Mustapha BENFODIL sinh năm 1968, tại thành phố Relizane, tây bắc Algérie, trong một gia đ́nh Kabyle Hồi giáo.
Nhút nhát trong đời thường, chàng sống khép kín, trút bày cả vào văn chương.
Từ nhỏ đă có một đời sống tinh thần năng động, phong phú : thi, họa, hướng đạo, bóng ném…
Mơ ước trở thành nhà thiên văn học, chàng đeo đuổi bộ môn này trong ṿng 5 năm. Hoàn tất tú tài, chàng ghi danh vào đại học toán, nửa chừng bỏ ngang, ṿng lại, chuyển qua văn, theo học tại Trường Đào Tạo Báo Chí Alger, tŕnh luận án bằng một cuốn tiểu thuyết chính trị, tốt nghiệp loại giỏi.
1994, Mustapha BENFODIL gia nhập ngành báo chí, chuyên trị « Tin Nóng ».
Mười năm sau, chàng trở thành phóng viên chiến trường xuất sắc tại Bagdad, trong cuộc chiến vùng vịnh lần thứ 3. Các loạt bài phóng sự ở Irak của chàng được đề cử giải Bayeux-Calvados, giải thưởng quốc tế giành cho phóng viên chiến trường.
1997 - 1998, Mustapha gia nhập quân ngũ. Trong thời gian này, chàng viết Zarta (Kẻ Đào Ngũ). Cuốn tiểu thuyết được xuất bản hai năm sau đó như bản khai sanh nhà văn, tŕnh làng một tài năng vốn cuồng đọc say viết từ thuở bé.
Song song với những hoạt động kịch nghệ tại Paris, chàng cho ra đời bộ trường thiên tiểu thuyết dài 800 trang mang tên Độc Cô Bép Xép (xuất bản 2003).
Hiện sống và làm việc tại thủ đô Alger, Mustapha ao ước dựng vở tập tuồng, đem đi hát rong khắp Algérie, quê hương kỳ vĩ, nơi chàng phiêu bạt măi không chán, ngang dọc qua những vết tích thương đau...
PARIS - ALGER, mạt rệp
1
Cũng nhờ lăng mạn t́nh đời mà tui có công ăn chuyện làm. Tui làm giao liên. Dạ phải. Xin cứ tạm gọi vậy đi. Giao liên t́nh. Công việc của tui là sớm tối đi chuyển thư t́nh từ đầu thôn đến cuối ổ. Tui, bộ nhớ tinh quái; Tui, Lương Tri T́nh Ái của bà con cô bác.
Bọn trẻ con trong làng gọi tui là aderwiche. Ông Đạo. Ư ám chỉ «đồ cà tửng», ameslow, «mát dây».
Tui một thân ba gánh : mù, câm, điếc. Thành ra, được đặt cho cái hỗn danh : Lounès Xuất Quỷ Nhập Thần. Thiên hạ biết tui chẳng nghe thấy ǵ, chẳng nh́n thấy ǵ, chẳng ton hót được ǵ. Ấy thế mà, suốt ngày tui tất bật đi phát ba cái mớ thư từ lâm li đó từ nhà này qua nhà khác, từ miệng nọ tới tới tai kia, không bao giờ phải dùng bữa hai lần liên tục trên một mâm đâu nghe. Dù tui có là tên ăn chực sáng giá nhất trong làng th́ cũng chẳng phải nhờ ḷng đại hảo tâm của đám thân chủ kia đâu. Chúng thí cơm cho tui cốt để ăn mày cái thứ chúng chắc mẩm là phước phần Trên ban cho tui đó thôi. Lũ khốn nạn. Chúng đều thấy tui đây tứ bề niêm phong, mà vẫn cứ trông mong căn Thánh của tui, amravadh, có thể đứng ra làm b́nh phong giúp cho chúng tránh né được mọi điều xúi quẩy.
Thân tui đây, một tia mặt trời nhỏ nhoi nhất giữa rừng ánh sáng bạt ngàn c̣n cóc đón lấy nổi, có nh́n, hoạ chăng chỉ thấy được cái bóng đổ mịt mù cuả một khối ǵ bao la hùng vĩ như rặng Djurdjura.
Cũng từ ngoại tui mà tui có cái tích «Thánh thần phổ độ» này đây. Bả tin tưởng rằng nhờ có Ơn Trên pḥ hộ, tui mới chui ra khỏi cái ḷ nướng của má tui, sống sót với ba phần năm giác quan đă đi đời nhà ma.
Bù lại, vẫn c̣n được Trển thương, chừa cho khứu giác và xúc giác. Sờ tới bất cứ thứ ǵ, tui cũng, hết sức thần kỳ, tức th́ thấu đáo chân tướng. Mùi cá từ cảng Alger hả, cái mũi tui ở ngay tại đỉnh Lall Khadidja vẫn đánh hơi ra. Đó là chưa kể hơi couscous bốc lên từ cḥi rơm tận hốc hẻm xứ Numidie. Đúng vậy. Tui là chuyên viên khụt khịt hạng nhất. Bên cạnh đó, tui c̣n có thể có tương lai với nghề xem chỉ tay. Tương lai rạng rỡ là đằng khác, nếu tui muốn. Mấy thằng ngốc tưởng tui không hiểu thư từ của tụi nó, thật ra tui phân biệt được từng zrủ zrỉ zrù zŕ vi tế nhất. Tui đọc trên ḍng, giữa ḍng, dưới ḍng, vào hẳn những mê lộ kư hiệu âm u nhất.
Ngoại tui là người coi sóc lăng tẩm trong làng, nơi ông cố tổ của tui từng là Giáo Trưởng ârch, phải bảo đảm đức tin của dân chúng với Thần Linh. Cho đến hôm nay, nơi đây vẫn được giành để tiếp tục anh linh minh trị. Có điều nó bị xuống cấp hơi lẹ, và nói thiệt, chỉ mang tính cách quỷ thần thiên địa huyền hoặc vậy thôi.
