DocCTKTCBCCNcuaPHD-NHNhung

 

Đọc:

CHÍNH TRỊ, KÍCH THƯỚC CƠ BẢN CỦA CON NGƯỜI

                                 của Phan Huy Đường

 

Một tiểu luận triết học- chính trị tuyệt hay, đọc xong sửng sốt bởi tầm vóc Tổng hợp trong cái Cụ thể của vấn đề tác giả nêu.

Một bài viết một lần nữa chứng minh chân lư: một nhà triết học chân chính bao giờ cũng là một nhà chính trị học thực thụ.

Ư nghĩa của bài viết thể hiện chân lư đó: chính trị là kích thước cơ bản làm người.

Bởi v́ sao? bởi chỉ con người tạo ra Văn hóa, qua Ngôn ngữ. Văn hóa người được sáng tạo trong diễn biến và tác động lẫn nhau của quá tŕnh SỐNG giữa con người với con người, trong một CỘNG ĐỒNG.

Thuyết phục đầu tiên , sau cùng và lớn lao nhất của tác giả bài viết chính là cách suy luận BIỆN CHỨNG.

Thời đại trong thế kỷ vừa qua là thời đại thắng thế của lư thuyết duy vật biện chứng, nhưng mấy ai hiểu sâu sắc và ứng dụng được nguyên lư lư thuyết này vào phân tích một quá tŕnh xă hội cụ thể? Nhất là nh́n từ góc độ (được cho rằng) rắc rối và đáng nguy hiểm nhất: CHÍNH TRỊ.

Tác giả phân tích tuyệt hay sự nguy hiểm chết người của một khái niệm xă hội do chính con người đặt ra, khái niệm chính trị, bằng một vũ khí duy nhất lợi hại: Văn Hóa.

Chính phương pháp suy luận biện chứng cho phép tác giả nh́n thấy Mâu thuẫn của quá tŕnh phát triển Làm Người thông qua những hoạt động tương tác giữa con người với nhau khi Sống trong một không gian chung - một Cộng đồng.

Mâu thuẫn đó nằm trong một trong những chiều kích cơ bản nhất để con người khẳng định ḿnh đủ giá trị làm người: chiều kích chính trị, chính là Nội dung văn hóa của cá nhân cũng như của một cộng đồng. Như cách diễn đạt của tác giả: văn hóa là nền tảng cuối cùng của chính trị.

Đến đây, ta có thể giản lược hóa các khái niệm bằng một giải thích đơn giản như sau: chính trị là ǵ? chính trị chính là cách tổ chức một Cộng đồng Người sống làm sao cho phù hợp và yên ổn sung sướng trong một nội dung Văn hóa Người. Và nội dung văn hóa người này tác động trở lại ư thức, thẩm cách từng cá nhân sống trong cộng đồng đó.

Bề dày của các giá trị văn hóa từng tồn tại, đang ngự trị, và sẽ phát triển trong tương lai của cộng đồng quyết định lối sống, chất lượng sống của mỗi cá nhân, thành viên của cộng đồng ấy.

Tác giả chỉ ra một thực tế chính trị đang diễn ra trên thế giới: khủng hoảng chính trị khi sự phân quyền không có khả năng giới hạn sự bất lực của chính quyền. Chính quyền bất lực khi sự Hợp tác giữa những con người để Cùng Hành động gặp mâu thuẫn, trở ngại, khi khả năng tham gia Thực sự của các thành viên cộng đồng vào các quyết định chính trị bị hạn chế, thu hẹp.

Tác giả nhấn mạnh: chính quyền chân chính phải đại diện cho ư chí tự do của con người và phải có hiệu lực. Bởi vậy lịch sử đă chứng minh một thời đại có đời sống chính trị phát triển cao là khi đời sống chính trị ăn khớp với các giá trị văn hóa của thời đại ấy.

Trong phần hai của bài viết, tác giả đặc biệt chú trọng mô tả một hiện thực đời sống chính trị đương đại ở Việt nam

Với cách lập luận vô cùng sắc sảo, chặt chẽ, mang tính triết học cao, tác giả đề cập những đặc thù của xă hội Việt nam „Chính trị gắn với đạo đức”. Và truyền thống xây dựng chính quyền ở Việt nam ”phép vua thua lệ làng” là chấp nhận dùng văn hóa làm nền tảng cho đạo đức.

Nhưng mặc dù đă có thời kỳ trong thế kỷ 20 đạo đức xă hội Việt nam được thế giới đề cao như „lương tâm của thời đại” (Sartre) nhưng hiện tại xă hội này đang gặp rất nhiều vấn đề cần lưu ư.

Tác giả đưa ra những vấn đề chính của xă hội Việt nam hiện nay:

1) Không có đời sống chính trị.

2) Đời sống văn hoá yếu kém, đặc biệt trong những lănh vực liên hệ tới ngôn ngữ (thơ, văn, triết, phê b́nh, lư luận, báo chí, xuất bản...)

3) Hệ thống giáo dục ră rời,

4) Vô luật lệ. Dường như không có Nhà nước

5) Con người xé lẻ, cô đơn, nghi kỵ, bất lực

Tác giả đi t́m nguyên nhân tạo ra hiện thực này và cho rằng một trong những nguyên nhân sâu sắc nhất là tính không công khai của chính quyền tạo ra một thứ quyền lực trái với h́nh thái, ư chí tự do của người dân sống trong cộng đồng.

Thứ quyền lực này được củng cố để duy tŕ một sự vơ vét hưởng thụ bất kể giá nào, bằng sức mạnh của phe cánh và v́ thế tiêu diệt đời sống chính trị công khai trong xă hội, đây là tính chất phi chính trị của chính quyền, gắn với tính chất phi kinh tế trong việc phá tan toàn bộ quan hệ xă hội, kể cả quan hệ lao động.

Tính phi kinh tế gắn liền với tính phi chính trị của quyền lực xă hội (Marx), dẫn đến tác động trở lại của nó với đời sống văn hóa. V́, như tác giả viết: một dân tộc không có đời sống chính trị cởi mở, ôn ḥa, là một nền văn hóa trên đà suy vong.

Tiểu luận triết học - chính trị học đặc sắc này của Phan Huy Đường là một tài liệu rất đáng trân trọng và cần thiết đóng góp cho việc nghiên cứu những vấn đề phát triển xă hội ngày hôm nay.

 

Nguyễn Hồng Nhung (2010-05-06)