Đọc Thời đại của những thái cực
Thế kỉ XX ngắn (1914-1991)
của Eric J. HOBSBAWM (1)
Nguyễn Quang
Phần 1
Quand la violence eut renouvelé le lit des hommes sur la terre
Un très vieil arbre, à sec de feuilles, reprit le fil de ses maximes...
Et un autre arbre de haut rang montait déjà des Indes souterraines
Avec sa feuille magnétique et son chargement de fruits nouveaux
Saint-John Perse, Vents (0)
01.01.01 : năm mới, thế kỉ mới, thiên kỉ mới, đời ta sẽ không c̣n thấy lần thứ nh́. Thế mà tại sao khúc quanh lịch sử này lại diễn ra trong sự thờ ơ lạnh nhạt chung như vậy ? Lẽ ra người ta chờ đợi ai đó làm một bản tổng kết, vạch ra một viễn tượng, nêu lên những suy ngẫm lịch sử. Rốt cuộc hầu như chẳng có ǵ. Có lẽ đó là triệu chứng cho thấy thế kỉ cũ đă kết thúc một cách tầm thường, các nhà tư tưởng, các nhà khoa học, các nhà bác học dường như đă nhường chỗ cho những tướng quân, những tay mồm mép và cánh măi vơ Sơn đông... Vậy mà... Nếu người viết bài này là một nhà báo (khổ một nỗi hắn không phải là nhà báo, các biên tập viên khác của Diễn đàn cũng đều là những người viết nghiệp dư) có một chút can đảm (món này cũng khá hiếm trong ban biên tập (2) ), hắn đă tổ chức ngay một bàn tṛn thảo luận về thế kỉ XX vừa chấm dứt. Cũng không tốn sức ǵ cho lắm, v́ hắn có thể dựa vào hai công tŕnh tổng hợp mới xuất bản : Le passé d’une illusion của François Furet (1996) và L’âge des extrêmes của Eric J. Hobsbawm (1994, bản dịch tiếng Pháp ra năm 1999). Cũng phải nói ngay : hai cuốn sách ra gần như cùng một lúc, nhưng khác hẳn nhau về thực chất. Cuốn sách của Furet là một luận văn chính trị và ư thức hệ, phần lịch sử trong đó chỉ được tóm tắt, tác giả nhấn mạnh ông không có ư viết một cuốn sử, mà chỉ muốn viết về lịch sử một ư tưởng, một ảo tưởng (chủ nghĩa cộng sản). C̣n tác phẩm của Hobsbawm thực sự là cuốn tổng sử Thế kỉ XX, huy động toàn bộ các lănh vực liên quan tới sử học (kinh tế học, xă hội học, triết học...). Tại sao phải nhắc tới hai cuốn này ? Là bởi nước Pháp có một đặc sản là những cuộc luận chiến, mà cuộc luận chiến mới nhất có thể tóm tắt như sau : Hobsbawm là một trí thức phái tả, một nhà sử học mác-xít, tuy không “ chính thống ” nhưng vẫn không chịu “ hồi chánh ”, và cách lư giải thế kỉ XX của Hobsbawm lại không “ phải đạo ”, không chịu đi vào khuôn phép đang ngự trị ở Pháp từ khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ (đúng hơn, phải nói từ ngày kỉ niệm 200 năm Cách mạng Pháp, điều này chẳng mấy ai để ư) ; do đó ông đă bị tẩy chay và cuốn sách không t́m ra nhà xuất bản Pháp ngữ. Bỏ qua cuộc luận chiến này, chúng tôi muốn cùng độc giả “giă từ thế kỉ” bằng cách ngược ḍng lịch sử theo nhăn quan của Hobsbawm.
Buổi khai sinh thế kỉ
Đầu sách “ Thời đại của những Thái cực ” tự nó cũng đă rơ nghĩa. Thế kỉ XX quả là thái cực trong mọi lănh vực. Thái cực trong sáng tạo và tàn phá. Trong hưng thịnh và suy đồi của đạo lí, trong tiến bộ của tri thức cũng như trong sự lan truyền của mông muội, trong sản xuất của cải cũng như trong bất công của sự phân phối... Chẳng cần có một ư niệm ǵ về triết lí lịch sử (đó là trường hợp của số đông thanh niên ngày nay – Hobsbawm than rằng “ họ sống trong một thứ hiện tại thường trực, không hề có một mối liên hệ hữu cơ nào với quá khứ chung của thời họ đang sống ”, tr. 21), khi nh́n lại diễn tŕnh của thế kỉ XX, người ta không thể không bàng hoàng trước khoảng cách ngày càng to lớn giữa các thái cực. Nói nh́n lại cũng không đúng : thế kỉ XXI chẳng đang tiếp tục cái đà ấy hay sao ? Nói huỵch toẹt, nhân loại hiện nay, một nửa không mong muốn ǵ hơn là được diễm phúc moi móc thùng rác của nửa kia mà sống. Nhưng thôi, nguyền rủa mà làm ǵ... (3).
C̣n cái phụ đề “ Thế kỉ ngắn XX (1914-1991) ” có lẽ cần được giải thích. Cuốn sách này là đối ngẫu của công tŕnh lớn về Thế kỉ dài XIX (mà Hobsbawm là một chuyên gia lừng danh) gồm ba phần : Thời đại của các cuộc Cách mạng (1789-1848), Thời đại của Tư bản (1848-1875) và Thời đại của những Đế quốc (1875-1914). Shakespeare đă gọi Lịch sử là một vở tuồng đầy âm thanh và cuồng nộ, do một thằng điên viết ra và một thằng ngốc nói lắp. Âm thanh và cuồng nộ, th́ Thế kỉ XX không thiếu. C̣n phần cuối câu nói của Shakespeare, th́ một nhà sử học mác-xít không thể tán thành. Ông phải t́m cho ra sự nhất quán nội tại của mỗi giai đoạn lịch sử, và nếu ta chấp nhận có sự nhất quán đó, th́ thời kỳ “ trăm năm ” lịch sử không có lí do ǵ lại phải bắt đầu từ năm 01 của một cuốn lịch đă được quy định một cách vơ đoán. Những niên đại mà Hobsbawm đă chọn làm cột mốc thế kỉ tự nó đă mang đầy đủ ư nghĩa : đối với ông, Thế kỉ XIX đă bắt đầu với Cách mạng Pháp, cuộc cách mạng đă quét sạch các vương quốc già nua của châu Âu và thể hiện những ư tưởng của trào lưu Khai sáng ; và nó kết thúc ở đỉnh cao của Thời đại của các đế quốc, khi các đế quốc này sẽ đụng đầu nhau (và tiêu diệt nhau) trong cuộc Thế chiến lần thứ nhất. Mở đầu vào năm 1914, Thế kỉ ngắn XX kết thúc năm 1991, khi chế độ xôviết sụp đổ. Nh́n đại thể, có thể chia làm ba giai đoạn : giai đoạn đại hoạ, từ 1914 đến cuối Thế chiến lần thứ nh́, tiếp theo đó là một giai đoạn, khoảng 25-30 năm, đánh dấu bằng sự tăng trưởng kinh tế và những biến đổi xă hội phi thường, một thứ Thời đại Hoàng kim (ít nhất trong cảm nhận của một số người, khi thời ḱ này chấm dứt, vào đầu thập niên 70). Cuối cùng, giai đoạn thứ ba là thời ḱ của những bất trắc, khủng hoảng, và ít nhất đối với cả một bộ phận thế giới (Phi châu, Liên Xô và đế quốc xă hội chủ nghĩa), một thời ḱ đại hoạ.
Tóm lại, ư tưởng trung tâm là : Thế kỉ ngắn XX khai sinh trong cuộc Thế chiến lần thứ nhất. Luận điểm này không có ǵ mới, nhưng ở đây, nó được diễn giải tường tận : ḷ lửa 1914-18 đă tôi luyện nên thế kỉ sắt thép này. Cái nh́n hồi chiếu của nhà sử học mang lại một sự nhất quán cho cuộc bể dâu 31 năm : một “ thời ḱ đại hoạ ” của nền văn minh Tây phương (do đó, của nền văn minh nhân loại), một cuộc Đại khủng hoảng kinh tế nổ ra giữa hai cột mốc là hai cuộc Đại chiến thế giới, cuộc thứ nh́ phát sinh từ cuộc thứ nhất. Thế chiến thứ nhất đă đẻ ra Cách mạng tháng 10 Nga, và Thế chiến thứ nh́ đă lập ra trật tự lưỡng cực trên toàn cầu, do phe chiến thắng áp đặt – thế lưỡng cực này kéo dài đến năm 1991. Trong ư nghĩa đó, có thể nói cuộc chiến tranh 1914-45 là cái “ tử cung ”, cái ḷ bát quái đẻ ra thế kỉ đẫm máu nhất của lịch sử nhân loại.
Ngay cả những người không tán thành luận điểm này cũng phải thừa nhận rằng 1914 là điểm đoạn tuyệt giữa hai thế kỉ. Cuối Thế kỉ dài XIX, thế giới sống dưới sự bá chủ của nền văn minh Tây phương, hay đúng hơn, một h́nh thái nhất định của nền văn minh Tây phương mà Hobsbawm mô tả như sau : “ về mặt kinh tế là tư bản chủ nghĩa, về bộ máy luật lệ và hiến pháp là tự do, về h́nh ảnh của giai cấp thống trị là tư sản ; kiêu hănh với những tiến bộ của khoa học, tri thức và giáo dục, với cả những tiến bộ vật chất và tinh thần ; tin tưởng sâu sắc vào vị trí trung tâm của châu Âu, mẹ đẻ của các cuộc cách mạng, cũng như của khoa học, nghệ thuật và công nghiệp (...), chắc mẩm rằng hệ thống chính trị toàn cầu là do những quốc gia chính ở châu Âu quy định ” (tr. 25). Vậy mà trận động đất 1914 đă đẩy châu Âu vào một cuộc đảo điên 30 năm triền miên “ hết tai hoạ này sang tai hoạ khác ”, đến độ có những lúc “ ngay cả những người bảo thủ thông minh nhất cũng chẳng dám đánh cuộc vào sự sống c̣n của nó ”. Có thể hiểu được sự âu lo linh cảm của ngoại trưởng Anh Edward Grey khi nước Anh tham chiến : “ Cả châu Âu đă tắt đèn. Đời chúng ta sẽ không được thấy đèn sáng trở lại ”. Mô tả sự tăng tốc bạo liệt ấy của lịch sử, Hobsbawm đă hạ một câu sắc sảo : “ Chủ nghĩa đế quốc hiện đại, ngày nữ hoàng Victoria lâm chung, c̣n vững chăi và ngạo ngược như vậy, thế mà rốt cuộc lịch sử của nó cũng chẳng kéo dài hơn một kiếp người : chẳng hạn kiếp sống của Winston Churchill (1874-1965) ” (tr.26).
Đối với những người đă phải trải qua cả hai cuộc chiến, có thể cảm thấy chúng khác xa nhau. Thế chiến 1914 đúng là một cuộc chiến tranh đế quốc theo nghĩa đen : chiến tranh giữa đế quốc với nhau. C̣n chiến tranh 1939 (và những cuộc chiến tranh “ nhỏ ” tiếp theo) có tính chất “ ư thức hệ ”, một h́nh thái hiện đại của chiến tranh tôn giáo. Nhưng với khoảng lùi lịch sử, có thể nói cả hai chẳng qua là một cuộc chiến tranh duy nhất bởi v́ những người chiến thắng năm 1918 (mặc dầu họ đă toàn thắng) đă không áp đặt được một trật tự quốc tế mới ổn định. Họ đă thất bại v́ họ đă muốn loại ra khỏi cuộc chơi chính trị và kinh tế hai cường quốc : nước Đức là nước thua trận, bị hoà ước Versailles “ trừng phạt ”, do đó trở thành “ nạn nhân ”, và Liên Xô bị cô lập bằng một “ vành đai y tế ”. Sự ức chế Đức và sự tẩy chay Liên Xô đă đẩy hai nước này (vốn thù nghịch nhau về hệ tư tưởng, xem phần dưới) xích lại gần nhau về mặt chính trị. Và đến đầu thập niên 30, cuộc khủng hoảng kinh tế đă đưa chính quyền Đức và Nhật tới “ h́nh thái chính trị của chủ nghĩa quân phiệt và của phái cực hữu, quyết tâm phá vỡ thế nguyên trạng (...), th́ một cuộc thế chiến mới trở thành một điều dễ tiên liệu, hơn thế nữa, gần như mọi người đều tiên đoán là nó sẽ bùng nổ ” (tr.60).
Không thể hiểu được sự bạo liệt của thế kỉ XX nếu ta quên rằng “ thời đại của những cuộc tàn sát ” đă bắt đầu chính từ năm 1914. 1914 đánh dấu một sự cắt đoạn triệt để, đến mức mà đối với thế hệ đă trưởng thành khi cuộc Thế chiến thứ nhất bắt đầu, trong tâm thức của họ, “ hai chữ ‘hoà b́nh’ nghĩa là ‘trước 1914’ ; c̣n sau đó, ǵ th́ ǵ cũng không xứng đáng được gọi tên bằng hai tiếng ấy ” (tr. 45). Cuộc chiến tranh 1914-18 tiêu diệt một thế hệ (10 triệu người chết và tàn phế, 4 tới 5 triệu người tị nạn) đă vậy, đến cuộc chiến tranh 1939-45, với 54 triệu người chết và tàn tật, 40 triệu người tị nạn, th́ sao ? Thế kỉ “ ngắn ” quả là thế kỉ khổng lồ về sự giết người : theo một ước tính gần đây (Brzezinski, 1993), số người bị đồng loại giết chết, hoặc cố t́nh để cho chết, lên tới 187 triệu. Có thể tranh căi về con số, về phương pháp tính toán, song có một điều không thể tranh căi là sự suy thoái đạo lư gắn liền với thời đại tàn sát và nuôi dưỡng nó. Bảo rằng thế kỉ XIX là một thời ḱ tiến bộ về vật chất, trí tuệ và tinh thần, nghĩa là “ thăng tiến những giá trị của nền văn minh ” (tr. 33) chắc sẽ khiến nhiều “ nhà cách mạng ” phải cười gằn. Song như Hobsbawm đă nhắc lại, bản thân F. Engels, một nhà “ cách mạng có môn bài ”, đă kinh hoảng trước cuộc ám sát khủng bố đầu tiên của các phần tử Cộng hoà Ireland ở Wesminster Hall : là người của thế kỉ XIX, người đồng chí của K. Marx cho rằng không thể gây ra những hành động chiến tranh nơi những người không chiến đấu. Song từ 1914 trở đi “ các cuộc chiến tranh có tính chất toàn diện đă biến thành ‘chiến tranh nhân dân’ theo nghĩa đen của cụm từ này : thường dân và đời sống dân sự đă trở thành mục tiêu xác định, thậm chí chủ yếu, của chiến lược ” (tr. 79). Một thí dụ nữa : đầu thế kỉ XX, châu Âu đă chính thức loại bỏ nạn tra tấn, vậy mà với chế độ nazi và từ sau năm 1945 nhất là trong các cuộc chiến tranh chống giải phóng (Việt Nam, Algérie), tra tấn đă trở thành “ tập tục ” tại ít nhất một phần ba các quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc (4) (Peters, 1985). Thành thử, theo Hobsbawm, thế kỉ XX đă trở thành quen thuộc với những cuộc tàn sát đại chúng, những cuộc di cư cưỡng bức, những thảm kịch vốn dĩ hiếm hoi, đến mức người ta đă phải tạo ra những cụm từ mới : “ vô quốc tịch ”, “ diệt chủng ”, “ trại tử thần ”, “ goulag ”... Nhân danh những giá trị đạo lí, nhà sử học đă tuyên án nghiêm khắc : “ Thế kỉ này đă dạy chúng ta, và c̣n tiếp tục dạy chúng ta, rằng những con người có thể tập sống trong những điều kiện ghê gớm, trên lí thuyết là không thể chịu đựng được, th́ [đối với những thế hệ trẻ] không dễ ǵ nhận thức được quy mô sự tái hồi của những ǵ mà cha ông ta ở thế kỉ XIX gọi là những tiêu chuẩn của sự dă man, một sự tái hồi khốn nỗi đang tăng tốc (...) Tai hoạ mà [cuộc chiến tranh 31 năm] gây ra cho loài người hiển nhiên là tai hoạ lớn nhất trong Lịch sử. Một khía cạnh không kém phần bi thảm của đại hoạ ấy, là nhân loại đă phải tập sống trong một thế giới mà giết chóc, tra tấn, lưu đầy hàng loạt đă trở thành câu chuyện thường ngày không làm ai ngạc nhiên ” (tr. 82).
Bóng đen Tháng Mười
Như đă nói, chiến tranh 1914 là một cuộc chiến tranh đế quốc. Đến năm 1918, một nửa số các đế quốc ấy (những đế quốc bại trận) không c̣n tồn tại, nửa kia đă mang trong ḿnh những mầm mống chẳng bao lâu sẽ huỷ diệt chúng. “ Rơ ràng là thế giới cũ đă bị lên án. Xă hội cũ, nền kinh tế cũ, những chính thể cũ, nói như người Trung Hoa, đă ‘đánh mất thiên mệnh’ (...). Nhân dân các nước dường như chỉ đợi một dấu hiệu là sẽ vùng lên, để biến những đau khổ vô lí của chiến tranh thành một cái ǵ tựa như cơn đau của sự sinh nở, sự quằn quại của một thế giới trong giờ thoát thai. Cuộc cách mạng Nga, hay nói đúng hơn, cuộc cách mạng bôn sê vích Tháng Mười 1917 là tiếng c̣i báo hiệu cho thế giới. Trong lịch sử thế kỉ XX, nó đă trở thành sự kiện trung tâm, tương đương với cách mạng 1789 trong lịch sử thế kỉ XIX. Quả thế, không phải ngẫu nhiên mà lịch sử Thế kỉ ngắn XX này trên thực tế đă trùng hợp với cuộc đời của Nhà nước thoát thai từ cách mạng Tháng Mười ” (tr. 86).
Đây không phải chỗ viết lại lịch sử cuộc cách mạng này, song cũng cần nói tại sao nó lại là cái mốc đánh dấu thế kỉ, là sự kiện trung tâm mà mọi người, những người tán thành cũng như những người chống lại, đều lấy đó làm quy chiếu. Năm 1914, “ ư niệm xă hội chủ nghĩa ” đă trở nên thân quen, và trong phần đông các nước âu Châu, sự tăng trưởng của giai cấp công nhân và sự phát triển của các đảng xă hội dường như đă mở ra khả năng thay thế chủ nghĩa tư bản. Mà đúng thế, “ mười ngày ” tháng Mười quả đă “ rung chuyển thế giới ” (John Reed, 1919), một cơn địa chấn long trời lở đất, mà những đợt dư chấn c̣n kéo dài tới cuối thế kỉ, với sự sụp đổ của một đế chế khác. “ Cuộc cách mạng bôn sê vích đă tạo sinh phong trào cách mạng có tổ chức mạnh mẽ nhất trong lịch sử hiện đại ” (tr. 87). Từ sau các cuộc chinh phục của Islam trong thế kỉ đầu tiên của đạo này, không có phong trào nào có thể sánh kịp sự bành trướng toàn cầu của nó. Chưa đầy 30, 40 năm sau khi Lenin đặt chân xuống nhà ga Phần Lan ở Petrograd, khoảng một phần ba nhân loại (ở châu Âu cũng như ở châu Á) sống dưới chế độ “ mác xít - lê nin nít ”. Hơn thế nữa, mô h́nh xô viết c̣n đề ra một hệ thống đầy đủ (kinh tế, xă hội, chính trị, tổ chức) với tham vọng thay thế hệ thống tư bản chủ nghĩa, tự khẳng định là ưu việt so với nó, và được Lịch sử trao cho “ sứ mệnh toàn thắng ”. Nói như Hobsbawm, lẽ ra Thế kỉ ngắn XX phải kết thúc “ dưới cái bóng khổng lồ của Tháng Mười ”, trong một môi trường của sự đụng đầu (thực hay ảo, sẽ bàn ở dưới đây) giữa các thế lực của trật tự cũ và các thế lực của cuộc cách mạng xă hội.
Mọi người đều biết những nét lớn của lịch sử Liên Xô, nhưng có lẽ cũng nên nhắc lại những giai đoạn chính của nó qua con mắt của Hobsbawm :
- giai đoạn giành chính quyền : năm 1914, sức ép của cuộc chiến tranh toàn diện đă đẩy các quốc gia và các dân tộc tới tận cùng của các giới hạn, tới điểm đoạn tuyệt. Khâu yếu nhất là nước Nga sa hoàng đă bị cuộc cách mạng 1905-1906 làm quỵ gối. “ Cuộc cách mạng Tháng Ba 1917 nổ ra chẳng có ǵ bất ngờ và ngạc nhiên(5), lật đổ chế độ quân chủ Nga và được toàn bộ công luận Tây phương hoan nghênh, ngoại trừ những phần tử phản động truyền thống thâm căn cố đế nhất ” (tr. 88). Điều bất ngờ hơn là sự tàn rữa hoàn toàn của chế độ cũ. Hobsbawm nhấn mạnh, “ nước Nga chín mùi cách mạng xă hội tới mức quần chúng Petrograd đă đồng nhất sự truất phế Sa hoàng với sự đăng quang của tự do, b́nh đẳng phổ quát và sự kiến lập chế độ dân chủ trực tiếp (...). Thành thử, thay v́ một nước Nga liberal và hiến chế, thiên về phương Tây, đă xuất hiện một t́nh huống cách mạng : một bên là một “ chính phủ lâm thời ” bất lực, một bên là vô số những “ xô viết ” tự phát từ cơ sở ” (tr.93). Sau mấy tháng hỗn độn và bất lực, “ khi giờ [của các phần tử bôn sê vich] đă điểm, th́ vấn đề không c̣n là giành, mà là lượm chính quyền. Người ta kể rằng số người bị thương khi Eisenstein quay cuốn phim vĩ đại ‘Tháng Mười’ c̣n lớn hơn số người bị thương ngày 7.11.1917 khi chiếm Cung Mùa đông. Không được ai bảo vệ, chính phủ lâm thời đă tan biến ” (tr.94).