Ngoại tui chỉ c̣n có tui để tái triển phép lạ (thiệt, giả hạ hồi phân giải) của ông tổ xa mút chỉ cà na của tui, ông Sidi Bahloul, danh tánh đầy đủ Almed El Ghobrini Sidi Bahloul Ben Assem.
Tuy nhiên, trước khi thừa hưởng phần gia sản đó, tui chỉ khiêm tốn làm cái việc nhong nhong từ nhà này qua nhà khác, từ cửa này qua cửa nọ, từ kho ra chuồng, đi trang trải lửa t́nh hừng hực, nối kết những hôi hổi phập phồng từ những trái tim trai tân gái xuân.
Những trái tim nóng rẫy mới ra ḷ - Ḷ Si.
Không sai, tui là Lounès Xuất Quỷ Nhập Thần. Thằng cha duy nhất được phép vào pḥng đàn bà con gái trong làng. Bọn họ cầm chắc tui đây không mảy may thắc mắc những ó é lúc họ cỡn hớt vô tư, hay trong buồng kín, lúc họ tắm rửa hoặc mê mải thử đồ, say sưa tới lui trang điểm chuẩn bị cho một dịp lễ lạc nào đó. Ba cái tṛ zrúc zra zrúc zrích, xsh́ xshà xsh́ xshầm đàn bà với nhau ấy. Không khí làm tà loọt cho tui, đồng loă với tui, th́ thào bên tai tui âm điệu của những quả vú zrung zra zrung zrinh trong gió, dưới mớ áo váy thùng thà thùng th́nh, mỏng ma mỏng mảnh, tưới xượi hoa văn kia.
Th́ chính nhờ kỷ lục thần sầu một thân ba gánh mà tui đây được người ta nhắm mắt nhắm mũi tín nhiệm ( thiệt đó, không có nổ đâu!). Chuyện tui làm đ̣i hỏi kín đáo tuyệt đối.
Thử tưởng tượng mà xem, lỡ như một thâm khuê bí sự nào đó bị bật mí giữa thanh thiên bạch nhật, ngay tại chốn miễu đ́nh chẳng hạn... Cả anh lẫn ả đều sẽ là tṛ cười cho làng tổng. Chàng c̣n ê chề, huống chi là thiếp. Mà tui th́ chưa hề phụ ḷng tin của giai nhân nào, chớ hề đi hê bí mật của cây si cây mê nào, cũng không hí hé chút đàm tiếu nào về những mối t́nh vụng trộm này.
Nghĩ cũng lạ thiệt, tui đây chẳng những không kêu rêu việc bản thân ḿnh bị thiên hạ thẳng tay cho ra ŕa, cấm tiệt không được xía vô « chuyện người lớn » của họ mà trái lại, c̣n rất yêu nghề là đằng khác. Nghề cấu nghề kết, nghề bắt cầu phao, ráp các lục địa phừng phực lại với nhau.
2
Với ba phế tật, tui được phao truyền: «Lounès Đớp Lưỡi Nuốt Tṛng». Tui th́ tui có truyền thuyết khác để kể. Có phải tự tui đớp lưỡi, guằm tai, nuốt mắt ḿnh đâu. Ngoại tui gọi tui là Dhaoussou Lajdhoudh, «Lời Nguyền Tiên Tổ». Thật ra, bả nhắm vào con gái bả, tức người mẹ đẻ mà tui chưa bao giờ được gặp.
Yaya - Bà ngoại, tiếng Berbère - kể rằng lúc bả cứu vớt được tui th́ tui đang sắp sửa rớt ngược vào cơi hư vô, nơi tui vừa mới chui ra như một con gịi, một con nhộng, hay một con ṇng nọc, bạn muốn nghĩ sao cũng đặng. « Cháu không sanh ra đời mà là đời sanh ra cháu», bả ưa đùa vậy đó. Một bữa, bệnh quá, tưởng chết tới nơi, bả mới quyết định tiết lộ bí mật thân phận thằng cháu. Tại sao bên cạnh nạn bẩm sinh thiếu hết ba cơ quan thiết yếu để cảm nhận đời sống, tui không mẹ chẳng cha, không anh chẳng em.
Yaya kể rằng tui được lượm về từ băi rác, nơi người ta đă liệng tui đi như liệng một con chó ghẻ. Mà má tui đâu có tội t́nh ǵ cho cam. Bà ấy thậm chí từng là thánh nữ của làng. Không phải chỉ nhờ nhan sắc, chắc chắn bà đẹp nhất làng rồi, mà v́ bà c̣n là một phụ nữ cương cường, bạo liệt, một hiểm họa khôn lường cho bọn lính tam tài. Má tui là một Fellaga. Nữ du kích. Người con gái của núi rừng Djebel. Trong Danh Mục Tử Sĩ địa phương, người ta t́m được cả những bài hát viết riêng để ngợi ca bà.
Tóm lại, theo lời kể của ngoại tui th́ tui là kết quả của một trận bề hội đồng lên người phụ nữ danh giá kia. Má tui tính tự tử sau vụ hăm hiếp. Nhưng Pháp quốc đă tống bà vô ngục tối, trói vào cột giường sắt, một nắm nhùi bịt mồm, một nhùi khác nút bụng dưới, dây điện tứ bề, ánh sáng phân cực đêm ngày chĩa thẳng vào mắt, và một cái đồng hồ tích ta tích tắc gài sâu trong trí nhớ, đếm từng phút từng giây c̣n lại trên cơi đời này.
Vậy mà bà cũng trụ được bảy tháng. Cho tới một hôm, bà kết thúc bằng việc phẹt tui ra bồn cầu giữa lúc đang đại tiện, chừng như lục phủ ngũ tạng không thể nào kham nổi nhuốc nhơ kia nữa.
Thế là tui lọt ḷng cùng tiếng thét ngất người của má. Người ta tưởng tui đẻ ra là đi đời nhà ma luôn rồi nên mới dục quách vô hố rác. Viên bác sĩ quân y đă ra lệnh hỏa thiêu để tránh nguy cơ hài nhi bị chó gặm sẽ làm lây lan căn bệnh Cách Mạng, Yaya vẫn nói vậy.
