Darida Veronika
SARTRE VÀ NHÀ HÁT ”TƯỞNG TƯỢNG”
HAY SỰ GẶP GỠ CỦA SARTRE VÀ THÁNH GENE(S)T
Đầu đề chuyên khảo lớn của Jean- Paul Sartre (Sartre 1952)1 về Jean Genet( viết khoảng 1950-1952) liên quan đến một vở kịch Pháp thế kỷ XVII. Nhan đề này-tất nhiên-không phải vô tình.
Thánh Genest đích thực:
Năm 1646 Jean Rotrou viết một vở kịch có nhan đề: Thánh Genest đích thực (Le véritable Saint Genest) ( Routrou 1975, 943-1005), Genest một diễn viên La Mã vào vai Adrián, kẻ cảm tử. Trong các buổi tập, sự hóa thân vào vai diễn thành công đến nỗi, trong buổi diễn (chúng ta-khán giả - cũng nhìn thấy: như” nhà hát trong nhà hát”) trong vở kịch đã diễn (màn IV. vở của Rotrou) diễn viên quay về phía khán giả( về cả phía chúng ta ) và nói: „ Không còn là Adrian nữa, Genest giờ đây lên tiếng”( uo.1324). Rồi nói thêm:” Trò chơi này không chỉ còn là trò chơi, mà là sự thật. Nơi tôi đã phác họa chính tôi bằng những hành động của tôi (représentation!) Nơi tôi là đối tượng của bản thân mình và là diễn viên”( Uo. 1325-1328). Sau sự hóa thân hoàn toàn vào vai diễn, vở diễn trong vở kịch này bị gián đoạn một cách gây sốc.” Giờ là lúc tôi đi từ nhà hát đến bàn thờ”( uo.1370)- diễn viên chính từ biệt khán giả. Sự hóa thân hoàn toàn vào Genest đã dẫn đến cái chết của kẻ cảm tử ( trong màn V. của vở kịch). Nhưng vở kịch kết thúc không phải bằng cái chết của kẻ cảm tử mà bằng vai diễn tuyệt vời cuối cùng của Genest. Điều này( phù hợp cả với nghi thức sân khấu của kịch cổ điển) diễn ra bên ngoài các bức tường sân khấu. Cuối vở kịch ta còn nghe thấy tiếng chỉ trích của một (khán giả) quý tộc La Mã như sau: cho dù Genest là một diễn viên cực kỳ của nhà hát La Mã, nhưng là một „diễn viên cực tồi trong câu chuyện của chính mình”( uo.1720). Như vậy Genest-ít nhất trong tấm gương phản ánh cuối cùng- là một diễn viên thất bại. Kẻ- lời từ khán giả, trích dẫn những dòng cuối cùng của vở kịch- đã kết thúc tấn bi kịch bằng một cảnh đẫm máu 2.
----------------------------------------------
1 Cuốn sách được coi như tập đầu tiên của tuyển tập Genet( Oeuvres completes de Jean Genet). Một số phần đã đăng tại các tạp chí ( Biblio, Les Temps modernes, Neuf)
Giới phê bình đương thời kinh ngạc tiếp nhận tác phẩm của Sartre, trong đó người ta thấy một”quái vật”( monstre) không thích hợp với bất kỳ phạm trù nào( triết? phê bình văn học? chuyên khảo tâm lý ? bình luận đạo đức?), nó được coi như tác phẩm triết học giữa Tồn tại và Hư vô, và Phê phán óc Biện chứng, được coi như tác phẩm phê bình văn học giữa cuốn về Baudelaire và Flaubert( tuy ở thời tương lai) và giới hạn của nó đúng trong trường hợp này.
2 „ Par un acte sanglant fermé la tragédie”( Uo.1724)
SỰ ĐAM MÊ CỦA THÁNH GENET
Theo nhan đề tác phẩm của Jean-Paul Sartre, Jean Genet cũng là”thánh”( như Saint Genest). Nhưng sự” thần thánh” này ở đây mang một ý nghĩa hoàn toàn khác( cắt đứt với tất cả các tôn giáo, trước tiên với thiên chúa giáo) mà ta cần tìm kiếm. Sự tìm hiểu”ý nghĩa” này xác định mọi hành động của Genet, mọi biểu hiện (văn chương) của Genet.
Theo Sartre, Genet ( tất nhiên là một nhân vật bi thảm) duy nhất trong một khía cạnh biểu hiện „chủ nghĩa lạc quan không gì lay chuyển”: trong cái”niềm tin” cho rằng” cuộc sống rách rưới và đọa đầy của anh ta đem lại một ý nghĩa tuyệt đối như thế nào đấy”( Sartre 1952.228)- Phê phán chủ yếu của Sartre với Genet chính là „chủ nghĩa thần bí” của anh ta. Genet tìm kiếm kích thước thần thánh ở nơi bằng những hành động của mình, anh ta dựng lên một bức tượng cá nhân- Sartre viết-„ hy vọng điên rồ duy nhất này là sự lừa bịp có thực( véritable) duy nhất của Genet”. Trong tác phẩm của Sartre, điều có thể tha thứ ở chỗ Genet không đi tìm tính chất thần thánh thiên chúa giáo mà thôi. Ý nghĩa thánh thần tiên chúa giáo, theo định nghĩa của Sartre là”phủ định của phủ định” chối bỏ cái nảy sinh từ chúng ta: cái” hư vô của chúng ta” (notre néant), sự nhầm lẫn và những đam mê. Thánh thần chỉ thừa nhận sự tồn tại. Thánh thần là sự an nghỉ vĩnh hằng, là sự đạt được, là sự trả giá. Nhưng Genet- Sartre nhấn mạnh-không bao giờ giả vờ là thánh, mà chỉ cảm thấy được khích lệ hãy biến thành thánh. Anh ta dâng hiến thế gian và bản thân để đạt tới” vương quốc của thánh thần”. Nhưng khác với những kẻ nhào lộn trong không khí khác( ví dụ: Thánh Terréz, Jouhandeau) anh ta không đặt điều kiện bằng bất kỳ sợi dây nào trên đầu mình. Sợi dây cứu cánh, điểm tựa (đúng hơn”sự đình chỉ”) này có thể là Thượng đế. Từ bỏ sợi dây cứu cánh sự nhào lộn trong không gian luôn đặt mình vào nguy hiểm. Mọi diễn xuất đều là sự thách thức cái chết. Genet như vậy, đặt cược vào cuộc đời riêng của mình, đánh cuộc (pari) với mình. Sự đặt cược này liên quan đến bản thân anh ta, không liên quan đến sự tồn tại của Thượng đế. Có chăng chỉ trong ý nghĩa”chối bỏ thánh thần”, trong đó bản thân Genet là thượng đế. Định nghĩa của Sartre: „Thượng đế của Genet là bản thân anh ta, như một kẻ Khác”. Và đặt cược là đặt cược trên sự tồn tại của một kẻ Khác.
