TruongOcVaThiNhan-LHNam

 

Trường ốc và thi nhân.

Truyện ngắn của Lê Hoài Nam

 

Nhà thơ Nguyễn Suy Niệm nhận được giấy của Trường THPT Cổ Trực mời ông về nói chuyện văn học, nhân dịp kỷ niệm ngày truyền thống của trường. Một sự kiện nhỏ trong đời, nhưng nó đă khiến ông Niệm hồi hộp, phấp phỏng trong niềm vui khó tả, mong cho thời gian trôi thật nhanh tới cái ngày đó. Đến ngày hẹn, Nguyễn Suy Niệm ra bến Giáp Bát phía nam Hà Nội mua vé xe khách xuôi về tận huyện lỵ Cổ Trực. Suốt chặng đường ngồi xe, ḷng ông tiếp tục chộn rộn niềm vui xen lẫn sự hồi hộp. Trong đời, Nguyễn Suy Niệm đă gặp biết bao chuyện to tát đại sự đáng nhớ, nhưng cũng có những kỷ niệm nhỏ nhoi, êm ả mà ông vẫn không sao quên được. Chính ngôi trường THPT Cổ Trực mà ông đang đi về hôm nay đă từng ban tặng cho ông một kỷ niệm như thế.

Cách đây 22 năm, Nguyễn Suy Niệm ở tuổi 40, có một lần ông đi về thị trấn Cổ Trực thâm nhập thực tế sáng tác. Chuyến đi một ḿnh khá lặng lẽ, vậy mà chẳng hiểu bằng cách nào ông Phạm Khắc Thuần, hiệu trưởng trường THPT Cổ Trực lại biết có sự hiện diện của ông tại đây. Ông Thuần đă t́m gặp và làm quen với ông Niệm. Không giấu được sự ngưỡng mộ thi ca, ông hiệu trưởng ngỏ ư mời ông nhà thơ đến trường nói chuyện văn học. Ông nhà thơ nhận lời. Ngay đầu giờ chiều hôm ấy toàn bộ thầy cô giáo và học sinh Cổ Trực đă tề tựu về ngồi thành hàng lối kín cả sân trường. Hồi ấy, trong bầu không khí đổi mới văn học, Nguyễn Suy Niệm rất hay được mời đi đăng đàn diễn thuyết. Ông nghiệm ra, có hai bài nói được cử tọa hâm mộ nhất và nó nghiễm nhiên thành “tủ”, thành “bảo bối” của ông, đó là chuyên đề đổi mới văn chương và chuyên đề Nguyễn Du mô tả chuyện ái ân nam nữ trong Truyện Kiều. Với đối tượng học sinh trung học phổ thông mà nói về chuyện nam nữ ái ân có vẻ chưa thích hợp lắm nên hôm ấy Nguyễn Suy Niệm đă chọn chuyên đề đổi mới văn chương để nói. Sau lời giới thiệu khá trịnh trọng của ông hiệu trưởng Phạm Khắc Thuần, ông Nguyễn Suy Niệm bước ra bục chủ tọa trong tiếng vỗ tay kéo dài từng đợt, dậy lên như sóng. Không khí nồng nhiệt đă tạo nên sự phấn khích cao độ trong con người ông. Cái nh́n của ông tương đối khách quan, không có ư chỉ trích, d́m dập người khác làm đ̣n bẩy tự tôn cá nhân, nên được người nghe rất tán đồng. Thỉnh thoảng ông lại đọc một bài hoặc một đoạn thơ để minh họa cho luận điểm của ḿnh làm cho không khí luôn thay đổi, hấp dẫn người nghe. Ông đă thu phục trái tim toàn bộ thầy cô và học tṛ trong suốt hai tiếng đồng hồ. Khi Nguyễn Suy Niệm kết thúc bài nói, ông hiệu trưởng Phạm Khắc Thuần lên phát biểu cám ơn, lại có một nữ sinh khá xinh đẹp với trang tóc dài chấm kheo chân, tên là Kim Phượng ôm bó hoa bước lên tặng nhà thơ. Sau đó Kim Phượng c̣n đọc bài thơ “Hoa phượng cháy suốt đêm hè” mà tác giả của nó chính là Nguyễn Suy Niệm cho toàn trường nghe. Ông Suy Niệm không ngờ một cô nữ sinh lớp 12 sinh ra lớn lên ở một vùng quê dân dă, ven cửa sông Hồng, chữ L nói ngọng thành chữ N, chữ S phát âm thành X, lại có thể tŕnh bày bài thơ của ông diễn cảm đến thế. Sau buổi ấy, cứ mỗi lần Nguyễn Suy Niệm sực nhớ đến bài thơ này th́ gương mặt của Kim Phượng lại tự nhiên hiện ra trong tâm trí. Một gương mặt ẩn hiện những đường nét của thiên thần.