- giai đoạn sống c̣n của Cách mạng : Hobsbawm không giấu giếm sự khâm phục của ông đối với Lenin (6), nhà hành động và thiên tài chính trị, đă biết “ lèo lái cuộc nổi dậy đại chúng mà không ai kiểm soát nổi thành chính quyền bôn sê vích ” (tr. 92). Muốn hiểu t́nh thế ấy, tưởng cũng nên nhắc lại rằng, đầu năm 1917, vẫn lưu vong ở Thuỵ Sĩ, cũng chính Lenin này c̣n tự hỏi liệu đến khi nhắm mắt ông ta có được thấy cách mạng nổ ra không. Điều quan yếu là nắm được chính quyền rồi, những người bôn sê vích đă giữ vững được nó trong khi họ phải đương đầu với biết bao nhiêu thù địch họp thành một liên minh vô cùng mạnh mẽ lại được thời cơ thuận lợi : hoà ước Brest-Litovsk do đức áp đặt, sự phân hoá của lănh thổ đế chế Nga, sự can thiệp vũ trang của các nước phương Tây, cuộc nội chiến giữa hai phe “ đỏ ” và “ trắng ”... đến cuối năm 1920, bôn sê vích đă giành toàn thắng, nhờ ba chủ bài chính :
* trước hết, nhờ có “ một đảng cộng sản tổ chức tập trung, kỉ luật, với 600 000 đảng viên, một công cụ có sức mạnh vô song, gần như là một bộ máy nhà nước phôi thai ” (tr. 37). Hầu hết các chế độ cách mạng thế kỉ XX, dưới h́nh thức này hay h́nh thức khác, đều sẽ theo mô h́nh tổ chức này.
* hai là, người bôn sê vích quyết chí bảo đảm sự nhất thống của nước Nga như là một quốc gia, “ do đó họ được sự ủng hộ đáng kể của những người ái quốc đối lập với họ về mặt chính trị, thí dụ như sĩ quan thuộc quân đội Nga hoàng, nếu không có những sĩ quan này th́ không thể nào xây dựng được Hồng Quân. Đối với họ, cũng như đối với nhà sử học khi xét lại lịch sử, th́ ở thời điểm 1917-18, vấn đề không phải là chọn giữa một nước Nga liberal và dân chủ, và một nước Nga không liberal, mà là phải chọn giữa nước Nga và hiểm hoạ sụp đổ ” (tr. 97).
* ba là, cuộc cải cách ruộng đất, nhờ đó mà tới giờ phút quyết định, nông dân vùng Đại Nga, “ hạt nhân cứng của Nhà nước cũng như của Hồng quân ”, đă đứng về phe bôn sê vích (sau này, nông dân sẽ bị thất vọng).
- “ chủ nghĩa xă hội trong một nước ” : như đă nói trên, Cách mạng đă thắng, nhưng đồng thời, nó đă thất bại. Nghĩa là, “ một cách đầy đủ và cứng rắn hơn cả Cách mạng Pháp thời ḱ Jacobins, Cách mạng Tháng Mười Nga tự coi ḿnh là một sự kiện toàn cầu, chứ không chỉ thu hẹp vào nước Nga. Mục đích của nó không phải là mang lại tự do và chủ nghĩa xă hội cho nước Nga, mà là phát động cách mạng vô sản toàn cầu ” (tr. 88). Song, theo ư kiến chung, kể cả ư kiến của những người mác xít, nước Nga chưa hội đủ các điều kiện cho một cuộc cách mạng xă hội chủ nghĩa. Thậm chí, điều kiện để tiến hành một cuộc cách mạng tư sản liberal cũng chưa có đủ nữa. Cờ đến tay th́ phải phất, người bôn sê vích đă nắm chính quyền ở Nga, nhưng cách mạng chỉ có ư nghĩa nếu như nó trở thành cách mạng toàn cầu. Cuối năm 1917, điều này chẳng có ǵ là không tưởng v́ cuộc chiến tranh toàn diện đă đẩy các nước tham chiến vào t́nh trạng cùng cực, đoạn tuyệt. “ Völkern, hört die Signale ” (Nhân dân các nước, hăy nghe tiếng c̣i hiệu !), bản tiếng Đức của điệp khúc bài Quốc tế ca đă mở đầu như vậy. Liên tiếp trong hai năm tiếp theo Cách mạng Tháng Mười, một cao trào cách mạng đă diễn ra trên khắp hành tinh : ở Tây Ban Nha, ở Trung Quốc, ở Mexico, ở những nước Âu châu tan tành sau chiến tranh... Nhưng thất bại của cách mạng ở Đức đă gióng hồi chuông báo tử cho những hi vọng của người bôn sê vích. Năm 1920, “ t́nh h́nh châu Âu c̣n xa mới trở thành ổn định, nhưng hiển nhiên ở Tây Âu cách mạng bôn sê vích chưa chín muồi, mặc dầu từ đây ở Nga, chính quyền lê nin nít đă được củng cố ” (tr. 103). Ngôn ngữ các tuyên bố của Komintern (Quốc tế Cộng sản) khi nói chiều này khi nói chiều kia, song “ cuối cùng th́ quyền lợi của nhà nước Liên Xô đă áp đảo lợi ích cách mạng thế giới của QTCS, và tổ chức này đă bị Stalin biến thành một công cụ nội chính đơn thuần, đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của đảng Cộng sản Liên Xô (...). Cách mạng thế giới trở thành câu chuyện văn chương quá khứ, và trên thực tế, một cuộc cách mạng chỉ được chấp nhận nếu như : a) nó không mâu thuẫn với quyền lợi của Nhà nước xô viết, b) nếu người Liên Xô có thể trực tiếp kiểm soát được nó ” (tr. 106).
- mặt trận chống phát xít : thế là trong thập niên 20, “ duy nhất có một nước, đất rộng mông mênh, lạc hậu, từ nay do cộng sản lănh đạo, [tiến hành] công cuộc xây dựng một xă hội thay thế chủ nghĩa tư bản ” (tr. 105). Trong khi đó, ngôi sao Cách mạng Tháng Mười vẫn rực rỡ trong tâm trí các nhóm xă hội cách mạng trên khắp thế giới. “ Và như thế, đối với thế hệ sau 1917, khuynh hướng bôn sê vích đă hoặc thâu nhập tất cả các truyền thống xă hội cách mạng khác, hoặc vứt chúng ra ŕa các phong trào cấp tiến ” (tr. 109). Cuộc đại khủng hoảng kinh tế năm 1929 (không tác động tới Liên Xô vốn đă bị cô lập) càng củng cố uy tín của mô h́nh bôn sê vích, tăng phần tin tưởng vào tính ưu việt của nền kinh tế kế hoạch hoá. Tóm lại, trong t́nh h́nh suy sụp của thập niên 1930, không có học thuyết nào có thể đưa ra được một cách lư giải thế giới đồng thời vạch ra con đường thay đổi thế giới, hơn là chủ nghĩa Mác-Lê. Chính ở trong thời ḱ này (khoảng giữa hai thời điểm 1930 và 1940) Hobsbawm đă đặt một sự kiện bản lề của thế kỉ XX, t́nh huống chứa đựng một nghịch lí lịch sử : hai hệ thống thù địch, hệ thống tư bản chủ nghĩa và hệ thống cộng sản chủ nghĩa, vượt qua sự đối kháng để chung sức đẩy lui nguy cơ phát xít (nếu như ta bỏ trong ngoặc bản hiệp ước Đức-Xô (7) ). Thậm chí có thể nói “ thành quả lâu bền nhất của Cách mạng Tháng Mười, mà mục tiêu là lật đổ chế độ tư bản toàn cầu, là nó đă cứu mạng địch thủ của nó ” (tr. 27).
- chiến tranh lạnh : cuộc Thế chiến lần thứ nh́ vừa kết thúc xong th́ nhân loại lại đắm ch́m ngay vào cái mà ta có thể gọi là Thế chiến lần thứ ba, dẫu cho đây là một thể loại chiến tranh khá đặc biệt. Cuộc chiến tranh lạnh, như người ta thường gọi, đă hoàn toàn chế ngự sân khấu quốc tế trong suốt nửa sau của Thế kỉ ngắn. Thoạt trông, cuộc đụng đầu dường như không thể tránh khỏi, giữa một bên là phe Liên Xô chiếm toàn bộ nửa phía đông của lục địa Âu Châu, và bên kia là phe Tây phương, đứng đầu là Hoa Kỳ mà hai cuộc chiến tranh thế giới đă biến thành cường quốc kinh tế và quân sự số 1. Song sự thật cũng không hoàn toàn giản đơn như vậy. Đúng là châu Âu đă trở thành một lục địa hoang tàn, về mặt vật chất đă đành, mà c̣n cả về mặt con người (8), phần đông các nhà quan sát đều tiên liệu một cuộc khủng hoảng kinh tế nặng nề (kể cả ở Mỹ) như đă xảy ra khủng hoảng sau Thế chiến lần thứ nhất. Tương lai của chủ nghĩa tư bản và của xă hội liberal xem ra khá bấp bênh. Nhưng ở bên phía bên kia, Liên Xô sau cuộc chiến cũng kiệt quệ : Liên Xô đă phải chịu phần hi sinh lớn nhất về nhân lực, nền kinh tế hoà b́nh của nó đă tan nát, và Liên Xô bắt đầu giải ngũ ngay từ năm 1946. Không phe nào có khả năng và ư muốn can thiệp vào vùng ảnh hưởng trực tiếp của phe kia (biến cố Budapest năm 1956 và Praha năm 1968 đă chứng minh điều này). C̣n ở những vùng mà hai phe tranh giành ảnh hưởng, đă nổ ra 3 cuộc giao tranh, nhưng đều không phải là giao chiến trực diện : Triều Tiên, Việt Nam, Afghanistan. Ngoài ra, nói ǵ th́ nói, chiến tranh lạnh thực chất là hoà b́nh lạnh, một cuộc đi đêm, một sự thoả thuận ngầm xuất phát từ cái thế “ cân bằng của sự khiếp sợ ” (ngay từ năm 1949, Liên Xô đă có vũ khí nguyên tử), một cái thế cân bằng đă căng chùng dây thần kinh của nhiều thế hệ (9). Tóm lại, có thể nói 40 năm chiến tranh lạnh có thể chia làm 4 giai đoạn : (1) có tính bùng nổ cao nhất là giai đoạn bắt đầu từ lúc công bố học thuyết “ đắp đê ” (containment, Truman 1947) cho tới kết thúc chiến tranh Triều Tiên (1953) ; (2) tranh giành ảnh hưởng ở Thế giới thứ Ba (Đông Dương, Ai Cập, Cuba...) ; (3) giai đoạn “ hoà hoăn ” do Krushev khởi xướng (đầu thập niên 60) ; (4) giai đoạn “ đối đầu ” trở lại, đầu thập niên 70 (kết thúc chiến tranh Việt Nam, khởi đầu chiến tranh Afghanistan...).
Lẽ ra chiến tranh lạnh phải chấm dứt ngay khi mà một trong hai siêu cường (Liên Xô) không c̣n sức theo đuổi cuộc chạy đua vũ trang, nhưng nó chỉ thật sự kết thúc khi mỗi siêu cường thừa nhận rằng siêu cường kia thực tâm muốn “ chung sống hoà b́nh ”. Trớ trêu của lịch sử là điều này đă xảy ra ở Reykjavik (1986) và Washington (1987), giữa một Tổng bí thư trẻ của Liên Xô, Mikhail S. Gorbatchev, một người thiết tha với công cuộc cải cách (nhưng ngay từ lúc đó đă bất lực, điều này về sau người ta mới hay), và một Tổng thống già của Mỹ, Ronald Reagan, gă cao bồi hồi xuân mà sự nghiệp chính trị được xây đắp trên cuộc “ thánh chiến ” chống “ đế quốc của ác quỷ ”.
- sự “ nổ sụp ” : phải chăng sự kết thúc của chiến tranh lạnh đă dẫn tới sự cáo chung của hệ thống xô viết ? Tuy cách nhau 4 năm về thời gian, hai sự kiện này quả là liên hệ mật thiết với nhau. Đă có quá nhiều b́nh luận (kể cả trên mặt báo này) về những nguyên nhân chính trị, xă hội dẫn tới sự sụp đổ của “ chủ nghĩa xă hội hiện thực ”. Về những nguyên nhân kinh tế, ta hăy nghe Hobsbawm luận bàn :
“ Chủ nghĩa xă hội xô viết tự mệnh danh là giải pháp thay thế cho hệ thống tư bản toàn cầu. V́ chủ nghĩa tư bản không sụp đổ và cũng không lộ ra những dấu hiệu cho thấy nó sẽ sụp đổ (...), nên viễn tượng của chủ nghĩa xă hội tuỳ thuộc vào khả năng của nó trong cuộc ganh đua với nền kinh tế tư bản quốc tế (...). [Thế mà] từ 1960 trở đi, rơ ràng chủ nghĩa xă hội ngày càng tụt hậu. Nó không c̣n sức cạnh tranh. Một khi cuộc thi đua diễn ra dưới h́nh thức một cuộc đụng đầu giữa hai siêu cường chính trị, quân sự và tư tưởng, th́ thế yếu trở thành sự kiệt quệ.
“ Cả hai siêu cường đều nhấn ga gầm rú bộ máy kinh tế, đưa kinh tế vào cuộc chạy đua vũ trang ồ ạt và vô cùng tốn kém, nhưng hệ thống tư bản toàn cầu có thể hấp thu được món nợ 3 ngh́n tỉ đô la của nước Mỹ (trước đó, Mỹ là chủ nợ của thế giới). C̣n phía bên kia, kiếm đâu cho ra người nào, nước nào có thể giảm nhẹ áp lực của quỹ vũ trang lên ngân sách Liên Xô, quỹ này chiếm một tỉ trọng cao so với Tổng sản lượng quốc gia [có lẽ khoảng 25 %, phía Mỹ là 7 %]. Do một sự trùng phùng vận hội lịch sử và chính trị, Mỹ gặp may là Nhật Bản và Cộng đồng châu Âu đă phát triển mạnh mẽ : đến cuối thập niên 70, trọng lượng kinh tế của Nhật và Cộng đồng châu Âu cộng lại đă hơn Mỹ 60 %. Ngược lại, các nước đồng minh và lệ thuộc Liên Xô không thể đứng vững một ḿnh (...). Về mặt công nghệ học, càng rơ ràng hơn nữa : sự ưu việt của phương Tây tăng trưởng với thời gian theo nhịp luỹ thừa. Tóm lại, chiến tranh lạnh là cuộc đọ sức không cân xứng, ngay từ khởi đầu.
“ Nhưng không phải v́ đương đầu với chủ nghĩa tư bản và siêu cường của nó mà chủ nghĩa xă hội đă bị thư hoại. Sự thư hoại xuất phát từ sự kết hợp của hai yếu tố : yếu tố thứ nhất là những khuyết tật nội tại ngày càng lộ liễu, ách tắc của nền kinh tế xă hội chủ nghĩa, yếu tố thứ hai là sự xâm nhập tăng tốc vào nền kinh tế xă hội chủ nghĩa của một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa toàn cầu, năng động hơn hẳn, tân tiến và chiếm thế thượng phong (...). Ngoại trừ trường hợp hai bên cùng nhau tự vẫn trong một cuộc chiến tranh hạt nhân, [chiến tranh lạnh] bảo đảm sự sống sót cho đối thủ yếu thế. Gồng ḿnh cố thủ đằng sau bức màn sắt, nền kinh tế kế hoạch hoá, dù thiếu hiệu quả và èo ọt đến đâu, cũng vẫn sống được : nó có thể suy yếu đi dần dần, nhưng không có nguy cơ sụp đổ ngắn hạn. Chính sự tương tác của nền kinh tế Liên Xô với kinh tế tư bản thế giới từ thập niên 60 trở đi đă làm cho nó trở nên yểu mệnh (...). Nghịch lí của chiến tranh lạnh chính là ở đó : không phải sự đụng đầu, mà chính là sự hoà hoăn đă gây ra sự sụp đổ của nó ”.
Phần 2
Như đă nói trên, cuộc đại biến động 1914 đă đẻ ra thế kỉ XX. Điều này càng rơ nét khi ta nh́n lại thời ḱ giữa hai cuộc thế chiến : sự kiện trung tâm của thời ḱ ngắn ngủi này là cuộc đại khủng hoảng năm 1929 và đứa con hoang của nó là chủ nghĩa phatxit, đánh dấu sự đoạn tuyệt triệt để với thế giới liberal (hiểu theo nghĩa chính trị - kinh tế) của thế kỉ XIX.
Đại khủng hoảng
Với khoảng cách thời gian, ngày nay chúng ta có thể thấy rơ, thời ḱ 1919-1939 đúng là giờ giải lao giữa hai cuộc đại chiến. Những ai đă trải qua cuộc thế chiến 1914-1918, với kinh nghiệm về các cuộc xung đột của thế kỉ XIX, có thể nghĩ khác. Họ có thể hi vọng rằng một khi đă quét dọn xong những hoang tàn của chiến tranh, Lịch sử sẽ tiếp tục ḍng chảy “ b́nh thường ” của nó, cũng như cuộc sống trở lại b́nh thường sau một cơn phong ba, một trận động đất. Hobsbawm mỉa mai các nhà sử học (trang 84), ông nói họ thua xa dân cá ngựa, v́ họ không biết tiên đoán kết quả cuộc chạy đua, chỉ biết phân tích sau khi ngựa về tới đích (của đáng tội, các nhà kinh tế học cũng thế mà thôi). C̣n chúng ta, ngồi từ thế kỉ XXI mà nh́n lại, chúng ta đă biết ba con ngựa nào đă về đầu : khủng hoảng kinh tế, chủ nghĩa phatxit, chiến tranh...
Có bao nhiêu học thuyết kinh tế th́ có bấy nhiêu cách “ lí giải ” cuộc Đại khủng hoảng kinh tế năm 1929. “ Trong sự vận hành của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa bao giờ chẳng xảy ra những trục trặc đột xuất, và những biến động dài ngắn khác nhau, có lúc rất mạnh, là thuộc tính của cung cách làm ăn [tư bản chủ nghĩa] xử lí công việc của thế giới. Các doanh nhân và các nhà kinh tế thế kỉ xix đều biết là có những “ chu ḱ kinh tế ” (10), tăng trưởng và suy thoái luân phiên nối tiếp nhau. [Họ] chấp nhận điều đó, như người nông dân chấp nhận thời tiết thất thường sớm nắng chiều mưa ” (tr. 126), nhưng họ đâu ngờ các biến động đó có thể mạnh tới mức đe doạ cả sự tồn tại của hệ thống kinh tế. Điều ấy, chỉ có các nhà kinh tế học mác xít dám khẳng định v́ họ cho rằng những chu ḱ nói trên chỉ là những biểu hiện trông thấy của một quá tŕnh qua đó chủ nghĩa tư bản đẻ ra những mâu thuẫn cuối cùng sẽ huỷ diệt nó. Xém một chút th́ năm 1929 lời tiên tri của họ trở thành sự thực : cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra, “ cuộc động đất toàn cầu chưa bao giờ xảy ra trên thang đo Richter của lịch sử kinh tế. Nền kinh tế tư bản dường như đang sụp đổ, [không những thế] chẳng ai biết có cách ǵ cứu văn nó được ” (tr. 125).
Đối với thế hệ chúng ta, thật khó nhận thức được “ tính chất phổ quát và sự nghiêm trọng cực kỳ của cuộc khủng hoảng đă nổ ra, như cả những người không chuyên về sử cũng biết, vào ngày 29 tháng 10 năm 1929, với cuộc phá sản tài chính của thị trường chứng khoán New York. Chỉ một chút xíu nữa là nền kinh tế tư bản toàn cầu sụp đổ , nó như bị siết chặt trong cái ṿng lẩn quẩn, mỗi chỉ số kinh tế tuột dù lại kéo theo sự xuống dốc của tất cả các chỉ số khác ” (tr.130). Muốn h́nh dung mức nghiêm trọng của suy thoái kinh tế Bắc Mĩ, chỉ cần đưa một vài con số : trong ṿng 2 năm 1929-1931, sản lượng công nghiệp giảm đi 1/3 ; doanh số của công ti khổng lồ về điện khí Westinghouse mất đi 2/3 ; sản xuất xe hơi giảm một nửa. Ở qui mô đó, sự suy thoái của kinh tế Bắc Mĩ không thể không “ toàn cầu hoá ” : nhờ chiến tranh, sang thập niên 1920, Hoa Ḱ đă vượt xa các nước và trở thành cường quốc kinh tế và tài chính số 1 trên thế giới. Chẳng hạn, năm 1929, sản lượng Hoa Ḱ chiếm 42 % sản lượng toàn cầu trong khi tổng sản lượng của ba cường quốc châu Âu gộp lại chưa tới 28 % – những “ con số thật sự kinh hoàng ” (tr. 138). Trung tâm công nghiệp thứ nh́ lâm vào khủng hoảng là nước Đức mà nhược điểm là tài chính (năm 1928, riêng nước đức đă thu hút gần một nửa tổng số vốn xuất khẩu toàn cầu, khoảng từ 20 000 đến 30 000 tỉ mark, trong đó một nửa là những khoản tiền vay ngắn hạn). Thế là từ đó, cuộc khủng hoảng trở thành toàn cầu. Nó lan sang khu vực kinh tế 1, khu vực sản xuất lương thực thực phẩm và nguyên liệu (trong các lĩnh vực này, nhiều mặt hàng sụt giá tới 2/3, thậm chí 3/4), làm chao đảo các nước sản xuất đại trà (mọi người c̣n nhớ h́nh ảnh cà phê ế của Brasil được dùng thay than chạy đầu máy xe lửa).
Chúng ta đă sống qua thập niên 80, biết thế nào là kinh tế tŕ trệ và thất nghiệp triền miên, song cũng khó mường tượng cuộc khủng hoảng 1929 đă gây chấn thương như thế nào đối với “ tất cả những người hoàn toàn không có hoặc không kiểm soát được các phương tiện sản xuất [người nông dân chẳng hạn c̣n nắm được phương tiện sản xuất], nghĩa là thành phần những người sống bằng đồng lương, [họ phải gánh chịu] hậu quả đầu tiên [của cuộc khủng hoảng] là nạn thất nghiệp qui mô chưa từng có và kéo dài quá mức dự đoán [ở phương Tây, cao điểm từ 25 đến 30 %, riêng ở đức lên tới 44 %]. T́nh trạng c̣n nguy kịch hơn nữa v́ chế độ an sinh xă hội (trong đó có trợ cấp cho người thất nghiệp) hoặc không có ǵ cả (như ở Mĩ) hoặc không thấm vào đâu so với tiêu chí cuối thế kỉ XX, nhất là đối với những người thất nghiệp dài hạn ” (tr. 133). Ngoài h́nh ảnh cà phê đốt ḷ xe lửa, kí ức tập thể về những năm tháng đen tối này c̣n ghi khắc h́nh ảnh những cuộc “ tuần hành đói ” và h́nh ảnh phát chẩn xúp cho người thất nghiệp.
