Ngu Yên
tùy luận
Nháp 1
"Mọi vật hễ không được cái thế quân b́nh th́ kêu lên. Cây cỏ không có tiếng, gió xao động th́ nó phát ra tiếng. Nước không có tiếng, gió chấn động th́ nó phát ra tiếng động. Đập nó, nó bắn phọt lên. Ngăn nó, nó chảy dồn lại. Nấu nó, nó sôi sùng sục. Kim, thạch không có tiếng. Gơ nó, nó phát ra tiếng. Người, xét về lời nói th́ cũng vậy, có điều bất đắc dĩ rồi sau mới nói: Ca đó là điều nhớ nhung. Khóc đó là điều buồn thảm.
Phàm ở miệng phát ra thành tiếng đều là do có điều bất b́nh (bất an) cả chăng? .......... Âm nhạc, là u uất ở trong mà phát tiết ra ngoài. Rồi người chọn những vật khéo tạo âm thanh mà mượn nó kêu thay cho ḿnh (nhạc cụ). Kim, thạch (đá), tơ, trúc, da, gỗ, tám cái đó là những vật khéo kêu.
Trời, về phương diện thời tiết th́ cũng vậy. Chọn những vật khéo kêu mà mượn nó kêu thay cho trời. Dùng chim để kêu xuân. Dùng sấm kêu hè. Dùng côn trùng kêu thu. Dùng gió kêu đông. Bốn mùa xô đẩy thay thế nhau, phải chăng tất có chỗ không được quân b́nh?
Ở người ta th́ cũng vậy. Tinh hoa của thanh âm loài người là lời nói. Văn từ so với lời nói lại c̣n tinh hoa hơn nữa. Càng nên chọn sự khéo kêu để mượn kêu thay cho ḿnh....."
Văn thánh thủ, Hàn Dũ đời nhà Đường trong bài Tống Mạnh Đông Dă Tự, đă viết như vậy.
Ông xác định một truyền thống sáng tác đă kéo dài cho đến nay. Văn chương từ bản chất là tâm sự của con người. Tư tưởng, ư nghĩ, t́nh cảm, lư luận kết hợp được với nhau từ những thao thức, thắc mắc, nghi ngờ, u uẩn, uất ức......Có tâm sự tất có điều muốn nói. Có động tâm mạnh tất có điều thôi thúc. Bài thơ thật sự bắt đầu từ cội nguồn này.
Nhưng chỉ là bắt đầu. Phần diễn đạt và phần chấm dứt c̣n cả là một hành tŕnh, có khi dài hàng tháng hàng năm, có khi nửa chừng bỏ cuộc chơi, có khi thảng thốt trong tích tắc.
Ông Nguyễn Du bắt đầu Đoạn Trường Tân Thanh từ lúc nào, chấm dứt ra sao? Chắc không thể hoàn tất trong đôi ngày. Súc cảnh sinh t́nh lúc ban đầu kéo dài được bao lâu? Hết rung động rồi thơ Kiều ra thế nào? Nhan nhản trong lịch sử sáng tác thơ, lắm bậc sư phụ tận công phu viết từng chữ một. Nhà thơ thời Trung Đường Giả Đảo với phép thơ "Thôi xao", nghiền ngẫm một chữ đôi khi mất mấy ngày. Điểu túc tŕ biên thụ. Tăng xao nguyệt hạ môn. Chim ngủ cây bên ao. Sư gơ cửa dưới trăng. Tích Thôi Xao là vậy. Bên trời tây, Ông vua viết trường ca, kịch ca, William Shakespeare, hoàn tất ngàn ngàn ḍng tác phẩm bằng cảm xúc ǵ? bằng kỹ thuật ǵ? Ông Walt Whitman với trường thơ Lá Cỏ, thai nghén bao lâu?
Ngược lại, ông Vương Bột thời Sơ Đường, viết văn làm thơ có thuật "Phúc Khảo", viết trrước trong bụng. Mài mực sẵn. Uống rượu say. Ngủ một giấc. Thức dậy cầm bút viết một mạch không ngừng, không sửa. Bài Đằng Vương Các Tự dài 142 câu, không kể phần vịnh Đằng Vương Các, ông viết một hơi trong buổi tiệc do đô đốc Diêm Bá Dư đăi khách, khiến cho mọi người kinh ngạc về tài hoa của cậu thanh niên 16 tuổi. Bài này cho đến nay vẫn là một trong các tuyệt tác của Đường thi.
C̣n ông Ba Tiêu th́ sao? Người mang thơ Hài Cú đến cho nhân loại, làm thơ thế nào? Im ru. Thỉnh thoảng đặt bút viết vài câu ngắn. Ếch nhảy xuống ao. Bủm. Bài thơ nổi tiếng của ông chỉ có vậy. H́nh thể và tinh thần thơ Hài Cú vẫn phong ngự trong thi ca thế giới hiện đại.
Chắc chắn là không có lối làm thơ này hay hơn lối kia. Phương pháp này giá trị hơn phương pháp nọ. Chỉ có người làm thơ có bản lănh hay không? Chỉ có bài thơ hay, bài thơ giá trị và bài thơ dở.
Tôi chép lại những chuyện này cốt chỉ v́ suy nghĩ một ư chưa rơ. Bằng những con đường ngắn/dài, đơn giản/phức tạp, kỹthuật/phi kỹ thuật, nghệ thuật/phản nghệ thuật....khác nhau, chói nhau, nhà thơ làm nên thơ. Nhưng Cái ǵ làm cho thơ dở? Mỗi cách làm thơ có chỗ nào không tạo nên giá trị?
Thời c̣n học tṛ tiểu học trường La San Qui Nhơn, tôi và bạn thường ra bờ sông Thị Nại trong những ngày chê học. Xem cá Tḥi Ḷi nhảy trên kè. Chúng tôi tinh nghịch lượm đá chọi cá. Bạn tôi quăng rất hay. Mười viên trúng bảy tám. Tôi chọi dở. Mười viên trật cả viên mười một. Sau một buổi, bạn tôi hay, cá chết mấy chục con. Tôi dở, không con nào chết. Nghĩ lại, Hay/dở này không ổn chỗ nào?
