Anh Nguyễn Cư Trinh sinh sống tại Pháp, Kỷ sư tư vấn hệ thống tin học về quản trị, vừa nghỉ hưu. Chuyên nghiên cứu phong thủy-dịch lư, sau nhiều lần về thăm quê Quảng Ngăi, anh mong quê ḿnh tiến bộ hơn, mạnh mẽ hơn bằng cách khai thác địa thế thiên nhiên sẵn có. Những nhận xét và đề nghị sau đây với con mắt của… thầy phong thủy nằm trong kỳ vọng đó của người luôn hướng tâm hồn về nơi chôn nhau cắt rốn.
Xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả.
MIÊNG Xuân Sương
MỘT BỨC TRANH ƯỚC MƠ
Nguyễn cư Trinh – Paris
Tú tài TQT 1967
Nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày thành lập trường TQT tại QN, một anh bạn nhắc tôi viết bài cho kỷ yếu, và biết tôi nay chuyên về mệnh lư và phong thuỷ nên nói đuà là 60 năm là 1 hoa giáp, ông xủ quẻ kết hợp với phong thuỷ xem trường TQT và QN sẽ ra sao. Đúng là đuà chơi, v́ kỷ niệm 60 năm th́ chẳng ăn nhập ǵ đến hoa giáp, cũng chẳng mệnh lư, phong thuỷ, kinh Dịch với bát quái ǵ hết, nhưng tôi cũng muốn thử đem những thứ chả ăn nhập ǵ đó để gợi lên một số vấn đề cho QN mà trường TQT lại gắn liền với nó. Tôi sống và làm việc ở Pháp, tuy vài mươi năm nay thường về VN , thỉnh thoảng cũng có về thăm lại QN, nhưng cũng chỉ như một du khách thoảng qua mấy ngày, không dám nghĩ là ḿnh có cái nh́n sâu sát để có tư cách nói về QN, nên chỉ viết như phác hoạ một giấc mơ cuả ḿnh.
Nói trường TQT cũng gắn liền với vận mệnh cuả tỉnh QN, và có khi cho cả nước cũng không nói quá, v́ trong 60 năm đó đă có không biết bao nhiêu cựu học sinh TQT đă là quân, dân, cán, chính, sinh hoạt trong tất cả các ngành cuả tỉnh như giáo dục, kinh tế (nông, lâm, ngư, thương nghiệp), các tầng lớp sĩ nông công thương binh, những người đă/đang điều hành, lănh đạo các ban ngành ở tỉnh nhà, và tản ra cả nước, có khi ra cả nước ngoài. Chúng ta không ít th́ nhiều, đă có trách nhiệm về sự thành công, hay thất bại trong việc xây dựng tỉnh QN có bộ mặt như ngày hôm nay.
Về thăm QN nhiều lần, tôi luôn luôn ở hoặc khách sạn Sông Trà hoặc khách sạn Mỹ Trà, không lần nào tôi không đứng bên đầu cầu nh́n gịng sông Trà khúc, và toàn cảnh gần xa; hay chạy mỗi sáng trên bờ đê bao phiá nam, nh́n ḍng sông nay chỉ c̣n toàn cát trắng, chỉ c̣n một khe nước bên bờ phiá bắc, nơi mà mỗi sáng có rất nhiều ngư dân đang đánh cá bống từ sáng tinh mơ. Tôi thật bùi ngùi. Đâu rồi những bờ xe nước, gắn liền với biết bao nhiêu thế hệ dân QN, nhất là giới học sinh TQT như chúng tôi !
Năm nay, đi thăm Thu xà, Cổ luỹ, tôi lại thấy một đoạn đường bờ sông rất lớn _như đê bao_ mới xong phiá dưới bến Tam Thương, thật là điều đáng mừng ; ngoài ra c̣n có đoạn đường đê bao khá dài nhưng nhỏ hơn, dưới Thu xà cũng đă xong. Chỉ c̣n vài năm nưă th́ từ TP QN về cưả Đại đường giao thông thật thuận tiện, nhanh chóng.
