TuDienGiaiNghiaNHNhung

Từ điển giải nghĩa

(truyện ngắn)

 

Anh có một thằng bạn Hung rất”quái vật”, nghĩa là bao giờ cũng thích làm những việc người khác không thích làm, hay nói đúng hơn là ngại làm.

Chẳng hạn nghề của nó là nghiên cứu về Dân tộc học - anh cứ hiểu nôm na là nghề nghiên cứu một nhóm người nào đấy c̣n sót lại ở một vùng nào đấy trên Quả Đất. Thay v́ ai cũng thích đi nước ngoài, đến những kinh đô đầy ánh sáng và các siêu thị… đầy hàng, nó cũng thích đi nước ngoài, nhưng để… lên rừng ở với dân thiểu số, ăn ở cùng một chỗ với họ và suốt ngày ghi chép. Anh không hiểu nó t́m thấy thú vui ǵ, khi vừa dùng tay bốc cơm nếp họ mời, vừa ghi chép lại một đống những điều kỳ quặc, và gật lấy gật để mặc dù… ai nói tiếng của người ấy.

Đến khi nghe nó kể lại nó đă thức suốt đêm để ”mai phục” một đám ma chôn cất ngoài rừng của ”bộ lạc” ấy, th́ anh thừa nhận trên đời này quả là tồn tại cái người ta hay gọi là ”niềm say mê”. Nó đă đạt đến đỉnh cao của sự say mê, khi „tống cổ” ông phiên dịch - nguyên giáo sư dạy tiếng của một trường đại học, người luôn luôn buồn ngủ, và ”quên” dịch khi cần thiết - để tự mày ṃ học lấy ngôn ngữ của dân tộc ấy.

Nhưng đến khi nó ngỏ ư muốn anh dạy nó tiếng Việt th́ anh hết sức ngạc nhiên :

-      Tớ nói tiếng Hung với cậu không đủ à ? Lại chẳng dễ hơn cho cậu gấp ngh́n lần đi học thứ ngôn ngữ có những sáu loại dấu !

Nó lắc đầu quầy quậy, nó thích học để „mạn đàm” với anh bằng chính ngôn ngữ của anh cơ, nó viện đến tất cả những ǵ có thể thuyết phục được anh. Nào là t́nh hữu nghị lâu đời và cảm động đă có từ lâu giữa hai nước, nào là ”giữa tớ với cậu có bao kỷ niệm sâu sắc của thuở sinh viên”, nào là ”tớ đă cứu cậu bao phen hiểm nghèo”…

Nghe đến đây, anh giật giọng nói :

-      Cứu tớ lúc nào ? Này cậu, chớ có bịa !

-      Vào năm thứ ba, cậu quên rồi à, tớ đă phải ”chui” hộ vào giường Eva, v́ cậu thích con…

-      Được rồi, được rồi…cậu khỏi phải kể công.

Anh nghiêm sắc mặt lại một chút :

-      Cậu có biết tại sao tớ khuyên cậu nên đi học ngôn ngữ khác, chứ đừng học tiếng Việt không ?

-      V́ nó khó chứ ǵ ? Ngôn ngữ nào chả khó ?

-      Không phải ! Ngoài chuyện khó như trăm ngh́n thứ tiếng khác trên thế giới, tiếng Việt c̣n chứa đựng tất cả bề dày của lịch sử, mà nếu không phải là dân Việt, khó có thể lĩnh hội được điều ấy.

-      Hừ ! Tuyệt thật đấy ! cậu lại đi nói điều ấy với một thằng Dân tộc học như tớ !

-      Nếu cậu đồng ư với tớ rằng, ngôn ngữ cậu học bây giờ đây, không chỉ thuần túy là từ và ngữ pháp, mà là linh hồn của một dân tộc, theo những bước đi thăng trầm của lịch sử, th́ tớ sẽ dạy cho cậu.