Cuối niên tiểu học, tôi ra trường hạng nhất có lănh thưởng danh dự. Bạn tôi ở hạng xa xa. Gọi là không hạng. Mươi năm sau, tôi vào trường Luật. Gặp lại bạn tôi vừa là một nhạc sĩ có tiếng, vừa là một doanh nhân có tiền. Hay/dở thế nào và dọc theo đường Hay/dở nên luận ra sao?
Thơ có thời chọi cá, có thời khoa bảng, có thời nghệ thuật, có thời b́nh thường. Thơ tôi vậy đó, thơ bạn có khác không?
1- Chọi cá cũng như thả chữ, nạp ư vào thơ. Không phải ai cũng có tài thiện xạ. Chữ/ư đắc địa là lúc chọi trúng cá, trúng hồng tâm. Chữ b́nh dân, chữ bác học, chữ loại ǵ cũng không quan trọng bằng vị trí của nó trong câu thơ, bài thơ. Quan trọng đây không phải nghĩa là ghê hồn, nặng kư, sâu thẳm, ẩn dụ mà có nghĩa là đúng chỗ hoặc gần đúng chỗ. Có những chữ chỉ là gạch nối như cái cầu, nhưng không có cầu, làm sao sang sông. Có chữ hèn mọn như con chó nhưng không có nó sủa, ai báo chuyện ǵ sắp xảy ra.
Thế giới có triệu điều không hiểu
Càng hiểu không ra lúc cuối đời
Chẳng sao, khi đă nằm trong đất
Đọc ở sao trời sẽ hiểu thôi
B́nh dân thôi. Mai Thảo vốn là một nhà văn đầy cầu kỳ trong văn xuôi. Vậy mà rất đắc địa khi sang thơ vần. B́nh dị, truyền thống. Nhà phê b́nh Nguyễn Hưng Quốc giải thích câu cuối cùng của bài thơ như mở ra những chân trời vời vợi. Tôi xin thêm, câu đó nói ra một điều nghi ngờ của Mai Thảo về Thượng Đế. Cả bài thơ là nghi hoặc và chấp nhận sự nghi hoặc rồi vẫn nghi hoặc. Nghi mà không giải nên thế giới có triệu điều không hiểu. Tàn đời vẫn không không hiểu. Những điều của Mai Thảo không hiểu thuộc về siêu và tâm. Chấp nhận chết rồi vẫn không hiểu. Nghi rằng sẽ hiểu sau khi chết? Những bầy chữ/ư nằm đầy 3 câu đầu để sủa cho câu cuối. Mở ra vời vợi v́ vẫn không có giải...
Cũng nỗi thao thức về tâm và siêu, Bùi Giáng viết rằng:
Hỏi: rằng giờ có muốn đi
Về Thiên Đường ngó mấy D́ Tiên Nga ?
Thưa rằng: thà ở với ma
Miễn là được thấy lại Ṭa Mông Rô
Chữ D́, đắc địa. Tiên Nga trên trời là cấp bậc cô d́. Chốn thánh thiện ai mà ham nh́n ngắm bậc trưởng thượng.
Chữ Ṭa, đắc địa. Thấy được "ṭa thiên nhiên" của Marilyn Monroe th́ ở với ma thích hơn.
Thi sĩ dẫn đầu về nghệ thuật chọi chữ/ư. Thời xưa, thi sĩ chọi chữ v́ ư nghĩa của chữ. Ngày nay, thi sĩ chọi chữ vừa có ư nhưng quan thiết hơn là sự tương quan, hài ḥa hay độc đáo của vị trí của chữ/ư.
Quà ngon như khế ngọt chanh
Đắng như đường mía ngọt thành ra chua
Mai sau em sẽ ở chùa
Tu hành rất mực của chua càng thèm
Chữ Chanh/ư chanh cho nghĩa tương phản với ngọt. Ở đâu có chanh ngọt? Chữ Đắng hoà với ngọt thành ra chua, nói lên cay đắng ngọt bùi dễ hiểu mà lầm trong cơi nhân sinh. Chữ Chua mới độc đáo. Có chữ chua này mới hiểu được cả câu cuối của Bùi Giáng. Càng tu càng thèm của chua. Dỉ nhiên ông nói về vị ni cô.
Nhưng nếu ta hiểu nghĩa Hồ Xuân Hương ở đây là chỉ hiểu h́nh nhi hạ. Ông muốn nói về siêu hơn. Càng chân tu càng thèm không tu.
2- Thời khoa bảng có dẫn chứng Thanh Tâm Tuyền và vô số những nhà thơ học rộng, đọc cao. Ôm em trong tay mà đă nhớ em ngày sắp tới. Ư thơ được yêu mến của Thanh Tâm Tuyền, phải chăng đă thấy trong thơ Phái Lăng Mạn của Pháp.
đôi khi anh muốn tin
ngoài đời thơm phức những trái cây của thượng đế
mà bên những trái cây ngọt ngào đôi môi em
nguồn sữa mật khởi đầu
đôi khi anh muốn tin
ngoài đời đầy cỏ hoa tinh khiết
mà bên cỏ hoa quyến rũ cánh tay em
ṿng ân ái
đôi khi anh muốn tin
ôi những người khóc lẻ loi một ḿnh
đau đớn lệ là những viên đá xanh
tim rũ rượi
Thời này nhà thơ Thanh Tâm Tuyền có đầy chữ nghĩa khoa bảng. Cái học bọc cái thơ. Kỹ thuật, nghệ thuật, trường phái, thủ công của các nhà thơ ngoại quốc nổi tiếng đă ảnh hưởng tràn ngập như một loại khoa bảng bất thành văn.
