NangEsztiTocDoNHNhung

Nàng Eszti tóc đỏ

 

Csáth Géza

 

 

Cuốn truyện cổ tích có tranh này do bác Andersen viết, và chỉ những đứa trẻ ngoan mới được đọc. Chính v́ thế, nó khác hẳn những cuốn sách khác, những cuốn sách mà bọn trẻ con ngỗ ngược cũng được Chúa yêu quư ban cho, nếu chúng nó không hư. Nhưng cuốn truyện của bác Andersen chỉ những đứa trẻ ngoan mới được nhận, nếu giữa chừng lũ trẻ này hư, người ta sẽ lấy lại, và nhất quyết không trao trả lại cuốn sách, nếu chúng không sửa chữa lỗi lầm. Hăy nhớ lấy điều đó !

 

Khi cha nói với tôi những điều này, vào buổi tối Noel, tôi là một thằng bé sáu tuổi. Cha nói một cách nghiêm trang, nhưng trán không cần phải cau lại. Cha nh́n vào đôi mắt của tôi, c̣n tôi vuốt ve khuôn mặt của người – buổi chiều, cha vừa ở chỗ ông thợ cạo – và tôi nghĩ, thật là kỳ lạ : nếu một người nào đấy có một người cha trẻ trung như thế này.

 

Cha mẹ chơi bài, ông bà nội cũng sang chơi. Những đồng tiền vàng nằm đầy trong ḷng bàn tay Terke, em gái tôi, và em trai tôi, Gudi, ăn sáu quả cam, xây ba cái nhà từ những khối h́nh đồ chơi, trong lúc đó, tôi nằm trong đi văng của pḥng ḿnh và đọc cuốn truyện của bác Andersen. Cho đến tận khi chúng tôi đi ngủ. Lúc đó, tôi đặt cuốn sách dưới gối.

 

Tôi bắt đầu làm quen với bác Andersen như thế. Rồi tất cả các buổi tối, cuốn sách nằm dưới gối tôi, và tôi không thể ngủ thiếu nó. Tất cả khoảng ba-bốn lần, cha tôi tước mất cuốn sách, nhưng đêm, bao giờ người cũng đem trả lại cho tôi, v́ thiếu nó, tôi không ngủ được. Đến tận bây giờ tôi vẫn c̣n nhớ, những vụ ấy. Một lần, tôi trèo lên nóc chuồng gà, và cái nóc chuồng bị đổ sụp, lần thứ hai, v́ tôi không chịu ăn xúp cà chua, và lần thứ ba, khi tôi cắt tất cả những đóa hoa hồng trong vườn, rồi đem rắc tất cả cánh hồng ấy lên giường Eszti, cô bảo mẫu tóc đỏ của em trai tôi. Ông tôi lập tức muốn trừng phạt tôi, v́ đă giành mất việc của ông. Tôi biết thể nào ḿnh cũng bị phạt, nhưng Eszti mới đẹp làm sao ! Nàng không mặc chiếc váy sặc mùi thuốc hồ cứng, như bà đầu bếp và cô hầu pḥng, trái lại, váy nàng được ủi mềm mại. Và nàng cười mới rạng rỡ, xinh đẹp làm sao.

 

Những câu truyện cổ tích của bác Andersen, nàng cũng rất thích, nàng sẵn ḷng nghe, khi tôi đọc cho nàng. Nàng thích nhất là truyện cổ tích về Bà Chúa Tuyết. Truyện này chúng tôi cùng đọc đi đọc lại nhiều lần. Nhưng câu chuyện về đôi giày đỏ, nàng không thích. Tôi cho rằng, chắc c̣n có một lư do nào khác nữa, ngoài việc, Eszti cảm thấy người đẹp Katerina – người đă bị trừng phạt khủng khiếp v́ sự kiêu ngạo – rất giống ḿnh. V́ vậy, tôi không bao giờ quấy rầy nàng bằng câu chuyện đôi giầy đỏ, truyện cổ tích này, tôi đọc đi đọc lại một ḿnh. Và bao nhiêu lần đọc, tôi đều thấy h́nh như nàng Katerina xinh đẹp và kiêu ngạo đúng là Eszti thật. Đến đoạn, đôi chân của nàng Katerina xinh đẹp bị đao phủ chặt đi, chỉ c̣n đôi giày đỏ của nàng vẫn tiếp tục nhảy múa : lúc đó, tôi nhắm mắt lại, và bỗng nh́n thấy đôi chân, đôi chân để trần của Eszti, trong đôi giày đỏ, vừa trào máu vừa nhảy múa tiếp, tiến về phía khu rừng. Tôi đọc đi đọc lại truyện cổ tích này, cũng chỉ v́ đôi chân.