Đối với Genet chỉ có một bằng chứng tồn tại duy nhất: sự đau khổ (passion). Sartre định nghĩa về sự đặt cược của Genet như sau:” Nếu anh ta đau đớn, đấy là cảm giác của sự thất bại: tức là anh ta thắng. Nếu không đau đớn, là lúc anh ta đã lao xuống quá sâu để có thể đau đớn nổi: như vậy anh ta cũng vẫn thắng.”3 „Sự đau khổ của Thánh Genet” bắt đầu.
Imitatio-từ này có nghĩa là bắt chước, theo sau. Imitatio Christi-Imitatio de Jesus Christ-đây là sự đảm nhận nỗi đau đớn của Chúa Jesu, là sự tiếp nối với Chúa Jesu trong thế kỷ XVII. Genet đã bắt chước nhầm. Anh ta đảm nhận sự đau đớn và tự dâng hiến, nhưng lại phủ nhận phục sinh. Bằng con mắt thiên chúa giáo”passio” của Genet gây sốc và vô nghĩa. Với Thánh Genet- một nhà thần bí vô thần, một ông thánh phủ nhận Thượng đế- passio chỉ dẫn đến sự hủy diệt. Dẫn đến hư vô. Theo Sartre đây chính là mục đích ở Genet. Đảm nhận đau đớn: là ý chí của hư vô. Passio đích thực của Genet( đam mê của anh ta và lý do của mọi đau đớn): sự ruồng bỏ bản thân, sự đánh mất bản thân, để sự tồn tại của anh ta biến thành hư vô(uo.370)
––––––––––––-
3 Cho dù Sartre không nhắc đến Pascal-nhưng dĩ nhiên- Pascal liên tục có mặt sau hậu trường đặt cược.
CHÂN DUNG VÀ SỰ PHẢN CHIẾU
Toàn bộ sự nghiệp của Jean Genet (như Sartre khảo cứu)4 không có gì hấp dẫn.Và sự nghiệp này sáng tác ra một cuộc đời đã sống qua như một văn bản đã viết. Ta có thể đặt câu hỏi:phải chăng Sartre không nhìn thấy trong Genet (đôi khi) chân dung riêng của mình?( bởi vì một loạt các khái niệm chính của văn bản: tồn tại và hư vô, hiện thực và sự tưởng tượng, cái tốt cái xấu…đều là những câu hỏi trọng tâm trong sự quan tâm của Sartre)Ta có thể trả lời rằng ở phần đầu văn bản ranh giới khác biệt giữa Genet và Sartre còn khá sắc nét. Genet nhân cách hóa một giống ma quỷ, những kẻ Sartre đặt tên là những kẻ bám chặt lấy quá khứ- lũ lỗi thời (passséiste). Từ một loạt các sự kiện tình cờ một kỷ niệm thơ ấu bỗng trỗi dậy, thế là kỷ niệm thơ ấu này trở nên” thánh hóa” đối với anh ta. Trong”vở kịch phụng sự”5 ( liturgikus) của Genet một đứa bé chết trong sự xấu hổ và trở thành kẻ phạm tội; và đứa trẻ cứ đi kèm theo kẻ phạm tội này6. Như vậy Genet đã một lần chết - một cách đơn giản, không phục sinh- Genet-Sartre viết trong chương đầu cuốn sách- từ lúc đó trở đi chỉ là một kẻ đã chết. Sau đó các nhân vật bắt chước( theo sau) anh ta lần lượt chết đi, ít nhất một lần trong đời7 Như Sartre ghi chú: Các tác phẩm là sự vượt lên cái chết bằng tính độc đáo và hiện thân tinh thần của nó; nhưng sự vượt lên này không bao giờ liên quan tới cái chết tương lai, không phải” thực thể để chết”(étre-pour-mourir)- mà liên quan đến bản chất kẻ đã chết, cái chết riêng, như một sự kiện đã trôi qua.
Tâm lý học giải thích và các công cụ giải thích macxit được sử dụng theo mục tiêu của bài tiêu luận, nhưng lại chỉ ra hạn chế của các công cụ này8. Cuốn sách có tầm vóc hơn hẳn một nghiên cứu trường hợp cá biệt. Genet, kẻ chơi trò ” kẻ mất là kẻ thắng”( qui perd gagne)9 biến chúng ta thành bạn chơi theo thời gian. Genet thay vì là „kẻ bị kết tội” trở thành người anh em của chúng ta, và còn nhiều hơn thế. Gã trở thành tấm gương-thành sự phản chiếu của chúng ta( Sartre 1952, 550). Có thể lần theo dấu vết quá trình đồng hóa này trong tác phẩm của Sartre. Ngay trong những chương đầu tiên-phần lý lịch-đã có thể nhận ra dấu vết sự tiếp cận này. Ta có thể phát hiện ra giữa đứa trẻ Genet và Sartre nhiều nét tương đồng, nhưng cái thực sự gắn bó họ với nhau là”sự lựa chọn tuyệt đối”, là sự lựa chọn (tưởng tượng) của Văn chương.
