nam dao giới thiệu:

nam dao giới thiệu:

Đầu năm. Hên ghê: được đọc một thi sĩ nói về thơ, thi sĩ thứ thật, nói về thơ thật, không là những nhúm chữ nhăn nheo già cỗi, vết ngang vết dọc uốn éo những diễn ngôn có vần nhàm chán. Thích quá, nên xin giới thiệu:

 

Đầu năm Nhâm Th́n, tṛ chuyện về thơ cùng thi sĩ Ngu-Yên  

Lương Thư Trung   10.02.2012

nguồn: Damau.org

NguYen2008

Nhà thơ Ngu Yên vào năm 2008

Lương thư Trung (LTT):

Mến chào thi sĩ Ngu-Yên,

Với tập thơ đầu tay của anh “Hóa ra nét chữ lên đàng quẩn quanh” do nhà Văn Nghệ California (Hoa Kỳ) xuất bản năm 1986, sau đó anh cho ra đời thêm sáu tác phẩm nữa (1). Vậy anh bắt đầu học làm thơ từ khi nào, thưa anh?

Ngu-Yên (NY)

Má tôi thứ chín. D́ Năm là một người đàn bà tài hoa. D́ đẹp gái. Học vơ. Mở nhà hàng tây. Theo lục lâm thảo khấu qua Miên buôn lậu vàng. Mở hăng bán rượu. Khi chí khí th́ như Đoàn thị Điểm. Khi bông lơn th́ như Hồ Xuân Hương. Lấy chồng sớm. Dượng thuộc về điền chủ, ruộng nương c̣ bay thẳng cánh. Chồng qua đời. D́ năm có một gia tài lớn. Tha hồ làm nghệ thuật cho đến khi sạt nghiệp. Nghèo tận cùng rượu đế.

D́ Năm dạy tôi làm thơ. Bài thơ lục bát đầu tiên khi tôi về Bồng Sơn tắm sông Lại Giang với ba. Những vần lục bát, yêu vận, cước vận, bằng trắc chỉnh tề, do d́ Năm chỉ dẫn. Ba tôi rất thích, bắt tôi phải đọc cho các chú bác khác nghe, lúc đó tôi lên 7. Người nghe vỗ tay rất lớn, có lẽ v́ ba tôi là quận trưởng Bồng Sơn. Từ như vậy, tôi làm thơ.

D́ Năm đọc tập thơ đầu tay, thơ học tṛ, của tôi. D́ nói, nếu muốn kể chuyện nên viết văn. Làm thơ là gợi chuyện.

LTT:

Anh hiểu thế nào về cái ư của D́ Năm?

NY:

Sau này tôi hiểu được ư của d́. Chuyện không phải là câu chuyện t́nh tiết có đầu có đuôi, mà là một điều ǵ muốn nói. D́ đang đổ bánh bèo ăn trưa. D́ dọn lên bàn một dĩa cho tôi và nói, nếu d́ là nhà văn, d́ sẽ đổ bánh bèo theo ư ḿnh rồi mời con ăn. Nếu d́ là nhà thơ, d́ sẽ cho con biết cách làm bánh bèo của d́ rồi nói con hăy tự đổ lấy mà ăn.

Có điều muốn nói, nhà văn diễn tả và hướng dẫn người đọc theo ư họ. Nhà triết học sẽ gợi cho người đọc thao thức, triền miên với những câu hỏi. Không nhất thiết phải có câu trả lời. Nhà thơ gợi cho người đọc bởi ư tứ, h́nh tượng và mỗi người đọc sẽ có một điều ǵ để nghe, để nói. Không nhất thiết giống như điều muốn nói của nhà thơ. Nhà văn quan tâm điều muốn nói. Nhà thơ quan tâm điều muốn nghe.

LTT:

Rồi D́ Năm c̣n dạy anh điều ǵ nữa không?

NY:

D́ gắp một cục than đỏ từ ḷ ra bỏ xuống sàn xi măng. D́ nói, Bài thơ chết là cục than lạnh cần phải nung lửa. Bài thơ hay cần có lửa. Cục lửa đỏ chưa phải là thơ. D́ múc một vá nước lạnh nhểu lên cục lửa. Xèo, xèo bốc khói. D́ nói, khói mới là thơ. Mỗi người đọc, kể cả người làm thơ phải tự nhểu nước và ngạc nhiên với khói. Không có khói nào bay lên giống khói nào. Cục lửa mà không gặp nước để bốc khói, cứ măi đỏ hồng sẽ trở thành tro tàn. Những thơ sôi sục t́nh tự rồi sẽ tàn bay theo gió.

Sau này, mỗi lần làm thơ, tôi lại nhớ đến khói. Có lần theo dơi nhà văn B́nh Nguyên Lộc và các văn tài khác tranh luận về câu thơ Kiều của Nguyễn Du: Hàng thần lơ láo phận ḿnh ra sao? Thông thường, người ta cho rằng Từ Hải ra hàng triều đ́nh nên có tâm sự như Nguyễn Du. Tâm sự của hàng thần. Nhà văn B́nh Nguyên Lộc lại cho rằng, Từ Hải / Nguyễn Du nh́n lũ thần đă ra hàng, đang lơ láo rồi tự ngẫm, phận ḿnh biết sẽ ra sao. Đọc thơ và lănh hội thơ là nghệ thuật. Đă là nghệ thuật, mỗi người sẽ khác nhau.

LTT:

Vậy theo anh, người đọc thơ trước tiên họ bắt gặp cái ǵ, vào lúc nào và tại sao họ đọc bài thơ này mà không là bài thơ khác?

NY:

Người đọc thơ, đầu tiên là gặp gỡ bài thơ. Tại sao trong trăm ngàn bài thơ hiện hữu, ta lại thích đọc một số bài thơ mà thôi? Có thể t́nh cờ. Có thể hữu duyên. Có thể có chục lư do khác nhau. Tựu trung như có nhiều người gặp mặt mà ta không ưa thích, không trở lại, t́m cách thối lui sớm. Có nhiều người mới gặp đă thích nhau. Thân thiện, thân hữu. Lư do là hạp nhăn.

Mỗi người đọc sẽ hạp một số loại thơ hoặc chỉ một loại thơ. Mỗi người đọc ưa thích một tác giả hoặc một số tác giả. Người có tŕnh độ thưởng thức sẽ đọc nhiều loại thơ, nhiều tác giả hơn. Nhưng rồi cũng có loại thơ hoặc tác giả mà ta sẽ nghiêng ḿnh, bỏ đi. Sự yêu thích hoặc chối bỏ của mỗi người dù cho họ là ai cũng không đáng quan tâm.

LTT:

Như vậy, phải chăng người đọc thơ họ đang muốn nghe tác giả nói ǵ về những điều mà họ rất muốn nghe ?

NY:

Trong khi nhà thơ gợi thơ. Người đọc nắm bắt rồi khơi dậy những điều muốn nghe, trong vô h́nh. Đối với người đọc, điều muốn nghe có thể sẽ trở thành điều muốn nói. Hoặc điều muốn nghe trở thành câu trả lời những thắc mắc nào đó trong thế gới riêng tư của họ.

LTT:

Và nếu anh là người đọc, anh sẽ bắt đầu đọc một bài thơ như thế nào?

NY:

Đọc thơ. Đọc từ tựa đề, câu cú, ngôn từ. Từng hàng, từng chấm phết để ư tứ thơ thâm nhập vào tâm cảm. Lúc này, bề mặt của bài thơ là nguyên nhân cho người đọc theo dơi. Thuyết phục, chia xẻ, hấp dẫn….lôi kéo người đọc lần ḍ theo từng tứ thơ, ư thơ để đào xới vào chiều sâu của bài thơ.

LTT:

Anh nghĩ thế nào về ngôn ngữ, h́nh tượng, màu sắc, âm thanh trong các bài thơ ấy?

NY:

Ngôn ngữ, h́nh tượng, màu sắc, âm thanh là những yếu tố hàng rào. Ngăn giữa người đọc và bài thơ. Để t́m những ǵ tiếp theo, phải leo qua hàng rào. Dễ hay khó là tùy tác giả dựng nên hàng rào này bằng cách nào. Có hàng rào kín. Có hàng rào hở. Có hàng rào cao. Có hàng rào thấp. Hàng rào như bức tường. Hàng rào bằng dậu Dâm bụt. Hàng rào có ve chai. Hàng rào có dây kẽm. Có người đọc nản ḷng quay bước. Có người thích thú vượt qua.

Hàng rào càng khó vượt càng cần có khả năng, có ḷng ṭ ṃ, có thú vị khi leo trèo.

LTT:

C̣n nhiều bài thơ chỉ ngừng lại nơi bề mặt th́ sao?

NY:

Có nhiều bài thơ chỉ ngừng nơi bề mặt. Có nhiều sắc đẹp mà vô duyên. Có nhiều vẻ b́nh thường mà khiêu khích rủ rê. Cho dù một bài thơ hoàn tất nơi bề mặt cũng chỉ đạt được ḷng yêu thích mà thôi. Những bài thơ này thông thường là những bài thơ dạt dào t́nh cảm, thương, yêu, hận, thù, tức tối, chán nản, tuyệt vọng…… Đọc là hiểu liền. Chia xẻ được tâm tư của tác giả một cách trực tiếp. Không nghi ngờ. Thơ t́nh lăng mạn, thơ khẩu khí, thơ tuyên truyền, thơ b́nh dân…..

Nói như vậy không phải loại thơ này là dở. Đa số quần chúng rất yêu thích và truyền tụng những câu thơ. Như, Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông… Một người chín nhớ mười mong một người….A ha chí lớn trong thiên hạ… Không đựng đầy trong đôi mắt giai nhân… Chí ta ta biết. Ḷng ta ta hay…. V́ bản chất t́nh cảm và dễ hiểu, thơ này thường nằm vào dạng thơ hay. Nói một cách vô thưởng vô phạt.

Đa phần người đọc thơ là để giải trí. T́m tâm t́nh , tâm sự trong bài thơ mà ḿnh có thể thông cảm. Bài thơ trở thành hay khi tâm sự của tác giả giống như tâm tư của ḿnh. Bài thơ trở nên dễ thương khi ư tứ, h́nh tượng gợi lại một thời "ngây thơ" nào đó của người đọc. Bài thơ tâm sự. Bài thơ nỗi ḷng. Bài thơ đồng thanh tương ứng. Bài thơ đồng khí tương cầu……

Chính v́ thuyết phục cảm tính của người đọc một cách dễ dàng nên rất nhiều người làm thơ đă chọn lối làm thơ "tán tỉnh". Cố t́m những ư tứ, ngôn từ, h́nh ảnh bắt mắt, phóng đại, cực đoan, đôi khi giả tạo, để chiếm cảm t́nh người đọc. Sự ngưỡng mộ này rất cần thiết cho một số tác giả không chịu nỗi sự cô đơn của văn chương. Và cái Tôi lớn hơn cái Thơ.

LTT:

Làm sao biết được những nhà thơ "tán tỉnh" này?

NY:

Rất dễ nhận ra, họ hay khoe thơ.

D́ tôi nói, thơ mà phải khoe tức là người làm thơ thiếu ḷng tin. Một phụ nữ thích nói về những chỗ đẹp, tức là nàng đang lo nghĩ đến chỗ không đẹp. Dĩ nhiên, nàng che kín. Một người có tài thật, anh ta làm những việc đó rất b́nh thường nhưng có kết quả kỳ diệu và người xung quanh sẽ thấy. Dẫu cho không thấy, th́ đă sao. Chỉ có một đời để sáng tác. Lên Thiên Đàng, Niết Bàn, xuống Hỏa Ngục, Địa Ngục… không c̣n thơ văn nữa. Có ai biết trên trời cao dưới đất sâu, có thi sĩ, văn sĩ, họa sĩ…nghệ sĩ nào không?