Nhưng đối với một sử gia như Hobsbawm chủ tâm truy t́m sự nhất quán của những “ trào lưu lớn ” th́ trong “ sự kiện chấn động nhất của lịch sử chủ nghĩa tư bản ”, điều quan yếu cần ghi nhớ là hệ quả lâu dài của nó trên ư thức hệ kinh tế. Nói gọn một câu, cuộc đại khủng hoảng đă triệt tiêu chủ nghĩa liberal kinh tế của thế kỉ XIX, đă phủ định những ư niệm đơn giản (nếu không nói là quá giản đơn (11) ) đă được dùng làm nền tảng tư tưởng cho giai đoạn phát triển của Tư bản (1948-1875) và của các đế quốc (1875-1914) : mậu dịch tự do, qui luật thị trường, Nhà nước không can thiệp vào kinh tế... nghĩa là những dụng cụ hàng hải truyền thống có thể rất phù hợp với các bản đồ thế giới của thế kỉ XIX, nhưng các bản đồ này nay đă quá lỗi thời. “ Ấn tượng đại hoạ, mất phương hướng do cuộc khủng hoảng gây ra cho các doanh nhân, các nhà kinh tế học và các nhà chính trị, có lẽ c̣n sâu sắc hơn so với đại chúng (...) Giới nắm quyền kinh tế lâm vào một t́nh trạng bi đát chính v́ họ không thấy có một giải pháp khả dĩ nào trong khuôn khổ nền kinh tế liberal cũ (...). Sự lũng đoạn của các đại công ti làm cho từ ngữ “ cạnh tranh hoàn hảo ” trở thành hoàn toàn vô nghĩa, thử hỏi c̣n ǵ là “ kinh tế thị trường ” nữa ? Chẳng cần phải đọc Marx, chẳng cần là người macxit, cũng nhận ra rằng chủ nghĩa tư bản của giai đoạn giữa hai cuộc thế chiến khác xa nền kinh tế cạnh tranh của thế kỉ XIX ” (tr. 134-146). Để tránh khỏi nguy cơ bùng nổ, chính quyền các nước Tây phương đă buộc phải cấp tốc “ đặt nặng những vấn đề xă hội, thay v́ những vấn đề kinh tế, trong việc hoạch định chính sách chính thức ”, đề ra những biện pháp đánh dấu sự đoạn tuyệt với thế kỉ XIX (phần lớn những biện pháp này đều tỏ ra vô hiệu, nhưng đây lại là chuyện khác) : từ bỏ nguyên tắc tự do mậu dịch (Hobsbawm nói mỉa : đối với quan niệm kinh tế của nước Anh, nguyên tắc này cũng “ thiêng liêng ” như Hiến pháp trong đời sống chính trị Hoa Ḱ), thiết lập hàng rào quan thuế, chính sách trợ cấp nông nghiệp... Trong khi chờ đợi Keynes...
Thời ḱ bản lề này đă được Hobsbawm tóm tắt như sau : “ Cảnh quan những năm 1929-1933 cũng ví như một cái canyon (hẻm núi) cắt ngang địa h́nh lịch sử : không thể có, không thể nào mơ tưởng tới một sự quay lại t́nh thế 1913. Chủ nghĩa liberal kiểu cũ đă chết rồi, hoặc vô phương cứu chữa. Trên bầu trời chính trị và trí thức, từ nay chỉ c̣n sự lựa chọn giữa ba hướng đi. Hướng thứ nhất là chủ nghĩa cộng sản macxit [đối với thế giới tư bản, sự “ miễn dịch ” của Liên Xô trong cuộc khủng hoảng kinh tế là cả một sự thách đố]. Hướng thứ hai là một thứ chủ nghĩa tư bản không c̣n tin tưởng vào tính tối ưu của thị trường, chính thức kết hôn “ v́ quyền lợi ” hay bắt bồ, sống chung không giá thú (12) với xu hướng dân chủ xă hội ôn hoà của phong trào công nhân không cộng sản [sau Thế chiến lần thứ hai, hướng đi này tỏ ra có hiệu quả nhất, điều này chúng tôi xin trở lại trong một phần sau]. Hướng thứ ba và cuối cùng : chủ nghĩa phatxit ” (tr. 150).
Chủ nghĩa phatxit và sự sụp đổ của chủ nghĩa liberal
Như đă nói trên, cuộc đại khủng hoảng đă đánh dấu sự đoạn tuyệt vĩnh viễn với thế kỉ XIX. đối với Hobsbawm, nó c̣n biểu thị sự “ sụp đổ của chủ nghĩa liberal ”, nghĩa là của tư tưởng liberal thế kỉ xix : về mặt kinh tế, như đă tŕnh bày ở trên ; về mặt xă hội, sẽ tŕnh bày ở một phần dưới ; về mặt chính trị, đó là sự đi lên của chủ nghĩa phatxit. “ Trong tất cả những sự kiện đánh dấu Thời đại của những tai hoạ [mà cuộc chiến tranh 1914 đă mở màn] th́ cái làm cho những ai đă sống bắt đầu từ thế kỉ XIX bị chấn thương nhất có lẽ là sự đổ vỡ của những giá trị và những định chế của nền văn minh liberal. Trong các giá trị ấy, có sự nghi ngại mọi chế độ độc tài và mọi quyền lực tuyệt đối ; có sự gắn bó với chế độ hiến định có chính phủ và những nghị viện do những cuộc tuyển cử tự do lập ra, bảo đảm cho Nhà nước pháp quyền ; có một loạt các quyền và các tự do dân sự đă được thừa nhận, trong đó có tự do ngôn luận, tự do báo chí xuất bản và tự do hội họp. Lí trí, thảo luận công khai, giáo dục, khoa học và khả năng cải thiện cuộc sống con người (...), đó là những giá trị tưởng như phải là nền tảng tinh thần cho Nhà nước và xă hội (...). [Thế mà] trong ṿng 20 năm trời, từ cuộc Tiến về Roma của Mussolini (năm 1921) đến cực điểm thắng lợi của phe Trục trong Thế chiến lần thứ nh́, người ta đă chứng kiến sự suy vong mỗi lúc một nhanh, càng ngày càng thảm khốc của các cơ chế chính trị liberal ” (tr. 154-155).
Không thể hiểu được chủ nghĩa phatxit (13) nếu trước tiên ta không liên hệ nó với một khuynh hướng cố hữu của phái hữu bảo thủ là phái, ngay từ đầu, đă chống lại triết học ánh sáng. “ [Song] cũng phải giải thích tại sao, sau Thế chiến lần thứ nhất, dưới dạng phatxit, lực lượng phản động phái hữu đă giành được những thắng lợi quyết định như vậy. Ngay từ trước 1914, đă có những phong trào cực đoan của phái cực hữu (...). Sau khi chiến tranh kết thúc, các phong trào này đă gặp thời vận thuận lợi, đó là sự cáo chung của các chế độ cũ, và cùng với các chế độ ấy, là sự sụp đổ của các giai cấp lănh đạo, của bộ máy cầm quyền, của mạng lưới ảnh hưởng và vị trí bá quyền của các giai cấp này ” (tr. 174-175).
Danh từ “ phatxit ” thường được dùng để gọi toàn bộ các phong trào chính trị, bắt đầu là tổ chức Fasci italiani ở Ư (Mussolini, 1921), rồi tới tổ chức quốc-xă Đức (Hitler, 1933), từ đó đă khích động và ủng hộ các lực lượng chống liberal khác, mang lại cho phái hữu quốc tế một diện mạo lịch sử vững chăi đến mức, trong những năm 1930, tưởng như nó sẽ chiếm ngự tương lai nhân loại.
Có thể nêu ra mấy đặc tính chung : chối bỏ các định chế chính trị liberal ; dựa vào những lực lượng vơ biền (quân đội, công an, dân vệ) để thi hành quyền lực bằng h́nh thức cưỡng bức ; chống lại cách mạng xă hội, nghĩa là chống lại cả chủ nghĩa bônsêvich lẫn chủ nghĩa xă hội dân chủ (hai tiếng “ xă hội ” trong cái tên “ quốc gia - xă hội ” chỉ là một sự treo đầu dê bán thịt chó) ; chủ nghĩa quốc gia... Đại để có thể tóm tắt như vậy, không chính xác cho lắm, nhưng cũng tàm tạm, v́ thật ra rất khó xác định học thuyết của những phong trào mà lí luận không phải là mặt mạnh, nhất là các phong trào này lại nhấn mạnh tới các nhược điểm của lí trí, của chủ nghĩa duy lí để đề cao sự ưu việt của bản năng và ư chí (đó là không nói tới những cuồng tín về chủng tộc aryen, những hoang tưởng theo kiểu Wagner là đặc trưng của chủ nghĩa nazi Đức). Tuy nhiên, theo Hobsbawm, cũng cần nhấn mạnh sự khác biệt chủ yếu giữa phái hữu phatxit và phái hữu không phatxit : khác hẳn các phong trào phản động truyền thống, chủ nghĩa phatxit “ nằm trong thời đại của đời sống chính trị dân chủ, nghĩa là nó đă động viên được quần chúng (ở Nuremberg hay Piazza Venezia), dù chỉ để trao hết quyền lực cho lănh tụ ‘cứu tinh’ (Führer hay Duce) ”.
Nếu không có cuộc đại khủng hoảng, liệu chủ nghĩa phatxit có thể lớn mạnh như vậy trong lịch sử thế giới không ? Có lẽ không. “ Một ḿnh Italia không phải là căn cứ địa hứa hẹn để từ đó lay chuyển cả thế giới ”. Thế giới chỉ thực sự bị rung chuyển khi cuộc khủng hoảng đưa Hitler lên nắm quyền ở Đức “ tức là một quốc gia mà tầm cỡ, tiềm lực kinh tế và quân sự, vị trí địa lí đă cho nó một vai tṛ quan trọng ở châu Âu, bất luận dưới một dạng thức chính quyền nào ” (tr.180). Trong điều kiện nào đảng nazi đă nắm được chính quyền ở nước Đức khủng hoảng ? Hobsbawm tóm tắt như sau : “ Điều kiện tối ưu để phái cực hữu cuồng tín thắng lợi là một bộ máy Nhà nước già cỗi, với những cơ cấu chính quyền không c̣n vận hành được nữa : quần chúng công dân chán ngán, mất phương hướng và bất măn, không c̣n biết trông cậy vào ai ; các phong trào xă hội chủ nghĩa mạnh mẽ th́ doạ dẫm, hoặc có vẻ doạ dẫm, muốn làm cách mạng xă hội mà thực ra không có đủ thế lực ; và tâm lí quốc gia chủ nghĩa bùng lên, oán hận các hoà ước 1918-1920 ” (tr.175-6).
Ở đây, cũng cần nhanh chóng gạt bỏ một số luận điểm không mấy vững chắc về chủ nghĩa phatxit :
* luận điểm thứ nhất (của chính xu hướng phatxit) nguỵ tạo ra một “ cuộc cách mạng phatxit ” vào thập niên 1930. Vẫn biết “ trong các phong trào phatxit, có những nhân tố của phong trào cách mạng, trong chừng mực là chúng đă tập hợp được những người khát khao biến đổi xă hội một cách triệt để, thường khi có cả một chiều kích khá quan trọng chống tư bản và tài phiệt ” (tr. 177). Nhưng ở Italia và Đức, hai căn cứ thực sự của nó, thử hỏi chủ nghĩa phatxit đă đạt được những thành tựu ǵ trước ngày Thế chiến bùng nổ ? ở Italia, sau khi đă làm thành luỹ chống lại các hoạt động cách mạng sau 1918, phatxit đă nhanh chóng trở thành một chính thể phục vụ quyền lợi của các giai cấp thống trị cũ. ở Đức, chủ nghĩa quốc-xă đă tiến hành “ thành công ” cuộc thanh trừng tận diệt giới thượng lưu và những cơ cấu đế chế cũ, đă thực hiện một phần cương lĩnh xă hội (chế độ nghỉ hè, phát triển thể thao, sản xuất xe hơi “ bọ rùa ” Volkswagen (“ xe nhân dân ”), và nhất là đă chấm dứt nạn thất nghiệp (14)...). “ Nhưng chế độ quốc xă thực ra là một chế độ cũ đă được cải biến và đổi mới chứ không phải là một chế độ mới lạ về cơ bản ” (tr.177).
* luận điểm thứ nh́ (của chủ nghĩa macxit Liên Xô chính thống) coi chủ nghĩa phatxit là biểu hiện của “ chủ nghĩa tư bản độc quyền ”. Có điều, như Hobsbawm nói châm biếm, “ giới đại tư bản – thật sự là đại tư bản – sẵn sàng làm ăn với bất cứ chế độ nào không t́m cách truất hữu tài sản của nó (15), và chế độ nào cũng lại làm ăn với nó (...). So với các chính thể khác, phatxit có những ưu điểm lớn [đối với giới tư bản]. Một là, nó đă tiêu diệt hay đập tan cuộc cách mạng xă hội phái tả, và trong thực tế nó làm thành luỹ chống lại cách mạng. Hai là, nó đă loại trừ các công đoàn và phá bỏ mọi sự kiềm chế trong việc quản lí nhân viên của giới chủ. Sự thật là cái nguyên tắc mà phatxit tôn vinh, “ nguyên tắc thủ lĩnh ”, cũng ăn khớp với sự ứng xử của giới chủ và cán bộ cầm đầu xí nghiệp đối với người cộng sự, chủ nghĩa phatxit chỉ mang lại cho nó một sự biện minh nặng kí mà thôi. Ba là, sự huỷ diệt phong trào công nhân đă góp phần làm cho các doanh nghiệp t́m ra lối thoát thuận lợi trong cuộc khủng hoảng ” (tr.179).
* luận điểm thứ ba (mới đây) đánh đồng phatxit và cộng sản, bỏ chung cả hai chủ nghĩa vào rọ “ toàn trị ”. ở đây chúng tôi không trở lại cuộc luận chiến này (16) mà chỉ, như Hobsbawm, tố cáo tính “ bất chính ” của sự đồng hoá này. Những tương đồng bề ngoài – ngôn từ, bộ máy, kĩ thuật cai trị – không thể nào che lấp một điều : đó là hai hệ tư tưởng đối kháng, không thể rút gọn cái nọ thành cái kia được. Trước tiên cũng cần minh xác một vấn đề từ ngữ. Là người của thế kỉ XXI, chúng ta nên phân biệt chủ nghĩa macxit-leninit (đă chết) với chủ nghĩa xă hội macxit (c̣n sống), mà trong những năm khủng hoảng, phái hữu phản dân chủ đă đánh đồng hai cái. Các giai cấp trung lưu và tư sản (là hai giai cấp đă cung cấp phần lớn người trong hàng ngũ phatxit) “ đă chọn lựa con đường chính trị theo phản xạ hoảng sợ của họ (...) Sự phản kích của phái hữu không phải chỉ nhắm phong trào bônsêvich mà chống lại tất cả các phong trào (trong đó có giai cấp công nhân có tổ chức) đe doạ trật tự xă hội hiện hữu (...). Trong một giai đoạn xă hội đảo điên, không có một đường ranh phân biệt rơ rệt [những người xă hội chủ nghĩa với] những người bôn sê vich ” (tr. 173-4). Xin khép ngoặc vấn đề danh từ.
Trở lại “ t́nh huống chính trị khác thường ” mà Eric J. Hobsbawm đă lưu ư : mặt trận liên minh giữa Liên Xô và các chế độ dân chủ phương Tây chống lại chủ nghĩa phatxit (từ 1933 đến 1945 (17) ). Trong thời ḱ chiến tranh lạnh, bộ máy tuyên truyền chống cộng gần như đă làm người ta quên hẳn một cuộc thăm ḍ dư luận Mĩ năm 1939 : được hỏi trong trường hợp có chiến tranh Xô-đức, 83 % người Mĩ trả lời là họ mong Liên Xô chiến thắng ! Thật đáng kinh ngạc nếu ta nhớ rằng đó là thời điểm kinh khủng nhất của chế độ độc tài Stalin... Phải chăng là trong cuộc chiến tranh lúc đó đang ló dạng, “ đường phân tuyến không tách bạch chủ nghĩa tư bản và cuộc cách mạng xă hội cộng sản, mà ly cách hai gia đ́nh ư thức hệ : một bên là những hậu duệ của Thế kỉ Khai sáng, của các cuộc đại cách mạng trong đó hiển nhiên có cách mạng Nga, và bên kia, [những kẻ ngạo mạn và ngỗ ngược chủ trương] một thế giới xây dựng trên sự lật đổ nền văn minh ” (tt. 97 & 204).
Phần 3
Cuộc đại khủng hoảng suưt nữa đă chôn vùi chủ nghĩa tư bản liberal (hiểu theo nghĩa của thế kỉ XIX). Thậm chí, có thể nói rằng nó đă thật sự chôn vùi chủ nghĩa tư bản liberal trong suốt nửa thế kỉ bởi v́, để có thể sống sót trong thập niên 30 và qua khỏi cuộc thế chiến thứ 2, hệ thống tư bản đă phải trải qua một cuộc biến thiên thâm sâu. đó là “ con đường thứ ba ” đă nói ở trên, một con đường khác chủ nghĩa phatxit và chủ nghĩa xôviêt, con đường mà hệ thống tư bản buộc phải đi theo để tồn tại, và nhờ đó mà “ chủ nghĩa tư bản dân chủ ” đă bước vào Thời đại Hoàng Kim của nó, một điều làm mọi người, kể cả nó, phải kinh ngạc. Cũng chính “ con đường thứ ba” này đă áp đặt nó trở thành ư thức hệ thống trị của cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI.
Cuộc “ đổi mới ” của chủ nghĩa tư bản
Tưởng cũng cần nhắc lại, tư duy liberal của thế kỉ XIX chỉ biết có một quy luật là “ quy luật thị trường ”, tóm tắt bằng câu phương châm nổi tiếng của chủ nghĩa tự do mậu dịch kiểu Anh : “ Cứ để cho qua, cứ để cho làm ”. Cho dù “ để cho qua ” là dành phần hơn cho các cường quốc và các nền kinh tế phát triển (như trong sự trao đổi bất b́nh đẳng giữa hàng hoá công nghiệp - nguyên liệu giữa chính quốc và các thuộc địa, xem phần dưới), th́ cũng chẳng sao ! đối với những người mà Hobsbawm gọi là “ các nhà thần học của thị trường ”, đó là một giáo điều, gần như một Chân lí Mặc khải, đụng vào nó, hay t́m cách điều chỉnh nó là đi vào “ con đường nô dịch ” (18). “ Cứ để cho làm ” hàm chứa nền tảng một hệ tư tưởng nhất định về xă hội và Nhà nước. Đối nghịch với quan niệm Nhà nước xă hội chủ nghĩa hay Nhà nước ban phát của chủ nghĩa xă hội dân chủ (và của chủ nghĩa tư bản cải lương), tư tưởng liberal chính thống khẳng định rằng “ về cơ bản, cuộc sống của các công dân không thuộc phạm vi của chính quyền, mà nằm trong lănh vực của các hội đoàn tư nhân, phi quan phương (tức là “ xă hội dân sự ” (19)). [Do đó, Nhà nước lí tưởng là một] Nhà nước chỉ có nhiệm vụ hoạch định những luật lệ cơ bản cho đời sống kinh tế, cho xă hội dân sự, và cung cấp nhà tù, bộ máy công an và quân đội để khắc phục những nguy cơ bên trong và bên ngoài ” (tr. 193), một quan niệm tối thiểu về Nhà nước, được những người phản bác mỉa mai gọi là “ Nhà nước gácdan ban đêm ”. Cuộc tranh luận này đến nay vẫn chưa kết thúc : không hiểu nó th́ không thể hiểu một mảng lớn trong lịch sử Hoa Ḱ (cuộc chiến tranh Nam-Bắc) và đời sống chính trị Mĩ (sự đối lập giữa hai đảng Cộng hoà và Dân chủ). Nó cũng nổi cộm trong quá tŕnh xây dựng châu Âu (liên bang thống nhất hay liên bang đa quốc : fédération/confédération ?).
Bất luận thế nào, cuộc Khủng hoảng kinh tế đă làm rung chuyển rường cột của ngôi đền chủ nghĩa liberal, làm cho người ta không tin được rằng chủ nghĩa tư bản có khả năng tự điều tiết, đó là không nói hệ thống tư bản lại vừa bị chủ nghĩa phatxit đe doạ các định chế vừa bị mô h́nh xôviết thách thức về ư thức hệ. Nó phải chọn : cải tổ hay suy vong. Và nó đă chọn con đường cải tổ. “ Về ngắn hạn, đó chẳng phải là một chương tŕnh hay chính sách cụ thể ǵ, mà là một cảm nghĩ, rằng một khi cuộc Khủng hoảng chấm dứt, phải làm thế nào không để cho nó tái diễn nữa (...). [Nhưng] không thể nghi ngờ là chủ nghĩa tư bản đă được cải tổ một cách tự giác, chủ yếu nhờ những người, ở Hoa Ḱ và Anh, đă nắm giữ vị trí quyết định trong những năm chót của cuộc chiến tranh ” (tr. 151 và 359). Trong đầu óc của đại chúng, nói tới khúc ngoặt của thập niên 1930 là nói tới chính sách New Deal của Mĩ, nói tới John Maynard Keynes (20), ít ai biết tới những biến đổi sâu sắc của chủ nghĩa tư bản. Những ai ra đời sau Thế chiến lần thứ nh́ chỉ biết chủ nghĩa tư bản dưới dạng chủ nghĩa tư bản cải lương. Tưởng cũng nên nhắc lại những khác biệt sâu sắc giữa tư bản cải lương và học thuyết liberal thế kỉ XIX. đối với giới quyền lực Anh-Mĩ sau Thế chiến lần thứ nh́, có “ bốn điều rơ ràng. Một là, bất luận thế nào cũng không thể để cho tái diễn cuộc đại hoạ kinh tế đă xảy ra giữa hai cuộc thế chiến, mà cuộc đại hoạ này chủ yếu bắt nguồn từ sự sụp đổ của hệ thống mậu dịch và tài chính toàn cầu, dẫn tới sự chia cắt thế giới thành những nền kinh tế quốc gia hay những đế chế tự cung tự cấp. Hai là, yếu tố tạo ra sự ổn định của hệ thống toàn cầu trước đây là sự bá chủ, hay chí ít, vai tṛ trung tâm của nền kinh tế Anh Quốc và đồng pound sterling (...). Ba là, cuộc đại khủng hoảng xuất phát từ sự thất bại của một thị trường cạnh tranh không giới hạn, do đó, cần phải bổ sung thị trường, hay đặt thị trường vào khuôn khổ của kế hoạch hoá công cộng và sự quản lí kinh tế. Bốn là, v́ những lí do chính trị và xă hội, không thể để cho nạn thất nghiệp tái phát tới mức đại chúng ” (tr. 359-360). Điểm thứ nh́ và hệ quả ẩn ngôn của nó – thay thế Anh bằng Mĩ, thay thế đồng pound sterling bằng đồng dollar – dĩ nhiên không được tiếp nhận một cách phấn khởi tại thủ đô các nước, ngoại trừ Washington. Ba điểm kia đều được giới cầm quyền và các nhà tư tưởng phương Tây tán đồng. “ Họ đều mong muốn đẩy mạnh sản xuất, tăng trưởng thương mại quốc tế, sử dụng nhân lực toàn bộ, công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Để đạt mục tiêu đó, nếu cần, họ đều sẵn sàng chấp nhận sự kiểm tra có hệ thống của công quyền, chấp nhận sự quản lí kinh tế hỗn hợp, thậm chí chấp nhận hợp tác với những phong trào công nhân, ngoại trừ phong trào cộng sản ” (tr. 362). C̣n các tổ chức công nhân và chính đảng phái tả không cộng sản, vốn không có một giải pháp kinh tế nào khác, đă bỏ phiếu hai tay cho chủ nghĩa tư bản cải lương mới : trừ phi là huỷ bỏ chủ nghĩa tư bản – một điều mà không ai trong họ thấy có cách làm hay thử làm – họ đă “ chấp nhận một nền kinh tế tư bản mạnh mẽ, biết tạo ra của cải để tài trợ cho các mục tiêu [cải cách xă hội] của họ. Thật sự mà nói, một chế độ tư bản cải lương, biết thừa nhận tầm quan trọng của những ước vọng thợ thuyền, xă hội dân chủ, là một chế độ hợp với khẩu vị của họ ”. Và đúng như Hobsbawm đă nhấn mạnh, “ Thời đại Hoàng kim của chủ nghĩa tư bản đă không thể nào có được nếu không có sự đồng thuận là muốn cứu sống nền kinh tế tư doanh ( “ tự do kinh doanh ” nói theo ngôn ngữ thời thượng) th́ phải cứu nó ra khỏi ṿng tay của... chính nó ” (tr. 362).