 

Lần khác, tôi mơ về chú lính ch́ dũng cảm. Tôi tin là ḿnh mơ, v́ cuốn sách luôn ở dưới gối của tôi. Nàng vũ nữ trong giấc mơ : chính là Eszti, c̣n tôi là chú lính ch́. Kết thúc câu chuyện, nàng vũ nữ cùng chú lính ch́ bị thiêu cháy trong ḷ sưởi. Hôm sau, khi người hầu bới đống tro tàn, thay v́ chú lính ch́, người ta chỉ c̣n t́m thấy một trái tim ch́, từ nàng vũ nữ, c̣n sót lại một ngôi sao bằng sắt tây, cũng cháy đen thui… Thế là tôi bật khóc nức nở, trong giấc mơ.

 

Eszti lay tôi dậy. Nàng hỏi :

-      Jozsika, cậu mơ điềm dữ à ?

Nàng ngồi xuống mép giường. Tôi im lặng vuốt ve cánh tay trần của nàng. Không có ai trong pḥng. Terke và Gudi c̣n đang ngủ trong những giường nhỏ có song chắn. Ngoài kia tuyết đang rơi. Trong pḥng, lửa cháy bập bùng, ngọn lửa ḷ Eszti thường nhóm, khi trời mới tờ mờ sáng. Tôi thoáng ngửi hương thơm dịu dàng của tóc nàng, mái tóc vừa gội trong nước lạnh ban mai. Tôi bỗng vùng ngồi dậy. Ôm lấy cổ nàng, tôi hôn vào đôi môi ấm mềm. Eszti cũng hôn trả, nàng ôm chặt tôi vào ḷng. Tôi hạnh phúc đến nỗi, những muốn trào nước mắt nức nở, trong một niềm vui sướng.

 

Tôi kết bạn rất lâu với bác Andersen. C̣n Eszti rời chúng tôi, ra đi, khoảng nửa năm sau đấy. Tôi buồn rầu rất lâu, rồi dần dần nguôi ngoai, nhưng vẫn không dám đọc lại truyện về nàng Katerina xinh đẹp. Tôi sợ, những kỷ niệm sẽ quay trở về.

 

Thế rồi, tôi trở thành một chàng trai lớn, người ta cho tôi mặc quần dài, và tôi bắt buộc phải học môn đại số. Sau những bài tập đại số, tôi lại lôi truyện cổ tích của bác Andersen ra đọc, và cảm thấy, tất cả những ǵ có thật, và tốt đẹp, mà con người t́m ra trong cuộc đời trần thế này, đều chứa đựng trong cuốn truyện bé nhỏ, rách nát.

 

Những buổi tối cuối hè, đầu thu lành lạnh, tôi lang thang trong vườn, ngong ngóng đợi nhiều lần, mong biết đâu, bác Andersen đang rẽ từ một ngả nào đấy đến với tôi. Lưng bác kḥng kḥng, với mái tóc giả, và đôi mắt hiền hậu, bác tỳ người vào cây gậy gỗ mun có gắn khuy vàng. Lần nào tôi cũng tưởng tượng ra bác sẽ phủ một cái khăn kẻ ô vuông lớn trên vai, v́ khí trời buổi tối lạnh lẽo, và chắc chắn bác sẽ mỉm cười, với khuôn mặt sáng ngời đầy nếp nhăn, và sẽ nói như sau :

-      Chào buổi tối, cậu bé ; trời đă bắt đầu lạnh rồi đấy, một người già như ta phải cẩn thận giữ ḿnh. Cháu thế nào ? Ta nghe nói, cháu rất thích những câu truyện cổ tích của ta…ta rất mừng.

