ĐỌC SÁCH:
TRƯỚC THỀM THÁNH ĐIỆN – Vers Le Temple
Annie Besant
( Dịch: Bạch Liên và Cao Thị Lan- Sài g̣n 1964)
MỤC LỤC
VÀI LỜI NÓI ĐẦU
I- SỰ TINH LUYỆN
II- SỰ LUYỆN TẬP CÁI TRÍ
III- SỰ LẬP HẠNH HAY LÀ LUYỆN TÁNH
IV- TINH THẦN HOÁ HAY KHOA LUYỆN KIM
V- TRƯỚC THỀM THÁNH ĐIỆN
SỰ TINH LUYỆN
Một ngọn núi cao đứng sững giữa không gian, từ dưới chơn núi có một con đường đi lên ṿng quanh cho đến đỉnh núi. Con đường này gồm có bảy ṿng khu ốc. Nó dẫn dắt đến một ṭa Thánh Điện trang nghiêm, một ṭa Thánh Điện như làm bằng cẩm thạch trắng, nổi bật, sáng chói và huy hoàng trên nền trời xanh thẳm. Ṭa Thánh Điện đó là mục đích của cuộc hành hương, ai vào được trong đó là đă hoàn tất cuộc hành tŕnh của ḿnh, ít nhất là đối với ngọn núi nầy, và nếu họ c̣n ở trên núi, đó chỉ là với mục đích duy nhất: để giúp đỡ những kẻ đang đi lên mà thôi.
Nh́n kỹ, chúng ta thấy có nhiều điểm trên con đường khu ốc do đó người ta có thể đi đến Sân Ngoài, bằng cách theo những con đường tắt, ngắn hơn, không đi ṿng quanh núi, mà đi thẳng lên đỉnh núi. Người hành hương có tấm ḷng can đảm, tay chân cứng cáp, có thể chọn con đường tắt nầy.
Ṭa Thánh Điện trắng ngần đứng trên đỉnh núi hằng phát ra những tia sáng chiếu rọi xuống sườn núi. Thỉnh thoảng, một khách lữ hành không mải mê nh́n những con bướm và những ḥn sỏi trên đường nữa th́ tia sáng dường như chiếu vào mắt y. Y ngửng đầu về phía ṭa Thánh Điện, y nh́n thấy nó một chốc lát, và sau cái nh́n thoáng qua ban đầu ấy, th́ y không c̣n giống như trước nữa. Dù chỉ trong chốc lát, y cũng đă nh́n nhận ra được một mục đích, một cứu cánh; y đă thấy thoáng qua cái đỉnh núi mà y muốn tiến đến, y đă thấy con đường tắt dốc hiểm nhưng ngắn hơn không biết bao nhiêu, nó vượt ngay lên sườn núi và dẫn đến chót đỉnh trên đó ṭa Thánh Điện đang chiếu sáng rực rỡ.
Và ngay cái lúc linh hồn nh́n nhận được mục đích phải đạt được, ngay cái lúc nó hiểu biết, trong một tia trực giác chớp nhoáng, rằng thay v́ con đường dài xoay quanh trái núi và theo h́nh khu ốc nhiều lần, có một con đường tắt dẫn đến mục đích, - trong cái lúc giác ngộ chớp nhoáng nầy, linh hồn c̣n hiểu thêm rằng con đường tắt có một danh từ, là Phụng Sự và tất cả những ai đi theo con đường rút ngắn đó đều phải chui qua một cái cửa có ghi những chữ vàng rực rỡ sau đây: “Phụng Sự Nhân Loại”.
Những linh hồn nào đă thoáng nh́n thấy cái mục đích có thể đạt được và tự biết ḿnh có xu hướng để theo con đường nầy nhiều hay ít, th́ nổi bật lên giữa đám đồng loại do tánh siêng năng và chú ư, và chẳng bao lâu họ sẽ dẫn đầu cái đám đông c̣n rải rác trên đường. Họ đi nhanh hơn v́ họ tiến một cách quả quyết hơn, v́ họ đă bắt đầu hiểu cái phương hướng mà họ đang theo, v́ vậy nên họ cố gắng – tuy lúc đầu c̣n bất toàn – để tiến lên, nghĩa là để sống theo một mục đích nhất định. Và tuy mới vừa hiểu được rằng kết cuộc mục đích đó sẽ là ǵ – (v́ họ có một trực giác mập mờ về điều nầy hơn là một sự hiểu biết rơ ràng) – họ cũng không c̣n đi lang thang rày đây mai đó nữa, không c̣n để cho ngày mai cướp mất cái ǵ mà họ đă thu thập được ngày hôm nay. Từ nay, họ không tiến lên trên con đường ṿng quanh, và trong mỗi ngày tức là mỗi kiếp của cuộc đời, họ lại trèo lên nhanh hơn một chút, cho tới khi họ rơ ràng vượt hẳn đám đông nhờ đời sống tinh thần của họ, nhờ những tánh tốt của họ, và nhờ ư muốn luôn luôn giúp đỡ đồng loại của họ.
Trong một cuốn Kinh Thánh, người ta có chép rằng một vị trong các Đấng Cao Cả đă theo con đường ngắn nhất, đă đi trên con đường khó khăn hiểm trở nhất, và Ngài đă vượt qua con đường nầy một cách nhanh chóng đến nỗi Ngài bỏ lại phía sau Ngài toàn thể nhân loại và Ngài tiến bước một ḿnh. Gương Ngài bảo đảm rằng trong tương lai nhân loại sẽ có thể thành đạo như Ngài; Ngài giống như bông lúa sớm kết hạt của vụ gặt: người ta ghi chép Đấng Cao Cả nầy đă mang danh hiệu là Đức Phật (đă hoàn tất lời nguyện ước của ḿnh từ Đại kiếp nầy sang Đại kiếp khác).
V́ sự hoàn tất công nghiệp của Ngài phải khởi đầu bằng lời ước nguyện là phụng sự. Lời nguyện ước đầu tiên của linh hồn ràng buộc nó với những Đấng Cao Cả đă đi trước nó, và như thế tạo thành một sợi dây lôi cuốn nó vào con đường thử thách, đường nầy dẫn đến Sân Ngoài, và khi đă đi xuyên qua khoảng Sân Ngoài ấy rồi th́ sẽ đi đến chính Thềm Thánh Điện.
Sau nhiều kiếp cần lao và gắng sức, linh hồn càng ngày càng tinh tấn, càng cao thượng và càng khôn ngoan hơn, từ kiếp này sang kiếp khác và sau cùng nó mới thốt ra một cách rơ ràng và minh bạch, thốt ra cái ư muốn của ḿnh, ư muốn nầy bây giờ đă trở nên mănh liệt.
Ra khỏi nhân loại, đó là cái điều mà nó tự trù định làm, ra khỏi cái đám nhân loại đang tiếp tục đi lên măi theo ṿng quanh núi trong vô số thế kỷ, cứ đi như vậy từ thế giới nầy sang thế giới khác, xung quanh dăy hành tinh, và cuộc hành tŕnh cứ tiếp tục như thế măi măi cho đến khi mỏi mệt chán chê. Cái linh hồn anh dũng đang gơ cửa Sân Ngoài muốn trèo lên núi trong vài ba kiếp ngắn ngủi, xông pha lên những sườn núi dốc hiểm nhất, nó muốn vượt từng bước một cái con đường tắt dẫn ngay đến trung tâm Thánh Điện. Trong một khoảng thời gian gồm vài chục kiếp, linh hồn muốn hoàn tất cái công việc thường đ̣i hỏi ở nhân loại vô số kiếp Luân hồi, cái công việc phi thường cho đến nỗi chỉ nh́n ngắm nó ta cũng thấy choáng váng mặt mày rồi, một công việc anh dũng đến nỗi người ta có thể nói rằng linh hồn nào muốn làm việc đó th́ tức là đă nhận định được cái bản chất thiêng liêng của ḿnh, cái Uy Quyền Tuyệt Đối ẩn tàng nơi ḿnh.
Vậy Sân Ngoài, nhiệm vụ của nó là ǵ? Trong những kiếp mà nó sống ở đó, nó phải sống theo lối nào để xứng đáng được gơ cửa Thánh Điện.
Đó là nhiều sự luyện tập : Sự Tinh Luyện – Sự Tinh Luyện Cái Trí – Sự Lập Hạnh – Khoa Luyện Kim Tinh Thần
Cái công việc đầu tiên mà linh hồn phải làm trong Sân Ngoài là Sự Tinh Luyện, phải tinh luyện tất cả cái ǵ thuộc về cái phần giả tạm của con người, tất cả những ǵ mà ta gọi là bản ngă, tất cả cái đại thể gồm những tánh và những nét đặc biệt không trường tồn mà con người đă thu thập xung quanh ḿnh trong vô số kiếp sống. Nghĩa là ta nhứt quyết từ bỏ mọi điều phù du nhất thời, tất cả những ǵ thuộc về bản ngă thấp hèn. Tất cả những kiếp sống ở cơi trần này sẽ chỉ dùng để gom góp những vật liệu hữu ích và truyền đạt chúng lên Chơn Nhơn cao cả. Chơn Nhơn lớn và phát triển nhờ những điều mà bản thể thấp hèn thu thập được.