Thế mà, không những chủ nghĩa tư bản đă bảo tồn mạng sống của nó, nó c̣n lợi dụng được ba mươi năm đồng thuận để tiến hành một cuộc “ đổi mới ” (aggiornamento), thiết lập những định chế và phương thức vận hành mà ngày nay chúng ta vẫn chứng kiến. Trên quy mô hành tinh, một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa toàn cầu đă triển khai chung quanh Hoa Ḱ, mà “ từ trung ḱ của triều đại nữ hoàng Victoria đến nay, chưa có nền kinh tế nào ít gặp những trở ngại như vậy trong sự giao lưu các nhân tố sản xuất ” (tr. 365), song chúng ta không thể đánh đồng nó với chủ nghĩa tự do mậu dịch cũ, bởi v́, sau “ bài học ” của cuộc Khủng hoảng, các hiệp ước Bretton Woods năm 1944 đă thiết lập một số cơ quan kiểm soát, can thiệp và trọng tài như Ngân hàng Thế giới WB, Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, tổ chức GATT (21)... Cố nhiên các cơ quan này trên thực tế phải tuân phục quyền lợi của kẻ mạnh (chủ nghĩa tư bản chưa bao giờ biết đánh vần hai chữ vị tha), song chúng cũng đă góp phần ổn định và quy chế hoá một nền kinh tế ngày càng được toàn cầu hoá. Ở một phần dưới, chúng tôi sẽ trở lại quá tŕnh quốc tế hoá này. Ở đoạn này, chỉ xin nêu một ư : nếu như, ít nhất trong thời ḱ đầu, quá tŕnh quốc tế hoá không chấm dứt sự bất b́nh đẳng trong các trao đổi quốc tế (cho đến giữa thập niên 70, các nền kinh tế phát triển vẫn tận hưởng nguyên liệu và năng lượng với giá rẻ mạt), th́ từ đầu thập niên 70 trở đi, nó cũng tạo ra được một dạng thức phân công mới, có thể đo bằng một con số : tỉ trọng xuất khẩu sản phẩm công nghiệp của các nước Thế giới thứ ba, cho đến năm 1970 vẫn ́ ạch ở mức 5 %, th́ từ 1970 đến 1980, đă tăng gấp đôi.
Trên quy mô các quốc gia, th́ ngoại trừ một số biệt lệ (như Hồng Kông), “ những thành tựu lớn về kinh tế ở các nước tư bản sau đại chiến đều là thành tựu của những cuộc công nghiệp hoá do Nhà nước yểm trợ, chỉ dẫn, lănh đạo, thậm chí lên kế hoạch và trực tiếp quản lí ” (tr. 356). Kiểu “ kinh tế [công tư] liên hợp ” này cho phép các Nhà nước dễ dàng quản lí công cuộc hiện đại hoá (nhất là bấy giờ họ có được những lợi khí quản lí vĩ mô mới, dựa trên hạch toán quốc gia, hay là những công cụ điều tiết xă hội - kinh tế như gắn liền chỉ tiêu lương bổng với giá cả), thậm chí kế hoạch hoá cuộc hiện đại hoá như trong trường hợp nước Pháp (“ nhiệm vụ bức xúc của kế hoạch ” nói theo ngôn ngữ của chính quyền De Gaulle), Espana, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc... song chúng ta không nên quên rằng trong những năm đại chiến, nền kinh tế chiến tranh của các nước Tây phương đă làm quen với khái niệm “ management ” và sự kế hoạch hoá (22), và ngay sau đại chiến, “ hưởng ứng ” các kế hoạch 5 năm của Liên Xô, ngoại trưởng Mĩ Averell Harriman tuyên bố : “ Nhân dân nước ta không c̣n sợ những danh từ như kế hoạch hoá (...) Họ đă chấp nhận việc chính phủ cũng phải kế hoạch hoá, như là mỗi cá nhân vẫn thường làm ” (1946).
Yếu tố đă làm thay đổi các mối quan hệ kinh tế - xă hội một cách sâu sắc, chính là những biện pháp xă hội “ pḥng bệnh ” (chữ của tác giả) mà hệ thống tư bản chủ nghĩa đă buộc phải thực hiện để ngăn ngừa hậu quả (được coi là tối nguy hại) của nạn thất nghiệp đại chúng (23) : đó là việc thành lập các chế độ mới về bảo hộ xă hội. “ Chúng ta đă quá quen với sự tồn tại phổ biến của hệ thống bảo hộ xă hội rộng răi tại các nước phát triển thuộc khối tư bản chủ nghĩa công nghiệp [ngoại trừ một vài biệt lệ như Hoa Ḱ, nhưng ngay ở Hoa Ḱ cũng có những chương tŕnh tối thiểu] nên dễ quên rằng trước Đại chiến thế giới lần thứ nh́, hiếm có những Nhà nước ban phát theo nghĩa mới của cụm từ này (...). Thật ra mà nói, những cụm từ như Welfare State, Nhà nước ban phát (Etat-providence) hầu như chưa được sử dụng trước thập kỉ 40 ” (tr. 136). Hơn thế nữa, từ thập niên này sang thập niên kia, chủ trương chính trị và “ pḥng bệnh ” đó dần dà đă trở thành chính bản chất “ của các Nhà nước ban phát theo nghĩa đen của cụm từ này, nghĩa là những Nhà nước trong đó các chi tiêu về xă hội – bảo đảm thu nhập, chi phí y tế, giáo dục vân vân... – trở thành bộ phận lớn nhất trong ngân sách chi tiêu công quỹ (...). Vào cuối thập niên 70, tất cả các Nhà nước tư bản đă trở thành những “ Nhà nước ban phát”. Trong số đó, có 6 Nhà nước dành hơn 60 % ngân sách cho mục tiêu này ” (tr. 375). Các văn kiện lớn của chủ nghĩa cải lương Thời đại Hoàng kim tư bản (24) – tất cả đều được thảo ra trong nửa sau thập kỉ 50 – ít nhiều đều đă xây dựng nền tảng lư luận cho quan niệm “ đối tác xă hội ” (partenariat social, cụm từ này ra đời ở Đức) đă được quán triệt trong vận hành của các nền kinh tế phát triển : “ Đó là sự thoả thuận tay ba trên thực tế, chính quyền chủ tŕ (một cách chính thức hay không chính thức) các cuộc thương lượng giữa các “ bên đối tác xă hội ” (...). Giới chủ nhân không ngần ngại trả lương cao trong những thời ḱ dài có nhiều lợi nhuận, họ thấy rơ thuận lợi của cung cách này v́ nhờ thế, họ có thể tiên liệu và do đó, dễ hạch toán. Nhân viên được tăng lương đều đặn, được hưởng thêm những lợi ích phụ, và những dịch vụ của một Nhà nước ban phát ngày càng giàu mạnh và rộng răi. đối với chính quyền, t́nh h́nh này bảo đảm ổn định chính trị và những điều kiện quản lí có thể tiên liệu cho việc thực hiện những chính sách kinh tế vĩ mô mà ngày nay mọi Nhà nước đều thi hành ” (tr. 373).
Thời đại Hoàng kim của chủ nghĩa tư bản
Đó là diện mạo của chủ nghĩa tư bản đă được đổi mới trong những thập niên 50-60 : một cuộc hôn nhân có tính toán giữa chủ nghĩa liberal về kinh tế và chủ nghĩa dân chủ xă hội, nói khác đi, trong con mắt các nhà “ thần học ” của “ thị trường thuần tuư ”, nó là một biến tướng của chủ nghĩa xă hội. Không có ǵ bảo đảm là nó sẽ trường tồn. Bây giờ khối xă hội chủ nghĩa Liên Xô đă sụp đổ rồi, nói ra tưởng như đùa, chứ cho đến đầu thập niên 60, chủ nghĩa xă hội xôviết vẫn hiện ra như một đối thủ đáng ngại trong cuộc chạy đua sản xuất hàng tiêu dùng. Mọi người c̣n nhớ lời thách thức của Krushev trước mặt Nixon (25) giữa hai dăy tủ lạnh và máy giặt. Một thủ tướng Anh cũng phải gờm “ cái xung năng kinh tế của một quốc gia [Liên Xô] (...) chẳng mấy lúc sẽ qua mặt xă hội tư bản trong cuộc chạy đua sản xuất của cải vật chất ” (tr. 23). Thực thế, nhờ những nỗ lực vượt bậc trong thập niên 50, khối Đông Âu đă đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn Tây phương, và Liên Xô đă thành công trong việc xây dựng một nền kinh tế đứng đầu thế giới... nhưng, điều này chẳng mấy lúc mọi người sẽ nhận ra, đó là thế giới của thế kỉ XIX, của sắt thép, máy kéo, và công nghiệp nặng. “ Trong những năm 60, hiển nhiên là người dẫn đầu cuộc chạy đua không phải là chủ nghĩa xă hội, mà là chủ nghĩa tư bản ” (tr. 344).
Từ 1945 đến 1973 (năm của “ cú sốc dầu lửa ” thứ nh́), tức là trong thời ḱ mà người Pháp gọi là “ 30 năm vinh quang ” (các nước tư bản khác cũng trải qua một giai đoạn tương tự, tuy dài ngắn có thể khác nhau), các nước tư bản đă bước vào thời ḱ mà ngày nay nh́n lại, đúng là Thời đại Hoàng kim của lịch sử các nước ấy. Hobsbawm tự hỏi : “ Làm sao cắt nghĩa được sự đại thắng phi thường này, một chiến thắng bất ngờ, của một hệ thống trong mấy chục năm liên tiếp dường như đang đứng ven bờ sụp đổ ? điều cần phải lí giải, cố nhiên, không phải là việc hệ thống tư bản đă có một thời ḱ dài phát triển và phồn vinh, sau một thời ḱ dài rối loạn về kinh tế và rối loạn nhiều mặt khác (...). điều cần phải lí giải là cái quy mô và tầm cỡ to lớn khác thường của cuộc “ nổ bùng ” thế kỉ, tương ứng với quy mô và tầm cỡ của thời ḱ khủng hoảng và suy thoái trước đó ” (tr. 355).
Cuộc “ nổ bùng ” kinh tế này là một hiện tượng toàn cầu, cho dù khởi đầu nó đă mang lợi cho các nước phát triển. Vài con số để h́nh dung ra quy mô cái “ boom ” ấy : từ 1950 đến 1970, tổng sản lượng hàng hoá công nghiệp thế giới đă nhân gấp 4, và kim ngạch thương măi quốc tế về hàng công nghiệp đă nhân gấp 10. Ấn tượng hơn nữa, các nước tư bản phát triển chiếm 75 % và 80 % hai tổng số kể trên. Nông nghiệp cũng chẳng thua, không phải do tăng diện tích canh tác mà do tăng năng suất : từ 1950 đến 1980, năng suất mỗi hecta trồng trọt đă tăng hơn gấp đôi, đến mức, mặc dầu sức ép dân số toàn thế giới và sự tăng tuổi thọ, sản xuất nông nghiệp đă tăng nhanh hơn dân số toàn cầu, khiến các nước giàu gặp phải những vấn đề sản xuất dư thừa (mọi người c̣n nhớ h́nh ảnh những “ núi bơ biển sữa ” của Thị trường Chung Âu Châu)... Tất nhiên, sự bất b́nh đẳng trong phân phối lương thực trên quy mô toàn cầu đă triệt tiêu một phần ư nghĩa của những con số này, song dầu sao trong nội bộ các nước phát triển, sự “ đối tác xă hội ” và hệ quả của nó (sức mua của người dân được nâng cao), đă đưa xă hội bước vào thời ḱ “ tiêu thụ đại chúng ” và hệ quả kèm theo là sự “ dân chủ hoá thị trường ”, nghĩa là, một thị trường đại chúng, cung cấp những mặt hàng trước đây được coi là xa xỉ phẩm, là vật phẩm cao cấp : “ Cái trước đây là xa xỉ nay trở thành chuẩn mực về tiện nghi trong tầm tay, ít nhất tại những nước giàu : tủ lạnh, máy giặt, điện thoại [rồi TV, đầu máy hi-fi, và du lịch đại chúng] (...). Từ nay, người dân b́nh thường ở các nước phát triển có thể sống một cuộc sống mà thời cha mẹ của họ, chỉ có nhà giàu mới được hưởng – cố nhiên, cơ khí hoá đă thay thế người ở trong nhà ” (tr. 350).
Gần như chắc chắn : chính sự tiêu thụ đại chúng ( một kết quả “tích cực” của các cuộc cải tổ cơ cấu ) đă cung cấp cho chủ nghĩa tư bản một trong những động cơ chủ yếu để nó bành trướng. Nhưng vẫn con một điều cần được “ lí giải ”, đó là cái khả năng phi thường của một hệ thống trong việc cải biến mọi tiến bộ khoa học, kĩ thuật, văn hoá thành những canh tân trong lănh vực sản xuất và tiêu thụ. Chẳng hạn, “ điều nổi bật hơn cả trong giai đoạn này [“ 30 năm vinh quang ”] là sự kiện cuộc cách mạng kĩ thuật đă nuôi dưỡng động lực kinh tế đến độ nào. Không những nó đă cải tiến chất lượng và nhân số lượng các sản phẩm cũ, nó c̣n đa dạng hoá những sản phẩm mới, kể cả những sản phẩm mà trước đại chiến, hầu như không ai có thể mường tượng ” (tr. 350). Các hợp chất dẻo, sợi tổng hợp, máy điện tử, dược phẩm mới... Người viết bài này đă có ư liệt kê thành danh sách, nhưng cuối cùng đă bỏ cuộc khi thấy rằng có thể ra đường hỏi bất cứ ai, người ấy cũng có thể kể thêm một vài thứ. “ Cách mạng công nghệ học đă ăn sâu vào ư thức người tiêu dùng tới mức trong nghề quảng cáo, cái “ mới ” trở thành lí lẽ chủ yếu để khuyến măi ”. Tại sao sự “ canh tân ” lại không “ lên men ” trong kinh tế các nước xă hội chủ nghĩa ? Chỉ xin nêu hai nhận xét thay v́ đi vào thực chất vấn đề :
* thứ nhất, công nghệ sử dụng càng phức tạp bao nhiêu th́ quá tŕnh đi từ phát minh hay phát kiến tới sản xuất càng nhiêu khê và đắt bấy nhiêu. “ Nghiên cứu và Phát triển (R&D) đă trở thành yếu tố trung tâm của tăng trưởng kinh tế, nên v́ vậy, lợi thế vốn rất lớn của các “ nền kinh tế thị trường phát triển ” so với các nền kinh tế khác càng được củng cố ” (tr. 352).
* thứ nh́, “ đa phần các công nghệ mới là những công nghệ đ̣i hỏi vốn tập trung cao, dẫn tới hậu quả là tiết kiệm, thậm chí thay thế, nhân lực (ngoại trừ số nhà khoa học và chuyên viên kĩ thuật cao). đặc trưng lớn của Thời đại Hoàng kim là không ngừng đ̣i hỏi đầu tư nặng, c̣n con người th́ ngày càng trở nên vô ích, trừ khía cạnh nưgời tiêu thụ ” (tr. 353).
Ít nhất đó là hai khác biệt cơ bản giữa kinh tế thế kỉ XIX và kinh tế thế kỉ XX.
Đối với nhà sử học, to lớn và nhanh lẹ hơn cả những biến đổi kĩ thuật, là những biến đổi về mặt xă hội. Chỉ xin ghi lại ở đây những biến thiên xă hội học, trong ṿng 30 năm, đă xáo trộn xă hội các nước phát triển, tới mức không một sơ đồ kinh điển nào – kể cả sơ đồ mà Marx đă vạch ra – c̣n ăn khớp với thực tại mới :
– đầu tiên là giai cấp nông dân hầu như đă diệt vong : năm 1980, số nông dân ở mọi nước Tây phương đều ở dưới mức 10 % mặc dầu sản xuất nông nghiệp vẫn tăng đều.
– sau nữa là sự bành trướng các ngành nghề cần tŕnh độ trung học và đại học. Thí dụ về đại học : trước Thế chiến II, tất cả các nước phát triển (đức, Pháp, Anh) chỉ có 0,1 % sinh viên. Năm 1980, số sinh viên lên tới hơn 2,5 % tổng số dân, và 20 % lứa tuổi 20-24. Sự biến đổi này có tính chất toàn cầu : trong thập niên 70, số trường đại học trên thế giới đă tăng gấp đôi. Hobsbawm giải thích : “ Đối với các nhà hoạch định kế hoạch cũng như đối với các chính quyền, hiển nhiên là nền kinh tế hiện đại đ̣i hỏi thêm số người quản lí, thày giáo và kĩ thuật viên rất nhiều so với quá khứ ” (tr. 390).
– cuối cùng, sự biến đổi của giai cấp vô sản : trái với một thành kiến khá phổ biến, không có sự giảm sút chung về số lượng (ngoại trừ trường hợp nước Mĩ, ở các nước tư bản phát triển, trong suốt Thời ḱ Hoàng kim, giai cấp công nhân công nghiệp không bao giờ thấp hơn 1/3 dân số ở trong tuổi lao động, tr. 397), nhưng có những biến chuyển nội bộ đi đôi với quá tŕnh sản xuất. Nói đại để, số công nhân “ mặt đen ” (tượng trưng cho công nghiệp cũ) trở thành ít hơn số công nhân “ cổ cồn xanh ”, và số này trở thành ít hơn số công nhân có bằng. Thêm vào đó, các ngành công nghiệp mới khác lạ tới mức không thể không nổ ra một cuộc khủng hoảng “ căn cước ”, khủng hoảng về ư thức “ ta là ai ? ”. “ Không có khủng hoảng của giai cấp công nhân, mà có cuộc khủng hoảng về ư thức giai cấp. Vào cuối thế kỉ XIX, ở các nước phát triển, nhiều tầng lớp dân chúng khác nhau, rất không đồng nhất như nhau, đă mưu sinh bằng cách bán lao động tay chân của ḿnh đổi lấy đồng lương, đă dần dà tự nh́n ḿnh như họp chung lại thành một giai cấp công nhân duy nhất : đó là yếu tố quan trong nhất xác định vị trí của họ trong xă hội (...) Trong các thập niên của Thời ḱ Hoàng kim, gần như tất cả các thành phần [của giai cấp công nhân] đều bị tiêu hao. Sự trùng hợp của các yếu tố : sự phát triển suốt một thế kỉ, t́nh trạng tận dụng nhân lực, xă hội tiêu thụ đại chúng ; ba yếu tố ấy hợp lại đă làm đảo lộn cuộc sống của các giới thợ thuyền các nước phát triển ” (tr. 403).
Nói rơ hơn : giai cấp “ vô sản ” ở các nước công nghiệp, thành phần mà các nhà cách mạng chuyên nghiệp hay những thanh niên say sưa nhiệt huyết của phong trào tháng 5-1968 trông cậy vào để “ đấu tranh này là trận cuối cùng ” đă hoà tan vào sự phồn vinh của Thời đại Hoàng kim mất rồi. Hobsbawm có lí khi ông khẳng định, với đôi chút khiêu khích, rằng đối với các nhà sử học tương lai, cuộc đụng đầu giữa “ chủ nghĩa tư bản ” và “ chủ nghĩa xă hội ” rồi ra sẽ không quan trọng bằng “ quy mô và tác động phi thường của những biến đổi về kinh tế, xă hội và văn hoá [của Thời ḱ Hoàng kim], đó là những biến đổi to lớn nhất, nhanh chóng nhất và cơ bản nhất của toàn bộ Lịch sử, (...) đó là cuộc cách mạng sâu sắc nhất của xă hội loài người từ thời ḱ đồ đá đến nay ” (tr. 28 và 38).
Phần 4
Trước khi bước vào giai đoạn kết thúc của Thế kỉ ngắn XX, bạn đọc chắc đă nhận thấy : trong ba phần trước, chỉ thấy Lịch sử của một phần nhân loại, một thứ lịch sử “ dĩ Âu vi trung ”, bỏ ra ngoài lề 3/4 loài người sống ở các nước thuộc 3 châu lục (á, Phi, Nam Mĩ) mà người ta thường gọi một cách chung chung là “ thế giới thứ ba ”. Nguyên thuỷ, cụm từ này có một nội dung chính trị cụ thể (và hẹp), tương ứng với một giai đoạn lịch sử chính xác (phong trào của các nước “ không liên kết ” của thập kỉ 50), nhưng trong tâm tưởng của đông đảo công chúng, “ thế giới thứ ba ” đă đồng nhất với hai đặc điểm của lịch sử các nước này từ đầu thế kỉ XX : cuộc đấu tranh giành độc lập và giải quyết t́nh trạng chậm tiến.