Nhưng hồi ức của Nguyễn Suy Niệm về Kim Phượng không chỉ có thế. Kim Phượng cầm cuốn sổ lưu bút bước đến gần ông, xin ông chữ kư. Cử chỉ của Kim Phượng như “châm ng̣i” cho hàng trăm học sinh khác cầm sổ bước lên, vây quanh nhà thơ. Có lúc Nguyễn Suy Niệm bị vây kín quá, ông hiệu trưởng Phạm Khắc Thuần phải nhắc các giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn các em đứng thành hàng lối lần lượt bước lên nhận ân sủng của nhà thơ nổi tiếng ban cho.

- Học sinh trường tôi làm phiền nhà thơ quá phải không? – ông hiệu trưởng nói – Cũng chỉ v́ họ ngưỡng mộ anh quá thôi mà!

- Không không, không có ǵ là phiền phức cả. Trái lại, tôi đang vô cùng hạnh phúc, nếu phải kư đến đêm tôi vẫn không từ nan – ông nhà thơ vừa đáp lời ông hiệu trưởng vừa kư lia lịa vào những cuốn sổ lưu bút xinh xinh, rất học tṛ.

Đêm th́ chưa tới nhưng quả thật, Nguyễn Suy Niệm phải kư tới tận lúc nhá nhem tối, và cũng phải nhờ đến sự “giải cứu” của các thầy cô giáo, ông mới thoát ra khỏi ṿng vây người hâm mộ. Về tới văn pḥng kiêm thư viện trường, Nguyễn Suy Niệm lại có một sự ngạc nhiên nữa về t́nh yêu và sự trọng thị văn học ở đây. Cũng như tất cả các pḥng ốc của trường, căn pḥng này nằm trong dăy nhà cấp bốn cũ kĩ, sập sệ, mái ngói đă sô lệch và lên rêu, mọi đồ vật trong pḥng đều có vẻ thô giản, nhưng riêng cái giá sách lại đóng bằng gỗ lim, cao rộng choán hết hai gian tường hậu thất. Trên giá xếp chật ních những sách là sách. Ngoài sách nghiệp vụ giảng dậy, phải có tới hàng ngàn cuốn sách văn học. Nh́n lướt qua, Nguyễn Suy Niệm cũng có thể cảm nhận gương mặt các văn hào thế giới, các văn sĩ, thi nhân lớn của Việt Nam đều hiện diện ở đây. Niềm xúc động khiến Nguyễn Suy Niệm không thể không tḥ tay vào cái cặp giả da cỡ lớn lôi ra một sấp sách, đó là tập thơ có tựa đề “Rơm vàng đầu ngơ”, trao cho ông Phạm Khắc Thuần.

- Đây là tập thơ của tôi mới được in – Nguyễn Suy Niệm trịnh trọng nói - Trong chuyến đi này tôi chỉ mang theo hai chục cuốn. Tôi xin tặng trường...

Ông Phạm Khắc Thuần vừa đưa tay đón nhận sách vừa nói:

- Lúc năy ở ngoài sân, tôi có nghe mấy em học sinh nhắc đến tập thơ này của anh. Chắc họ đọc bài giới thiệu trên báo.

- Vâng đúng thế - Suy Niệm nói – “Rơm vàng đầu ngơ” vừa xuất bản đă có ba tờ báo in bài giới thiệu lăng xê...

- Rất cám ơn nhà thơ – ông Thuần nói – Tôi sẽ đưa ngay số sách này vào thư viện, rồi sẽ thông báo cho học sinh đến mượn đọc.

