GHI CHÉP ÁPRILIS- THÁNG TƯ 2104
Nhận thư GC. Vẫn đúng là một tên giỏi-
hỡi các cây viết ráo hoảnh, nông cạn và hời hợt, hăy xách dép cho hắn! hắn viết quá hay, quá siêu, quá viễn, quá sâu và quá tỉnh! Mẹ kiếp cho một lũ sâu bọ lổn nhổn đang tưởng ḿnh cầm bút tuyệt lắm! Vứt đi cho rồi, sau khi đọc hắn! -
GC và NHN không thể „tách rời” nhau, hắn đă nói ngay lần gặp mặt đầu tiên:” Chúng ta là họ hàng tinh thần của nhau, đă gặp nhau, không bao giờ tách xa nhau được nữa.”-
Đúng! Chúng ta đă căi lộn lẫn nhau, tranh luận quyết liệt, ra đi, nhưng ḷng kính trọng, tôn trọng kiến thức và tâm hồn nhau c̣n ở lại, để chúng ta vẫn cứ phải đọc nhau và học lẫn nhau, vẫn tiếp tục chia xẻ kiến thức, suy nghĩ v́…không thể khác.
Không phải hai cá nhân là GC và NHN nữa, chỉ là hai linh hồn, hai nhận thức cố gắng”tu luyện” đến mức phải trở nên TRONG SUỐT, như tất cả những ǵ chúng ta đă hiểu ra và đang vươn tới.
……………
Tṛ chuyện với lũ bạn Hung trong hội Hamvas Béla, bảo chúng rằng: hôm nay tao mới đọc được một câu cơ bản, đại loại: „Không phải ai cũng đi được trên con Đường Đạo (Lăo Tử), mà chỉ có vua, kẻ trong thân xác người thực hiện tinh thần của Thượng đế. Kẻ nhập định, mọi giá phải nhập định, bằng cách sinh ra hai lần trong một kiếp.”
Hỏi bọn nó đă đọc điều này chưa? chúng đều bảo: chưa (tṛn xoe mắt). Đấy, chỉ để BIẾT thôi khi đọc Hamvas cũng chưa hết, đừng nói đến để học.
Đây là phương pháp luận của đời sống tinh thần: tỉnh táo bất động- nh́n nhưng không động vào-hoạt động liên tục nhưng không hành động. Chỉ thế mới tỉnh táo. Nói đúng hơn: không can thiệp. Mọi việc sẽ tự nó lắng xuống. Tuyệt! Hiện sinh thật là cái cuối cùng. Bóc những lớp hiện sinh giả. Tuyệt!
……
Mất nhiều thời gian khi quanh quẩn với câu hỏi: tại sao người khác thích làm ḿnh đau khổ nhỉ?- bằng cách”thành công” khơi gợi được sự đau xót vô bờ bến, thương xót những „đức tính”( được gọi là) vô tư thánh thiện thiên thần, nhân danh sự thật để chứng minh đấy mới thật sự là THÁNH- một thứ thánh làm người khác cảm thấy có tội khi đứng trước họ.
Không, không đúng, cái cảm giác làm đau khổ này, v́ nó cứ có một cái ǵ đó khuất tất, cứ có một cái ǵ đó tinh vi trong sự che dấu và ngụy biện.
Cuối cùng ḿnh tự hỏi: đây thuộc về thế giới tinh thần hay cảm xúc?
Té ra: thế giới cảm xúc- cơn ṃn mỏi mon men thử làm quen với cái Chết bằng cách chết dần chết ṃn.
Thảo nào làm người khác đau khổ! Đau khổ là trạng thái phi lư phải nhẫn nại chịu đựng của người nào c̣n trong trắng. Bởi kẻ hết trong trắng không biết đau khổ. Kẻ c̣n trong trắng đau khổ v́ thương người khác hơn cả bản thân ḿnh.
Nhận ra: đây tiếp tục là tṛ nhào nặn một HIỆN SINH GIẢ. Rất tiếc, đă trở nên hoàn hảo NHƯ THẬT. Đă có những lúc ḿnh nhận ra chân tướng của tṛ loanh quanh này- nhưng sự chân thật cùng cái tính „hiền” (chết tiệt) đă làm nó hay bị mắc lừa trở lại.
Hiện Sinh Giả giờ đây ta đă biết nó có những đặc tính sau:
1/ Làm người đối diện với kẻ mang Hiện Sinh Giả cảm thấy ( h́nh như) ḿnh xấu, ḿnh có tội, trong người ḿnh ( muốn ) nổi lên những đức tính xấu như: ghen ghét, ghen tuông, ghen tị, muốn có những hành động”ác” với người khác như trả thù, bôi xấu, vu khống….