Loại tiền-khoa-bảng này đôi khi rất có hại cho những nghệ sĩ không có khả năng tiêu thụ. Đêm ngày phát ách. X́ hơi c̣n lổn ngổn ư từ. Khiến cho bạn tôi thường la cảnh cáo, đừng đọc mấy ông ngoại quốc. Đừng theo tác giả tây phương. Bộ mấy ông đó là hay nhất đúng nhất hay sao? Bạn tôi có chỗ rất đúng. Đă là nghệ sĩ thật sự th́ không c̣n ḷng sợ hăi thua sút người khác. Cho dù họ là ai. Cho dù họ có thơ đoạt giải Nobel. Nếu một người làm thơ, sống với thơ, thâm cứu nghệ thuật, suy tư về bản chất, cội nguồn, phương tiện của thơ. Tự hỏi ḿnh liên tục về sáng tạo và sáng tác th́ người xưa, cũng như người đời nay; người bên tây như người bên đông; người già cũng như người trẻ; người nổi tiếng cũng như người vô danh, đều có giá trị, không như nhau nhưng đáng cho nhau ngưỡng mộ.
Nếu không đọc ông ngoại th́ đọc ông nội, phải không? - Thưa, chưa hẳn đúng v́ lỡ như ông nội không hay, không có ǵ để đọc, để học th́ sao? - Thưa, đúng hơn là không nên phân biệt ngoại nội. Ông nào có cái ǵ hay th́ đọc, th́ học. Ông ngoại đọc ông nội cũng rất nhiều, Đọc thâm cứu. Đọc b́nh giải. Đọc phân tích. Đọc cảm quan. Đọc xong c̣n cất cả một thư viện tồn trữ cho đời sau. Không có lư do ǵ ông nội không chịu đọc ông ngoại? Ḷng c̣n nhiều giới hạn th́ văn chương không thể lớn khôn.
Thế giới bây giờ với những phương tiện thông tin hiện đại là thế giới gói vào hai chữ toàn cầu. Văn chương toàn cầu. Thơ toàn cầu. Văn chương không có kỳ thị da màu, địa lư, cách viết tên. Văn chương có sự khác biệt nhưng không có sự bất ḥa.
Thời Khổng Tử, trần gian có bao nhiêu sách nếu so sánh với sách bây giờ? Có rất nhiều người ngày nay đọc nhiều sách hơn Khổng Tử, nếy so trang và số lượng chữ. Vậy mà Khổng Tử là Vạn Thế Sư Biểu. Khi học tṛ hỏi thầy Khổng Tử đă đọc sách ǵ mà ông hiểu biết sâu rộng như vậy. Khổng Tử cho biết, ông chưa đọc hết sách trong thiên hạ. Ông chỉ đọc những sách "giềng mối" mà thôi. Vậy hoá ra, không phải đọc nhiều mà là đọc đúng.
Thế nào là đọc đúng?
Đọc đúng là đọc theo thứ tự và tiêu thụ những điều đă đọc.
Theo thứ tự là sao?
Nếu chưa hiểu h́nh học, đại số th́ làm sao chấp nhận Tân toán học. Chưa đọc lịch sử triết học tây phương th́ khó biết v́ sao Friedrich Nietzsche tuyên bố Thượng Đế đă chết. Làm sao cảm thụ Thus Spake Zarathustra. Chưa lănh ngộ vần Lục Bát, vần Đường Thi.... khó mà cảm nhận vần trong thơ Tư Do. Không t́m biết ngôn ngữ đa âm của Tây Phương khi áp dụng vào thơ vần của họ th́ khó hiểu v́ sao họ lên xuống nhảy hàng, nhảy câu....Thơ này không phải v́ cách tân bên ngoài của câu cú văn phạm mà v́ những tiết, nhịp và vần. Khoảng trống và bẻ găy sự liên tục là những lư do được sử dụng về sau. Gọi là Tân H́nh Thức th́ thiếu. Chỉ thấy ngoại h́nh mà không tỏ thâm tâm.
Sau hàng dọc là hàng ngang. Không thể hiểu Vật lư Lượng Tử nếu không biết Nguyên tử học. Không thể dùng Internet giỏi nếu không rành computer. Nếu không am tường tinh thần và thể thơ Hài Cú, khó cảm được những bài thơ Tân Hài Cú đang thịnh hành ở Âu Châu hiện nay.
C̣n tiêu thụ th́ sao?
Không có nhà thơ nào mà không bị ḍng thi ca khác, thi sĩ khác ảnh hưởng. Việc đó là đương nhiên. Nhà văn Mai Thảo thường đùa rất đúng, không có thi sĩ nào, văn sĩ nào đẻ ra từ nách. Bị ảnh hưởng, nhận chân sự ảnh hưởng, thẩm thấu sự ảnh hưởng, tiêu hóa sự ảnh hưởng, viết ra cái ảnh hưởng ḥa tan với cái ngă. Người làm thơ này có bản lănh. Nghệ thuật luôn luôn là tiến tŕnh học hỏi và khám phá. Tóm lại: Học và khám, hỏi và phá là điều không thể thiếu trong sáng tác.
Đọc chưa chắc đă khôn hơn nhưng không đọc th́ chắc dốt hơn. Đọc nhiều, tiêu hóa, áp dụng, chắt lọc bằng kinh nghiệm vào sáng tác riêng, tạo ra bản lănh của nghệ thuật sáng tạo. Người làm thơ biết phải có thi thời mới có ca. Ca có nghĩa là ca hát, ca ngâm, ca diễn, ca cải cách nhưng không phải là ca tụng. Có thi ca chưa hẳn là có thơ nhưng thơ không thể không có thi ca.
3- Thời nghệ thuật là thời sung sướng đắm say nhất của người nghệ sĩ. Nghệ thuật có bản chất đẹp và hay. Có phương tiện là thơ, văn, hội họa, nhiếp ảnh, viết chữ...........cắm hoa, thắt h́nh......kịch nghê, hát nói, điện ảnh.....Tỏa ra nhiều ngành nhiều nhánh để diễn đạt nghệ thuật. Có cứu cánh là b́nh an trong tâm hồn và phát sáng trí tuệ. Ngoài ra, nghệ thuật có thói quen và tật xấu của nó.