Ngoài ra, đi Mỹ Khê th́ thấy đường QL 1A ven biển nghe đâu sẽ nối từ DQ vào Sa huỳnh; và Dung Quất đang mở rộng nhiều đường nối QL1 và QL1A. Đi Trà bồng (và các quận vùng núi) tôi thấy vùng cao này đang phát triển, dân giàu mạnh lên rất nhanh nhờ cây keo lai, loại cây lớn rất nhanh, cho gỗ dùng làm bột giấy. Một nhà máy thô sơ ở đây chỉ bằm cây keo thành mảnh vụn, phơi khô để xuất khẩu .
Các nhà lănh đạo điạ phương đă nh́n thấy, và đă hoạch định các hướng phát triển rồi thực hiện. Tốt. Cái mà tôi muốn nói ở đây là muốn thêm một khiá cạnh khác, như một niềm mơ ước qua trí tưởng tượng.
Nh́n lại sự phát triển và suy tàn cuả các thành phố, hải cảng trên thế giới, người ta thấy có những thành phố, hải cảng trước đây đă phát triển rất huy hoàng, nhưng hiện nay hay đă từ lâu chỉ c̣n như một phế tích, hay đă mất ngôi vị hoàng kim cuả ḿnh ; chẳng hạn Bruges (Bỉ), Gênes, Florence (Ư), Amsterdam (Hà lan), Paris, London, Boston, ngay cả New York… Paris nay được xem như một thành phố bảo tàng (museum city), cản trở sự phát triển cuả nước Pháp. Ở VN, Hội an là một ví dụ về TP bảo tàng, khi mà Đà nẵng với sông Hàn lớn đă phát triển mạnh th́ Hội an với sông Thu bồn bé nhỏ đă không c̣n lư do tồn tại.
Thủ đô hay thành phố lớn nào trên thế giới cũng có sông lớn chảy qua, và nếu mở ra biển th́ càng hay. Có khi không cần sông, chỉ có biển cũng đủ, ví dụ Hong Kong hay Singapore. Nói theo phong thuỷ, sông là « long », đem sinh lực, tài phú đến cho thành phố ; chẳng hạn London có sông Thames, Paris có sông Seine, hai sông này quá nhỏ so với sông Saigon đối với Saigon, hay sông Hồng đối với Hà nội cuả chúng ta.
Nếu tên phù thuỷ phong thuỷ sư Tàu là Cao Biền ngày xưa đă trảm « long » QN ở Long đầu giáp sôngTrà khúc, tỉnh ta đă chảy máu mấy ngàn năm, khiến cái xứ sản sinh những con người thông minh, cần mẫn, giàu tính phấn đấu (đấu tranh), mà bên quân sự, chính trị vẫn không có được một người có ngôi vị cao, có thực quyền trên cả nước; bên văn cũng vậy, QN có bao nhiêu ông cống ông nghè ? Có bao nhiêu văn thơ, nghiên cứu để đời ? Và ngày nay QN c̣n tiếp tục chảy máu chất xám dài dài, nhân tài rời đi cống hiến tài năng, đi làm ăn, làm giàu ở các tỉnh khác, kể cả ở nước ngoài. Ở tỉnh nhà c̣n lại ǵ ? Tại sao ? Có phải do long bị trảm, hay “ḥn Ấn lấn ḥn Bút” ?
Trong lịch sử các quan hệ sản xuất, khi có những nhu cầu sinh tồn th́ con người sẽ t́m giải pháp và nhờ đó mà phát triển; hay khi phát minh được những kỹ thuật mới, sản phẩm mới ra đời trong kỹ nghệ, dịch vụ hay nông nghiệp làm tăng đột biến các sản phẩm, hay giảm được thời gian làm việc, sẽ kéo theo sự giàu có, sự tái phân bố lao động cuả điạ phương, cuả thành phố, cuả quốc gia. Sản phẩm tràn đầy trong nội điạ buộc phải có chỗ xuất đi các nơi khác, nên các hải cảng lớn được h́nh thành, chẳng hạn như những hải cảng, thành phố vưà nói trên đây; rồi khi những kỹ thuật ấy bị vượt qua, một số hải cảng dần dần sa sút, thậm chí bị xoá đi, th́ những nơi khác lại phát triển, chẳng hạn Sillicon Valley với công nghệ mới về điện tử và tin học cuả Mỹ đă hạ đài Boston, New York, trọng tâm kinh tế cuả Mỹ đă chuyển từ bờ Đông qua bờ Tây (Thái b́nh dương) từ 1980.