Hôm đó, ngoại tui đă t́m đến M'qam - đền thờ Nhất Đẳng Thần Làng, lén lút khấn khứa, cầu nguyện với một di vật của má tui trong tay. Bả vái thánh thần thiên địa xui khiến sao cho cái quả điếc rụng non từ bụng con gái bả ra bị chó má trong làng lập tức xé tươm đi. Thánh thần không thuận. Bả vái chưa dứt lời th́ có con chó ở đâu trờ tới ngay trước cửa đền, mắt lạc thần, nanh ngoạm lủng lẳng bọc nhau có tui trong trỏng. Ngoại tui, một chữ kinh Coran bẻ đôi c̣n hổng biết , vậy mà dưng không liệu điệu tuôn ra một tràng Kinh Thánh, hết tiết này đến tiết kia bằng tiếng Kabyle, chỉ c̣n thiếu điều đưa tay lên làm dấu Thánh.
Từ đó trở đi, bả nguyện sẽ lo lắng cho tui, do đă lănh hội được phép màu hiển hiện, linh ứng rùng rợn. Rơ ràng là tui được ông tổ Sidi Bahloul đích thân pḥ hộ.
Bà ngoại đáng thương của tui vừa mất nốt đứa con cuối cùng. Má tui là con gái duy nhất của bả. Yaya có được bảy người con trai. Chết ráo. Bỏ ḿnh trong cuộc chiến đẫm máu giữa Pháp quốc và Mặt Trận Giải Phóng Quốc Gia. Khi đứa con trai thứ bảy của ngoại bị giết, người con gái quyết trả thù nhà. Cô sáng lập ra giáo đoàn zaouina chọi nhau với bọn lính dù, Pháp ḱnh đến độ bắn hẳn một quả cối xuống ngay đền làng, biến nơi này thành b́nh địa.
Trừ tui ra, Yaya từng có bảy đứa cháu nội. Mỗi đứa do một người con trai sanh thành. Cả bảy đều toi mạng về tay chính quyền trong cuộc kháng chiến 1963, c̣n gọi là kháng chiến Kabyle, thời các phụ nữ vẫn hát «Sabâa s'nine barakat !», «Bảy năm trời, đủ rồi nha!».
Từ đó ngoại tui hầu như chẳng c̣n ai.
«Hầu như», ư nói c̣n tui đây.
Ngoại tui sống bằng nghề se. Bả là «thợ se». Se duyên se t́nh. Tui là đại diện thường trực của bả, tui, Lounès Câm-Điếc.
Số phận nực cười !
Nhất Đẳng Thần Làng, ngoại tui và lũ chó dại đă có lư chăng khi giữ lại cái mạng của tui dở sống dở chết ? Nhưng thôi, sự đă rồi : tui, …tuổi, vẫn thở dù vô ngôn vô thanh vô âm vô điệu. Nhưng cũng chẳng sao. Trái tim tui có lỗ tai. Và lời ru của má vẫn vang vọng trong đó những khi tui ch́m vào giấc ngủ.
Má tui.
Can đảm tuyệt vời.
Đơn giản vậy thôi…
3
Từ ngày thằng cha Makhlouf khốn kiếp tậu về cái máy điện toán có trang bị cả mật mă vào, số phận tui hoàn toàn xào xáo. Đùng một cái, tui bị bỏ rơi, ái phi thất sủng, tinh giảm biên chế, đóng cửa doanh nghiệp. Đây rồi đến cả mụ Na Taos già chát cũng nhào vô nhập đạo Net. Chỉ c̣n thiếu Già làng là chưa kiếm dịp thọ giáo bí ẩn cuả Web mà thôi.
Makhlouf. Bố láo bố toét, nghèo mà ham...
Tuyệt nhất là : ngay cả ngoại tui cũng lên mạng luôn.
Trong đầu óc bà lăo già nua, internet chính là một kiểu vong hiện, và máy điện toán chạy được là nhờ ơn Trên.
Khi khổng khi không, nguyên cả lăng tẩm cũng nối mạng, dính dấp với ổ máy của cái thằng Makhlouf chó chết.
Tại cái quỷ cyber-chérie này mà chẳng c̣n ai gọi tui đi chuyển thư xanh thư hồng nữa.
Từ nay trở đi, lũ bướm ong trong làng vốn vẫn ngán ngẩm những rào chắn kẽm gai giăng cản đó đây sẽ quẹo qua nhập hội «Khúc Ruột Dư Xa Ngoài Ngàn Dặm». Cả lũ chúng nó sớm hôm mê mệt phạc phờ, cố công liên lạc với đồng hương Kabyle ở tận Mông-Lệ-An với cả Mông khu Mông đít ǵ đó.
Thế là hết. Tui chẳng c̣n được đến nhà ai nữa sất. Hết t́nh tự yêu đương, hết du da du dương, hết vi va vi vút. Hết được thưởng thức. Tâm hồn tui không c̣n nguồn tiêu khiển. Bức tường Bá Linh tái dựng quanh lănh thổ tui bít bùng bưng bịt và tui chợt hiểu ra một điều: Con tim tui đă vận hành theo lưu lượng ái ân của thiên hạ, chảy vào trong chính gân tủy tui đây trước khi được trang trải đến những người t́nh của bộ lạc.
Từ lúc thằng Makhlouf bố láo mở ra cái nhà dưỡng già cho thanh niên, được mệnh danh cybercafé của làng, mà chả đă báp têm là Le Cyberbère này th́ thiệt không c̣n ra cái thể thống ǵ nữa ! Hết chỗ nói ! Hết thuốc chữa ! Phải chi chả pha cà phê kha khá một chút c̣n đỡ đi. Đằng này đúng là nước bít-tất . C̣n đống máy móc điện toán của chả th́ cũng chẳng giỏi giang hơn thằng mù chữ hạng bét trong tộc là bao nhiêu.
