Tại sao Chu Hảo ?
Vừa ngồi xuống chiếc ghế đối diện với tôi trong một quán bia hơi gần trụ sở Hội nhà văn Việt Nam ở đường Nguyễn Đ́nh Chiểu- Hà Nội, đạo diễn nghệ sỹ nhân dân Trần Văn Thủy liền đập tay xuống bàn quát lớn:
– Tại sao (là) Chu Hảo? Tại sao Chu Hảo?!! Tôi và ông c̣n “phản động” hơn Chu Hảo nhiều chứ?!
Biết Trần Văn Thủy là người “ăn to nói lớn”, tính cách ngang tàng… nên tôi chẳng nói ǵ cả. Nhưng trong đầu bỗng nhớ đến cuốn sách mà tôi đă in năm 2004 (NXB Thanh Niên) có tên là “Tại sao Điện Biên Phủ?”. Để trả lời cho câu hỏi của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước: V́ sao hai bên Việt Minh và Pháp lại chọn một nơi không hẹn trước, xa xôi hẻo lánh, tít mù cuối trời Tây Bắc, giáp ranh với nước Lào làm trận địa cho một cuộc chiến quyết định sống c̣n với mỗi bên?! Để trả lời câu hỏi này, tôi đă phải đọc cả ngàn trang hồi kư về Điện Biên Phủ, ba lần lên thăm Điện Biên Phủ và ba lần gặp Đại tướng Vơ Nguyên Giáp để cho ra đời cuốn sách chưa đến 200 trang vào năm kỷ niệm 50 năm (2004) chiến thắng lịch sử này.
Nhưng trả lời đạo diễn Trần Văn Thủy: “Tại sao Chu Hảo?” th́ không khó. V́ Chu Hảo là một trong những người trí thức căn cơ nhất của tầng lớp trí thức vốn c̣n rất “èo uột” hiện nay! Tôi dùng chữ căn cơ v́, một dân tộc muốn hùng mạnh phải có một đội ngũ tinh hoa dẫn đường. Đội ngũ tinh hoa ấy khai phóng cho dân chúng. Muốn có Cách mạng Pháp 1789 phải có một Thế kỷ Ánh sáng “Siècle des Lumières” với những Voltaire (1694-1778), Rousseau (1712-1778), Diderot (1713-1784).
Chu Hảo là một trí thức ư thức rơ về vai tṛ, trách nhiệm của tầng lớp tinh hoa với nhiệm vụ khai phóng dân trí của tầng lớp ḿnh. Năm 2010, ông đă viết tiểu luận nổi tiếng “Thử t́m hiểu tầng lớp trí thức Việt Nam”. Đây là lần đầu tiên một tác giả đă dám đụng bút vào một đề tài lớn, rất hóc búa và vô cùng “nhạy cảm” trong một xă hội toàn trị, nặng tư tưởng Maoist: “Trí thức là cục phân”!!!
Trong tiểu luận đó, ông đặt ra những câu hỏi… Có một giai tầng xă hội như là tầng lớp trí thức ở Việt Nam chưa, đặc điểm tính cách của trí thức trước vận mệnh của dân tộc trong thời đại mới, thời đại kinh tế tri thức, thời đại ḥa nhập toàn cầu là thế nào? Và thật thú vị, lần đầu tiên có một tác giả đă điểm lại những gương mặt, những tên tuổi kẻ sỹ Việt Nam suốt chiều dài lịch sử dân tộc như: Trương Vĩnh Kư, Phan Khôi, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Tố…
Và cũng rất bất ngờ, tác giả gọi thời kỳ 1945-1949 là của lịch sử Việt Nam hiện đại là thời kỳ “lăng mạn của trí thức yêu nước” Việt Nam! Tuy chỉ là những phác thảo và gợi mở nhưng tiểu luận “Thử t́m hiểu tầng lớp trí thức Việt Nam” đă được những người quan tâm đến vận mệnh của đất nước nồng nhiệt đón nhận và đánh giá rất cao công tŕnh này. B́nh tĩnh và ôn ḥa, nhưng kết luận của bài viết này đanh thép và dứt khoát: Không có tự do ngôn luận, th́ những người “có học” chỉ có thể là những người lao động trí óc (thậm chí rất giỏi nhưng không thể trở thành một tầng lớp “trí thức” mà xă hội văn minh coi là tinh hoa!
