MinhNgocPHDDamCuoi

 

Đám Cưới

 

Ở thành phố có một số con đường lớn có những khu phố mặt tiền sang trọng, hào nhoáng. Ngay sau lưng những dăy phố đó đôi khi là những cảnh quang tương phản hẳn, của những đời sống khác.

Phía cuối đường X., nơi có ngôi trường dành cho trẻ con nhà giàu trước 1975 bởi chuyên dạy tiếng Pháp, từ hẻm 567 bước vô, đập trước mắt mọi người là tấm bảng ghi “Khu vực dễ cháy”. Bắt từ đó, hẻm luồn chảy như khe nước nhỏ , nó lách vào được những chỗ có những căn nhà đối diện cách nhau đâu độ vài gang tay. Có chỗ nó chạy bao quanh một cụm nhà như một cù lao, đôi khi hào phóng ph́nh ra để người trong xóm có thể bày các loại hàng ra bán ; có những khúc đột ngột thắt lại nhỏ xíu chỉ đủ cho một người hay cao lắm thêm một xe hai bánh nữa đi qua, ngó thấy đầu kia có người th́ coi như có một đèn đỏ ở đâu đó, lui ra cho bên kia qua trước không th́ không lách qua nhau được. Lại có những đoạn mà hốt nhiên có cả một căn gác treo lơ lửng sà ngay trước mặt bạn làm bằng những thứ đơn giản như trẻ chơi bài cḥi quơ quào ghép thùng giấy cứng lại làm thành, khi cúi người đi qua đó phải hết sức nhẹ chân bởi một chấn động âm thanh cũng dễ làm cái khối gọi là gác ấy rơi đè ngay bạn.

Lối vào ngóc ngách quanh co như thế nên t́m nhà ai phải vẽ sơ đồ. Nh́n vào sơ đồ đó nhiều người kêu sao giống mạch lươn, mạch trĩ.

Ngày xưa, nhiều sinh viên xuống đường biểu t́nh tranh đấu, khi bị cảnh sát rưôït, đă bung chạy vào đây và được nhiều phụ nữ tích cực che dấu. Trong đó có một người thoát nạn về viết nên nhạc phẩm nổi tiếng trong giới sinh viên thời đó là bài “Người d́ khu Mả Cháy”.

Mỗi căn hộ trong đây đa số chỉ trên dưới hai mươi mét vuông lợp tôn và được làm bằng những vật liệu dễ cháy như ván ép, giấy dầu, thùng giấy các tông, bạt ny lông.... Khoảng hơn mười năm sau hoà b́nh, có một vài nhà muốn xây lên nhưng trên phường cho biết với thành tích cháy nhiều từ trước 1975 đến nay, trong tương lai vùng nầy sẽ được phá ra để xây chung cư, và tạm thời đó là một quy hoạch c̣n được treo nên toàn bộ nhà cửa nơi đây không được phép xây dựng kiên cố . Hệ thống điện do đó cũng phải chấp vá, tạm bợ theo.

Nhiều người gọi xóm của những cư dân bên trong hẻm 567 là xóm Nhà Cháy.

Trong xóm Nhà Cháy có hai cô Hồng Nhung. Cả hai Hồng Nhung đều đẹp. Hồng Nhung Lớn đẹp kiểu phúc hậu, mắt to, môi mọng chúm chím đỏ ; Hồng Nhung Nhỏ th́ mắt xếch, mũi cao, miệng hơi rộng đặc biệt khi cười th́ trông rất mặn ṃi, duyên dáng, nét sắc sảo pha trộn vẻ ngây thơ.

Thật ra trong xóm ít nhớ tới tên Hồng Nhung của Hồng Nhung Nhỏ. Khi Hồng Nhung Lớn dời từ ngoài mặt tiền đường X. về xóm ở, Hồng Nhung Nhỏ c̣n chơi bún dây thun ăn... dây thun với trẻ con trong xóm với một cái tên mờ nhạt là Út Chót. Thật ra người gây ấn tượng cho Hồng Nhung Lớn lúc đó là Út Nữa chớ không phải Út Chót. Út Nữa tṛn như hột mít, nhỏ nhất xóm nhưng ai cũng né nó v́ nó là Út gái cưng của gia đ́nh ông Vui. Ông Vui được cả xóm nể từ trước 1975. Lúc đó ông làm Liên Gia Trưởng, có chuyện ǵ liên quan tới giấy tờ, đóng tiền, sổ sách th́ ông đi làm giúp mọi nguời.

Đa số cư dân trong hẻm 567 tức xóm Nhà Cháy làm nghề buôn gánh bán bưng của khu chợ Vườn Sen gần đó nhưng không có nghĩa là không có dân “có chữ” lọt vào.

Ví dụ như Hồng Nhung Lớn. Chị là người có quá nhiều chữ là khác. Trước khi Hồng Nhung lớn về xóm, chị đă là thủ thư của Thư Viện Quốc Gia. Anh chị em nhà chị cũng đều học hành đỗ đạt có bằng cấp, trừ mấy đứa c̣n nhỏ quá. Gia thế của họ có gốc gác giàu có ngày xưa đâu miệt lục tỉnh, cha chị là tư chức cho một hăng kinh doanh tư nhân, không dính ngụy quân, ngụy quyền, không phải đi học tập. Nhưng do có mấy người con đi vượt biên mà nhà chị bị tịch thu. Cô Thúy Vân, thư kư của Phường đă chỉ đường cho một gia đ́nh bà con với anh bồ của cô làm đơn xin được cấp nhà. Gia đ́nh đó thuộc diện có giấy tờ chứng nhận có công với Cách Mạng. Phường xử gia đ́nh đó đổi nhà với gia đ́nh Hồng Nhung Lớn. Hồng Nhung Lớn không có cảm t́nh với những tổ chức vượt biên thường lén lút ghé nhà th́ thụt với anh chị của chị, để người chưa bao giờ muốn xuống thuyền là Hồng Nhung Lớn phải trôi giạt vô khu Nhà Cháy ngay sau lưng nhà ḿnh. Những tổ chức nọ cũng lấy đi của cô một người anh trai và một chị gái biến đi không tông tích.