LTT:

H́nh hài bài thơ, theo anh, có quan trọng lắm không?

NY:

Những người làm thơ đều biết tầm quan trọng của h́nh hài bài thơ. Khi độc giả và bài thơ gặp nhau, thơ không chỉ cất tiếng chào mà cả bài thơ đều đứng lên từ trang giấy để tự giới thiệu. Giới thiệu bài thơ là ai, không phải của ai. Giới thiệu lư do, mục đích, ư nghĩa, tâm sự và đón nhận độc giả. Muốn làm tṛn những tiêu chuẩn trên, không phải dễ. Tôi bật cười khi nghe bạn tôi nói như vậy. Đâu cần phải quá nhân cách hóa. Thơ và người gặp nhau như một chút duyên thú vị. Đọc thấy thích. Đọc thấy hay. Đọc thấy xứng. Là đủ. Dù từ cách nh́n nào, bề ngoài và h́nh dáng của bài thơ là sắc diện đầu tiên được chú ư đến.

LTT:

Triết học và thi ca thường có điều ǵ giống nhau không, nếu có th́ giống nhau ở điểm nào?

NY:

T́m đến thơ như t́m đến những thao thức của người về người và cho người. Triết học và thi ca đều đặt ra những câu hỏi. Thơ có câu hỏi siêu h́nh như triết, có câu hỏi về tâm như đạo, có câu hỏi về t́nh như tâm lư học, có băn khoăn tầm thường mỗi ngày như nhân sinh quan. Câu trả lời của triết tràng giang đại hải. Vẫn chưa có kết luận. Người đọc suy tư, càng đào sâu vào triết càng bế tắt. Thơ không trả lời như một kết luận. Mọi câu hỏi trong thơ, được trả lời bằng ẩn dụ, bằng cách sơn đả ngưu, bằng kích thích hoặc gợi ra một điều ǵ chỉ riêng cho người đọc đó mà thôi.

LTT:

Bài thơ có bề mặt hấp dẫn, thi vị, bắt mắt có phải là bài thơ hay đúng nghĩa không?

NY:

Lúc trẻ ở nhà ḍng, tôi học cách trở thành thầy tu. Đi đứng nằm ngồi theo đúng lễ. Nh́n không láo liên. Nói không bừa băi. Thấy phụ nữ không xôn xao. Thấy người quan quyền, giàu có không nịnh bợ……..Tập làm một người nghiêm kính dù chỉ bên ngoài, cũng không phải dễ.

Mỗi mùa hè về thăm nhà, d́ Năm thường nói với tôi, cháu trông như ông cụ. Rồi d́ th́ thầm vào tai tôi, cô Trân có đẹp không? Hóa ra d́ đă biết tôi cùng vài đứa em họ hay ŕnh xem cô hàng xóm tắm đêm. Xóm mới của tôi ở Nha Trang thời ấy có hai cô rất bắt mắt, Thắm và Trân. Cả hai đều vóc dáng hấp dẩn. Đẹp. Mỗi người mỗi vẻ. Có thể nói, mỗi cô là mỗi bài thơ.

Bài thơ có bề mặt hấp dẫn, thi vị, bắt mắt, thuyết phục chưa hẳn là một bài thơ hay đúng nghĩa nhưng một bài thơ hay thật cần có một bề mặt xứng đáng. Nếu không, cổ nhân làm sao có câu: Nhất lé nh́ lùn tam hô tứ sún.

Bề mặt của bài thơ được tŕnh bày theo truyền thống là thể thơ và văn phạm của câu cú. Những thay đổi của du nhập các thể thơ thế giới như Hài Cú, Tân h́nh thức, Tự do… làm h́nh hài thêm phong phú.

LTT:

Anh nghĩ sao khi Hoài-Thanh & Hoài-Chân phê phán thơ Nguyễn Vỹ lập dị, trang trí bên ngoài?

NY:

Rất tiếc v́ hai ông Hoài Thanh và Hoài Chân chưa gặp Lady Gaga. Người Việt rất trọng bề ngoài và trọng những bề ngoài tôn kính, nghiêm và buồn cho dù giả tạo. Thà chọn lầm đạo đức giả hơn là chọn bề ngoài trung thật nhưng thiếu đứng đắn. Thế nào là đứng đắn? Thế nào là đàng hoàng? Người đứng đắn đàng hoàng thật sống với hảnh diện. Người đứng đắn đàng hoàng giả, sống chán như sắp chết.

LTT:

Anh có thể nói rơ thêm một chút về Lady Gaga?

NY:

Lady Gaga là nghệ thuật. Những điều cô làm không giống bất cứ một ai nhưng là nỗi niềm của nhiều ai đang cần giải tỏa. Những sáng kiến, sáng tạo, sản phẩm, công tŕnh, tŕnh diễn, ca hát … của Lady Gaga toàn bộ trở thành nghệ thuật Gaga phá biên. Nếu gọi là lập dị, đây là một lập dị cần thiết để phá vỡ những giới hạn đang chín mùi của nghệ thuật thế giới. Nhưng giữa lập dị và sáng tạo cái mới là một ranh giới tâm lư mà thời gian là câu trả lời. Khi Picasso bắt đầu vẽ tranh lập thể, có lập dị không? Chắc chắn có lắm kẻ x́ xào phê lén, phê thẳng. Rồi sao? Nhờ nghệ thuật Picasso, chúng ta mới cảm thấu sự phức tạp trong mỗi con người. Nếu gọi Gaga là tiên tiến, đây là một tiên phong đáng ca ngợi. Gaga như Picasso, vẽ lại bên trong thời đại của họ. Khác chăng, Picasso vẽ trên khung vải. Gaga vẽ lên thân thể, mặt mày, áo quần và cuộc sống của cô. Cái mới và cái lập dị giống nhau bên ngoài, khác nhau bởi sự trung thực bên trong. Nói một cách khác, nếu Michael Jackson đă "vẽ" được thế hệ của ông, con người của tâm ma, khao khát sống trong dày ṿ của đời sống ngắn ngủi. Tung hê t́nh dục, thống khoái bạch phiến, vùng vẫy giữa giăng mắc của xă hội, tôn giáo. Th́ Lady Gaga đang "vẽ" lại thế hệ của cô. Khao khát sáng tạo như Bill Gate, Steve Jobs. Thèm muốn danh vọng, giàu có bằng những con đường ngắn, tắt, độc đáo. Phá vỡ những ư tưởng truyền thống của bằng cấp và giá trị con người đo bằng luân lư và tôn giáo. Giá như D́ Năm c̣n sống, chắc bà cũng hoan nghênh Lady Gaga.

 

LTT:

Anh nghĩ sao về thơ thật và thơ giả?

NY:

Thơ là sản phẩm của người. Người giả thơ giả. Người thật thơ thật. Thơ thật chưa hẳn đă hay nhưng thơ giả th́ không có giá trị ǵ. Biết bao những bài thơ, câu thơ vay mượn t́nh ư đă có trong thư viện tâm tư. Hễ yêu là phải như vầy…..Hễ thất bại là phải như kia….Chữ rầm rộ mà vô ư. H́nh tứ v́ quen thuộc mà vô tâm. Nhai lại Đường thi. Nhai lại Du thi. Nhai lại Nhật thi. Nhai lại Tây thi. Nhai lại những thơ nổi tiếng. Rồi phun ra chưa kịp nuốt.

LTT:

C̣n “thơ biểu diễn” và “thơ đóng tuồng” th́ sao?

NY:

Một trong những loại thơ "biểu diễn" bề ngoài thường gặp là thơ "thương vay khóc mướn". Rảnh rang không biết làm ǵ, làm thơ. Buồn buồn nổi hứng, cần phải làm một cái ǵ, làm thơ. Than ngắn thở dài. Thương thân trách phận. Thích nước mê ṇi. Thế ta hành đạo…….Cứ nhắm vào các đề tài quần chúng như quê hương, cha mẹ, t́nh nhân, thất thế, thất bại…… trang bị những h́nh ảnh quen thuộc rồi phóng đại. Trang hoàng bằng ngôn ngữ dễ cảm, nhiều tĩnh từ êm êm, sướt mướt…. càng dễ lấy ḷng…Thơ cứ thế là chắc được ưu ái. Cô Kim Cương đóng vai đào thương trên sân khấu khiến cho khán giả rơi lệ nhiều hơn tác giả. Tài tử đóng phim anh hùng, khiến người xem ái quốc. Thơ đóng tuồng cũng có công phu nhưng là công phu không thuộc về thơ.

LTT:

Anh nghĩ sao về thơ hai chiều?

NY:

Thơ hai chiều, trải chữ, ư và tứ kín cả bề mặt, chiều rộng lẫn chiều ngang. Tất cả chào hàng, không giấu giếm, không dư niên hậu. Ưu điểm, dễ làm người đọc đê mê. Dễ chinh phục những tŕnh độ thưởng ngoạn b́nh b́nh. Khuyết điểm, thường không nặng giá trị bao nhiêu. Gọi là thơ ruột để ngoài da.

LTT:

C̣n chiều thứ ba của thơ nằm ở đâu?

NY:

Chiều thứ ba của thơ, nằm ở bề sâu.

Từ đời xưa, nhà Tống bên Trung Hoa, nhà thơ Mai Thánh Du đă chủ trương, làm thơ, ư phải mới, nhất là phải hàm súc. Lời phải khéo. Diễn được những điều cổ nhân chưa diễn. Tả được những điều khó tả….Vậy sao thơ ngày nay, ư lại cũ, tứ lại xưa.

Trong các loại nghệ thuật, thơ là dễ sáng tác nhất. Ai mà chẳng có tâm sự, cảm xúc. Ai chẳng có lời lẽ, ngôn ngữ. Chỉ cần giấy mực, bài thơ ra đời. Dài ngắn, cao thấp, sâu cạn ra sao cũng được gọi là thơ. Nhưng càng tiến sâu vào, thơ lại trở thành một nghệ thuật vô hạn. V́ sao?

Ư tứ ảnh tượng của thơ rất phức tạp và không có ranh giới phân biệt rơ ràng. Có người cho rằng tứ thơ bao trùm ư thơ. Ngược lại, có kẻ nói, tứ thơ tạo nên ư thơ. Ảnh và tượng (hiện tượng) có khi là chi tiết có khi là nội dung có khi là tứ có khi là sự chuyển tiếp đến những ǵ vắng mặt trong bài thơ.

Để hiểu một bài thơ của một thi sĩ sâu sắc không phải dễ. Đừng nói là dịch. Mỗi dân tộc sử dụng ngôn ngữ và ảnh tượng liên hệ khác nhau. Nhà thơ Hoa Kỳ nói đến con chim ó khác với h́nh ảnh con ó ở Phi Châu. Ông ta có thể đang diễn tả ḷng yêu quê hương trong khi ở Phi Châu người ta diễn tả cuộc săn bắn. Con dê xồm ở Việt Nam dịch ra tiếng ngoại quốc nhiều khi thấy dễ thương.

Chiều sâu của thơ là tứ trên mặt, tứ sau lưng, tứ ẩn tàng, ư tŕnh bày, ư gợi ư, ư ẩn dụ, ư mở rộng, ư đào sâu, h́nh gợi tứ, h́nh gợi cảm, h́nh gợi h́nh…. và ngôn ngữ.