Trong một cuốn kinh Upanishad có viết rằng ai muốn t́m thấy linh hồn ḿnh th́ trước hết phải rời bỏ con đường tội lỗi. Linh hồn mà ta quan sát đă có làm công việc này trước khi bước vào Sân Ngoài. V́ những ai vào đó rồi th́ không bị những sự vật tầm thường của hồng trần quyến rũ nữa. Họ đă vượt qua chúng. V́ vậy nên kiếp họ bước vào Sân Ngoài, ít nhất họ cũng đă ĺa xa “Con đường tội lỗi” và không c̣n ưa thích nó nữa. Những linh hồn được lựa chọn vào đó ít nhất cũng đă cố gắng tự hướng về điều thiện và muốn vâng lời của Tiếng nói nội tâm nó khuyên nhủ phải làm lành, và không muốn cố ư căi lại. Bây giờ, linh hồn phải chiến đấu với những sự quyến rũ tế nhị hơn, những sự quyến rũ đang đợi nó trong Sân Ngoài.
Khi mà nó bước chân vào Thánh Điện, dù mới ở Sân Ngoài, nó đă tự cảm thấy rằng nó phải tiến lên măi, không ngừng, không nghỉ, phải leo lên sườn núi không bao giờ dừng bước. Và nơi đây, nó bị tấn công tứ phía bởi những nỗi khó khăn và những sự quyến rũ thuộc về lư trí, bởi ḷng tham vọng, bởi tánh kiêu căng của cái trí, bởi sự hănh diện về những điều mà nó đă thâu thập được và cho rằng những điều đă thực hiện được là do công lao nó.
Ngoài cái sự tấn công đáng sợ của ḷng tham vọng, ngoài cái bản tính kiêu ngạo của con người muốn chiếm giữ tất cả và muốn xây dựng một bức tường giữa ḿnh và kẻ dưới, linh hồn c̣n muốn hiểu biết, hiểu biết cho riêng ḿnh, hiểu biết để chiếm hữu, để lấy sự thông thái của ḿnh mà chống lại mọi người, chớ không phải để làm điều hữu ích cho họ. Cái cảm giác này được ẩn nấp dưới lớp mặt nạ của ḷng yêu mến khoa học v́ khoa học, yêu mến chơn lư v́ chơn lư, và thường thường linh hồn phát giác ra rằng, khi nó nh́n thấy một cách rơ ràng và thấu đáo, th́ cái điều mà người ta tưởng rằng đó là ḷng yêu mến khoa học một cách vô tư, thật ra chỉ là cái ư muốn xa cách đồng loại, ư muốn có được cái điều mà họ không có, được hưởng những lợi lộc mà họ không được chia sớt. Tính chia rẽ, sự kiêu căng của tính chia rẽ, ư muốn được đứng riêng biệt, được học hỏi, được phát triển, được thực hiện để chiếm hữu, đó là một trong những sự nguy hiểm ghê gớm nhất đe dọa linh hồn đang phát triển. V́ linh hồn sẽ thấy rằng ḿnh có thể giơ tay nắm lấy sự hiểu biết và có ư muốn chiếm lấy sự hiểu biết này, nó sẽ thấy quyền năng ở trước mặt và muốn có quyền năng và như vậy, hoàn toàn không phải chỉ v́ muốn phụng sự mà cũng có một phần là v́ những điều này sẽ làm cho linh hồn được lớn thêm.
Tất cả những bài học mà con người học được về tánh tốt và về tánh xấu, chính là tổng số kinh nghiệm gặt hái được trong dĩ văng, trong cuộc hành hương. Việc học phương pháp tinh luyện là một trong những bài học quan trọng hơn hết. Sự tức giận là một năng lực vô trật tự và v́ vậy mà nó có tính cách phá hoại, trong những giai đoạn đầu tiên khi con người mới phát triển. Trước khi bước vào Sân Ngoài, con người đă thay đổi nhiều cái sức mạnh ấy của tâm hồn. Y đă biến nó thành một tánh tốt thực sự mà y đă trau dồi từ lâu ở ngoài đời. Từ khi được biến thành tánh tốt, nó mang cái tên: “Sự phẫn nộ cao thượng”, ḷng phẫn nộ đối với sự bất công, ḷng thù ghét tất cả mọi điều ác, thấp hèn, ti tiện, độc hiểm. Y đă tinh luyện rất nhiều cái tính cách cá nhân của nó, y đă có thói quen tức giận khi người ta làm thiệt hại kẻ khác chớ không phải khi người ta làm cho y bị thiệt hại; y đă quen nổi xung khi thấy kẻ khác đau khổ chớ không phải khi chính y bị đau khổ. Khi y thấy một người độc ác dày xéo lên một kẻ yếu đuối bất lực, y liền chạy đến cứu giúp kẻ yếu, y đánh kẻ áp chế và xua đuổi nó đi một cách quyết liệt.Do sự tinh luyện, sự tức giận xưa kia nay trở thành sự che chở cho kẻ yếu đuối, sự phản đối vô tư đối với tội lỗi trụy lạc, và sự công bằng tuyệt đối đối với tất cả mọi người.
Người ta đă tinh luyện sự tức giận như thế nào th́ người ta cũng tinh luyện t́nh yêu như thế nấy.
Trong Sân Ngoài, con người bị thử thách và sa ngă v́ tánh tốt chớ không phải v́ tánh xấu của ḿnh. Những sự quyến rũ tế nhị đến tấn công y và hiện ra với y như là những Thiên thần chói sáng. Những Linh hồn đang đi lên này bị thử thách bởi những điều ǵ cao thượng, cao cả nhất nơi họ. Kẻ thù nắm lấy những tánh tốt của họ và lợi dụng sự vô minh của họ mà biến chúng thành ra những sự quyến rũ. V́ những Linh hồn nầy đă vượt qua cái điểm mà những tánh xấu có thể làm hại họ hay lung lạc họ, và ảo tưởng chỉ có thể mang cái mặt nạ của đức hạnh th́ mới có hy vọng làm cho họ sai đường lạc lối được. V́ vậy nên họ phải hết sức nghiêm khắc đối với ḿnh, v́ vậy nên họ phải khắc kỷ không ngừng. V́ vậy cho nên ở Sân Ngoài, những sự thử thách mà đời cho là khó nhọc lại biến thành ra những nỗi vui, và cái sự đau khổ nó tinh luyện ta, ta niềm nở đón tiếp nó như là một người bạn.
– SỰ TẬP LUYỆN CÁI TRÍ
Chúng ta hăy nhận xét về một người đă được tiếng là có ư chí mạnh mẽ, một tánh t́nh đàng hoàng, một tánh t́nh hành động theo một đường lối cư xử nhất định, một ư chí dù ở trong những trường hợp rất khó khăn cũng vẫn có thể điều khiển được bản tính theo một phương hướng đă được ấn định rơ ràng.
Ở một người như vậy, ta luôn luôn thấy một cái trí vô cùng phát triển, cho nên y hành động không phải v́ bị kích thích bởi những trường hợp ngoại cảnh, những sự quyến rũ ở xung quanh, hay là v́ thú tánh của y đă hưởng ứng những sự quyến rũ ấy, mà chính là do một căn bản kinh nghiệm tích trữ trong trí nhớ bao gồm những những kỷ niệm của những sự việc đă qua và bao gồm sự so sánh những hậu quả của những sự việc ấy.
Thường thường một người tự chủ th́ như thế đó. Chúng ta có thể gọi y là một người đức hạnh. Đó là một người tánh t́nh cao thượng, tư tưởng minh bạch, có cách xét đoán không sai lầm, không bị những trường hợp đẩy đưa sang bên này hay bên kia, giống như những kẻ sa đọa phóng đăng hay không biết tiết chế.
Nhưng c̣n có một tŕnh độ cao hơn nữa mà người này có thể tiến tới được. Y có thể chịu ảnh hưởng của một nền triết lư cao cả về đời sống, triết lư này giảng giải cho y thấy một cách trọn vẹn hơn về cách tác động của trí khôn con người. Nền triết lư này sẽ có thể mang lại cho y một quan niệm mới mẻ về vũ trụ và biến đổi sâu sa sự thấy của y.
