Nam Dao giới thiệu:
… một bút kí với những trăn trở của
Nguyễn Duy
ĐI TRÊN ĐƯỜNG CÁI QUAN (*)
1.
Thật là đă, khi được lái chiếc xe hơi đời mới, chiếc Mitsubishi Grandis láng coóng, chạy liền tù t́ qua gần năm mươi tỉnh, thành phố, khép trọn một ṿng quanh nước Việt.
Nhiều cung đường đẹp như trong mơ.
Lúc th́ núi trữ t́nh vơiù biển.
Lúc đèo cao đối trọng vực sâu.
Lúc uốn éo sông.
Lúc bát ngát đồng.
Lúc tưng bừng phố.
Lúc kỉ niệm hừng hực lên như lửa…
Dằng dặc những bâng lâng sơn thủy gợi thi hứng tụng ca. Tiếc thay, không phải tôi bỏ thơ mà là, thơ chê tôi già và đă bỏ rơi tôi từ những năm chín mươi của thế kỉ trước. Thú thực, từ khi mất thơ, tôi có cảm thấy ḿnh hơi bị ngẩn ngơ như thể mất hồn. Không làm thơ được nữa, tôi loay hoay làm triển lăm thơ, làm lịch thơ, những mong hú gọi thơ về. Nhưng vô hiệu.
Với chuyến đi đồng hành cùng kí ức này, tôi thầm ước làm được việc ǵ đó, một cuốn sách chẳng hạn, lại thử gọi thơ như gọi hồn ḿnh. Aáy là việc phải làm trong nhiều ngày, nhiều tháng, cho tới nhiều năm. Ngay bây giờ th́, xin vắn tắt đôi điều thôi về những ǵ trông thấy ...
2.
Điều đầu tiên, xin nói về chính con đường số Một, mà hồi lâu lắm rồi ông nội tôi gọi đó là con đường cái quan.
Tất cả các nẻo đường chúng tôi đi qua đều đă được trải nhựa, nhưng xem ra đều thấy có… vấn đề. Phong cảnh dù đẹp đến đâu cũng không biện hộ được cho những đoạn đường xấu, thậm chí rất xấu, về kỹ thuật thiết kế hoặc chất lượng thi công. Những chặng đường có thể thẳng, cong, rộng , hẹp khác nhau… nhưng hầu hết giống nhau là mặt đường không phẳng, lắm chỗ gợn sóng theo kiểu đường sống trâu hoặc lồi lơm, bong tróc. Không ít chặng vừa được nâng cấp xong đă thấy “đầy vấn đề ổ gà” nhằng nhịt vết sẹo vá đi vá lại. Cái sự thiếu bê tông nhựa nó lồ lộ trên mặt đường giống như sự thiếu ăn hiện ra gương mặt người, không thể che giấu được. Hệ thống thanh chắn pḥng hộ và cọc tiêu báo cua đường xung yếu th́ chỗ có chỗ không, chỗ lỏng chỏng găy, đổ, mất mát...
Chợt nhớ lại chuyến xuyên Việt đầu tiên của tôi vào cuối năm 1975 bằng chiếc xe quân sự GAT-66. Đường số Một lúc bấy giờ gồm hai chặng khác nhau rất rơ, lấy mốc phân chia là cầu Hiền Lương. Chặng miền Bắc ḥan ṭan rải đá, không nói làm ǵ. Chặng miền Nam đă ḥan ṭan trải nhựa, nhưng tốt, xấu không đều. Khúc nào tốt th́ phẳng ĺ, cực tốt. Khúc nào xấu th́ bong tróc, cực xấu. Tôi ṭ ṃ hỏi chuyện một bác tài xe đ̣ và được giảng giải rằng: khúc đường nào do công binh Mỹ hoặc Hàn Quốc làm th́ c̣n tốt nguyên; khúc đường nào do công binh hoặc nhà thầu Việt Nam làm th́ đều đă hỏng...
Lại chợt nhớ, năm 1995, tôi được đi chơi vịnh Hạ Long, rồi lên thăm đồn biên pḥng Móng Cái, Trà Cổ. Con đường nhỏ và dài ngoằng chạy dọc bờ cát trắng rất đẹp, nhưng thật lạ là khúc nhựa, khúc đá- hệt như một con rắn cạp nong khúc trắng khúc đen. Hỏi ra th́ mới biết rằng: khúc nào do công nhân Trung Quôc sang làm thi c̣n tốt nguyên – khúc nào do công nhân Việt Nam làm th́ đều đă hỏng...
Lúc này, tôi đang nói sơ sơ về những ǵ trông thấy rất rơ trên mặt đường, con đường số Một do chính người Việt Nam mở rộng và nâng cấp. C̣n những ǵ không trông thấy, và không thể trông thấy - trong thân đường hoặc sâu dưới nền đường, trong thân cầu hoặc sâu dưới chân cầu – th́ sao? Th́ chắc rằng ai cũng như tôi đều cảm thấy có… vấn đề ǵ đó! Chẳng hạn “vấn đề” rút ruột công tŕnh, biến sỏi đá, xi măng, sắt thép…thành cái ăn, cái chơi, cái chia chác. Luật bất thành văn th́ ai cũng biết rồi, “ không chia chác không thành dự án, không ăn chơi không có công tŕnh”.