Khi những cuốn thơ của Suy Niệm được đă xếp ngay ngắn trên giá th́ một mâm cơm được mấy cô giáo sắp lên. Ngoài ban giám hiệu, các giáo viên trong tổ văn, c̣n có mấy em học sinh giỏi văn cũng được triệu đến, trong số đó có Kim Phượng. Ông Phạm Khắc Thuần c̣n “phân công” cho Kim Phượng ngồi cạnh Nguyễn Suy Niệm làm nhiệm vụ “tiếp nhà thơ để có cảm hứng sáng tác”; ông hiệu trưởng nói thế. Hôm ấy Kim Phượng không dùng nhiều thứ ngôn ngữ có âm thanh, nhưng cô đă nói với ông Suy Niệm rất nhiều bằng ánh mắt. Đó là một bữa ăn không hề có ǵ đáng gọi cao lương mĩ vị, chỉ mấy món quen thuộc của vùng đất sa bồi quê kiểng, nhưng với ông Suy Niệm th́ đó lại là bữa ăn ngon nhất trong đời ông được thụ hưởng. Nó ngon v́ t́nh yêu của những con người ở ngôi trường này giành cho ông.

...

Chiếc ta-xi thả Nguyễn Suy Niệm xuống trước cổng trường THPT Cổ Trực. Ông đứng khựng lại một lát trước cảnh đổi thay. Toàn bộ những dăy nhà cấp bốn cũ kỹ trước kia giờ đă được thay thế bằng ba ṭa nhà ba tầng, ngự theo hỉnh chữ U. Ngôi trường ngự ở thế rất đáng ngưỡng mộ: bên trái có Bạch Hổ, bên phải có Thanh Long, trước mặt cùng hướng với Minh Đường có Chu Tước, đằng sau có Huyền Vũ. Một thế nhà phát tài phát lộc! Không biết khi xây những ṭa nhà này, ban giám hiệu có mời thầy địa lư trợ giúp không, hay họ cứ làm đại, ngẫu nhiên mà thành thế đẹp?

Nguyễn Suy Niệm ngẩng mặt lên và nh́n thấy có một tấm băng rôn màu đỏ căng ngang cổng trường với ḍng chữ màu vàng nghiêm ngắn “ Chào mừng nhà thơ Nguyễn Suy Niệm về nói chuyện văn học với thầy tṛ nhà trường”. Chà - Suy Niệm nói thầm - xă hội đang phát triển, nước nổi th́ thuyền nổi, trường này bây giờ khang trang, đường hoàng quá. Phải thế chứ! Ḍng cảm xúc đang dâng trào th́ Nguyễn Suy Niệm chợt nh́n thấy có một phụ nữ khoảng 40 tuổi, mang gương mặt đẹp thuần phác, nhă nhặn, mặc áo dài màu thiên thanh từ bên trong cổng bước ra. Đi bên người phụ nữ là một người đàn ông, cũng trạc tuổi người phụ nữ.

- Chúng cháu đang rất mong chú - người phụ nữ nói.

Không khó khăn lắm Nguyễn Suy Niệm đă nhận ra người quen.

- Kim Phượng phải không? Cháu đă trở thành giáo viên trường này?

- Chị ấy là hiệu trưởng đấy chú ạ - người đàn ông đi cùng Kim Phượng nói - C̣n cháu là Tân, hiệu phó.

- Nhanh quá!- ông Suy Niệm vừa ngắm dung nhan của Phượng vừa nói - Cháu mới là một nữ sinh ngày nào!

- Kể từ dịp trước chú về, thế mà cũng đă hai mươi hai năm rồi đó chú! - Phượng nói.

- Người kư giấy mời chú là chàng hiệu phó Tân đây, nên chú không thể h́nh dung vị hiệu trưởng ngôi trường khá danh tiếng này bây giờ lại là cháu - ông Suy Niệm đận đà, kẻ cả - Không phải v́ chú không tin vào năng lực của cháu. Chính v́ chú nghe nói, hồi này nắm giữ cương vị hiệu trưởng trung học phổ thông thường là giáo viên các môn tự nhiên...

- Quả thật, bây giờ giáo viên văn làm hiệu trưởng không nhiều - Phượng nói - Như ở tỉnh này, hơn năm mươi trường trung học phổ thông, chỉ có cháu và một chị nữa là giáo viên văn làm hiệu trưởng. Hồi này việc dạy và học văn trong nhà trường không c̣n được xuôi xẻ như xưa. Các trường khác th́ có lẽ chẳng sao, nhưng với những trường có giáo viên văn làm hiệu trưởng như Cổ Trực mà môn văn xuống cấp... th́ sẽ rất khó cho cháu, chú ạ.