Như thế, khi mà con người càng có được những kiến thức rộng răi hơn th́ đối với y, tư tưởng y càng có một khía cạnh mới mẻ. Y bắt đầu biết được rằng chỉ một sự xử dụng cái trí của ḿnh cũng khiến cho y cũng có một trách nhiệm rất lớn lao. Y hiểu rằng cái trách nhiệm này lan rộng khỏi tầm mắt y, và thường khi y dự phần một cách rất thiết thực vào những tội ác làm nhơ danh xă hội, cũng như dự vào những hành vi cao thượng anh hùng khiến cho xă hội được phấn khởi. Được hiểu biết một cách mới mẻ như vậy về ư nghĩa rộng răi của sự sống, con người bắt đầu cẩn thận, coi chừng sự hoạt động của cái trí ḿnh. Y bắt đầu hiểu rằng y phải làm chủ tư tưởng, và về điều nầy, y khác xa hẳn cái lối hiểu biết của một người thường.
Khi học hỏi một cách sâu xa hơn, chẳng bao lâu y sẽ nhận thấy rằng những tư tưởng ở ngoại giới mà y tự thu hút vào ḿnh phần nhiều có một tính chất giống như tính chất của những tư tưởng mà chính y đă phát sinh ra. Như thế, y giống như một ḥn đá nam châm, không phải chỉ v́ y phát ra những làn tư tưởng mănh liệt trên khắp vùng xung quanh y ở, ví như một từ trường (champ magnétique) mà y c̣n thu hút vào ḿnh những chất tương ứng với những tư tưởng mà y đă phóng ra. Những tư tưởng tốt lành hay ô trược nó đổ xô vào trí y phần lớn là do chiều hướng của sức mạnh của cái trí y, như thế y bắt đầu hiểu rằng khi phát sanh ra một tư tưởng tốt, không những y đă làm đầy đủ một bổn phận cao siêu đối với đồng loại, mà cái tư tưởng tốt của y vừa phóng ra cũng có ích cho chính ḿnh y nữa.
Điều này luôn luôn xảy ra khi con người làm việc đúng với luật Trời. Mỗi khi y ban rải một tư tưởng cao thượng cho đời, th́ y cũng tự biến ḿnh thành một trung tâm thu hút những tư tưởng cao thượng khác, chúng do một sự đồng thanh đồng khí mà phóng lại phía y. Những tư tưởng này từ phía ngoài đi vào sẽ giúp đỡ và tăng cường trí khôn của y. Và càng suy nghĩ bao nhiêu th́ con người lại càng nh́n nhận một cách hổ thẹn và đau khổ rằng khi phóng ra ngoài đời một tư tưởng ô trược, y khiến cho tâm thức y trở thành một trung tâm ô trược, thu hút những tư tưởng ti tiện ở xung quanh và khiến cho cái xu hướng về điều ác của y trở nên mạnh mẽ, giống hệt như sự suy tưởng về điều lành sẽ làm cho xu hướng về điều thiện được mạnh mẽ hơn. Khi mà y hiểu được cái sự liên quan tương đồng về thể trí nó ràng buộc tất cả mọi người lại với nhau, th́ y sẽ thay đổi hoàn toàn cái cách suy tưởng của ḿnh. Và trong đời sống hàng ngày, y bắt đầu coi chừng tư tưởng hơn là sự hành động. Y hiểu rằng mọi mănh lực đều được phát sinh chính ở nơi cảnh giới tư tưởng của cơi vô h́nh, rồi sau mới tự biểu lộ ra trong đời sống tâm linh và đời sống hữu h́nh.
Một khi đă đi đến Sân Ngoài rồi, con người sẽ bước thêm một bước nữa. Như chúng ta đă thấy, bây giờ y đang leo lên con đường ngắn hơn và hiểm trở hơn để đi đến đỉnh núi, y bước vào cái thời kỳ phải chịu thử thách để chuẩn bị được Điểm đạo.
Trong lúc phát triển và sau khi đă nh́n nhận rằng thể trí là cao hơn những dục vọng, con người đă nh́n nhận rằng y đă lầm lẫn khi tưởng rằng cái trí là tột cùng cao cả. Mắt y đă mở rộng và y đă thấy rằng trong Vũ trụ c̣n có một cái ǵ cao cả hơn cái trí đó mà trước kia y tưởng là chót đỉnh của nhân loại – có một cái ǵ bao la rộng răi hơn, cao siêu hơn, đă có lần chiếu sáng nơi y trong chốc lát, rồi lại bị che phủ và h́nh như biến mất đi.
Y vừa mới thoáng nh́n thấy được Linh hồn, một tia sáng phát sinh từ một cảnh giới cao cả hơn đă chiếu vào trí y, cùng một lúc đó Ánh sáng này cho y cái cảm tưởng rằng nó chính là tinh hoa của cái trí y vậy. V́ thế cho nên thoạt đầu có sự lộn xộn, có một sự ḍ dẫm trong bóng tối giữa một bên là cái trí, và bên kia là “một cái ǵ” mà con người liên cảm rằng nó giống hệt với y, tuy trước kia y đă tưởng y chính là cái trí vậy.
Định nghĩa Linh hồn con người là cái nguyên lư nó cá nhân hóa Đại Hồn của Vũ trụ, nó tập trung cái ánh sáng thiêng liêng vào một tiêu điểm duy nhất. Có thể so sánh Linh hồn con người với một cái b́nh trong đó Đại Hồn của Vũ trụ tuôn vào. Linh hồn con người tự biểu lộ thành ra riêng biệt, tuy rằng thật ra nó luôn luôn Đại đồng và giống hệt với Đại Hồn. Linh hồn tự tạo ḿnh một cách chậm chạp, chậm chạp lắm, nó tự đông đặc lại dần dần, cho tới mức từ trạng thái Đại Đồng, nó trở thành một Linh hồn cá nhân. Và cá nhân này phát triển không ngừng theo đà tiến hóa của nó. Nó là cái Linh hồn thiệt thọ trường tồn từ kiếp này sang kiếp khác, qua những thời đại vô tận vô biên, qua những vô số thế kỷ như chúng ta đă biết. Nó là một cá nhân luôn luôn tăng trưởng, và lương tri nó là cái lương tri đă thâu thập được mọi kinh nghiệm đă có sẵn trong những tiền kiếp, trong khi phát triển, linh hồn con người là như thế đó.
Cái điều cao cả mà chúng ta gọi là Trí thức của con người chỉ là một phần của Linh hồn đang cố gắng, đang chịu nhọc nhằn trong khối óc để có thể giúp cho cá nhân thiệt thọ phát triển được. Khi nó càng cố gắng th́ nó càng biểu lộ được những quyền lực của Linh hồn, v́ nó chính là Linh hồn dưới lớp dầy vật chất. Nói tóm lại, một khi đă bước chân vào Sân Ngoài rồi, con người hiểu được rằng cái bản thể thiệt thọ của y là Linh hồn mà chúng ta vừa nói trên kia, c̣n cái trí thông minh của y chỉ là một sự biểu lộ tạm thời của Linh hồn thôi. Lúc đó, y bắt đầu hiểu rằng nếu trí khôn – cái phần của Linh hồn thiệt thọ bị giam hăm – phải làm chủ xác thân và dục vọng, th́ đến lượt trí khôn phải tùng phục Linh hồn v́ trí khôn chỉ là một sự biểu lộ tạm thời của Linh Hồn mà thôi.
Trí khôn phải học hỏi. Khi tiếp xúc với cơi đời bên ngoài, trí khôn thu thập những sự việc, xếp loại và so sánh chúng, Linh hồn xét đoán chúng, nói tóm lại Linh hồn làm đầy đủ những nhiệm vụ đặc biệt của ḿnh. Kết quả của tất cả sự làm việc nầy được truyền đạt vào nội tâm, đi ngược ḍng từ trí khôn lên đến Linh hồn; khi lên Thiên đàng Linh hồn mang theo ḿnh cái kết quả ấy để đồng hóa nó và biến đổi nó thành minh triết. V́ minh triết và hiểu biết là hai điều khác hẳn nhau. Sự hiểu biết là tổng số kiến thức, với những cách người ta xét đoán chúng và với những kết luận do sự xét đoán ấy phát sanh ra. Minh triết là cái tinh hoa gạn lọc từ toàn thể, là cái sự khôn ngoan rơ rệt mà Linh hồn đă gặt hái được do tất cả những kinh nghiệm đó, và như người ta đă biết; sự biến đổi những kinh nghiệm ra thành minh triết chỉ được thực hiện ở Thiên đàng mà thôi.