Makhlouf từng được phong tặng danh hiệu con liệt sỹ (tử trận trong cuộc chiến Algérie / Pháp). Nhưng chẳng ai rơ ràng về thực trạng quân ngũ của ông bố quá cố kia cả. Chỉ có hai người chứng, giúp cho thằng chả hưởng quyền lợi của gia đ́nh có công. Thật, giả thế nào bố ai mà biết được. Các vị giơ ngón cái lên thề rằng bố Makhlouf chết hồi 1957, trong một cuộc phản công của quân kháng chiến. Chấm hết. Kết quả : cái thằng mắc địt Makhlouf Cyberbère kia được hết thảy bàn dân thiên hạ chiếu cố.
Làm như trong làng thiếu thốn anh hùng hổng bằng, làm như cái xứ khỉ ho c̣ gáy này chưa sản xuất ra đủ cảm tử quân trong cuộc chiến giành độc lập 1954-1962 hổng bằng, đến nỗi phải đi bươi bới trong đám rừng xảo trá.
Ở làng tui, con liệt sỹ quyền ǵ cũng có. Các ngài được cấp đủ mọi thứ giấy phép trên trời dưới đất : giấy phép nhập xe, giấy phép lập hội bất lương, giấy phép mở nhà thổ, giấy phép xuất khẩu dầu ô liu 100% Berberica…
Tui nhường dịch vụ thư hồng lại cho thằng con lợn Makhlouf (hồi nhỏ, nó đă từng mở một quán xép ngay trong chuồng nhà cho lũ con nít quỷ nứng cu, chỉ cần 500 dourous thôi - tức cỡ 5 xu euros - , là được xem ba cái phim vi-đê-ô cát xét mại dô mại dô kia) để chuyển qua nghề bán đậu phọng trong một nhà thổ, í quên, xin lỗi, nhà khách. Chân cẳng cứ triền miên lẫn lộn v́ ban đêm nhà khách biến thành nhà thổ, cũng bởi các pha diễn cùng những âm thanh phát ra giữa các bức vách kia, ban ngày nghe không mấy thích hợp. Không phải ba cái tiếng mèo cái mnhao mnhao ơng ẹo đâu nghe. Tui đây đang nói tới những tṛ trên bộc trong dâu, chim chuột mây mưa, hú ha hú hí. Thân tui mù, câm, điếc nhưng chỉ cần sờ sơ vào vách (có tai) là tui được báo cáo đầy đủ ngay chuyện cấm toàn tập
4
Một hôm, Paris bỗng đâu trờ tới bên tui ; một thiếu nữ chân cẳng thon dài, mắt cá thanh thuôn, môi miệng tươi rói. Trong trí tưởng tượng của tui, nàng đây ḿnh hạc xương mai, mảnh khảnh như cây roi mây của mấy ông giáo làng. Thiệt đúng là, văn minh đáy thắt lưng ong, ở đằng chỗ em ấy mà, cứ tưởng như các mợ thiếu ăn, tội chưa, giữa cái chốn Paris mặt trời quên lặn ấy, một Paris cuồng loạn chỉ thiếp đi với cả tá thuốc ngủ sau vũ điệu salsa cùng ánh trăng trên bến sông Seine. Cố nhiên, tui chưa bao giờ đặt chân tới Paris (hay «Péri», theo cách phát âm tuyệt vời của ngoại tui, đố mà bắt chước được. Phải hạ thấp âm «pờ» xuống, xong hất nghiêng qua. Và, dĩ nhiên, không quên đánh lưỡi âm «rờ» thiệt rơ). Chính Sabrina kể với tui chuyện này. Sabrina. Mỹ nữ thân gầy, những bước chân dệt gấm thêu hoa thơm nức mùi Coco-Chanel.
Sabrina, Sabrina / Anh yêu em, anh yyyyyyyyêu em, Sabrina…, Amazigh hát vậy. Phần Kateb th́…[1]
Từ khi Sabrina giáng hạ xuống làng, bọn thanh niên chỉ nói về nàng, chỉ đem chân cẳng nàng ra mà thề thốt. H́nh như nàng đă có mặt ở đây vài ngày rồi, và theo lời báo cáo của tai vách mạch rừng th́ Sabrina chẳng t́m đến miền hoang địa này để đơn thuần vui chơi như mấy ẻm Rệp kiều khác, cứ đến hè lại kéo về đây quấy nhiễu những giấc mơ cháy bỏng của đám đực rựa tụi tui. Nàng có chuyện hệ trọng phải làm.
Một câu chuyện khiến cho tui xây xẩm mặt mày.
Tui đang tựa lưng sát tường, ngồi ngay dưới cửa sổ ngó ra đường cái, chỗ Sabrina trọ th́ được bức vách mách cho những điều kinh thiên động địa, mới « nghe » qua có vẻ như một trích đoạn nhật kư cá nhân: «Ôi, phải chi tôi được chôn cất chốn ấy, nơi…, giữa những người thân thiết! Cái chết của một kẻ lưu vong là cái chết mạt rệp! Sẽ không một nghĩa trang nào có thể đem lại cho hồn tôi sự b́nh yên như mộ địa tổ tiên! Từ giờ trở đi, hồn tôi sẽ chỉ mê man cơi địa ngục những khi Thượng Đế triệu gọi. Tôi ơi là tôi, khổ thân mày chưa, thằng thân binh M'Hand!»
Đích thị. Đây chính là một lá nhật kư rơi rớt ra từ Cây Gia Tộc Bí Sử.
Một chiều kia, ṭa Montparnasse[2] bằng xương bằng thịt xuất hiện ngay trước mặt tui. Quờ quờ quạng quạng, bàn tay tui sượt qua cặp gị tuyệt mỹ có đâu tới tay anh mù rờ mó. Sờ được vào đôi bắp chuối mềm mại, thanh thuôn đó, tui bay tuốt luốt qua xứ Ấn Độ, đắm ḿnh trong ḍng sông Hằng, rồi lại lăng đăng ṿng trở về, cũng với những động tác sờ sẫm y chang như vậy. Sabrina để mặc tui trong ṿng mấy giây đồng hồ - thời gian đủ cho chuyến du hí vừa kể - xong mới nhắc nhở tui chuyện phép tắc bằng một giọng mà con tim tui chỉ cảm được vài nhịp rung của loài miêu nữ : «Nếu anh cho phép ḿnh tự tiện như thế với các nữ khách hàng th́ sẽ có ngày anh một ḿnh ngốn hết đậu phộng đấy!»