Cái PMU.18 vừa bị lộ chỉ là một ví dụ. Hăy thanh tra, thẩm tra, kiểm định lại tuốt tuồn tuột các công tŕnh giao thông toàn quốc mà xem. Sẽ ḷi ra rất nhiều những PMU.18. “ Có thể kể những liên doanh ma quỉ/ Những công ty bán nước từng phần/ Có thể kể những tập đ̣an siêu quốc/ Những quốc gia mất nước từng phần...” ( Kim Mộc Thuỷ Hoả Thổ -Thơ Nguyễn Duy, 1990). Hẳn rằng, những ai c̣n biết buồn vui sẽ không khỏi băn khoăn một cách chính đáng về sự vững bền của con đường cái quan mà chúng ta đang đi.
3.
Tiếp theo, xin nói về người đi trên đường.
Theo bản tin an ṭan giao thông của Truyền H́nh Việt Nam, số người chết v́ tai nạn giao thông trong cả nước trung b́nh 30-40 người mỗi ngày. Mỗi năm ta mất khoảng 12.000 người, (cao hơn cả số người thiệt mạng hàng năm của chiến tranh Irắc). Số người bị thương c̣n nhiều hơn gấp bội. Tổn thất cả về vật chất lẫn tinh thần là khôn lường.
Phần lớn số vụ tai nạn đó xảy ra do lỗi của người điều khiển các kiểu xe hai bánh gắn máy – loại xe vừa là đại lợi vừa là đại họa cho xứ ḿnh. Chắc rằng, không một tài xế ô tô nào không lạnh xương sống trước loài xe “liều ḿnh như chẳng có” này, cứ từng đàn dàn hàng ngang trên đường. Và, tại xe ô-tô phóng nhanh, lấn đường, vượt ẩu. Rồi tại xe công nông ngông nga ngông nghênh, ra đường sợ nhất công nông/ về nhà sợ nhất vợ không nói ǵ ( ca dao đương đại)... Tại cái xe đạp… Tại người đi bộ… Tại anh… Tại ả…Tại cả con trâu, con ḅ kéo xe… Tóm lại, tại những con đường không ai nhường ai!…
Có thể h́nh dung cái bản mặt con đường là gương mặt xứ sở, nó phơi lộ tênh hênh cả kỉ cương, dân trí, tâm tính và thói tật của cộng đồng xă hội. Chỉ “trông mặt mà bắt hành dong” theo phương pháp “diện chẩn” thôi, cũng đủ thấy rơ ít nhất một căn bệnh kinh niên là khôn vặt, nó hiện ra qua các triệu chứng: luồn, lách và giành, giật… Phải chăng đó là bệnh thâm căn di truyền theo đường máu? Những ai c̣n biết buồn vui liệu có thể dửng dưng được chăng trước cái ư thức và cung cách một người đi chật cả con đường (Nh́n tứ xa…tổ quốc – thơ Nguyễn Duy, 1988) như thế ?
4.
Tiếp theo, xin nói chuyện ... ven đường.
Chỉ giới hạn thôi, với những làng, những phố, những nhà… bất chấp cái gọi là “qui hoạch tổng thể”. Nguyên trạng thiên nhiên th́ hầu như nơi nào cũng đẹp. Nhưng hễ nơi nào có đông người ở, có bàn tay “nhân tạo” chạm vào, th́ nơi đó hóa méo mó, lộn xộn, bầy hầy, thậm chí dị dạng nữa.
Chắc rằng không một tài xế ôtô nào không ngao ngán trước t́nh cảnh ḷng lề đường bị sinh hoạt dân cư chiếm dụng. Ngoại trừ vài cung đường hiếm hoi mới mở (ví như chặng Gia Lâm – Lạng Sơn; Pháp Vân – Cầu Giẽ; đường ven biển Qui Nhơn – Xuân Hải, hoặc Nha Trang - Cam Ranh…), c̣n đâu đâu cũng thấy phố và nhà tràn ra lấn đường, chen chúc tạp nham những mở hàng, họp chợ, xả rác, sân chơi, trâu ḅ thả rông, bợm nhậu say loạng quạng…
Thời “phong kiến lạc hậu”, dân ta đói, nước ta nghèo, ấy vậy mà c̣n có cái nền nếp làng xă, có đ́nh chùa hẳn hoi, có đường lát, cổng xây tử tế, có mái nhà, góc sân hợp với tâm hồn Việt. Bây giờ, đập vào mắt, chọc vào mắt du khách là bát nháo kiểu nhà dáng phố, đủ các thứ đông-tây-kim-cổ lai tạp, thấp thóang cả “đường nét tâm linh” của Phật giáo, Hồi giáo, Thiên chúa giáo, “ Tào lao giáo”. “ Đường ta- ta cứ đi! Nhà ta –ta cứ xây” là thế đó chăng? Nhà nhà làm kiến trúc, người người làm kiến trúc… dọc con đường cái quan, đă và đang h́nh thành những tổ hợp mái bằng, chóp nhọn, nóc củ hành, ban công hàm cá mập, đan xen với mái tôn, ngói, lá, mở ra cả một thế giới tự do cho các trường phái kiến trúc “ hỗn mang”, “ hậu hiện đại” và “đa phong cách”. Kiến trúc sư Nguyễn Trọng Huấn, thành viên nhóm “du khảo văn hoá xuyên Việt” chúng tôi, không giấu nổi buồn bă khi phải thừa nhận một sự thật khôi hài: “ thành tựu trông thấy của kiến trúc đương đại nước ta là làm cho cả nước xấu đều như nhau ”.