-      Cậu nói cụ thể một chút ! Cậu c̣n nhớ hồi tớ sang Việt Nam, cậu đă cho tớ mượn xe đạp của cậu để dùng trong suốt thời gian ở Hà Nội không ? Tớ đă cảm nhận được tâm hồn của chàng trai Thủ đô chở người yêu đi chơi chiều thứ bảy trong công viên Bảy Mẫu, tớ đă ḥa được nhịp thở với anh chở xe thồ chất đầy bắp cải sau yên xe, tớ đă cùng bủn rủn chân tay, khi thấy anh Việt kiều chở cô vợ Tây nặng hơn trăm kư cũng bằng chiếc xe đạp mảnh khảnh…

-      Trí nhớ của cậu khá đấy ! – Anh thở dài khen thằng bạn – Đấy là những năm tám mươi của thế kỷ thôi, ông bạn ạ ! C̣n bây giờ người ta cũng vẫn làm những công việc ấy, nhưng bằng xe máy. Làm sao thi vị được bằng xe đạp, phải không cậu ? Nhưng cậu thấy chưa, trong trí nhớ của cậu, những kỷ niệm ấy so với thời đại đă lỗi thời. Ngôn ngữ cũng vậy ! Cậu có chắc sẽ học, hiểu và nói được bằng thứ tiếng Việt hiện đại nhất không ?

-      Thế mới phải nhờ cậu dạy, chứ không tớ đă chui vào một trường đại học nào đấy, để học ”Lịch sử ngôn ngữ thế giới”, hay ”Con người bắt đầu mở miệng từ lúc nào ?”, hoặc ”Tiếng Việt trong lịch sử châu Á” vân vân…

Thằng bạn Hung của anh phân trần.

-      Thôi được, tớ sẽ làm giáo sư tiếng Việt cho cậu - Anh đồng ư – Với điều kiện, khi tớ dạy một từ nào đó, cậu cần phải hiểu cả không gian xă hội đi kèm với nó, từ đó thấu hiểu hết ư nghĩa của một từ, và hiểu luôn được cả tâm hồn, cuộc sống của người sử dụng ngôn ngữ ấy…

Và thế là nhu cầu tri thức của một thằng bạn sáng dạ đă đưa lại cho anh một cơ hội ngẫm nghĩ về ư nghĩa của rất nhiều từ trong tiếng mẹ đẻ của ḿnh, trong tiếng Việt.

 

 

-      Hôm nay chúng ḿnh sẽ học một danh từ chung, danh từ ”Chợ”.

Không hiểu ở nơi nào trên Quả Đất, chợ có được hiểu như ở xứ Đông Âu này vào đầu những năm chín mươi của thế kỷ không nhỉ ?

Một băi đất trống, rộng mênh mông. Từ mờ sáng, khi bầu trời vẫn c̣n âm u và đẫm nước, khi những bóng đen lố nhố, nói xầm x́ bằng đủ các loại ngôn ngữ, khi các loại túi, bị, ba lô, vali, túi dứa lớn túi dứa nhỏ được thả từ vai xuống đất, được đưa từ đất lên vai, những bước chân chạy nháo nhác, huỳnh huỵch, đủ các loại âm thanh của xe hơi, của c̣i, của người gọi nhau… Rồi sau cùng là tiếng gió hú ! Tiếng gió hú, rít lên từng hồi lạnh buốt, trên một khoảng đất trống… Tất cả quện vào nhau, tạo ra một không gian chợ giời, một sự họp mặt vô t́nh của ”Giai cấp vô sản toàn thế giới”. Người nghĩ ra khái niệm này, giá có sống lại cũng không h́nh dung được một ngày nào đó, những người ”vô sản”nói các loại ngôn ngữ khác nhau, lại ngẫu nhiên gặp nhau ở đây, một mảnh đất cũng ngẫu nhiên nốt, đóng dấu vĩnh viễn vào trái tim t́nh cờ của những con người đến đây, với mỗi một lư do duy nhất : kiếm tiền.

-      Cậu làm tớ buồn quá ! – Thằng bạn anh ỉu x́u nói – Tớ cứ tưởng ”chợ” mang nhiều ư nghĩa niềm vui hơn là nỗi buồn, khi hàng hóa được trao đổi, và mang lại lợi nhuận cho người buôn bán.

-      Nh́n chung, „chợ” không có ư nghĩa buồn, đúng vậy ! – Anh thừa nhận – Nhưng đây là „chợ giời Đông Âu” xuất hiện cùng với những kẻ mang nhiều mặc cảm và sứ mệnh lịch sử như chúng tớ. Cậu thử h́nh dung xem, một lớp người vừa ra khỏi cuộc chiến tranh, và chiến tranh cùng nghĩa với thiếu thốn và đói khát. Không những phải làm thế nào để ḿnh sống, mà c̣n phải giúp cho nhiều người cùng sống với ḿnh nữa, những ”rơ móc” kèm theo, những „cái tàu há mồm”…chưa hết, c̣n ”những giấc mơ đổi đời”, những „cơ hội ngàn năm có một”…Phải ! „Chợ” chỉ là phương tiện để những kẻ sống cuối thế kỷ như chúng tớ tồn tại thôi.