- Chính v́ thế mà mới nhậm chức hiệu trưởng được vài tháng nay, chị Kim Phượng đă tính đến chuyện chấn hưng môn văn đấy - hiệu phó Tân nói - Sách giáo khoa soạn hay dở thế nào th́ đó là việc của bề trên, nhưng với trường này ít nhất cũng phải làm cho thầy và tṛ quan niệm đúng đắn về sự hữu dụng của môn văn. Chúng cháu hy vọng buổi nói chuyện hôm nay của chú sẽ là bước mở đầu tốt đẹp cho công cuộc chấn hưng này.

- Nói chấn hưng có vẻ hơi to tát. Nhưng cô hiệu trưởng và thầy hiệu phó - ông Suy Niệm đă thay đổi cách xưng hô, không chú chú cháu cháu nữa - đă có niềm tin vào lăo già này th́ lăo sẽ cố gắng...

Kim Phượng và Tân mời Nguyễn Suy Niệm về pḥng hiệu trưởng. Lúc này ông Niệm mới biết thầy hiệu trưởng cũ Phạm Khắc Thuần và nhiều thầy cô ông gặp trong dịp về trường lần trước, họ đă nghỉ hưu gần hết. Phạm Khắc Thuần chỉ là giáo viên sử, nhưng ông ấy đă gây dựng cho môn văn luôn đứng đầu toàn khu vực, năm nào cũng có học sinh đoạt giải văn quốc gia, cấp tỉnh. Sau ngày Phạm Khắc Thuần về hưu th́ mọi chuyện đă khác, nhất là môn văn.

Trong lúc Nguyễn Suy Niệm làm một số động tác chỉnh chang, xóa dấu vết bụi đường cho gương mặt tươi tắn lại th́ tiếng loa bên ngoài đă oang oang thông báo cho thầy và tṛ từ các pḥng học ùa ra khỏi cửa, kê ghế ngồi kín cả khuôn viên sân rộng lớn.

Nguyễn Suy Niệm được hiệu trưởng Kim Phượng và hiệu phó Tân tháp tùng bước ra bục chủ tọa trong tiếng vỗ tay rộn ràng chào đón. Suy Niệm nh́n xuống bên dưới, cảm nhận, so với lần trước ông về th́ lần này gương mặt các thầy cô có vẻ béo tốt hơn nhưng thần khí lại có vẻ âm u hơn; ăn mặc đẹp hơn nhưng có vẻ bụi bặm, dầu dăi hơn. Học sinh th́ có vẻ ít cười hơn.