Nhà Mười Xin Xăm được kẹp giữa hai nhà Hồng Nhung Nhỏ và nhà Hồng Nhung Lớn. Tính từ nhà Hồng Nhung Nhỏ tức nhà ông Vui c̣n có bà Kiều bún riêu, chị Chút Chè, chú Tư Không Cầu, bà Mít Tố Nữ, Ông Tư Nhà Táng, anh Bạt thợ máy, chị Bẩy trái cây . Gia đ́nh Mười Xin Xăm cho vay ăn lời cho nhiều bạn hàng ngoài chợ Vườn Sen, con cháu họ ai học được th́ cứ học, ai chê chữ th́ luyện vơ tay chân lẫn vơ miệng để phụ Mười Xin Xăm di thâu tiền góp.

Bà Kiều bún riêu chủ trương sanh con nhiều để nối nghiệp nhưng ngó bộ ngày bà theo ông bà cũng là ngày bún riêu bà Kiều có nguy cơ thất truyền, phải dẹp luôn toàn bộ gióng gánh. Các dâu con của bà đều không khoái chuyện thức khuya dậy sớm giả cua đồng nên tự kiếm nghề khác. Có cô con dâu c̣n đ̣i bà chuyển sang nấu riêu cua giả bằng trứng trộn tôm khô th́ may ra cô ta c̣n phụ nhưng v́ Bà Kiều cương quyết giử truyền thống riêu cua đồng nên bà đành phải quơ trẻ mồ côi làm cháu nuôi về phụ.

Có một giai thoại về chị Chút Chè với anh chồng trước. Anh là lính đóng đồn Mang Cá, đổi về Phan Thiết, đánh trận Ma Lâm, nằm Quân Y Viện đồn Mạnh Hoạch, chị đi thăm, ngủ lại. Sáng hôm sau anh chết, chị tỉ tê giọng Huế, rứa mà anh cứ nói không răng mô. Hiện anh chồng sau là bạn anh chồng trước, cụt chân, có với chị ba con. Cộng với bốn đứa con chồng đầu nữa, vậy là nhân khẩu nhà đó có gần chục người. Họ vẫn phải chen chúc trong khoảng hai mét ba nhân tám với cái gác cơi thêm.

Nhà họ tuy vậy vẫn c̣n có chỗ để thoát chất thải, không như nhà chú Tư Không Cầu, coi chuyện xắn nhà cho người khác thuê là thu nhập chính. Chú đă cho khách lănh phần có cầu tiêu, phần chú th́ chạy quanh nhờ ḷng hảo tâm của hàng xóm.

Nhà bà Mít Tố Nữ là một cái kho cho thuê để chứa đồ chứ không chứa người. Con cháu nhà bà rời nhà với các loại mùi khác nhau, tùy mùa trái cây hay hành tỏi dưa đậu của bạn hàng ngôi chợ mang tên một loài hoa hiếm thấy ở trong lẫn ngoài nhà lồng chợ.

Nhà ông Tư Nhà Táng cũng là một nhà đông đúc nhân khẩu. Đúng ra cha của ông mới phục vụ cho tiệm ḥm Đức Bảo c̣n ông chỉ là một công chức b́nh thường, không “nợ máu”. Ông có ba vợ. Một trong ba bà kéo đàn em vợ từ miền Bắc vào. Đám em vợ này nảy nở nhanh hơn các loại sinh vật sanh sôi nhất để ngày nay chính nhà ông tạo nên “tác phẩm” căn gác treo lơ lửng trên đầu khách lẫn chủ muốn vào sâu trong hẻm. Khi nấu ăn họ phải trào ra mặt hẻm xào nấu là chuyện thường những lúc không mưa.

Anh Bạt thợ máy trước là lính văn pḥng, không dính ǵ tới máy móc. Đi học tập về, anh banh chiếc xe đạp của anh ra sửa, có nhiều người thấy vậy đem xe họ tới nhờ. Sau này anh sửa tới xe máy rồi thành nghề luôn. Khi anh đi học tập th́ vợ anh bán chuối chiên, bánh cay... Vậy mà riết rồi bằng nghề t́nh cờ đó, nay chị đă có mối đi bỏ cho các tiệm bánh lớn món bánh chuối.

Mang tên là Bảy Trái Cây nhưng gia tài Bảy chỉ có mớ trái cây khiêm tốn trên xe cút kít đẩy bán dạo, lúc chuối, lúc thơm, lúc me, xoài ngâm, lúc cốc ổi.

Kéo dài ra ngoài ngơ c̣n nhiều gia đ́nh, trong đó có những con người mang đời riêng đầy dấu ấn đáng nhớ như hề sân khấu, phóng viên tập sự, du thủ du thực, gái điếm, lưu manh với những lần chạm mặt với pháp luật để phải sa ṿng tù tội, thậm chí trở thành tử tù. Con cháu của từng gia đ́nh này cũng có nhiều người học hành đổ đạt tách xóm Nhà Cháy đi. Số lượng người “tử thủ” th́ đông hơn. Họ thà chen chúc sống chung trong những căn nhà đă hai, ba lần chạy cháy c̣n hơn phải trôi dạt đi đâu về vùng “kinh tế mới” xa xôi, không rơ h́nh dạng tương lai cho con cháu.