Trong nghệ thuật chung, thơ chỉ là một trong nhiều phương tiện để diễn cảm nghệ thuật. Nhưng tự thân của thơ có nghệ thuật riêng của nó v́ thơ có bản chất đẹp hay, có phương tiện là sáng tác, có cứu cánh là tâm hồn.
Đối với người làm thơ, quan trọng nhất v́ thú vị khoái trá nhất là nghệ thuật Làm Thơ. Làm thơ tự thân cũng có bản chất sáng tạo, có phương tiện là chữ nghĩa, ngôn từ tín hiệu, có cứu cánh là đẹp và hay....
Làm thơ là làm việc cho thơ, làm việc về thơ và làm việc ra thơ. Thơ vừa là vật liệu vừa là sản phẩm. Có vật liệu mới làm ra sản phẩm. Rồi sản phẩm sẽ trở thành vật liệu cho sản phẩm mới. Cứ như vậy kéo dài qua thời gian, thế kỷ, qua đời người. qua hồn người.
Làm là tác. Trong thực tế, tác bị giới hạn trong khoảng khắt của đời người, dính liền với những nhiêu khê của con người.
C̣n sáng th́ sao?
Đó là một buổi thật sớm, trời c̣n đen ṃng ở Costa Rica. lặng gió. Tôi ngồi ngoài sương, nh́n xuống triền rừng Mưa Nhiệt Đới. Xung quanh cảnh vật đen x́. Những cây dừa cao chỉa tóc in lên nền trời he hé máu xám dần nhạt. Tiếng vượn sớm kêu nhau nghe thê lương. Giữa những suy nghĩ miên man, chợt trời choang choáng sáng. Một con chim hót. Hai con chim hót. Ba con chim hót. Trăm con hót. Trùng trùng hót lung linh ánh nắng đầu tiên phóng từ đường biển trời vào rừng cây lay động. Trong một thoáng, hoa lá hiện h́nh, sắc màu sống dậy. Bừng bừng cảnh vật đen x́ hít thở sáng trưng. Con bọ màu xanh ngọc bích. Con sâu đỏ. Con tắc kè mang trên lưng một dăy trường sơn...... bầy bầy sinh vật sung mản. Chữ nghĩa, câu cú, ư tứ đen x́. V́ đâu bừng lên sắc màu thú vị. Những chi tiết núp trong bóng tối. V́ sao hít thở hiện h́nh....V́ Sáng.
Sáng là một khả năng đặc thù của con người. Sáng làm cho con người vượt lên con thú. Sáng làm cho nhân loại văn minh. Nhờ sáng, người t́m ra lửa, t́m ra sắc, t́m ra điện, t́m ra nguyên tử, t́m ra computer, t́m ra internet, t́m ra..... cùng một lúc t́m ra những nghi ngờ, những bí mật tâm linh, những thao thức siêu h́nh. Càng t́m ra lại càng bị cuốn hút vào cuộc mạo hiểm đi t́m.
Sáng tác phải chăng là làm sáng, làm sống lại những thứ đang đen x́ bị bóng tối bao trùm? Chính cái sáng này đă tạo ra nét mới lạ, nghĩa mới lạ, không khí mới lạ của cái cũ, cái quen. Sáng tạo của con người chỉ đến đó. Khám phá một hành tinh mới. Hành tinh này vốn cũ ngắt. Chỉ mới với người. Sinh ra một mỹ nhân. Đẹp của phụ nữ cũ ngắt nhưng đẹp lại mới trên đứa bé gái đang lớn lên. Sáng tạo của người chỉ có vậy.
Làm thơ là đem sáng để tạo ra thơ từ những vật liệu thi ca đă cũ ngắt, đen x́. Nói một cách khác, không có cái ǵ mới mà làm thành cái mới. Cái mới đây cũng chỉ là những ǵ đă có được thấy lại dưới những góc độ sáng khác. Sáng về nghệ thuật là một khả năng không đặc thù nhưng đặc biệt của người nghệ sĩ. Với khả năng này người nghệ sĩ có thể diễn đạt bằng một phong cách mới về một điều ǵ đă có sẵn.
Green Buddhas
On the fruit stand.
We eat the smile
And spit out the teeth
Nhà thơ Charles Simic nói về trái dưa hấu hay nói về ông Phật. Cả hai đều cho người nước mát, nước ngọt. Cả hai đều hiến nụ cười hồng tâm. Kẻ ngộ Phật sẽ phải biết phun ra hạt lấn cấn. Ông Phật là ư niệm cũ. Dưa hấu cũng cũ. Hai h́nh tượng cũ chợt thấy mới tinh trong tứ chúng ta ăn nụ cười và phun ra hạt. Trên bàn cúng, Phật và dưa, khác nhau chăng?
Di Lặc xanh
Trên bàn trái cây
Chúng sinh ăn nụ cười
Phun ra hạt dưa hấu
(Đọc Watermelons- Charles Simic)
Tôi có thể đưa ra một điều xác nhận về cuộc hành tŕnh suy tư về thơ của tôi ở đây như một nơi tạm nghỉ chân:
- Ư thơ đa phần là cũ kỹ. Trong những lảnh vực như khoa học, kỹ thuật, kinh doanh.... chúng ta thấy những tư tưởng mới, ư nghĩ lạ sinh ra nhiều ngôn từ cập nhật. Trong lănh vực thi ca, tư tưởng, t́nh cảm qui tụ trong khu Tâm và T́nh. Xưa và nay, buồn hận vui sướng.... đều giống nhau, chỉ bày tỏ khác nhau. Triết lư sống, nhân sinh quan... không mấy khi thấy ǵ mới mẻ. Đa phần những tư tưởng, ư nghĩ, quan niệm trong thi ca đều là vật liệu cũ.
- Tứ thơ mới chính là sự diễn đạt, bày tỏ làm cho ư cũ sáng lên trong tứ mới.
I’m walking and wondering
why I leave no footprints.