4Notre- Dame-des-Fleurs( 1944), Le Condamné à mort (1948),Un chant d’amour( 1950)-Những văn bản này có thể tìm thấy trong tập hai của tuyển tập Genet( Genet 1951)- Journal de Voleur( không có trong tập này) xuất bản năm 1949.
5 Diễn biến của vở kịch liturgikus: một đứa trẻ chết vì nhục nhã hổ thẹn và một kẻ đầu đường xo chợ sinh ra thay vào đó(Sartre 1952,10)
6Trong tim Genet mang kỷ niệm của một khoảnh khắc cũ, không hề mất đi sự tàn bạo của nó, một sự trống rỗng vô tận và thánh thần khóa một cái chết lại và bắt đầu một sự biến đổi khủng khiếp”( Uo.)
7 Không vô nghĩa nếu cùng đọc chương này với lời thổ lộ của NGÔN TỪ:” thậm chí tôi từng ranh mãnh và đê tiện hơn nhiều: cuộc đời của tôi, thứ tôi cảm thấy buồn chán tôi chỉ biết sử dụng nó như một công cụ của cái chết của tôi, tôi bí mật ngắm nhìn lại nó, muốn cứu vãn nó; tôi nhìn bằng con mắt của những kẻ tương lai, thấy nó như một câu chuyện mủi lòng và tuyệt vời, thứ, may quá, không ai cần phải trải qua nó lần nữa, thứ, chỉ cần nói ra. Tôi đem sự say mê thật sự không kìm hãm nổi vào câu chuyện: tôi đã lựa chọn một quá khứ lớn đã chết cho tương lai của tôi, và tôi thử sống ngược trở lại. Khi lên 9-10 tuổi gì đó tôi đã trải qua tất cả từ cái chết của tôi”( Sartre 1982,261)
8Trong chương cuối cùng của tác phẩm Sartre ghi chú:” duy nhất chỉ tự do cho một cá nhân sự hoàn toàn của nó”
9Trong một vở kịch có ý nghĩa nhất của Sartre: Quỷ sứ và Thượng đế, nhân vật chính (Götz)mang nhiều nét của Genet.Đặc trưng của cả hai là đi tìm cái tuyệt đối( trong CÁI XẤU) sự tranh đấu, sự đặt cược…
Götz:”Nào, chúng ta cuộc gì,nếu ta thắng, lúc đó CÁI XẤU vui mừng,nếu ta thua, chưa đoán ta sẽ làm gì.( Sartre 1968,295)
Văn chương là kích thước duy nhất của”sự thần thánh”10 Duy nhất văn chương có thể dẫn đến”sự cứu rỗi”(salut), nhưng cũng dẫn đến sự”diệt vong”(se perdre)
Về điều này (Thánh) Genet, kẻ-trích lời Sartre-„ sau khi đã bước qua bậu cửa tự sát của văn chương, trở thành một kẻ như những kẻ bất hạnh không đủ khả năng tự giết mình”( uo. 528.529)Theo Sartre, Genet coi văn chương cũng tuyệt vọng như những kẻ coi đời sống như thế. Sau sự nhận biết không thể tránh khỏi của cái chết-sau cái chết của bản thân (uo.463)Genet lần nữa từ chính mình và vì sự mất mát thường xuyên này, biến thành sự đau khổ duy nhất và hiện thực(veritable)của bản thân: nhưng giờ đây trong không gian tưởng tượng.
NHÀ HÁT TƯỞNG TƯỢNG( IMAGINÁRIUS) CỦA GENET
Ta không được phép quên Sartre trong tiểu luận tuyệt vời của mình đã nhắc đến việc Genet mới chỉ là một nhà thơ và nhà viết tiểu thuyết quen thuộc lúc cầm bút viết kịch11 Chỉ mỗi một vở kịch của anh ta được trình diễn( vở Những kẻ giúp việc, 1947,đạo diễn Louis Jouvet). Trong khi đó Sartre đã nổi tiếng với nhiều vở kịch quen thuộc, đã cho ra đời một tuyển tập kịch với nhan đề Nhà hát12 Sartre cho rằng sự chuyển đổi bản thân thành nhà văn của Genet trước tiên liên quan đến”sự hóa thân” của các tác phẩm văn xuôi của anh ta. Chương độc nhất trong tác phẩm của Sartre (phần Phụ lục cuối cùng13 ) bàn về nhà hát của Genet. Ở đây chúng ta phân tích vở kịch Những kẻ giúp việc( Genet 2002,123-213), bởi vì theo Sartre đây là” một ví dụ hiếm hoi của những chuyển biến (tournique) tồn tại và hư vô, hiện thực và sự tưởng tượng”(Sartre 1952,561). Vở kịch này „ cực đoan hóa cái ảo ảnh”. Ảo tưởng, sự phản bội, sự thất bại: một số phạm trù cơ bản thống trị14 những giấc mơ của Genet đều xuất hiện ở đây.( và có vẻ đúng nếu chúng ta không quên những người giúp việc này đều là đàn ông15 Như vậy đây là vở kịch tưởng tượng đồng tính, là sự phủ nhận tính nữ ) Trong cái nhà hát ma quỷ của Genet bất cứ khoảnh khắc nào ảo ảnh cũng hiện lên như hiện thực, để phơi bày sự phi hiện thực cơ bản một cách liên tục. Bởi vì chúng ta không thể sống theo bản chất và khát vọng „thực” của mình, mà chỉ trong tưởng tượng. Như vậy để đi đến sự đau khổ”thực”( đến passio)cần phải trở thành diễn viên. Những kẻ giúp việc cũng là những diễn viên, đóng vai với nhau, và đóng vai Madame, không ngừng thay đổi vai diễn. Nhưng kẻ vào vai cũng chẳng hiện thực hơn vai diễn. Claire cũng chẳng đúng là bản thân(Claire), so với người anh em(Solange).
