất quen thuộc của đám thư lại. Một hôm tôi đưa phiếu mượn sách, cô thủ thư quen tỏ ra lúng túng và nói:
“Giám đốc chỉ thị các anh không được đọc sách tiếng nước ngoài, chỉ được đọc sách tiếng Việt.”
Cũng may lúc đó tôi cũng đă ngốn gần hết những sách cần đọc.
Và cho đến bây giời tôi vẫn hàm ơn Thư viện Khoa học đă cho phép tôi “du học” bốn năm liền mà không cần chạy chọt cũng như vướng bận những lo toan xích líp, quạt tai voi, dây mai-so, hạ thấp tư cách con người.
Trên đất nước bốn ngh́n năm văn hiến ai ngờ đọc sách mà cũng gian nan thế.
Một anh bạn khá thân thường chạy tài liệu cho tôi dịch kiếm sống, một hôm có vẻ thông cảm rủ rỉ với tôi:
“Ông đúng là một thằng rồ, c̣n ai chịu in sách cho ông nữa mà cách tân với cách tung. Nghỉ cho nó khoẻ. Rồi tôi sẽ cố chạy thêm tài liệu cho ông dịch!”
Trước sự tốt bụng của bạn, tôi c̣n biết trả lời thế nào. Chỉ c̣n cách giấu biệt không cho ai biết những dự định thơ của ḿnh như giấu một bệnh “đáng xấu hổ” ở chỗ kín của cơ thể.
Hay tôi là một thằng rồ thật!
Có lẽ do làm việc căng quá, tôi lâm bệnh. Chóng mặt. Đi lảo đảo. Nằm xuống nhiều lúc thấy đầu ḿnh tụt xuống một hố sâu thẳm. Và ác mộng. Nhiều đêm sợ quá tôi phải ngồi dậy tựa lưng vào tường thức cho đến sáng.
Một anh bạn giới thiệu tôi với bác sĩ X, một chuyên gia thần kinh “năm bờ oăn” thời bấy giờ, ở Pháp về.
Bác sĩ X hỏi tôi:
“Anh cho tôi xem sổ khám bệnh.”
Tôi cười trả lời:
“Đây là lần đầu tiên tôi đến khám tại một bệnh viện công.”
X ngẫm nghĩ một lát rồi nói:
“Không sao, để tôi nói anh em kiểm tra toàn bộ sức khoẻ cho anh…”
Xem kỹ những giấy tờ xét nghiệm và sau khi khám cho tôi, X chậm răi:
“Anh chẳng có bệnh ǵ đáng bận tâm cả, chỉ bị stress thôi.”
X viết đơn cấp thuốc cho tôi và khẽ khàng như nói tâm sự:
“Ông đến nhờ tôi, lẽ tất nhiên tôi phải khám và cấp thuốc…”
X nh́n quanh rồi càng hạ thấp giọng:
“Thời buổi này ai chẳng suy nhược thần kinh… tôi cũng bị, lẽ tất nhiên ít hơn ông v́ không bị ăn đ̣n…”
X tiễn tôi ra cửa, bắt tay tôi khá chặt và dặn ḍ:
“Quên nó đi ông ạ.”
Chẳng biết tôi quên “nó” hay “nó” quên tôi mà chỉ sau đó ít ngày tôi bỗng hết bệnh.
Tôi vẫn loay hoay t́m cách đổi mới thơ ḿnh nhưng thất bại. Cái thói quen ngôn ngữ là một trong những thói quen cứng đầu và hết sức ngoan cố.
Thời trước Nhân Văn tôi tin tưởng hào hứng biết bao!
H́nh như những ngày đẹp trời đă qua. Và giờ đây là một chuỗi những Chủ nhật buồn.
Tôi thèm cái đinh ninh của Trần Dần.
Nhưng tôi biết Trần Dần cũng chẳng thể giúp ǵ được tôi.
Tôi không thể làm giống như anh được. Với Dần, tôi cũng ngày một kính nhi viễn chi hơn.
Không phải hai đứa mâu thuẫn ǵ nhau.
Tôi không có cái “b́nh thường tâm” của kẻ tu chợ và cần phải có một diện tích thanh vắng nhất định để thiền ngẫm cũng như nghiệm chữ.
Trong cuộc đời trầm luân một con người, đôi khi ta hạnh ngộ một vài câu nói nó cưu mang ḿnh như một chiếc phao cứu sinh.