I went this way yesterday.
I’ve gone this way all my life.
I won’t look back.
I’m afraid I won’t find my shadow.
‘Are you alive?’
a drunken gentleman suddenly asks me.
‘Yes, yes,’ I answer quickly.
‘Yes, yes,’ I answer
as fast as I can.
(Đọc I'm walking and wondering của Janis Elsbergs, người Latvia, bản dịch của Peteris Cedrins)
Vừa đi vừa tự hỏi
Sao lá không dấu chân
Hôm qua đi lối này
Cả đời vẫn qua đây
Không quay đầu nh́n lại
Sợ không thấy bóng ḿnh
Người say bất chợt hỏi:
- Mày c̣n sống chăng?
"Vâng, vâng..." tôi trả lời rất vội
"Vâng, vâng" Tôi trả lời
thật ngắn.
Cái ư "Một cơi đi về" này rất cũ. Ông Elsbergs làm sáng lại trong tứ thơ mới hơn.
Nháp 2: Ư và Tứ Trong Thơ.
Thơ Việt thường hay nhắc đến Ư và Tứ. Nhưng không hề có một phân biệt rơ ràng. Ư và tứ trong thơ Việt rất lẫn lộn. Có người cho rằng Ư lớn hơn gồm có nhiều Tứ. Ngược lại có kẻ cho Tứ bài thơ bao trùm cả những ư thơ. Có những tự điển sàng sàng viết rằng: Tứ là ư của bài thơ. Nói gọn là mơ hồ.
"Khái niệm tứ thơ được bàn tới cách đây hơn 1500 năm. Trong Văn tâm điêu long, ở thiên Thần tứ, Lưu Hiệp (đời nhà Lương) đă bàn rất sâu và rất kỹ về tứ. Theo ông, tứ thơ là một cái ǵ đó rất phi thường: “Cái tứ của văn chương, cái thần của nó xa lắm. Cho nên khi ta lặng lẽ ngừng suy nghĩ lại một chỗ th́ cái tứ tiếp với ngàn năm. Ta trầm lặng thay đổi sắc mặt một chút th́ cái nh́n của ta đă thông suốt đến vạn dặm”.
Ở Việt Nam, Phan Kế Bính, Bùi Kỷ, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hà Minh Đức, Nguyễn Xuân Nam, Bùi Công Hùng, Mă Giang Lân… có bàn đến tứ thơ. Mỗi người có một cách tŕnh bày riêng. Chế Lan Viên cho “tứ chẳng qua là ư lớn toàn bài” (Nghiên cứu văn học, 11/1961). Nguyễn Xuân Nam lại quan niệm “tứ là h́nh tượng xuyên suốt bài thơ” (Lư luận văn học, tập 2, Nxb Giáo dục, 1987). Gần đây, Nguyễn Hưng Quốc, một Việt kiều ở Úc, sau khi phê phán quan niệm về tứ thơ của Chế Lan Viên, Nguyễn Xuân Nam: “Một đằng thiên về ư, một đằng thiên về h́nh tượng. Nhưng lại giống nhau ở một điểm: bất cập”, đă nêu định nghĩa vắn tắt: “Tứ thơ là những suy nghĩ của trái tim trước cuộc đời” (T́m hiểu nghệ thuật thơ Việt Nam). Theo chúng tôi, định nghĩa này quá chung chung bởi v́ “những suy nghĩ của trái tim trước cuộc đời” không chỉ có trong thơ mà c̣n có cả trong các thể loại trữ t́nh dào dạt cảm xúc như phú, văn tế, tuỳ bút…
Tuy chưa có một định nghĩa thống nhất về tứ nhưng về cơ bản các nhà thơ, nhà nghiên cứu văn học đều nhấn mạnh đến sáng tạo cá nhân, sự hoà quyện giữa cảm xúc và suy nghĩ, giữa yếu tố chủ quan và khách quan trong tứ thơ." Trích trên mạng:
http://nguyenduongthanh.blogspot.com/2011/04/tu-tho-va-vai-tro-cua-tu-tho.html.
Rất là khó hiểu. Nếu hiểu cũng không biết đâu mà dùng.
- Cái này là cái ǵ trông như cái kéo vậy?
- Cái này không phải là cái kéo nhưng dùng để cắt. Có thể xắt. Có thể lắt. Có thể bắt. Gọi là tứ của kéo.
Ư thơ và Tứ thơ là hai thi tố khác nhau.
Ư là ư nghĩ, ư tưởng, ư niệm, tư tưởng.... Của bài thơ và trong tứ thơ.
Tứ là cách diễn tả ư. Tứ chung, lớn bao trùm nhiều ư. Mỗi ư có cách diễn tả, diễn đạt gọi là tứ.
Một bài thơ gồm có:
Ư niệm chính hoặc tư tưởng chính của toàn bài. Có tứ toàn bài để diễn tả.
Mỗi ư phụ trong bài đều có mỗi tứ để tŕnh bày hoặc gợi ư.
Nếu ư phụ có ư phụ theo, sẽ có tứ phụ theo để dẫn đạt.
Tóm lại, Tứ dùng để thông đạt Ư. Một ư có nhiều lối, nhiều cách thông đạt. Do đó ư thường là cũ. Tài hoa hay không là ở chỗ dụng tứ để tŕnh bày.
The sparrow shits
upside down
--ah! my brain & eggs
Với cái ư ví kiến thức như phân. Sánh trí tuệ như xú uế. Nhà thơ Allen Ginsberg dùng cái tứ chim sẻ phóng tiện. Một đống có óc năo bầy nhầy lợn cợn trứng. Đặc sắc là thơ Hài Cú thường dùng cho ư nghĩa cao xa, nghiêm chỉnh. Ông dùng Hài Cú thô tục để "giác ngộ" những ngu dốt khi khoe khoang kiến thức, sử dụng hiểu biết để quấy rầy đời sống. Tiếp theo, ông viết, nói nhiều với đám này cũng chỉ vô ích mà thôi.
I slapped the mosquito
and missed.