Người đệ tử c̣n biết rằng y phải tiêu diệt nguyệt thể và tinh luyện thể trí của ḿnh. Khi y học hỏi qui tắc này và t́m hiểu ư nghĩa của lối nói thần bí này, th́ y nhờ nhiều lối nói bóng gió, nhiều h́nh ảnh tượng trưng quen thuộc, y hiểu được rằng Nguyệt Thể là Kama, là ḷng Dục. Thỉnh thoảng người ta gọi thể này là cái Vía. Vậy người đệ tử phải tiêu diệt Nguyệt thể và tinh luyện cái trí. Sư phụ nói: “Phải tinh luyện cái trí của con” v́ nếu không phủi sạch bụi bậm ảo tưởng bao phủ nó th́ nó không thể nào phục hồi nguyên vị được, không thể nào hợp nhất với Linh hồn được. Bây giờ người tân tín đồ bắt đầu hiểu cái công việc tinh luyện cái trí ở Sân Ngoài là thể nào. Y bắt đầu hiểu rằng chính y, chính cái Linh hồn linh động tấn hóa qua nhiều thế kỷ đă phóng ra ngoài bản thể ḿnh một cái trí, một mănh lực để xử dụng như là một dụng cụ.
Sự tinh luyện này khởi đầu bằng những việc rất giản dị. Thí sinh phải tập lần lần cho cái trí của ḿnh suy nghĩ một cách liên tục và rơ ràng, và không để cho vô số những sự quyến rũ xung quanh lôi cuốn, không phung phí thần lực của cái trí ra tứ phía, tránh, không cho tư tưởng của ḿnh vẩn vơ, dẹp qua một bên vô số những sự quyến rũ bao vây, tự ư đọc những lư luận sâu xa, những lư luận dài ḍng khiến cho trong một thời gian khá lâu trí y phải theo một con đường duy nhất, được ấn định rơ ràng.
Y sẽ không cho phép tư tưởng của ḿnh nhảy bất thần từ đề tài này sang đề tài khác, v́ làm như vậy th́ chỉ khiến cho cái trí không được vững chắc, điều này là một sự trở ngại trên con đường của người đệ tử. Người đệ tử tự làm chủ lấy ḿnh. Đó là một sự tập luyện có phương pháp, một sự tập luyện dài lâu và khó nhọc, v́ những tư tưởng thường nổi lên chống với ư chí và phải lấy sức mạnh mà xua đuổi chúng ra. Phải làm như vậy hết lần nầy đến lần khác, phải làm đi làm lại với một tấm ḷng kiên nhẫn không hề biết mệt mỏi.
Chỉ có một cách duy nhất là mỗi khi có tư tưởng độc hại nổi lên, phải nắm ngay lấy nó và quả quyết không cho nó trú ngụ. Phải lấy một ư tưởng nầy thay thế cho một ư tưởng kia, luôn luôn lấy một tư tưởng cao thượng, có đặc tính trường tồn thay thế cho một tư tưởng phù phiếm mà y định xua đuổi. Phương pháp nầy có hai điều lợi: một là nó xua đuổi được cái tư tưởng phù phiếm, hai là nó tập cho cái trí đứng được vững vàng nơi cảnh giới trường tồn và khiến cho nó nhận định được rằng hiện tại luôn luôn trôi đi mất, không đáng cho ta quan tâm.
Sự luyện tập nầy thêm sức mạnh cho Linh hồn trong lănh vực những vấn đề trường tồn, nó khiến cho Linh hồn không ngớt chăm chú vào cái vô thỉ vô chung. Đó là bí quyết của mọi sự an lạc thiệt thọ trong cơi trần nầy cũng như trong các cơi khác. Khi mà đời sống nội tâm càng nảy nở nơi y, khi mà làn sóng sinh lực tự đáy Linh hồn dâng lên cao th́ người thí sinh sẽ lần lần nhận thấy rằng có thể tiến đến một trạng thái tư tưởng không c̣n là sản phẩm của cái trí, mà tư tưởng chính là lương tri ở ngay trong Linh hồn vậy.
Rồi th́ trong sự phát triển về thể trí, con người đạt đến một tŕnh độ vinh diệu, không cần phải lấy ư chí mà diệt trừ những tư tưởng xấu nữa, một khi đụng chạm phải Thánh Điện của Linh hồn, những tư tưởng xấu đó tự nhiên rơi xuống tan tành. Cái trí không c̣n cần phải diệt trừ nữa, không c̣n cần phải được kềm hăm nữa, nó đă trở nên trong suốt, tinh khiết và vâng lời. Đến đây cái trí và Linh hồn bắt đầu hợp nhất với nhau, và cái kết quả của sự khởi đầu hợp nhất nầy là mọi tư tưởng sái quấy khi vừa chạm phải cái trí th́ liền bị chết khô ngay.
Sau cùng, người đệ tử đứng ngay trước cửa Thánh Điện và y nhận thức được điều ǵ đă xảy đến. Đó là chính y đă t́m thấy cái bản thể của ḿnh, và cái Linh hồn bây giờ là chính y, đang ngước mắt nh́n một Bản Thể Cao Siêu hơn nữa mà một ngày kia y sẽ được hợp nhất với. Sự hợp nhất cao cả hơn nầy chỉ có thể thực hiện được ở giữa Thánh Điện. Người đệ tử khi đi đến thềm cửa chỉ mới hợp nhất cái bản ngă hữu sinh hữu hoại của ḿnh với Chơn nhơn trường tồn bất diệt, hợp nhất cá nhân trí thức của ḿnh với Chơn nhơn thiệt thọ mà thôi.
Rồi th́ y mới bắt đầu thờ phượng, sự thờ phượng nầy nghĩa là sự lần lần hợp nhất lương tri ḿnh với Thượng Đế. Lúc đó y hiểu được rằng, trong đời sống hằng ngày, Linh hồn con người có thể luôn luôn thờ phượng Thượng Đế, dù trí y đang bận rộn về một công việc ǵ, dù xác thân y đang hoạt động cách nào. Sau cùng hiểu rằng đời sống của người đệ tử là một sự thờ phượng Thượng Đế không ngừng nghỉ, một sự chiêm ngưỡng không ngớt cái Linh hồn Kim cương, chiêm ngưỡng măi măi Đức Thượng Đế. Y biết rằng khi Linh hồn mắc bận thờ phượng luôn luôn nơi Thánh Điện th́ xác thân và cái trí vẫn làm việc nơi Sân Ngoài, và c̣n xa hơn thế nữa, vẫn làm việc trong thế gian để phụng sự nhân loại
Đi đến được tŕnh độ nầy, Linh hồn được tự do bước qua thềm Thánh Điện, và tự ở Sân ngoài, nó đi vào trong Thánh Điện của Đức Thượng Đế.
- SỰ LẬP HẠNH HAY LÀ LUYỆN TÁNH
Điều đầu tiên mà người ta nhận thấy ở những thí sinh nơi Sân Ngoài là sự minh bạch của mục đích đang theo đuổi và cái tính cách tự do của công việc. Từ nay con người biết rằng bất cứ một việc ǵ đă được bắt đầu th́ sẽ được tiếp tục. Y biết rằng sẽ mang theo ḿnh từ kiếp nầy qua kiếp khác những của cải đă tích trữ. Y biết rằng một sự khiếm khuyết mới được khám phá ra, tuy chưa có thể được bổ túc một cách hoàn toàn trọn vẹn, song cũng đă được bổ túc đến một mức nào rồi và một phần công việc đă được làm xong. Y biết rằng một khi đă phát triển được một quyền năng mới mẻ th́ quyền năng nầy vĩnh viễn thuộc về y, nó trở thành một phần cố hữu của Linh hồn y, nó thấm nhuần vào bản chất của cá nhân y, và không c̣n bao giờ có thể mất đi được nữa.
Thí sinh tự ư xây dựng tánh nết ḿnh và đức tin y vững vàng v́ y đă hiểu biết đúng đắn tường tận. Y biết rằng dưới mọi khía cạnh của Thiên nhiên, chỉ có một Định luật mà thôi. Khi hiểu được rằng Định luật là bất di bất dịch, chắc chắn rằng ḿnh có thể hoàn toàn triệt để tin cậy nơi Định luật đó, y kêu gọi Định luật giúp đỡ, v́ biết rằng Định luật sẽ không làm cho y thất vọng, y cầu khẩn Định luật v́ y biết Định luật sẽ phán xét. Y không c̣n một chút do dự nào, một chút nghi ngờ nào.
Chúng ta đă biết một phần nào cái phương pháp lập hạnh. Chúng ta biết rằng thí sinh phải bắt đầu bằng những tư tưởng từ thiện, sự tập luyện nầy rất cần thiết cho con người nếu y muốn tập làm lành, lánh dữ, từ nay trở đi người thí sinh được tự do lựa chọn lấy cái tư tưởng lành thiện mà xây dựng tánh nết ḿnh. Đó là một trong những nhiệm vụ đầu tiên.