Suốt đời tôi hàm ơn ba câu nói.
Một của Trang Tử: “Mọi người đều biết lợi ích của cái hữu dụng, ít người biết lợi ích của cái vô dụng”.
Hai của Lacan: “Vô thức được cấu trúc như một ngôn ngữ”.
Ba của Mallarmé: “Hăy trả tính chủ động cho chữ”.
Tôi bắt đầu cuộc hành tŕnh vô dụng lần t́m vô thức thông qua việc giải phóng ngôn ngữ.
Tôi xin phép được nhắc lại đây một đoạn viết khá dài trong tập Đời tôi và tâm phân học của Freud, cũng sâu sắc như Lacan nhưng lại dễ hiểu hơn: “Người ta thấy miền tưởng tượng là một kho chứa được h́nh thành khi có sự chuyển đổi đau đớn từ nguyên lư khoái lạc sang nguyên lư thực tế nhằm tạo ra một thế vật cho việc thoả măn xung năng mà cuộc sống buộc con người phải từ bỏ. Người nghệ sĩ giống như một người loạn thần kinh, anh ta tự rút lui vào thế giới tưởng tượng ấy, tách khỏi hiện thực không làm anh ta thoả măn. Nhưng khác với người loạn thần kinh, nghệ sĩ biết cách làm thế nào t́m lại được con đường hiện thực vững chắc. Các tác phẩm của anh ta là sự thực hiện tưởng tượng những khát vọng vô ích giống hệt những giấc mơ… Nhưng trái lại với những giấc mơ phi-xă hội và nặng tính tự si, sáng tác của nghệ sĩ bộc lộ khả năng gợi mối đồng cảm ở người khác, đánh thức và thoả măn chính những khát vọng vô thức ấy ở nơi họ.”
Freud c̣n viết:“Mọi đứa trẻ khi chơi ứng xử như một nhà thơ với ư nghĩa nó tự tạo ra cho ḿnh một thế giới hay nói chính xác hơn, nó chuyển dịch những đồ vật của thế giới nó đương sống sang một trật tự mới phù hợp. Nó coi tṛ chơi của ḿnh là rất nghiêm túc.” (L.Đ. nhấn mạnh.)
Nói một cách nôm na, người làm thơ thực hiện một tṛ chơi chữ nghiêm túc, sử dụng những phép tu từ học (ám dụ, hoán dụ, lược tỉnh, ghép âm, nói lái nói lối…) như một đứa trẻ chơi với những đồ vật chung quanh.
Thế nào là chơi nghiêm túc? Chơi nghiêm túc là chơi thật, chơi hết ḿnh, sống tṛ chơi như một nghiệm sinh thực thụ. Nghiêm túc không mâu thuẫn với tṛ chơi mà mâu thuẫn với chơi đùa hay tài tử. Từ một người chơi tài tử tôi đă nỗ lực nghiêm túc để trở thành một người chơi chuyên nghiệp.
Người làm thơ chơi những phép tu từ như một thứ bẫy vô thức. Anh ta sinh sự với ngữ nghĩa và ngữ pháp để tạo ra một sự sinh mới cho thơ.
Người làm thơ rắp tâm biến ngôn ngữ tiêu dùng thành một thứ ngôn ngữ tṛ chơi (hiểu theo nghĩa mạnh) trong một trạng thái nửa tỉnh nửa mơ mà Roland Barthes gọi là một sự chú ư bồng bềnh (attention flottante).
Chính cái tṛ chơi hết ḿnh này khiến Freud coi các nghệ sĩ như một thứ trẻ con lớn tuổi có khả năng đánh thức bản năng tṛ chơi của độc giả.
“Mỗi người tự nhớ lại thời anh ta sống thực với những ham muốn trẻ thơ trong đó ngôn ngữ làm ra thế giới, thời gian là chiếc gậy của nàng tiên và tấm thảm bay, tóm lại thời của ma thuật”. (J. Bellemin-Noel)
Tôi xin phép được mở ngoặc để nói thêm về từ chơi chữ v́ từ này do bị sử dụng quá nhiều đă xuống cấp nghiêm trọng và thường bị nhiều người coi như một tṛ kỹ xảo đơn thuần có tính lư trí. Người chơi chữ dễ dàng được coi là một người thông minh. Như tôi đă tŕnh bầy ở trên, chơi như vậy là chơi đùa. Nhà nghệ sĩ cũng như đứa trẻ không chơi đùa mà chơi thật khiến tṛ chơi chữ không c̣n là một tṛ chơi đơn thuần dựa trên óc thông minh của một người tỉnh táo mà dựa trên toàn bộ trí năng cũng như cảm năng của một kẻ đam mê bị thánh ốp trong một cơn thượng đồng của chữ.