“ Thế giới thứ ba ” : một lịch sử dẫn xuất
Dành cho Thế giới thứ ba một phần nhỏ nhoi như vậy trong cuốn sách, tất nhiên, là sự chọn lựa cố ư của E. J. Hobsbawm. độc giả của Diễn Đàn có thể thắc mắc là cuộc chiến tranh Việt Nam (kéo dài 30 năm, 2 triệu người chết) chỉ được tác giả viết vỏn vẹn 10 ḍng, toàn văn như sau : “ Người Pháp, được sự ủng hộ của người Anh, rồi người Mĩ, đă tiến hành một cuộc chiến tranh tuyệt vọng nhằm tái chinh phục và duy tŕ một nước (Việt Nam) chống lại cuộc cách mạng trên đà thắng lợi. Bại trận, năm 1954 họ phải rút đi, nhưng Hoa Ḱ đă ngăn cản sự thống nhất quốc gia để duy tŕ một chế độ chư hầu ở miền Nam. Khi chế độ này sắp sụp đổ tới nơi th́ Hoa Ḱ lao ḿnh vào một cuộc chiến tranh kéo dài 10 năm ở Việt Nam. Cuối cùng bị thua, năm 1975 họ phải rút đi sau khi đă ném thả trên đất nước đau thương này một khối lượng chất nổ lớn hơn cả số bom đạn trên toàn thế giới trong cuộc đại chiến lần thứ nh́ ” (tr. 287).
Nhưng sự chọn lựa của tác giả – thu nhỏ phần nói về Thế giới thứ ba trong lịch sử thế kỉ XX – cũng dễ hiểu nếu suy xét về mặt quyền lực. Hobsbawm giải thích một cách sáng suốt : “ Trong thế kỉ XIX, một nhúm nước – chủ yếu là những nước ở ven bờ bắc đại Tây Dương – đă chinh phục phần đất c̣n lại ở các khu vực ngoài châu âu một cách quá dễ dàng như trở bàn tay (...) Các quốc gia Tây phương c̣n chiếm ưu thế hiển nhiên hơn nữa nhờ hệ thống kinh tế và xă hội, tổ chức và công nghệ học. Chủ nghĩa tư bản và xă hội tư sản đă biến đổi và cầm đầu thế giới. Họ đă đề ra một mô h́nh – cho đến năm 1917, đó là mô h́nh duy nhất – cho tất cả những ai không muốn bị đè bẹp dưới cỗ xe của Lịch sử. Sau 1917, chủ nghĩa cộng sản đề ra một mô h́nh khác : nhưng xét cho cùng, cũng một kiểu, khác chăng là mô h́nh này không cần tới tư doanh và các định chế liberal. Cho nên, lịch sử thế kỉ XX của thế giới phi Tây phương chủ yếu bị quy định bởi các mối quan hệ của nó với những cường quốc đă trở thành bá chủ hoàn cầu từ thế kỉ XIX. Trong chừng mực đó, lịch sử của Thế kỉ ngắn XX bị bóp méo về mặt địa lí, sử gia muốn viết lịch sử Thế kỉ XX nhất thiết phải tập trung vào động năng của sự biến đổi thế giới [chúng tôi in đậm]. Điều đó không có nghĩa là người viết sử chia sẻ tinh thần tự cao trịch thượng, quan niệm dĩ Âu (Mĩ) vi trung, thậm chí ḱ thị chủng tộc, và sự tự măn hoàn toàn vô lối, vẫn c̣n khá phổ biến ở các nước Tây phương (...). Song sự thật là, trong Thế kỉ ngắn XX, động lực của đại bộ phận lịch sử [của thế giới thứ ba] là một động lực dẫn xuất (dérivé), không phải là động lực căn nguyên (original). Chủ yếu, đó là những nỗ lực của những thành phần ưu tú trong các xă hội [thuộc địa, nửa thuộc địa hoặc lệ thuộc] nhằm sao chép mô h́nh mà phương Tây là người khai phá : mô h́nh này, dưới dạng tư bản chủ nghĩa hay xă hội chủ nghĩa, trước hết được coi như khuôn mẫu của những xă hội tạo ra tiến bộ, giàu mạnh và văn hoá nhờ sự “ phát triển ” kinh tế và khoa học kĩ thuật. Gọi nó là “ tây phương hoá ” hay “ hiện đại hoá ” hay ǵ ǵ đi nữa, nó là mô h́nh khả thi duy nhất ” (tr. 266).
Sự phân tích này xem như rất xác đáng cho hai phần ba đầu thế kỉ của lịch sử thế giới thứ ba (giai đoạn đấu tranh giải phóng, xem phần dưới), liệu có c̣n giá trị cho phần ba cuối của thế kỉ nữa chăng ? Với sự xuất hiện của cả trăm quốc gia độc lập mới (85 % dân số toàn cầu), và trong số ấy, trỗi lên những cường quốc công nghiệp, thương nghiệp hay tài chính mới (Brasil, các nước “ rồng ”, “ cọp ” châu Á, và ngay cả Trung Quốc, mà người ta vẫn báo hiệu sự “ thức tỉnh ” vị lai) ; với sự tŕ trệ “ mạt kỉ ” của các nền kinh tế và các xă hội Tây phương, một số nhà tương lai học đă không ngần ngại tiên đoán “ quả lắc sẽ quay sang bên kia ” (26). Hobsbawm nhận xét, dù cho “ những cường quốc lớn năm 1914, tất cả đều là những nước Âu Châu, đă biến mất (...) hoặc đă xuống cấp, chỉ c̣n ở tầm cỡ khu vực, thậm chí tỉnh lẻ (...), song sự đổi thay này có ư nghĩa ǵ lớn chăng, ngoại trừ đối với các nhà sử học chính trị ? Có lẽ là không, v́ nó chỉ phản ánh những biến chuyển thứ yếu trong cục diện kinh tế, trí tuệ và văn hoá thế giới. [Nếu ta coi] Hoa Ḱ là sự triển khai hải ngoại của châu Âu, gắn liền với Cựu Thế giới dưới ngọn cờ chung “ văn minh Tây phương ” (...), th́ đứng về toàn cục mà nói, các nước công nghiệp hoá từ thế kỉ XIX vẫn duy tŕ tập trung tài nguyên, quyền lực kinh tế, khoa học và kĩ thuật của thế giới, dân chúng các nước này vẫn có mức sống cao hơn hẳn đồng loại. Vào cuối thế kỉ, điều này vẫn hoàn toàn nghiệm đúng, mặc dầu các nước ấy đă phi công nghiệp hoá và di chuyển sản xuất sang các lục địa khác. Trong chừng mực ấy, ấn tượng về một thế giới “ Tây phương ”, “ Âu Mĩ ” đang thoái trào, đi xuống, là một ấn tượng hời hợt ” (tr. 36).
Chẳng lẽ các con “ rồng ” chỉ là những con thằn lằn ? Sau cuộc khủng hoảng châu Á năm 1997 – và bước sang thế kỉ mới, t́nh trạng tŕ trệ vẫn kéo dài – nhiều nhà b́nh luận, hôm qua c̣n ca ngợi hết lời, hôm nay hốt hoảng trước sự “ dễ vỡ ”, trước t́nh trạng “ latinh hoá ” của khu vực Đông Nam Á “ trong một thời gian dài c̣n lẽo đẽo chạy theo sau ” (27). Sự bi quan quá mức của ngày hôm nay cũng lố bịch như sự lạc quan quá mức của ngày hôm qua. Thế kỉ XXI có phải là thế kỉ của “ rồng ” và “ cọp ” không, điều đó chỉ tương lai mới có thể trả lời. Đó là một khả năng, song c̣n xa mới là điều chắc chắn
Từ các đế chế đến Thế giới thứ ba
Ta hăy rời tương lai học để trở về với lịch sử. Đối với đa phần các nước thuộc thế giới thứ ba, lịch sử giai đoạn đầu của thế kỉ XX là lịch sử của quá tŕnh giải thực. Trước thế chiến 1914, hầu hết các khu vực châu Á, châu Phi và vùng đảo Caraïbes ở trong t́nh trạng lệ thuộc, nghĩa là nằm dưới sự chiếm hữu, cai quản hay chỉ huy của một nhúm Nhà nước thuộc bắc bán cầu. Đó cũng là số phận của cả những nước độc lập về danh nghĩa như Trung Quốc – người ngoại quốc được hưởng pháp quyền trị ngoại (droits extra-territoriaux) và trên thực tế đă kiểm soát một số chức năng chủ yếu của Nhà nước – hoặc các nước châu Mĩ Latinh bị Hoa Ḱ coi là cái “ sân sau ” (học thuyết Monroe). Chiến tranh thế giới lần thứ nhất đă lay chuyển dinh cơ của chủ nghĩa thực dân khi nó phá vỡ hai đế chế (Đế chế Đức và Đế chế Ottoman, bị Anh và Pháp dùng quy chế “ uỷ thác ” để tước đoạt và chia nhau các thuộc địa (28) ) và “ bỏ vào trong ngoặc đơn ” đế chế thứ ba là Đế chế Nga. Song các đế chế c̣n tồn tại, bề ngoài trông như được củng cố, nhưng bên trong đă bị chấn thương : các cuộc biến loạn đă liên tiếp xảy ra ở các thuộc địa Anh giữa hai cuộc đại chiến (Ireland, Trung đông, và nhất là ấn độ, nếu không có Gandhi chủ trương ôn hoà th́ đă nổ ra nội chiến). Sở dĩ hệ thống thuộc địa c̣n mua thêm được thời gian là v́ cuộc đấu tranh chống thực dân do những phần tử ưu tú thiểu số lănh đạo rất ít khi động viên được đông đảo quần chúng – quần chúng chỉ tham gia khi chính quyền thực dân đàn áp tới mức quá bỉ ổi (ví dụ như cuộc tàn sát ở Amritsar (29) ), khi sự ḱ thị chủng tộc của thực dân đă tạo ra sự liên đới giữa mọi tầng lớp dân chúng, khi những lănh tụ có uy tín (như Gandhi) biết vận dụng tinh thần dân tộc và kết hợp được truyền thống với hiện đại... Cuộc đấu tranh chuyển sang một qui mô khác với cuộc đại khủng hoảng 1929-1933 làm rúng chuyển thế giới thuộc địa : đây là lần đầu tiên nổ ra mâu thuẫn lớn giữa quyền lợi kinh tế của thuộc địa và của chính quốc, giúp cho các tổ chức chống thực dân tạo ra cơ sở vận động quần chúng về mặt chính trị. Lấy trường hợp đế chế Anh giữa hai cuộc thế chiến làm ví dụ, Hobsbawm nhận xét : “ chưa bao giờ nước Anh kiểm soát (một cách chính thức hay không chính thức) được một bộ phận lớn rộng như vậy trên địa cầu, nhưng cũng chưa bao giờ các nhà lănh đạo Anh lại cảm thấy không chắc có khả năng duy tŕ ưu quyền đế quốc của họ đến mức ấy ” (tr. 280). Song ông cũng viết : “ tuy sự kết liễu chế độ thuộc địa là một khả năng, nhưng đến năm 1939, khả năng ấy xem ra chưa thực sự gần kề. Cuộc thế chiến lần thứ hai đă làm biến đổi hẳn t́nh h́nh ấy. Đại chiến lần thứ hai hiển nhiên là một cuộc chiến tranh phản đế (mặc dầu nó c̣n có một kích thước lớn hơn thế rất nhiều) và, cho đến năm 1943, các đế quốc thực dân lớn nằm trong phe thua trận (...). Sự kiện người da trắng và Nhà nước của họ có thể bị chiến bại một cách nhục nhă và thảm hại là một đ̣n chí tử đánh vào chế độ thực dân ” (tr.285-286). Đại chiến đang tiếp diễn, vào đúng năm 1942, Ấn độ, thuộc địa trung tâm của đế quốc Anh, bị lay chuyển bởi cao trào đấu tranh Quit India. Cùng chẳng đă, và cũng phải nói : biết rút kinh nghiệm, người Anh nói chung đành chấp nhận công cuộc giải thực. Khốn nỗi, sau năm 1945, các đế chế khác – Hà Lan và nhất là Pháp – lại dùng quân sự để giữ chặt thuộc địa, gây ra ở Việt Nam, Algé-rie... những cuộc chiến tranh giải phóng trường ḱ, tàn khốc, tốn kém với biết bao thảm hoạ cho các dân tộc.
Ngoại trừ Đông Dương, cuộc giải thực ở châu Á đă hoàn thành vào đầu thập kỉ 50. Năm 1956, cuộc viễn chinh ở kênh đào Suez thất bại, kết thúc “ thời ḱ Anh ở Trung Đông ” (tức là chấm dứt bá quyền của đế quốc Anh đă được thiết lập ở vùng này từ năm 1918). đầu thập niên 60, cuộc giải thực ở châu Phi – đổ máu hay dưới dạng “ pḥng ngừa ” – cũng kết thúc, trừ một vài “ vùng lơm ” của cái mà Hobsbawm gọi là “ chủ nghĩa thực dân h́nh thức ” : Angola thuộc Portugal, Nam Rhodesia (ly khai), Nam Phi (phải đến cuối thế kỉ, chế độ apartheid mới bị đập tan), và có lẽ phải kể Israel nữa (30). Thế là “ thời đại đế chế đă chấm dứt. Chưa đầy ba phần tư thế kỉ trước đó, nó trông như c̣n vững như bàn thạch ” (tr. 293).
Thay thế các đế chế bằng cái ǵ ? “ Không có ǵ đáng ngạc nhiên là việc mấy chục nước hậu thuộc địa ra đời sau Đại chiến thế giới lần thứ hai, cũng như phần lớn các nước châu Mĩ Latinh là những nước đă thuộc lănh vực của thế giới đế chế và công nghiệp cũ, đă nhanh chóng tập hợp lại dưới danh nghĩa “ thế giới thứ ba ” : cụm từ này dường như được tân tạo vào năm 1952, để đối lập với “ thế giới thứ nhất ” của các nước tư bản phát triển và “ thế giới thứ hai ” của các nước cộng sản (...). Sự chọn lựa này không phải là không có căn cơ trong chừng mực tất cả các nước này đều là những nước nghèo, nước nào cũng bị lệ thuộc, chính phủ nước nào cũng muốn “ phát triển ”, và sau Thời ḱ đại tŕ trệ, sau Đại chiến thế giới lần thứ hai, không một chính phủ nào lại tin được rằng thị trường tư bản hay sáng kiến tự phát của mỗi nước có thể giúp họ đạt được mục tiêu phát triển. Thêm nữa (...), tất cả những ai có một chút tự do hành động đều không muốn gia nhập một trong hai khối liên kết, họ đều muốn lánh xa một cuộc Đại chiến thế giới lần thứ ba mà ai cũng sợ sẽ xảy ra ” (tr. 466). Thế là phong trào các nước “ không liên kết ” đă chính thức ra đời năm 1955 tại hội nghị Bandung (Indonesia), tức là vào lúc mà quá tŕnh giải thực ở châu Á (trừ ba nước Đông Dương) đă hoàn tất. Người sáng lập và nhân vật chủ chốt của phong trào là những nhà cách mạng chống thực dân lăo thành (Nehru, Sukarno, Nasser), mỗi người đều có xu hướng xă hội chủ nghĩa theo cách của ḿnh, do đó, mặc dầu về mặt danh nghĩa họ là “không liên kết”, thiện cảm đẩy họ lại gần Liên Xô, hay đúng hơn, làm cho họ xa dần Hoa Ḱ từ buổi đầu chiến tranh lạnh đă trở thành hậu thuẫn của những chế độ bảo thủ tồi tệ nhất thế giới. Phải nói, năm 1959 (sau ngày cách mạng Cuba thành công), khi nhóm “ không liên kết ” (đầu tiên chủ yếu là á phi) trở thành một tổ chức ba lục địa, th́ các nước hội viên châu Mĩ Latinh là những nước ít chịu nổi “ Big Brother ” Hoa Ḱ (điều này cũng dễ hiểu). Tuy nhiên, các nước “ không liên kết ” không hề muốn đứng vào bên nào trong cuộc đụng độ toàn cầu giữa hai siêu cường, v́ họ biết rằng trong một cuộc giao tranh như vậy, họ sẽ ở tuyến đầu (Triều Tiên, Việt Nam, Cuba).
Trong hai thập niên, “ chủ nghĩa thế giới thứ ba ” rất thịnh hành, không những ở các nước chậm phát triển, mà ở cả “ thế giới thứ nhất ”, với những phong trào ủng hộ khá ngoạn mục (nhất là ở các nước Bắc Âu như Thuỵ điển), và ngoạn mục không kém là sự hấp dẫn của nó đối với phong trào thanh niên phản kháng (chân dung của Che được in trên ngực áo T-shirts, khẩu hiệu Ho Ho Ho Chi Minh được hô vang trong mọi cuộc biểu t́nh), và có lẽ tới cả xu hướng cực đoan và cực ḱ phi lí của những nhóm thiểu số sinh viên (sau cao trào 1968) đă tiến hành các hoạt động khủng bố thành thị (Lữ đoàn Đỏ ở Italia, Phân bộ Hồng quân ở Đức, Hành động Trực diện ở Pháp...). Điều nghịch lí là ở thời điểm đó (đầu thập kỉ 70), khái niệm thế giới thứ ba không c̣n cơ sở thực tiễn nào nữa : sự phát triển kinh tế đă làm nổ tung huyền thoại về một thế giới thứ ba thuần nhất. Giữa những nước xuất khẩu dầu mỏ trong tổ chức OPEP, ngồi mát hốt bạc (với sự đồng loă của các đại công ti dầu khí : 1973 là năm cú “ sốc ” dầu mỏ thứ nh́) ; các NPI (các nước mới công nghiệp hoá) một chân c̣n ở thế giới thứ ba, chân kia đă bước sang thế giới thứ nhất, sau quá tŕnh phát triển với nhịp độ tăng trưởng chưa từng thấy trong lịch sử (bốn con “ rồng ” châu Á Thái B́nh Dương, và cả Ấn độ, Brasil, Mexico...) ; và ở phía dưới cùng của bậc thang, các nước gọi là “ đang phát triển ”, một cụm từ mĩ miều do các tổ chức quốc tế tạo ra để chỉ định tập hợp 3 tỉ người (đa số ở châu Phi) sống ở những nước nghèo, càng nghèo lại càng tụt hậu..., giữa các nước kể trên, có c̣n ǵ là tương đồng, là mẫu số chung nữa không ? Hầu như không. Bằng chứng là cuộc xâm lăng thậm vô lí của Irak ở Koweit năm 1989.
Hiện đại và chủ nghĩa truyền thống
Ta hăy trở lại quá khứ để nhận ra những tuyến lực xuyên suốt lịch sử thế giới thứ ba trong Thế kỉ ngắn XX, từ cuộc giải thực đến giai đoạn phát triển (hay... không phát triển), một ḍng lịch sử đầy gập ghềnh, hỗn loạn. Từ năm 1945, “ thế giới thuộc địa đă biến đổi toàn diện, trở thành một loạt những quốc gia về mặt danh nghĩa có đầy đủ chủ quyền, thành thử sau đó, người ta ngỡ rằng đây là một hiện tượng tất yếu : hơn thế nữa, người ta ngỡ rằng dân chúng các nước thuộc địa đó đă mong muốn như vậy ” (tr. 275). Thực tiễn phức tạp hơn nhiều lắm. “ Khát vọng giải phóng chắc chắn đă tồn tại ở các nước đă có lịch sử lâu đời, có truyền thống tổ chức chính trị : đó là trường hợp các đế chế lớn ở châu Á (Trung Quốc, Ba Tư, Ottoman) nhất là khi các thực thể chính trị ấy được xây dựng trên nền tảng của một Nhà nước - dân tộc [như nhà Hán ở Trung Quốc, hay đạo Islam chiite] (...). Nhưng phổ biến nhất là trường hợp dân chúng hoàn toàn không có ư thức ǵ về một thực thể chính trị lănh thổ thường trực, với những biên giới quốc gia cố định, đặt dưới sự cai quản của một chính quyền thường trực duy nhất (tóm lại, ư thức về một quốc gia độc lập, có chủ quyền), hay ít nhất của một chính quyền cấp cao hơn là thôn làng [đó là trường hợp châu Phi và một số vùng Trung đông] ” (tr. 275). Đó là một trong những nguyên nhân gây ra t́nh trạng không ổn định ở thế giới hậu thuộc địa, mọi cuộc xung đột có tính chất khu vực (như cuộc diệt chủng ở Rwanda và cuộc chiến tranh vùng Đại Hồ) đều nhằm “ thanh toán ” những vấn đề đường biên giới do đế quốc vạch ra. Cũng v́ thế mà trong thời ḱ đầu của các cuộc đấu tranh chống thực dân, “ nhiệm vụ lớn của các phong trào dân tộc chủ nghĩa [nói chung là của các tầng lớp thiểu số tư sản] là tập hợp được đông đảo quần chúng gắn bó với truyền thống và chống lại những ǵ là hiện đại, mà lại không tác động tới những dự án hiện đại hoá của họ ” (tr. 276). Điển h́nh là Gandhi (1869-1948), “ là người đă thành công trong việc huy động hàng chục triệu người ở các làng thôn và khu chợ bazar Ấn độ qua cùng một lời kêu gọi nhắm vào tinh thần dân tộc và tâm linh Hindu, đồng thời lại tranh thủ được sự đồng t́nh của những người chủ trương canh tân [trong một ư nghĩa nào nó, Gandhi cũng là một người canh tân v́ ông phủ nhận chế độ đẳng cấp] ” (tr. 276). Song cuối cùng Gandhi đă thất bại : người ám sát Gandhi là một người theo phái Tilak (31), c̣n nước Ấn Độ độc lập sẽ đặt dưới quyền của đảng Quốc Đại, là những người “ không màng tưởng ǵ sự hồi sinh của nước Ấn độ xưa kia ”, họ “ không hề thiện cảm hay cảm thông ǵ [với những người chủ trương trở về truyền thống], chỉ chú mục vào phương Tây, bị tiến bộ của phương Tây quyến rũ mạnh mẽ ” (Nehru, 1936).
Như vậy là khởi đầu cuộc đấu tranh giải phóng, ở Ấn độ, ở Trung Quốc hay ở Trung Đông, đâu đâu cũng một cung cách : một nhóm nhỏ những người chủ trương canh tân, không phải là đạo sĩ, t́m cách tranh thủ quần chúng vốn thù ghét thực dân nhưng cũng chẳng ưa ǵ giới tư sản thượng lưu tin tưởng rằng canh tân là cần thiết. Việc giới tư sản thượng lưu lănh đạo cuộc đấu tranh là một hiện tượng kinh điển, v́ tại các nước bị trị, “ hầu như không có những định chế chính trị dân chủ, chỉ có một tầng lớp rất nhỏ mới có đủ tri thức và được đào tạo, hoặc là có những căn bản sơ yếu nhất mà thôi (32) ” (tr. 268).