Phải học cách coi chừng lời nói của ḿnh. Lời nói chơn chánh, trước hết phải thật đúng, hết sức thực đúng. Người đệ tử phải nói hết sức đúng với sự thật, phải nói thật một cách tuyệt đối, đó là một đức tánh cần thiết hơn hết đối với ai muốn đi theo con đường Huyền học: phải đúng thật trong khi nhận xét sự việc, phải đúng thật trong khi tường thuật lại mọi việc, phải đúng thật trong tư tưởng, trong lời nói, trong việc làm, trong hành động. Nếu không ngớt t́m kiếm sự thật, nếu không quả quyết triệt để trở thành một người tự ḿnh đúng với sự thật th́ không thể nào đi theo đường Huyền bí học được. Huyền bí học sẽ là một sự nguy hiểm, sự sa ngă mà thôi, sự sa ngă nầy càng đáng sợ, càng đau đớn khi sinh viên càng lên cao.
Vậy lời nói trước hết phải đúng thật, sau nữa lời nói phải dịu dàng. V́ sự đúng thật và sự dịu dàng không đối chọi nhau như người ta vẫn thường hay tưởng. Lời nói có thể trọn vẹn đúng thật mà vẫn hết sức dịu dàng, nhă nhặn và từ ái. Và khi nó càng đúng thật bao nhiêu th́ nó lại càng phải dịu dàng bấy nhiêu, v́ chính ngay trong trung tâm của sự vật, Chơn lư và ḷng Từ bi vẫn hằng sống đời đời bên cạnh nhau.
Sau chót, tư tưởng, lời nói đă được chơn chánh rồi, th́ lẽ tự nhiên, việc làm cũng sẽ thành chơn chánh nốt. Cái nhân đă như vậy, th́ cái quả cũng sẽ phải như vậy, chớ không sao khác được. V́ sự hành động tức là sự biểu lộ những sức mạnh nội tâm, và khi nào tư tưởng đă trong sạch, khi lời nói đă đúng thật và ngay thẳng, th́ hành động sẽ tất nhiên là cao thượng. Phát nguyên tự một ngọn suối dịu dàng ngon ngọt th́ ḍng nước cũng dịu dàng ngon ngọt, chớ không thể nào khác được; phát sanh tự một tấm ḷng và một khối óc tinh khiết, sự hành động chỉ có thể là chơn chánh, từ thiện mà thôi.
Đó là ba sợi dây liên kết người chí nguyện một mặt với nhân loại và một mặt với Sư phụ y; trong những tôn giáo lớn, ba sợi dây nầy là dấu hiệu của sự hoàn toàn tự chủ, tự chủ về tư tưởng, lời nói và việc làm; đó là ba sợi dây nầy liên kết con người với sự phụng sự cao siêu, liên kết người đệ tử với bàn chân của Sư phụ - ba sợi dây không dễ ǵ mà cắt đứt được.
Và thoạt đầu y phải xây dựng lên một “Lư tưởng” -phải làm cách nào xây dựng ṭa lâu đài đức hạnh của ta lên đến mức cao của lư tưởng.
Do sự chiêm ngưỡng.- Người chí nguyện đang t́m cách lập hạnh phải tự ư ḿnh lựa chọn một giờ nhất định mà y sẽ không thay đổi nữa, và sẽ chiêm ngưỡng lư tưởng của y đă xây dựng từ ngày nầy sang ngày khác. Y sẽ tập trung tư tưởng vào đó và lương tri y sẽ phản chiếu lư tưởng đó không ngừng. Từ ngày nầy sang ngày khác, cứ lập đi lập lại măi những nét đặc biệt của lư tưởng thân mến, từ ngày nầy sang ngày khác cứ lấy tư tưởng của ḿnh mà tham thiền và suy ngẫm măi. Khi y càng chiêm ngưỡng, th́ tất nhiên y càng thấy nảy nở trong tâm y, tấm ḷng tôn kính và sự kích động thánh thiện nó là dấu vết của sự tôn thờ, đó là cái năng lực vĩ đại có tánh cách biến hóa khiến cho con người trở thành cái ư tưởng mà nó thờ phụng.
Sự chiêm ngưỡng nầy vừa có tính cách tôn thờ, vừa có tính cách nguyện ước, mong muốn. Khi con người càng chiêm ngưỡng th́ những tia sáng của lư tưởng thiêng liêng sẽ càng tuôn xuống y, và để tiếp nhận những tia sáng nầy, sự mong muốn ước vọng của y sẽ mở rộng cánh cửa của tâm hồn ra. Cho nên những tia sáng sẽ chiếu rọi nơi nội tâm y, và rồi cũng chiếu sáng ra ngoài. Lư tưởng sáng ngời luôn luôn bay lượn trên ḿnh y và trong tâm y, chỉ vạch cho y thấy con đường phải theo.
Muốn có thể chiêm ngưỡng như vậy, con người phải học tập về cách tập trung tư tưởng. Đối với chúng ta sự tập trung tư tưởng phải là mục đích của sự tập luyện không ngừng. Phải cố gắng định trí trong khi đang làm những công việc tầm thường hàng ngày.
Đứng trước một sự việc lớn lao, tâm trí liền tập trung những khả năng của nó lại ngay tức khắc; trước một việc lớn lao, tất cả những sức lực của Linh hồn đều được triệu tập để có thể làm tṛn nhiệm vụ cao cả cần phải làm. Nhưng giá trị thiệt thọ của Linh hồn tự biểu lộ trong những sự việc bé nhỏ, nơi mà không có ǵ khiến cho người đời chú ư, không có ai khen ngợi ta, cổ vơ ta, nơi mà con người phải tự ḿnh làm việc để đạt được cái kết quả mà y đă định trước và xử dụng trọn vẹn những ǵ bao chung quanh ḿnh như là những phương tiện để tự chủ.
Cái kỷ luật mà con người tự bắt buộc ḿnh phải theo là bí quyết của tất cả những phương pháp. Muốn lập hạnh, trước nhất ta phải chiêm ngưỡng tánh tốt rồi thực hành nó trong ngôn ngữ và hành động hàng ngày, đức tánh nầy sẽ trở nên một phần tử cố hữu của tư tưởng.
“Tánh vô úy (không sợ hăi), tấm ḷng trong sạch, sự bền chí trong Pháp môn Minh triết, ḷng nhân đức, sự tự chủ, ḷng hy sinh, và sự ham học những Kinh thánh, sự khắc kỷ và tánh ngay thật, tánh ngây thơ, tánh chơn chánh, tánh không giận dữ, tánh dứt bỏ sự an lạc, tánh không nói xấu và nói hành, ḷng từ bi đối với mọi sinh vật, tánh không ham muốn, tánh dịu dàng, tánh khiêm nhượng, tánh không hay thay đổi bất thường, không nhẹ dạ, tánh can đảm, tánh khoan dung, tánh đại lượng, tánh thẳng thắn, tánh yêu mến, tánh không kiêu ngạo – đó là phần sở hữu của kẻ sanh ra với những đức tánh thiêng liêng.”
Chỉ nên vui mừng v́ biết được rằng mục đích ở ngay trước mắt ta, và mỗi bước đi là mỗi bước tiến về mục đích mà sau nầy thế nào ta cũng đạt được, những sợi chỉ vàng của ḷng vô tư lợi, của t́nh yêu mến, của tánh thơ ngây được dệt cùng với ḷng can đảm, với sức mạnh, với sự nhẫn nại khiến cho tánh nết được thăng bằng một cách tuyệt diệu. Đó là một tánh t́nh vừa cứng cỏi, vừa dịu dàng, vừa can đảm, vừa từ bi, một tánh t́nh oai nghiêm bất di bất dịch, sẵn sàng hết ḷng cứu giúp kẻ yếu đuối, một tánh t́nh rất sùng đạo, rất tinh khiết, một tánh t́nh có kỷ luật, và v́ vậy mà được điều ḥa.
Chúng ta hăy nhận xét đức tánh tập hợp trong chốc lát và thử nh́n xem nhiệm vụ của nó trong sự lập hạnh là ǵ. Đức tánh nầy có một cái tên mà người Tây phương cho là rất trái tai: tánh lănh đạm. Khi mà con người tập luyện để có được tánh lănh đạm ấy, ta không nên tưởng rằng y trở nên vô tri vô giác, không biết cảm động nữa. Trái lại y càng ngày càng cảm thấy một cách rơ rệt những sự rung động nhỏ nhặt của sự sống ở trong người y và ở ngoại cảnh. V́ rằng y càng ngày càng tự điều ḥa với vạn vật, cho nên tự nhiên y phải trở nên càng ngày càng nhạy cảm đối với mọi sự thay đổi nhẹ nhàng của mỗi tiết điệu trong vạn vật. Nhưng không một sự thăng trầm nào có thể lay chuyển y, có thể quấy rối sự hoàn toàn an tĩnh của y, v́ đời sống thiệt thọ của y đă châm cội rễ nơi không hề có dông tố, không hề có sự thay đổi nào xảy ra và trong khi y cảm biết các sự biến thiên, th́ không bao giờ chúng có thể ảnh hưởng đến ư chí y nữa.