Hồn đẹp của ngôn ngữ có tính đặc thù của mỗi dân tộc. Người có thể học tiếng mẹ nuôi rành rọt nhưng khó thở ra lời như tiếng mẹ đẻ. Người ta nói Dịch là phản cũng v́ lư do này. Ngôn ngữ thơ của Bùi Giáng vừa uyên bác vừa sáng tính. Lợi hại nhất là tự nhiên. Ngôn ngữ thơ của Hàn Mặc Tử vừa bí ẩn vừa đau thương một cách tự phát. Ngôn ngữ thơ của Nguyễn Tất Nhiên b́nh dị, sáng tính trong cách hành chữ….. Sự thành công phát ra từ ḷng trung thật với thơ. Làm thơ là làm thơ không có lư do nào khác quan trọng hơn. Thơ không cần phải đến từ sự thật. Thơ có thể đến từ hư cấu, từ mộng mơ, nhưng hành tŕnh diễn đạt thơ phải là hành tŕnh chân thật.

Ư tứ và ảnh trong thơ là những thi tố có tính quốc tế. Chính những thi tố này mới cảm ứng được nhân loại không phân biệt ngôn ngữ, văn học, sắc tộc, màu da…Bằng những cách riêng, ngôn ngữ của mỗi thi sĩ sẽ đưa những thi tố vào người đọc. Chính thực phẩm tinh thần này mới tạo ra giá trị của bài thơ hoặc giá trị của một ḍng thơ. Thế giới có thể trao tặng cho nhau những món quà thi ca bằng cách chuyển những ư tứ ảnh của thơ dân tộc qua những ngôn ngữ khác.

Trên bề mặt bài thơ, các thi tố như từ ngữ, văn phạm, h́nh ảnh, biểu tượng, điển cố, ẩn dụ…. đều mang một thi vị riêng không cần phải bắt buộc như bản chất, nội dung của nó. Đối với thi sĩ, những điều viết ra trên mặt giấy, chưa hẳn là điều ông muốn chia sẻ. Chữ nằm ngay ngắn kia, ư nghĩa rành rành, có thể ông để từ ngữ đó hiểu một cách khác hơn.

Thi tố có bản tính liên tưởng, hàm ư, cô đọng, biểu hiện, biểu tượng, mơ hồ, không xác định…….Do đó, một bài thơ hay thường được cảm và hiểu nhiều khía cạnh khác nhau. Không ai hiểu đúng hơn ai. Thơ dành cho người đọc. Đọc thơ là kinh nghiệm cảm nhận riêng của mỗi người.

LTT:

Ngoài ra, thơ có chiều thư tư không anh?

NY:

Chiều thứ tư của thơ nằm ở những khoảng trống trong thơ.

Giữa chữ trong câu, giữa câu và câu, giữa bài thơ có nhiều lỗ trống. Những khoảng trống càng nhiều, càng lớn, thơ càng phong phú, càng gây thú vị cho trí tưởng tâm tư của thưởng ngoạn. Giá trị của bài thơ, đôi lúc không nằm ở chữ mà nằm chỗ không có chữ.

Những suy tư triền miên, những cảm ngộ bất thường, những tương liên kinh nghiệm của sống, làm sao thi sĩ có thể nói hết trong đôi lời. Chắc ǵ đă nói hết trong một cuốn sách ngàn trang? Chắc chắn, nói một đời chưa hết. Do đó, giữa ư tứ và ngôn từ là những khoảng trống gợi lên "điều chưa nói". Cái sâu sắc, cái thâm trầm, cái lắng đọng phải chăng là cái không cần phải nói? V́ nói ra chưa chắc ai đă hiểu ai. Vậy th́ gợi ra cho mỗi người tự bốc khói riêng tư.

Tất cả những cái này tạo ra cái đẹp của thơ.

D́ Năm tôi nói, có chỗ chưa đúng. Cô Thắm Cô Trân nh́n thấy đẹp như thế nào là tùy mỗi người nhưng nhiều người thấy hai cô ấy đẹp. Các cô khác trong xóm không được coi là đẹp mặc dù cô Thanh trông rất mặn mà. Cô Trang, gợi cảm. Cô Thúy, ấn tượng. Cô M. lai tây trông hấp dẩn… Cái phức tạp của đẹp không phải v́ căn cứ trện yếu tố mà v́ cảm nhận nghệ thuật. Sự cảm nhận này lại có căn bản từ một số giá trị thưởng ngoạn và định giá đương thời. Nhưng quan trọng hơn trong cảm nhận nghệ thuật là những giá trị mới chưa trở thành khoa bảng.

D́ Năm chỉ cho tôi xem, những phụ nữ trong tranh của thời Trung cổ, thần tượng mỹ nhân, cô nào cũng tṛn tṛn. Ṿng nào cũng tṛn tṛn. Có cái nay mum múp mới hấp dẩn. Bây giờ ṿng một, phải căng. Ṿng hai phải nhỏ. Ṿng ba phải phồng. Như các cô đào trẻ trong cinê: BB.CC.MM…… D́ kết luận, một bài thơ đẹp tạo cảm tưởng hay. Một bài thơ hay tạo cảm tưởng đẹp. Đẹp và hay mỗi thời có mỗi tiêu chuẩn. Bây giờ cháu làm thơ hay như thơ Đường là vô ích v́ người đẹp ấy đă qua đời.

Càng làm thơ lâu ngày, tôi càng cảm được cái đẹp cái hay của thơ. Chúng không nằm trong h́nh thể và nội dung của bài thơ mà chúng ở trong phong thái do bài thơ tạo ra.

LTT:

Vậy, “phong thái” ở đây là ǵ, thưa anh?

NY:

Phong thái không phải là giá trị tư tưởng, giá trị nhân sinh…… mà là giá trị nghệ thuật. Phong thái là sự kết tinh của bài thơ, tạo nên không khí cho người đọc đi vào. Tạo nên thú vị cho người đọc thưởng thức. Tạo nên say mê cho người đọc ch́m đắm. D́ tôi nói, nam nữ yêu nhau không hẳn v́ đẹp v́ tài mà v́ xúc tác của t́nh yêu. Yêu thơ cũng vậy thôi.

D́ hỏi, lúc cháu coi trộm cô Trân tắm, cháu có làm thơ không? – Dĩ nhiên là không. Vậy cháu làm thơ về cô Trân lúc nào? Có phải lúc cháu ngồi một ḿnh. Nhớ lại. Rạo rực. H́nh ảnh uốn éo. Rồi cảm xúc khơi lời lẽ thành h́nh.

Nhưng bài thơ xuất hiện lúc đó chỉ để thỏa măn tâm t́nh khao khát đang xung động. Không có ǵ đáng để lại ngày sau. Nếu cháu chờ được một thời gian, cô Trân sẽ không c̣n là cô Trân. Trần truồng không c̣n là trần truồng. Bây giờ nếu thơ đến với cháu, sẽ có nhiều ư tứ sâu sắc hơn và mỹ vị hơn. "Điều muốn nói" trong thơ sẽ trưởng thành theo thời gian. Rồi hoặc nó chết đi trong quên lăng hoặc sống sót rồi lớn lên bằng thơ. Thường khi không phải chỉ trong một bài mà lui tới trong ḍng thơ. D́ nói, người làm thơ biết giữ thơ khiến thơ thường sẽ dậy men hay hơn. Biết nén thơ khiến thơ hay sẽ đào sâu vào giá trị.

LTT:

Có lần trong một cuộc tṛ chuyện với một anh bạn, tôi có đặt câu hỏi: “Thế nào là thơ hay và thơ giá trị?,” anh ấy tránh, không trả lời trực tiếp. Vậy theo anh th́ sao?

NY:

Thơ hay và thơ có giá trị nhiều khi khác nhau. Bài thơ hay chưa hẳn đă có giá trị. Thông thường bài thơ giá trị đọc vài lần đầu thường thấy không hay. Thông thường thấy khó hiểu và dở. D́ Năm nói, cái hay làm thơ được ngưỡng mộ và chú ư lâm thời. Cái giá trị làm cho thơ sống lâu.

Sau bao năm d́ qua đời, tôi vẫn tiếp tục học làm thơ. D́ nói, thơ là để sống với và tôi sống với thơ như sống với vợ. Vẫn không bao giờ hiểu thấu thơ cũng như không thể hiểu đàn bà. Bây giờ tôi mới nghiệm ra câu nói của d́, làm thơ là dùng nỗi buồn này giải tỏa nỗi buồn kia. Dùng đau khổ này giải thích đau khổ khác. Cho cùng, làm thơ quan trọng hơn bài thơ.

You-Must-Revise-Your-Life

LTT:

Vào đầu cuốn sách “You Must Revise Your Life” trong loạt sách viết về sáng tác, William Stafford (2) kể lại những dấu ấn trong đời sống đă đưa ông vào đường sáng tác. Những kỷ niệm thời thơ ấu với mẹ cha, bằng hữu. Những lây lất xông pha vào đời. Những dữ liệu đă và sẽ là những chất liệu cho sáng tác của ông.

Là một người làm thơ lâu năm, anh có khi nào đọc cuốn "You Must Revise Your Life" của William Stafford không?

NY:

Tôi đọc cuốn sách này, ấn hành 1986. Xuất bản do đại học Michigan, trong loạt sách: Poets On Poetry. Thỉnh thoảng đọc lại, vẫn thấy thú vị. Cho dù giữa ông và tôi có rất nhiều dị biệt. Nhất là niềm tin vào tôn giáo. Tôi có chọn ghi lại những ư nghĩ về tác phẩm này, phần lớn v́ sự khác biệt sẽ là cách phản chiếu con đường sáng tác của tôi. Điều lớn lao mà tôi học được từ loạt sách Poets On Poetry là tôi sáng tác một ḿnh cùng một lúc sáng tác chung với nhiều người xung quanh. Sáng tác là con đường cô đơn nhưng không phải đi cô quạnh. Tôi đi với nhiều người cô đơn khác và cho dù đi với nhau, chúng tôi vẫn một ḿnh.

Ngày mai chúng ta sẽ rời nơi đây

Có người vui, có người buồn

Có kẻ trở về quê quán

Có kẻ lang thang cho đến khôn cùng

Hai tuần qua, một tuần qua, một ngày qua…

Ngoảnh mặt lại đă mất

Bạn biết rồi, đó là giao ước

Không đáng quan tâm

Ê, nếu lần này OK

Thế giới có thể gây kinh ngạc

Tất cả chúng ta đi về đâu

Không ai biết

Loanh quanh không câu trả lời

Tôi nghĩ rằng cũng tốt thôi

(Đọc Leaving a Writers’ Conference)

Đa số thơ của William Stafford có chữ nghĩa, câu cú rất b́nh dị. Đọc là hiểu nghĩa liền. Vừa hiểu xong, lại có cảm giác ông muốn nói điều ǵ khác. Đi ra khỏi buổi hội nhà văn, phảng phất như đi ra khỏi đời sống nhưng lại cảm được như đang xa ĺa chốn văn chương. Để rồi nhận ra những cái cớ trong thơ để khơi dậy nhận thức MẤT. Mất cái ǵ? Cái ǵ rồi cũng mất. Thái độ ra sao? – …cũng tốt thôi..

LTT:

C̣n khía cạnh siêu h́nh trong thơ William Stafford th́ sao?

NY:

Đa số thơ của ông thuộc về dạng siêu h́nh. Ông thuộc loại người tin tôn giáo. Một giáo đồ tốt. Thơ ông có hoài nghi nhưng không đánh đổ thần tượng. Thơ ông có câu hỏi bỏ lững không trả lời nhưng qui về một mối không cùng cực bi quan. Thơ ông thâm trầm nhưng không nghiệt ngă.

LTT:

William Stafford cho rằng: “Viết bài thơ không khó. Như bơi vào trong rọ bắt cá. Phân tích bài thơ, sẽ rất khó. Như bơi ra khỏi rọ cá.” Anh nghĩ sao về nhận định này?