Về phương diện này phải coi Hồ Xuân Hương như một nhà thơ tiên phong đầu bảng trong thi pháp Việt Nam.
Hăy theo dơi cuộc chơi chữ hết sức nghiêm túc và tài ba của cao thủ chữ họ Hồ:
Một đàn thằng ngọng đứng xem chuông
Chúng bảo nhau rằng ấy ái uông…
Cửa son đỏ loét tùm hum nóc
Ḥn đá xanh ŕ lún phún rêu…
Nứt ra một lỗ hơm ḥm hom…
Cái hay của bà Hồ không phải ở chỗ nói đến “cái ấy” một cách công khai và tŕ tục mà ở chỗ bà đă làm việc đó, thông qua một nghệ thuật chơi chữ hết ḿnh một cách hiểm hóc, tài t́nh và hữu hiệu. Hàng pḥng ngự chặt chẽ và cứng rắn của nguyên lí thực tế đă bị nguyên lí khoái lạc xuyên thủng và sút tung lưới.
Tôi xin lấy một ví dụ, bài “Giáo Thụ gửi vợ” cũng nói về “cái ấy” một cách mạnh mẽ:
Cơi Bắc anh mang thằng củ lẳng
Miền Nam em giữ cái chai he
Hẳn c̣n vương vít như hang thỏ
Hay đă to ho quá lỗ trê?
Nhưng sao nghe không sướng - nó loă lồ và dung tục quá! Điều quan trọng không phải là nói đến cái ấy mà là nói như thế nào. Tôi không hủ nho tới mức lấy đũa gắp giải rút quần vợ. Trong thơ người ta có quyền nói tất cả mọi thứ nhưng nhất thiết phải nói bằng thơ, nghĩa là phải vượt qua chủ nghĩa tự nhiên cấp 1 đến cấp 2 của nghệ thuật. Một bức tranh khoả thân của Renoir hoàn toàn khác một anh đầm truồng của phim con heo.
Tất cả cái “khoái” trong thơ Xuân Hương không nằm ở chỗ nói trắng cái ấy ra mà ở phép nửa kín nửa hở, nó kích thích ḷng ham muốn của người đọc. Ham muốn vốn không có khuôn mặt thật. Ham muốn thường hiện ra dưới nhiều h́nh dạng, nó nuôi dưỡng và duy tŕ những đ̣i hỏi của nguyên lư khoái lạc.
Cái ấy th́ ai chẳng biết…
Nhưng “biết rồi khổ lắm nói măi, thế rồi làm sao”!
Chính cái “thế rồi làm sao” ấy là nghệ thuật.
Trong tṛ chơi phi ngựa của trẻ nhỏ, vật chơi chỉ là một chiếc gậy gỗ, chính tưởng tượng, chính sự đam mê của đứa trẻ đă biến chiếc gậy gỗ thành con ngựa. Cái thích thú nằm ở chỗ chiếc gậy gỗ không phải là con ngựa mà vẫn là ngựa hay nói một cách dân dă hơn “nói dzậy mà không phải dzậy”. Cái ấy bao giờ cũng có mặt và bao giờ cũng vắng mặt trong một tṛ ú tim vô tận.
Bà Hồ có nhiều câu thơ kiệt xuất nhưng câu tôi kính nể nhất vẫn là câu:
Cọc nhổ đi rồi lỗ bỏ không
Nó thăm thẳm như chiếc hố không bao giờ có thể lấp đầy của ham muốn.
Không nên quên ham muốn về cơ bản khác với nhu cầu. Nhu cầu th́ hữu hạn và có thể thoả măn được, c̣n ham muốn th́ vô hạn và luôn luôn “bất măn”.
Tôi bắt đầu tự làm khó dễ ḿnh bằng những bài tập chơi chữ sử dụng tất cả những phép tu từ học có thể theo tiếng gọi của những âm tiết. Viết xong đến đâu lại xé lại đốt đến đó như một anh chàng lẩn thẩn. Tôi không muốn và cũng không dám cho ai xem. Sự tự cô lập này thật hết sức nặng nề.