 

Nhưng bác Andersen chẳng bao giờ đến, tôi cũng từ biệt luôn hy vọng, sẽ được gặp bác. Thậm chí, tôi dần dần không tin rằng, linh hồn con người sẽ tiếp tục tồn tại sau cái chết, và bắt đầu xưng tội một cách chểnh mảnh. Trước buổi mise, tôi c̣n cố t́nh ăn sáng, tóm lại, như mẹ tôi nói, ngày nọ qua ngày kia, tôi bắt đầu rời xa Chúa, và rơi vào ṿng tội lỗi.

 

Một thời gian sau – tuy trong một khoảng thời gian ngắn – tôi bắt đầu lơi là với cuốn sách của bác Andersen. Các nhà văn hiện thực bắt đầu cuốn hút tôi, và tôi tưởng tượng ra rằng, bác Andersen, như một nghệ sỹ, đă trốn kỹ sau các nhà văn này, những người quan sát cuộc sống mới kỹ càng và tỷ mỷ xiết bao. Lúc đó, tôi vẫn c̣n chưa biết, sự thông thái không nằm trong nỗi chân thành, mà cũng chẳng trong sự dối trá, mà nó nằm ở chỗ khác, giữa hai điều này.

 

Tất nhiên, măi về sau tôi mới ghi nhận được điều này. Lúc đó tôi đă sống ở Budapest, và là sinh viên trường thuốc, học môn giải phẫu học và nhiều môn học khác.

 

Và tôi lại quay về với bác Andersen. Bác chắc cứ tưởng, đă có nhiều việc to lớn xảy ra giữa chừng, với tôi. Mặc dù chẳng có điều ǵ xảy ra hết : thế giới lặng lẽ tự đổi chỗ trong suy nghĩ của tôi. Có lẽ điều này cũng không hay cho lắm. Cha tôi viết trong thư rằng, tôi hăy làm quen với cuộc sống ở Pest, và có tham gia chút đàn đúm bạn bè cũng không hại ǵ. Nhưng tôi không nghe lời khuyên của ông ; tôi không có bạn, và cũng chẳng thích đàn đúm. Lúc đó tôi mười tám tuổi. Những buổi chiều chủ nhật, tôi tiêu khiển ở nhà họ hàng, những người cho rằng, tôi là một chàng trai hiền lành và ngoan ngoăn, những đêm ở Pest chưa làm phai nhạt màu tỉnh lẻ trên khuôn mặt tôi ; đấy là điều tất nhiên, tôi đi ngủ sớm, và không hề màng đến các quán cafe. Chỉ ông anh họ đại tá, bác Gyuri thỉnh thoảng ám chỉ bóng gió một cách rất ”lính” là, con người ta vào năm mười tám tuổi khó có thể sống thiếu đàn bà ; tôi cho rằng, bác chỉ muốn chọc tức bà vợ, thím Margit đầy ghen tuông, người cố gắng thuyết phục tôi bằng lư thuyết, hăy „giữ danh dự” đến tận khi kết hôn.

 

Những lư thuyết của thím Margit không gây ảnh hưởng mấy đến tôi. Tôi quan niệm rằng, đúng đắn nhất là có sự b́nh đẳng giữa đàn ông và đàn bà trên lĩnh vực này. Nhưng bây giờ là mùa thu, tôi có nhiều bài để học. Môn giải phẫu học, ban đầu mang đến khá nhiều sự phiền toái và mệt mỏi. Sau nhiều năm học cấp ba một cách chán chường, cuối cùng, tôi bắt đầu ưa thích việc học hành. Mùa đông, trong các pḥng thí nghiệm giải phẫu được sưởi ấm, tôi miệt mài thực hành đến tối mịt, sau đó tắm rửa xong bằng nước nóng và xà pḥng thơm, với cảm giác được tái sinh và tự hân hoan một ḿnh, tôi nhẹ nhơm rảo bước trên những phố phường ngập ánh sáng, để về nhà. Tôi cảm thấy tràn ngập niềm hạnh phúc, nếu sau bữa tối, tôi được đến với những cuốn sách ḿnh yêu thích. Tất nhiên, tôi không quên mang theo bác Andersen, đến với cuộc sống ở thủ đô của ḿnh. Cuốn sách của bác giờ đây gáy đă ṃn, những góc sách đă sờn, c̣n các tranh minh họa đă bạc màu. Và tôi rất ít khi có dịp giở sách của bác ra để đọc.