NY:

Tôi không nghĩ như ông. Phân tích một bài thơ, cho dù là chính tác giả cũng chưa chắc đă cạn lời. Có những h́nh tượng, ư tứ hoặc ngôn từ xuất hiện trong lúc làm thơ ra ngoài giới hạn của ư thức. Phân tích dựa vào luận lư từ ư thức. Đôi khi từ cảm nhận. Có những câu thơ, tứ thơ xuất hiện như chớp. Nằm xuống giấy mực. Không thể giải thích, khó thay dời cho dù ư nghĩ nhận ra chỗ sai lầm. Như trường hợp của Hàn Mặc Tử và chữ Phượng Tŕ.

Nhận chân ra điều này có lợi cho người làm thơ. Khi trôi nổi, ch́m đắm với với mầm hạt của một bài thơ sẽ tạo điều kiện cho vô thức hoạt động trong nội dung này. Khi thành h́nh vào ngôn ngữ, vô thức sẽ gửi đến những h́nh tượng, t́nh ư, tứ thơ qua trực giác một cách bất ngờ. Và chỉ lúc đó mới bắt nắm được. Sớm hơn, muộn hơn đều không thấy. Có lẽ, khi Bùi Giáng viết rằng chạm vào cành Sim th́ trùng trùng rừng Sim rung động, để ẩn dụ cảm xúc từ vô thức.

LTT:

Trong “A Witness for Poetry” William Staford khi nói về làm thơ, ông thường nói rằng để cho mọi sự đến tự nhiên: “Đây là điều tôi muốn nói khi tṛ chuyện về viết lách. Tôi cho rằng việc quan trọng là để tŕnh tự của sáng tác tự mang đến sự kiện hơn là viết xuống những ǵ đă có sẵn. Một số người cho rằng sáng tác chỉ là phong thái như lấy chữ nghĩa đă tồn trữ trong tâm hồn. Tôi thích thú hơn khi một tâm hồn không có ǵ rồi tự nó tạo ra đôi điều. Việc ǵ sẽ xảy ra lúc ấy? Tôi luôn luôn muốn người ta thư giăn đủ để quan tâm đến những ǵ sẽ thật sự xảy đến trong lúc đang sáng tác. Ông hiểu ư tôi không?”

Anh nghĩ sao về quan điểm này?

NY:

Ở quan điểm này, lời nói của ông là chính xác. Sáng tạo xảy ra trong tiến tŕnh sáng tác. Những suy tư, sắp đặt trước đó, chẳng qua là sơ đồ. Khi hoàn tất bài thơ có khi khác hẳn. Những chi tiết bất ngờ xuất hiện và những biến hóa ngoài dự tính mang tính chất sáng tạo làm cho bài thơ sống động và khác biệt. Làm thơ gạch bảy màu như nhà thơ Đông Hồ dễ trở thành thợ thơ. Ngày nay mấy ai nhớ được thơ của ông. Cho dù một thời tên tuổi Đông Hồ vang vang từ Nam ra Bắc.

Bản chất của thơ là bất ngờ. Ư tứ của thơ là bất chợt. Bản chất của sáng tạo là không biết trước cho dù có thể kế hoạch trước. Sản phẩm sáng tạo và sản phẩm lập lại là hai sản phẩm khác nhau. Bài thơ cũng vậy.

Làm thơ như đi băng rừng. Có phương hướng. Có mục đích ra khỏi rừng nhưng không rơ sẽ đi như thế nào? Thấy ǵ? Gặp ǵ? Cảm giác ra sao? Nhanh hay chậm? Dài hay ngắn?

Đi vào hành tŕnh sáng tác với h́nh ảnh và ư tưởng ban đầu nhưng thông thường không phải là h́nh ảnh và ư tưởng cuối cùng. Không biết bài thơ sẽ dài hay ngắn? Câu cú ra sao? Chữ nghĩa đến thế nào? Lại không biết bất chợt hoa nào sẽ nở ven đường? Con chim nào sẽ hót? Con suối nào mộng mơ? Nếu biết trước hết những sự kiện này, người làm thơ đang đi trong khu rừng của Disney Land. Rừng giả. Và bài thơ giả.

 

LTT:

Trong trường hợp này, anh nghĩ sao về hai chữ “sáng tạo”?

NY:

Ai cũng nói sáng tạo là cần thiết cho người nghệ sĩ. Sáng tạo làm tác phẩm có giá trị. Nhưng liệu người nghệ sĩ có biết ǵ về sáng tạo? Biết sáng tạo đă là khó. Hữu dụng được sáng tạo lại càng khó hơn.

Sáng tạo không phải là công cụ. Không phải phương pháp. Không phải có thể cầm nắm để sử dụng chính xác. Sáng tạo càng không phải là phép lạ. Không phải nguồn lực siêu nhiên. Không là cái ǵ ghê gớm để tự hào mà chỉ là một khả năng riêng của người nghệ sĩ.

Bất cứ người nghệ sĩ chân chính nào cũng tự biết ḿnh có sáng tạo hay không? C̣n có thể biết khả năng này của ḿnh mạnh hay yếu? cao hay thấp? thường xuyên hay thỉnh thoảng? Nhưng không phải người nghệ sĩ nào cũng biết áp dụng sáng tạo vào đúng đoạn đời và sản phẩm của họ.

Đă là sáng tạo th́ biết lúc nào, làm sao biết ở đâu mà áp dụng?

- Suy tư, ch́m đắm, nuôi dưởng một điều ǵ lâu ngày, sáng tạo sẽ đến, cho dù bất chợt.

- Sẳn sàng và nhận biết sẽ dùng được sáng tạo khi nó xuất hiện.

- Áp dụng sáng tạo với tất cả khả năng thực hiện, với ḷng đam mê, không có thời gian không có không gian không có xung quanh không có vật chất, may ra sáng tạo sẽ thành h́nh tác phẩm.

May ra? V́ nếu không có may mắn chưa chắc đă đạt được. Nguyên lư bất định của may mắn luôn luôn hiện hữu ở bất kỳ một phút giây nào trong đời sống. May mắn của mỗi người, may mắn của gia đ́nh, may mắn của tập đoàn, may mắn của quốc gia, may mắn dân tộc, may mắn của thiên hạ, kết hợp thành định mệnh chung cho nhân loại. Thơ cũng chỉ là một phần nhỏ mà thôi.

LTT:

Theo anh, thế nào gọi là đẹp và đẹp có phải là thơ không ?

NY:

“Tôi không mời anh đọc”. Một bạn Mễ nói với tôi lúc ăn trưa. “Chúng tôi thích ăn đậu, người Việt các anh thích ăn cơm. Ḿnh làm bạn nhưng không cần phải mời nhau ăn.” Tháng sau, tôi thấy anh ăn cơm trưa với cô gái Việt làm cùng hăng.

Người ta thường nói đến tứ khoái, nói đùa cũng được, nói khinh bạc cũng được, nói nghiêm túc cũng được, thực tế là đúng. Nhưng tứ khoái hoặc bắt đầu hoặc chấm dứt bằng cái đẹp. Ăn ngon là một cách đẹp. Ngủ êm là một cách đẹp. Cái ǵ cũng có cái đẹp của nó. Đẹp không phải là thơ. Phong thái của đẹp mới là thơ. Làm thơ là làm sáng lại phong thái của cái đẹp về một điều ǵ, sự việc ǵ, tâm tư ǵ theo cá tánh của nhà thơ.

Không phải chỉ bông hoa, mỹ nhân, phong cảnh mới đẹp. Cục đá xù x́ theo năm tháng rong rêu có nét đẹp của nó. Một phụ nữ nét ngạnh mày ngang như đàn ông xấu, có cái hay của nó. Không phải chỉ tư tưởng đẹp mới có giá trị. Tư tưởng xấu cũng mang giá trị nghịch đảo. Thành công là tốt nhưng thất bại có cách đẹp, lối hay và có giá trị động cơ hồi phục. Không thấy đẹp là tại ḿnh không thấy. Thấy được cái đẹp trong cái không ai thấy đẹp, đó là khả năng phải có của thi sĩ. Thấy không chưa đủ. Phải diễn được phong thái của cái đẹp, cái hay bằng chữ nghĩa, tín hiệu truyền thông, đó là tài năng cần thiết của thi sĩ.

LTT:

Làm thơ có cần lập dị không?

NY:

Làm thơ không cần lập dị. Chỉ cần diễn được cái thấy, cái cảm mà người khác không thấy, không cảm hoặc số đông không thấy, không cảm. Diễn được cái phong thái ấy tự dưng thơ sẽ không đi vào lối ṃn. Tự nhiên sự khác biệt sẽ bộc lộ. Sáng tạo của con người phải chăng là như vậy?

Làm thơ theo tiêu chuẩn đă có, theo h́nh tượng đă có, theo cái hay, cái đẹp đă được xác nhận, theo một thần tượng quá khứ nào đó, làm thơ như vậy không có ǵ sai, không có ǵ đáng chê. Thậm chí, loại thơ ấy thường dễ cảm hay. Nhưng thơ như vậy chỉ là thơ hay b́nh thường, Nhà thơ ấy sức đă tận.

Làm thơ, không có thi cử, không có ứng cử nhưng cách sống của người là sắp thứ bậc, tranh nhau một bước hơn, hưởng một chút lợi lộc, một lời khen là sung sướng. Chính v́ vậy người làm thơ, không lo làm thơ, lại lo nói….

Chúng nó nói suốt ngày

Măi đến khi trời tối

Hạ giọng th́ thầm

Nói với bóng

Nói với lặng im

Giống như mọi người

Bầy két

Cả ngày huyên thiên

Đêm nằm ác mộng

Trên ṿng đu vàng

Khuôn mặt thông thái

Bộ lông tài ba

Trái tim hiếu động

Nói…….

Giống như mọi người

Kẻ nói hay nhất

Được ở lồng riêng

(Đọc The Parakeets của Alberto Blanco, người Mễ. Bản dịch W.S.Merwin)

Một bài thơ hay tự nó nói nhiều hơn tranh luận, phê b́nh, gièm pha. Một bài thơ phong thái đẹp tự nó kiều diễm với thời gian, mặc ai thích hay không thích, khen hay chê.

LTT:

Theo anh, người làm thơ chân chính trước hết họ cần điều ǵ?

NY:

Người làm thơ trước hết phải tự hiểu ḿnh. Nếu thấy ḿnh đang tham lam danh vọng nghệ sĩ, đang tính toán lợi lộc ngoài khu vực nghệ thuật, hăy nên làm ǵ? – Nên ngưng làm thơ. Sao phải cần người khác nói? Người làm thơ không có giá trị tự thân, làm sao làm được thơ có giá trị? Có giá trị nội dung, ư nghĩa là thơ tuyên xưng, tuyên giáo, thơ luân lư, thơ đạo đức. Cái phong thái của giá trị, mới là thơ. Cái giá trị sáng tạo, mới là giá trị của nghệ thuật.

LTT:

Theo anh, hoàn cảnh khó khăn có làm cho thơ hay hơn không ?

NY:

Những hoàn cảnh khó khăn, cuộc sống thăng trầm, thất vọng… Thiên hạ bất tri như ư sự, thập thường cư thất bát…sẽ là nhiên liệu, động cơ, thúc giục tài năng sáng thơ ra đời. Ông Kim Thánh Thán để lại lời b́nh thơ như một cẩm nang, không phải thơ hay làm cho đời khốn khó mà đời có khốn khó th́ thơ mới hay. Dĩ nhiên là đúng.

Nhưng thiếu. Thơ dài như trường ca th́ không thể chỉ có rung động và t́nh cảm. Chữ nghĩa lai láng t́nh dễ làm người đọc cảm nhận. Lai láng quá thường rơi vào khu b́nh dân hoặc cải lương. Chính tứ thơ rồi đến ư thơ mới tạo cho thơ tầm vóc mập mạp, cao lớn… Đây là chỗ khác biệt giữa thơ Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử. Thơ Xuân Diệu dễ cảm. Thơ Hàn Mặc Tử sâu sắc.