 

Mang danh là xóm Nhà Cháy nhưng bên cạnh lửa, xóm này c̣n một nỗi nhọc nhằn không kém đó là nước. Đi đâu khoảng vài thước th́ có một lỗ ga chung. Một nhà xài rác không cẩn thận th́ cả xóm lâm nạn. Nước dơ không thoát được, cứ vậy mà trồi lên, cả xóm chia nhau cùng chịu. Nói ǵ th́ nói, dù thời trước hay sau 1975, dân trong xóm cũng thấy thương cái người gọi là Liên Gia Trưởng - sau nầy gọi là Tổ Trưởng- của ḿnh. Lương tiền có chi đâu mà nhiệm vụ th́ nặng nề, lấy được đồng tiền quyên góp của cả xóm để sửa được cống nghẹt, hay bất cứ chuyện ǵ đụng tới đồng tiền, là một thành tích lớn lao. Cư dân nơi đây không phải là những người xấu hay tận cùng đáy của cái nghèo, nhưng họ bận rộn tối ngày với cuộc mưu sinh, và điều quan trọng nhất là họ chưa thông lắm với cái chuyện phải bỏ đồng tiền mồ hôi nước mắt của họ ra chỉ v́ một đứa ẩn danh nào đó sơ ư làm nghẹt cống.

Về mặt lư lịch th́ gần như nhà nào cũng có dính dáng với cả hai bên nên chuyện bầu ra một người làm đại diện cho xóm thường chỉ dựa trên tiêu chí ai có thiện chí không lắc đầu khi “bị” cả xóm đưa tay bầu cho ḿnh.

Ngay sau ngày 30- 40- 1975 rà tới, soát lui, mọi người thấy chỉ có ông Vui, cựu Liên Gia Trưởng là xứng đáng nhất thôi. Ông chưa có “nợ máu” ǵ với ai. Gia đ́nh bà Kiều có con trai là Biệt Kích Dù, con rể là Hải Quân Công Xưởng. Nhà Chút Chè th́ ông trên bàn thờ hay ông cụt chân đều gắn mác ngụy. Em của chú Tư Không Cầu trước khi bị tâm thần là Nha Sĩ Trung úy cho Lữ Đoàn Thiết Giáp. Bà Mít Tố Nữ th́ có công may cờ cho Cách Mạng nhưng bà tuyên bố không rảnh mà làm Tổ Trưởng khi phải c̣ng lưng chạy gạo cho đám cháu bà mà cha chúng đi học tập c̣n mẹ chúng đă xuống tàu vượt biên cùng kẻ khác. Nhà Mười Xin Xăm th́ đă được cán bộ địa phương cân đong đo đếm từ đầu : là gia đ́nh liệt sĩ có công với Cách Mạng nhưng lại có Ô ba người dính líu tới ngụy nên vẫn c̣n âm một. Đó là chưa kể thành tích gây án trong những lần đi đ̣i nợ. Ông Tư Nhà Táng th́ cứ rên rẫm hoài về những đồng lương hưu của mấy chục năm công chức không ai trả cho ông, làm sao ông có thể vui vẻ lănh nhiệm vụ mới nổi. Anh Bạt thợ máy ngoài chức danh lính văn pḥng cũ c̣n cố bươi một thành tích xấu là không nhiệt t́nh trong những đợt quyên góp tiền sửa cống nghẹt để từ chối chức danh kia. Chị Bảy Trái Cây nại lư do sức khoẻ ; mà chị không nại lư do đó th́ chắc chắn khi đưa tên chị lên phường cũng bị xóa thôi v́ ai cũng biết anh trai của chị có thời gian làm giám đốc một trại giam, ngày về ngó bộ c̣n xa cho dù tiếng lành bay về cho biết anh ấy đă thấm nhuần chủ trương chính sách mới. Người hiền nhất là Hồng Nhung Lớn th́ đưa ra một lư do vô cùng dễ thương là cho em để giờ chăm sóc mẹ cho tṛn chữ hiếu v́ các anh chị làm ra tiền được đă bị mất tích, c̣n đám nhỏ th́ chưa kiếm ra tiền.

Chọn lại ông Vui là đẹp nhất, khi trong quá khứ người ta chỉ thấy ông cúc cung phục vụ cho toàn tổ chứ không có dấu hiệu ǵ gọi là gây “nợ máu với nhân dân”. Mười Xin Xăm c̣n băn khoăn chút đỉnh v́ chuyện đa thê của ông Vui , nhưng ông chưa kịp lên tiếng, đă có vài người bênh vực ông ngay.

Họ lập lại đúng cái câu mà ông thường khề khà những khi trà dư tửu hậu :

- “Canh chua ngon thiệt nhưng ngày nào cũng bắt mấy bà ăn canh chua hết thử hỏi mấy bà có ngán không ?”.

Chuyện bầu bán như vậy coi như ổn.

Tổ chỉ gặp khó khăn khi tới ngày ôngVui tuyên bố phải cho ông rút lui khỏi chuyện Tổ trưởng v́ lư do : “Lăo giả an chi”. Ông muốn nghỉ để có giờ chơi với đám cháu đông đúc của mấy bà ; nay có đứa c̣n cho ông làm ông cố. Lần nầy không ai bươi lư lịch ra so kè nữa. Cái chức nầy sau bao năm tháng cũng chẳng quyến rũ thêm ai về danh cũng như lợi. Buổi họp trong nhà ông Vui đang lâm vào bế tắc th́ Út Chót tha thướt trong áo dài trắng nữ sinh đi học về. Hồng Nhung Lớn là người đề xướng :

-“Sao không giao cho Út Chót làm !”.

Út Chót tức Lâm Đại Hồng Nhung được hỏi ư kiến. Nó thấy không có ǵ trở ngại hết. Xưa, cha nó làm sao nó cứ theo hướng đó mà làm. Thật ra thời ông Vui làm ông vẫn giao bớt việc cho Út Chót nên đúng là nó cũng chẳng xa lạ lắm với công chuyện nầy. Út Chót từ đó thay cha trong cương vị Tổ trưởng cho dù mọi người suốt thời gian đó vẫn yêu mến gọi nó là Út Chót và gần như hoàn toàn quên bẵng đi cái tên Lâm Đại Hồng Nhung của Hồng Nhung Nhỏ.

