DocLaiChetCuaPHDNHNhung

 

Đọc lại Chết của Phan Huy Đường

 

Mỗi con người khăng khăng bám lấy sự sống một cách khác nhau.

Với những người, từ khi sinh ra đến khi ĺa đời, chỉ ở một nơi, một miền địa lư nhất định, cái chết không gợi mở như một vùng suy luận tinh thần trằn trọc lan tỏa, bởi cái chết đơn giản tiếp nổi cùng sự sống của họ.

Sự sống này chính là thế giới vật chất hàng ngày, tạo nên đời thường, tạo nên những t́nh cảm thường nhật của một đời người ngắn ngủi. May mắn làm sao những người đến với cái chết ngay trong ḷng cuộc sống.

 

Nhân vật trong Chết của Phan Huy Đường không như vậy.

Tách biệt –ngay trong sự sống - ngay trong tiềm thức - t́nh cảm - hạnh phúc đời thường– và sau rốt –ngay trong mênh mông một thế giới tinh thần đơn độc, mọi lúc, mọi hoàn cảnh, mọi b́nh diện –cho đến tận nỗi hủy diệt bản thân bằng cái chết đă chuẩn bị ngay khi c̣n sống.

Tách biệt –như một ḥn đảo tách khỏi đất liền– dù nắng gió thênh thang, hoa thơm quả lành, như thể một thiên đường ảo ảnh –vẫn chỉ là ḥn đảo khát đất liền, khát t́nh yêu nước ngọt, khát một dải đất dài nối tiếp vô tận, an ủi, nhớ nhung…

Nhân vật trong Chết của Phan Huy Đường là một khái niệm cô đọng nhất của sự Bất hạnh mà chỉ con người nếm trải và hiểu được, khi bị quăng vào ngục tối của tri thức le lói, sự ngược đời của tiến hóa tổ tiên, càng đưa con người tiến hóa đi xa, càng làm nó bất hạnh mong trở về bản thể ngập lụt nỗi niềm hạnh phúc tự thân.

Cái hạnh phúc tự thân ấy không c̣n nữa đối với nhân vật chính trong truyện dài Chết của Phan Huy Đường.

Bởi môi trường, cái cơ thể sống hồn nhiên của vũ trụ tạo dựng ra hạnh phúc tự thân ấy đă mất. Ít nhất, trong một đời người đặc thù của nhân vật.

Dường như khung hồi ức đầy đủ, lư lịch gia đ́nh tṛn trặn mà tác giả tạo ra cho nhân vật chính của ḿnh, chỉ làm tăng thêm nỗi từ biệt đớn đau với ánh dương không nhân tạo của sự sống, chỉ để nhấn mạnh hơn nỗi khát đất liền của một ḥn đảo cô đơn hết hy vọng ḥa nhập.

C̣n chăng một sợi dây hồng duy nhất chấp chới trong không gian, giữ cho t́nh yêu sống bất diệt có H̀NH DÁNG CON NGƯỜI của tác giả, đọng lại day dứt nhất như một hơi thở tự thân : Ngôn từ.

Cho dù, phải chăng, chẳng cần phải đau đớn đến tự hủy diệt ḿnh đi như vậy, ngôn ngữ vẫn ở bên ta và tiếp tục chuyển tiếp từ ta sang con, sang cháu, sang chắt…vv…

Bởi cô đơn hay sống giữa bầy đàn, tách ra, hay dựa dẫm, vô thức hay ư thức, con người vĩnh viễn không bao giờ quay trở lại thành con vật, và cái văn hóa người dù tồi tệ đến mấy, vẫn đảm bảo duy tŕ một hơi thở tự thân của nó: Ngôn từ.

Đấy có lẽ là phần thưởng ưu đăi lớn nhất của vũ trụ dành cho loài người.

 

Nhưng đọc Chết của Phan Huy Đường, ta ứa lệ v́ đau, v́ yêu một kiếp sống cùng người viết, v́ rưng rưng cảm giác nâng niu cái Đẹp, cái Thiết tha của một tâm hồn cao thượng, mang tri thức làm nền cho mọi cảm giác, dường như muốn nhắc nhở con người : đạt đến một hạnh phúc tự thân chưa bao giờ dễ dàng và chưa bao giờ nhẹ nhơm.

Bởi phải đánh đổi toàn bộ niềm vui sống, ḷng kiêu hănh và nỗi ấm áp trẻ thơ, để không tự đánh lừa ḿnh bằng một cái chết giả, sau một sự sống giả, và hơn thế nữa, để tiến lên phía trước, hoàn thiện h́nh ảnh về tính liên tục kế thừa và phát triển t́nh yêu đối với thứ công cụ duy nhất cứu vớt con người : Ngôn từ.

Thứ ngôn từ có nước mắt, có nụ cười, có t́nh yêu thương, có h́nh bóng tổ tiên, và đầy đủ những nỗi đau, những nỗi nhục cần vượt, có cánh chim hy vọng chấp chới, thứ ngôn từ dùng để tạo ra những tác phẩm vượt thời gian, góp phần làm giàu thêm mảng văn hóa Việt, thứ ngôn từ dùng để liên tục tái tạo bản thân, như ư nghĩa của một trong những câu văn đẹp nhất trong truyện Chết của Phan Huy Đường :

 

«người Việt chỉ trở thành chính ḿnh ngày nào nó sáng tạo được một nghệ thuật sống trung thực với bản thể rạn vỡ của chính nó.»

 

Nguyễn Hồng Nhung

(Balatonfüred. 2009. 07. 21)