What made me do that?
Tôi đập con muỗi
Trật lất
Đập làm chi?
Làm thơ là dùng cái sáng để tạo cái tứ về một ư nghĩ, ư niệm, ư tưởng nào đó. Ngôn ngữ, tín hiệu thông tin, ảnh tượng, màu sắc, âm thanh... là vật liệu để xây dựng tứ thơ. Không có tứ, ư thơ chỉ là những cột mốc trần trụi, bám rong rêu của thời gian. Không có ư, tứ thơ lông lốc, phiêu bồng. Tuy bắt mắt mà rỗng.
Trở về lại ông Hàn Dũ
Mọi vật hễ không được cái thế quân b́nh th́ kêu lên. Cây cỏ không có tiếng, gió xao động th́ nó phát ra tiếng. Nước không có tiếng, gió chấn động th́ nó phát ra tiếng động. Đập nó, nó bắn phọt lên. Ngăn nó, nó chảy dồn lại. Nấu nó, nó sôi sùng sục. Kim, thạch không có tiếng. Gơ nó, nó phát ra tiếng. Người, xét về lời nói th́ cũng vậy, có điều bất đắc dĩ rồi sau mới nói: Ca đó là điều nhớ nhung. Khóc đó là điều buồn thảm.
Không được thế quân b́nh trong đời sống, trong tâm hồn; có điều ǵ bất đắc dĩ phá tâm tư; sẽ sinh ra điều muốn nói. Đó là ư. Bài thơ bắt nguồn từ nơi đây. Áp lực của sầu hận thương đau càng cao th́ như sức gió chấn động nước. Đập mạnh th́ nước phọt cao. Ngăn cao th́ nước dâng trào lớn. Đó là lửa của thơ. Ca là tứ của nhớ nhung. Khóc là tứ của buồn thảm.
Trời, về phương diện thời tiết th́ cũng vậy. Chọn những vật khéo kêu mà mượn nó kêu thay cho trời. Dùng chim để kêu xuân. Dùng sấm kêu hè. Dùng con trùng kêu thu. Dùng gió kêu đông. Bốn mùa xô đẩy thay thế nhau, phải chăng tất có chỗ không được quân b́nh?
Thời tiết là ư chính. Xuân hạ thu đông là ư phụ. Tứ chính là ẩn dụ bốn mùa. Tứ phụ là chim kêu xuân. Sấm kêu hè. Trùng kêu thu. Gió kêu đông.
Chán quá cuộc đời Ông Lê Hựu Hà kêu lên:
Tôi muốn sống như loài chim ngàn
Tôi muốn cười vào những khoe khoang
Tôi muốn khóc thương đời điêu tàn...
Ông Ak'Abal kêu lên
Tôi muốn .... (làm con chim bay suốt hót suốt. Rồi từ bay cao thả xuống những băi chê đời).
The birds
sing in full flight
and in full flight they shit.
(Đăm đăm nh́n chim bay khuất cuối trời. Tự hỏi:)
I stare at them,
and my gaze follows
until the string
my vision has given them ends.
(Muốn làm chim không? Khoái trá thả xuống. Trúng ai nấy chịu).
How I would like to be a bird
and fly, fly, fly
and sing, sing, sing
and shit-with pleasure
on some people
and some
things!
(Đọc Kinrayij, Kawaj của Humberto Ak'Abal, người Guatemala. Bản dịch Miguel Rivera và Robert Bly)
Đàn chim
hót suốt đường bay
vừa bay vừa ỉa
Đăm đăm nh́n theo
đàn chim như sợi mơng
khuất cuối trời
Tôi muốn làm chim
bay bay bay
hót hót hót
ỉa thoải mái
xuống vài người
vài vật
Cái ư chán chường nhân sinh đă rất xưa. Người thời nào không chán thói đời. Tứ làm chim cũng không mới. Nhưng rồi thả xuống, tứ này làm bài thơ sáng lên vào khúc cuối. Trong một bài thơ, không phải tứ nào cũng sáng.
Cơm Khuya
(Cô đơn là ư chính. Dù buồn cách mấy cũng phải ăn là điều muốn nói. Dùng nhân vật vô h́nh làm tứ chính).
Every evening when I come home
My sadness comes out of his room
Wearing his winter overcoat
And walks behind me.
I walk, he walks with me,
I sit he sits next to me,
I cry, he cries for my cry
Chiều chiều khi trở về nhà
Nỗi buồn ra khỏi pḥng
Mặc áo lạnh
Lẽo đẽo sau lưng tôi
Tôi đi, buồn đi chung
Tôi ngồi, buồn ngồi bên cạnh
Tôi khóc, buồn khóc cho tôi
(Những ư phụ được từng tứ thơ diễn tả những sinh hoạt tẻ nhạt. Không truyền h́nh. Không nghe nhạc. Không gọi điện thoại. Người buồn vô h́nh cặp kè tác giả đi lui đi tới. Hết đi rồi ngồi và khóc cho đến nửa khuya).
Until midnight
When we get tired.
At that point
I see my sadness goes into the kitchen
Opens the refrigerator,
Takes a piece of meat
And prepared my supper.
(Ư trong phần sau ngă vào không khí hiện sinh. Tứ rất thời đại. Buồn mấy, chán mấy, cô đơn mấy rồi cũng phải ăn để sống lập lại mỗi ngày: cô đơn).