Đậu với chả lọt! Đào đâu ra mà lọt, đam mê tui tịt lít. Bọn ma men rền rống trong những bữa nhậu trâu ḅ luôn thầu ráo chỗ đậu của tui làm thức nhắm - tui đến phát tài thành triệu phú được! Nhưng sự hào phóng của chúng làm sao b́ được với những riết róng đầy nghiêm nghị của Sabrina.
Từ bữa đó trở điù, chiều chiều, trước khi về pḥng, Sabrina đến mua cho tui một gói đậu.
Một bận, tui dám liều. Chẳng phải liều đưa tay sờ đùi nàng đâu, c̣n lâu! Tui chỉ dám nêu một thắc mắc sém chút nữa cả làng đều biết khiến nàng ú ớ: «Cha em v́ đâu mà chết?» . Cố nhiên là tui lên tiếng thông qua chữ Braille, một ngôn ngữ mà nàng cũng có lúc lẫm rẫm sử dụng, khi bị kẹt trong bóng tối. Như lần ấy…
Điếc. Câm. Mù. Thế mà tui vừa mới đặt một câu hỏi chí lư. Câu hỏi ngàn cân.
Sabrina nín thinh. Nàng mua một mạch mười gói đậu, phân phát tứ tán.
Tui chẳng bao giờ thú thật với nàng làm sao tui biết được ước nguyện cuối đời của cha nàng. Tui chỉ hé ra rằng ông ấy chết v́ u uất.
Từ đó, Sabrina thường xuyên đến thông tri cho tui biết tiến triển của những cuộc «thương thuyết» với các thân hào trong làng.
Không rơ ai là người đă bất ngờ gửi cuốn nhật kư của ông bố đến cho Sabrina. Và trong lúc mở thư, nàng đă ch́m vào những ḍng chữ đáng buồn, tuyệt bút của thân binh quá cố M'Hand viết về những bí mật đầy khổ tâm.
Bô lăo trong làng hết thảy đều biết thân binh M'Hand. Mỗi người trong bọn họ đều có tích riêng với hắn. Ngoại tui cũng vậy. Hắn đă trương cờ ăn mừng từng cái chết của bảy đứa con trai của bà, của cả má tui nữa…
5
Tụi trẻ trong làng bớt kháo nhau về chân cẳng Sabrina và ngày càng để tâm tới những việc làm thầm lặng của nàng. Chúng nói tới cái đầu nàng. Chúng muốn chặt nó đi. Nhưng Sabrina lúc nào cũng có hai cảnh vệ kè kè theo bảo vệ bên hông.
Bởi v́ Sabrina chính thức là dân Tây, và, cũng giống như bất kỳ một công dân Phú-lang-sa nào khác, nàng có quyền, bất cứ ở đâu trên thế giới, được hưởng tự do và an ninh.
Bất cứ ở đâu, trừ ở làng tui.
Các vị nhiều tuổi từng bị thân binh M'Hand ra tay tra tấn đă tỏ ra hết sức bất nhă với Sabrina. Phần các vị ít tuổi, chẳng có cái cóc chó ǵ để trách cứ nàng th́ lại có ân oán với phía quân cảnh.
Chuyện không tránh khỏi, Sabrina lănh thẹo giùm đám quân cảnh. Hoặc ngược lại.
Hôm đó, không ít người bị đả thương. Ngay cả nghiă trang liệt sỹ chúng cũng không chừa, nổi lửa đốt ráo cùng với nhà trọ, quán nước và thánh đường. Chuyện đă rồi, bọn bạo động mới chợt nhận ra: đến một cái ghế cũng không c̣n mà ngồi. Và người ta bắt đầu truy thủy tầm nguyên. Sabrina có quyền lê đít về làng sao? Quân cảnh có quyền đi theo hộ tống ả sao? Nước Pháp có quyền gửi ngược về cho chúng ta xương cốt kẻ cộng sự của họ sao ?
Thế là chuyến hồi hương của Sabrina trở nên cực kỳ tồi tệ.
Tồi tệ đến nỗi một hôm nàng phải chạy đến chỗ tôi, hổn hà hổn hển xin được che chở. Bởi sách có ghi rơ rằng, lúc nguy biến hăy luôn t́m đến Lounès Thần Thông Quảng Đại, Lounès Điên Dại Khật Khùng, chắt của Wali Salih Sidi Bahloul Ben Assem, bạn của Thượng Đế.
Chỉ c̣n khu lăng miếu của làng là thoát trận hỏa hoạn. Chỉ riêng nơi này được đặc miễn ngoại giao.
Từ bữa đó, Sabrina lánh nạn tại miếu, trong lúc chờ dàn xếp ổn thỏa với kư ức xáo trộn của làng tui ( làng nàng?).
Yaya chẳng hề hay biết ǵ về sự có mặt của Sabrina. Kể cả việc nàng lẫn trốn tại miếu. Bả không biết thằng cháu bả đang giấu nàng trong ấy, dù mỗi ngày bả vẫn đến cầu nguyện cho những đứa con bị mất tích, bị bắt cóc, bị tra tấn, bị cưỡng hiếp, bị hành quyết trước một lũ binh lính đê hèn, bọn anh hùng rơm, dưới cái nh́n nhạo báng của M'Hand, kẻ luôn mồm «Biết-nói-ǵ-đây…»
Nghe đâu cả bảy chú bác của tui đều chôn trong miếu. Má tui cũng vậy. Tất thảy đều bị thân binh M'Hand bán đứng. Thân binh M'Hand, cha đẻ của…người tui đang bảo bọc.
Một đêm, oan hồn má tui t́m đến Sabrina. Nàng vô cùng sửng sốt khi được cho hay rằng: chính cha nàng đă chỉ điểm má tui, cũng chính tay ông đă liệng hài-nhi-tui-đây cho chó.