–––––––––––-
10Con người hoặc viết cho bạn thân thiết, hoặc cho Thượng đế. Tôi quyết định viết cho Thượng đế, vì muốn để yên cho bạn bè thân thiết của tôi”( Sartre 1964,248)
11Jean-Paul Sartre năm 1944 qua Jean Cocteau, quen Genet. Chúng ta không bàn đến mối quan hệ giữa Sartre và Genet về phim-nhưng sẽ lý thú nếu biết rằng năm 1950 Genet quay bộ phim(25 năm bị cấm)của mình, có tiêu đề: Chant d’amour
12 Tuyển tập có những vở sau đây:Ruồi(1943) Phiên điều trần kín(1945) Những xác chết không chôn(1946) Cô gái điếm trung thực( 1946)
13Uo.561-573.Văn bản này 2 năm sau được xuất bản bằng tiếng Anh, như lời nói đầu của những vở kịch chọn lọc của Genet (Genet 1954)
14” Thánh thần hay không, những kẻ giúp việc đều quái vật như thế, như chúng ta, khi chúng ta mơ về điều này hay điều nọ”-Genet viết cho Louis Jouvet khi nhà đạo diễn này dựng vở Những kẻ giúp việc(Genet 1963, 125-127)
15 Cần nhớ rằng người đàn ông giữ vai trò rất nhỏ trong các nhân vật chính. Những người giúp việc là đàn ông, từ quan điểm phân tích của Sartre( một trong những chủ đề quan trọng nhất của cuốn sách là sự đồng tính của Genet)quan trọng hơn so với những lần dựng vở khác sau này.
16 Một biến thể khác có cùng đề tài này là Haute Surveillance (Sự giám sát chặt chẽ)-diễn ra trong nhà tù với các nhân vật chỉ là đàn ông
Những kẻ giúp việc là hai người- Sartre viết( uo.567), bởi cái tôi của Genet cũng là hai:cùng lúc vừa là „mình và một kẻ khác”( lui-même et l’autre). Nhưng cần phải nói thêm, nếu như Claire-Solange thực ra”là một”( bởi vì trong cảnh cuối cùng Claire ủy cho Solange hãy”sống tiếp”-sau cái chết của mình- cái hiện thực kép của họ”, cái Khác”thực”: Madame. Tóm lại cái chết của Claire( kẻ chết thay cho Solange và Madame)có thể coi như một trò chơi diễn ra đến cùng và khóa lại. Nhưng sau cái chết của Claire, nhưng cái hiện thực kép vẫn còn. Trò chơi lại tiếp tục.
Trong vở kịch bên cạnh cái „chết thực”- cạnh sự tự sát của Claire- quan trọng hơn là sự ám sát có tính chất nghi lễ diễn ra trong trí tưởng tượng (ám sát Madame). Đây là một nghi lễ, một buổi „mise đen”(messe noire) cái không hề chấm dứt. Sự ám sát(nghi lễ của dâng hiến)luôn luôn bị bỏ dở, buổi lễ luôn chưa hoàn thành. Một trong những phân tích lý thú nhất của Sartre viết về sự”ám sát” này(uo.569).Những kẻ giúp việc” những kẻ tốt”( bonnes)cần phải đi theo cái xấu nhất. Madame cần phải chết chỉ vì Madame”tốt”. Giết chết tương lai của họ đơn thuần chỉ vì tốt cho họ. Hành động tưởng tượng, bởi Cái Xấu ( Mal) tưởng tượng. Nhưng sự tưởng tượng này cũng” giả”, bởi những kẻ giúp việc biết họ không có thời gian đến với tội lỗi- Vở kịch không kết thúc bằng sự phạm tội mà bằng một sự tự nguyện dâng hiến( vô nghĩa?).Claire gánh chịu cái chết thay cho kẻ Khác(Solange và Madame) không cần phải xóa sổ sự tồn tại của kẻ Khác.
Bàn về câu hỏi”đại diện” các phân tích của Sartre nhấn mạnh, vì đa tầng của tưởng tượng (sự tưởng tượng có bao nhiêu tầng?những kẻ giúp việc thay nhau đổi vai diễn, những kẻ giúp việc diễn sự việc ám sát bà chủ của chúng, những người đàn ông diễn vai kẻ giúp việc…)vì trò chơi bắt bóng gương, các diễn viên chỉ diễn vai kẻ giúp việc thành công nếu họ diễn một cách giả dối. Nếu không có sự hóa thân bất kỳ nào được tạo dựng giữa họ và vai diễn.