 

Một buổi tối tháng giêng, từ pḥng thí nghiệm, tôi thơ thẩn dạo chơi trên đường về nhà, và dừng lại trước khung cửa kính một cửa hiệu bán quần áo. Tôi ngắm nghía các mặt hàng và những thứ linh tinh khác, chợt nhận ra một bóng phụ nữ cách ḿnh vài bước, cũng đang ngắm nghía như ḿnh. Một cô gái xinh đẹp thon thả, tầm thước, đầu đội mũ gắn lông chim, ăn mặc có vẻ đúng mốt, làn da trắng ánh lên dưới ánh điện. Bỗng nhiên nàng sửng sốt – mái tóc đỏ của nàng óng ánh – nàng ngước mắt nh́n tôi. Chính là nàng Eszti tóc đỏ. Nàng lập tức nhận ra tôi.

 

Chúng tôi bắt tay nhau, và cười sung sướng trong niềm vui gặp gỡ, rồi chẳng mấy chốc, cả hai ch́m đắm vào câu chuyện, như thể vừa mới chia tay nhau hôm qua. Tôi tiễn nàng về nhà. Từ những lời nói của nàng, tôi được biết, nàng đến Pest đi làm thuê đă một năm rưỡi, nhưng rồi nàng mất việc. Nhưng cách ăn mặc của nàng không hề có vẻ giống một người đàn bà có cuộc đời nghèo khổ. Tôi khen ngợi cách ăn mặc của nàng, nàng bảo nàng không thể ăn mặc không hợp „gu”, và nàng chỉ mặc những quần áo nào hợp ư nàng nhất. Giữa chừng câu chuyện, chúng tôi đă về đến nhà nàng, nằm trên một con phố hẻm. Cho đến tận lúc ấy, tôi vẫn không để ư lắm đến sắc đẹp của Eszti ; có thể v́ sự căng thẳng và nỗi tập trung tư tưởng của buổi học ban chiều đă làm tôi mệt mỏi. Tôi định chào tạm biệt, nhưng Eszti đă chặn trước ; nàng bảo tôi hăy vào thăm nhà nàng.

 

Nàng đun trà, và chúng tôi nói chuyện thoải mái một lúc khá lâu về căn nhà xưa kia của chúng tôi, về cha mẹ, về các em tôi, và về những ngày xưa. Eszti sẵn ḷng nhớ lại những năm tháng làm hầu pḥng và làm bảo mẫu ở nhà chúng tôi, nàng không quên cả kỷ niệm, một lần tôi đă trải ngập giường nàng bằng những cánh hoa hồng. Rồi nàng xin lỗi một phút, để quay vào phía trong bức tường cạnh ḷ sưởi. Tôi đưa mắt nh́n quanh căn pḥng lớn, được trang trí bằng những đồ gỗ kiểu cổ điển. Những rèm cửa màu booc đô, chiếc đi văng đồ sộ, một chiếc giường sáng sủa và một cái bàn. Bức tường được một chiếc đèn nhỏ có chụp đỏ chiếu rọi, dán giấy phủ tường sẫm màu, và được trang trí bằng hai bức tranh phong cảnh khung mạ vàng, vẽ những cảnh đi săn. Nhưng sự b́nh yên mà tôi cảm nhận được khi đưa mắt ngắm toàn bộ căn pḥng, đă bị Eszti làm quấy đảo. Từ bức tường cạnh ḷ sưởi, nàng bước ra trong bộ váy áo bằng lụa mỏng, màu tím nhạt. Đôi cánh tay và cổ nàng để trần. Tim tôi đập th́nh th́nh, tôi cảm thấy ḿnh tái nhợt. Nàng lặng lẽ đến bên tôi, ôm choàng lấy đầu tôi, rồi cúi xuống, nàng hôn vào môi tôi. Máu dồn lên mặt, tôi vùi ngập vào mái tóc thơm ngát của nàng, và lại một lần nữa, toàn thân tôi run rẩy trong niềm hạnh phúc, niềm hân hoan dâng trào ; khiến tôi thốt ước ao được khóc.