Phải, thân sinh ra ṭa Montparnasse.
Vong linh má tui không có ư hù họa Sabrina. Lại càng không định ép tui quay lưng với nàng.
6
Tui quyết định giúp Sabrina an táng người cha quá cố giữa thân gia thích tộc. Cha tui là một trận bề hội đồng nên tui có không hiểu thế nào là t́nh phụ tử th́ cũng là chuyện b́nh thường thôi. Nhưng với Sabrina, thâm t́nh ấy khiến nàng ngă bệnh. Lần cuối sờ vào bắp chân nàng, tui thấy nó nú nần y hệt gị mợ béo Ferroudja. Ở bên Paris, bắp nhăo là một dấu hiệu không mấy ǵ hay. Sabrina ngốn sô-cô-la, tui theo nàng, xém lên tới 200 gờ-ram. Một bữa, nàng đến tựa vào tui. Mùi nước hoa đưa đẩy dập dồn làm tim tui nổi trống bùm bum bùm bum, c̣n cái của trong quần lót th́… c̣n phải nói. Mà ông làng ơi, phải chi nàng ngon lành cũng cam. Quê tui có câu : ayavava, aquarqour n'Ferroudja! Dhakhassar! Úi Trời, mông mợ Ferroudja! Quá xá quà xa! Chỉ nghĩ đến thôi đă muốn xịt ra rồi. Vú u, tay bắp thế này này! Môi với má đỏ au dưa hấu. C̣n đây th́ cứ xẹp lép, suôn x́. Cương là cương cho phải phép vậy thôi. Tuy nhiên th́, bạn biết đó, Sabrina dù ǵ cũng là dân Tây, dễ dầu chi… Tui trúng mánh?
Ngủ thiếp đi, tui mơ thấy bị nàng đè ra, và tui chịu, có bao cao su, có tùm lum tà la đủ thứ hằm bà lằng. Chừng tỉnh dậy, con lừa của ông tổ la hét ỏm tỏi ngay trước miếu. (Nó hét bằng chữ Braille.) Ngoại tui tóm cổ con gà trống đem đi cắt tiết cúng dường Sidi Bahloul. Tui không khỏi liên tưởng đến ngày Achoura[3] rồi ngày Aid El-Kébir[4].
Tui căm ghét cái ngày Aid El-Kébir này. Chẳng phải v́ bản thân chay tịnh ǵ cả. Mà bởi nó bẩn thỉu. Bởi đó là máu.
Từ sáng tới tối thúi rùm mùi phân con vật v́ quá sợ hăi mà thải ra đầy bộ ; bộ lông cừu.
Thế đó, sau bao năm dài đằng đẵng ước ao, đây là lần đầu tiên, vận may đến cười với tui, quần lửng áo thun cứ là hơ hớ. Mỉm chi kiểu Pháp, trần ś, chẳng có làm bộ làm tịch ǵ ráo trọi.
Và rồi bây giờ, đă đến lúc phải kết toán. Sabrina muốn nhờ tui làm thầy căi giúp nàng căi với cả làng, tui, Lounès Mù, Lounès Câm, Lounès Điếc.
Chết cha người ta !
7
Bằng máy điện toán trong miếu, Sabrina viết c̣n tui th́ sờ soạng màn h́nh pha lê mà đoán. Tui mày ṃ trên bàn phím. Nó giúp tui thuyên chuyển trọn vẹn tư duy trước con mắt thích thú của Sabrina.
- Sabrina, Sabrina / Anh yêu em, anh yyyyyyyyêu em, Sabrina…
- Anh mà cũng bày đặt hát mấy câu đó nữa sao!
- Em không thích bản này à?
- Em không ưa Kateb Yacine.
- Sao vậy?
- Ổng đời nào khoan thứ cho cha em. Rồi cả ông con Amazigh nữa. Hắn c̣n dữ dằn hơn lăo bố.
- Rồi có sao không?
- Chết người!
Im lặng.
- Anh nè, cái nước thuốc đo đỏ, khai váng óc người ta hay trét lên tóc là cái ǵ vậy?
- Thuốc nhuộm henné đó hả? Ǵ nữa đây, em tính trở thành người em tóc đỏ à? Anh cứ tưởng em «tóc vàng sợi nhỏ» chớ!
- Anh nghĩ, nếu em làm vậy, t́nh h́nh có khá hơn không?
- Anh chẳng nghĩ ǵ ráo!
- Em vẫn biết người đời không dung tha cho thân binh. Nhưng ổng chết rồi, khốn nạn thật! Ổng đă chết, đă chôn cả mười năm nay rồi! Em chỉ muốn đem xương cốt hồi hương thôi mà.
- Cảm ơn cái chữ «chỉ» của em.
- Anh giúp em không ?
- Không.
- Được thôi.
(Mẹ kiếp! Nàng bắt đầu chọc khùng tui đây.)
- Anh đang nghĩ ǵ đó?
- Tới Kateb Yacine.
- Nữa! Bộ không c̣n chuyện ǵ hay ho hơn sao?
- Để coi.
- Vậy mới được chớ. Nói cho em nghe đi.
- Anh phải đi t́m Da Mokrane. Có lẽ lăo ấy giúp được em...
- Lăo Da Mo da Cau này là ai?
- Là con ma men trong làng. Kẻ say xỉn duy nhất được phép đặt chân vào thánh đường, thậm chí được phép cầu kinh. Có bận, tộc trưởng đă phải nhường chỗ cho lăo ngay giữa giờ thuyết giáo ngày thứ sáu. Lăo đă tỉnh bơ vừa rao giảng vừa ậm ạch tu rượu trước đám đông.
- Vậy mà lăo không bị xử tại trận sao?
- Đời nào!
- Bảo đảm lăo già này có sự tích ǵ rồi.
- Chẳng biết nữa. Người ta kể hàng tỉ chuyện về lăo.
- Anh nghĩ lăo giúp được em hả?
- Anh không nghĩ. Nhưng lăo th́ lăo nghĩ.