Lời phát biểu khai mạc của hiệu trưởng Kim Phượng rất chừng mực nhưng khi nói về Nguyễn Suy Niệm cô không quên chấm phá đôi nét về sự đặc sắc trong thơ ông. Cô nói: “Cách đây hơn hai mươi năm, nhà thơ Nguyễn Suy Niệm đă về thăm trường và buổi nói chuyện của ông đă để lại nhiều ấn tượng đẹp cho thầy và tṛ nhà trường. Dịp này nhà thơ trở lại, chúng ta hy vọng buổi nói chuyện của ông hôm nay cũng sẽ mang lại nhiều điều mới mẻ cho thầy tṛ trường ta...”. Lời Kim Phượng đă tạo đà cho Nguyễn Suy Niệm bắt đầu vào cuộc diễn giảng một cách tự nhiên và hào hứng. Ông nói về văn học thời đổi mới. Công cuộc đổi mới văn học đă diễn ra hơn hai mươi năm, đă có đủ độ lắng cần thiết để ông nói những điều sâu xa hơn lần nói chuyện trước. Nhưng không hiểu sao học sinh chỉ lắng nghe ông nói được một lát là họ bắt đầu quay sang nhau nói chuyện riêng. Thoạt đầu họ c̣n th́ thầm, càng về sau giọng của họ càng to, rồi có cả tiếng chí chóe căi nhau. Khi tiếng ồn đă át hẳn tiếng nói của ông Niệm (mặc dù giọng ông được bộ tăng âm khuyếch đại rất to) th́ gương mặt hiệu trưởng Kim Phượng tái nhợt đi. Cô vội lấy mảnh giấy, rút bút ghi: “Thưa chú, chú có thể chuyển đề tài được không ạ?”. Mảnh giấy được chuyển đến tay, Suy Niệm đọc nhanh, rồi nghĩ: “Phải, ḿnh nói chuyên đề đổi mới văn học tuồng như không c̣n phù hợp với học sinh trường này, có lẽ họ đ̣i hỏi những điều mới mẻ hơn”. Nguyễn Suy Niệm nhanh chóng chuyển sang chuyên đề văn học hậu hiện đại. Ông nói về loại văn học phi cốt truyện, loại bỏ thứ văn kể chuyện, không cần chú trọng xây dựng nhân vật, cũng chẳng cần t́nh tiết hay chi tiết điển h́nh, bỏ qua cả tính logic về thời gian và không gian, thậm chí không cả quan tâm đến dấu chấm dấu phảy, chỉ diễn đạt theo ḍng ư thức... Rồi ông dẫn chứng ra mấy tác phẩm thuộc dạng như thế hoặc đang học theo như thế. Thoạt đầu khi Nguyễn Suy Niệm nói thấy là lạ học sinh có vẻ lắng nghe, nhưng khi ông đưa một số tác phẩm làm dẫn chứng th́ bên dưới lại ŕ rầm nói chuyện, và tiếng nói chuyện mỗi ngày một to, y như lúc ông nói về văn chương đổi mới. Lần này lại có cả tiếng hắt hơi, tiếng huưt sáo, tiếng hô hoán ǵ đó như một tín hiệu muốn đuổi ông xuống. Hiệu trưởng Kim Phượng và hiệu phó Tân phải rời chỗ ngồi đi ṿng quanh sân xua xua tay ra hiệu ổn định trật tự, nhưng họ cứ đi đến góc sân này th́ góc sân kia lại ồn ào. Cuối cùng hiệu trưởng Kim Phượng ghé miệng vào tai hiệu phó Tân nói nhỏ điều ǵ đó. Hiệu phó Tân liền bước đến ghé miệng vào tai nhà thơ Nguyễn Suy Niệm nói: “Chú ơi, những điều vừa rồi chú nói rất hay, rất sâu sắc, nhưng học sinh trường Cổ Trực này... chưa quen. Bây giờ chú chuyển sang nói chuyện gây cười cho vui...”. Bị choáng, bị sốc, tuy thế, Nguyễn Suy Niệm vẫn đủ b́nh tĩnh và sự lịch duyệt để xoay chuyển t́nh thế, tránh bẽ bàng cho ḿnh, cho cả Kim Phượng và Tân.

- Bây giờ, để thay đổi không khí – Nguyễn Suy Niệm khoát khoát tay nói to - tôi xin kể cho các cháu nghe mấy chuyện vui cười... Hài hước cũng là một yếu tố không thể thiếu của văn chương... Các cháu có đồng ư không?

Như chỉ chờ câu hỏi ấy để được xả súp-páp, học sinh đồng thanh hô đồng ư rất to. Nguyễn Suy Niệm bắt đầu kể chuyện Trạng Quỳnh. Ông kể xong chuyện thứ nhất. Kể sang chuyện thứ hai được mấy câu th́ bên dưới lại bắt đầu ồn ào. Sự ồn ào lặp lại không khác ǵ hai lần trước, và khi lên cao trào vẫn có cả tiếng huưt sáo, tiếng chí chóe căi nhau, tiếng hô hoán. Lần này không chờ Kim Phượng hay Tân phải ghé vào tai “chỉ đạo”, Suy Niệm quyết định ra một “chiêu độc”, mặc dù chiêu này có yếu tố t́nh dục, nói với học sinh trong trường phổ thông chưa phù hợp lắm. Nhưng trước t́nh thế “hiểm nghèo” này ông buộc phải dùng nó. Ông nói:

- Bây giờ tôi xin ra một câu đố, cháu nào trả lời đúng, tôi sẽ thưởng...

Không cần nghe cử tọa có đồng ư hay không, Nguyễn Suy Niệm đă cất giọng đọc: Tiếc thay một đóa trà mi/ Con ong đă tỏ đường đi, lối về/ Một cơn mưa gió nặng nề/ Thương ǵ đến ngọc tiếc ǵ đến hương... Câu hỏi tôi đặt ra là: Đoạn thơ trên thuộc về t́nh tiết nào và mô tả điều ǵ trong Truyện Kiều?