 

Eszti trở thành t́nh nhân của tôi. Sau những khoảnh khắc hạnh phúc đầu tiên của việc thưởng thức nỗi bí ẩn lớn lao, tôi đă nếm những giờ phút cay đắng. Không hiểu đây có phải một việc làm đáng coi trọng hay không, khi tôi tiếp nhận t́nh yêu của một người phụ nữ như thế, cha tôi sẽ nói ǵ, cha, một người rất nghiêm khắc khi kết án con người. Mặt khác, tôi không dám đưa tiền cho Eszti. Bởi v́ trong thực tế, cách xử sự của cô gái, có cái ǵ đấy dịu dàng, trân trọng và đầy quyến luyến, khiến tôi không thể nghĩ rằng, có thể nàng có một đời sống khác, hoặc làm sao v́ thế mà nàng không trở nên trơ trẽn.

 

Tôi không bao giờ dám hỏi nàng về những chuyện ấy, về những chuyện mà nghĩ đến tôi cũng không thích. Ban đầu tôi đề ra kế hoạch, sẽ viết cho cha một lá thư dài, tôi sẽ xin ông nâng tiền hàng tháng vẫn trợ cấp cho tôi, để tôi có thể cưu mang nổi Eszti. Tôi bắt tay vào viết, nhưng sau đó lại xé lá thư đi, và để mặc cho sự việc tiếp diễn theo con đường của nó.

 

Eszti thường đợi tôi trước cửa viện giải phẫu vào lúc sáu giờ, sau đó chúng tôi đi dạo chơi. Chúng tôi cùng ăn tối, lúc th́ trong quán, khi th́ ở nhà nàng, và tôi thường ở đấy đến chín giờ tối. Tôi ngạc nhiên v́ tâm hồn hiểu biết của cô gái, cho dù nàng không thích đọc, và sự nhạy cảm của nàng với nghệ thuật chưa thể trên mức trung b́nh. Nàng biết tṛ chuyện một cách lưu loát và dễ chịu ; nàng nhớ nhiều kỷ niệm về những năm tháng làm việc ở nhà cha mẹ tôi, và thường nhớ rất chính xác những ǵ trong quá khứ, chợt hiện về trong óc nàng. Nàng có những xúc cảm tinh tế, và rất sẵn ḷng thổ lộ, nàng nghe một cách hứng thú những ǵ tôi giăi bày về tôi. Tôi cho rằng Eszti không phải v́ ṭ ṃ, v́ ham muốn tiền bạc, hay v́ những nông nổi say mê nhất thời, để lên Budapest kiếm việc làm và bị thất bại, mà chỉ v́ tâm hồn nàng quá nhạy cảm so với địa vị xă hội của nàng. Chắc chắn nàng cảm thấy nàng có thể đạt được nhiều hơn so với việc sinh ra chỉ để làm vợ một người nông dân hoặc một người làm thuê ; và tất nhiên nàng đă đạt được nhiều hơn thật, ở mức độ các mối quan hệ của nàng cho phép.

Tôi yêu Eszti, v́ tôi cảm thấy tâm hồn nàng c̣n giá trị hơn rất nhiều so với thể xác vốn đă tuyệt vời của nàng. Mối quan hệ của chúng tôi toàn mỹ và cực kỳ đẹp đẽ, một mối quan hệ tôi chưa bao giờ dám mơ tưởng tới. Eszti hết sức để ư, và quan tâm đến nỗi say mê cuồng nhiệt của tôi.

 

Vào một ngày của tháng thứ hai sau khi chúng tôi nhận ra nhau, tôi bất th́nh ĺnh ngă bệnh. Theo lời hứa trang nghiêm trước kia với mẹ, tôi viết một lời nhắn cho mẹ, rằng tôi đang nằm dưỡng bệnh. Tôi bị cúm ; đêm, cơn sốt kéo đến. Những lúc đó, không khí như thể đặc quánh lại, như dầu, và tôi như đang bơi trong chất lỏng mềm mại và nóng bỏng này. Từ giường nh́n ra có thể hiểu, tại sao tủ nghiêng về một phía, hay trần nhà sà xuống thấp. Ta giật nảy ḿnh v́ cái ḷ sưởi, nó tḥ cổ đen ś và dữ tợn về phía ta, hay lúc khác lại thu ḿnh trong một góc giống như một con mèo đen xám xịt. Giữa đồ vật và con người, có những h́nh tṛn bơi lội theo từng nhóm hoặc đơn độc một ḿnh, lúc th́ hết sức chậm chạp, khi th́ tan ra từng mảng. Tất cả những điều này gây ra cảm giác chóng mặt, quay cuồng và hơi nhột nhoạt.