Câu hỏi thú vị đặt ra là tại sao giới lănh đạo lại chọn lựa chủ trương canh tân để gặp khó khăn trong việc vận động quần chúng như vậy. Một sự lựa chọn không tự nhiên chút nào. Tự nhiên hơn và dễ dàng hơn, lẽ ra là dựa vào truyền thống (tiếng Pháp hiện hành dùng chữ fondamentalisme) hay tôn giáo (chủ nghĩa toàn thống, intégrisme). Thật thế, điểm lại lịch sử, dù sơ lược, cũng thấy “ không có một phong trào giải phóng thành công ở thế giới lạc hậu trước thập niên 70 lại bắt nguồn hay cảm hứng từ một hệ tư tưởng truyền thống hoặc tân truyền thống. Phải đợi đến những thập niên cuối cùng của thế kỉ XX mới thấy trỗi dậy chủ nghĩa truyền thống, mới chứng kiến cảnh tượng ḱ quặc là một số trí thức say mê những cái mà cha ông của họ, có văn hoá, sẽ gọi là mê tín hoặc man rợ ” (tr. 268). Thế hệ cách mạng đầu tiên, rút kinh nghiệm thất bại của các cuộc nổi dậy của nông dân, nhận định rằng canh tân là bảo đảm cho đấu tranh hiệu quả (33), họ chọn sự canh tân v́ hiệu quả chứ không phải từ những suy tính về đạo đức : “ Về mặt hệ thống đạo đức mà nói, với những quan niệm về chỗ đứng của con người trong thế gian, nhận chân ra bản chất và quy mô sự huỷ diệt do “ phát triển ” và “ tiến bộ ” đă gây ra, th́ các hệ tư tưởng và hệ giá trị tiền tư bản hay phi tư bản thường hơn hẳn những tín điều mà tàu chiến, thương nhân, các nhà truyền giáo và viên chức thực dân đă đem lại. [Nhưng khi các hệ tư tưởng đó] đi ngược lại quá tŕnh phát triển trong thực tiễn, chứ không phải chỉ trên mặt lí thuyết, th́ thất bại và thua trận là cái chắc. Dùng phù phép để bẻ cong đường bay của đạn đại liên th́ dù tin tưởng mạnh mẽ và thành khẩn tới đâu, cũng ít khi thành công. Điện thoại và điện tín dầu sao cũng là những phương tiện thông tin hiệu quả hơn khả năng thần giao cách cảm ” (tr. 267).
Tóm lại, bất luận các nhà cách mạng đă làm nên lịch sử thế giới thứ ba đă đeo đuổi những mục tiêu tự giác hay không tự giác như thế nào, th́ quá tŕnh canh tân (theo mô h́nh phương tây) đă mang lại những phương tiện cần thiết để đạt mục tiêu đó : hệ tư tưởng, cương lĩnh chính trị, phương pháp sinh hoạt công cộng (báo chí, hội họp, tuyên truyền, vận động quần chúng), tổ chức chính đảng (chính đảng tư sản như đảng Quốc Đại Ấn Độ hay Trung Hoa Quốc Dân đảng, hoặc đảng cộng sản nửa bí mật tổ chức theo mô h́nh bôn sê vich (34))... Tương tự, sau ngày độc lập, phần lớn các nước thuộc địa cũ đều tổ chức, hoặc bị ép tổ chức theo các hệ thống kinh tế - chính trị rập khuôn của chính quốc cũ. Số nhỏ c̣n lại (nói chung, xuất phát từ phong trào cách mạng xă hội hoặc cuộc chiến tranh giải phóng trường ḱ) th́ chọn mô h́nh xô viêt. Thành ra, về mặt lí thuyết, toàn bộ thế giới thứ ba đều theo chế độ “ dân chủ ” (nghĩa là có những nước “ dân chủ ” hơn những nước khác, v́ nhiều nước bệ mô h́nh Tây phương lên cái nền cũ là dạng thức quyền lực thị tộc, vi phiệt (35) hay Khổng giáo). điều cần nhấn mạnh là tất cả đều là những cơ cấu “ nhập khẩu ”, nên Hobsbawm mới nói rằng lịch sử thế giới thứ ba “ dẫn xuất ” (dé- rive) từ lịch sử của hai thế giới kia.
Trở lại lịch sử cuộc giải thực và cuộc khủng hoảng 1929-1933. Như đă nói ở phần trên, chính cuộc khủng hoảng kinh tế đă thúc đẩy quần chúng thuộc địa tham gia cuộc đấu tranh chống thực dân. Sự thúc đẩy này gần như có tính chất của một định luật cơ học. Thật vậy, vào cuối Thời đại các đế chế, nền kinh tế tư bản thế giới (dù ngừng lại ở bên này biên thuỳ Liên Xô) đă thu hút tài nguyên, văn hoá và chính thể của mọi nước vào phạm vi của nó như một con “ bạch tuộc ” (chữ của tác giả). Trong hệ thống ấy, kinh tế thuộc địa giữ một vị trí đặc biệt. đối với thị trường thế giới, “ giá trị [của thuộc địa] chủ yếu là giá trị của người cung cấp vật phẩm cơ bản – nguyên liệu, năng lượng, sản phẩm nông nghiệp và chăn nuôi – và của nơi đầu tư cho tư bản phương bắc, đặc biệt dưới dạng công trái hay xây dựng cơ sở hạ tầng (giao thông vận tải, thành phố), nếu không có th́ không thể khai thác tài nguyên của các thuộc địa ” (tr. 271). Tuy nhiên đầu tư như vậy hoàn toàn không có nghĩa là chính quốc muốn công nghiệp hoá các nước thuộc địa. Thí dụ như đường bộ hay đường xe lửa (ngày nay vẫn c̣n được sử dụng) không mang lại công nghiệp cho Việt Nam, và chính quyền thực dân mở mang đường sá cũng không hề nhắm mục đích ấy. “ Phần lớn chính phủ và doanh nhân các nước phương Bắc đeo đuổi một mô h́nh trong đó thuộc quốc bán sản phẩm cơ bản cho chính quốc và dùng tiền đó để mua hàng hoá công nghiệp của chính quốc. [Quyền lợi tự nhiên của chính quốc và doanh nhân chính quốc] là làm cho thị trường thuộc địa hoàn toàn lệ thuộc vào nền sản xuất của chính quốc (...) [và mặt khác] củng cố độc quyền công nghiệp của những trung tâm sản xuất cổ truyền của chính quốc. Trong chừng mực ấy, người macxit trong giai đoạn giữa hai cuộc đại chiến và những nhà lí luận về sự lệ thuộc ở nhiều trường phái khác nhau có đầy đủ cơ sở khi họ tố cáo chủ nghĩa đế quốc, coi nó là phương tiện để duy tŕ sự lạc hậu của các nước thuộc địa ” (tr. 272-273). Cố nhiên, cơ cấu kinh tế thuộc địa làm cho nó rất dễ bị chao đảo : trong cuộc khủng hoảng, giá cả nguyên vật liệu (nguồn sống của các nước thuộc địa) sụt nhanh và nhiều hơn giá hàng công nghiệp Tây phương. Trước đó, về toàn cục mà nói, thời ḱ đế chế là một thời ḱ tăng trưởng hầu như liên tục, với những tác động tích cực của nó, nên trong một ư nghĩa nào đó, chủ nghĩa thực dân có mặt “ chấp nhận được ”. Kinh tế suy sụp làm đảo lộn nền tảng trật tự đó, gây ra mất ổn định trong đời sống chính trị quốc gia cũng như quốc tế. Giới thượng lưu mất đi các ưu quyền đă đành, “ lần đầu tiên (trong những thời ḱ không có chiến tranh), cuộc sống của người dân b́nh thường bị đảo lộn như trải qua những động đất, mà rơ ràng đây lại không phải là thiên tai, cầu nguyện cũng vô phương, chỉ c̣n con đường phản đối ” (tr. 283). Thập kỉ 1930 do đó là những năm tháng then chốt của thế giới thứ ba, “ phần nào v́ khủng hoảng đưa tới triệt để hoá về chính trị, nhưng quan trọng hơn, nó tạo dịp tiếp xúc giữa các phần tử chính trị thiểu số và người dân b́nh thường (...). Những năm khủng hoảng đă cắt đứt mối liên hệ giữa chính quyền thuộc địa và quần chúng nông dân, do đó mở ra một không gian mới trong cục diện chính trị ” (tr. 283-284).
Một khi quần chúng đă bước lên sân khấu chính trị, không dễ ǵ họ chịu rút lui, mặc dù nh́n về bề ngoài, thấy họ im ắng cam phận trong những thập niên sau ngày độc lập. Trong khi đó, nền kinh tế đế quốc chủ nghĩa đă mang lại nhiều biến đổi trong cuộc sống của giới nông dân, nhất là ở những vùng sản xuất hướng về xuất khẩu (đảo lộn lớn nhất là trong vùng trồng cao su, lợi nhuận cao hơn trồng lúa). Cuộc cải cách ruộng đất được tiến hành rộng răi mọi nơi, dưới bất cứ chính thể nào, trong giai đoạn 1945-1960 (tr. 462-463), đă làm cho nông dân thấy ra rằng hiện đại hoá mang lại hứa hẹn hơn là đe doạ. Bất luận chính trị của nền kinh tế thuộc địa là như thế nào, sự phát triển các thị trường địa phương, sau đó là sự phát triển công nghiệp địa phương (đúng như sự tiên liệu của chủ nghĩa Marx về sự triển khai tận cùng của cách mạng công nghiệp, điều này sẽ nói ở một phần dưới) đă tạo ra và thúc đẩy một cuộc di dân khổng lồ từ nông thôn về các đại đô thị mới thành h́nh ở các nước phương Nam, khai sinh ra một “ nền kinh tế không chính thức ” (économie informelle) khá đặc trưng của thế giới thứ ba, trước khi mà “ sự phân công lao động quốc tế ” mới (giữa các nước phát triển và các nước chậm phát triển, nhưng là trong nội bộ thế giới thứ ba, xem ở dưới) lại tạo ra một cuộc di dân mới, vượt qua những ranh giới khu vực và phân loại. Kết quả những cuộc biến thiên ngấm ngầm ấy, vào những năm bản lề 70-80, các cuộc vận động quần chúng sẽ nổi lên công khai, dưới hai dạng đối lập. Ở các NPI (như Brasil, Hàn Quốc...), những biến đổi cơ cấu trong xă hội đă đưa đời sống chính trị vào con đường quen thuộc của thế giới thứ nhất : sự h́nh thành những giai cấp công nhân công nghiệp mới đ̣i hỏi sự tôn trọng quyền lợi thợ thuyền và công nhận các công đoàn. C̣n ở những vùng rộng lớn khác của thế giới thứ ba (vừa mất ổn định, vừa dễ bùng nổ), chủ nghĩa truyền thống (đôi khi kết hợp với chủ nghĩa toàn thống) đă hồi sinh mạnh mẽ, với đỉnh cao là cuộc cách mạng Iran (1979) : trong khi động lực của thời đại 1789-1917 (từ Cách mạng Pháp đến Cách mạng Nga) có vẻ như đă mất đà, cuộc cách mạng Islam đang giương cao ngọn đuốc cách mạng xă hội. Nhưng lần này, để chống lại hiện đại.
Phần 4
Ở trên, chúng tôi đă nói tới chủ nghĩa tư bản đầu thập kỉ 70, khi nó đạt tới tuyệt đỉnh quyền lực và vinh quang : một nền kinh tế tiêu dùng đại chúng dựa trên tận dụng nhân lực và tăng trưởng thu nhập (thực sự) đều đặn, được gia cố bằng một hệ thống bảo hiểm xă hội được tài trợ bằng công quĩ ngày càng tăng cao. Như tờ Financial Times đă viết một cách tự hào : nó đă đẻ ra “ một hệ thống sản sinh ra tài nguyên [...] từ nay được mọi người thừa nhận là hữu hiệu nhất, chưa từng có trong lịch sử nhân loại ”. Sự thành đạt làm cho người ta trở thành hào phóng : các nhà tuyên giáo của chủ nghĩa tư bản (và chủ nghĩa xă hội) cải lương thấy không cần phải lấp liếm những khiếm khuyết của nó nữa (khuyết điểm chủ yếu là sự bất b́nh đẳng trong phân phối, nhất là ở quy mô toàn cầu), nhưng họ tin chắc rằng nhờ sự tăng trưởng về kinh tế và sự ổn định về chính trị, số đông nhân loại c̣n sống ở những khu vực chưa đi vào con đường “ phát triển ” và “ hiện đại hoá ”, cuối cùng cũng sẽ được hưởng những thành quả mà cho đến nay vẫn c̣n dành riêng cho những nước được ưu đăi.
Kinh tế thời mạt kỉ
1968, cuộc nổi dậy khắp nơi của sinh viên vang lên như một hồi chuông cảnh tỉnh (lẽ ra phải như thế). Sự kiện “ tháng năm 1968 ” nằm ngoài phạm vi kinh tế và chính trị, nó chỉ huy động một thiểu số riêng biệt, chủ yếu ở ngoài lề giới tác nhân “ có trách nhiệm ” của xă hội tiêu thụ : “ Ư nghĩa văn hoá của nó vượt xa ư nghĩa chính trị, và khác hẳn những phong trào tương tự ở các nước thế giới thứ ba và ở các nước độc tài, ư nghĩa chính trị của phong trào 5-1968 ở các nước tây phương phải nói là khá mờ ảo. Tuy nhiên, ít nhất nó có giá trị cảnh báo, nó có thể ví như một tấm h́nh memento mori (*) cho cả một thế hệ không mấy tin tưởng rằng các vấn đề của xă hội tây phương đă được giải quyết dứt điểm rồi ” (tr. 377).
Hobsbawm nhận xét, nhà sử học cũng không khác ǵ mọi người : một cuộc trải nghiệm, chỉ khi nào đă kết thúc rồi, họ mới nhận thức được bản chất của nó. Cho nên, ở các nước phương tây, măi tới đầu thập kỉ 70, nghĩa là khi Thời ḱ Hoàng Kim của chủ nghĩa tư bản cải lương kết thúc, người ta mới nhận diện được “ Ba mươi năm quang vinh ”. Cuộc khủng hoảng xă hội biểu lộ qua cuộc bùng nổ của sinh viên năm 1968 là dấu hiệu chứng tỏ rằng cái thế quân b́nh “ phép lạ ” của Thời ḱ Hoàng Kim không c̣n có thể kéo dài được nữa. Sự quân b́nh này dựa trên một loạt tham số không dễ điều tiết với nhau : về mặt kinh tế, là phải điều hành giữa tăng trưởng năng suất và tăng trưởng thu nhập sao cho giữ được ổn định lợi nhuận ; về mặt xă hội, tranh thủ được sự đồng thuận giữa các “ đối tác ” để bảo đảm sự vận hành suôn sẻ của “ Nhà nước ban phát ” và tận hưởng lợi ích của nó ; về mặt chính trị, là sự bá chủ của một siêu cường (Hoa Ḱ) giữ (dù đôi khi không muốn) vai tṛ bảo đảm và ổn định công việc làm ăn của thế giới... Thế mà, “ vào cuối thập kỉ 60, tất cả các tham số đó đă biểu lộ dấu hiệu bị xói ṃn và rạn nứt ” (tr 376) : vị trí lănh đạo của Hoa Ḱ suy sụp trong sự sa lầy ở Việt Nam ; thế lực kinh tế Mĩ cũng suy giảm đi v́ thiếu hụt quá mức ; khối lượng tiền tệ thế giới tăng quá nhiều ; lạm phát, quá kích (sur-chauffe) ; năng suất tăng chậm, đ̣i hỏi tăng lương gia tăng... Hệ thống tài chính quốc tế Bretton-woods sụp đổ năm 1971, nguyên liệu tăng giá (thật ra là điều chỉnh giá) năm 1972-73, hai cú sốc dầu mỏ năm 1973 và 1979 (36)... tất cả những yếu tố đó đă đưa thế giới bước vào một thời ḱ khủng hoảng mới. “ Trong những năm 1980 và đầu những năm 1990, một lần nữa thế giới tư bản chủ nghĩa lại loạng choạng dưới những gánh nặng tương tự như trong giai đoạn giữa hai cuộc thế chiến, những gánh nặng mà thời ḱ Hoàng kim tưởng như đă xua đuổi đi rồi : thất nghiệp đại trà, suy thoái chu ḱ nặng nề, tương phản ngày càng lộ liễu giữa người nghèo khó và người giàu có, giữa những khoản thu hạn chế của Nhà nước và chi tiêu công quĩ vô hạn định ” (tr.30). Nhưng khác với năm 1929, lần này cuộc khủng hoảng diễn ra trên quy mô toàn cầu, nghĩa là nó không ngừng ở biên giới “ chủ nghĩa xă hội hiện tồn ” : “ Với những nền kinh tế uể oải, yếu ớt, các nước xă hội chủ nghĩa đă phải đi từ đoạn tuyệt này tới đoạn tuyệt khác, nhiều khi rất cơ bản, đối với quá khứ, và như chúng ta biết, quá tŕnh ấy cứ tiếp diễn cho tới ngày sụp đổ. Sự sụp đổ ấy đă kết thúc Thế kỉ ngắn, cũng như cuộc Thế chiến thứ nhất đă khai mạc nó ” (tr.30).
Trong phần đầu của loạt bài này, chúng tôi đă phân tích những nguyên nhân thuần tuư kinh tế dẫn tới sự nổ sụm (implosion) của chủ nghĩa xă hội hiện tồn, nay xin miễn trở lại. Vẫn biết “ sự sụp đổ của chủ nghĩa xă hội xôviêt và những hậu quả ghê gớm của nó, những hậu quả hiện nay một phần c̣n chưa lường hết được, nhưng chủ yếu là tiêu cực, là biến cố bi thảm nhất của giai đoạn bế mạc thế kỉ này ” (tr. 29), nhưng nếu ta chia sẻ quan điểm của Hobsbawm theo đó, tác động dài hạn của Thế kỉ XX đối với lịch sử nhân loại sẽ phát xuất, không phải từ sự đụng đầu giữa “ chủ nghĩa tư bản ” và “ chủ nghĩa xă hội ”, mà từ những biến đổi sâu sắc, không thể đảo ngược, đă diễn ra trong mấy chục năm “ vinh quang ” của Thời ḱ Hoàng Kim, th́ cũng cần xét xem mấy thập niên khủng hoảng tiếp theo đó đă mang lại những thay đổi như thế nào.
Với sự tái hiện của nạn thất nghiệp cục bộ, nếu không nói là đại trà, những ai (như Hobsbawm) từng sống qua cuộc khủng hoảng 1929 đều lo ngại sẽ có một cuộc bùng nổ xă hội... đă không xảy ra. Không xảy ra tất nhiên là nhờ những cơ chế bảo hộ mà Nhà nước ban phát đă xây dựng (trợ cấp thất nghiệp, bảo hiểm bệnh tật, hưu bổng...), song điều nghịch lí là nhằm đúng lúc hệ thống bảo hộ này đang chứng minh hiệu quả của nó, th́ nó lại bị những người mà tác giả gọi là “ những nhà thần học thế tục của thị trường ” công kích dữ dội. Những nhà kinh tế học hậu duệ của Von Hayek không ngừng tố cáo rằng chủ nghĩa tư bản cải lương đă đi vào “ con đường nô dịch ”. Sau những màn dạo đầu ở những nước độc tài như Chile dưới thời Pinochet, họ đă nhờ t́nh trạng kinh tế tŕ trệ của thời mạt kỉ và cuộc khủng hoảng của Nhà nước ban phát để nhẩy lên sân khấu với nguyên si bài bản của tư duy liberal thế kỉ XIX (37). “ Sau những thất bại hiển hiện của các chính sách kinh tế và xă hội của Thời ḱ Hoàng Kim, chấm dứt một thời ḱ dài chính quyền nằm trong tay đảng trung phái và dân chủ xă hội ôn hoà [ở phương tây]. Khoảng năm 1980, những chính phủ hữu phái về tư tưởng, liên hệ mật thiết với một dạng thức cực đoan của sự vị kỉ kinh tế và sự thả dàn, đă lên cầm quyền ở một số nước khác nhau, trong đó đáng kể nhất là chính quyền Ronald Reagan ở Hoa Ḱ và chính quyền Margaret Thatcher ở Anh. Chủ nghĩa tư bản của hai thập kỉ 50-60 với chế độ bảo hộ xă hội được Nhà nước ban phát che chở, từ năm 1973 trở đi hết thành công về kinh tế, trong con mắt của phái hữu mới, chẳng qua là một thứ biến tướng của chủ nghĩa xă hội ” (tr. 331). Thực ra các nhà tân liberal cực đoan cũng chẳng thành công hơn ai về kinh tế (38), song “ tư duy duy nhất ” của chủ nghĩa tân liberal vẫn chế ngự suốt giai đoạn mạt kỉ để tới khi hệ thống xôviêt sụp đổ, th́ nó cất lên tiếng gáy tự măn. Một sự tự măn không cơ sở, như sẽ thấy dưới đây, mà Hobsbawm đă phê phán nghiêm khắc : “ Đối với những người như chúng tôi đă trải qua cuộc đại khủng hoảng, th́ thật là khó hiểu khi thấy những chủ trương chính thống về thị trường thuần tuư đă lụn bại rơ ràng, đến cuối thập kỉ 80 và trong thập kỉ 90, lại có thể được đem ra thi hành trong một giai đoạn khủng hoảng mà một lần nữa, chúng không thể am hiểu và biết cách xử lí (...). đối nghịch với không tưởng xôviêt, cái phản không tưởng [của chủ nghĩa liberal cực đoan] cũng đă thất bại hiển nhiên. Nền tảng của nó là niềm tin thần học vào một nền kinh tế trong đó thị trường sẽ phân bố tài nguyên theo nguyên tắc cạnh tranh không hạn chế, không hề có một rào cản nào cả (...). Khi người ta thực hiện những đường lối kinh tế thả dàn như vậy nhằm thay thế, trong một thời gian ngắn, chế độ kinh tế xă hội chủ nghĩa cũ bằng những “ liệu pháp sốc ” của các cố vấn Tây phương, th́ kết quả kinh tế thật khủng khiếp, c̣n về mặt xă hội và chính trị cũng tệ hại không kém ” (tt. 146 & 724).