Từ tánh tự chủ và tánh lănh đạm bỗng nảy sanh ra tánh không thù ghét ai, người ta nhấn mạnh nhiều lần về đức tánh nầy trong khi người chí nguyện lập hạnh để trở nên đệ tử. Không được thù ghét một điều ǵ cả. Phải thâu gồm tất cả trong phạm vi của t́nh thương yêu.
Khi lấy những đức tánh đó mà xây dựng tánh t́nh ḿnh, người chí nguyện trở nên một người can đảm; y can đảm v́ y không thù ghét cái chi cả th́ không có cái chi có thể làm hại y được. Chúng ta sẽ không sợ hăi v́ chúng ta đă hiểu biết, và sự sợ hăi chỉ phát sanh từ ḷng nghi ngờ và ḷng thù hận mà thôi. Con người hiểu biết đă ĺa bỏ sự nghi ngờ ở phía sau ḿnh và bước đi một cách chắc chắn ở nơi nào mà y biết rằng có thể đi được, chân y chỉ đạp lên trên một miếng đất cứng chắc, và dọc đường y không gặp cạm bẫy.
V́ vậy y có một ư chí cương quyết không hề bị lay chuyển, một ư chí căn cứ nơi sự hiểu biết, một ư chí mà t́nh thương yêu đă khiến cho tin cậy. Khi đi qua Sân Ngoài, bước chân của người đệ tử trở nên cứng cáp hơn, sự quyết định của y trở nên mạnh mẽ và vững vàng hơn. Tánh nết y bắt đầu có một vẻ nhất định rơ ràng, minh bạch, v́ Linh hồn đă sắp trưởng thành.
Lúc đó con người không c̣n ham muốn ǵ nữa, những sợi dây buộc chúng ta với cơi đời bên ngoài được lần lần bứt bỏ. V́ người chí nguyện tự phát triển không c̣n muốn để cho những sợi dây hồng trần trói buộc ḿnh vào bánh xe luân hồi sinh tử nữa. Con người phải tái sinh v́ bị ràng buộc với địa cầu, bị sợi dây dục vọng trói cột vào cái bánh xe sinh tử. Nhưng con người mà ta vừa nói trên đây đă muốn được giải thoát. Con người sắp được giải thoát phải tự ḿnh cắt đứt sợi dây dục vọng. Chỉ c̣n một sự có thể trói buộc y mà thôi, chỉ c̣n một sự có thể khiến cho y c̣n phải luân hồi mà thôi; ấy là t́nh thương yêu đồng loại và ư muốn phụng sự họ.
Người chí nguyện c̣n cần phải đương đầu với một thử thách và ta cần phải nói qua về điều nầy, v́ đó là một trong những giai đoạn khó khăn nhất trong khi đi qua Sân Ngoài.
Một khi bước vào Sân nầy y biết và nh́n thấy sự vui vẻ bao la đang ngự ở trên cao, y không c̣n tha thiết đến những sự việc mà đồng loại y cho rằng đó là những thú vui ở đời. Nhưng có khi Linh hồn phải trải qua một thời kỳ lo ngại rất mệt nhọc, v́ y đă phóng ḿnh lên cao, đă nhảy lên khoảng trống không mà từ trên cao y vẫn chưa thấy có bàn tay nào đưa xuống để nắm tay y; bóng tối bao phủ y, và chân y th́ lơ lửng không nơi nương tựa.
Trong những giai đoạn phát triển của Linh hồn, có những lúc tất cả những ǵ có tính cách hồng trần đều không thể làm cho y thỏa măn, hài ḷng được nữa; những mối t́nh bằng hữu thâm niên h́nh như đă phai lạt, những nỗi vui của cơi trần đă mất hết mùi vị, chúng ta chưa cảm thấy được những bàn tay đang chờ đợi chúng ta – tuy trong lúc ấy những bàn tay đó đang nắm chúng ta; tảng đá mà chúng ta đang đặt chân lên h́nh như không c̣n được vững vàng bất di bất dịch nữa – tuy rằng bàn chân ta đang đặt lên đó;
Linh hồn bị một tấm màn ảo tưởng bao phủ, tưởng ḿnh bị bỏ rơi và không biết cầu cứu với ai. Người chí nguyện nào cũng phải lao ḿnh vào khoảng trống rỗng đó; người đệ tử nào cũng phải vượt qua hố sâu đó. Khi hố sâu nầy mở ra rộng lớn trước Linh hồn, Linh hồn lùi bước. Khi hố sâu nầy hiện ra, bề ngoài dường như tối om và sâu thăm thẳm, người chí nguyện đứng ở miệng hố sợ hăi liền lùi lại phía sau. Và tuy nhiên, sự sợ hăi nầy thật là phi lư. Một khi vượt qua được sự thử thách nầy rồi, th́ nó dường như quả thật là một ảo ảnh, và nếu người đệ tử dám lao ḿnh vào đó, th́ y sẽ tự thấy ḿnh qua được bờ bên kia b́nh an vô sự.
Và sau hết th́ mọi sự sẽ ra sao? Ôi ngôn ngữ con người thật là bất lực, không sao miêu tả được đoạn chót của sự lập hạnh nầy. Những màu sắc tối tăm của trái đất không sao miêu tả nổi cái vẻ mỹ lệ của Lư tưởng hoàn toàn ấy mà chúng ta hy vọng một ngày kia sẽ đạt được, mà chúng ta biết rơ rằng một ngày kia sẽ thành tựu được.
IV.- TINH THẦN HÓA
HAY LÀ KHOA LUYỆN KIM TINH THẦN
Chúng ta đă biết rằng ai vào đến Sân Ngoài và đă lấy cái công việc vĩ đại nầy làm mục đích, th́ phải cố gắng làm cả ba việc một lượt (tinh luyện, làm chủ tư tưởng, lập hạnh) bây giờ thí sinh lưu ư đến một phần khác của công việc lớn lao mà y phải làm, phần nầy là việc Tinh thần hóa hay là sự Luyện kim Tinh thần, nghĩa là một phương pháp thay đổi biến hóa – dĩ nhiên nơi đây người ta ám chỉ đến việc làm của nhà Luyện kim. Theo ư nghĩa bao quát nhất, cái phương pháp Luyện Kim Tinh Thần nầy có thể được coi như là một sự biến hóa những mănh lực. Ai ai cũng có nơi ḿnh sự sống, năng lực, sức mạnh, quyền năng của ư chí v.v… Đó là những sức mạnh mà con người phải xử dụng như là những khí cụ - đó là những khả năng sẽ khiến cho y đạt được mục đích.
Bao giờ con người c̣n sống trên cơi đời th́ hành vi cần phải có, luôn luôn cần phải hoạt động. Nếu không có nó, th́ không c̣n có cái ǵ tự biểu hiện ra được nữa. Vậy phải làm thế nào để sự hành động được thực hiện mà con người vẫn được tự do? Đây cũng là một trường hợp luyện kim tinh thần. Nhờ sự luyện kim nầy, con người tiến hóa nhất sẽ hành động một cách hết sức linh hoạt để phụng sự đời - nhưng việc y làm không ràng buộc y, v́ là một Linh hồn đă được giải thoát. Đó là một thí dụ lúc thoạt đầu xem như là có vẻ mâu thuẫn: một sự giúp đỡ để cho người chủ được hoàn toàn tự do.
Nay, khi đề cập đến một sự luyện kim tinh thần nó khiến ta được hoàn toàn tự do, tôi muốn nói đến định luật HI SINH căn bản - đó là Định luật tối cao trong cơi thế giới hữu h́nh nầy, nó là căn bản của mọi sự, luôn luôn nó được tuyên bố. Định luật nầy có những h́nh thức rất hay biến đổi, cho nên thường thường người ta không nhận ra nó, nó tác động một cách phức tạp đến nỗi người ta thường lầm lẫn một cách dễ dàng.