Chúng ta cần đặt câu hỏi: có thể nói gì về khán giả? Sẽ là một sự quan sát giữ khoảng cách, lạnh lùng như nhà quý tộc La Mã trong vở của Rotrou, kẻ cuối vở diễn lãnh đạm cho rằng Genest, như một diễn viên của đời tư” diễn một cách giả dối”làm hỏng vai diễn? Nhưng lúc Rotrou đặt cảnh cuối cùng ra bên ngoài bức tường sân khấu, thì ở Genet cái chết diễn ra trước mặt chúng ta”cảnh máu me đã khóa màn bi kịch”Nhưng cảnh này cũng chỉ khóa một buổi biểu diễn lại.Cái chúng ta( như khán giả) làm chứng, đấy không phải là một cái chết- mà là sự giết người thường xuyên bị bỏ dở, một nghi lễ không bao giờ kết thúc. Bản chất của nghi lễ này là sự không thể vượt quá ngưỡng. Trong mọi hình thức của nhà hát( kể cả nhà hát trong nhà hát)sự tưởng tượng là không gian không vượt qua nổi. Nhà hát không mô tả một cái có thực, mà mô tả cái” phi thực”(irrréel), và đấy mới là „bản chất”của nó, là mục đích của nó.Ở Genet tưởng tượng” là mục đích tự thân và sự kết thúc tự thân”(Sartre 1966/1992,192)
SỰ „TƯƠNG TỰ” TRONG NHÀ HÁT
Trong chương cuối cùng của cuốn Tưởng tượng-Imaginárius viết năm 1940( Tâm lý học hiện tượng của tưởng tượng- L’imaginaire.Psychologie phénoménologique de l’imagination)Sartre nghiên cứu những vấn đề của nhà hát( rộng hơn, đến” Sáng tạo tác phẩm”18). Tiếp nối ví dụ của hội họa là nhà hát, hội họa sáng tạo dựa trên mẫu( tiểu thuyết và thi ca cũng vậy-các tác phẩm sử thi không tách rời nhau)Nhà tiểu thuyết, nhà thơ và nhà viết kịch-Sartre tuyên bố-thông qua tương tự ngôn ngữ tạo ra đối tượng phi hiện thực. Sự tương tự( analogon)-
–––––––––––––––
17Claire:” Anh là đồ hèn. Hãy buông ra.Chúng ta đã đến ngưỡng rồi, Solange. Anh hãy vẫn là anh, hãy khoác lên anh sự tồn tại của cả hai chúng ta( tôi nhấn mạnh –D.V) (Genet 1986)
18 I.m.220-246
–––––––––––––––––––––
như chúng ta đã biết trong các chương trước- là một „hình ảnh phi hiện thực”( image irrréel)
Một ví dụ”tương tự” về nhà hát của Sartre: Hamlet. Diễn viên, kẻ đóng vai Hamlet sử dụng bản thân mình, toàn bộ con người mình như một sự tương tự của một nhân vật tưởng tượng. Theo Sartre, bằng lý thuyết tương tự, cuối cùng chúng ta có được câu trả lời về nghịch lý của người diễn viên19 Vấn đề hóa thân của diễn viên đưa lại nhiều câu trả lời khác nhau. Một số „không tin”vào các vai diễn đã được diễn viên tạo ra, đám khác cho rằng diễn viên bị ảnh hưởng tác dụng vai diễn mà họ tạo dựng. Theo Sartre thực ra cả hai cách nhìn này hợp nhất:nếu chúng ta hiểu” niềm tin” là hiện thực thì rõ ràng diễn viên không nghĩ rằng(trong thực tế) họ là Hăm lét. Nghĩa là diễn viên không biến thành một hiện thực có tên Hăm lét; nhưng diễn viên cố gắng để tạo dựng hình ảnh một nhân vật( phi hiện thực)có tên Hăm let. Họ sử dụng cảm xúc, sự truyền cảm, các hành động của mình nhằm phục vụ cho việc tạo dựng hình ảnh phi hiện thực này.Và như vậy họ sáng tạo ra sự tương tự cảm xúc và các nguyên tắc hành động của Hăm lét. Nhưng thực ra sự sáng tạo các nguyên tắc hành động và cảm xúc này „phi hiện thực hóa”. Nghĩa là người diễn viên, trong quá trình sáng tạo vai diễn, trong toàn bộ sự tạo dựng vai đã tồn tại một cách phi hiện thực. Trong trạng thái này không quan trọng những giọt nước mắt diễn viên rỏ là nước mắt”thật” hay không( bởi vì khi” tồn tại” như những vai diễn chúng ta không thể nói về”hiện thực” được.) Những giọt nước mắt diễn viên rỏ xuống-cùng đồng thời với khán giả của họ nữa- được hiểu như những giọt nước mắt của Hăm let, hay như hình ảnh về những giọt nước mắt tưởng tượng( nước mắt của một thực thể tưởng tượng).Người ta có thể quan sát sự chuyển biến của diễn viên - phát hiện tính song song này của Sartre rất lý thú- giống như trong một giấc mộng.
Giấc mộng-như chương trước của tác phẩm(Sartre 1941,205-225) Sartre bàn đến khá dài- không tạo ra một”thế giới” riêng. Không tồn tại hai thế giới tách biệt, đối lập với nhau, cái ta gọi là thế giới của”những kẻ thức” và của” những kẻ ngủ”( thế giới hiện thực và thế giới tưởng tượng). Giấc mộng chỉ là một câu chuyện: một”viễn tưởng” đánh thức sự quan tâm cá nhân và sự đam mê. Viễn tưởng này „mê hoặc” ý thức, ý thức trong giấc mộng trở thành phạm nhân của chính nó, không thể thoát khỏi ngục tù của chính nó. câu chuyện hoàn toàn tự thân, và như vậy trong ý thức tất cả biến thành sự tưởng tượng. Giấc mộng như một kinh nghiệm-Sartre đề cập tới các chương trước- giúp chúng ta hiểu ý thức có thể như thế nào khi đánh mất” sự tồn tại trong hiện thực”. Nhưng thực tế giấc mộng xuất hiện trên”nền tảng” của hiện thực bị thủ tiêu. Chính xác hơn: Hư vô(Néánt) là cái tạo khả năng ( bằng sự thủ tiêu) cho hiện thực của tưởng tượng.
Quay lại với nhà hát, đây cũng là không gian của”tưởng tượng”: là một cảnh của”sự tồn tại phi hiện thực”, thứ không sáng tạo một”thế giới” riêng. Cái” phi hiện thực” cuốn hút người diễn viên dưới tác dụng của nó, cái”phi hiện thực” cùng lúc nghiền nát và bản năng hóa diễn viên. Cá nhân kẻ thủ vai không”hiện thực hóa” trong vai người diễn viên, diễn viên không”thực hiện”,không „tạo thành hiện thực” một cá nhân, mà- Sartre nhấn mạnh như một kết luận- bản thân người diễn viên biến thành „phi hiện thực”.
