KhongGianSongVaNgonNguHoiHoa-HoTinhTinh

 

KHÔNG GIAN SỐNG VÀ NGÔN NGỮ HỘI HỌA

CỦA LÊ THÁNH THƯ

 

Khi chọn chủ đề của tranh là “không gian sống” (living space), chắc chắn Lê Thánh Thư đă chọn cho ḿnh một hướng sáng tác, đă xác định thái độ và mối quan hệ của anh, người nghệ sĩ, đối với sự vật, với cuộc sống, những ǵ đă và đang xảy ra hàng ngày, hàng giờ, ở trước mắt, ở chung quanh và cả trong tâm hồn.

Hướng cái nh́n vào thế giới, vào cuộc sống ở chung quanh là tất yếu đối với những ai làm công việc sáng tác nghệ thuật. Nhưng chọn một vị trí, một cách nh́n để soi sáng sự vật, để truy t́m ư nghĩa, và từ đó t́m ra cách thể hiện, t́m ra ngôn ngữ riêng cho nghệ thuật của ḿnh, lại là nổ lực cá nhân trong ư thức sáng tạo của Lê Thánh Thư.

Cái “không gian sống” của Lê Thánh Thư thực ra không rộng lớn, bao la như khi người ta nghĩ về một thế giới của con người trên hành tinh trái đất, một hành tinh giữa muôn triệu hành tinh trong vũ trụ. Cái “living space” của anh chỉ thu hẹp trong bầu không khí anh hít thở, trong thế giới anh bắt gặp, nghe nh́n, sờ mó, nắm bắt để mơ mộng, tư duy, vui, buồn, cười, khóc. Trong thế giới đó có hoa lá, cây cỏ, ruộng vườn, sông núi, chim chóc, thú vật, có đô thị, phố phường, hàng quán, cờ quạt, đèn đóm, biển hiệu. Và con người… con người… những bóng dáng, những h́nh hài, những thân thể. Con người được nh́n từ nhiều góc độ khác nhau, kể cả góc tối nhất trong tâm hồn. Con người được khắc chạm lỗ chỗ, méo mó, liêu xiêu, mờ nhạt… những bóng ma… Con người được mă hóa thành những kư hiệu, những đường, những vạch. Đây là thế giới không rạch ṛi, không ḥan chỉnh, rối rắm. Cái thế giới đó phức tạp nhưng cũng đơn điệu, ồn ào nhưng cũng tĩnh lặng. V́, đối với Lê Thánh Thư, có thể tất cả chỉ là “still life”.