Có khoảng vài chục cánh tay dơ lên. Có cánh tay dơ mạnh mẽ. Có cánh tay dơ rụt rè. Nguyễn Suy Niệm chỉ tay mời một em học sinh nam có cánh tay dơ thẳng như một ngọn măng trổ giữa mùa mưa. Em này đứng lên nói:

- Thưa bác, cháu nghĩ đây là đoạn mô tả chuyện Thúy Kiều bị... bị... thất tiết ạ.

- Đúng rồi - Suy Niệm vui vẻ thừa nhận - nhưng cháu mới trả lời được một vế câu hỏi, c̣n vế thứ hai, cháu trả lời được chứ? Hoặc cháu nào biết hăy dơ tay?

Em học sinh nam lắc đầu ngồi xuống. Nguyễn Suy Niệm mở tầm mắt bao quát toàn sân, không thấy có một cánh tay nào dơ lên. Hiệu trưởng Kim Phượng vội mở sổ tay xé một trang, rút bút viết vội ǵ đó rồi kín đáo đưa cho một em học sinh nữ ngồi phía sau. Em này đọc nhanh những chữ trên mảnh giấy rồi dơ thẳng cánh tay. Ông Suy Niệm mừng như vớ được của quư, vội chỉ tay về phía ấy nói:

- Nào mời cháu!

Cô bé đứng lên:

- Thưa bác, đoạn thơ ấy thi hào Nguyễn Du mô tả ư nghĩ của Mă Giám Sinh sau khi hắn chiếm đoạt được thân xác Thúy Kiều, hắn quay đầu trở giáo xỉ nhục nàng!

- Rất đúng! Tuyệt vời! - Suy Niệm như reo lên - Rất cám ơn câu trả lời của cháu. Cháu và tất cả các cháu dơ tay đều sẽ nhận được quà tặng, đó là tập thơ “T́nh yêu thời ô nhiễm” của bác. Tuần sau in xong bác sẽ gửi về. “Ḿnh nên kết thúc cuộc đăng đàn vào lúc có một tẹo không khí hào hứng này th́ hơn”, Suy Niệm nghĩ nhanh, rồi đột ngột nói: Ta kết thúc buổi sinh hoạt ngoại khóa văn học ở đây...

Kim Phượng cử em học sinh duy nhất trả lời trọn vẹn câu hỏi, tên là Lanh, ôm bó hoa bước lên tặng nhà thơ. Khi Lanh đến gần, cô bé gợi cho Suy Niệm nhớ về h́nh ảnh Kim Phượng cách đây 22 năm. Chỉ khác là cô bé Lanh lớp 12 hôm nay không tự nguyện đọc một bài thơ của Nguyễn Suy Niệm cho toàn trường nghe như cô bé Kim Phượng lớp 12 xưa đă làm. Lanh  không đưa sổ lưu bút xin chữ kư. Không có đám đông người hâm mộ vây quanh nhà thơ xin chữ kư như xưa. Họ lặng lẽ ra về. Thấy Lanh vẫn c̣n đứng nán lại như muốn nói điều ǵ đó, Nguyễn Suy Niệm hỏi:

- Buổi nói chuyện hôm nay của bác không thành công, đúng không?

- Bác nói cũng hay đấy chứ - Lanh nói.

- Nhưng học sinh trường cháu lại không thích nghe - Suy Niệm nói với giọng hờn mát - V́ sao thế nhỉ?

- Bởi v́... bởi v́... cho cháu nói thật nhé?

- Cháu cứ nói!

- Cái phần bác nói về văn chương đổi mới, lư thuyết th́ thế, nhưng chúng cháu chưa đứa nào nh́n thấy những cuốn sách đó, nên bác nói cũng là nói khan như thầy cô giáo ở trường. C̣n cái phần bác nói về văn chương hậu hiện đại, khó hiểu quá, chúng cháu chưa được trang bị kiến thức để tiếp thu... Riêng cháu th́... có cảm giác hơi tiếc v́ cháu muốn nghe bác nói về một điều khác kia!

- Cái điều khác ấy là ǵ, cháu có thể nói rơ hơn được không?

- Biết nói với bác thế nào nhỉ. Cháu chưa t́m ra được từ ngữ để diễn đạt. Đại khái nó phải mới mẻ, huyền diệu, nhưng lại không xa lạ, nó cần phải lư giải những câu hỏi lớn đang diễn ra trong xă hội, phải thiết thân với cuộc đời chúng cháu... hôm nay... và cả ngày mai nữa...