Anh trầm ngâm một chút, rồi bỗng mỉm cười vui vẻ :

 

„ Hết mưa là nắng hửng lên thôi

  Hết khổ là vui, vốn lẽ đời.”

 

Anh ngâm nga và nói tiếp :

-      Đấy chỉ là một ư nhỏ, tớ thêm vào khái niệm „chợ”, khi cậu định học từ này trong tiếng Việt, một ư nhỏ nhưng rất thời đại, bởi nó là sự thật.

 

Vài ngày sau, khi học tṛ của anh có vẻ tỏ ra không những sáng dạ, mà c̣n là kẻ có tâm huyết, anh đột nhiên tâm sự :

-      Hôm nay tớ sẽ dạy cho cậu một từ mới, từ này mang một ư nghĩa xă hội lớn hơn cả bản thân nó. Không có sách nào diễn tả được hết ư nghĩa và tầm quan trọng của nó đâu…

-      Tại sao thế ?

-      V́ nó có vai tṛ lịch sử lớn lắm trong quá khứ và cả tương lai, và tương lai mới là điều cực kỳ quan trọng. Đó là từ ǵ cậu biết không : Nghiên cứu sinh ! Nghiên cứu sinh cuối thế kỷ Hai mươi !

Đứng về mặt định nghĩa : đó là danh từ chung chỉ một nhóm người nghiên cứu và bảo vệ một đề tài khoa học nào đấy. Khi thành công, có thể nhận một danh hàm học vị, ví dụ ”Tiến sĩ” Nhưng đứng về ư nghĩa xă hội th́ trời ơi ! Ai có thể kể xiết công lao của họ với cộng đồng, gia đ́nh, làng xóm, đất nước. Đứng về vị trí quốc tế : cần phải cho họ lĩnh giải Nobel về sự thích nghi với môi trường sống. Đứng về mặt vũ trụ : nếu quả thật tồn tại người ngoài hành tinh, th́ cần phải gửi thông điệp đề nghị những người này mời họ lên vũ trụ chơi, v́ thành tích biết nén nỗi đau riêng của ḿnh lại, và sống cho người khác…

-      Nén nỗi đau riêng ? - Thằng bạn anh thắc mắc – Cậu nói ǵ tớ không hiểu ?

-      Bởi v́ ”nghiên cứu sinh” là con người của khoa học, có đúng không nào ? Vậy mà họ không cho phép ḿnh làm khoa học, mà phải trở thành các loại „Giám đốc công ty”… buôn bán từ giày dép, đồ mỹ phẩm, từ áo da cho đàn ông, su chiêng cho phụ nữ, đồ chơi, đồng hồ, đến mỳ ăn liền, đậu phộng rang nước cốt dừa…

-      Thế sao cậu bảo họ có ư nghĩa cả với tương lai ?

-      V́ cái được gọi là tri thức trong con người họ, không bao giờ và không thể mất đi. Nó có thể ṃn đi v́ không được dùng đến, nhưng có điều kiện, nó lại được mài dũa lại, như ta mài dao cho sắc lại ấy. Bởi vậy tớ luôn luôn đặt ḷng tin vào những người ”nghiên cứu sinh”, khi tương lai cần đến họ, khi điều kiện tương lai đặt họ vào đúng vị trí, họ sẽ trở lại làm người trí thức. Mà cậu biết đấy, trí thức chính là tầng lớp thúc đẩy xă hội, chứ không phải ai khác.

-      Cậu có vẻ là một… ”nghiên cứu sinh” ? - Thằng bạn anh thận trọng lên tiếng.

-      Chứ sao ! – Trong cơn say sưa diễn thuyết, anh quên béng mất là khi quay lại đây, bạn bè gặp nhau mừng mừng tủi tủi, nó hỏi anh sang đây làm ǵ th́ anh bảo v́ ”lư do gia đ́nh”.

Phải rồi, anh đă nhiều đêm thao thức để định nghĩa chỗ đứng của ḿnh trên xứ người, để t́m ra một ”góc nh́n triết học” về vấn đề con người cá nhân thích nghi trong hoàn cảnh xă hội cụ thể, rồi t́m ”chỗ dựa văn hóa” cho cuộc sống tinh thần của ḿnh…

Khi một buổi đẹp trời, một vị ”tiến sĩ” tương lai như anh đến rủ anh đi bán hàng ở một chợ tỉnh.