Sự lầm lẫn mà người ta dễ phạm nhất là sự lựa chọn những từ ngữ, v́ nơi đây chúng ta phải đề cập đến sự thật muôn mặt, nó phần nhiều có hai trạng thái, tùy theo chúng ta từ trên cao nh́n xuống hay từ dưới đất nh́n lên. Nó là một định luật được phổ biến khắp vũ trụ, người ta có thể nói rằng nó chi phối mỗi nguyên tử. Nó chính là Đời sống Thiêng liêng của Thượng Đế được biểu lộ ra. Trong những cơi hạ giới, sự hy sinh có thể được coi như là sự giúp đỡ lẫn nhau, sự quay chuyển không ngừng bánh xe đời, trong đó mỗi người thụ nhận và ban rải ra - con người không thể tránh sự không thụ nhận, và không thể khước từ sự không ban ra.
Sự trao đổi liên tiếp bất biến, sự giúp đỡ lẫn nhau nầy là h́nh thức của đại luật Hy sinh. Sự biến đổi đă xong xuôi, việc làm đă được thực hiện như là một bổn phận, th́ trở nên một thành phần của sự điều ḥa của vũ trụ, thúc đẩy sự tiến hóa và giúp cho ṇi giống tiến bộ một cách rơ ràng. Công việc của tân tín đồ ở Sân Ngoài là tự luyện tập lần lần để hành động trong tinh thần hy sinh đó, y hiểu rơ ràng rằng y làm như vậy mà không t́m kiếm một sự ǵ, không mong mỏi một mối lợi ǵ, không nài xin một phần thưởng nào, y làm việc v́ bổn phận, chớ không v́ một lư do nào khác. Hành động như vậy là thực hiện khoa luyện kim tinh thần, nó tinh luyện mỗi hành động trong ngọn lửa của sự minh triết; và v́ đă tự điều ḥa một cách có ư thức với Thiên Ư trong vũ trụ hữu h́nh để trở thành một sức mạnh thúc đẩy sự tiến hóa, một năng lực nâng đỡ sự tiến bộ.
Sự t́m kiếm thú vui mà luôn luôn có sự đau khổ đi theo sau, có thể trở thành cái khả năng ban rải sự vui mừng và chia sớt với tất cả mọi người cái điều mà một người đă hoạch đắc được. Linh hồn sẽ khám phá ra rằng nó có thể thực hiện sự biến hóa nầy bằng cách loại bỏ dần dần yếu tố chia rẽ trong cái bản năng cứ muốn kiếm thú vui nơi ngoại giới, luôn luôn cố gắng xua đuổi cái ư muốn tự độc chiếm, bằng cách lật đổ cái bức tường vô minh nhỏ bé bao vây Linh hồn trong những cơi hạ giới nầy, nơi đó Linh hồn đang tự biểu lộ bằng cách đốt cháy bức tường thấp kém có thể ngăn cách Linh hồn với kẻ khác. Cứ làm như vậy cho đến khi mỗi lúc tưởng tượng và thu lượm được một thú vui, bản ngă liền tự ban rải ra ngoài, giữa các huynh đệ của nó và chia sớt với họ niềm hạnh phúc mà nó đă t́m thấy. Làm như vậy, không mất đi ǵ cả, v́ tuân theo định luật, Linh hồn t́m thấy một niềm vui sâu xa. Trong một thế giới mà Định luật ngự trị khắp mọi nơi, nếu ta sống điều ḥa với Định luật th́ chắc chắn ta sẽ được sung sướng và yên ổn.
Khi Linh hồn càng tiến bước trên Con Đường Đạo, niềm vui của nó càng ngày càng trở nên sâu xa hơn, v́ ngay ở lúc đầu, sự phiền năo đă chứng tỏ rằng nguồn cội của nó là sự vô minh. Dĩ nhiên, trước khi được hiểu biết, con người phải chịu cay đắng và đau khổ; nhưng nguồn cội của đau khổ là sự vô minh, sự mù quáng. V́ thế cho nên sự buồn rầu ám ảnh những người có lẽ v́ sự buồn rầu ấy nên mới đi t́m Con Đường Đạo, khi nh́n khắp nhân gian họ thấy đâu đâu cũng đầy dẫy sự khốn cùng và khổ năo, th́ một nỗi buồn làm cho ḷng họ se thắt lại.
Phật đă nói, chứng minh rằng nguồn cội của sự đau khổ là sự vô minh, và nguồn cội của sự giác ngộ và của hạnh phúc là minh triết: “Ta, Đức Phật, xưa kia Ta đă từng nhỏ lệ chung với các huynh đệ của Ta. Những nỗi đau khổ của trọn cả thế gian đă làm cho trái tim của các huynh đệ Ta tan nát. Giờ đây, Ta cười và hoan hỉ, v́ thật có sự giải thoát, thật có sự tự do.”
Sự tự do, sự giải thoát, đó là sự vui mừng hoan hỉ. Sự vô minh và sự mù quáng làm cho ta phải nhỏ lệ. Sự đau khổ của thế gian khiến cho cơi ḷng tan nát, cũng như bây giờ nó đang làm tan nát cơi ḷng của bao nhiêu người vô minh. Nhưng có một sự giải thoát nó nhắn nhủ ta như thế nầy: Nguồn cội của sự đau khổ là ở nơi ta chớ không phải ở nơi vũ trụ, ở trong sự vô minh của ta chớ không phải ở trong cơi đời. Như thế đó, khi ánh sáng chói rạng th́ có ngay sự giải thoát, niềm vui, và tiếng cười của con người liền trở nên siêu phàm thoát tục, v́ ánh sáng thiêng liêng đă tràn ngập Linh hồn y. Y đă giác ngộ, y đă trở nên minh triết, và người minh triết th́ không bao giờ buồn rầu, v́ trong Linh hồn đă được giác ngộ một cách phi phàm, sự đau khổ đă bị hoàn toàn tiêu diệt.
- TRƯỚC THỀM THÁNH ĐIỆN
Linh hồn khi mới phát triển là một vật chưa có h́nh thái rơ ràng như một đám tinh vân không có chu vi nhất định, không có giới hạn rơ ràng. Khi linh hồn càng tiến hóa, th́ cái đám tinh vân nầy càng có một h́nh dáng rơ ràng, và ṿng hào quang của con người càng có một chu vi nhất định. Thay v́ tan mờ đi trong không gian, thay v́ lần lần biến mất đi trong vùng không khí xung quanh, nó lại nổi bật lên với một chu vi rơ rệt khi cá nhân được trưởng thành. Vậy nếu chư huynh có thể lấy thần nhăn mà nh́n vào những người ở Sân Ngoài, như vậy chư huynh sẽ ngạc nhiên v́ ṿng hào quang của họ có một chu vi rơ ràng, đều đặn, biểu hiệu của sự minh bạch nội tâm mà Linh hồn cá nhân đă đạt được. Tôi nói như thế để chư huynh hiểu rằngmỗi sự tiến bộ của Linh hồn đều được ghi khắc bằng những dấu hiệu rơ ràng không bao giờ có thể lầm lạc được.
Và bốn Chơn Lư Cao Cả được ghi khắc trong pḥng ngoài là:
“Trước khi con mắt nh́n thấy được, nó phải ráo lệ.
Trước khi lỗ tai có thể nghe được, nó phải điếc, không c̣n nhạy cảm nữa.
Trước khi lời nói có thể được thốt ra trước Chơn Sư, lưỡi phải mất khả năng làm tổn thương kẻ khác.
Trước khi Linh hồn có thể đứng trước mặt Chơn Sư th́ chân nó phải được rửa sạch trong tâm huyết.”
“Trước khi con mắt nh́n thấy, nó phải ráo lệ” nghĩa là Linh hồn phải ĺa bỏ đời sống của những cảm xúc để bước vào đời sống của sự hiểu biết;
Đối với Chơn lư thứ hai cũng vậy: “Trước khi lỗ tai có thể nghe được, nó phải điếc.” Phải đi đến cảnh giới của sự yên lặng. Và về sau người ta có thể nói rằng tai con người chỉ có thể nghe tiếng nói của các Chơn sư luôn luôn vang rền trên thế gian khi mà nó không c̣n lóng nghe tiếng ồn ào của đời sống bên ngoài nữa.
Vậy hai chơn lư c̣n lại mà những dấu hiệu báo trước hiện ra trong người đệ tử đă đi đến Thềm Thánh Điện là ǵ?
Chơn lư thứ nhất: Có thể nói trước mặt các Chơn sư - nghĩa là Linh hồn cất tiếng kêu gọi Đấng Chí Tôn chưởng quản cung của ḿnh. Lời kêu gọi vùng lên đến chót đỉnh, rồi dội trở lại người đệ tử, vượt đi xa hơn nữa và truyền ra thế giới loài người. Người tân tín đồ cầu xin để được hiểu biết - đó là lời kêu gọi của y, và câu trả lời từ trên cao tuôn xuống cho y có quyền năng truyền bá sự hiểu biết mà y đă nhận được. Y chỉ có thể nói trước mặt các Chơn sư nếu y truyền đạt cho kẻ khác cái kiến thức mà y đă hoạch đắc được, nếu y trở thành một cái khoen trong sợi dây xích nối liền Nơi Cao Nhất với nơi thấp nhất, nếu y khiến cho những kẻ thấp hơn y hiểu biết được những chơn lư mà địa vị của y đă giúp y lănh hội được. V́ thế nên người ta nói rằng ai muốn làm tân tín đồ th́ ngay lúc đó phải trở thành kẻ phụng sự, v́ y chỉ có thể thụ hưởng nếu y bằng ḷng cho ra.