 

Khi về đây sống, cả nhà Hồng Nhung Lớn luôn trang bị từ lâu một thói quen tự xóa những câu chữ tục tằn và nhiều loại câu vô bổ như rác thừa khi chúng trôi đến tai ḿnh. Để an toàn cho đời họ, những người trong nhà nầy ngầm dặn nhau không đưa bạn về nhà. Họ không tin bạn của họ sẽ vượt thoát được những nước cống dơ, những chiếc nhà treo lửng lơ chông chênh sắp ngă, những câu tán thán đầy C., L., Đ. M.... những từ diễn tả bộ phận sinh dục và các cách làm t́nh mà nói theo giọng từ tốn của ông Tư Nhà Táng là chúng nó cứ muốn bày tỏ ước muốn vầy cuộc mây mưa với thân mẫu người đối diện.

 

Hồng Nhung Nhỏ đi học cũng có người trồng cây si. Có lần một thi sĩ kiêm nhạc sĩ đeo bám quá, Hồng Nhung Nhỏ đưa anh về xóm mà cô vừa nhận chức Tổ Trưởng. Anh gọi Hồng Nhung Nhỏ là nàng thơ của ḿnh. Trong những bài thơ đó, anh vẽ Hồng Nhung Nhỏ như một công chúa trên trời rớt xuống cho anh. Anh trân trọng Hồng Nhung Nhỏ đến độ chỉ dám xin cầm tay chứ không dám kéo đi kiếm chỗ “quần” nhau như cách nói của cư dân xóm Cháy Nhà hẻm 567. Hồng Nhung Nhỏ đă mấy lần kéo anh xuống đất, đă trang bị tinh thần cho anh là Hồng Nhung đang sống trong một xóm có nhiều người tốt nhưng không thiếu những người vướng ṿng tù tội. Điểm biểu dương lớn nhất của họ là đi nơi khác làm ăn chớ không làm ăn trong xóm nên gần như sống nơi đây chưa ai bị thất thoát chút ǵ.

Hôm đám ma của chị ông Vui, tức d́ của Hồng Nhung Nhỏ, anh hí ha hí hửng mang tràng hoa đến đi điếu. Hồng Nhung Nhỏ đă cẩn thận hẹn anh đến giờ ngọ, ỳ là giờ mà đám ma tạm im ắng do đă tiêu phí sức lực cho đêm thức trắng vừa qua. Chẳng ngờ con dâu thứ của bà Kiều lại canh giờ đó để chửi chồng. Chị đă nén từ nửa đêm đến giờ ngọ mới bung ra, v́ chị cũng tôn trọng chương tŕnh văn nghệ phục vụ đám ma đêm qua ở nhà cô Tổ Trưởng, do các em trong đội văn nghệ Bóng Gió cấp Liên Phường trong Quận đến t́nh nguyện phục vụ. Anh chồng khảo tiền để đi nhậu tiếp sau khi vác về nhà khuôn mặt đẫm máu v́ té xe. Chị vợ mới trúng đề nhưng cương quyết không đưa, nói hết tiền rồi. Anh chồng đánh vợ một trận rồi ngủ vùi. Buổi trưa, anh tỉnh dậy bởi lời chưởi xối xả của vợ. Anh ngơ ngác, cũng như nhạc sĩ kiêm thi sĩ Hồng Hoang tức Hoàng (hông) ngơ ngác. Hoàng dường như chưa bao giờ được nghe những lời tục tằn như thế vọt ứa ra từ miệng của một cô gái cũng khá xinh xắn như con dâu thứ của bà Kiều ; và cũng không h́nh dung nổi Lâm Đại Hồng Nhung tức Hồng Nhung Công Chúa của anh sống ngập ngụa trong một không khí như vậy. Dường như chưa thấy đủ bạo liệt, khi tỉnh người rồi, anh chồng phản công rượt đuổi vợ bằng một con dao Thái Lan. Câu cuối Hoàng c̣n kiên nhẫn ở lại nghe là câu theo Hồng Nhung Nhỏ măi đến sau nầy.

- “Tại sao mày không biết đi làm đĩ để đưa tiền cho tao đi chơi tiếp ?”.

Hoàng lẩm bẩm với nụ cười gượng gạo.

- “Ở những xóm như vầy, chắc khó viết nhạc t́nh và làm thơ lăng mạn, cao lắm là chỉ dễ viết văn hay !”.

Rồi Hoàng biến luôn, không c̣n đón Hồng Nhung Nhỏ nơi cổng trường để dúi cho những bài thơ t́nh ướt át hay rủ đi ăn kem. Hồng Nhung Nhỏ có thấy đau chút đỉnh. Có thể v́ cô có yêu Hoàng -không nhiều- nhưng có. Ít ra Hoàng cũng là người tặng Hồng Nhung Nhỏ giấc mơ khiến cô Tiểu Tổ Trưởng này có lúc cũng tưởng ḿnh là một thứ Công Chúa đoạ đầy.

 

Công việc của Hồng Nhung Lớn lúc nầy được phân xuống dưới hầm của Thư Viện, phụ trách phần tư liệu, muốn vào đọc phải có giấy tờ khó khăn. Nhưng ở chỗ mới nầy Hồng Nhung Lớn lại có cơ hội quen thêm nhiều người “hay chữ”. Cạnh đó, Hồng Nhung Lớn cũng có cơ hội tiếp xúc với Phan Khôi, Phan Du, Nguyễn Triệu Luật, Trần Tấn Quốc, Nam Quốc Cang, Nguyễn An Ninh, Tô Nguyệt Đ́nh, Lan Khai, Tú Mỡ, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân, B́nh Nguyên Lộc, Nguyễn Mạnh Côn, Vơ Phiến, Thanh Tâm Tuyền, Tuư Hồng, Trùng Dương, Nhă Ca, Thuỵ Vũ.