Đến nửa đêm
Chúng tôi mệt nhoài
Bấy giờ
Buồn mới vào bếp
Mở tủ lạnh
Lấy thịt tươi
Nấu bữa cơm khuya
(Đọc Supper của Yousif al-Saigh bản dịch Saadi A. Simawe)
Điểm làm cho khó phân biệt giữa ư và tứ là v́ ư như thân xác và linh hồn của một người. Tứ lại như y phục đồ trang sức phủ trên thân xác ấy. Người th́ vẫn vậy, sẽ già đi. Y phục trang sức th́ tŕnh diễn người ấy theo ư riêng. Mặc Kimono, quấn tóc, mang guốc, đi lí rí, là cô Nhật. Mặc Bikini xơa tóc, đi lúc lắc, là cô Tây. Khi ư và tứ xuất hiện, sẽ đi ra cùng một lúc. Giá như ư đi trước rồi tứ theo sau th́ khỏi phải nói nhiều lời. Người đọc thấy toàn bộ ư tứ do đó có thể lầm lẫn cô này cô kia. Cũng chỉ là một cô mà trang phục khác nhau. Vấn đề c̣n lại, là trang phục này có đúng chỗ hay không? Mặc Bikini đi giữa đường đông giá tuyết th́ gọi là thơ tŕnh diễn phá thời trang.
Trong một bài thơ, Tứ diễn Ư, qua nhiều tầng. Tầng lớn nhất là Ư/tứ chính toàn bài. Những tầng tiếp theo Ư/Tứ nhỏ dần. Từ đoạn nhỏ xuống câu. Từ câu nhỏ xuống cụm. Từ cụm Ư/tứ nhỏ xuống chữ.
Đơn vị nhỏ nhất của ư/tứ thơ là Từ. Ví dụ chữ T̀NH. Ư nghĩa đă sẵn. Tứ Việt diễn là T+̀+N+H. Tứ Mỹ diễn L+O+V+E...rồi tứ Tàu, tứ Mễ....... Ư th́ một, tứ th́ nhiều. Chữ đắt địa chính là chữ đă được chọn đúng h́nh thức của Tứ và diễn đạt đúng Ư.
Trăm năm trong cơi người ta
Chữ Tài Chữ Mệnh khéo là ghét nhau.
Trong câu thơ của ông Nguyễn Du, hai chữ khéo và ghét là đắc địa.
Nhịp điệu của Ư và Tứ trong thơ sẽ như nhịp điệu vui buồn trong nhạc. Nhạc thảm thương mà đánh nhịp Paso doble th́ chỉ có bậc thiên tài mới sáng tác nổi. Bệnh tương tư vào nhịp slow hoặc bolero là nhất rồi. Thơ Hành, ư tứ cuồn cuộn, dập d́u. Thơ thương nhớ, ư tứ cô đọng tiếp theo nhau chậm răi. Nhịp và tiết của ngôn ngữ của mỗi dân tộc có khác nhau. Là thói quen kết tinh từ văn hóa và đời sống cụ thể qua nhiều trăm năm, ngàn năm. Khó mà chuyển dịch.
V́ vậy, người ta dùng chữ "chuyển ngữ". Với ư nghĩa chuyển tiếp ư tứ của ngôn ngữ của một dân tộc này sang dân tộc khác. Không chuyển bản sắc, không chuyển không khí, không chuyển nhịp điệu, v́ không thể chuyển.
Ví dụ như tác phẩm Chinh Phụ Ngâm Khúc của Ông Đặng Trần Côn và tác phẩm dịch của Bà Đoàn thị Điểm. Đa số học giả và người thưởng ngoạn cho rằng tác phẩm dịch của bà văn chương hơn, hay hơn, thậm chí cho rằng có giá trị hơn. Đúng không? - Theo tôi, không hẳn như vậy.
Ông Đặng Trần Côn:
Thiên điạ phong trần,
Hồng nhan đa truân.
Du du bỉ thương hề, thuỳ tạo nhân.
Bà Đoàn Thị Điểm dịch:
Thuở trời đất nổi cơn gió bụi,
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên.
Xanh kia thăm thẳm tầng trên,
V́ ai gây dựng cho nên nỗi này.
Đọc Đặng Trần Côn, cảm giác găy cụt, lạnh lùng. Đất trời ác liệt tạo ra khắc nghiệt cho số phận đàn bà. Lưỡi dao oan ức cắt xuống. Lời than oán dâng lên "thùy tạo nhân", một hơi dài tách biệt nhịp bốn, làm cho tôi tiếp nhận được ḷng cảm khái của tác giả.
Đọc Đoàn Thị Điểm cảm giác nhẹ nhàng, có chút xót xa, có chút lăng mạn. Có thể nói có tài hoa hơn nhưng lại mất đi cái không khí lạnh lẽo và nhịp điệu chắc nịch không phân trần. Rơ ra thơ của họ Đoàn nhiều nữ tính hơn. Một bên như xem phim tài liệu về chiến tranh. Một bên như xem phim chiến tranh được dựng lại.
Tôi không có ư định xem xét ai hay hơn ai. Nhưng nên trả tác phẩm Chinh Phụ Ngâm Khúc của Đặng Trần Côn về vị trí của nó và của tác giả. C̣n tác phẩm dịch của Bà Đoàn, xin cứ xem như là một cuốn phim hay.
Vậy "dịch thuật" dùng vào trường hợp nào. Thuật là kể lại. Dịch có nghĩa là biến hóa hay xê dịch? (Mời đọc, Nốt Đọc Thêm, "Dịch Thuật", ở phần cuối. Tại sao đọc thêm mà không đọc luôn? - Thưa, v́ ư luận này không cần bàn nhưng cần biết).
4- Thời b́nh thường. Tôi chưa làm thơ hết một đời nhưng làm thơ đă khá lâu. Qua giai đoạn cuồng tín, say mê với thơ. Tỉnh ra muốn được như Ngu Công theo Liễu Trang Nguyên mà đi vào cơi ngu (nốt). Mang theo thơ và đi thật xa. Nh́n lại không c̣n thấy thi ca.
Thiên thần cô đơn rồi cũng phải ăn thịt để sống qua ngày. Kẻ đi xa tản lạc năm này tháng nọ, ḷng thấy vui biết bao khi trở lại quê nhà. Ḷng ấm áp biết bao khi ngồi giữa đàn con cháu, nắm tay vợ kể chuyện kỳ quái ở năm châu. Rồi kết luận, tất cả những nông nổi xảy ra chỉ v́ ta ham thích chuyện không chịu làm người. Sáng mai, gia đ́nh ta sẽ bắt đầu sáng tạo những con người máy, robots.