Trần Dần thỉnh thoảng có hỏi tôi: “Sao lâu nay không thấy cậu làm thơ?”
Tôi chỉ cười xoà trả lời: “Vẫn làm nhưng không ra ǵ.”
Đặng Đ́nh Hưng nửa nạc nửa mỡ: “Ông anh ‘xêriơ’ quá… Phải côn huyền cồn như thằng em này th́ thơ mới bốc được.”
Không, tôi nhất quyết không sử dụng bất cứ một thứ “đôpinh” nào.
Người ta có thể đạt tới sự xuất thần bằng nhiều cách, không nhất thiết phải cậy nhờ những chất ảo sinh (hallucinogène) và kích hoạt.
Một nhà thơ mà phải nhờ đến chất “viagra” để thượng đồng th́ yếu quá.
Tôi đă nỗ lực rất nhiều để trở thành một kẻ rồ chữ. Tôi xin được phép nhắc lại một lần nữa. Người làm thơ hoạt động ở những vùng biên ngôn ngữ rất giống một người điên. Cái khác biệt giữa họ nằm ở chỗ người điên th́ vượt biên đi thẳng tới cơi vô thức hoàn toàn của đêm tối mù mịt và ở lại đó, c̣n người làm thơ th́ loạng choạng bước một vài bước sang cơi vô thức th́ ngừng lại và biết đằng sau quay, trở về với cơi ngày của ư thức sau khi đă lượm dăm mảng đêm của vô thức để mở rộng địa giới của cơi chữ. Làm thơ không chỉ đ̣i hỏi sự buông lỏng mà c̣n một cảnh giới thượng thừa.
Không một nhà thơ nào lại không muốn có người đọc ḿnh bây giờ và ở đây.
Lời tuyên bố hoàn toàn sáng tác cho tương lai chỉ biểu hiện của một thái độ hờn dỗi vạn bất đắc dĩ.
Tháp ngà là một h́nh ảnh không lấy ǵ làm sáng giá của trường phái thơ lăng mạn. Nhà thơ không mong muốn sự cô đơn, nhà thơ chỉ chấp nhận nó.
Không tháp ngà nào ngăn cản được những tiếng vang vọng của sự sống cũng như của những bận tâm nhân loại của người nghệ sĩ.
Nhà thơ càng cô đơn càng cần san sẻ. Cần nhưng sợ. Đem những câu thơ đến bản thân ḿnh cũng phải cố gắng mới làm quen được tung ra đời liệu có được thiên hạ thông cảm không? Cái t́nh trạng bồn chồn ấy thật đáng sợ. Và nó kéo dài trong nhiều năm.
Thương anh nỗi trường kỳ nợ sợ
Một ḿnh huưt gió nghĩa trang đêm
Những năm đó tôi rất thân với hai câu thơ cực hoang vắng của Mạnh Hạo Nhiên:
Bất tài minh chủ khí
Đa bệnh cố nhân sơ
V́ bất tài nên minh chủ (chứ không phải vua ngu) không dùng, nhiều bệnh nên cố nhân (chứ không phải kẻ sơ giao) ít lui tới.
Thái độ tri thiên mệnh và b́nh thản của họ Mạnh đă nâng đỡ tôi không ít trong dằng dặc trường kỳ bất hạnh.
Sau khi làm những bài tập tự do ghép chữ một thời gian, tôi bắt đầu tập “chơi chữ” theo những đề tài nhất định hay nói một cách giản dị hơn, tôi bắt đầu tập sáng tác.
Tôi đă mất ba tháng để viết xong bài “Ông phó cả ngựa” lần thứ nhất và ba tháng nữa để sửa đi sửa lại không biết bao nhiêu lần, nhiều câu chữa măi có khi lại trở về câu lần đầu, đi chông chênh trong một vùng bất định đầy sương mù, luôn đối diện với một câu hỏi da diết… đâu là điểm tự do xa nhất chữ có thể đạt tới, đâu là cực hạn nhất thiết không được bước qua.
Tôi vốn không phải là một nhà thơ sướt mướt. Trong những năm tháng bất hạnh của nghiệm sinh tôi đă tu dưỡng một nụ cười bất chấp, một “chủ nghĩa makênô” chính hiệu. Người yêu th́ gọi tôi là “ông Di Lặc”, kẻ ghét th́ là “tên Nhân Văn ngoan cố”.