Quư trọng những người nghiên cứu -dù biết cũng có người xuống hầm sao chép sách tử vi, bói toán, tiểu thuyết lăng mạn về pha chế lại in sách ghi tên họ trong giai đoạn tiền - mở - cửa, Hồng Nhung Lớn lén cấp trên mà dễ dăi cho nhiều người. Trong số đó có thầy Dư ngỏ ư muốn “t́m hiểu” sâu xa hơn Hồng Nhung Lớn. Từ nhỏ tới lớn, Hồng Nhung Lớn chỉ có t́nh cảm chút đỉnh thời mới lớn với một anh trốn lính, nhưng giờ anh đó ra sao, sống chết thế nào không rơ lắm. Bà con anh chị em của Hồng Nhung Lớn biết chuyện, khuyên cô gái lỡ th́ nầy thà gặp ở đâu cũng được, chớ dắt về xóm ḿnh, bảo đảm họ không dội ngửa, cũng dội ngang. Ngó gương người đi trước là Hồng Nhung Nhỏ th́ biết. Hôm nào quỡn ngồi không mà đếm th́ trong một ngày, trung b́nh một người trong xóm Nhà Cháy tuôn ra khoảng vài ngàn từ chửi tục, rải đầy trong những câu giao tiếp b́nh thường.

Phần thầy Dư, để đến được với Hồng Nhung Lớn, thầy đă vượt qua bao nhiêu khó khăn từ những đứa con của thầy cho đến người mẹ của thầy luôn muốn độc quyền khai thác con trai. Bà cũng là lư do khiến người vợ trước của thầy găy đổ. Hồng Nhung Lớn không nghe lời khuyên đó, cũng chẳng sợ gương của cô gái nhỏ trùng tên. Chị cho địa chỉ, vẽ sơ đồ, rồi đích thân đưa thầy Dư về nhà. Lần đầu, hên ! Mọi chuyện êm ả ! Nhưng sau vài lần đến xóm Nhà Cháy, rón rén bước qua những khúc đường ngập nước dơ v́ cống vỡ, được chứng kiến những trận đánh nhau ngoạn mục giữa các cư dân trong đó, thầy phán :

- “Chẳng ai có lỗi cả. Tất cả là do đồng tiền. Khi nào những người nầy giàu có lên họ sẽ cư xử khác ngay. Nổi nghèo đói dễ làm người ta căng thẳng mà xâu xé nhau, nhận ch́m đi nhân cách con người. Và t́nh yêu chân chính sẽ vượt lên trên tất cả”.

Rồi sau đó không thấy thầy lui tới nữa.

Ai cũng chê Hồng Nhung Lớn dại. Gương Hồng Nhung Nhỏ sờ sờ c̣n đó. Chị không đồng ư. Chị lớn tuổi quá rồi, không có giờ để che đậy dấu diếm môi trường chị đang phải sống. Chị chẳng đau buồn ǵ mà ngược lại, thấy như vậy cũng hay ; cho rơ ra đây không phải là “t́nh yêu chân chính” nên không “vượt lên trên tất cả”.

Mười Xin Xăm bĩu môi chê chị chưa thật sự biết yêu để có thể sống chết cho một mối t́nh.

Hồng Nhung Lớn không biết rằng câu chuyện của chị cùng những câu nói của thầy Dư lưu truyền khắp xóm đă khiến Hồng Nhung Nhỏ quyết định rẽ đời sang hướng sống cho người khác - ḿnh v́ mọi người - như các khẩu hiệu khắp nơi treo dán, cho dù mọi người có v́ ḿnh hay không.

 

Một bửa, họp tổ vắng mặt Tổ Trưởng Út Chót, ông Vui lụm khụm cho biết Út Chót Lâm Đại Hồng Nhung chính thức từ chức Tổ Trưởng để nghỉ học đi làm, nếu không ai làm th́ ông tạm thời làm Tổ Trưởng Lâm Thời. Mọi người chỉ mong có vậy. Thấy có ông lănh thôi cũng chẳng ai dại nhào vô. Nhà ông Vui có chuyện rối của nhà ông th́ mọi người ai cũng có. Một đứa con trai của ông Vui đi bụi, bị quơ lên Phú Văn cai nghiện, để lại một gánh năm đứa nhỏ nhóc nheo. Thấy chị dâu đuối sức với gánh đậu hũ đi ṃn guốc cũng chẳng kham nổi năm cái “tầu há mồm”, theo kiểu nói của bà Bảy Trái Cây, Út Chót tuyên bố : con Út Nữa rán mà vô Đại Học nuôi tụi nhỏ tiếp, chị mày ngưng học trước đây. Hồng Nhung Nhỏ lên “đầu quân” các quán vùng Tân Sơn Nhất - Cọng Hoà.

Lúc bấy giờ cả thành phố đă được bật đèn xanh cho cơ chế thị trường. Xóm nầy có đủ mọi thành phần, hảo và bất hảo, tôn trọng luật pháp lẫn không. Tù giết người có, măi dâm các loại giá sang bèo có ; huy chương cấp thành phố thậm chí cấp toàn quốc cũng có ; như Hề Lượm ngoài đầu hẻm đă được Huy Chương Vàng trong hội diễn cấp toàn quốc nhờ đi hát chầu vai Hoạn Quan trong vở “Hoàng cung nhuộm máu” của đoàn Tiếng Hát Sông Dinh.

Tuy vậy, có những chuyện đă ăn sâu vào người như những thói quen khó bỏ. Ví dụ chuyện chửi thề. Trước, họ văng tục, đánh đấm nhau thường v́ căng thẳng cơm áo gạo tiền. Nay cơ hội kiếm tiền dễ hơn, họ có gặp nhau cũng bày tỏ niềm vui bằng những tiếng chửi thề gịn như pháo Tết thời chưa bị cấm. Hồng Nhung Lớn chỉ nhớ một thời ḿnh đă sống qua những nơi như thiên đàng v́ nhiều cây cối với những con người hoang sơ cùng lũng thấp, đèo cao ; cũng có những vùng mà thiên nhiên biển cả khắc nghiệt khiến người ta hoặc câm lặng hoặc dùng những lời lẽ tục tằn để đỡ sợ. Mẹ Hồng Nhung Lớn đeo đuổi những giấc mơ không có thực và bị lưu đày phải sống những nơi không như bà mơ ước. Cuộc sống dưới sự câu thúc của những người có quyền, khiến bà không thể tha dời đàn con như mẹ Mạnh Tử dời nhà. Bà chỉ dặn một câu cho cả nhà khi những lời tục, chuyện tục rộ vang quanh họ.