Điều tôi muốn lưu tâm hơn cả là phận người không dễ trông thấy bên trong những “tổ hợp ven đường” ấy. Dân cư dọc đường sống được nhờ vô vàn việc làm phức tạp, chủ yếu là những việc dịch vụ, cả hợp pháp lẫn phi pháp. Giàu lên cũng nhiều mà nghèo đi cũng lắm. Đời sống vật chất mỗi ngày một khá lên đấy, c̣n đời sống tinh thần th́ sao?
Ước ǵ mỗi ngày một bớt đi những tệ nạn xă hội trải dài trên từng cây số, những nghiện hút, bài bạc, mại dâm, những lừa đảo, trộm cướp, trấn lột... Ước ǵ tuyệt nọc bọn rải đinh trên đường chuyên kiếm ăn nhờ tai nạn của người khác... Ước ǵ không c̣n kẻ ăn xin, không c̣n trẻ lang thang cơ nhỡ, không c̣n ai đi bán dạo vé số – chấm dứt luôn tṛ sổ số đỏ đen, một h́nh thức đánh bạc toàn dân lợi bất cập hại…
Hẳn rằng, bất cứ ai c̣n biết buồn vui đều chia sẻ rất nhiều những ước mơ đơn sơ như vậy.
5.
Điều tiếp theo, trông thấy dọc đường, là cái giả đang lấn át cái thật.
“Rượu Bàu Đá” bày bán ven đường không phải rượu của làng Bàu Đá. Rượu Phú Lễ bán ở chợ Bến Tre không phải rượu của ḷ Phú Lễ. Rượu gốc làng Vân (Bắc Giang) hay rượu gốc G̣ Đen (Long An) … cũng chịu chung số phận. Bún ḅ ở Huế hôm nay đâu c̣n là “bún ḅ Huế” nữa. Không ít quán phở toàn bán món giả phở. Cá lóc nuôi nướng chả giả cá lăng. Hoá chât tổng hợp giả tinh dầu cà cuống... Nhiều món ăn nổi tiếng của dân gian chỉ c̣n là những thứ giả danh, mạo danh trong các nhà hàng, nhất là các nhà hàng khách sạn du lịch – nơi thường thấy trang trí giả cảnh, đồ lưu niệm giả cổ, y phục giả xưa, hát múa giả quê mùa …
Chuyến du khảo văn hoá xuyên Việt vừa rồi giúp chúng tôi hiểu biết thêm ít nhiều về ẩm thực dân gian, th́ lấy rượu và mồi ra mà mở chuyện. Chứ cái giả trong ăn uống nó có thấm tháp ǵ đâu so với những cái giả khác, trong các lĩnh vực khác. Hàng giả là thứ phổ biến nhất, suốt từ chợ biên giới Việt- Trung tới chợ xuồng tận Mũi Cà Mau, không nơi nào không có.
Dọc con đường cái quan đă có những đền, chùa, am, miếu giả. Giả đạo sĩ. Giả thầy tu. Giả thần linh. Giả thần tượng. Và, oái oăm thay, có cả người giả nữa. Trai giả gái để “thịt” khách làng chơi là những vụ thông thường. Gái thập thành giả con nhà lành th́ có ǵ đáng nói. Điều đáng nói hơn, là cái sự làm giả các giá trị. Ngợm giả người. Aùc giả thiện. Tà giả chính… Tất cả đi từ giả dối mà ra!
Giờ đây, “ dù dối nữa cũng không lừa được nữa / khôn và ngu đều có tính mức độ” (Nh́n từ xa…Tổ quốc - thơ Nguyễn Duy, 1988), hơn lúc nào hết, mọi người chúng ta cùng nh́n thẳng vào sự thật một cách lương thiện và khoa học, để cùng nhau nhận chân các giá trị và nhận thức chính ḿnh.
Đôi khi tôi vừa đi vừa lẩn thẩn tự hỏi, làm thế nào bây giờ, để sửa sang, hoàn thiện và nâng câùp con đường cái quan này – con đường số Một của đất nước, đúng theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng – cho mỗi ngày nó một đẹp hơn, thênh thang hơn, an toàn hơn và vững bền hơn? Rồi tôi lại lẩn tha lẩn thẩn tự trả lời, đơn giản thôi, hăy chuyển đổi cơ chế - từ cơ chế nói dối sang cơ chế nói thật!...
Đêm 25 tháng Tư, 2006.
NGUYỄN DUY
(*) Đă in Sàig̣n Tiếp Thị số 30/4/2006 & Văn Nghệ 13/1/2007