Sau chót, cái chơn lư cuối cùng dạy ta rằng chỉ ai mà bàn chân đă được rửa sạch trong tâm huyết mới được đứng trước mặt các Chơn sư. Người ta đă nói với chúng ta rằng những giọt lệ tượng trưng cho hơi sương mờ của cuộc đời phát sanh từ những mối xúc cảm mănh liệt. Đến lượt máu của trái tim nó tượng trưng cho chính đời sống vậy. Khi bàn chân của người đệ tử được rửa sạch bằng máu của trái tim, như thế, nghĩa là y không c̣n coi đời sống của y là thuộc riêng của y nữa, mà chỉ muốn ban rải nó ra cho trọn cả thế giới hợp nhất vào đó được. Và v́ sự sống là của cải quí báu nhất của con người nên y phải ban rải nó ra trước khi có thể đứng trước mặt các Đấng đă hy sinh, đă cho ra tất cả. Y không c̣n muốn sống cho riêng ḿnh nữa, y không c̣n muốn sanh ra đời để hưởng những lợi lộc hay những kinh nghiệm mà đời có thể mang đến cho ḿnh nữa. Y đă rửa hai bàn chân của ḿnh trong ḍng máu của trái tim. Y không c̣n muốn sống cho riêng ḿnh, y coi đời sống của ḿnh như là một kho dự trữ được giao phó cho y để làm điều ích lợi cho ṇi giống, để phụng sự nhân loại. Y phải cho ra tất cả những ǵ thuộc về quyền sở hữu của y trước khi có thể đứng trước mặt các Đấng đă triệt để hy sinh.
Chúng ta hăy nh́n trong chốc lát, tuy không được rơ ràng lắm, vào bốn Con Đường Đạo hay bốn cấp bậc của Con Đường Duy Nhất đang đứng xếp hàng ở phía trong Thánh Điện. Ở trước mỗi cấp bậc là một cái cửa lớn, và bốn cái cửa lớn là bốn sự Đại Điểm Đạo. Sự Điểm đạo lần thứ nhất mà chư huynh thấy được miêu tả như là sự Điểm đạo của “Con Người Nhập Lưu” - từ ngữ nầy đă được dùng trong cuốn “Tiếng Nói Vô Thinh” và trong rất nhiều tác phẩm công truyền - là sự bước qua Thềm Thánh Điện, sự bước qua rơ ràng, minh bạch, sự nhất quyết đi vào Thánh Điện, nơi đó người đệ tử đă được điểm đạo không bao giờ c̣n đi trở ra để lại quay về đời sống thế tục. Không bao giờ y c̣n ra khỏi nơi đó nữa, v́ mặc dầu y làm việc ở giữa nhân loại, y vẫn luôn luôn ở trong trung tâm Thánh Điện.
Sự nhập lưu nầy là một cấp bậc nhất định, rơ ràng, và ở trong những tác phẩm công truyền, chư huynh sẽ thấy rằng người đệ tử đi đến tŕnh độ nầy hăy c̣n tái sinh bảy kiếp nữa.
Người ta nói Ai vượt qua được sự Điểm đạo lần thứ Nh́ th́ chỉ c̣n phải tái sanh một lần nữa thôi. Y chỉ c̣n phải đầu thai một lần nữa, trước khi chấm dứt chu kỳ sanh tử cưỡng bách của y. Y có thể tự ư mà tái sanh nữa, nhưng đó là tự ư muốn như vậy để phụng sự chớ không phải c̣n bị ràng buộc vào bánh xe luân hồi đâu.
Vượt qua sự Điểm đạo lần thứ Nh́ và đạt được sự Điểm đạo lần thứ Ba, người đệ tử “không c̣n cần phải đầu thai nữa,” v́ cùng trong một kiếp nầy y sẽ lên cấp bậc thứ tư nó sẽ dẫn y đến thềm cửa Niết Bàn; và bắt đầu từ lúc nầy, không c̣n Định luật nào có thể trói buộc Linh hồn vào những cơi hạ giới, v́ tất cả những dây trói buộc y đă bị cắt đứt và Linh hồn được tự do măi măi. Cấp bậc thứ tư là cấp bậc của vị La Hán
Một khi bước qua được một cấp bậc để đi về phía bên kia, th́ người đệ tử lại nắm được ở trong tay những quyền năng càng ngày càng lớn. Và nếu như vậy, th́ cái việc bắt buộc người đệ tử phải có một hạnh kiểm vượt mức những người thường, trước khi y được người ta trao cho những quyền năng là một việc rất công b́nh.
Thật là một điều công bằng và tốt lành khi bắt buộc người đệ tử phải có đầy đủ những điều kiện gắt gao bất di bất dịch đó trước khi bước qua Thềm Thánh Điện. Vị Chơn Tiên là “Người không c̣n học hỏi về một điều ǵ nữa” trong thái dương hệ nầy và quả vị Chơn Tiên chỉ là đoạn chót của con Đường Đạo ở bên trong Thánh Điện mà hiện giờ chúng ta đang xem xét đây, mà chúng ta phải vượt qua trong vài kiếp ngắn ngủi – đó là một công việc vĩ đại, một sự thực hiện cao siêu đến nỗi nếu không có những người đă hoàn thành được nó trong dĩ văng, nếu không có kẻ khác đang hoàn thành nó trong hiện tại, th́ nó sẽ dường như là không sao thực hiện nổi.
C̣n nhiều sự thay đổi khác nữa nơi người đệ tử đă vượt qua Thềm Thánh Điện. Một trong những ân huệ lớn lao nhất mà sự Điểm đạo ban cho người đệ tử là có được một trạng thái ư thức luôn luôn sáng suốt không bao giờ bị đứt đoạn, sự chết cũng không có ảnh hưởng ǵ đối với ư thức đó, sự sinh cũng không làm cho nó quên lăng được. Xuyên qua những kiếp sống đang chờ đợi y, tâm thức cao cả khi đă hoạch đắc được rồi th́ không bao giờ có thể bỏ mất đi hay là mờ ám được. Sự thật là cái tâm thức cao cả của Linh hồn một khi đă phát khởi nơi con người th́ không bao giờ c̣n có thể bị mất đi, nhưng nó không thể hiện ra trong đầu óc của kẻ nào chưa bước qua Thềm Thánh Điện.
Và khi sự vô minh được giảm bớt đi, th́ Con Đường Đạo trở nên sáng suốt hơn trước, khi mà sự yếu đuối tiêu tan đi, th́ Con Đường Đạo được trở nên yên tĩnh hơn trước; khi những làn rung động hồng trần không có thể quấy phá và làm mếch ḷng ta nữa, th́ Con Đường Đạo trở nên b́nh thản êm ả hơn.
Riêng chỉ có những Đấng đă thành đạo mới có thể nói rằng ở mức cao nhất của con đường nầy có những ǵ; chỉ riêng những Đấng cao cả đang đứng ở chót đỉnh để đợi chờ chúng ta trải qua những thế kỷ mới có thể nói lên điều đó được. Nhưng những kẻ mới đặt chân lên những giai đoạn thấp đều biết rằng những nỗi buồn của Con Đường Đạo lại là những niềm vui khi ta so sánh chúng với những thú vui hồng trần và cái bông hoa bé nhỏ nhất mọc lên trên Đường Đạo có giá trị tương đương với tất cả những bảo vật ở thế gian.
Và cái ánh sáng luôn luôn soi tỏ Đường Đạo là như thế đó, khi người đệ tử càng ngày càng tiến bước và chỉ một tia sáng của nó thôi cũng đủ làm cho lu mờ ánh sáng của Thái dương hệ ở trần thế. Những ai đi trên con đường nầy đều biết sự an tịnh không thể tưởng tượng được, sự hoan lạc mà không một nỗi khốn khó nào của cơi trần làm cho tiêu diệt được. Họ an hưởng một sự nhàn hạ vô biên trên một tảng đá mà không một trận địa chấn nào có thể làm cho tan vỡ và Niềm Chí Phước tức là hạnh phúc tuyệt vời luôn luôn đang ngự trị trong Thánh Điện.
( Nguyễn Hồng Nhung đọc, tóm tắt những ư chính của tác phẩm tuyệt vời này.)
(Budapest.2013.06.06)