Không hiểu sao khi đọc lại bài thơ “Ông phó cả ngựa” c̣n nóng hổi những chữ mới ra ḷ, nước mắt tôi cứ ứa ra không cầm lại được.
Tôi hiểu rằng ḿnh đă được cứu rỗi.
Vào những năm 80, sau khi được phục hồi, chuẩn Tổng Thư kư Hội Nhà văn Nguyễn Khải nói với tôi:
“Anh chọn mấy bài thơ cho báo Văn Nghệ.”
Nghe nói (?) khi đưa mấy bài thơ của tôi cho báo, có người trong Ban Biên tập đă hỏi Nguyễn Khải:
“Anh có hiểu không?”
Khải trả lời:
“Ḿnh cũng không hiểu lắm nhưng cứ nên đăng.”
Sau khi số báo ra mắt độc giả có khá nhiều phản hồi “tiêu cực”.
Một nhà thơ kỳ cựu từ thời Tự lực Văn Đoàn T.T. hỏi tôi một cách đầy thiện chí:
“Át cơ rơi, ông định nói ǵ thế?”
Mà không phải chỉ có một ḿnh T.T.
Tôi chợt nghĩ đến Mallarmé. Khi có người hỏi: “Ông định nói ǵ trong bài thơ?”, Mallarmé trả lời: “Nếu biết nói ǵ th́ nói, việc ǵ phải viết.”
Một số nhà thơ chống Mỹ có cảm t́nh với tôi cũng tỏ vẻ thất vọng:
"Tưởng anh mới thế nào chứ mấy bài vừa rồi chẳng có ǵ mới cả!"
Phần lớn những người bạn “chính trị” của tôi cũng quở trách. Đ.P., một cựu tù Sơn La tỏ ra khá quyết liệt:
"Ông im tiếng bao nhiêu lâu, giờ tái xuất giang hồ, anh em chờ đợi một tuyên ngôn của ông về dân chủ, tự do, ông lại cho in mấy bài thơ t́nh vớ vẩn."
Tôi cười trả lời:
"Có tuyên ngôn đấy chứ, tuyên ngôn về quyền dân chủ của chữ."
Đ.P. cau mặt:
"Ông th́ lúc nào cũng đùa được."
Tôi trộm nghĩ rằng hành động yêu nước nghiêm túc nhất của một công dân với tư cách một người làm thơ là cúc cung tận tuỵ bảo vệ và mở mang bờ cơi chữ của dân tộc ḿnh.
Chỉ có một người (lẽ dĩ nhiên là theo chỗ tôi biết) tin là tôi nói thật: Trần Đĩnh.
Trần Đĩnh là nhà báo lâu năm, quen tôi từ hồi “Sự thật” ở trên rừng. Anh nổi tiếng về những tập hồi kư cách mạng, ghi lại theo lời kể… Trần Đĩnh đă tốt nghiệp khoa Ngữ văn tại trường Đại học Bắc Kinh nổi tiếng. Đĩnh rất lọc lơi thơ Đường. Ngoài ra anh c̣n có một vốn kiến thức quảng bác về thơ thế giới.
Thế là ít nhất đă có hai người tương đối hiểu thơ tôi, bản thân tôi và Trần Đĩnh.
Tôi xin nhấn mạnh: thêm một người không đơn thuần là một thay đổi về số lượng, mà quan trọng hơn hết, đó là một thay đổi về chất lượng. Tôi đă thoát khỏi ṿng cô đơn. Một người là số ít nhưng hai người là khởi điểm của số nhiều. Trần Đĩnh đă giúp đỡ tôi không ít trong quá tŕnh Bóng chữ qua những nhận xét vừa tinh tế vừa bốc đồng của anh.
Năm 1993, Hội Nhà văn chủ trương xuất bản cho những anh em vừa được “phục hồi” mỗi người một tập thơ.
Hoàng Cầm cho in tập Về Kinh Bắc, tập thơ đă đưa anh vào ṿng lao lư. Phùng Quán cho in Thơ Phùng Quán. Trần Dần, tập Cổng tỉnh, một tiểu thuyết thơ và tôi cho in tập Bóng chữ. Trong mấy tập thơ trên, số phận tập Bóng chữ có phần long đong hơn cả.