 

Khi tôi tỉnh dậy, đèn đang thắp sáng trên bàn, tôi nh́n thấy trong góc pḥng những ṿng tṛn gầy guộc màu xanh ẩn náu thấp thoáng. Bà chủ nhà đang đốt ḷ sưởi. Tôi chợt nhớ đến Eszti, chắc chắn tối nay nàng lại đợi tôi. Hết sức gắng gượng, tôi lôi giấy bút ra và viết cho nàng, rằng đừng đợi, v́ tôi bị ốm, và tôi gửi cho nàng hàng trăm cái hôn cho đến lúc gặp lại nhau. Sau đó tôi lại ngủ thiếp đi.

 

Tôi tỉnh dậy lúc sớm, và đoạn cuối bức tường mà tôi nh́n thấy bên cửa sổ màu nâu, lạnh lẽo, đang vươn về phía tôi. Tôi nhớ lại, hồi ở nhà buổi sáng sẽ như thế nào, khi tôi bị ốm. Cha, khi choàng dậy, sẽ đến bên cạnh giường tôi, đo nhiệt độ, khám mắt, khám cổ họng của tôi rồi mới đi rửa mặt. Những người hầu rón rén đi trên đầu ngón chân qua các pḥng. Từ giường, tôi có thể nh́n ra đường, nơi người ta mở một loạt cửa hiệu : hiệu sách và buôn bán giấy Miskolczy István – kho chứa đá tạc mộ Lơwy Jozsef – kho chứa muối và bột mỳ Snuncer Jakab – hiệu cắt tóc và làm đầu Kocsis Menyhért.

Tṛi sáng hẳn. Sau những cơn vật lộn, con người có cảm giác nhẹ nhơm hẳn đi, bởi v́ không cần phải đến trường, thậm chí có muốn cũng không được phép. Trong một pḥng khác người ta đang trải bàn, tiếng đồ sứ và đồ bạc chạm vào nhau leng keng ; trong nhà bếp, người hầu gái nướng bánh mỳ dành cho bữa sáng, mẹ sẽ hỏi, tôi ngủ như thế nào, và hứa là buổi trưa sẽ đọc cho tôi nghe.

Bà chủ nhà đến quấy rầy việc ôn lại kư ức của tôi. Bà mang cafe nóng cho tôi, và tṛ chuyện, nhưng tất cả những điều này, không thể nào giống trạng thái hạnh phúc khi bị ốm trong gia đ́nh.

 

Gần trưa, tôi cảm thấy dễ chịu hơn, tôi đọc báo và thiếp đi một lát. Tôi không muốn ăn, và cũng không ăn ǵ hết ; Vậy mà đến chiều, cơn sốt lại ập đến. Tôi ngắm bầu trời mùa đông xám xịt qua đoạn cuối bức tường bằng cặp mắt hoa lên, yếu ớt, đúng lúc ấy có tiếng gơ cửa. Eszti hiện ra, thấp thoáng ở cửa. Nàng ngồi xuống cạnh giường, hôn vào trán và má tôi, nàng sửa lại gối, sửa lại chiếc khăn trải giường nhăn nhúm, rồi mới cởi áo khoác. Nàng thật tuyệt vời, thật dịu dàng và giản dị làm sao…Tóc nàng chải thẳng, như hồi c̣n là người giúp việc. Nàng hỏi, tôi ốm như thế nào, tôi cảm thấy ḿnh ra sao. Chất nữ tính cực kỳ huyền diệu của nàng tỏa sáng. Nàng bảo, tôi không được phép nói nhiều, nàng phủ chăn đến tận cổ cho tôi, để tôi ra mồ hôi. Tôi ngoan ngoăn nghe lời nàng, nhưng đ̣i nàng phải đọc. Cuốn sách rách tả tơi và bạc màu của bác Andersen nằm lẫn lộn giữa đống vở và sách y học của tôi trên giá. Nàng t́m truyện Bà Chúa Tuyết và cất tiếng đọc. Khi câu chuyện vừa hết, trời cũng vừa tối sập xuống.