Từ đó cho thấy trong sự tạo dựng vai người diễn viên không thể sử dụng bất kỳ sự trợ giúp nào của ấn tượng”riêng”.Nếu như có thể sử dụng những ấn tượng trước đấy, lúc đó không được hiểu như ấn tượng”riêng” nữa, mà như” sự tương tự” ấn tượng của vai diễn đã hình thành. Như vậy Sartre đối lập sâu sắc với những hình dung nhà hát( tâm lý hóa)xây dựng từ nền tảng” đồng nhất nghệ sĩ”
––––––––––––––––-
19 Ở đây không chỉ có thể liên tưởng đến Dideró, mà( trong phạm vi Hăm lét) còn cả đến” hiện tượng Hekuba”nữa.
SARTRE VÀ „NHÀ HÁT CỦA CÁC TÌNH HUỐNG”
Ta có thể nói chung về lý thuyết nhà hát của Sartre hay không? Sartre không viết về những hình dung của mình về nhà hát như với lý thuyết văn học( trước hết trong tập Các tình huống I,II)20 Nhà hát đối với Sartre chủ yếu là không gian thực hành hơn là lý thuyết. Những suy nghĩ về vai trò và thực hành của nhà hát, cùng sự phân tích, đánh giá những tác phẩm riêng được Sartre gói gọn trong một cuốn sách mỏng( Sartre 1973) Giữa những bài viết này, có một văn bản chương trình( và cũng là tên cuốn sách luôn)đáng được đề cập tới. Đầu đề của bản tuyên ngôn này là: „Vì nhà hát của các tình huống”( Pour un théatre des stiuation” (i.m.19-21)21
Những bi kịch lớn- Sartre mở đầu- của Aiszkhülosz, Szophoklész và Corneille xuất phát điểm đầy kịch tính của nó là quyền tự do của con người. Oedipusz tự do, như Antigoné và Prométeus cũng vậy.Ở những bi kịch cổ điển định mệnh thường là mặt ngược lại của tự do. Bản thân sự đam mê là tự do rơi vào chính cạm bẫy của nó. Sartre dựng nhà hát của”tự do” đối lập với nhà hát”tâm lý hóa”( nhà hát của Eurripidész, Voltaire, Crébellonfils), thứ đặc trưng cho sự suy tàn của các hình thức bi thảm. Các vở kịch- theo hình dung của Sartre- không phải nhân vật đem lại trọng tâm( bằng„ngôn ngữ nhà hát” thông thái), mà là tình huống. Trong tình huống- trong tình huống và vì tình huống- con người tự do lựa chọn bản thân mình. Ở đây có thể thấy „lý thuyết nhà hát” của Sartre trong Tồn tại và Hư vô- L’Etre et le Néant- là sự ứng dụng „ cụ thể” của lý thuyết hành động đã khái niệm hóa.(Sartre 1943). Trong nhà hát-Sartre viết – cần giới thiệu những tình huống đơn giản và tình huống con người, và các quyền tự do tự nó lựa chọn bản thân nó trong các tình huống đó. Mỗi một tình huống là một lời mời, liên quan đến chúng ta- Sartre viết-mời mọc những cách giải quyết, còn sự lựa chọn do chúng ta quyết định. Có thể nói chính xác hơn: trong nhà hát, sự lựa chọn tùy thuộc người viết kịch, kẻ cần phải lựa chọn tốt những tình huống đã phác họa. Cần phải lựa chọn những” hoàn cảnh-giới hạn”(stiuations-limites), trong đó có một khả năng lựa chọn: cái chết. Sự tự do- Sartre viết-đạt đến mức độ cao nhất khi vì nhu cầu củng cố bản thân người ta dám mất. Từng giai đoạn cụ thể hiến cho người viết kịch toàn bộ cái kho”tình huống” đặc thù: nhiệm vụ không phải từ sự tiếp nối(imitálás)của các vở kịch cổ điển( thật nhầm lẫn nếu hiểu như vậy, ví dụ với vở:Ruồi), mà từ sự phát hiện những vấn đề đặc thù khi trình bày vấn đề chúng ta có thể lựa chọn hình thức bất kể( cho dù là cổ điển hoặc hiện đại). Ta có thể tổng quát hóa”tình huống” của kịch bản viết, là người viết kịch cần phải lựa chọn giữa những”hoàn cảnh-giới hạn”cho phép( theo thời đại);cần phải lựa chọn cái liên quan đến họ nhiều nhất, khiến họ quan tâm nhất- và cần phải giới thiệu điều này trước mặt khán giả như một câu hỏi, thứ liên quan đến”sự tự do” đông đảo nhất( tức là đông đảo khán giả). Nhà hát sẽ không phải là một không gian của những thử nghiệm vở kịch, mà trước hết nhà hát là một”không gian chính trị”. Những vấn đề giới thiệu trong nhà hát khán giả đều biết, khán giả quan tâm đến những câu hỏi sẽ tìm thấy bản thân mình đối diện với”nhân vật”( có thể là bất cứ ai trong chúng ta) giữa các tình huống. Như vậy- quay trở lại với vấn đề nhân vật-có thể nói nhà hát không giới thiệu những đặc tính đã hình thành, mà giới thiệu các nhân vật đang hình thành đặc tính. Định nghĩa của Sartre:” nhân vật đến sau, khi màn đã hạ xuống.”
---------------------------------
20Sartre 1947b( nghiên cứu về Faulkner, Nizan, Camus, Blanchot…)Sartre 1948(có thể tìm thấy trong đó:”Cách mạng là gì?)