Nói các thành phố, hải cảng ấy thật cao xa với cái tỉnh nghèo QN cuả chúng ta, nhưng nếu xét về mặt dân số, về diện tích th́ QN không nhỏ đâu, mà c̣n rất lớn so với các hải cảng kể trên vào thời đại cuả chúng. Giả dụ có đột biến trong quan hệ sản xuất, QN có những sản phẩm mới phong phú, trị giá gia tăng cao th́ xuất đi thế nào ? DQ với nhà máy lọc dầu và phó sản cuả dầu hoả đă phải tự có hải cảng riêng, tiếc là không có sông lớn chảy ra hải cảng đó; và cũng tiếc là miền Trung nước VN quá gầy nên nếu có sông lớn th́ cũng quá ngắn. QN với sông Trà khúc và sông Vệ nay th́ sao ? Chỉ khả dụng chưa đầy 20km. Nhưng nếu có nước và được nạo vét tốt th́ hai sông này có thể có ích hơn nhiều cho việc giao thông, vận chuyển hàng hoá, nông lâm sản và chăn nuôi, du lịch; nói chung đó là những thứ có giá trị cao hơn luá gạo rất nhiều. Cả hai sông đă cạn ḍng v́ công nghiệp thuỷ lợi đă thành công dẫn nước tưới tiêu cho đồng bằng toàn tỉnh. Tuy nhiên thành công ấy cũng có vài điều hại sẽ nói sau.
Diện tích trồng luá nước tăng mạnh, lại ít tốn sức lao động hơn ngày xưa, nhưng sản lượng luá quá nhiều, tỉ trọng quá lớn trong nông nghiệp QN, lại chỉ có giá trị kinh tế thấp, mà tiêu thụ hết nguồn nước cuả tỉnh th́ chi bằng giảm bớt diện tích trồng luá, chuyển diện tích ấy qua trồng các hoa màu khác (1) ít tiêu thụ nước, để đưa một phần nước vào phục hồi hai con sông này. Trên đây có nói về cây keo lai _ loại cây mới được trồng đúng nơi. Ngoài ra c̣n có quế Trà bồng, cây gió bầu cho trầm hương là những loại cây có giá trị kinh tế cao vượt, có nên tăng diện tích trồng trọt không ?
Về công nghiệp QN, miá đă có nhà máy đường, nhưng có thể tăng diện tích; c̣n nhà máy Vinasoy năng suất cao lại không có đậu nành trong tỉnh, vậy trồng nhiều đậu nành có được không ? Khoai ḿ, khoai lang, gạo th́ không có nhà máy nào lớn, chỉ bằng ḷng với các sản phẩm thủ công, tuy có giá trị gia tăng nhưng quá ít. Chưa có những nhà máy sản xuất mạch nha, bún khô, bánh tráng, kẹo gương, kẹo đậu phụng _những đặc sản QN_ theo công nghiệp với số lượng lớn để xuất đi các nơi; Các nhà máy bia, nước khoáng th́ chỉ có sản lượng thấp, chỉ đủ cho nhu cầu điạ phương; c̣n phẩm chất th́ chưa cạnh tranh được với các nhà máy cùng loại ở các tỉnh thành khác.
Hai con sông chính bây giờ khô nước. Nếu có nước th́ có thể khôi phục một số sinh hoạt kinh tế hai bên sông; dân giàu lên th́ nhu cầu giải trí, du lịch sẽ cao; một số kỹ nghệ như đóng tàu, sưả tàu sẽ phát triển; sản xuất nước mắm với sản lượng lớn, hải sản đông lạnh… sẽ giải quyết nhiều công ăn việc làm đ̣i hỏi tŕnh độ kỹ thuật ngày càng cao.