Một khi t́nh cảm phun trào, quá đau đớn, quá thất t́nh, quá giận dữ, quá ham muốn…..sẽ vội vă chụp bắt những h́nh ảnh, ư tứ quen thuộc đă chứa đầy trong vô thức. Những ư tứ thông thường làm cho thơ thiếu sáng tạo. Do đó, Cate Marvin đă chia xẻ rằng hăy đuổi chúng đi. B́nh tâm lại. Hăy đuổi nữa. Khi chúng không thể đi, khi ta không thể thiếu chúng, bài thơ ấy mới thật.

Tôi sẽ cỡi mây

Bay qua ngàn núi

Nếu trời xuống mưa

Lệ tôi ướt sũng

Tôi sẽ cỡi ngựa

Để hít thở gió

Đợi chờ t́nh yêu

Tôi sẽ cỡi sông

Về chơi biển rộng

Cơng tàu trên lưng

Tôi sẽ cỡi cây

Chim không ăn quả

Rễ tỏa đất sâu

Tôi sẽ cỡi mơ

Không cương không đạp

Đi vào tương lai

Tôi sẽ cỡi nhạc

Chủ tớ cùng ca

Phong trào giải thoát

Tự chốn yên ḥa

(Đọc My Travels của Xhevahir Spahiu, người Albania. Bản dịch: John Hodgson)

LTT:

Anh nghĩ sao về việc dịch thơ?

NY:

Dịch thơ. Tôi đă từng đọc Truyện Kiều của Nguyễn Du dịch sang Anh ngữ bởi những giáo sư dạy đại học Hoa Kỳ dày công nghiên cứu văn chương Việt. Có anh bạn mới sang Mỹ hỏi tôi. Chữ I là ǵ? – Là Tôi, ngôi thứ nhất. Vậy chữ Ta, dịch ra sao?- Ngôi " thứ chín" này không biết là chữ ǵ. Dịch tự nó đă là đổi thay, biến hóa.

A hundred years­­­—in this life span on earth

Trăm năm trong cơi người ta

talent and destiny are apt to feud.

Chữ Tài chữ Mệnh khéo là ghét nhau

 

You must go through a play of ebb and flow*

Trải qua một cuộc bể dâu

 

and watch such things as make you sick at heart.

Những điều trông thấy mà đau đớn ḷng

 

Is it so strange that losses balance gains?*

Lạ ǵ bỉ sắc tư phong

 

Blue Heaven’s wont to strike arose from spite.

Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen

(Bản dịch Hùynh Sanh Thông)

Ai mà dám nhận ḿnh là người dịch. Ngôn ngữ vốn bản chắc không đồng nghĩa. Đồng nghĩa chưa chắc đồng ư. Đồng ư chưa hẳn đồng cảm. Cùng là trái cam, chắc chắn không giống nhau. Cùng ăn một trái cam, mùi vị không giống nhau. Chỉ có đồ giả mới y hệt. Đồ thật, cho dù thế nào, sẽ có chỗ sai biệt… Huống chi ngôn ngữ, dân tộc và nghệ thuật. Cùng ngôn ngữ, theo thời gian c̣n sinh ư nghĩa khác, huống chi khác ngôn ngữ. Cùng dân tộc, nói với nhau c̣n chưa thông, huống chi khác dân tộc. Nghệ thuật mà giống nhau là nghệ thuật in lại.

Nhà văn Vơ Phiến có lần bàn về dịch, ông nói bài thơ là con cá. Dịch là bộ xương của con cá đó. Bạn thấy: Con cá đầy vảy màu, vây múa, mắt hồng, mắt xanh. Sánh làm sao với bộ xương thuộc khoa nghiên cứu. Cho dù tài hoa cách mấy. Vẽ lại con cá cũng không bơi được.

(Xương Cá)

(Con Cá)

Alone And Drinking Under The Moon

Nguyệt Hạ Độc Chước

Amongst the flowers I

am alone with my pot of wine

drinking by myself; then lifting

my cup I asked the moon

to drink with me, its reflection

and mine in the wine cup, just

the three of us; then I sigh

for the moon cannot drink,

and my shadow goes emptily along

with me never saying a word;

with no other friends here, I can

but use these two for company;

in the time of happiness, I

too must be happy with all

around me; I sit and sing

and it is as if the moon

accompanies me; then if I

dance, it is my shadow that

dances along with me; while

still not drunk, I am glad

to make the moon and my shadow

into friends, but then when

I have drunk too much, we

all part; yet these are

friends I can always count on

these who have no emotion

whatsoever; I hope that one day

we three will meet again,

deep in the Milky Way.

Lư Bạch (Bản dịch của Rewi Alley)

Hoa gian nhất hồ tửu,

 

Độc chước vô tương thân.

 

Cử bôi yêu minh nguyệt,

 

Đối ảnh thành tam nhân.

Nguyệt kư bất giải ẩm,

 

Ảnh đồ tùy ngă thân.

Tạm bạn nguyệt tương ảnh,

 

Hành lạc tu cập xuân.

 

Ngă ca nguyệt bồi hồi,

Ngă vũ ảnh linh loạn.

 

 

Tỉnh th́ đồng giao hoan,

 

 

Tuư hậu các phân tán.

Vĩnh kết vô t́nh du,

 

 

Tương kỳ mạc Vân Hán.

Lại có anh bạn khác nói rằng, dịch là sáng tác. Việc dịch thơ đứng ngang hàng với sáng tác thơ. Tôi e rằng khó nghĩ cho suông. Dịch thơ là sáng tác hay phóng tác hay tản mạn? V́ sao lại so sánh dịch thơ và sáng tác thơ?

Thích dịch cứ dịch. Hay hơn, ngang hàng, tệ hơn, dính líu ǵ đến nghệ thuật. Ai sẽ nói hội họa cao hơn viết văn? Ai sẽ nói thi ca có giá trị hơn nhiếp ảnh? Cũng chưa nghe ai nói dịch thuật sắp hàng ngang hàng dọc với thi ca, văn, họa, nhạc….

Dịch là để bài thơ lên soi gương? Dịch là chụp h́nh bài thơ vào ngôn ngữ khác? Dịch là trước tác cho sướng theo ư riêng? Tôi cho rằng dịch thơ là khó. Đọc thơ nhẹ nhàng hơn.

Đọc thơ nếu thích, cảm sao nói vậy, thú sao kể vậy. Đọc không phải dịch, không phải sáng tác, không phải phóng tác, không phải chuyển ngữ. Đọc là nháp.

Vậy cứ đọc thơ cho rộng răi tâm tư. Cho thẩm thấu suy cảm có da màu khác biệt. Cho thế giới vỗ về nhau những cách xa. Xin mời bạn đọc thơ.

 

LTT:

Người làm thơ có phải lúc nào cũng cô đơn không ?

NY:

Người làm thơ cần cô đơn nên cô độc.

Ví dụ như bài thơ này:

Như cây khô bơ vơ giữa mùa đông

Trơ trọi cành không lá

Như bộ xương đang cười hiu quạnh

Nhưng dấu mặt quay lưng

Thấy cô đơn trong mắt

(Đọc Dying Alone In Public của Cin Sweet Field)

Khi bảy, tám tuổi, tôi thích chơi tṛ đào cát. Cạnh nhà có băi đất hoang. Buổi chiều sau khi đi học về, vào lúc trời sắp tối, tôi thường ra băi, một ḿnh đào cái hang nhỏ. Miệng hang bằng cở bàn tay. Đào thật sâu cho đến khi tôi thọc cả cánh tay đến quá cùi chỏ. Nằm sát đất. Nh́n vào miệng hang tối đen. Cảm giác vừa thú vị vừa sợ hăi. Có lúc cảm thấy trống vắng, trống trơn. Có lúc sợ quá, bỏ chạy về nhà.

Cảm giác này trở lại với tôi, mỗi khi ngồi một ḿnh trong hoang vắng, lặng im. Mỗi khi lái xe xuyên bang một ḿnh trên xa lộ, nhất là về đêm. Đă có lần vừa lái xe vừa chảy nước mắt v́ thấy ḿnh không chịu nổi sự cô đơn bao trùm đời sống. Tôi sống giữa mọi người mà sống không như mọi người. Có một sự cách biệt như vô h́nh xô đẩy ư nghĩ và hành động của tôi chống chỏi với người xung quanh như thỏi nam châm cùng đầu đẩy nhau. Tôi làm thơ để tự an ủi ḿnh. Và đọc thơ t́m đồng bọn.

Cô đơn là tôi

Cô đơn là đêm

Cô đơn là ngày

Cô đơn là tôi trong nhiều lối

Cô đơn bốn mùa

Cô đơn tháng năm

Cô đơn là tôi trong ḍng lệ

Cô đơn nơi đây

Cô đơn đời sống

Cô đơn là tôi cầm lấy con dao

Cô đơn nơi phán xét

Cô đơn khi đọa đày

Cô đơn là tôi sám hối

(Đọc Lonely Am I của Christina Ann Cardenas)

T́m thấy bài thơ này, cũng là điều an ủi. Chắc cũng có nhiều người tự ḿnh xa lạ như tôi. Điều sợ hăi nhất là từ niềm tự hào không giống ai trở thành niềm ưu tư v́ không giống ai. Càng gặp nhiều người lại càng thâm thúy cô đơn. Tôi thấy thơ lên tiếng từ tâm thức cô đơn và từ vô thức cô đơn. Những giằn vặt từ hằn học, chán nản, khinh bỉ, hối hận… những trạng thái nóng, lạnh thay đổi liên tục bên trong. Nh́n từ bên ngoài như lúc buồn lúc vui, lúc hy vọng lúc thất vọng. Một người đi lạc, không phải trong sa mạc mênh mông mà trong ngôi nhà quen thuộc của ḿnh.

Tôi lang thang như mây trời

Trôi qua thung lũng núi đồi

Chợt nh́n xuống

Thủy Tiên vàng nở hoa

Hồ nước run rẩy

Lá cành nhảy múa

Tiếp tục như sao sáng

Mấp máy giữa ngân hà

Kéo dài vô tận

Ra cửa biển khơi

Ngàn ngàn thứ chợt nh́n thấy tôi

Ngẩn đầu vui trong luân vũ

(Đọc không hết bài I Wandered Lonely As A Cloud của William Wordsworth)

Tôi cảm được nhẹ nhàng khi Wordsworth kết luận ... Which is the bliss of solitude; And then my heart with pleasure fills, And dances with the daffodils. Trái tim tôi tràn đầy sung sướng, múa theo "hồn" Thủy Tiên….Hạnh phúc của cô đơn.

Thi sĩ không phải là ca sĩ, không phải là kịch sĩ, không phải là diễn viên, không phải là người ra sân khấu, ra đám đông. Nếu có lúc phải ra tuồng, hắn đang đội cái mũ khác, vai tṛ khác.

Lời nói của đám đông thường chỉ làm cho thơ chết sớm. Thi sĩ sống với đám đông thường trở thành chính trị gia hoặc diễn viên và lâu ngày trở nên tệ hại trong vai hề rẻ. Khen chê phê phán b́nh giải đối với giá trị thơ không nghĩa lư ǵ nhưng có ảnh hưởng nặng nề trên tâm lư sáng tác. Nó có thể làm cho nhà thơ non trẻ hư hỏng. Có thể làm cho nhà thơ bản lănh bị đong lạnh. Có thể làm cho nhà thơ nổi tiếng có tiếng mà không có miếng. Có thể làm cho một ḍng thơ sặc sụa.

Ḷng yêu thích của đám đông chính là thủ phạm đă giết chết sáng tạo. Nhà phê b́nh như bồi thẩm đoàn b́nh án theo luật đă có. Người nghiên cứu thi ca như những chứng nhân đă từng thề trên kinh thánh lương tâm và tưởng ḿnh nói thật. Thông thường là nói thật một cách phiếm diện. Thế giới này như vậy, không riêng ǵ người Việt. Một nhà thơ được nhận chân giá trị, biết bao nhà thơ giá trị khác đă đi vào cát bụi.Vậy thơ hay, thơ giá trị, thơ lớn không mắc mớ ǵ đám đông, cho dù là một đám đông tử tế.