21 Ra mắt lần đầu tiên: La Rue,n012,1947
––––––––––––––––––––-
CÁCH SỬ DỤNG ĐÚNG CỦA GENET
„Lý thuyết nhà hát” đóng vai trò gì trong phân tích Genet của Sartre? Chúng ta có dám cuộc rằng nghiên cứu-Genet của Sartre cũng có thể đọc như một phác thảo vở kịch lớn? „Nhân vật”của vở kịch là Genet, kẻ trong các „tình huống”luôn luôn phải lựa chọn:các kết quả của sự lựa chọn:”các hóa thân”22 Genet trước tiên là kẻ cắp, sau là kẻ duy mỹ, và cuối cùng là nhà văn.Nhưng tất cả mọi sự lựa chọn này trong trường hợp của Genet đều là sự lặp lại lần lựa chọn đầu tiên, cơ bản. Genet bằng những lựa chọn muốn lựa chọn cái chết riêng(đã một lần”trải qua”) của mình.Genet là”con người của sự lặp lại”( homme de répétition),kẻ mà câu chuyện của hắn lặp lại đúng như câu chuyện thống khổ của Jezus trong năm phụng vụ.”Vở kịch” của Genet cũng là vở kịch”phụng vụ”(liturgikus),một vở kịch của”thánh”( cùng lúc: kẻ lừa đảo” kẻ nực cười”)
Câu chuyện này giới thiệu cho chúng ta điều gì?”Những tình huống-giới hạn”giới thiệu trong nhà hát – như ta đã phân tích ở trên-bắt buộc phải cảm thấy quen thuộc với tất cả mọi người, nhưng có gì chung ở Genet và ở chúng ta? Chương cuối cùng( trước Các Phụ lục) của tiểu luận mang tựa đề” Cầu nguyện cho cách sử dụng đúng đắn của Genet”( Priere pour le bon usage de Genet)( Sartre 1952,536-552). Bài”diễn văn”(epilógus) này định nghĩa, tại sao chúng ta cần nghe thấy giọng nói của Genet” bạn chúng ta, người anh em của chúng ta”( notre prochain, notre frere) Genet nuôi dưỡng sự cô đơn ẩn náu tiềm tàng trong mỗi chúng ta đến tận ngõ cụt, biến sự thất bại thành thảm họa, phóng đại đức tin xấu của chúng ta(maivaise for)đến mức không chịu nổi, dựng tội lỗi của chúng ta thành công khai. Bài học chính là định nghĩa cô đọng nhất của Sartre:” Genet là chúng ta, bởi vậy chúng ta cần đọc hắn”.Nhưng cũng cần trích dẫn thêm-một lần nữa và chính xác- câu kết thúc văn bản:” Genet giữ tấm gương về phía chúng ta: hãy nhìn chính bản thân chúng ta trong đó”( uo.661)
NHÀ HÁT MA QUỶ
Bây giờ chúng ta chỉ bàn về „vở kịch”cuộc đời của Genet, vở kịch do Sartre viết. Vở kịch này đến đây là hết.Sartre không viết phần tiếp của câu chuyện Genet( không viết tập hai, tập ba)24 Sự nghiệp của Genet khóa lại, trước sự bắt đầu thật sự của sự nghiệp nhà viết kịch ta quen biết – nhưng chúng ta bắt gặp tương đối ít chỉ dẫn này trong các bài viết sau này của Sartre.Những bài viết này( có nhắc đến Những người da đen và Balkon) đều cùng bằng một phạm trù phân tích những vở kịch sau này của Genet, như Phụ lục và Những kẻ giúp việc.Những người da đen:”là những nghi lễ mà đặc tính là sự lặp lại” toàn bộ vở kịch( cũng giống như Balkon) là một không gian tưởng tượng.Sự tưởng tượng này- như thường xuyên ở Genet- đánh thức sự trầm trồ cùng cái Xấu trong khán giả, những kẻ cùng lúc bị thôi miên, chinh phục- và cùng lúc những câu hỏi bức bối được đặt ra, mà người ta không biết trả lời.
––––––––––––––-
22Những chuyển biến này đánh dấu cac chương lớn của cuốn sách.”Những biến chuyển này bỏ bùa.Anh ta sợ hãi chúng, nhưng sống vì những điều này.( Sartre 1952,12)
23Chúng ta có thể đọc cuốn sách này của Baudelaire”như một tiếng vang của nó”( Sartre 1947a)
24 Và” quái dị” hơn là trường hợp tiểu luận của Flaubert làm nên( Sartre 1971,1972)
25 Giữa các bài phê bình Genet sau này ta nên nhắc tới bài phê bình của Bataille, đăng trong Văn học và cái Xấu( La Litérature et le Mai, gallimard,1957)và Derrida „trả lời” trong Glas( 1974)
26 Genet viết Balkon 1956,Những người da đen 1958. Sartre bàn nhiều đến hai vở này trong hội nghị 1966 ( Mythe et réalité du théatre)
Sartre cũng không tránh khỏi sự quyến rũ(fascination) của những vở kịch của Genet. Điều này thấy rõ trong phần kết cuốn sách, phân tích Những kẻ giúp việc –đầy những câu hỏi, sự bồn chồn, chưa kết và không thể kết thúc- Cần trích dẫn những câu cuối cùng của văn bản, những”khoảnh khắc nhà hát”: „ Sự tồn tại không nổi lên như sự tồn tại, và đột nhiên phi-tồn tại biến thành tồn tại.Trong khoảnh khắc khi ánh sáng rung động, sự hợp nhất phân hủy của không được tồn tại và sự tồn tại của không-tồn tại hoạt động trong bóng tối lờ mờ, trong khoảnh khắc toàn diện và hư hỏng này, từ bên trong hành vi tâm thần của Genet mơ mộng chạm đến chúng ta: đấy là khoảnh khắc của cái Xấu” 27 Và nếu bằng ngôn ngữ của Genet chúng ta muốn định nghĩa ấn tượng-sự nhận biết cái khoảnh khắc này, ta có thể nói như sau (câu nói cuối cùng của tập sách): Cái xấu là cái Hư vô, tạo dựng ra bản thân nó từ những mảnh đổ vỡ của cái Tốt( uo.573)