Da Mokrane tiếp tui vẫn như cũ, mép sùi bọt, mồm lảm nhảm mê sảng những câu đă nói từ năm một ngàn chín trăm hồi đó. Với Da Mokrane, chỉ có thể trao đổi bằng tay. Tui viết lên ḷng bàn tay xô xảm của lăo và lăo hiểu ngay sự việc. Vừa nghe tui nhắc đến cái tên mắc mệt, í quên, cái tên định mệnh kia, lăo quay ngoắt. Và phúc đáp vào ḷng bàn tay tui như sau: «Mày điên rồi!», xong tu luôn một hơi trước khi gh́ lấy cánh tay tui.
Da Mokrane cương quyết không chịu gặp Sabrina. Bù lại, lăo biên vài chữ cho viên chưởng lư ṭa án Tizi-Ouzou mà lăo quen thân. Đến lượt vị này ngạc nhiên trước lời viện cầu của lăo: «Huynh mà lại đi thanh minh cho thằng khốn M'Hand này sao, sau tất cả những cú hắn đă chơi huynh? Rơ là huynh lẩm cẩm rồi. Bạn già ơi, bạn bỏ rượu được rồi đấy, nếu không muốn trở thành một anh bợm vô danh vô tánh.» Đó là câu viên chưởng lư trả lời Da Mokrane, mà tui nghe lọt được từ mấy bức tường của ṭa án.
- Anh đây xin chú, chẳng phải v́ cái thùng rác ấy, mà v́ Lounès. Mẹ nó từng cứu mạng anh. Bà ấy đă gỡ thể diện cho cả cái làng này. Anh không thể từ chối nó bất cứ điều ǵ, dù có phải dây vào một thằng thân binh chó đẻ.
- Đă vậy th́, huynh thử nhờ bên Hội Cựu Chiến Binh xem sao. Đầy thân binh ở trong ấy đấy! Hết 80% lũ chó chúng nó là đồ dỏm. Suỵt….Đừng có nói ra ngoài đấy nhé…
8
Dọc đường biển, nàng huyên thuyên hỏi đủ mọi chuyện trên trời dưới đất. Cố nhiên tôi có nghe được ǵ đâu, nàng viết các câu hỏi lên máy điện toán bỏ túi, bảo vật của nàng, chỉ bé cỡ cái ví tiền.
Không được hút thuốc trên xe buưt này hả anh? Tại sao mấy cô gái đó lại quấn khăn trùm kín đầu tóc mặt mũi ? Tại sao cái thằng khốn kia cứ chiếu tướng vào đùi em thế? Tại sao phụ nữ không được phép tự ḿnh thuê pḥng, tự ḿnh đi đó đi đây, tự ḿnh đéo ḿnh?
Tại sao thế này?
Tại sao thế kia?
Tại sao?...
- Hỏi đă chưa? Khổ lắm, biết rồi, chúng ông đây đang mắc dịch mắc nạn, tuy nhiên, đây cũng đâu đến nỗi như thời trung cổ! Má nó, tui có bổn phận phải đáp lời nàng không, vào cái ngày mà bụng dạ tui chẳng mấy ǵ vui vẻ.
Cuối cùng rồi cũng tới Alger! Ô nhiễm. C̣i kèn. Nóng bức. Bần cùng. Lầu đài. Hội Cựu Chiến Binh. Sabrina và tui có hẹn với Samir lúc 14 giờ. Samir là em họ của Makhlouf Cyberbère ! Chính nhờ Samir mà Makhlouf được đăng kư kinh doanh, à không, nói cho chính xác, được cấp Thẻ Chứng Nhận Con Liệt Sỹ Cách Mạng (liệt sỹ cái con đĩ mẹ nó!).
Makhlouf ra giá : Lấy hẹn - 1.000 euros, chứng nhân giả - 5.000 euros, giấy chứng nhận hội đồng - 10.000 euros tiền trao cháo múc.
Giấy chứng nhận hội đồng: chứng từ quư giá nhất của nước Cộng Ḥa B́nh Dân Mị Chúng Algérie. Nó chứng nhận đương sự đă từng tham gia vào trang sử vẻ vang của cuộc đấu tranh giành độc lập nước nhà. Tối cần thiết trong những đợt vận động tranh cử cho ứng cử viên nào có độ tuổi thổ tả được vào Pháp quốc năm 1954.
- Mời cô ngồi. Cà phê hay trà?
- Xin anh ly nước được rồi. Tôi hút thuốc được chứ?
- Cô cứ tự nhiên.
Samir trao ly nước và châm lửa cho nàng. Sabrina khui được từ hắn bao nhiêu chuyện. Samir người làng Ifri Ouzellaguène. Một ngôi làng cheo leo trên thung lũng Soummam, nơi từng tụ tập hội nghị Soumman, gồm những kẻ chịu sự điều động nghiêm ngặt của một gă tên là Abane, đầu sỏ chính trị, bị treo cổ trong một kho cải dụng tại Tétouan ngày 27/12/1957. Em trai của Samir bị giết chết trong vụ «Những Sự Kiện Kabylie», tức «Mùa Xuân Đen» (18/04/2001 - 12/06/2003).
Samir nắm được mật khẩu để đánh cắp hồ sơ của Hội Cựu Chiến Binh, trong đó, trên một cột, liệt kê danh sách anh hùng tử sĩ và ở cột bên kia, gồm tên họ những kẻ phản bội đáng bị trù, truất. Thoắt một cái, hắn tráo tên thân binh M'Hand từ từ cực này sang cực nọ. Nhờ phép thuật vi tính, một kẻ từng hợp tác với giặc phút chốc bỗng được đặc xá hết mọi tội lỗi, nhảy tọt ngay qua «Thành Phần Có Công Với Cách Mạng».