- Bác hiểu! Cám ơn sự thẳng thắn của cháu.

Lanh đi với ông Suy Niệm tới cửa văn pḥng kiêm thư viện trường, chào ông rồi quay ra. Hiệu trưởng Kim Phượng và hiệu phó Tân ra cửa mời ông vào bên trong. Văn pḥng kiêm thư viện cũng đă được làm mới, khang trang, bàn ghế bóng láng. Chợt nh́n thấy cái giá sách lớn bằng gỗ lim, có từ dạo ông về cách đây 22 năm, thời gian đă làm cho màu gỗ ngả màu đen như mun, nhưng chỉ c̣n lèo tèo mấy cuốn sách cũ kỹ xếp sô lệch trong một ô, c̣n các ô khác xếp đầy những khung giấy khen, bằng khen. Hiện tượng bằng khen giấy khen nhiều đến nỗi không c̣n chỗ treo th́ Nguyễn Suy Niệm đă nh́n thấy ở nhiều nơi chứ không riêng ngôi trường Cổ Trực này. Nguyễn Suy Niệm cứ day dứt buồn. Như “đọc” được ư nghĩ của ông nhà thơ, Kim Phượng nói:

- Chắc chú đang băn khoăn về cái giá sách mà không c̣n sách phải không ạ? Đúng là từ khi thầy hiệu trưởng Phạm Khắc Thuần về hưu th́ hàng ngàn cuốn sách cứ cũ nát dần mà không được mua bổ sung. Chúng cháu đang tính chuyện khôi phục lại đấy chú ạ.

- Phải lắm, các thầy cô nên khôi phục. Trường học mà không có thư viện th́ nó ḱ cục lắm. Nó sẽ ḱ cục ê...

Nguyễn Suy Niệm định nói “nó ḱ cục ê chề như cuộc nói chuyện văn chương chiều nay vậy” nhưng ông kịp phanh lời ḿnh lại, bởi dẫu sao ông vẫn c̣n những ấn tượng đẹp về Kim Phượng. Cô ấy mới lên hiệu trưởng, lỗi không hoàn toàn thuộc về cô ấy. Hơn nữa, càng ngẫm những câu nói ngập ngừng của cô bé Lanh lúc năy càng thấy văn chương của ḿnh và mấy ông bạn ḿnh nào đă ra ǵ? Cuộc sống th́ đa chiều, đa diện, đa thanh mà ḿnh và mấy ông bạn ḿnh lại lười học, lười đọc, viết rặt cái giọng áp đặt, giả trá, lươn lẹo, vụn vặt, nhạt nhẽo. Lại có khi muốn tỏ ra cao siêu th́ chơi tṛ bố cục, đang nói cái nọ sọ sang nói cái kia, bới tung ra, lộn tùng phèo lên, cứ dăm bảy trang lại chen vào một pha sex ḱ cục, vân vi triết lư trên trời dưới bể nhạt nhẽo... Được nước ngoài in hữu nghị cho một bài thơ là đă hoắng lên, tự xếp cho ḿnh ngồi “chiếu trên”, nh́n những người không giống ḿnh bằng nửa con mắt, làm như thành văn nhân thi sĩ quốc tế đến nơi...Có mà c̣n khuya nhé! Kiểu sống và hành sự như thế đă trở nên xa lạ, tụt lại phía sau cuộc sống bất an, c̣n nhiều nỗi âu lo và cháy bỏng khát vọng đổi thay này. Trở về thăm lại trường Cổ Trực, ḿnh mới vỡ nhẽ ra nhiều điều.

Về Hà Nội được ít hôm th́ tập thơ “T́nh yêu thời ô nhiễm” của Nguyễn Suy Niệm được in xong. Bây giờ th́ ông đă không c̣n thật hài ḷng với tập thơ này như những ngày trước khi đưa nó vào xưởng in. Tuy nhiên, Nguyễn Suy Niệm vẫn xếp 50 cuốn vào cái hộp các-tông cũ chở ra bưu điện. Ông nhờ nhân viên ở đây bọc bên ngoài hộp bằng một loại giấy gói quà, rồi ông rút bút ghi: “Kính gửi: Ban giám hiệu trường THPT Cổ Trực, tỉnh...

 

Hà Nội, tháng 5 năm 2010.