Tại sao kẻ đối diện lại có trạng thái của các đức tính xấu này?
V́ Hiện Sinh Giả được che dấu bằng những từ mỹ miều nhân danh sự thật (cứ như là sự thật ) - ra sức giải thích môi trường loanh quanh, tự đề cao ḿnh (bằng cách phủ nhận giá trị của ḿnh-thế mới tinh vi) - khiến kẻ đối diện rơi vào mê cung của xúc cảm, ḷng trắc ẩn, thương đối tượng „buộc phải” đeo cái Hiện Sinh Giả này, thay v́ lên án nó, và thế là quay sang tự kết tội ḿnh, cho ḿnh là nguyên nhân gây ra nỗi bất hạnh của kẻ khác.
2/ Hiện Sinh Giả là một mặt nạ vô cùng hoàn hảo, không có lấy một khe nứt, hoàn toàn làm nền bằng sự kiêu ngạo tự thân (như một biểu hiện của tự ti tự thân) ích kỷ, chỉ nghĩ cho ḿnh, vô cảm, hoặc t́nh cảm vụn, và đặc biệt không gắn tư ǵ với các phẩm chất tinh thần thiêng liêng.
3/ Hiện sinh giả nếu thuyết phục được kẻ khác, khiến kẻ khác đau khổ, mê muội hiến dâng, lúc đó cái Hiện Sinh Giả này bộc lộ hoàn toàn tính chất của một con Ma hoặc con Quỷ đă hút hết sức sống từ một con người và giành lấy thân xác của kẻ đó. Kẻ mang Hiện Sinh Giả này thực ra đă bị chết từ lâu rồi.
Làm thế nào để TỈNH TÁO nhận ra và xa rời cái Hiện Sinh Giả này?
Đấy mới là câu hỏi lớn nhất và quan trọng nhất. Phải gắn bó không rời với mặt trời, với sự mănh liệt của tinh thần cao cả thiêng liêng trên cao kia ḱa, đừng quanh quẩn nh́n ngang mặt đất.
…..
Đêm, trong sự chập chờn giữa thức và ngủ, ta lại nhận ra Hiện Sinh Thật của ḿnh: con đường HOA TRẮNG.
Ôi, thật lạ lùng, con đường hoa trắng của giấc mơ thuở đầy đau khổ, thổn thức v́ những nỗi đau, vô thức ngơ ngác viết những bài phóng sự về đời sống xé toạc nỗi đau ấy, hôm nay bỗng dưng con đường hoa trắng đột ngột tái hiện, gọi ta trở về với con người thật của ḿnh, đă được khắc họa từ lâu, đời sống ta từ bấy đến nay chỉ dùng chứng minh sự khắc họa ấy thôi.
Thống nhất lắm - bàn tay của tạo hóa - khi đặt vào một sinh linh quay trở lại trần thế những tính cách cá nhân nhất định. Con đường hoa trắng của ta là sự trong sạch, là nắng mặt trời và niềm vui, chứ đâu phải sự đau buồn, ủ rũ và mất hết năng lượng sống.
Các bài thơ ta viết ngày nào là sự khao khát xé toạc niềm vô thức không hiểu biết về chính ḿnh, về con đường đi của ḿnh, nên nó quằn quại, đau đớn như một cơn chuyển dạ, như một lần sinh ra lần nữa. Phải đi trên con đường hoa trắng với giấc mơ trinh nguyên thuở nào, mới chính là MÀY.
Đêm qua Hoa Trắng đă làm ta thức tỉnh trọn vẹn và giờ đây tin chắc chắn rằng: điều ta đă hiểu ra, là đúng.
…………………
Tháng Tư là tháng của lễ Phục sinh.
Về lễ Phục sinh đừng quên chi tiết này: chỉ con người được sinh ra hai lần mới là con người nhập định. Chúa tự bản thân đă là sự hiến dâng bởi ư thức được cái chết hiến dâng của ḿnh. Khi nào làm được điều ấy? Chỉ khi thoát tục, trở thành thiêng liêng như cái tinh thần trên kia, thoát khỏi mọi ràng buộc ham muốn dưới trần thế này.
Một cách không giáo điều, không ngu muội, không kiêu ngạo khăng khăng”giữ ḿnh” cũng như không hèn nhát sợ sệt. Chỉ lúc ấy làm được thôi. Đây chính là cốt lơi của cái tinh thần Ki tô giáo mà văn hóa châu Âu cổ thừa hưởng, mà ta đang đọc, đang dịch nát đầu chưa xong.