Này, lại là một giấc mơ mới? Hay lại là một chuyến đi xa?
Nốt Đọc Thêm: Dịch Thuật
Xét chữ Dịch qua tự điển Việt Hán Nôm, cho thấy một cách giản lược, ư nghĩa của dịch trong từ Dịch Thuật.
Chữ Dịch trong nghĩa Dịch Thuật khác những nghĩa khác.
Có thể nói dịch thuật không có nghĩa biến hóa. Từ ư nghĩa này phóng tác ra nghĩa tương tựa. Dịch cũng không có nghĩa là xê dịch. Bưng cái ư nghĩa này đặt sang một chỗ khác mà luận rằng không c̣n giống như trước.
Dịch trong những lảnh vực khoa học, luật pháp, văn kiện........hiểu gần đúng với từ Chuyển Ngữ, Chuyển Pháp. Cần chính xác, cụ thể và giá trị so sánh tương đương giữa nguyên bản và dịch bản.
Dịch trong cơi văn chương, nhất là thơ, có khác chăng?
Cứ so sánh cách dịch thơ của ông Nguyễn Hiến Lê và Ông Bùi Giáng, hai học giả trong thời đại của chúng ta, tất sẽ thấy rơ sự khác biệt. Hai ông đều đáng tin cậy, Cả hai đều tài hoa. Mỗi người mỗi vẽ, mỗi con đường. Tiếc rằng tôi cố t́m thử hai ông có cùng dịch một tác phẩm, nhất là cùng dịch một bài thơ nào không mà không thấy. Nếu có, chắc chắc là hai bài khác nhau một cách thú vị. Một tích sự văn chương.
Dịch thơ, tự bản thân của nó là tài năng, học vấn và lương tâm.
Có học mà thiếu tài, dịch thô.
Có tài mà thiếu học, dịch không vững.
Có cả hai mà thiếu lương tâm, thiếu trung thực với chính ḿnh, dịch hỏng.
Câu hỏi cần trả lời là tại sao phải dịch?
Nếu đọc đă sướng, nếu hiểu đă khoái, việc ǵ phải dịch? phải chăng v́ người khác? phải chăng v́ có nhu cầu dẫn chứng để phải dịch? phải chăng v́ thấy hay quá cần phải truyền bá? Phải chăng v́......?
Mỗi người dịch đều có lư do riêng. Không phải là khó nhận ra. Đọc văn bản sẽ thấy ra mục đích.
Chắc sẽ có người trước sau hỏi rằng, c̣n Ngu Yên th́ sao? dịch như thế nào? Sao không nhận là Dịch mà chỉ xin là Đọc? Hay là có ngụ ư chê bai thiên hạ chăng?
- Xin thưa là không. Người giỏi người dở trong thiên hạ trùng trùng điệp điệp. Kẻ dở việc này v́ họ có việc khác giỏi. Kẻ giỏi tài này, có chỗ khác không hay. Có người rất dở mà đă cứu Ngu Yên ra khỏi cảnh tán gia bại sản. Có người rất giỏi mà suốt đời chỉ làm ra những việc b́nh thường. Đă đi qua một con đường dài th́ không thể nào phủ nhận những điều lầm lẫn đă có trước khi đi. Xưa, tôi chê người nay thật ḷng muốn xin tạ lỗi mà họ đă chết lâu rồi. Nay, tôi c̣n dám chê nữa sao?
Dịch thơ thế nào? Đọc thơ là sao? Tôi biết lời nói không hết được ḷng. Xin cho mượn chuyện trích ...Theo Chân Ngu Công dưới đây mà ẩn dụ chữ dịch. Dịch từ đầu nguồn chảy xuống. Đọc có lẽ sẽ v́ Ngu mà lụy.
Nốt: Chép Chuyện Theo Chân Ngu Công
của Liễu Tôn Nguyên do Nguyễn Hiến Lê dịch.
Bài Tựa Tám Bài Thơ Ngu Khê.
Trích:
Ở phía nam sông Quán có một khe nước chảy qua hướng đông rồi nhập vào sông Tiêu. Có người bảo:"Người họ Nhiễm đă từng ở nơi này. Cho nên đặt tên là ng̣i Nhiễm." Lại có người bảo:"Nước ng̣i có thể nhuộm vật được, cho nên lấy khả năng của nước mà đặt cho ng̣i là ng̣i Nhiễm". Tôi v́ ngu mà phạm tội, bị trích biếm tới sông Tiêu, yêu cái ng̣i đó, đi sâu vào hai ba dặm, được một chỗ cực đẹp, cất nhà ở.
Thời xưa, có hạng Ngu Công, nay tôi cất nhà ở ng̣i đó mà tên ng̣i vẫn chưa định được, dân trong miếu vẫn c̣n căi nhau, không thể không đổi tên được, cho nên đổi tên là ng̣i Ngu.
Phía trên ng̣i Ngu tôi mua một cái g̣ nhỏ, gọi là g̣ Ngu. Từ g̣ Ngu tiến ra hướng đông bắc sáu chục bước, gặp một cái suối, lại mua luôn, gọi là suối Ngu. Suối Ngu có sáu miệng hang đều hiện ở nơi đất bằng dưới chân núi, nước ở dưới đất phọt lên. Ḍng nước hợp nhau lại uốn khúc chảy về hướng nam, gọi là lạch Ngu. Tôi bèn đắp đất chất đá, ngăn ḍng ở chỗ hẹp, thành cái hồ Ngu. Phía đông hồ Ngu là cái nhà Ngu. Phía nam nhà Ngu là cái đ́nh Ngu. Giữa hồ có ḥn đảo Ngu. Cây tốt, đá lạ do hóa công bố trí, đều là những ḱ diệu của sơn thủy, chỉ v́ tôi mà lụy, mang cái tên Ngu.
.............................................................
Không trích hết bài.
Cổ Văn Trung Quốc. Nguyễn Hiến Lê. Xuân Thu xuất bản
Ngu Yên