- “Kẻ dại để L., người khôn hổ mặt !”.

 

Năm tháng trôi qua, tuổi đời chồng chồng tiếp tiếp. Lật bật mà sắp tới ngày Hồng Nhung Lớn nghỉ hưu, vẫn không thấy có chút hy vọng nào cho chuyện chị xuất giá. Sau ngày thầy Dư biến luôn, Hồng Nhung Lớn không hào hứng với những lời giới thiệu mai mối mà chỉ vui khi nhận nhiều việc làm thêm để kiếm tiền. Có lẽ thầy Dư nói đúng, có tiền đi, kiếm xóm khác mà ở, biết đâu sẽ dễ lấy chồng hơn. Không phải chỉ ḿnh Hồng Nhung Lớn mà nhà nhà người người trong xóm đều lao vào những việc kiếm tiền. Mười Xin Xăm cho thuê khúc trước sân làm ḷ nấu ch́ hôi om, độc hại cả xóm nhưng không ai dám nói, kể cả ông Vui tổ trưởng.

Buổi tối, ḷ ch́ nghỉ, đám con cháu Mười Xin Xăm quy tụ bạn bè ngồi tán dóc dưới ngọn đèn chung cho cả tổ ở ngay nhà Mười. Thức khuya làm thêm, Hồng Nhung Lớn tủm tỉm cười khi nghe tụi nó lượm đâu ra trong các báo các loại tin tức và những câu này để tán chuyện.

- “Học thuật nghiêm chỉnh Đ. M. để qua một bên”.

- “Lúc nầy biết hét Đ. M. dễ kiếm tiền hơn biết hát”.

- “Cạnh những ng̣i bút cho Lương Tâm Đ. M. c̣n ng̣i cho cơm áo gạo tiền”.

Hồng Nhung Lớn ngẫm nghĩ đến những ǵ ḿnh đă phải biên dịch, cắt ráp biên soạn gần đây... C̣n nữa chứ, ng̣i cho thuốc thang thân nhân, ng̣i để kiếm chồng cho thân gái lỡ th́, nghề cho ung thư nan y các loại của bạn bè, và không biết cơ man nào các loại vết thương xă hội tươm máu, ứa mủ trầm luân không dứt...

 

Ngày gia đ́nh Hồng Nhung Lớn gom đuợc tiền đủ để chồng tiền cọc cho một cái nhà nằm trong xóm khác có tấm bảng Khu Phố Văn Hoá, khang trang hơn và không có điều kiện chửi tục công khai hơn, cũng là ngày cả xóm Nhà Cháy nhận hồng thiếp của Út Chót với tên Lâm Đại Hồng Nhung ghi uốn lượn trong đó, sánh duyên cùng anh David Cheng.

Mười ngày trước đám cưới Út Chót tức Hồng Nhung Nhỏ, không khí cả xóm Nhà Cháy nhuốm màu sắc hội hè đầy cảm động. Không những các cô gái, bà già mà các chàng trai, ông lảo cũng đi sắm sửa áo quần giầy dép để dự một đám cưới tổ chức ở Nhà Hàng Khách Sạn Continental. Ngoài chuyện ân t́nh với một gia đ́nh có mấy đời làm Tổ Trưởng ṛng rả gần hai mươi năm, đây c̣n là một sự kiện với đời họ. Thi thoảng trong xóm cũng có vài người tổ chức đám cưới ở nơi sang trọng nhưng chỉ vài người trong xóm được mời.

Chưa bao giờ xóm Nhà Cháy hẻm 567 được trân trọng và tự trân trọng nhau như thế, cái xóm mà đôi khi vài anh chồng thiếu thuốc hay thiếu rượu vẫn cầm dao doạ vợ với lời buông nhẹ nhưng làm đau hơn nếu con dao Thái Lan cán vàng trên tay hững hờ xắn xuống :

- “Sao không biết làm đĩ đưa tiền tao đi chơi tiếp ?”.

 

Người hốt bạc nhất trong xóm do sự kiện nầy là cô thợ may, dâu trưởng của bà Kiều. Các cô gái đi kiếm ca ta lô của Thái đưa cô coi, bắt may giống y các loại bèo ren. Lớn tuổi hơn, trước các cô một thế hệ, lại thích tổng hợp mốt năm Sáu Mươi là thời họ c̣n con gái với mốt năm Chín Mươi mà họ mới bước chân vào. Cô may đẹp, giá rẻ nhưng chậm, sợ không kịp cho các khách hàng trước ngày cưới nên ai tới trể đều bị từ chối hết. Người ưu tiên số một phải là Thúy Vân, thư kư ngoài Phường với kiểu áo cổ nơ, may bo túm dưới.

Vợ của anh Bạt thợ máy với sự khuyến khích của anh chồng, đă đặt may chiếc áo có cổ vuông, và hai tay dài dún lại hai chỗ giữa bắp tay và cổ tay cho giống con Olivia Hussey trong film “Roméo và Julliet” thời họ mới lớn.

Mấy đứa cháu bà Mít Tố Nữ may cho bà chiếc áo màu tím mắm ruốc với chiếc cổ cao vài phân chẻ giữa.