Hai nhân chứng trong làng đến tŕnh diện trước viên chưởng lư, thề danh dự trên đầu trên cổ hai ly bia và một phong b́ 2.000 euros rằng th́ là tên thân binh đang có vấn đề kia là nạn nhân của một âm mưu vào giai đoạn mà Mặt Trận Giải Phóng Quốc Gia gặp khó khăn trong việc phân biệt bạn - thù. «Ờ th́ cũng đúng, hắn từng là một đảng viên đảng Messalie, từng có thẻ hội viên của Phong Trào Quốc Gia Algérie[5]. Nhưng vào giai đoạn đó, các vị cũng thừa biết, không phải dễ chọn sân chơi. Rất ít người tin tưởng vào tương lai Cách Mạng».
Cũng như ngày hôm nay, rất ít người tin tưởng vào tương lai cái đất nước này, Da Mokrane tư lự.
9
Vào phút cuối, có nhiều ư kiến trái ngược nhau về việc Sabrina hồi hương xương cốt cha. Người ta bèn tổ chức một cuộc trưng cầu dân ư.
Đám già bầu «Thuận». Đám trẻ bầu «Chống» - bằng cách hô câu khẩu hiệu thời thượng mà bọn nổi loạn ưa dùng : «Ulac Smah Ulac», «Không tha là không tha!»
Th́ vẫn thế, cái bọn thích làm loạn ấy mà, bao giờ chúng chẳng hô «Chống».
Và chắc Sabrina phải đợi dài cổ cho đến khi cả cái đám choi choi đó già thêm một chút th́ mới hy vọng đem được cốt cha về làng.
Rút cuộc th́ tui cũng chui vào Cyberbère của Makhlouf. Xóm làng bỗng dưng lắng đọng. Những thằng vô học vô hạnh nhất chịu ngồi xuống trau dồi tiếng Anh, làu thông quyền công dân lẫn quyền chính trị. Chúng tham dự các «diễn đàn», trên đó, muốn đề tài ǵ cứ việc thả cửa. Bọn nhóc chóng già đi. Mỗi chiều, đều có những đứa tốt số cưới xin giả mạo, đẻ con hàm thụ và nhận thị thực thiệt.
Nhiều đứa được Sabrina cắp về Paris nhằm hạ số phiếu «Chống» xuống. Cuối cùng, thân binh M'Hand đă được mai táng tại làng sau khi Sabrina mang được qua Pháp cả một lũ ăn hại, trước sự tuyệt vọng của Sarkozy[6].
Và thế là ârch - tộc Paris ra đời, có cả tên trong tự điển «Larouche».
Bây giờ, ngay cả đám già trong làng cũng mơ được nhổ rễ. Họ chẳng c̣n hơi sức đâu mà ngồi đó b́nh luận vai tṛ thân binh trong cuộc bành trướng những tội ác chống nhân loại lẫn những lời-lỗ-được-thua sau hiệp định Evian[7].
Tệ nhất là, có kẻ c̣n thậm chí mở miệng chua chát, thốt những lời đá lở:
Coi đó, coi bọn du kích đă làm ǵ cho đất nước Algérie này!
Sabrina em,
Hôm nay, tại đ́nh làng, người ta kháo nhau về ước nguyện cuối đời điên rồ của cha em. Và cũng giống như mọi thằng điên khác trong làng, mỗi thằng điên một kiểu, người ta bảo rằng cha em là người phe ta, như chưa từng có điều ǵ xảy ra.
Rồi th́ cũng đến lượt em, Sabrina, mai kia nằm xuống, chẳng phải v́ xứ sở này mà tại xứ sở này.
Da Mokrane nhắn em: «Làm ơn, giữ hộ lăo một chỗ trong nghĩa trang Père Lachaise[8]».
10
V́ sao anh giúp em?
Chẳng biết nữa. Có lẽ lúc Thượng Đế tạo ra ḷng oán thù, trái tim anh c̣n mắc kẹt trong chuồng xí.
Ha, ha, ha! Vậy ḿnh suốt đời là bạn?
Không.
Tại sao? Chẳng lẽ v́ ba em từng là…
Chẳng biết nữa. Em trở về nơi em ở th́ tốt hơn… Sabrina, Sabrina ơi… em là chiến lợi phẩm của tui!
[1] Kateb Yacine : tiểu thuyết gia nổi tiếng người Algérie, viết văn bằng tiếng Pháp. Chống Pháp trong cuộc chiến tranh giành độc lập cho Algérie, nhưng sau khi chính phủ độc tài lên nắm quyền, ông sang sống lưu vong tại Pháp. Kateb Yacine có câu nói nổi tiếng : «Tiếng Pháp là một chiến lợi phẩm». Con trai của Kateb Yacine, Amazigh, là ca sĩ.
[2] Theo thần thoại Hy Lạp, Appolon, Thần của Ánh Sáng, Nghệ Thuật và Tiên Tri sống trên đỉnh Parnasse, núi của những Nàng Thơ. Paris có khu Montparnasse (mont : núi-tiếng Pháp), nơi toạ lạc toà nhà chọc trời cao nhất nội thành.
[3] Achoura : Lễ tôn giáo của Đạo Hồi, tổ chức vào ngày mùng mười của năm mới.
[4] Aid El-Kébir : Lễ tôn giáo của Đạo Hồi, để tưởng nhớ đến sự hiến tế của Abraham, tổ chức trong thời gian có cuộc hành hương hàng năm đến Thánh điạ La Mecque. Theo Cựu Ước, Chuá Trời thử ḷng Abraham, bắt ông hiến tế chính con trai ḿnh. Abraham chuẩn bị giết con, thiên sứ hiện ra nói rơ ư Chuá, dạy ông lấy cừu hiến tế Chuá.
[5] Mouvement National Algérien, tổ chức thân Pháp, do Messali Hadj sáng lập năm 1955, để chống lại Mặt Trận Giải Phóng Quốc Gia (FLN : Front de Libération Nationale).
[6] Nicolas Sarkozy : cựu bộ trưởng bộ Nội Vụ Pháp, hiện đang giữ chức bộ trưởng bộ Kinh Tế & Tài Chánh Pháp (2004).
[7] Hội nghị Evian, nơi kư kết hiệp định đ́nh chiến Pháp-Algérie.
[8] Père Lachaise : nghiă trang nổi tiếng, nằm trong nội thành Paris, nơi có nhiều mộ danh nhân.