Lời khen thường làm người sáng tác nghĩ rằng ḿnh đi đúng đường. Rồi không muốn đi đường nào nữa. Cứ một chiều mà đi cho dù là ngơ cụt. Lời chê thường làm người sáng tác nghĩ ḿnh phải chọn con đường khác, hoặc chọn con đường đă từng có kẻ vinh quang bước qua. Hăy làm thơ như Bùi Giáng, như Nguyên Sa, như Thanh Tâm Tuyền, như Tô Thùy Yên…mấy ai dám chê..? Làm sao biết con đường riêng biệt vừa chối bỏ là con đường dài mang tên riêng.

Sáng tác mà quan tâm ư kiến của người khác quá nhiều th́ sáng tác chỉ là tṛ chơi bề mặt. Mỗi ngày lên mạng dạo quanh xem thử có ai nói về ḿnh. Nếu có ai đá động thương tích, lập tức tề hội bằng hữu, thề quyết chiến. V́ sao lời nói của người khác lại có giá trị lớn quá vậy? Có anh bạn nói rằng, đă là người ai chẳng có tự ái. Mỗi người sáng tác là mỗi trời con. Những lúc trời con gầm gừ sấm sét th́ chẳng có giá trị bao nhiêu.

Ông Lư Bạch uống rượu một ḿnh làm nhiều bài thơ để đời. Không thấy ông làm bài thơ nào uống chung với bằng hữu? Ông Nguyễn Khuyến cũng uống rượu một ḿnh với mùa thu, làm thơ câu cá trở thành bài học trong văn chương Việt Nam. Mấy ai làm thơ với um sùm mà để lại chút ǵ cho nhớ? Thơ phát xuất từ cô đơn và cần sự cô độc.

Trở về với cô đơn

Mỗi trái tim là mỗi kho tàng

Bí mật và im lặng

Ư tứ, hy vọng, sung sướng, ước mơ

Vỡ ̣a khi tiết lộ

………………………………….

(Đọc đoạn mở đầu Evening Solace của Charlotte Bronte)

LTT:

Dường như chữ “cô đơn” này không có nghĩa b́nh thường?

NY:

- Không có nghĩa tự điển th́ đúng hơn. Có rất nhiều chữ dùng trong nghệ thuât khác với nghĩa giáo khoa. Hỏi có mấy người thử tra tự điển t́m nghĩa những chữ đă biết từ nhỏ? Đôi lúc rất ngỡ ngàng v́ chữ đó không quen.

Một hôm tôi ra biển bằng du thuyền. Mấy trăm du khách khoe da nhiều màu, diêm dúa, ăn chơi. Rượu bia thừa thải. Giai nhân không thiếu. Anh hùng không thua. Tôi đứng trên bong tàu, tầng cao, phát giác một con chim bay lẻ loi giữa mênh mông. Tôi tự hỏi, lúc mỏi cánh chim sẽ đậu nơi nào? Nh́n quanh không thấy bến bờ. Trời cao, biển cả, sóng nhồi. Cảm giác thoải mái của một ḿnh thoát khỏi nhân gian. Nhưng rồi vẫn câu hỏi, chim sẽ đậu nơi nào? Tôi nhận ra ngoài cô độc lẻ loi, chim c̣n cô đơn ngàn trùng. Đối diện với gió, với sóng, với nỗi chết ŕnh rập. Tôi cảm giác cô đơn v́ quyền hạn của sinh vật không cách nào qua được quyền lực của tạo hóa để thực hiện những điều xứng đáng làm chim, làm người.

Ngay chiều hôm đó, vào lúc hoàng hôn, tôi thấy con chim mỏi cánh đậu lên lưng con cá lớn. Đàn cá bơi rầm rộ vượt sóng đi về đâu? Không ai biết. Hóa ra chim muốn sinh tồn phải họp bầy với cá. Rồi khi đàn cá lặn xuống nước, nếu chưa muốn chết, chim phải bay lên. Cô độc bay cơi khôn cùng. Chim đi cùng cá, làm sao không cô đơn?

Giữa ngàn ngàn tỷ tỷ ngàn

Tôi làm thơ

Giữa người người triệu triệu người

Tôi làm thơ

Giữa mỗi hồn cô độc

Tôi làm thơ.

( Ngu Yên)

LTT:

Bên trên anh có nhắc một giai thoại về người Mễ cùng ngồi ăn trưa với anh, có khi nào anh đọc thơ các thi sĩ vùng Nam Mỹ không?

NY:

Tôi bắt đầu Costa Rica với bài thơ To Do (today) của thi sĩ địa phương Pablo Saborio. Tôi bắt đầu với ông nằm dài dưới bức tranh lớn. Nắm sát đất dưới nghệ thuật.

Pablo-saborio

Sở dĩ bức tranh làm cho tôi chú ư v́ nghĩ đến nghệ thuật chữ của người Việt. Chữ là phương tiện quan trọng để diễn tả và sáng tác nhưng không phải là phương tiện duy nhất, cũng không phải là phương tiện hữu hiệu nhất.

Chữ thành lời là phương tiện thông dụng để sáng tác thơ. Những tín hiệu thông tin khác cũng là phương tiện diễn đạt thơ. H́nh ảnh, biểu tượng, màu sắc, cử động cũng là ngôn ngữ để tạo thơ. Cuối cùng, không có chữ nào, khoảng trống trong bài thơ, lại là ngôn ngữ sâu nhất, sắc nhất, biến hóa nhất để mang thơ ra ngoài giới hạn của chính nó và của nhà thơ.

Khi t́nh cảm tuôn trào, chữ nghĩa sẽ tràn kín bài thơ. Không kịp đào sâu vào ư tứ, không kịp chọn lựa những ẩn dụ, không kịp ghi nhận toàn diện. Ư, tứ, lời, chữ theo t́nh cảm chép xuống. Bài thơ thành h́nh trong nồng độ cảm tính. Thông thường những bài thơ này không có đời sống lâu dài. Thiếu suy tư, bài thơ khó tạo chiều sâu.

Khi suy tư quá khô, thơ mất đi phong thái thi vị mà xuất hiện như những bài văn xuôi cô đọng, xuống hàng ngắn gọn, thuyết phục như một diễn giả.

Khi lư luận quá chặt, thơ không có chỗ trống để thở. Bài thơ có chữ, lời, h́nh, tượng, ư tứ … nói toạc ra hết. Chẳng c̣n ǵ để nghiền ngẫm mà t́m ra "cái sáng tạo, sống lại của thơ".

LTT:

Thi sĩ có phải là người suy tư liên tục, không có lúc nào ngừng nghỉ không?

NY:

Thi sĩ là người suy tư liên tục suốt cả một đời. Tư duy từ một triết lư, một nhân sinh quan, một giáo triết nào đó để khám phá những sự việc của đời sống qua những chi tiết b́nh thường. Mỗi "ǵ" xảy ra mang đến ngạc nhiên, mang đến thú vị, mang đến thách đố trí tuệ, mang đến thao thức t́nh cảm…… đều có thể là một bắt đầu của một bài thơ.

Do thói quen đào sâu vào sống, dừng ngắm sinh hoạt, khám phá khía cạnh khác của "ǵ" mà người xung quanh không quan tâm, thi sĩ đă nuôi trong ḷng một khối lượng, sức mạnh của sáng tác. Khi cảm t́nh v́ một cái cớ "ǵ" khơi động, sức mạnh của khối lượng "kiến thức, kinh nghiệm, sáng kiến…." trào ra trong lời, tín hiệu của lời.

Bề sâu của bài thơ mang vóc dáng của toàn khối suy tư của thi sĩ. Những ư, tứ, lời, lẽ, ảnh, tượng, sắc…là những lớp truyền thông bận bên mgoài của những chi tiết suy tư đă tồn tại lâu ngày trong tâm hồn.

Và trong cơn say sưa, liên mang của thơ xuất hiện, trực giác nảy sinh những chỗ nhảy vọt ra ngoài lư lẽ, lư luận, hành văn, suy nghĩ… Những ư, tứ, ảnh, tượng, màu sắc….nói ngắn là những thông tin trực sinh này làm cụm từ, câu thơ, ḍng thơ bị ngắt khoảng nhưng không lạc lối, tạo ra những khoảng trống trong bài thơ.

Những khoảng trống này xuất hiện bất ngờ, kể cả chủ nhân bài thơ cũng bị bất ngờ, để bài thơ hội đủ đặc tính của thi ca. Khoảng trống được cảm nhận. Khoảng trống được suy tư. Khoảng trống gây thú vị. Khoảng trống tạo mơ hồ. Khoảng trống nói lên vô vàn nét biến hoá của thơ.

Nghê thuật không thể nào chỉ nh́n xuôi. Cần phải ngắm nghiêng, lật ngửa, úp sấp và nh́n ngược. Ông Saborio nh́n từ dưới nh́n lên làm cho tôi chú ư.

Nghệ thuật là một nhận thức. Với ư nghĩa. Giá trị xuyên qua những nhàm chán vô vị của ngôn ngữ. Saborio đi t́m một lối sống thú vị hơn qua thi ca, hội họa và tạo h́nh. Ông không tốt nghiệp trường mỹ nghệ nào, không bằng cấp khoa bảng. Ông là kẻ lang thang qua nhiều quốc gia để ghi nhận: Một cái cây tự nó không có ư nghĩa, nó không giả cũng không thật, cây là cây. Sự thật sự giả chỉ do con người nhận xét. Không phải của vật. Ông cho rằng tiến tŕnh của người là tiếp tục thao thức với sự hiện diện của ḿnh, của ḿnh đối với xung quanh, để tiếp tục truy kiếm cho đến lúc "tái sinh". Born again ở đây có ư nghĩa sự sống lại thần hồn. Đối tượng của nghệ thuật theo đuổi mục phiêu này. Nó nói chúng ta bằng h́nh và sắc. Nó soi sáng đối tượng đời sống và mối liên hệ với chúng ta.

rebel_residue_acrylic_modern_painting

Tranh Rebel Residue (Dư Âm Nổi Loạn) của Pablo Saborio

“Kiến thức không phải là chữ mà là ư nghĩa bên sâu của những chữ này”. Tôi thích câu nói của ông v́ những bạn tôi, nhà văn nhà thơ nhà chữ, rất tôn kính kiến thức. Ư nghĩa họ thấy là ư nghĩa tự điển. V́ sao người phải tự giam ḿnh trong bức tường chữ nghĩa do người tạo ra? Nếu mở tự điển ra để t́m một chữ có ư nghĩa trừu tượng, có phải sẽ thấy nhiều ư nghĩa khác nhau và nhiều trường hợp sử dụng đa dạng? Nói một cách khác, có những chữ mang nhiều ư nghĩa khác nhau, tùy vào mỗi trường hợp, tùy vào mỗi ẩn dụ, tùy vào mỗi giá trị của tư tưởng và có luôn cả những ư nghĩa chưa thấy trong tự điển. Chữ là chết. Nghĩa là sống. Sống là biến thêm nghĩa. Tâm trí hẹp, không phải cạn, th́ thấy chữ. Tâm rộng th́ cảm nghĩa. Trực giác mạnh th́ bật nghĩa mới. Không phải tự nhiên mà hai từ "chữ nghĩa" đi đôi với nhau. Nếu từ "chữ" hội đủ nghĩa th́ cần ǵ từ "nghĩa".

LTT:

Phải chăng, làm thơ là một cuộc hành tŕnh khá dài ?