Hai thái cực đều đă dẫn tới thất bại nhăn tiền – chủ nghĩa xă hội xôviêt và chủ nghĩa liberal cực đoan – mà quay trở lại những giải pháp trung gian của Thời ḱ Hoàng Kim cũng chỉ là một sự hoài cổ không căn cứ. Bởi v́ một nhân tố rất mới và cơ bản đă xuất hiện : quá tŕnh quốc tế hoá kinh tế. Trong hai thập kỉ 50 và 60, trụ sở “ trung tâm ” của sự tăng trưởng nằm ở Tây-Bắc Âu và Bắc Mĩ : các nước này trao đổi với nhau 3/4 tổng số xuất khẩu hàng hoá công nghiệp của họ. Sang thập kỉ 70, các nhà quan sát bắt đầu lưu ư tới một sự “ phân công quốc tế lao động ” mới, mà thực chất là thể hiện lời tiên đoán của Marx về sự triển khai của cuộc cách mạng công nghiệp trên toàn cầu. “ Thế giới công nghiệp hoá bắt đầu xuất khẩu đa phần các sản phẩm công nghiệp của nó sang phần c̣n lại của thế giới, nhưng có ư nghĩa hơn nữa, là tới phiên thế giới thứ ba cũng bắt đầu xuất khẩu quy mô hàng hoá công nghiệp của ḿnh sang các nước công nghiệp phát triển. V́ những sản phẩm xuất khẩu cơ bản cổ truyền (trừ dầu mỏ) bị lép vế, những nước thế giới thế giới thứ ba đă bắt đầu công nghiệp hoá, lúc đầu không đồng đều, sau đó tăng tốc (39) (...). Những nền công nghiệp mới không chỉ nhắm thị trường tiêu thụ địa phương cũng mở rộng nhanh chóng, mà nhắm cả thị trường thế giới : xuất khẩu hàng hoá [thuộc thế hệ 1 của sản xuất công nghiệp, như vải vóc] và tham gia quá tŕnh chế tạo xuyên quốc gia [hiện tượng này được gọi là délocatisation, chuyển dịch địa điểm sản xuất]” (tr. 370). Như vậy là ban đầu, quá tŕnh “ toàn cầu hoá ” đối với các doanh nghiệp là chuyển một phần hay toàn bộ bộ máy sản xuất hay cung ứng từ thế giới công nghiệp cũ sang thế giới thứ ba. Tiếp theo đó, chuyển dịch ngay cả những công nghiệp mũi nhọn (tin học, công nghiệp xe hơi, công nghiệp hàng không, những ngành đă trở thành sở trường của Đài Loan và Nam Hàn) hay những công việc cao cấp (ví dụ như những người Ấn Độ làm chuyên viên kế toán ngay tại Ấn Độ cho những doanh nghiệp đặt trụ sở ở Châu Âu hay Bắc Mĩ, qua trung gian của mạng lưới điện năo). Sở dĩ phương thức sản xuất thật sự toàn cầu trở thành hiện thực được và hoạt động hiệu quả (40) là nhờ cuộc cách mạng trong lănh vực vận tải và giao thông đă triệt tiêu khoảng cách không gian và thời gian.
Ở một phần dưới, chúng ta sẽ sơ bộ xét tới những hậu quả của toàn cầu hoá, nhưng ngay đây, cần lưu ư tới tác động xă hội khủng khiếp của nó trên giới lao động của các nước phát triển là nơi do mức bảo hộ xă hội cao (và cái giá phải trả của hệ thống bảo hộ xă hội), nên không ai có thể nghĩ tới chuyện cạnh tranh trong một số ngành nghề với nhân công bị bóc lột tự do ở thế giới thứ ba. Một số nước công nghiệp cũ như nước Anh đă phản ứng (di sản của bà Thatcher) bằng chính sách dumping (phá giá) xă hội, nhưng rơ ràng đó không thể là một giải pháp lâu bền. Hobsbawm nhấn mạnh, khía cạnh đáng quan ngại của nền kinh tế toàn cầu trong giai đoạn mạt kỉ này, là “ sự thắng thế của nó, cũng như sự thắng thế của hệ tư tưởng thị trường không rào cản đă làm suy yếu, nếu không nói là đă hoàn toàn triệt tiêu, phần lớn những công cụ khả dĩ quản lí các tác động xă hội do những đảo lộn về kinh tế gây ra. Kinh tế thế giới là cỗ máy nổ ngày càng mạnh và không được kiểm soát. Có thể kiểm soát nó được không ? và nếu có, th́ ai là người kiểm soát ? ” (tr. 733).
Thánh chiến Djihad ḱnh chống McWorld
Câu hỏi mà tác giả đặt ra chẳng có nghĩa lí ǵ đối với một người sống ở thế kỉ XIX, tức là một thế kỉ đặt dưới sự chế ngự của khái niệm Nhà nước - Dân tộc, “ định chế trung tâm của đời sống chính trị từ Thời đại Cách mạng, một mặt v́ Nhà nước - Dân tộc nắm trọn công quyền và pháp luật, mặt khác là v́ trong nhiều lănh vực, hoạt động chính trị thực sự diễn ra trong khuôn khổ Nhà nước - Dân tộc (...) [Cho đến nửa sau của Thế kỉ XX], những tham số của cuộc sống người công dân ở trong các Nhà nước hiện đại được quy định hầu như toàn bộ (không kể trong trường hợp các cuộc xung đột liên quốc gia) bởi sự hoạt động hay thụ động của Nhà nước. Ngay khi các mănh lực thế giới, chẳng hạn như các cuộc bùng nổ (boom) sản xuất hay suy thoái kinh tế, tác động vào đời sống của người công dân, chúng cũng tác động qua lăng kính của chính trị và của các định chế của từng Nhà nước ” (tr. 738).
Câu hỏi ấy có vẻ ḱ cục đối với cả người dân sống ở các nước dân chủ phương Tây ngay khi “ Đế chế của Ác thần ” [tức là khối xă hội chủ nghĩa Đông Âu] vừa sụp đổ, khi mà sự toàn thắng của nền dân chủ liberal (Hobsbawm nói mỉa : đó là hai khái niệm “ mà những nhà quan sát không mấy tinh tế thường có xu hướng đánh đồng làm một ”, tr. 737) như hứa hẹn “ sự kết thúc của Lịch sử ” (41) theo đúng biện chứng của Hegel. Thế nhưng Lịch sử vẫn không chịu kết thúc, và ở buổi b́nh minh của Thế kỉ XXI, thành tích của những người chiến thắng trong cuộc Chiến tranh Lạnh – chế độ dân chủ và chủ nghĩa tư bản – nghe ra như có một dư vị đắng cay : “ Những năm 1980 đi qua, hiển nhiên là cuộc khủng hoảng thế giới không chỉ có tính chất tổng thể về mặt kinh tế mà thôi, nó c̣n tổng thể trên b́nh diện chính trị. Sự sụp đổ của các chính thể cộng sản từ bán đảo Istrie [tây bắc Nam Tư] đến Vladivostok, không những đă tạo sinh ra cả một khu vực bất trắc, bấp bênh, hỗn loạn và nội chiến, nó c̣n phá huỷ cả hệ thống quốc tế có chức năng ổn định quan hệ quốc tế trong suốt bốn chục năm trước. Nó cũng làm lộ rơ tính chất nhất thời của những hệ thống nội trị về thực chất đă được xây dựng trên nền tảng của sự ổn định đó. Những áp lực của nền kinh tế trong cơn khó khăn đă huỷ hoại những hệ thống chính trị của nền dân chủ liberal, dưới dạng đại nghị hay dạng tổng thống chế, từ Thế chiến thứ nh́ đến nay đă vận hành trơn tru (...). đến cả các đơn vị cơ bản của chính sinh hoạt chính trị – các Nhà nước - Dân tộc có cương thổ, chủ quyền và độc lập, kể cả những quốc gia lâu đời nhất, ổn định nhất – cũng bị giằng xé bởi sức mạnh của nền kinh tế siêu quốc gia [supranational] hay xuyên quốc gia [transnational], hay bởi các lực lượng nội quốc gia [infranational] của những vùng li khai hay của các tộc người thiểu số ” (tr 30).
Cuộc toàn cầu hoá và chủ nghĩa truyền thống (fonda-mentalisme), hai lực lượng mà Hobsbawm đă nói tới, có những động năng đối kháng nhau, chúng tác động mạnh ngang nhau và nghịch chiều, làm nổ tung Nhà nước - Dân tộc và phá huỷ các định chế dân chủ của nó.
Đó cũng là luận đề mà B. R. Barber triển khai trong luận văn mang tựa đề cố ư khiêu khích Djihad versus McWorld với tiểu đề rơ nghĩa hơn : Toàn cầu hoá và chủ nghĩa toàn thống chống lại dân chủ (42). Đại khái, Djihad là Thánh chiến của đạo Hồi, cũng như Thập tự chiến là Thánh chiến của đạo Kitô, nhưng cũng như cụm từ chủ nghĩa toàn thủ (intégrisme), xin hiểu theo nghĩa mà chúng tôi đă đề nghị cho cụm từ chủ nghĩa truyền thống (fondamentalisme) : phản ứng chống lại hiện đại (cụm từ chủ nghĩa toàn thủ có một nội dung hẹp hơn là “ tôn giáo chính trị hoá ”). C̣n tân từ McWorld, nó bao gồm cả cái công ti thế giới “ World Company ” biểu tượng của nền kinh tế xuyên quốc gia mà c̣n có cả đầu ngữ Mc (của McDonald) biểu tượng của thứ văn hoá hàng hoá toàn cầu mà nó muốn gạ bán cho chúng ta.
Djihad hay McWorld tự nó cũng chẳng có ǵ mới. Nhưng luận đề theo đó hai lực lượng đối kháng này – Djihad được nuôi dưỡng bằng những nỗi căm thù cục bộ, McWorld bằng tầm cỡ toàn cầu của thị trường – lại hiệp đồng với nhau một cách biện chứng để chống phá dân chủ, quả là một luận đề khá nghịch lí, đáng được nói rơ hơn.
Như đă nói, Djihad là chủ nghĩa truyền thống, nghĩa là sự phủ nhận tính hiện đại bằng cách dựa vào những giá trị truyền thống hay tôn giáo, thậm chí bịa đặt (chẳng hạn như dựa vào một quá khứ tưởng tượng một cộng đồng huyễn hoặc). Lấy tất cả những giá trị ấy làm thước đo, “ bản sắc được định nghĩa bằng cách đối lập nó với “ tha nhân ”, với người ngoài, và chính trị thu hẹp thành sự loại trừ, sự uất hận. [Djihad] động viên cộng đồng bằng cách thủ tiêu tinh thần khoan hoà, tương hỗ và tạo ra một thế giới trong đó quyền công dân nhường chỗ cho sự lệ thuộc của mỗi thành viên vào cộng đồng, các mục tiêu tập thể là do những lănh tụ có hào quang, uy tín áp đặt, thay v́ được quyết định thông qua thảo luận dân chủ. Djihad nói đến quyền tự quyết, nhưng hy sinh các quyền tự do của nhân dân trên bàn thờ của nền độc lập chung ” (Barber, tr. 224). Qua những nét phác thảo ấy, người ta có thể nhận ra các thứ giáo sĩ ayatollah (Iran), mollah (Afganistan), rabbin (Israel)... và một lô một lũ Le Pen (Pháp), Haider (Áo), Soljenitsyne (Nga), Milosevic (Nam Tư), Pat Buchanan (Mĩ)... đang đua nhau công kích tính phổ quát của dân chủ và... chủ nghĩa siêu quốc (cosmopolitisme) của McWorld. Djihad c̣n có những dạng nhẹ hơn, “ bảo vệ sự liên đới và truyền thống chống lại cả xu hướng đa nguyên và pháp lư trừu tượng về Nhà nước - Dân tộc lẫn cái chủ nghĩa đế quốc thương măi mới của McWorld, [song] không nhất thiết đối nghịch với những điều kiện làm nền tảng cho dân chủ, v́ xét cho cùng, dân chủ đă ra đời trước cả Nhà nước - Dân tộc [chẳng hạn như chế độ dân chủ ở thành Athènes Cổ đại Hi Lạp] ” (Barber, tr 236). Người ta liên tưởng tới những cộng đồng sùng tín ở vùng New England bên Mĩ, tới các tổng ở Thuỵ Sĩ, tới mấy thôn làng ở cao nguyên Larzac Pháp..., nghĩa là những thực thể chống Nhà nước, chống hiện đại, song do quy mô nhỏ và sự thuần nhất tương đối, chúng có thể thực hiện một h́nh thức dân chủ tham gia (démocratie participative) ở cấp độ cục bộ. Khổ nỗi, “ dân chủ làng xă ” không phải là dân chủ (điều này, người Việt Nam hiểu rơ lắm), bởi v́ “ óc làng xă ” tuy có truyền thống cộng đồng nhưng nặng tính tôn ti đẳng trật, nặng tinh thần tuân thủ (conformisme), khép kín đối với người ngoài, không chấp nhận sự đa dạng. “ Do họ xác định “ căn cước ” (identité) bằng những ǵ đă được “ truyền thụ ” (huyết thống, chủng tộc, tôn giáo) nên [các cộng đồng truyền thống] đối nghịch với quan niệm là người ta có thể tự do chọn lựa căn cước của ḿnh cũng như có thể tự do chọn lựa các mối quan hệ xă hội. Cơ cấu tôn ti đẳng trật và sự lệ thuộc vào những lănh tụ có hào quang, uy tín làm cho họ khó chấp nhận sự b́nh đẳng và chống lại sự năng động xă hội. Phương thức quan hệ của họ mang tính cá nhân, không dựa trên khế ước, nên họ dễ có thành kiến, vặt vănh và tham nhũng ” (Barber, tr. 239) (43).
Đó là những nét (tiêu cực) chủ yếu của chủ nghĩa truyền thống, bao gồm các giáo sĩ đạo Hồi chống hiện đại cũng như các “ chiến sĩ ái quốc ” chống thành lập liên bang thống nhất Châu Âu (44) và cả những nông dân chống toàn cầu hoá. Hobsbawm nhận xét khá bi quan : “ Đây không phải lần đầu có sự hỗn hợp giữa một cái ǵ rỗng tuếch về trí tuệ và một sự xúc động sâu sắc, thậm chí cùng quẫn, của quần chúng, được thể hiện mạnh mẽ như vậy về chính trị, ở một thời điểm khủng hoảng, bất an và đang diễn ra sự suy sụp của những Nhà nước và nhưng định chế ở nhiều vùng rộng lớn trên hoàn cầu. Giữa hai thế chiến, những phong trào tương tự đă đẻ ra chủ nghĩa phatxit. Tương tự như thế, các phong trào phản kháng tôn giáo và chính trị ở thế giới thứ ba, sự khao khát khẳng định bản sắc (căn cước), khao khát thiết lập một trật tự xă hội vững chăi trong một thế giới đang rạn vỡ (lời kêu gọi “ cộng đồng ” thường đi đôi với kêu gọi “ trật tự công cộng ”) là mảnh đất màu mỡ nuôi dưỡng những lực lượng chính trị [có thể sẽ] lật đổ các chính thể cũ để thiết lập những chính thể mới. Tuy nhiên, những chính thể mới này chẳng thể nào mang lại giải pháp cho thiên kỉ mới cũng như chủ nghĩa phatxit đă không thể nào mang lại giải pháp cho Thời ḱ đại hoạ của thế kỉ trước ” (tr. 728).
Ở thái cực kia, McWorld có thể được coi là giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản liberal, là sự triển khai cái lôgic của chủ nghĩa tư bản tới ranh giới của sự phi lí, của “ thiên hướng trao đổi của cải với của cải, của cái với dịch vụ, đồ vật với đồ vật ” (Adam Smith), đến mức muốn xây dựng một hệ thống công nghiệp mà về mặt thực tiễn cũng như về mặt lí luận, có nghĩa là “ loài người, trong mọi sinh hoạt kinh tế – nếu không nói là cả trong sinh hoạt chính trị, trí tuệ và tâm linh – đều được chỉ đạo bởi cái thiên hướng đặc thù ấy mà thôi ” (b́nh luận của Karl Polanyi, 1945). McWorld với quyền lực vạn năng hiện nay của nó, đă ra đời ngay trong Thời ḱ Hoàng Kim, khi thế giới đă biến thành một đơn vị thao tác duy nhất, khi mà quy mô các tác vụ kinh tế “ lớn hơn cả những đơn vị tác vụ cũ như là ‘kinh tế quốc gia’”. Hobssbawm mô tả quá tŕnh ấy như thế này : “ Nhất là từ những năm 1960, bắt đầu h́nh thành một nền kinh tế mà tính chất xuyên quốc gia ngày càng đậm nét, tức là một hệ thống hoạt động kinh tế trong đó các lănh thổ và biên giới quốc gia không c̣n là khung cảnh cơ bản nữa, mà c̣n trở thành những nhân tố gây ra phức tạp. Hầu như đă h́nh thành một “ nền kinh tế toàn cầu ” không c̣n cắm rễ hay có đường ranh giới cụ thể nữa, mà c̣n quy định hay đúng hơn, c̣n hạn định hoạt động của chính các nền kinh tế quốc gia, kể cả những quốc gia lớn mạnh nhất. Sang tới đầu thập kỉ 1970, nền kinh tế xuyên quốc gia này trở thành một thế lực toàn cầu thực thụ. Từ 1973 trở đi, nó tiếp tục lớn lên, và trong mấy thập kỉ khủng hoảng, tốc độ tăng trưởng của nó c̣n nâng cao hơn nữa ” (tr. 366). Muốn h́nh dung ra thế lực của nền kinh tế xuyên quốc gia, đây là vài con số : đầu thập niên 80, các công ti đa quốc gia Mĩ (hay là Anh) chiếm hơn 75 % (hay 80 %) tổng giá trị xuất khẩu. Song “ trong một ư nghĩa nào đó, những con số ấy chẳng có nghĩa lí ǵ, bởi v́ chức năng chủ yếu của những công ti này là “quốc tế hoá các thị trường, vượt qua các đường biên giới quốc gia”, nghĩa là làm cho các thị trường trở thành độc lập với Nhà nước và lănh thổ quốc gia. Một bộ phận lớn những hạng mục mà thống kê của các nước c̣n xếp vào cột nhập khẩu hay xuất khẩu rốt cuộc chỉ là sự giao thương nội bộ của các đại công ti xuyên quốc gia” (tr. 369). Hobsbawm có lí khi ông cho rằng một phần lớn các vấn đề đặt ra trong những năm khủng hoảng là do sự xuất hiện của nền kinh tế xuyên quốc gia : thật vậy, dù cho các công ti đa quốc c̣n giữ quan hệ mật thiết với quốc gia xuất xứ, ngày nay không c̣n có thể khẳng định rằng quyền lợi của chúng là đồng nhất với quyền lợi của một chính phủ hay một quốc gia nào. “ Lôgic kinh tế buộc mỗi công ti dầu lửa quốc tế phải toan tính chiến lược và chính sách của ḿnh đối với quốc gia xuất xứ y như hệt đối với Arabia Saudi hay Venezuala : tính toán được-mất, tính toán về so sánh quyền lực giữa công ti và chính quyền ” (tr. 369). Đối với người dân thường cũng như giới lao động, xu hướng của sự trao chuyển tài chính và của các doanh nghiệp muốn vượt khỏi tầm kiểm soát của Nhà nước - Dân tộc cổ truyền biểu hiện rơ nét nhất là trong những cuộc khủng hoảng tiền tệ (khi các Ngân hàng quốc gia trung ương tỏ ra hoàn toàn bất lực trong việc điều tiết ḍng chảy của tư bản) hay khủng hoảng về nhân dụng (khi các doanh nghiệp biến phương thức “ sa thải v́ lí do kinh tế ” thành một công cụ quản lí hoặc để đầu cơ trên thị trường chứng khoán (45) ). Sự “ gớm ghiếc kinh tế ” hiển nhiên ấy chỉ là phản ánh sự suy yếu của các Nhà nước - Dân tộc trước cuộc toàn cầu hoá : “ Những hạn chế mà McWorld đặt ra cho chủ quyền quốc gia là kết quả của những lực lượng kinh tế mà mục tiêu tự giác là thực hiện toàn cầu hoá (...). Mọi nhân tố kinh tế nằm ngoài thị trường cũng như mọi dịch vụ công cộng ngày nay đều dễ bị kinh tế hàng hoá xuyên quốc gia xâm nhập. Thị trường gớm ghiếc biên giới cũng như thiên nhiên gớm ghiếc chân không. Trong môi trường tràn lan vô hạn của thị trường, quyền lợi là tư nhân, mậu dịch là tự do, tiền tệ nào cũng có thể chuyển hối, ngân hàng là mở cửa, hợp đồng là phải thi hành (đó là chức năng kinh tế duy nhất được coi là chính đáng của Nhà nước), chủ quyền thuộc về qui luật của sản xuất và tiêu thụ, chiếm thế thượng phong đối với quyền lập pháp và tư pháp (46) ” (Barber, tr. 34). Trong bản tuyên ngôn năm 1990 (phụ lục cuốn sách của Kenichi Ohmae (47) ), một đỉnh cao của sự kiêu ngạo hay ĺ lợm, ba nhà “ tư vấn ” (tức là ba đại biểu của McWorld) đă công bố cả một “ Tuyên ngôn về sự liên thuộc đối với thế giới năm 2005 ” trong đó họ không ngần ngại kêu gọi các Nhà nước - Dân tộc hăy tự giải thể. Cương lĩnh của họ : “ * để cho mọi cá nhân có thể truy nạp, với phí tổn thấp nhất, những của cải và dịch vụ tốt nhất có thể t́m thấy ở bất cứ nơi nào trên thế giới ; * điều phối hoạt động của các công ti với hoạt động của các chính quyền nhằm giảm thiểu những xung đột xuất phát từ những lợi ích hẹp ḥi ; * tránh mọi thay đổi đột ngột trong cơ cấu kinh tế và xă hội cơ bản ” (trích dẫn theo Barber, tr. 147).