Ba bà vợ nhà ông Tư Nhà Táng hứa về dự đủ. Bà nào chọn được kiểu trước th́ ch́a ra ngay như người ta đăng kư bản quyền, yêu cầu hai bà kia đừng chọn giống kẻo bị chọc là Trưng Trắc, Trưng Nhị. Các bà đă qua thời xào xáo gây nhau ngày một. Gia đ́nh chị Chút Chè th́ chọn áo dài cho vợ và sơ mi trắng, quần xanh cho chồng. Mấy đứa con của chị Bảy trái cây may cho chị một cái áo dài ba tà màu hồng sen trông rực rỡ như cô đào Uyển Mi trong vai Quận Chúa trong tuồng” Sầu vương ư nhạc”.

Đại gia đ́nh Mười Xin Xăm th́ tổng hợp các loại phong cách từ lăng mạn đến hiện thực kỳ ảo với nhiều loại vải lạ.

Chú Tư Không Cầu (dù nay nhà chú đă cố làm được một nhà cầu be bé vẫn c̣n bị gọi tên đó) nằng nặc đề nghị cô dâu trưởng bà Kiều may cho chú chiếc quần ống loe. Chú bị ám ảnh bởi ngày đầu tiên khi hoà b́nh lập lại, chú về miệt dưới chơi, ngang Bắc B́nh Minh, chú bị Thanh Niên Tiên Tiến ngoắc vô cầm kéo rọc hai bên sườn. Nhát kéo đó đă xoay hướng cả cuộc đời sau nầy của chú, thay v́ về quê lấy vợ, góp tay vào sự nghiệp thợ mộc của cha, chú ở lại thành phố tiếp tục kiếp sống trong chỗ trú thân chỉ đủ căng tấm ghế bố khi đêm xuống. Chính cô vợ hụt dưới quê đem thầy thợ đến xoay tặng chú chiếc nhà cầu be bé và ai cũng cho rằng nhờ đó mà chú lấy được vợ, v́ yêu nhau cách mấy mà cứ phải chạy ra toa-lét chợ xa xôi hay gói bỏ bao nylon th́ đàn bà cũng nản.

Cô chị em bạn dâu với cô thợ may - là cô chưởi chồng muộn trong ngày nhà Hồng Nhung Nhỏ có đám tang - th́ thích vợ chồng con cái ra may bốn bộ giống nhau ở một tiệm may khá mắc ngoài mặt tiền. Sau trận suưt đâm nhau đêm đó, vợ chồng họ lại gây mấy trận long trời lở đất nữa để vài tháng sau, cô vợ lại sanh con. Cô có phải đi làm cái nghề xưa như trái đất kia để kiếm tiền cho chồng chơi tiếp không th́ không ai biết, chỉ biết hai vợ chồng với hai đứa nhỏ chơi bốn bộ đồ màu cam với nón vàng, giầy đỏ đi vào Nhà Hàng Khách Sạn Continental sau đó th́ họ là “Trung Tâm của Vũ Trụ”, ăn đứt không chỉ toàn cư dân trong xóm Cháy Nhà 567 mà c̣n ăn đứt cả tất cả những cô bạn đồng nghiệp Bia Ôm của cô dâu Lâm Đại Hồng Nhung tức cựu tổ trưởng Út Chót..

Bắt đầu buổi lễ, đương kim Tổ Trưởng - và đă có lúc làm Cựu Tổ Trưởng như Thái Thượng Hoàng nhường ngôi Tổ Trưởng cho con, và cũng là cha của cô dâu là ông Vui, trong một bộ veston may ở Tuấn Sài G̣n trông trang trọng khác thường, ra đứng trước mi cờ rô tuyên bố lư do. Bên dưới thực khách chỉ hai thành phần : cư dân xóm Nhà Cháy hẻm 567 và các cô bán bia ôm khu Tân Sơn Nhất Cộng Ḥa. Họ thấy ông nói bất cứ điều ǵ cũng hay ho như khuôn vàng thước ngọc. Bên ba má đàn trai từ Đài Loan qua ngó bộ cũng là những người có học và lịch sự. Các cô bán bia ôm, đồng nghiệp với cô dâu tấm tức khóc v́ sự có phước của cô dâu.

Tại bàn của cô Thúy Vân, thư kư phường, một trong những đứa con của Mười Xin Xăm và cháu bà Mít Tố Nữ b́nh luận :

- “Đ. M. con Út Chót này hên, báo lúc này Đ. M. lác đác đăng tin Đ. M. gái quê đi lấy chồng Đ. M. Đài Loan. Đ. M. đa số bị gạt Đ.M. mà con này tổ chức đuợc ở đây là Đ. M. hay quá rồi.

- Đ. M. hôm nay ngày cưới của nó. Đ. M. phải kêu nó là Đ. M. Hồng Nhung Nhỏ chớ đừng kêu là Đ. M. Út Chót nữa.

Cháu bà Kiều chen vô :

- Đ. M. ! Bán bia ôm mà được gặp được chồng đẹp trai Đ. M. tử tế, gia đ́nh chồng lại đàng hoàng như vậy là hiếm lắm đó.

Em vợ mới của anh Tư Không Cầu có lẽ v́ là người mới nhập xóm nên ngó bộ là người biết kiềm chế nhất :

- Hôm nay đám cưới, Đ. M. lại là đám cưới ở Công Ty Năng Tan, Đ. M. tụi bây rán đừng có Đ. M. chửi thề.

 

Lúc đầu các cô bạn bán bia ôm với Út Chót tức Hồng Nhung Nhỏ c̣n nén những giọt nước mắt rưng rưng khi lễ cưới cử hành trang trọng trên bục. Nhưng đến khi Hồng Nhung Nhỏ đi thay chiếc áo thứ hai là chiếc áo cưới kiểu Tàu xưa có tua rua phủ mặt y như Lâm Đại Ngọc trong “Hồng Lâu Mộng” c̣n chú rể đi thay chiếc áo dài cổ truyền Việt Nam có bông chữ Thọ tṛn dắt nhau đi chào bàn th́ các cô oà khóc to hơn. Những người đàn ông của xóm Nhà Cháy hẻm 567 phải xin phép những bà vợ của ḿnh chạy sang dỗ cho họ nín.