NY:

Chữ nghĩa tự nó không phải là thơ. Ráp hàng hàng, tự nó cũng không là thơ. Làm thơ là một hành tŕnh dài. Trước khi làm một bài thơ, đă có hàng hàng giờ người làm việc với thơ. Thơ đột xuất ra đời nhưng không có nghĩa là người làm thơ không cưu mang ư tứ tâm t́nh đó. Có khi cưu mang rất lâu.

John Zerzan, Elements of Refusal, cho rằng, sử dụng ngôn ngữ là tự giới hạn trong những ư niệm đă sẳn có trong ngôn ngữ đó. William Faulkner, As I lay Dying, cho rằng, chúng ta đă đến một nơi mà sự sinh hoạt của chữ nghĩa rác rưỡi đang gia tốc trước khi đụng vào vách đá. V́ vậy làm thơ là tự giải thoát, phá vở những giới hạn trong ngôn ngữ phải sử dụng.

LTT:

Anh có thường đọc các nữ thi sĩ hiện đại không? Nếu có, xin anh lược kể vài tác giả?

NY:

-Ngày 8 tháng 3 năm 2006, phụ nữ Iran đă qui tụ biểu t́nh đ̣i quyền b́nh đẳng và quyền sống như một con người tại Tehran và đă bị đàn áp dữ dội bởi chính quyền địa phương.

Giữa những nạn nhân bị đánh đập và bắt bớ, là nhà thơ Simin Behbehani (3), tuổi gần 80 và mắt gần như mù ḷa. Bà luôn luôn nói rằng: Mục đích thơ của tôi là tranh đấu cho công lư. Và bà đem thơ vào hiện thực. Từ tháng 12 năm 1977, Thế giới đă công nhận ngày 8 tháng 3 là ngày vinh danh Nữ Quyền và hoà b́nh toàn cầu.

Ḍng thi ca của Iran mang vào thế giới nhiều nhà thơ bất hủ như Omar Khayam, Hafer, Ferdowsi và Rumi. Trong thời hiện đại, Simin Behbehani được xem là một trong những thi sĩ c̣n sống, đă vượt qua giới hạn của quốc gia và trở thành thi hào của thế giới. Một tiếng nói công tâm từ những bất công truyền kiếp của vùng Trung Đông.

Hát lên hởi Gypsy

Chính ta ở quê nhà phải hát

Cho người biết ta c̣n đây

Mắt và họng cháy bỏng v́ khói

Luồng quỉ xám cuốn tận trời cao

Hăy thét gào báo tin đêm kinh khiếp

Trong bụng cá đỏ có bí mật quỉ ma

Cá lặn sâu nơi không thể bắt

Những nàng hầu ôm đầu cá trong ḷng

Như dọn lửa trên dĩa bạc

Bọn ma quỉ điên cuồng cưỡng cắp

Nhan sắc và tiết trinh

Dùng môi ngọc má vàng dụ dỗ

Bài thơ này in lại trong Plains of Arzhan, 1983 với ḍng kết: Gypsy, để sinh tồn hăy giết niềm im lặng. Hăy hát lên để c̣n một quê hương…

Bà Behbehani năm nay đă 79, một trong những thi sĩ đă tận hiến đời riêng cho công lư. Bà sáng tác hàng trăm bài thơ, để lại cho thế kỷ những áng thi ca bất hủ của ḍng văn chương Ba Tư.

“ Nhiều người hỏi tôi rằng, v́ sao tôi làm thơ. Tôi thật không rơ. Thơ sâu đậm trong tôi. Ngay ngày thơ ấu, tôi đă viết những điều mà chính tôi cũng không biết đó là thơ. Tôi chỉ biết, tôi phải nói lên những ǵ đă và đang hối thúc. Như tuân theo một mệnh lệnh ngấm ngầm. Tôi không thể làm ǵ khác hơn là dùng giấy bút chép lại…” Behbehani trả lời một phỏng vấn…

Bà sinh ở Tehran năm 1927. Thân phụ là Abbas Khalili, một nhà văn, nhà báo nổi tiếng. Thân mẫu là Fakhr-Ozma Arghun, nhà thơ, nhà văn, tranh đấu nữ quyền. Simin bắt đầu sự nghiệp từ năm 14 tuổi. Năm 24, bà đă có tác phẩm The Broken Lute. Từ đó, những tác phẩm khác tiếp tục ra đời. Năm 1997, bà đă có tên trong danh sách đề nghị lănh giải văn chương Nobel. Bà nổi danh trong thể thơ cổ truyền Ba Tư gần giống như Sonnet ở Tây Phương hoặc Thất Ngôn Bát Cú của người Việt. Dĩ nhiên, bà đă biến thể thơ cổ truyền thành một thể thơ riêng của bà. Chuyên về những đề tài nhân sinh, đấu tranh và phản kháng những xấu xa của đời sống.

Với tài phối hợp cổ truyền và hiện đại, Simin Behbehani đă chinh phục được độc giả, không chỉ ở Trung Đông mà khắp nơi trên thế giới. Kỹ thuật này đă khiến cho bà chẳng những là thi nhân của thời nay mà c̣n là thi hào của măi măi.

Nhà thơ Farzaneh Milani đă dịch và mang cuốn thơ “A Cup of Sin” vào Hoa Kỳ. Simin là nữ sĩ của đám đông phụ nữ bị đàn áp bởi đàn ông. Bà không phân biệt thơ phái nam và thơ phái nữ. Bà chỉ chú trọng đến thơ như một quan trọng. Và bà đă thay đổi được cái nh́n về một điều nặng kư ở Trung Đông: Thơ thuộc về đàn ông. Thật ra cho đến nay, đến nhiều chốn trên thế giới tự do, b́nh đẳng, đến những gia đ́nh trí thức, vẫn tràn trề những ư nghĩ thầm kín trong đàn ông: Chúng tôi là chủ nhân, sở hửu những sản phẩm tinh thần cao cấp. Chúng tôi tôn trọng quí bà nhưng quí bà vẫn măi măi nằm bên dưới.

Năm 1979, cuộc cách mạng luật Shari’a trong khối Hồi giáo đă ảnh hưởng rất nhiều trên sáng tác của bà. Những bài viết nặng nề chính trị, những phản kháng văn chương về giáo điều, những bênh vực về nữ quyền đă khiến cho chính quyền ra lệnh ngăn cấm sách vở của bà trong 6 năm tiếp theo. Bà từ chối rời khỏi Iran mặc dù phải trải qua nhiều khốn khó. Kể cả sự mất mát tính mạng của chồng và con gái. Vào giai đoạn cuối đời, bà đă nói: Cảm ơn Thượng Đế đă cho tôi nói được niềm khổ hạnh của dân tôi và cho tôi được chia sẻ nỗi niềm chung ấy…”.

Yêu Kiều Mẹ Đến Thăm

Yêu kiều mẹ đến gần

Màu áo xanh đêm sáng

Cành Olive trên tay

Mắt buồn nhiều tâm sự

Chạy đến mẹ, ôm tay

Nghe nhịp tim đang đập

Ấm như mẹ c̣n đây

Con hỏi: Nhưng mẹ chết rồi mà?

Bao nhiêu năm cách xa

Không một mùi tử khí

Không một mùi liệm tang

Con nh́n cành Olive

Mẹ đưa ra trao tặng

Mỉm môi cười mẹ nói:

Hoa ḥa b́nh đây con

Con đưa tay nhận lănh

Nói: Vâng dấu…ḥa…

Lời con chưa kịp hết

Tiếng đàn áp cắt ngang

Cảnh sát cưởi ngựa cao

Giấu dao trong áo

Chặt đứt cành Olive

Nh́n rồi nói:

- Cây gậy này cũng khá

- Đánh què kẻ chống ta

H́nh ảnh đau ghê tởm

Hắn cất gậy vào bao

Trong bao, Ôi Thượng Đế

Con thấy chim bồ câu

Chết v́ dây treo cổ

Mẹ bỏ đi buồn thảm

Con buồn thảm nh́n theo

Như người than khóc mướn

Mặc áo chùng tang đen….

simin_behbahani

Simin Behbahani

-Trong bài thơ " Biography," (Tự Thuật), bà Sophia de Mello Breyner, Bồ Đào Nha (1919- ) nh́n lại cuộc đời và sự nghiệp của ḿnh trong câu thơ: "Tôi ghét những dễ dàng / Tôi thấy tôi trong biển cả, gió lộng và ánh sáng." Thơ của bà đầy những h́nh ảnh và ư tứ trừu tượng. Những lôi cuốn của cảnh trí và không gian miền Địa Trung Hải và những huyền bí của Hy Lạp đă tàng ẩn, khơi động tâm thơ của bà.

Bà nói rằng, thi sĩ sống như một cần ăng-ten luôn luôn thu rồi phát. Thơ là tác động bằng tiếng nói và h́nh ảnh của một người thâm hiểu cuộc đời, của một người thân thiết với xung quanh, của một người xúc tác với sự thật. V́ vậy, thơ không phải chỉ nói về ư niệm của đời sống mà chính là cách sống của nhà thơ.

Thơ của Sophia de Mello Breyner được xuất bản năm 1944. Bà đă nhận được giải thưởng văn chương Hội Nhà Văn Bồ Đào Nha và được tổng thống chỉ định là thi sĩ công huân của quốc gia.

Ngày Của Biển

Ngày có bầu trời như biển mênh mông

Đầy h́nh bóng ngựa đàn và lông vũ

Ngày trong pḥng tôi hẹp vuông ngập biển

Mộng du di h́nh giữa thú và hoa

Ngày của biển ch́m trong biển, bất tận

Tôi di h́nh như hải điểu mất h́nh

Bay xoáy biến vào mây và bọt sóng …

sophia

Chân dung Sophia de Mello Breyner

LTT:

Thưa anh, dù tôi c̣n muốn hỏi anh thêm nhiều điều, nhưng cuộc tṛ chuyện đă khá dài, trước khi ngừng ở đây, xin anh có thể tóm lược vài điều về việc làm thơ ?

NY:

Người nào cũng có khả năng làm thơ. Học một số qui luật. Tập tành một thời gian. Có thể làm thơ. Người nào cũng có thể nấu ăn. Vấn đề là thích hay không thích. Nấu ngon hay dở. Làm bếp b́nh b́nh hay độc đáo. Người nào cũng có thể học vơ. Học giỏi hay dở là do dạn dĩ hay nhác gan. Thích vơ đạo hay thích đấm đá. Có thể lực học Thiếu Lâm. Kém thể lực học Vơ Đang. Nữ nhi học Nga My. Thành hay bại là do tài năng và ư chí.

Muốn làm thơ hay trước tiên phải có tài năng. Cũng như bất cứ một việc làm nào hoặc môn chơi nào, từ thể thao đến cờ bạc, từ lao động đến bác học, người thành công là người có tài năng trong lănh vực đó. Dĩ nhiên có tài năng không chưa đủ. Phải biết áp dụng tài năng để tạo thành quả. Ư chí là con dao hai lưỡi cho tinh thần làm thơ. Để t́m hiểu nhiều hơn, xin tạm gát lại về sau.

Làm thơ là một biểu hiện của sáng tác. Từ khả năng làm thơ qua đến tài năng làm thơ cách nhau bao xa? – Có tài năng tức là đa phần có khả năng. Có khả năng chưa hẳn có tài năng. – Thưa, có thể là đường xa vạn dặm.

Làm thơ là một hiện tượng phát tác của thôi thúc về điều ǵ muốn nói. Người cũ thường phân biệt lời thơ và lời nói. Người nay không thấy sự khác biệt. Thơ là lời nói. Là một kiểu nói. Chẳng qua mỗi người chọn mỗi lối nói khác nhau. Nói văn vẻ, nói bộc trực, nói thi vị, nói “sống sược”, nói cao kỳ, nói mơ hồ, nói triết lư, nói b́nh dân, nói hoa ḥe, đều là nói. Ca dao gồm những lời lẽ b́nh dân học vụ vậy mà thơ cao kỳ ngày nay chưa chắc đă thâm trầm ư tứ cho bằng.