T́nh cờ rơi vào một chủ đề vô cùng đứng đắn, nghiêm chỉnh: đức tin Thiên Chúa. Không phải chỉ là một phần rất quan trọng trong ba tập sách Scientia sacra của Hamvas nữa rồi, nó đang chính là những con người sống động quanh ta, đang chính là câu hỏi nhức nhối của những tâm hồn thanh khiết nhận ra sự vấy bẩn của những thứ chủ nghĩa chi phối ngày sống hiện tại, những hệ tư tưởng đi liền với sự giả dối và vô đạo đức.
Không chỉ châu Âu đă và đang bức bối với câu hỏi này: từ bao giờ tổ chức nhà thờ và tăng lữ đă làm tha hóa tinh thần Thiên chúa giáo nguyên thủy? Từ bao giờ sự giả dối hư hỏng đă đột nhập và nhào nặn con người?
Hamvas Béla chỉ ra ngay lập tức: từ khi con người quên mất, không nhắc đến lỗi lầm chính nó tạo ra, nó đă đánh mất đạo đức nguyên thủy, được thể hiện như một quá tŕnh ư thức hóa tinh thần con người hiện đại, là một chiều kích (dimenzió) cao hơn của tiến hóa văn minh loài người, trong đó đức tin Thiên Chúa như một quy ước sống để hoàn thiện, trở về với cội nguồn sự sống.
Chừng nào chưa hiểu ra điều này, những kẻ (đọc sách, bới chữ, lụy chữ) vẫn loanh quanh luẩn quẩn như gà mổ thóc trong sân, vẫn cắt cắt dán dán chắp vá, nối, tô màu, đánh bóng (cả nội dung lẫn h́nh thức) những ǵ cóp nhặt tứ phương, để bổ sung thêm vài tiếng nổ vào nền văn hóa NỔ nước nhà, một nền văn hóa thuần túy „dân tộc ta” từ khi có (cái gọi là) nền văn hóa XHCNVN.
hahahahahaha….
Thuần túy nhé. Đừng quên. Trong mọi lĩnh vực đều: NỔ. Tan xác pháo. Vỏ giấy hồng bay lả tả, rơ đẹp, màu mè, nhưng có ǵ bên trong đâu?
Có lẽ đến tận thời điểm này vẫn chỉ có thể hiểu (cho ra nhẽ) nhiều thứ ở VN bằng: trực giác. Như thế„lương thiện” hơn.
…..
T́nh cờ xem lại 2 tập Hồng Lâu Mộng-sau đó mới hiểu tại sao con người cứ mê muội không dứt trong tiến tŕnh đời sống của nó: văn chương nghệ thuật chỉ bồi đắp thêm sự mê muội này, chỉ tri thức mang tính tôn giáo, thần học hướng nó tập trung tư tưởng vào một (đức tin) một khổ hạnh nào đó để nó cắt đứt những nguồn bồi bổ xúc cảm và ham muốn, và đau đớn cũng như vui mừng.
Chỉ nên vùi đầu vào những văn bản thần học mà thôi- con đường trở về với đời sống tinh thần- để con người đừng đồng hóa nó với cảm xúc, nếu không nó cứ đứng một chỗ mà quanh quẩn, sau đó hoặc làm thiêu thân hoặc tạo Hiện Sinh Giả để ẩn nấp, không th́ dục vọng, khát vọng giết chết nó. Hăy cảnh giác!
Mọi êm ái đang có của hiện thái cứ như muốn an ủi con người măi, để quên đi bao nhiêu đau khổ đă phải chịu đựng- và thực chất: cứ làm chúng ta si mê, đau khổ, mờ mịt, hoang mang, vật vờ và…mất hết từng ngày sống. Đấy là ư nghĩa của từ: DẰN VẶT THỜI ĐẠI mà măi đến hôm nay ḿnh mới t́m ra đúng để dịch cho thoát.
Bác Hamvas luôn luôn biết cần phải cho NHN đọc cái ǵ, lúc nào…thế mới hay chứ! Năm ngoái khi nó đang loay hoay với (cái gọi là) tính tôn giáo, thế là bác bảo: đọc Silentium đi, và thế là nó dịch ngay được một bài giải đáp cho điều đó.
C̣n bây giờ, sau khi đọc một đống thần học của W.Ch. và „tiêu hóa” một cách khổ sở, th́ bác bảo mày đọc bài ZEN đi. Và y như rằng: bác đă giải quyết thắc mắc của nó.
„Chị Nhung- Béla” (bọn trẻ con gọi thế) muốn nói: cảm ơn bác Hamvas, hăy cho cháu núp bóng của bác!
Sẽ dịch bài này!
Và sẽ bao nhiêu người NGỘ ra sau khi đọc. Thế!
Budapest 2014. április 22.
Nguyễn Hồng Nhung.