Bọn trẻ con, thế hệ thứ năm th́ thôi khỏi nói, chúng ngẩn ngơ nh́n khung cảnh của Nhà Hàng Continental như những nơi trong phim thần tiên giả tưởng mà chúng chỉ được xem trên Ti Vi.

Bàn của Hồng Nhung Lớn có đám con cháu của Mười Xin Xăm. Chị cố nén cười khi thấy những chiếc miệng quen chửi thề nhất xóm nay cố nuốt vào những tràng pháo Đ.M. Đôi khi có một ai đó không ḱm nén được để lộ ra đôi ba chữ th́ vội t́m cách lấp liếm đi với ư thức ḿnh vừa gây trọng tội.

Khi buổi tiệc tan, chị cùng về với cả xóm, Hồng Nhung Lớn thấy rơ không ai muốn về. Từ lớn đến nhỏ đều tiếc ngẩn ngơ cho giây phút hiếm hoi được là người sang trọng tử tế đă qua mau.

 

Khuya thật khuya, đứa cháu nhà Mười Xin Xăm nghe vẳng lên tiếng khóc của bên hàng xóm. Tưởng mẹ cô dâu buồn gả con xa. Hoá ra khi bước ra bao lơn nó thấy Hồng Nhung Lớn chạy ra ngó trời, ngồi khóc. Nó th́ thào trong đêm tối v́ sợ những người khác thức theo :

- Chuyện ǵ vậy chị Hồng Nhung Lớn ?.

- Hết rồi, hết sạch rồi !.

- Chị bị mất tiền à ?.

- Không ! mất sạch thời con gái. Không c̣n chút hy vọng nào sanh con được nữa. Tắt sạch kinh mấy tháng nay rồi.

 

Vài tháng sau, nhà Hồng Nhung Lớn bán được, dọn đi. Chị cũng vừa được nghỉ hưu.

Trước khi ngôi nhà đó được bán, những con rệp thường luân lưu di chuyển qua ba nhà của Mười Xin Xăm và hai Hồng Nhung tự dưng hết sạch.

Ở nhà mới nằm trong chiếc cổng có khóa chung, bên ngoài ghi KHU PHỐ VĂN HÓA, nhà Hồng Nhung Lớn bị mất trộm sạch các xe gắn máy của mấy anh chị em trong chỉ một đêm.

Thỉnh thoảng cũng có người trong xóm KHU PHỐ VĂN HÓA bị bắt, bị ở tù, và có cả đám ma, đám cưới. Nhưng cả hai loại đám đó ở xóm mới không cảm động bằng xóm cũ.

Thỉnh thoảng vẫn vang trong trí nhớ Hồng Nhung Lớn vài bài ca của các em trong đội văn nghệ Bóng Gió cấp Liên Phường trong Quận đến t́nh nguyện phục vụ ngày d́ của Hồng Nhung Nhỏ mất :

-“Tao là con của bố tao, mẹ tao,

Nhớ nhà là tao quyết quay về,

Đi không cần ba lô, không cần quân trang, không cần lương khô.

Tao về ăn Tết xong tao lại lên.,

Nương theo lối nhỏ là lối an toàn”.

 

Có người về xóm Nhà Cháy tức hẻm 567 kể mới gặp chị Hồng Nhung Lớn đi chợ Vườn Sen, tóc đà phơ phơ màu xám khói .

Không biết họ có “cương” không khi kể lại rằng, chắc chị Hồng Nhung Lớn này cũng hơi lẩn thẩn khi tỏ vẻ tiếc không có con để truyền lại câu của bà ngoại truyền qua mấy đời rồi.

- “Kẻ dại để L., người khôn hổ mặt !”.

 

Hồng Nhung Nhỏ nghe nói sống khá hạnh phúc bên Đài.

C̣n hai vợ chồng con thứ của bà Kiều đă thay bà ngồi bán bún riêu - bà đành chấp nhận cho cô trộn trứng và tôm khô thay cho cua đồng thật.

Cô không cần phải đi làm đĩ như anh chồng ác khẩu nói.

Họ vẫn tiếp tục đẻ con và sống hạnh phúc không kém cựu Tổ Trưởng Út Chót tức Lâm Đại Hồng Nhung.

Hẻm 567 tức xóm Nhà Cháy vẫn c̣n là quy hoạch treo nên chưa ai xây dựng kiên cố và thay hệ thống điện được.

Cô Thúy Vân vẫn chưa lấy được chồng. Lứa trẻ mới sanh đợt những năm 1998 - năm mừng kỷ niệm Sài G̣n 300 năm - trở đi, bớt chửi thề hơn.

Khi Báo Công An Thành Phố đăng tin thầy Trần Đăng Khoa Du bị bắt v́ t́nh nghi chặt khúc bỏ bao cô vợ trẻ mới cưới v́ ghen, có người thuộc thế hệ thứ ba của xóm c̣n nhớ tên thầy.

 

Nhiều người trong xóm chỉ có dịp mặc chiếc áo đẹp mà họ may để dự đám cưới Hồng Nhung Nhỏ đúng một lần.

Đó là một kỷ niệm đẹp trong cuộc đời của họ.

Đôi khi toan nhúng tay vào một chuyện bậy, định làm, nhớ đến những giây phút được trân trọng khi bước vào ngôi Nhà Hàng Khách Sạn sang trọng đó, bỗng dưng họ ngưng lại vài phút.

Và vài phút ấy nhiều khi đủ thay đổi một đời.

 

 

tháng ba-2006

Nguyễn Thị Minh Ngọc

 

 

Tại Việt Nam , truyện ngắn “Đám cưới” đă đăng ba kỳ ở Nhật Báo Người Đại Biểu Nhân Dân ngày 24, 25, 26 tháng 4 năm 2006

 

Và báo Doanh Nhân Sài G̣n số ra ngày 26 tháng 4-2006, rút gọn c̣n hai phần ba với tên “Xóm Nhà Cháy” .