Ở thời điểm năm 2010, kết luận trên của Chu Hảo được xem là xă hội toàn trị đă có phần “cởi mở”. Nhưng chế độ Đảng trị với quốc sách ngu dân, bưng bít thông tin để dễ bề cai trị, lừa gạt và dễ bề cướp bóc đă không thể chấp nhận sự dấn thân khai phóng của nhà trí thức Chu Hảo với việc ông đứng đầu Nhà xuất bản Tri Thức để tổ chức dịch và xuất bản những sách giới thiệu một cách căn cơ những giá trị văn minh phổ quát của nhân loại mà bất cứ một dân tộc nào muốn “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” cũng phải biết đến.
Những cuốn sách đồ sộ của văn minh nhân loại đă ra đời từ Nhà xuất bản Tri Thức: Nền dân trị Mỹ (phải “né” chữ “dân chủ” bằng chữ “dân trị”) của Alexis de Tocqueville do Phạm Toàn dịch từ nguyên bản tiếng Pháp-805 trang, khổ 16×24 cm-2012; Đường về nô lệ của Hayek do dịch giả nổi tiếng Phạm Nguyên Trường dịch; Karl Marx của Peter Singer ; Sự ra đời trí khôn ở trẻ em của Jean Piaget do nhà thơ Hoàng Hưng dịch v.v…
Khi dịch cuốn “Sự ra đời trí khôn ở trẻ em”, tác giả Hoàng Hưng tâm sự với người viết bài này rằng, vô cùng khó dịch, v́ nhiều khái niệm về tâm lư chúng ta không có, phải mầy ṃ, so sánh với các ngôn ngữ khác… Vẫn theo Hoàng Hưng th́ giáo dục ở nước ta quá lạc hậu so với thế giới về cơ sở tâm lư giáo dục học. V́ thế, lời mở đầu cho cuốn sách này, nhà giáo Phạm Toàn đă viết: Thật khó mà h́nh dung lại có người táo gan chẳng hạn như thế này: lái con tàu đi biển mà thiếu hải đồ và hải tŕnh, thám hiểm núi cao rừng sâu mà không cần la bàn, hoặc là… thêm trường hợp nữa cho đủ quá tam ba bận, như chúng tôi muốn nêu ra ở đây: tổ chức một nền giáo dục quốc dân, tổ chức đi tổ chức lại những cuộc thay sách thay chương tŕnh và cải cách giáo dục song lại không quan tâm đến tâm lư học. Lại nữa, không những coi nhẹ tâm lư học nói chung, lại c̣n táo gan coi nhẹ tâm lư học giáo dục, nhất là tâm lư học Piaget!
Nhà thơ Hoàng Hưng đă được giải thưởng về dịch thuật cuốn sách này sau đó. Tôi đă mất cả tháng trời để nghiên cứu cuốn sách khó đọc này và bàng hoàng khi biết rằng, chúng ta đă không hề biết đến Jean Piaget (1896-1980) với công tŕnh cả đời nghiên cứu quá tŕnh nhận thức của trẻ em, làm cơ sở cho quá tŕnh giáo dục ở hầu hết các nước tiên tiến trên thế giới ngày nay…
Viết đến đây tôi bỗng nhớ đến các “định nghĩa” về người trí thức của Viện sỹ hàn lâm Nga N. Moseev: “Người trí thức luôn suy nghĩ đến số phận của dân tộc ḿnh trong sự so sánh, đối chiếu với những giá trị toàn nhân loại. Vả lại, bất cứ một dân tộc nào bao giờ cũng có những nhà trí thức của dân tộc ḿnh”.