Khi cuộc sống đang ở trên ranh giới giữa sống và chết, th́ mọi thứ trở nên nhập nhằng, khó xác định không gian, thời gian, kể cả h́nh thể, màu sắc, bố cục. Lê Thánh Thư vẽ tranh trừu tượng. Nhưng trong “không gian sống”, người ta khó xác định được tranh của anh hữu h́nh hay trừu tượng. – Trong sáng tác điều này không quan trọng, nhưng để hiểu tranh của Lê Thánh Thư, phải xét đến khía cạnh ngôn ngữ trong tranh của anh. Ngoài những bức tranh vẽ sen, có h́nh thể rơ ràng, những bức được đặt tên “living space”, nh́n tổng thể có thể xem là tranh trừu tượng, nhưng soi kỹ vào từng họa tiết, ta thấy vô số h́nh người, vô số đồ vật. Những đàn ông, đàn bà, đứng, ngồi, gồng gánh, mua bán, những áo quần, xe ba gác, nhà thờ, thùng bộng, bàn ghế, những con số, những hàng chữ, những bia, cà phê, cơm phở, khoan cắt bê tông… Tất cả đều được lấy từ cuộc sống thực. Cái thế giới trừu tượng của Lê Thánh Thư ngày nào đă làm ta thích thú với những đường nét, màu sắc sinh động, huyền ảo, nay đang chuyển dần, lấy lại đường nét, h́nh thù của cuộc sống thực. Chỉ khác là hiện thực được đưa vào trong tranh ở dạng đơn giản, ước lệ, là những mẫu h́nh vẽ những con thú, những đồ vật thường thấy trong đời sống văn hóa dân gian. Ngay cả con người hay những đồ vật lớn như nhà thờ cũng được anh đưa vào trong tranh dưới dạng giản lược bằng một vài nét sắc nhọn, không phải là những h́nh thể thường thấy trong hội họa mà chỉ là những kư hiệu. Trong “không gian sống”, Lê Thánh Thư cũng không sử dụng nhiều màu sắc. Đen, trắng, đỏ là ba màu chủ đạo trong tranh của anh. Thỉnh thỏang anh mới sử dụng một mảng lớn màu đỏ, vàng, hoặc màu xám nhạt, nhưng chỉ để làm nền. Anh cũng sử dụng màu dưới dạng monochrome (đơn sắc). Trên thực tế khi vẽ đợt tranh “không gian sống”, Lê Thánh Thư không chú ư đến h́nh thể, màu sắc và ngay cả bố cục tranh anh cũng tỏ ra dễ dăi một cách có dụng ư. Lê Thánh Thư thực sự đă không vẽ cái đẹp, nhưng những ǵ anh vẽ trong tranh là để hướng đến cái đẹp. Bức tranh không bộc lộ cái đẹp mà gợi mở, thúc giục ta hướng đến cái đẹp. Tranh trở thành biểu tượng, và là thông điệp truyền đến mọi người ư niệm chân-thiện-mỹ bằng thứ ngôn ngữ riêng của nó. Picasso, trong một lần trả lời phỏng vấn đă nói : “Mỗi tuyệt tác khi ra đời đều chứa bên trong nó một số cái xấu. Cái xấu đó là dấu hiệu của cuộc đấu tranh của người sáng tạo để được nói một điều mới bằng một phương thức mới” (Chaque chef-d’oeuvre est venu au monde avec une dose de laideur en lui. Cette laideur est le signe de la lutte du créateur pour dire une chose nouvelle d’une facon nouvelle). Liệu Lê Thánh Thư có trải qua những trải nghiệm như thế trong sáng tác khi anh đưa vào tranh h́nh ảnh cuộc sống dưới dạng giản lược cao độ đến chỉ c̣n là những kư hiệu, khi tranh của anh vượt ra ngoài khuôn khổ ngôn ngữ hội họa thông thường ? Có thể c̣n quá sớm để nói rằng Lê Thánh Thư đă khai mở một cung cách mới trong sáng tác mỹ thuật. Nhưng quả thực Lê Thánh Thư đă làm điều lạ thường khi đưa cuộc sống xung quanh ḿnh vào tranh bằng thứ ngôn ngữ mang tính cách kư hiệu như thế. Cái thế giới được mô tả trong tranh của Lê Thánh Thư, do đó, có nội dung mang ư nghĩa truyền thông về cái đẹp đă bị khuất lấp, bị che giấu, cái đẹp khắc khỏai trong tâm thức của ngưởi nghệ sĩ.

Với cuộc triển lảm tranh “không gian sống”, Lê Thánh Thư đă ghi một dấu ấn sắc nét trên bước đường t́m kiếm sáng tạo của ḿnh. Người xem tranh chia sẻ với anh những cảm xúc cuộc sống theo cách nh́n trần trụi nhưng rất thực của anh. Đối với Lê Thánh Thư cuộc sống vừa là mục tiêu vừa là chất liệu sáng tạo. Anh đă làm việc rất nhiều để t́m cho ḿnh một con đường riêng trong sáng tác hội họa. “Không gian sống” đă mở ra cho anh con đường đó với những tín hiệu lạc quan. Nhưng để tất cả trở thành một giá trị cần phải có thời gian. Chắc chắn Lê Thánh Thư sẽ đạt được điều anh mong muốn. V́ anh giàu khát vọng sáng tạo.

 

HỒ TỊNH T̀NH