Thấy anh ngần ngại, vị này nói : „Chợ tỉnh có cái hay là nhanh lắm, chỉ họp đến trưa. Bọn ḿnh lên tàu ngủ một giấc, tỉnh dậy là về đến nhà rồi. Mà bán xong là có tiền ngay đưa cho vợ, hoặc gửi về nhà tùy ư cậu, chứ cứ trông vào mấy cái tượng, và mấy cái áo kimono gửi các em „dệt” bán, có mà đến Tết !”

Thế là ”trong màn đêm ta đi” - như một khúc quân hành - họ ra đi, liêu xiêu với những túi cùng vali, trèo lên tàu, chọn một toa có sưởi để quên tạm mùa đông châu Âu trong vài tiếng đồng hồ ngủ vật vờ. Khi họ đến chợ, trời vẫn c̣n nhọ mặt người mà đă hết sạch chỗ. Trong bóng tối mờ mịt, chỉ thấy những khối người, đầy những khăn cùng mũ áo sùm sụp chuyển động nhanh như cắt với những túi hàng to tướng, đầy ăm ắp. Hai vị „nghiên cứu sinh”chỉ biết thay nhau phỏng đoán tính chất ”dân tộc”của đám người quốc tế ấy qua những câu ḥ hét, gọi nhau í ới bằng đủ các loại ngôn ngữ.

Cuối cùng th́ họ cũng kiếm được một chỗ bằng cái chiếu đơn. Khi trời sáng bạch, và làn sóng người mua không hiểu từ đâu tràn tới, cả hai đă trải ra miếng nilon trên đất những tập áo vải xoa các màu thêu đủ kiểu văn hoa : từ cây tre, phong cảnh bốn mùa đến hoa sen nở giữa hồ, một tập áo kimono mỏng dính như giấy pơ luya cũng các màu với h́nh thêu con rồng gớm chết, một vài tượng phật đứng, ngồi, nằm, cười, tượng khỉ lớn bé, con trèo cây, con đánh đu, con ôm mặt, con đang găi…Đám người mua ồ lên sung sướng, chưa bao giờ họ nh́n thấy ”văn hóa Á đông” nhiều và gần đến thế. Họ xông vào, kẻ chọn, người bới, kẻ trầm trồ, người hỏi ư nghĩa… Hai vị ”Tiến sĩ” tương lai tả đột hữu xung, miệng ”chia đuôi động từ” tay ra hiệu bằng các ngón, c̣n đám đông cũng nh́n theo cử động của miệng họ để cũng há mồm, x̣e ngón tay, và cuối cùng là trả tiền, cả đôi bên cùng tỏ vẻ hể hả lắm.

Măi đến trưa, khi bụng anh đau thắt lại v́ đói, anh mới nhớ ra, từ lúc rời khỏi nhà tới giờ, họ chưa hề ăn miếng nào.

Đám người mua đă văn, anh chạy đi mua thức ăn, quay lại thấy ông bạn „nghiên cứu sinh” đỏ chót trong cái kimono quấn chặt lấy người, đang nhảy tưng tưng v́ lạnh.

-      Cho nó ấm, và quảng cáo luôn ! - người anh hùng cũng thời đại với anh nói.

Tan chợ, họ lại lỉnh kỉnh khuân vác những túi cùng valai - tuy đă rỗng - mệt mỏi nhưng hạnh phúc, trèo lên tàu về nhà.

Trên tàu anh chỉ dám ngủ lơ mơ, bằng một mắt, để c̣n nhớ bến xuống, và ”giữ thể diện quốc gia”, trong khi ông bạn anh cứ… ngáy vang, tự nhiên như ở nhà, dường như không phải đang ngủ… ngồi, mà nằm đệm xalon hẳn hoi. Nét mặt anh ta thoáng nét hân hoan của kẻ vừa làm xong một nhiệm vụ phải làm.

-      Học tiếng với cậu tuyệt vời thật đấy, tớ đă biết nhiều hơn những điều định biết – người bạn Hung nói với anh – Chẳng hạn, bây giờ tớ mới hiểu, tại sao người ta bảo người châu Á rất hay cười. Bởi v́ họ đă vượt lên được nỗi chua xót của một kiếp người, để cười và tồn tại từ đời này qua đời khác.

-      Ngày mai, tớ sẽ dạy cậu những từ khác nữa, cậu sẽ học, sẽ hiểu, và sẽ biến thành một người Việt chính cống, đồng ư không ?

 

 

Nguyễn Hồng Nhung

 ( Trích trong tập „Gái ba mươi”. NXB. Thanh Niên 2003)