Eszti đặt nước nấu trà và mang đèn vào. Bây giờ đến câu chuyện về bà già Bodza, câu chuyện này dành cho những đứa trẻ bị cảm lạnh, bị ốm. Eszti đọc chậm răi, giữa chừng nàng dừng lại, pha trà, vắt chanh rồi đặt trên một khay nhỏ, đưa cho tôi, rồi nàng ngồi xuống và đọc tiếp. Đúng lúc đó có tiếng chuông bấm, rồi tiếng chân người bước vào khi cửa mở. Mẹ tôi hiện ra, bước vào pḥng.

Tôi luống cuống và chắc chắn là lắp bắp khi cất tiếng chào :

-      Con chào mẹ, mẹ yêu quư !

Mẹ hôn tôi, rồi xoa đầu, nắn bóp tay tôi, nh́n vào mắt tôi. Tôi thấy bà không lo lắng, mà cho là tôi bệnh nhẹ :

-      Cảm ơn Chúa, con không sốt lắm. – bà nói.

Eszti đứng bật dậy khỏi ghế, và khi mẹ tôi nh́n đến, nàng khẽ cúi thấp đầu :

-      Con chào bà chủ kính mến !

Trên nét mặt mẹ tôi xuất hiện một nét nghiêm nghị quen thuộc. Thấy thế, tôi hoảng hốt, cả người nóng bừng lên.

-      Chúng con đang đọc bác Andersen, thưa mẹ – tôi đột nhiên cất tiếng – bây giờ chúng con bắt đầu đọc đến truyện bà lăo Bodza, con uống nước trà mà Eszti nấu.

Mẹ tôi nở nụ cười hiền hậu và hỏi :

-      Sao ? Bây giờ các con vẫn c̣n đọc bác Andersen ?

-      Truyện về Bà Chúa Tuyết ạ - Eszti trả lời.

-      Đây là câu chuyện con thích nhất hồi con c̣n bé, mẹ có nhớ không mẹ ? lúc đó con và Eszti cùng đọc với nhau ấy – tôi nói.

-      Đấy là một câu chuyện đẹp – mẹ tôi cất giọng dịu dàng và khẽ khàng, vừa nói bà vừa cởi áo khoác, cất mũ – nhưng mẹ nhớ là hồi đấy, câu chuyện về nàng Katerina xinh đẹp và chú lính ch́ dũng cảm con cũng thích.

-      Vâng - tôi nói một cách ngái ngủ - con thích chuyện về nàng Katerina, v́ con h́nh dung đấy chính là Eszti.

-      Eszti chưa bao giờ đỏng đảnh và có tâm hồn xấu xa như Katerina – mẹ tôi trả lời và nh́n vào mắt Eszti một cách nhân hậu.

-      Không phải con nghĩ về Eszti như thế – tôi lên tiếng – mà v́ một buổi sáng, khi vẫn c̣n trong giường, con mơ thấy con là chú lính ch́ dũng cảm, và cô hầu pḥng, khi bới đống tro thấy con chỉ c̣n là một trái tim ch́, c̣n nàng vũ nữ bé nhỏ xinh đẹp bằng giấy, người yêu của con chỉ c̣n là một ngôi sao cháy trụi giữa bụi than…thế là con khóc, và Eszti lay con dậy, con bèn ôm choàng lấy nàng…

 

 

Đến đây th́ tôi đánh mất luôn giọng nói của ḿnh. Tôi vẫn loáng thoáng nghe thấy mẹ và Eszti nói - làm một cái ǵ đấy trong pḥng, nhưng những ṿng tṛn xanh gầy guộc của cơn sốt bắt đầu nhảy múa trước mắt tôi. Tôi đành buông ḿnh vào những đợt sóng mềm dào dạt nóng bỏng, và nh́n trừng trừng vào cánh cửa ra vào, đột nhiên nó đến gần, rồi lại lùi ra xa cùng những bức tường. Rồi khi nó hoàn toàn lùi xa lắc xa lơ, đến mức co rúm lại, nó lại từ từ, không một tiếng động mở ra.

Một cụ già lưng c̣ng, đầu đội tóc giả, tỳ người vào cây gậy đính khuy vàng thong thả bước vào, đến gần tôi, tôi lập tức nhận ra : bác Andersen. Bác nh́n tôi bằng cặp mắt sâu, xanh biếc, và dừng lại ở đầu giường tôi.