Chu Hảo chính là một nhà trí thức của dân tộc Việt Nam. Ông có công với đất nước, với dân tộc nhưng lại “có tội” v́ đă “tổ chức dịch và xuất bản những sách trái với cương lĩnh, đường lối của Đảng” như kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng! Là một người ngoài Đảng, người viết bài này cũng biết, đây là một việc làm trái với điều lệ Đảng. V́, muốn kỷ luật một đảng viên th́ phải xuất phát từ cơ sở chi bộ nơi đảng viên ấy sinh hoạt. Rơ ràng, một nhóm độc tài từ trên cao áp đặt một cách phi dân chủ ngay trong Đảng. Dấu hiệu của tập quyền trong quá tŕnh phát xít hóa đă xuất hiện ngay sau khi Tổng Bí thư Đảng kiêm giữ chức Chủ tịch nước (!)
Kỷ luật Chu Hảo, Đảng độc tài muốn dằn mặt những đảng viên đang “tự diễn biến” đang “suy thoái về chính trị”… Thật là bẽ bàng và nực cười khi Việt Nam đang hư hửng tham gia Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái B́nh Dương CPTPP! Muốn ḥa nhập vào thế giới văn minh để hưởng lợi về kinh tế, nhưng lại quyết giữ nguyên tư duy man rợ thời Trung cổ về triết học, chính trị và xă hội, để tiếp tục cai trị, d́m đất nước và nhân dân trong tăm tối Trung cổ giữa thời đại toàn cầu hóa, Công nghiệp 4.0!
Không! Làm ǵ có điều đó ở thế kỷ 21, thưa Ban kiểm tra Trung ương Đảng! Chính v́ thế, khi tuyên bố kỷ luật những sai phạm của Chu Hảo, và ông đă tuyên bố rời Đảng ngay sau đó… Một cơn địa chấn đă xuất hiện trong xă hội Việt Nam. Một loạt những đảng viên, trong đó có những tên tuổi lớn như nhà văn Nguyên Ngọc, nghệ sỹ ưu tú Kim Chi, giáo sư Mạc Văn Trang và nhiều người khác… đă lập tức tuyên bố rời bỏ Đảng.
Trong tuyên bố bỏ Đảng của nhà văn lăo trượng, công thần của chế độ Nguyên Ngọc có đoạn viết: Đảng “ḱm hăm nhân dân trong ṿng tăm tối, để lừa dối và đàn áp… đang cướp quyền sống và phát triển của dân tộc… Đảng “tự diễn biến” thành một tổ chức chuyên quyền phản dân hại nước. Tôi không thể, c̣n có thể ở trong một tổ chức như thế!”
Kể từ khi thành lập, chính danh của Đảng cộng sản chưa bao giờ bị phủ định hoàn toàn như thế.
Mặc dù chỉ kém Chu Hảo có hai tuổi, tôi luôn luôn xem ông là bậc đàn anh từ mọi phương diện. Ông uyên bác nhưng khiêm nhường, ôn ḥa lịch lăm nhưng sắc sảo và quyết liệt trong tư duy. Chu Hảo chính là kẻ sỹ của thời đại @, một nhân cách viết hoa. Vậy mà ông bị gán cho những tội danh nghe thật buồn cười và ngớ ngẩn: “tự chuyển biến”, “tự chuyển hóa”, “thoái hóa về chính trị” v.v… Những khái niệm quái gở đó dùng để nói về Chu Hảo ở cái thời kỹ thuật số, công nghệ số này! Chỉ bấy nhiêu đă thấy bế tắc đến tột cùng!
Có lần nhà văn hóa Nguyễn Khắc Viện đă nói với tôi rằng, trí thức không phải là bột mỳ, nhưng trí thức là viên bột nở, là chất xúc tác. Nhờ có viên bột nở mà bột mỳ nở thành cái bánh mỳ! Với Chu Hảo th́ tự do báo chí, tự do xuất bản là công cụ cốt lơi để thực hiện dân chủ. Ông đă dấn thân suốt hơn một thập kỷ qua để làm điều đó. Làm bột nở cho đời! Cái chất “trí thức toàn thân” ấy của ông luôn là kẻ thù nguy hiểm nhất của mọi thứ độc tài! Chu Hảo là hạt bụi, là cái gai trong mắt chuyên quyền. Tôi đă mất gần 200 trang mới trả lời được câu hỏi “Tại sao Điện Biên Phủ?” Nhưng chỉ cần 4 trang A4 để trả lời: Tại sao Chu Hảo?
(Sao lại từ Web, ngày 13-11-2018, PHĐ)