GENET TRÊN SÂN KHẤU CỦA SARTRE
Để kết thúc chúng ta nhắc đến một”vai diễn” khác của Genet tạo dựng bởi Sartre. Tập chuyên khảo Thánh Genet gần như được Sartre viết cùng một thời gian với một trong những vở kịch có ý nghĩa nhất của Sartre, vở Quỷ sứ và Thượng đế 28, vai chính là Götz- cùng một chân dung tượng đài Genet29 Đấy là một” anh hùng”, kẻ cũng chỉ”tìm thấy niềm vui trong cái xấu”,kẻ cùng lúc vừa là” quái vật vừa là thánh”. Là một nghệ nhân vung tà áo khoác, kẻ đánh cược sẽ trở thành thánh. Nhân vật này cùng lúc vừa hấp dẫn vừa làm đám đông đứng vây quanh ghê tởm, hắn chỉ cho những kẻ gần cạnh hắn( đồng bọn và kẻ thù của hắn) tất cả những gì những kẻ kia không dám nhìn thấy từ chính họ: tội ác và sự cô đơn không thể tránh khỏi. Hắn kêu gọi sự giúp đỡ vì cá cược, hắn quay về phía khán giả( phía chúng ta) và hỏi bằng một giọng khiêu khích( như điều trong tất cả các vở kịch Genet đều làm):” Ai dám, nào, cùng đóng trò với ta?”( Sartre 1968,295)
–––––––––––––––––––––
Tham khảo:
Bataille, Georges 1957.La Littérature et le Mal. Paris: Gallimard
Derrida, Jacque,1974. Glas. Paris: Galiée
Genet, Jean 1951. Oeuvres complétes de Genet II. Paris: Gallimard
Genet, Jean 1954. The Maids and Deadwatch. Trans.: B. Frechtman.New York:Grove Press
Genet,Jean 1963. Comment jouer Les Bonnes. In Jean Genet Théatre complet. Édition présentée,établie,et annotée par Michel Corvin et Albert Dichy. Paris: Gallimard
Genet, Jean 1986. Drámák. Ford: Bognár Róbert,Nagy Pééteer, Tellér Gyulla. Budapest: Europa.
Genet, Jean 2002. Théatre complet. Édition présentée,établie, et annotée par Michel Corvin et Albert Dichy.Paris:Gallimard.
Rotrou,Jean de 1975. Le véritable Saint Genest. In Théâtre du XVII siècle. Textes choisis, établis, présentés et annotés par Jacques Scherer. Paris: Gallimard.
Sartre, Jean-Paul 1940. L’Imaginaire. Psychologie phénoménologique de l’imagination. Paris: Gallimard.
Sartre, Jean-Paul 1943. L’Etre et le Néant. Paris: Gallimard.
Sartre, Jean-Paul 1947a. Baudelaire. Paris: Gallimard.
Sartre, Jean-Paul 1947b. Situations I. Paris: Gallimard.
Sartre, Jean-Paul 1948. Situations II. Paris: Gallimard.
27 Cần nhấn mạnh ”sự giữ khoảng cách” trong nhà hát Genet (trái ngược với nhà hát của Artaud)chính là bản chất của nó. Trong khoảnh khắc đó chúng ta cũng không đồng nhất với các nhân vật của Genet, mà cái Xấu(Mal) tự giới thiệu-không chỉ trước mặt chúng ta mà còn ở cả bên trong chúng ta( đặt đức tin xấu thành cái không thể). Nhưng sự xuất hiện của cái Xấu không mang một hậu quả”đạo đức” nào. Lĩnh vực mỹ học và đạo đức tách rời nhau. Trên những lĩnh vực này nói về”đạo đức hóa” hay”phi đạo đức” của nhà hát dường như là sự hòa làm một:hay nói cách khác:vô nghĩa.
28 Vở kịch này trình diễn năm 1951,vẫn do Jouvet đạo diễn( đây là lần cuối cùng ông dựng vở).Đây là” sự cực kỳ của nhà hát” trong năm( với diễn xuất của Pierr Brasseur,Jean Vilar,Maria Cassarés) vở diễn có trong chương trình đến tận tháng ba năm 1952.
29 Chính Sartre phát biểu về điều này:” Genet, giống như Götz, trong phần đầu vở kịch. Cái tồn đọng nhất trong anh ta là đạo đức nghiêm khắc của cái Xấu”( Sartre 1973)
Sartre, Jean-Paul 1952. Saint Genet, comédien et martyr. Paris: Gallimard.
Sartre, Jean-Paul1964. Szavak. Budapest: Európa.
Sartre, Jean-Paul 1966/1992. Mythe et réalité du théâtre. In Jean-Paul Sartre Un théâtre de situation. Paris: Gallimard.
Sartre, Jean-Paul 1968. Drámák. Ford.: Bajomi Lázár Endre. Budapest: Európa.
Sartre, Jean-Paul 1971, 1972. L’idiot de la famille I, II et III. Paris: Gallimard.
Sartre, Jean-Paul 1973. Théâtre de situations. Paris: Gallimard.
Sartre, Jean-Paul 1982. Egy vezér gyermekkora. Ford.: Justus Pál. Budapest: Európa.
–––––––––––––––––––––
Nguồn: TẠP CHÍ VILÁGOSSÁG 2006/4.
Nguyễn Hồng Nhung dịch từ nguyên bản tiếng Hung
(Budapest.2011.06.06)