McWorld rất xứng đáng với cái tên gọi của ḿnh khi nó muốn thực hiện dự án “ toàn cầu ” mà Polanyi đă tiên đoán từ năm 1945 (sách đă dẫn) về một nền văn hoá tiêu thụ phổ quát : “ Thị trường chung đ̣i hỏi phải có tiền tệ và ngôn ngữ chung. Chúng tạo ra những cách ứng xử giống y như nhau mà ta có thể gặp ở khắp các đại đô thị (...) Bản thân sự tiêu thụ cũng tạo ra những cung cách ứng xử đồng nhất ở mọi nơi trên trái đất (...) McWorld là một sản phẩm của văn hoá đại chúng dưới tác động của sự bành trướng thương mại. Quy chiếu của nó là Mĩ, bản thân h́nh thức của nó là một tác phong riêng. Sản phẩm của nó là những của cải vật chất đồng thời tự chúng cũng là những h́nh ảnh, gam hàng hoá của nó cũng đồng thời là một thứ mĩ học. Đó là văn hoá biến thành hàng hoá, y phục trở thành ư thức hệ (...). Âm nhạc, điện ảnh, kịch nghệ, sách và công viên có chủ đề – những giáo đường mới của một nền văn minh hàng hoá trong đó các trung tâm thương mại trở thành quảng trường công cộng – tất cả đều được thiết kế để phổ biến một h́nh ảnh, tạo ra một sự mẫn cảm chung cho toàn thế giới, kết cấu bằng những ‘siêu sao’, những bài hát, và những nhăn hiệu, những logo, nhạc hiệu và khẩu hiệu quảng cáo. Đă hết thời mà người ta bắt buộc nữa, bây giờ là thời đại của sự cám dỗ ” (Barber, tr. 38-39). Dự án văn hoá của McWorld không hề giữ kín, Coca Cola chẳng hạn đă không ngần ngại phô trương bằng cách “ mượn tạm ” bài ca phản kháng We are the World (Chúng ta là Thế giới (48)). Cái thứ “ world ” ấy, ngày ngày mỗi người chúng ta có thể trông thấy nó lan tràn trên đường phố đến mức nào. Cuốn sách của Barber liệt kê ra hàng loạt ví dụ. Chỉ xin đơn cử một ví dụ, v́ nó thê thảm nhất : những tay “xạ thủ” người Serbia chân đi giầy Adidas, vừa nghe Madonna qua máy “ bộ hành ” (walkman) vừa nhắm bắn thường dân ở Sarajevo (tr. 23).
Một trong những khẩu hiệu sáng giá nhất của McWorld (đây là nói khẩu hiệu khuyến măi) là “ tự do ” : “ sản phẩm tự do ”, “ chọn lựa tự do ”, tự do chọn lựa những sản phẩm tự do..., cái thứ tự do rất dễ chứng minh là phản dân chủ : “ Cũng như xưa kia các chính thể toàn trị đă t́m cách nhân danh tự do để thuần lí hoá sự thống trị của ḿnh – “ chuyên chính vô sản” có mục đích mở ra một thời đại tự do nhất lịch sử – th́ ngày nay các thị trường thuần lí hoá sự thống trị của ḿnh trên mọi lănh vực của đời sống bằng luận điểm là người tiêu thụ có đầy đủ tự do chọn lựa hàng hoá (...). [Thế mà] các thị trường của McWorld loại bỏ mọi phán đoán về giá trị cũng như khái niệm ư chí tập thể (...). Thực tế là khả năng chọn lựa của cá nhân người tiêu thụ càng mở rộng bao nhiêu th́ khả năng chọn lựa trong các vấn đề của xă hội càng bị thu hẹp bấy nhiêu. Cho nên người Mĩ có quyền tự do chọn lựa giữa hàng chục nhăn xe hơi [quyền tự do đó phải chăng đă chôn vùi] tự do chọn lựa giữa phương tiện chuyên chở công cộng và phương tiện chuyên chở cá thể, [c̣n chủ trương “ xe hơi trên hết ” đă chẳng] trở thành đặc trưng của đời sống đô thị mặc dầu điều này chưa hề được một cấp chính quyền dân chủ nào chọn lựa và quyết định ? ” (tr. 222). Chắc cũng chẳng cần chứng minh ǵ thêm. Chỉ cần bổ sung bằng một ư thôi : sinh hoạt dân chủ đ̣i hỏi phải có thời gian, phải có thảo luận, trong khi “ nền văn hoá quảng cáo ” của McWorld là thứ ḿ ăn liền, ăn tức thời. “ Ấu trĩ là năo trạng quư báu của McWorld, đó là năo trạng “ Tôi muốn, tôi muốn ! ” và “ Cho tôi đi, cho tôi đi ! ”, điệp khúc trở đi trở lại trong những bài ru con dành cho người tiêu thụ ” (tr. 84).
Giữa hai gọng ḱm Djihad và McWorld, nền dân chủ của Thế kỉ XXI ở vào thế kẹt. Do bản chất của nó, vốn dĩ “ nền dân chủ đại biểu rất hiếm khi là phương thức lănh đạo quốc gia một cách thuyết phục ” (Hobsbawm, tr 190) : không kể tính chính đáng (phải được tín nhiệm trở lại sau mỗi nhiệm ḱ, nghĩa là không “ vĩnh viễn ” được nhân dân trao phó) và sự đồng thuận chung (mà sự đồng thuận cứ gặp lúc khó khăn là dễ tan biến), chỉ riêng sự phân quyền (nghĩa là các quyền lập pháp, tư pháp và hành pháp kiểm soát lẫn nhau) cũng đủ làm cho hệ thống chính quyền dân chủ có chức năng “ hăm phanh ”, mà nó lại phải đóng vai tṛ động cơ trong những giai đoạn khẩn cấp. Những năm khủng hoảng đă làm hao ṃn sự đồng thuận chính trị đến mức “ chính trị trở thành nghệ thuật đánh trống lảng, các nhà chính trị không dám nói với cử tri những điều cử tri không muốn nghe ” (tr 743). C̣n khối cử tri, tức là tổng thể xă hội, th́ phải thừa nhận rằng nó đang trở thành cái mà Marx đă tiên tri : nền văn hoá tiêu thụ đang biến nó thành “ một xă hội mà những giá trị chủ đạo là giá trị của chủ nghĩa cá nhân phi xă hội tuyệt đối (...) hợp thành bởi những cá nhân đơn lẻ, vị kỉ đi t́m sự thoả măn (lợi nhuận, khoái cảm hay ǵ ǵ đi nữa) cho riêng ḿnh ” (tr.37), Marx vẫn thường coi chủ nghĩa tư bản là một h́nh thái cách mạng liên tục và thường trực mạnh mẽ nhất, lâu dài sẽ có khả năng chính nó sẽ huỷ diệt xă hội tư bản chủ nghĩa. Triết gia Gilles Châtelet đă luận bàn về cơn ác mộng của “ homo economicus [thằng người kinh tế], nửa công dân nửa Robinson Crusoë, ích kỉ và thuần lí, đơn độc như một nguyên tử trong dịch vụ và tiêu thụ, ra sức tối ưu hoá một “ best of ” những của cải và dịch vụ, và homo communicans [thằng người truyền thông], nửa công dân nửa máy ổn nhiệt [thermostat], cuộn ḿnh trong một cái bong bóng vật vờ trong không gian đậm đà cyber, nơi đây không c̣n xung đột hay đụng độ xă hội lỗi thời, tự hào ḿnh là phần tử tích cực và tồn tại đơn thuần như một con sán điều khiển học [kénia cybernétique] đút input ở đầu vào, xổ output ở đầu ra ” (49). Nhận định của Eric J. Hobsbawm tuy không tuyệt vọng đến thế song cũng bi quan lạ lùng : “ Đối với nhà thơ T. S. Eliot, “ thế giới này kết thúc như vậy đó, không nổ toang mà trong một tiếng rên ”. Thế kỉ ngắn XX đă kết thúc với cả hai ” (tr 32).
Nguyễn Quang
Bản dịch của Kiến Văn
Diễn Đàn Forum N°105 - tháng 3.2001
(0) Người dịch thành thực xin lỗi những độc giả không đọc được tiếng Pháp. Tŕnh độ Pháp văn và Việt ngữ của hắn không cho phép hắn liều lĩnh dịch mấy câu thơ của Saint-John Perse. Xin khất cho đến khi có bạn đọc vui ḷng gửi cho một bản dịch hay. K.V.
(1) Editions Complexe - Le Monde Diplomatique, 1999, 810 trang.
(2) Bằng chứng là bạn đọc vẫn mỏi mắt chờ đợi bài điểm sách về chủ nghĩa cộng sản châu Á.
(3) Lời nguyền này thốt ra khi đọc trên báo : cầu thủ bóng rổ Michael Jordan kí hợp đồng quảng cáo cho hăng Nike, mỗi năm được trả một số tiền tương đương với 2500 năm làm việc của một công nhân Indonesia (Nike có mở chi nhánh sản xuất ở đây). 2500 năm, nghĩa là lâu hơn cả tuổi đời của lịch Công nguyên, hay tính theo tín ngưỡng Phật giáo, 50 lần kiếp đầu thai.
(4) Toà án Tối cao Israel mới đây đă hợp pháp hoá việc tra tấn những người can tội khủng bố.
(5) Ngày 8 tháng 3-1917, cuộc biểu t́nh Ngày phụ nữ biến thành cuộc nổi dậy đ̣i bánh ḿ. Sau 4 ngày hỗn loạn, binh sĩ cô-dác quay sang ủng hộ người biểu t́nh, buộc Sa hoàng phải thoái vị.
(6) Có lẽ Hobsbawm sẽ không viết như vậy nếu ông được tham khảo những hồ sơ lưu trữ của Liên Xô, qua đó hiện ra một Lenin đôi khi nhỏ nhen, thù dai, luôn luôn khinh miệt các quyền tự do công cộng và tự do riêng tư, và nhất là coi rẻ mạng sống con người. Xem nghiên cứu của Nicolas Werth trong Sách đen của chủ nghĩa cộng sản.
(7) Hiệp ước Đức-Xô đă mở mắt cho nhiều trí thức về thực chất của chế độ Stalin. Có thể đọc Un testament espagnol (Một chúc thư Tây Ban Nha) của Arthur Koestler.
(8) Sau những nỗi kinh hoàng của chiến tranh, nhiều trí thức tin là đă tới ngày tàn của nền văn minh Tây phương. Thí dụ : đầu đề cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của Virgil Goerghiu : Giờ thứ 25. Văn hào Primo Levi (cuối cùng đă tự vẫn) tuyên bố : “ Những ai đă sờ thấy đáy vực thẳm, đă trông thấy bộ mặt của con quỷ Gorgon [quỷ tóc rắn trong thần thoại Hi Lạp], th́ đă chẳng trở về nữa rồi, mà nếu có trở về th́ cũng á khẩu không nói nữa ”.
(9) Bài ca của Bob Dylan có câu “ It’s hard rain that gonna fall ”, nhạc sĩ tưởng rằng cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba sẽ gây ra cuộc chiến tranh tận thế.
(10) Đó là những chu ḱ mà sách vở kinh tế học gọi là “ Chu ḱ Kondratiev ”, theo tên nhà kinh tế học Nga, người đầu tiên, trong những năm 1920, đă phát hiện qua những số liệu thống kê về giá cả (sau đó, Kondratiev cũng là một trong những nạn nhân đầu tiên của Stalin).
(11) Quá giản đơn, nhưng vẫn dai dẳng, bằng chứng là chúng đă được đầu thai trở lại vào thập niên 1980. Từ 15 năm nay, chính cái “ tư duy duy nhất ” này đă ngự trị trên hoàn cầu.
(12) Nói theo ngôn ngữ hiện nay của đời sống xă hội Pháp, có thể gọi là sống theo PACS (Pacte civil de solidarité / định ước dân sự liên đới), liên kết quyền lợi và nhiệm vụ của những lứa đôi (đối tính hay đồng tính) sống chung không hôn thú.
(13) Khó hiểu không kém là sự phân biệt tả/hữu, nhất là đối với một người không sống ở phương Tây. Những năm đầu ở Pháp, kẻ viết bài này tưởng rằng trong đời sống chính trị, có hai phe : phe “ nhân bản ” (kiểu Victor Hugo trong Những kẻ khốn cùng) và phe “ bên kia ”.
(14) Jörg Haider (cực hữu Áo) đă công khai ca ngợi chế độ quốc xă với thành tích này.
(15) Các công ti Ford và IBM đă tiếp tục làm ăn với nazi. Xem IBM et l’Holocauste vừa xuất bản của E. Black (nxb. R. Laffont).
(16) Xem bài về Sách đen của chủ nghĩa cộng sản (DĐ số 76, 7.98).
(17) Nếu để sang một bên bản hiệp ước Xô-Đức năm 1939, ván bài poker ngắn ngày giữa hai tên độc tài.
(18) Đó là tựa một cuốn sách của nhà kinh tế kiêm tư tưởng gia F. A. von Hayek (1899-1992, người Áo, nhập tịch Anh), xuất bản năm 1944 để lên án học thuyết của Keynes.
(19) Đây là ư nghĩa mà Hegel gán cho cụm từ “ xă hội dân sự ” (soci-été civile). Từ đó, cụm từ này mang nhiều ư nghĩa khác, nhất là từ khi “ xă hội ” dân sự phát triển ở các nước “ xă hội chủ nghĩa hiện tồn ”.
(20) Tác phẩm kinh điển của Keynes, Lí thuyết tổng quát về nhân dụng, lợi nhuận và tiền tệ, được xuất bản năm 1936.
(21) Ngày nay, GATT đă nhường chỗ cho Tổ chức Thương mại Thế giới wTO, mục tiêu đấu tranh số 1 của phong trào “ chống toàn cầu hoá ”.
(22) Hobsbawm c̣n cho biết là nền kinh tế chiến tranh kế hoạch hoá của các nước dân chủ Tây phương lại hiệu quả hơn hẳn các nước độc tài (tr. 75).
(23) Người viết xă luận của báo Times năm 1944 đă hạ bút : “ Cùng với chiến tranh, nạn thất nghiệp là căn bệnh tràn lan nhất, trầm kha nhất và nguy hại nhất của thế hệ chúng ta : trong thời đại ngày nay, nó là căn bệnh xă hội đặc trưng của nền văn minh Tây phương ”.
(24) Chẳng hạn Xă hội phong nhiêu của J. K. Galbraith, Bên kia Nhà nước ban phát của Gunnar Myrdal, Tương lai chủ nghĩa xă hội của Anthony Crosland.
(25) Năm 1959, trong cuộc tranh luận nổi tiếng diễn ra tại Hội chợ Hoa Ḱ tại Moskva, Nixon lúc đó là phó tổng thống.
(18) Đó là tựa một cuốn sách của nhà kinh tế kiêm tư tưởng gia F. A. von Hayek (1899-1992, người Áo, nhập tịch Anh), xuất bản năm 1944 để lên án học thuyết của Keynes.
(19) Đây là ư nghĩa mà Hegel gán cho cụm từ “ xă hội dân sự ” (soci-été civile). Từ đó, cụm từ này mang nhiều ư nghĩa khác, nhất là từ khi “ xă hội ” dân sự phát triển ở các nước “ xă hội chủ nghĩa hiện tồn ”.
(20) Tác phẩm kinh điển của Keynes, Lí thuyết tổng quát về nhân dụng, lợi nhuận và tiền tệ, được xuất bản năm 1936.
(21) Ngày nay, GATT đă nhường chỗ cho Tổ chức Thương mại Thế giới wTO, mục tiêu đấu tranh số 1 của phong trào “ chống toàn cầu hoá ”.
(22) Hobsbawm c̣n cho biết là nền kinh tế chiến tranh kế hoạch hoá của các nước dân chủ Tây phương lại hiệu quả hơn hẳn các nước độc tài (tr. 75).
(23) Người viết xă luận của báo Times năm 1944 đă hạ bút : “ Cùng với chiến tranh, nạn thất nghiệp là căn bệnh tràn lan nhất, trầm kha nhất và nguy hại nhất của thế hệ chúng ta : trong thời đại ngày nay, nó là căn bệnh xă hội đặc trưng của nền văn minh Tây phương ”.
(24) Chẳng hạn Xă hội phong nhiêu của J. K. Galbraith, Bên kia Nhà nước ban phát của Gunnar Myrdal, Tương lai chủ nghĩa xă hội của Anthony Crosland.
(25) Năm 1959, trong cuộc tranh luận nổi tiếng diễn ra tại Hội chợ Hoa Ḱ tại Moskva, Nixon lúc đó là phó tổng thống.
(26) Một số nhà kinh tế, chỉ dựa vào những con số cộng, c̣n liều lĩnh xếp Trung Quốc là cường quốc kinh tế đứng đầu thế giới.
(27) J.-C. Pomonti, L’Asie du Sud-Est durablement à la traine, Le Monde ngày 02.05.2001.
(28) Dấu hiệu chứng tỏ chủ nghĩa đế quốc càng ngày càng bị chê trách : người ta không dám nói tới “ thuộc địa ” nữa, mà nói lănh thổ “ uỷ thác ” (mandat), nghĩa là nhân loại để tỏ ḷng biết ơn đă “ uỷ thác ” những lănh thổ ấy cho các cường quốc chiến thắng, không phải để “ bóc lột ” các “ dân tộc bán khai ” (cường quốc nào lại “ nghĩ ” đến chuyện bóc lột như vậy, Hobsbawm viết mỉa, tr. 59) mà là để dẫn dắt họ trên đường tiến bộ.
(29) Năm 1919, ở Amritsar (Ấn Độ), một tên tướng Anh đă ra lệnh nă súng vào đám đông tay không đang chen chúc trong một khoảng đất khép kín, không lối thoát. Trong một chuyến đi thăm Ấn Độ mới đây, hoàng tế Philip đă t́m cách giảm nhẹ tội ác này, khiến cho dư luận hết sức công phẫn.
(30) Để tránh đi vào một cuộc luận chiến bất tận, xin nói ngay : đây là lập trường chung của các nước Arập. Đối với họ, Israel chỉ là khúc ruột thừa của Tây phương ở Trung Đông. Thực tế là vậy.
(31) Bal Ganghudur Tilak (1856-1920), một trong những chiến sĩ quốc gia đầu tiên của Ấn Độ, chủ trương trở về với nền văn minh và tôn giáo Ấn Độ cổ đại. Gần đây, những người kế tục Tilak đă thắng cử đảng Quốc Đại và lên nắm chính quyền.
(32) Nhắc lại vài con số : trước độc lập, 90 % dân số Ấn Độ mù chữ, và trước năm 1914, trên 600 người dân mới có một người biết nói tiếng Anh (hay một tiếng phương Tây).
(33) Nói đến canh tân và hiệu quả, kẻ viết bài này rất mong được độc giả lí giải cho điều bí ẩn này : người Trung Hoa đă sáng chế ra thuốc nổ, nhưng cái máy nỏ (arquebuse) và súng đại bác lại do người Âu sáng chế.
(34) Người ta nhớ tới bài viết nổi tiếng của Hồ Chí Minh khi t́m thấy ở chủ nghĩa macxit-leninit con đường cứu nước.
(35) Oligarchie
(*) Memento mori (Hăy nhớ tới cái chết của mi) là tấm h́nh người chết (hoặc h́nh bộ xương Tử thần) mà người Ki tô giáo thời Trung cổ thường mang trong ḿnh, để tự nhắc nhở rằng con người có sinh ắt có tử, rằng cái chết đang chờ đợi ḿnh.
(36) Nhân dịp này, xin đính chính một vài sai sót trong những bài trước : cú sốc dầu lửa thứ nhất xảy ra năm 1973, cú thứ nh́ 1979 ; Irak xâm lăng Koweit năm 1990. Số 108, tiểu đề đầu tiên (trang 11), xin đọc là : một lịch sử phái sinh (une histoire dérivée).
(37) Ở Pháp có đảng Démocratie Libérale của ông Alain Madelin, hai từ Démocratie (dân chủ) và Liberal phải hiểu theo nghĩa đó, mặc dầu các Chicago Boys sang làm cố vấn kinh tế cho Pinochet ở Chile đă chứng minh rằng đó là hai khái niệm khó đi đôi với nhau.
(38) Sự thất bại của Thatcher đă trở thành hiển nhiên khi triều đại của bà kết thúc năm 1990. Chính sách tư hữu hoá toàn diện đă làm tiêu tùng khu vực công cộng (năng lượng, bưu điện, giao thông vận tải) : đi xe lửa từ Southampton về London dưới thời Thatcher lâu hơn cả hồi thế kỉ XIX, đó là không kể nạn xe lửa đâm nhau mà báo chí đă nói nhiều. Tư hữu hoá như vậy, mà rốt cuộc người Anh phải đóng thuế nặng hơn dưới thời Công đảng trước đó.
(39) Thí dụ như trường hợp Nam Hàn : cuối thập niên 50, nông nghiệp chiếm 80 % dân số trong lứa tuổi lao động và 3/4 thu nhập quốc gia. Năm 1962, Nam Hàn bắt đầu kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Cuối thập niên 80, nông nghiệp chỉ c̣n chiếm 10 % tổng sản phẩm quốc nội và Hàn Quốc đứng hàng thứ 8 về mặt kinh tế trong các nước không cộng sản.
(40) Bạn đọc sinh sống ở Paris đi chợ ở khu phố tàu thử làm con tính nhỏ : giá chuyển chở hàng không tối đa không được quá bao nhiêu để mang tương cà mắm muối sang bán ở Pháp mà có lời ?
(41) Francis Fukuyama, The End of History and the Last Man, bản dịch Pháp văn : La fin de l’Histoire (Flammarion, 1992).
(42) Benjamin R. Barder : Djihad versus McWorld / Mondialisation et intégrisme contre la démocratie, Desclée de Brouwer, 1997.
(43) Bạn đọc cũng thấy là cung cách này c̣n rất phổ biến ở các nước thế giới thứ ba, cũng v́ thế mà chậm phát triển.
(44) “ Chiến sĩ ái quốc ” là những người Mĩ khởi nghĩa chống Anh trong cuộc Chiến tranh độc lập cuối thế kỉ XVIII. Ngày nay, nó ám chỉ một phong trào bí mật chủ trương dùng vũ lực lật đổ Nhà nước liên bang. Timothy McVeigh, người chủ mưu vụ tàn sát ở Oklahoma City, vừa bị xử tử h́nh, nằm trong phong trào này.
(45) Xin nêu vài thí dụ : Renault ở Bỉ, Marks & Spencer và Bata ở Pháp..., đó là không kể ở thế giới thứ ba, nhiều nơi công nhân bị bóc lột như dưới chế độ nô lệ.
(46) Vụ án Yahoo (trạm bán hiện vật nazi) trước toà án Pháp thể hiện xu hướng của các công ti xuyên quốc gia là muốn đứng lên trên pháp luật quốc gia.
(47) K. Okmae : The Borderless World : Power and Strategy in the Interlinked Economy (1990), bản dịch tiếng Pháp : De l’Etat-nation aux Etats-régions, Dunod, 1996.
(48) Những người chống toàn cầu hoá cũng đă đáp lễ bằng khẩu hiệu Thế giới không phải là món hàng.
(49) G. Châtelet : L’homme pour qui la résignation était ringarde / Relire Marx pour ne pas vivre comme les pous, 1998.