-      Cậu bạn trẻ trung của ta, cậu nhận ra ta là ai rồi phải không ? Cậu có biết là ta cũng yêu cậu ? Như ta yêu chú lính ch́, yêu nàng vũ nữ bé bỏng, yêu bà lăo Bodza và nàng Katerina xinh đẹp. Ta yêu cả Eszti. Ta rất vui mừng v́ nàng thật ḷng yêu cậu. Thật dễ thương và đáng yêu biết chừng nào, khi một cô gái và một chàng trai trẻ lại yêu quư và hiểu được nhau… Trong những truyện cổ tích của ta không thiếu những mẩu chuyện như thế, đúng không ?

-      Vâng ạ, - tôi th́ thào.

-      Thế cậu có nhớ câu chuyện về bà mẹ không ? – bác hỏi.

-      Có ạ, - tôi trả lời – bà mẹ v́ đứa con của ḿnh đă đi xuống âm phủ.

-      Trong truyện cổ tích đó, người mẹ đă hiến dâng tất cả, để t́m cho ra thế giới âm phủ.

-      Vâng, bà đă cho đi đôi mắt, mái tóc, những cánh tay và cả những giọt nước mắt nữa – tôi buồn rầu trả lời như một cái máy.

-      Nhưng không chỉ trong truyện cổ tích có như vậy. Mẹ của cậu cũng sẵn ḷng làm như thế, con trai của ta…- bác Andersen cất giọng run rấy, đầy thuyết phục – Tuổi trẻ và khát vọng đang cháy bùng lên trong người con, như những bông hoa từ một gốc đang nở tung, ai trông thấy cũng đều mừng rỡ…- bác dừng lại một chút, di di cây gậy buồn buồn trên mặt tôi. – nhưng người làm vườn có kinh nghiệm lại giật ḿnh, v́ muốn bảo vệ cả hai bông hoa, mà sự rạng rơ của chúng sẽ giết chết lẫn nhau. Con có hiểu không ? Cậu ngốc này,..

Bác Andersen nh́n vào mắt tôi, khiến tôi không biết ḿnh có nên cười v́ những lời nói của bác, như trong các truyện cổ tích, hay cần phải khóc. Tôi buồn bă và nghiêm trang nh́n bác. Bác gập đầu gối lại một cách hóm hỉnh, khiến tôi chỉ sợ bác ngă nhào hoặc ngă lăn ra, nhưng bác lại lên tiếng. Bác tạm biệt tôi :

-      Con hăy nghĩ đến hai bông hoa, bởi v́ con cần phải biết, nếu bông này héo, bông kia cũng sẽ héo nốt…đúng thế đấy. Thôi, Chúa sẽ phù hộ cho con.

Bác Andersen quay đi. Cánh cửa cùng những bức tường một lần nữa lại lùi ra xa, và bác Andersen cũng thế, khi bác bước ra, bác cứ bé dần, bé dần. Sau cùng, bác đến cửa và mở cửa ra, rồi biến mất.

 

Tôi cảm thấy làn hơi lạnh mát rượi trên trán, đấy là bàn tay của mẹ, người đang ngồi ở mép giường cạnh tôi. Khi tôi mở mắt, người hỏi tôi có đói bụng không. Tôi bảo mẹ đọc cho tôi nghe truyện cổ tích về người mẹ. Chỉ đến ngày hôm sau, tôi mới nhớ ra là lúc đó, tôi đă không nh́n thấy Eszti trong pḥng.

 

Ba ngày hôm sau, tôi mới được phép ngồi dậy, và mặc quần áo thật ấm áp, tôi tiễn mẹ ra ga tàu hỏa. Trên đường về, tôi tiến thẳng đến nhà Eszti ; những người hàng xóm cho tôi biết, trước đó một ngày, nàng đă chuyển đi đâu không rơ.

 

Thế là tối tối, tôi rất đau khổ khi cô đơn trở về nhà, nhất là trong những ngày đầu tiên. Nhiều lúc, tôi dừng lại giữa đường và chờ đợi, biết đâu Eszti đang quay trở về. Nhưng nàng không bao giờ quay lại nữa, và từ đó trở đi, tôi không biết tin tức ǵ về nàng.

 

 

Nguyễn Hồng Nhung dịch từ nguyên bản tiếng Hung

(2008-07-16)