Năm rồi tôi có thấy trên internet dự án cầu cưả Đại rất hoành tráng, nếu Thành phố chính cuả QN là ở cưả Đại, với hải cảng lớn được h́nh thành, nối liền thuỷ bộ với thành phố cũ, th́ thành phố biển này sẽ phát triển không thua Qui nhơn, Nha Trang và Đà nẵng và c̣n nối với cả nước bằng đường sắt, kinh tế tỉnh QN chắc thay da đổi thịt, dân sẽ giàu lên nhanh chóng. Cái nh́n ra biển là vô hạn; con người ở đó sẽ có tư tưởng rộng thoáng, bao dung, thích phiêu lưu, viễn du, chinh phục những cái mới, tiếp thu và dung nhập những luồng văn minh khác (chúng ta thường nghe người QN không bao dung với nhau, phải chăng tại v́ đầu năo _tức thủ phủ_ không hướng ra chỗ thoáng ?). Kinh tế mở ra biển cũng vậy.
Theo Phong Thuỷ (PT), Sơn tượng trưng cho “con người”, Thuỷ là “tài” (tiền); Hai sông chính cuả tỉnh bị khô cạn là ta đă tự làm khô kiệt “tài” cuả ḿnh; “long” không c̣n nước để dẫn khí; linh điạ sẽ không c̣n th́ c̣n đâu là ấn với bút. Theo PT hay mệnh lư, nếu cái (ngũ) hành nào thiếu hay không có th́ con người (mệnh) hay đất (điạ phương) sẽ cần có nhiều thứ đó để tăng cường. Trà khúc khô cạn, nên trên bờ kè lập tức phát triển ngành ăn nhậu, quán nhậu trải dài cả cây số để xài nước (bia), và khách nhậu sau khi đầy bụng lại đứng trên bờ xả bầu tâm sự để tăng cường nước cho sông khô ! Nói th́ buồn cười nhưng chắc chắn theo PT th́ ngành kinh doanh về nước bên sông khô sẽ phát đạt; như thế kể cũng tội nghiệp cho kinh tế tỉnh nhà quá !
Và nước (thủy) ngoài tượng trưng cho tiền tài, c̣n tượng trưng cho “trí tuệ”. Trí thức, chuyên viên bỏ đi hết, lấy ai mà phát triển QN ? Nếu trả nước lại cho sông, tiền sẽ về, trí tuệ sẽ về, con người sẽ về; mà đó mới là thứ tài nguyên vô h́nh nhưng phong phú nhất. Sông, biển là nước thực, nhưng đường sá cũng là hư thuỷ; xe cộ đi lại ngược xuôi trên đường chẳng khác ghe thuyền đi trên sông. Ta có đường QL1, QL1A, các đường nối hai QL này, tất cả đều là long, đường xe lưả cũng là kim long; và trên hết tất cả là “long trí tuệ QN”, th́ dù Cao Biền có trấn yểm, trảm một long cũng đâu có hại được ta toàn diện.
Con người sẽ phát huy được tài năng để làm giàu cho đất nước, qua đó cho bản thân khi nó được tự do. Sự cạnh tranh trong thương nghiệp là mấu chốt cuả phát triển. Lịch sử cho thấy nếu triều đại nào, đất nước nào khinh ghét, cấm đoán thương mại, cấm đoán tự do lưu thông hàng hoá, cấm dân làm giàu, th́ đất nước đó, triều đại đó sẽ suy tàn, thậm chí bị xoá sổ; chẳng hạn đạo Khổng đă xếp thương nhân vào hạng chót cuả các giai tầng xă hội (sĩ, nông, công thương), hay triều Minh đă cấm không cho dân Trung Hoa đi viễn dương, sau khi đă phái hoạn quan đô đốc Trịnh Hoà đi khắp nơi trong gần vài chục năm. Những việc đó đă làm cho một đất nước có một nền văn minh sáng chói cách đây mấy ngàn năm, nhưng nhiều lần đă bị xâu xé, xâm lược và cuối cùng th́ đă bị Măn Thanh thôn tính, rồi liệt cường Tây phương xâu xé; mất bao nhiêu thế kỷ nay mới cất đầu lên nổi, mà với hệ thống tư tưởng đó, chưa chắc sự hùng mạnh cuả Trung quốc sẽ “muôn năm trường trị nhất thống giang hồ” đâu.