Khi đưa Nhà xuất bản Hội Nhà văn, giám đốc kiêm tổng biên tập N.V.P. nhất định không chịu kư duyệt phần Lăo Núi. Không phải v́ ác ư. N.V.P. nói: “Tôi không thể kư tên chịu trách nhiệm về những bài thơ tôi chẳng hiểu ǵ cả!”.
Cũng may việc này tôi đă đề pḥng trước. Khi đưa tập thơ cho Ban Chấp hành Hội Nhà văn tôi đă nói với Chính Hữu và Hữu Mai, hai nhân vật có ảnh hưởng nhất trong Ban Chấp hành thời bấy giờ:
"Nếu các ông thấy có những điểm sai sót về chính trị, tôi dứt khoát sẽ sửa, ngược lại các ông nên đảm bảo cho tôi tự do về mặt phong cách."
Chính Hữu và Hữu Mai tán thành và chính nhờ sự ủng hộ tích cực của hai người mà tập Bóng chữ được ra đời một cách trọn vẹn không bị cung h́nh.
Vừa chân ướt chân ráo ra mắt độc giả, Bóng chữ đă được ăn đ̣n ngay.
Một nhà thơ thời chống Mỹ viết một bài đả kích thậm tệ đăng trên tạp chí Văn nghệ Quân đội lên án tôi tham chữ bỏ nghĩa, nặng hơn nữa c̣n chủ trương vô nghĩa, gọi Bóng chữ là “thơ ú ớ” sùng bái vô thức chống lại ư thức.
Toàn những khuyết điểm giết người!
Bài viết quá nhiều lỗ hổng về kiến thức, kể cả những kiến thức cơ bản.
Lẽ dĩ nhiên tôi không trả lời.
Một nhà thơ trẻ hỏi tôi: "Sao chú không trả lời?"
Tôi cười: "Người ta phê b́nh một nhà thơ trùng tên Lê Đạt chứ có phê b́nh ḿnh đâu, ḿnh mà ngu thế làm sao c̣n sống được đến giờ."
Không biết xuất phát từ đâu dư luận dứt khoát rằng thơ tôi khó hiểu.
Có người vừa mở tập Bóng chữ lướt qua đă gập sách lại và kêu ca rằng thơ tôi “hũ nút”. Trong thơ, nạn đọc bằng tai chứ không bằng mắt cũng khá phổ biến.
Tôi không yêu cầu độc giả ủng hộ tôi vô điều kiện, tôi chỉ yêu cầu sự công bằng. Đa số các bài thơ của tôi đều được viết đi viết lại nhiều lần. Bài "Át cơ" chỉ vẻn vẹn bốn năm câu mà chi phí mất hàng tuần, chẳng lẽ độc giả quá tằn tiện đến mức không nỡ chiếu cố cho nó mươi mười lăm phút bạc vụn?
Hơn nữa, “hiểu” căn bản là hoạt động của lư tính trong tiếp xúc của con người với ngoại giới. Người ta có thể chưa “hiểu” mà vẫn cảm nhận được thông qua trực giác, nó cũng quan trọng chẳng thua ǵ lư tính trong hoạt động nhận thức.
Khi ta “mê” một người con gái nhiều khi ta cũng không hiểu tại sao. Các nhà thơ lăng mạn gọi đó là “tiếng sét ái t́nh”. Chỉ sau khi hết choáng váng ta mới có điều kiện sử dụng lư tính để “hiểu” và hiểu măi vẫn chưa hiểu hết.
Không phải bao giờ cũng hiểu mới cảm được.
Những lời ủng hộ mạnh mẽ đầu tiên đến từ Paris.
Người đầu tiên là Đỗ Kh., một nhà thơ trẻ nổi tiếng v́ những câu thơ “bất lịch sự” trên Tạp chí Thơ ở Cali.
Hôm đến từ biệt nhà thơ Hoàng Cầm, Đỗ Kh. tiện tay vớ tập Bóng chữ trên sàn gác, đọc qua thấy lạ bèn đút luôn vào túi (Kh. cứ yên tâm ḿnh đă đền Hoàng Cầm một cuốn Bóng chữ khác rồi). Trên đường về qua Lào, Kh. tranh thủ đọc Bóng chữ ở khách sạn và lập tức viết cho tôi một lá thư “hết sức lịch sự” và cảm động.
“Anh khiến bọn trẻ chúng em cảm thấy bớt lạc lơng.”