Như vậy là vấn đề ngôn từ. Từ ngữ thơ và từ ngữ nói, có khác nhau không? – Thưa không. Chẳng qua là do thi sĩ không muốn sử dụng, không dám sử dụng, không biết sử dụng, mà thôi. Đa số người làm thơ thời trước có tiêu chuẩn về từ ngữ thơ. Phải đẹp, bóng bẩy, thi vị. Đa nghĩa và đắc địa. Không sai nhưng thiếu. Có nhiều người làm thơ không dùng từ thô kệch, thô lỗ, thô tục. Nói chung là "thô". Ba hồi trống giục đù cha kiếp. Một nhát gươm đưa bỏ mẹ đời, (Cao Bá Quát). Chửi thề đúng lúc thành thơ truyền khẩu. Làm thơ là nói bằng chữ viết và tín hiệu truyền thông. Tín hiệu truyền thông là một loại ngôn từ được qui định bằng h́nh ảnh, cử chỉ, dấu hiệu, âm thanh…..Không có từ ngữ thơ và từ ngữ nói. Chỉ có từ ngữ làm thơ và từ ngữ không làm thơ. Nói một cách khác, bất cứ là từ ǵ, qua tài năng của thi sĩ, từ ấy trở thành thơ.

Chữ là tín hiệu. Chữ có chữ khó dùng, có chữ dễ dùng. Có chữ dùng cao, có chữ dùng thấp. Khó dùng không phải v́ ư nghĩa khó hiểu mà v́ kiến thức, kinh nghiệm của người làm thơ không nhận. Cách sử dụng ngôn ngữ của mỗi người là do thói quen được xây dựng từ ḍng tộc, địa phương, xă hội, học vấn và giao thiệp hàng ngày. Tưởng như giống mà lắm khi khác. Nhà thơ ở xứ Quảng viết rằng: Anh t́m t́nh xưa trong góc thọa. Ông bạn ở miền khác cũng biết thọa là hộc tủ nhưng cự nự, sao lại không viết: Anh t́m t́nh xưa trong hộc tủ. Chữ ràng bánh tráng đă có lúc chủ bút sửa lại là chồng bánh tráng khi đăng báo. Người B́nh Định không dùng "chồng bánh tráng". Em hảy ra chợ mua ràng (chồng) bánh tráng. Về cuốn đời anh trong cuộn chả gị. Thi sĩ Cao Đông Khánh là một nhà thơ hải ngoại có ḍng thơ riêng, một chỗ đứng riêng, đáng ngưỡng mộ. Trong thơ ông viết từ "cái lồn" rất trôi chảy, b́nh thường như "cái răng", "cái tóc"… Dễ dùng với Cao Đông Khánh mà khó dùng với nhiều nhà thơ khác. Chủ bút sửa lại "cái L.". Nhiều người đọc nhăn mặt, Nhiều thi sĩ khác không dám đụng tới. Dĩ nhiên chỉ không dám đụng trong chữ nghĩa mà thôi.

Như vậy là vấn đề nhạc và tiết tấu. Người xưa thường cho rằng, trong thơ có nhạc, trong nhạc có thơ. Nhạc, tiết tấu và ḥa âm trong thơ có đặc điểm riêng, có qui luật riêng, có cách hành văn riêng. Người nay không thấy như vậy. Đă là ngôn ngữ nói chung, ngôn ngữ Việt nói riêng, tự nó đă có âm sắc, có thanh ngân, có độ nặng nhẹ. Tự cách nói đă có tiết tấu, đă có điệu, có nhịp. Tự người phát biểu đă có ḥa âm thuận, ḥa âm nghịch. Ngôn ngữ tự phát đă có sẵn hết, cần ǵ phải là thơ. Chẳng qua người xưa thích giới hạn thơ vào nhiều qui tắc. Nói đúng ra, không phải họ muốn giới hạn mà v́ ḷng họ đă quen bị giới hạn. Văn hóa họ tạo ra bằng giới hạn. Nhân sinh quan, triết lư, niềm tin họ phục tùng giới hạn. Thời đó cả Tây phương lẫn Đông phương chưa hề hiểu cái ǵ là tự do, cái ǵ là dân chủ. Tự do và dân chủ không phải là học thuyết, không phải là chính thể mà là cách sống.

Nhưng hăy đọc thơ. Hăy đọc nhiều thơ. Thấy rơ ràng giữa nói và thơ có chỗ khác nhau. Chắc chắn không thể giống nhau. Cái tạo ra sự khác biệt này không phải ở Vần, không phải ở Nhạc, không phải ở Từ ngữ, không phải ở những qui luật đương thời đang định nghĩa cho thơ. Cái đó là cái ǵ? Thưa là X FACTOR.

X FACTOR là yếu tố chưa có tên gọi, chưa thể giải thích rơ ràng nhưng lại cần thiết để đưa giá trị phẩm chất của một sản phẩm hoặc của một con người lên cấp bậc tiếp cận sự hoàn hảo.

X FACTOR trong thơ là thi tố chưa thể định danh, chưa có thể nắm bắt hoặc giải thích nhưng thi tố này đă làm cho những bài thơ có giá trị khác với những bài thơ hay. Như đă có lần tŕnh bày, thơ hay chưa hẳn đă có giá trị. Thơ có giá trị, trước sau ǵ, cũng sẽ được công nhận hay.

X FACTOR trong thơ đến từ trực giác làm thơ. Khả năng làm việc với trực giác mở rộng, bằng trực giác bén nhạy trong sáng tạo là một tài năng của thi sĩ. Tài năng này bẩm sinh và cũng có thể phát huy bằng tích tụ và thực tập. Để sáng tác được một bài thơ hay hoặc bài thơ vừa ư, thi sĩ đă từng làm rất nhiều bài thơ dở. Nhiều bài thơ đă bị ṿ nhăn vào thùng rác hoặc đă bị xóa bỏ trên màn vi tính.

Những ư tứ thơ đến từ t́nh cảm và ư thức th́ không bất chợt và biến hóa như những ư tứ thơ đến từ trực giác, mở ra từ vô thức. Nói như vậy là cách đề nghị của khoa học sáng tác. Trong nghệ thuật toàn khối, làm ǵ có phân chia. Tất cả ư thức vô thức t́nh cảm lư trí .. đều là một. Phát ra cùng một lúc, không phân biệt, không thể phân ly. Chính v́ vậy mà có một "cái ǵ" làm cho thơ này "lớn" hơn thơ kia, "giá trị" hơn thơ nọ. Cái vô danh đó là X Factor.

Ví dụ như Bùi Giáng. Thơ ông có X factor này. Trong chữ nghĩa mông lung, lúc bác học lúc b́nh dân, đảo lộn, vô văn phạm, người đọc vẫn cảm nhận cái "hay". Đố ai có thể giải thích rơ ràng cái hay cái giá trị trong thơ Bùi Giáng. Hỏi rằng người ở nơi đâu? – Thưa rằng tôi ở rất lâu quê nhà.

Ví dụ như lời nhạc của Trịnh Công Sơn. Ngôn ngữ ông có X Factor này. Đố ai bắt chước được. Không thể giải thích nhưng thấy hay. Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ. Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao….và trăm trăm câu như vậy trong nhạc Trịnh. Ông và nhạc trở thành hiện tượng.

Dĩ nhiên X Factor chỉ là một phần, một phần tinh túy nhất nhưng để hoàn thành một bài thơ, c̣n cần có nhiều thi tố khác. Ngày xưa ở Trung Hoa có họa sĩ vẽ rồng. Vẽ như thật. Làm sao biết thật? Rồng là sản phẩm tưởng tượng của con người. Vậy mà ngoại sách bảo rằng khi ông vẽ xong, rồng vẽ như rồng thật. Nhưng phải đợi cho đến lúc ông điểm bút vào đôi mắt, " điểm nh ăn hóa long", rồng bèn bay ra khỏi khung vẽ. Để có X factor điểm nhăn, phải có những thi tố khác cho thơ hiện h́nh.

LTT:

Cảm ơn anh Ngu-Yên đă chia sẻ những suy tư về làm thơ, đọc thơ cùng những nhận định rất bổ ích về thơ qua cuộc tṛ chuyện này. Nghe anh tâm sự lâu nay anh không c̣n hứng thú gởi bài trên các báo hoặc in thành sách nữa dù anh có sẵn bốn tập bản thảo và anh vẫn viết đều đặn. Tôi rất hiểu khi một văn nhân thi sĩ thứ thiệt không c̣n muốn gởi bài đăng báo hay háo hức in sách là lúc họ đă đắc đạo rồi vậy! Lúc bấy giờ người đọc mê chữ sẽ nhớ những trang chữ của họ vô cùng. Kính chúc anh dồi dào sức khoẻ và hy vọng anh c̣n hứng thú trong việc trước tác và phổ biến cho bạn đọc được đọc như ngày nào trong mấy mươi năm qua.

NY:

Cảm ơn anh LTT và chúc anh Năm Mới luôn mạnh khỏe.

Houston ngày 02 tháng 02 năm 2012.

Phụ chú:

1/ Các tác phẩm của thi sĩ Ngu-Yên: “Hóa ra nét chữ lên đường quẩn quanh”(thơ, tập 1), nhà xuất bản Văn Nghệ, California, Hoa Kỳ 1986.”Tựa đề bên trong”(thơ, tập 2), Văn Nghệ, 1987. “ Hỡi ơi” (thơ, tập 3), Văn Nghệ, 1991. “Hăy cho ta sống giùm đời nhau” (thơ, tập 4), nhà Văn Thơ Mới, Houston, 1995. “T́nh” (thơ, tập 5), nhà Văn Thơ Mới, Houston, 1995. “Bóng nắng khuya” (CD nhạc), 2001. “Thi sĩ và tôi” (thơ, tập 6), nhà xuất bản Lũy Tre Xanh, Hoa Kỳ, 2002. “Hát không dám buồn”(CD nhạc), 2003. “Đợi chờ (không biết đợi chờ ai)” (CD nhạc), 2004. “Thơ Bạc Tóc”, 2009.

2/ William Edgar Stafford ra đời ngày 17 tháng 1 năm 1914 tại Hutchinson, Kansas. Tốt nghiệp kinh tế tại đại học University của Kansas năm 1937. 1938, xong Master về Anh Ngữ. Dạy học tại trường Lewis and Clark. Ông dạy vế văn chương và sáng tác. Về hưu 1980. Xuất bản hơn 60 tác phẩm thơ và văn xuôi. Traveling Through The Dark, 1962, là một trong những tập thơ quan trọng của ông. Đoạt giải National Book Award 1963. Tác phẩm được đánh giá cao là The Rescued Year, 1966; Stories That Could Be True: New and Collected Poems, 1977; Writing The Autralian Crawl, 1978; An Oregon Message, 1987. Qua đời 28 tháng 8 năm 1993.

3/ Simin Behbehani

Giải thưởng Human Rights Watch-Hellman/Hammet, 1998

• Carl von Ossietzky Medal, 1999

Tác Phẩm:

- The Broken Lute [Seh-tar-e Shekasteh, 1951]

- Footprint [Ja-ye Pa, 1954]

- Chandelier [Chelcheragh, 1955]

- Marble [Marmar, 1961]

- Resurrection [Rastakhiz, 1971]

- A Line of Speed and Fire [Khatti ze Sor'at va Atash, 1980]

- Arzhan Plain [Dasht-e Arzhan, 1983]

- Paper Dress [Kaghazin Jameh, 1992]

- A Window of freedom [Yek Daricheh Azadi, 1995]

- Collected Poems [Tehran 2003.]