Một hoa giáp đă qua kể từ ngày thành lập trường TQT, biết bao nhiêu nước chảy dưới cầu; và từ gần nưả thế kỷ qua kể từ ngày tôi rời trường, mỗi lần về thăm QN, về đồng quê hay về Cổ luỹ, và các vùng biển tôi lại vẫn thấy người dân đi tiêu trên băi cát hay trên sông, hay đi đồng; ai mà không buồn với những sự chậm tiến dai dẳng này ! Ta có quyền mơ một QN hiện đại , văn minh, với một thành phố lớn trên biển cưả Đại (2), mơ một sông Trà khúc và sông Vệ lại có nước, du thuyền đi lại giưă phố cổ và thành phố biển, đến tận Lư sơn; có hàng hải thương thuyền giao lưu với tất cả các nước ; trên bờ Bắc cuả sông Trà khúc đó đây ta lại tái lập, bảo tồn vĩnh viễn vài bờ xe nước với kích thước thật như những di tích lịch sử, sẽ thu hút du khách. Nói phát triển du lịch th́ không chỉ nói “lưỡi gỗ” mà phải có những ǵ để thu hút người ta, từ phong cảnh thiên nhiên đến những di tích, chứ có đâu lại huỷ diệt đi, như đă huỷ diệt La Hà Thạch Trận tượng trưng cho việc ǵn giữ đất nước chống ngoại xâm; đă xoá sạch núi Hùm _tượng trưng cho sự toạ trấn vững vàng, và sẵn sàng tấn công địch_ chỉ để lấy một ít đá cho việc xây dựng cá nhân; có đâu biến Thiên bút phê vân gần như thành b́nh điạ, nghiă là “hạ thấp trí tuệ”. Ai mà không thấy bùi ngùi khi lịch sử , truyền thống bị tàn phá không thương tiếc, vô trách nhiệm; đó là những cái mất vĩnh viễn, không thể phục hồi. Làm như thế, thật ra chính chúng ta là những Cao Biền chứ không ai khác !
Ô. Jacques Attali là một cố vấn đặc biệt cho TT. Mitterand ở Pháp trong suốt 14 năm, và từ sau Mitterand, chính phủ nào ở Pháp kể cả cánh hữu cầm quyền cũng đều nhờ ông cố vấn (Ông từng nói ư là đem tài năng để phụ tá cho các Tổng thống và qua đó mượn tổng thống mà phục vụ nước Pháp, dân tộc Pháp). Ông luôn luôn cổ vơ việc mở Paris ra tận cảng La Havre ở Rouen cách Paris vài trăm km về phiá Bắc, để tránh cho Paris vĩnh viễn trở thành một museum city; VN ta cũng nên nghĩ đến việc phát triển SG ra tới Cần Giờ - Vũng Tàu, và mở Hà nội ra tận Hải pḥng; đó là hướng bắt buộc cho tương lai. Chúng ta đă đặt ưu tiên cho nó chưa, đă chịu đầu tư xứng tầm chưa ?
Con dân QN, những người cầm đầu QN, chắc không ít đă xuất thân từ trường TQT, quí vị có tham vọng dựng nên một bức tranh QN vững vàng, giàu mạnh, với một thủ phủ lớn mở ra biển, có 2 sông đổ về, được cả nước kính nễ hay không ? Lịch sử sẽ tri ân quí vị ; trong trái tim cuả người dân QN sẽ luôn luôn ghi nhớ công lao cuả quí vị ; những con đường, những trường học, bệnh viện, trung tâm huấn luyện … sẽ mang tên quí vị một cách trang trọng.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
(1) Đoạn này lấy ư cuả anh Lê quốc Ân khi anh nói chuyện với ô. Đỗ Mười.
(2) Anh Dương minh Chính cũng tán thán với ư tưởng một thành phố lớn được thành lập tại cưả Đại.