Rất cảm ơn Đỗ Kh.!
Người thứ hai là Đặng Tiến, nhà phê b́nh thơ được nhiều người tán thưởng ở hải ngoại. Bài của Đặng Tiến được Vũ Quần Phương đăng hai kỳ trên báo Người Hà Nội của giới văn nghệ thủ đô cho thấy một vốn kiến thức khá sâu sắc về thơ Việt cũng như thơ thế giới.
Đặc biệt nhất là bài của Thụy Khuê nói về thơ tạo sinh của Lê Đạt phát trên đài R.F.I. và sau được in trong tập tiểu luận Cấu trúc thơ.
Sau khi bài phê b́nh của chị xuất hiện, trong nước cũng như ngoài nước có dư luận rằng tôi đă “gà” Thụy Khuê viết bài này.
Đó là những x́ xào không đúng sự thật. Thời kỳ đó tôi chưa quen Thụy Khuê.
Chị có liên lạc với Hoàng Ngọc Hiến xin tôi một tập Bóng chữ. Và một hôm chị “phôn” cho tôi từ Paris nói rằng đài R.F.I. sẽ phát bài của chị về Bóng chữ, chị đề nghị tôi nghe và cho biết ư kiến.
Sự sắc sảo của Thụy Khuê khiến tôi ngạc nhiên. Tôi có viết gửi chị một lá thư. Và lá thư hậu Bóng chữ này đă mở ra một t́nh bạn tận tâm và lâu dài giữa hai người.
Một tác phẩm nghệ thuật khi ra đời, nếu nó được tác giả thật sự mang nặng đẻ đau với tất cả tâm huyết của ḿnh, tự nó đủ sức tự vệ.
Không sức mạnh nào bắt nạt hay bịt miệng được nó!
Hậu từ
Trong thời gian viết "Đường chữ", một nhà báo quen hỏi tôi: "Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Nhân Văn anh muốn gửi thông điệp ǵ?"
"Xin bạn cất ngay cho tôi từ thông điệp vào tủ, coi nó như loại dược phẩm độc hại môi trường bảng A."
Lạm dụng những từ khoa trương rất không tốt cho sức khoẻ ngôn ngữ quốc gia và có nguy cơ cao dẫn đến nạn lạm phát.
Trong quốc sách tiết kiệm không nên quên tiết kiệm ngôn ngữ.
Đừng sài ngôn ngữ như sài tiền chùa.
Một hôm trên nóc nhà tṛn quận XIII Paris, trụ sở của đài R.F.I., sau bữa ăn trưa, nhà phê b́nh văn học Thụy Khuê có hỏi tôi:
"Anh là một trong những nhà văn Việt Nam có điều kiện thuận lợi nhất để viết hồi kư về Nhân Văn Giai Phẩm, sao anh không viết?"
"Không phải không viết mà chưa viết."
"Bao giờ anh viết… ?"
"Khi có đủ can đảm.”
Thụy Khuê có vẻ hơi khó chịu: “Em hỏi nghiêm túc”.
“Ḿnh cũng nghiêm túc.”
“Ít năm nay theo đường lối Đổi mới, chính quyền hành xử đă có vẻ bớt cứng rắn…”
“Ḿnh chưa viết không phải v́ sợ chính quyền. Lẽ dĩ nhiên trong một nước thế giới thứ ba, từng trải hàng ngh́n năm phong kiến và thuộc địa việc sợ đó không bao giờ thừa. Ở Việt Nam, người ta chưa có thói quen nói đến khuyết điểm của người đă khuất và điều ḿnh sợ là đọc xong tập hồi kư, các con bạn có thể đến chất vấn: Bố cháu với bác là chỗ thân t́nh, cả nhà cháu đều quư bác sao bác lại ‘đánh’ bố cháu?”
Đúng là có thể chết luôn được!
Nhưng điều tôi sợ nhất chính là bản thân ḿnh. Liệu tôi có đủ can đảm giữ ǵn để khỏi hạ cấp việc viết hồi kư thành một toan tính “mông má lư lịch” hoặc “tự tố điêu” thành tích nhằm đánh bóng thương hiệu?
Vào giai đoạn hiện tại tôi tự xét chưa đủ bản lĩnh miễn dịch cám dỗ ma quỷ ấy.
Năm 2000 tôi có viết bản trường ca Bước kư vào XXI, xin phép được tái sử dụng phần kết của nó cho tiểu luận này:
Năm 2000
năm chiếu cố
những địa đầu thiểu số
Các nhà cầm quyền
đối đám nghi can
đúng trước giờ công bố
hăy nhẹ tay.
Phụ lục
Vợ Nhân Văn
Lịch sử quưt làm cam chịu
Xin lỗi em
những đêm Nguyễn Bỉnh Khiêm [1] trằn trọc
Anh Thái Hà [2] chưa về
và em khóc
Xin lỗi em
những lời khuyên “cắt đứt”
Vạ ǵ đeo hai tiếng “liên quan”
Những buổi sớm
muốn chui đầu xuống đất
Mặt trời soi ngày kiểm thảo bắt đầu
Xin lỗi em
tiếng oan vợ thằng phản động
Lư lịch ba đời mấy đứa con thơ
Xin lỗi em
tuổi ước mơ không được sống
Những giấc ngủ
chưa một lần tṛn mộng
Chung thân tâm thần
trọng tội đa mang
Đời sau ơi
May c̣n đoái đến tôi
Hăy trả giùm tôi món nợ
Người vợ nhỏ
vừa thoát tuổi khăn quàng đỏ
Đầu chụp mũ chồng
lưng thập tự Sói ăn
Và Đức Phật
duyệt xuất biên vào Tĩnh thổ
Xin độ tŕ
những Thị Kính - vợ - Nhân Văn.
Cảng Cấm
Khoảng năm 1965 tôi về thăm vợ lưu diễn tại Hải Pḥng. V́ không đăng kư kết hôn, tôi đă cẩn thận đem theo sổ hộ tịch. Tối thuê buồng, tiếp viên sau khi lên đồn công an tŕnh sổ khách trọ đưa trả tôi chứng minh thư và nói: “Các anh trên đồn muốn gặp anh.”
Khi tới đồn, tiếp tôi là một công an viên đă đứng tuổi đeo lon trung úy. Anh nh́n tôi suốt từ đầu đến chân hồi lâu rồi tuyên bố:
“Anh là trí thức văn nghệ sĩ mà không hiểu pháp luật. Giấy chứng minh nhân dân của anh chỉ có giá trị trong phạm vi thành phố Hà Nội.”
Đêm ấy hai vợ chồng tôi phải ra ngồi ghế đá công viên. Thuư c̣n nhất định bắt tôi phải chọn chỗ đèn thật sáng sợ dân pḥng nghĩ hai đứa làm chuyện khuất tất (!) bắt về đồn.
Hai vợ chồng ghế đá đêm suông
Cảng Cấm
c̣i tàu u ú
gió oà
Đất nước mẹ ḿnh
hay mẹ ghẻ
Ác mộng
Mơ tôi một giấc mơ khiếp sợ
Đường phố
cả căn nhà tôi ở
Mặt sắt chữ vàng biển đỏ
“Không phận sự miễn vào”
Hậu Cửa hàng Lê Đạt
Bài trường ca “Cửa hàng Lê Đạt” được sáng tác năm 1958, thời điểm Hà Nội đương khẩn trương chuẩn bị cải tạo tư sản.
Bài trường ca đương ấn loát th́ thợ nhà in Xuân Thu đ́nh công ngừng máy, cho rằng bài thơ đi ngược lại quyền lợi của giai cấp công nhân. Và bản thảo cũng bị mất luôn.
Sau khi tác giả được phục hồi, tháng 3-1989, Bộ Nội vụ có nhă ư trả lại một bản đánh máy (mất một số trang).
Bài “Hậu cửa hàng Lê Đạt” được viết vào thời gian này.
Ông Lành là một trong nhiều biệt danh của nhà thơ Tố Hữu, người phụ trách cơ quan tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đầu phố Lăn Ông
có cửa hàng tạp vặt
Đăng kư số 4210
đứng tên Lê Đạt
Nhớ xưa ba mươi năm
Cửa hàng quan niêm phong
Bút độc quân ông Lành tẩy uế
Tuổi sạch phục hồi
bán giấy vệ sinh.
(3.1989-5.2006)
© 2006 talawas
[1]Vợ tác giả là diễn viên Kịch nói ở nhà tập thể đoàn Kịch phố Nguyễn Bỉnh Khiêm
[2]Thái Hà ấp: nơi tổ chức cuộc đấu tranh chống Nhân Văn Giai Phẩm