GHI CHÉP OKTOBER-2014
Có một nghịch lư rất”hay ho”: khi định tập trung vào một việc ǵ đấy muốn làm cho xong, cho dứt điểm, bao giờ cũng bị phá quấy. Trước tiên là sự phá quấy bên trong. Nổi lên những nhu cầu khác đ̣i hỏi thân xác không được ngồi yên một chỗ, ư nghĩ không được dừng lại ở một điểm, thao tác không được liên tục trong một khoảng thời gian và kết quả không được như ư muốn. (hahahahaha…)
Sự phá quấy (trước hết trong tư tưởng này) báo hiệu tính chất cồn cào nôn nóng của sức sống trong một thực thể (đang c̣n thở)? hay chỉ là biểu hiện tất nhiên của mọi bản năng (chưa) qua rèn rũa? hay đơn giản chỉ v́ tính cách (bốc đồng) của tất cả những kẻ nhận thức ra rất nhanh ḿnh cần phải làm ǵ, nhanh hơn cả nhu cầu thời gian cần thiết? (hehehehe…)
Nhận ra và phân tích được toàn bộ điều này cực kỳ lư thú. Bởi v́ từ đấy suy ra bao nhiêu : Aha…té ra…th́ ra là như vậy…
Nhớ hồi c̣n bé đă được dạy thấm câu này:” Con người như con lừa, cứ phải đánh vào đầu rồi mới đi” –chả hiểu đúng hay sai- nhưng rơ ràng kỷ luật được áp dụng khá nghiêm khắc, có lẽ lương tâm cắn rứt là nền tảng của sự dạy dỗ này đây (hihihihi….)
Tuyệt. Và c̣n nhớ lại, suy tưởng, liên hệ đến hàng trăm trường hợp đă xảy ra, để hiểu thấu đáo tại sao. Nhưng suy cho cùng, vẫn thấy những điều này quan trọng nhất:
Với thân xác phải luyện công, tập thở, nhốt thân xác vào kỷ luật bên trong
với tinh thần phải nhận thức ra điều ǵ là cốt lơi để vứt tuốt những thứ vớ vẩn khác mà….hành động (bên ngoài). Chỉ có thế. Hết. (2014. október 8.)
……………….
Đọc lang thang. T́nh cờ gặp một bài thơ quen quen của Wass Albert. Quen quen v́ nó chả bao giờ nhớ ra chính xác những bản dịch của ḿnh, nhưng đọc ở đâu đấy sẽ gặp một cảm giác quen quen, dù nhất định …chịu, không nhớ ra.
Th́ dịch.
Dịch xong, nó cặm cụi lục lọi. Đúng là bài thơ này nó đă từng dịch một lần rồi. Hai bản dịch cách nhau 5 năm. Trời! 5 năm những bấy nhiêu ngày!
Đọc lại hai bản dịch, suy nghĩ. Thuở ấy, cách đây 5 năm, lần đầu tiên quay lại dịch, viết, sau nhiều chục năm lăn lóc với”cơm, áo, gạo, tiền.”
Chắc cảm hứng cho một đề tài nhất định vẫn thế, rất cảm tính, ai cũng có một hướng đề tài ưa thích nhất định trong đầu, kiểu ǵ cũng có ngày bộc lộ, dù để thể hiện ḿnh hay chỉ thưởng thức. Có lẽ: dịch là một trạng thái tinh thần mang dấu ấn phát triển của mỗi giai đoạn khác nhau trong đời người, có thể dịch mỗi lúc một khác, nội dung gốc vẫn thế, nhưng từ ngữ dùng, kết cấu câu (nhất là với dịch thơ) sẽ khác hẳn nhau.
Tất nhiên, sự khác nhau này sẽ mang lại những ấn tượng khác nhau cho người đọc. C̣n người dịch, kỳ thật, nh́n thấy rất rơ ḿnh đă”đi qua” cái ǵ, và hiện tại ra sao. Ô! ta đă đi qua thời kỳ chỉ xúc cảm là mạnh nhất, thời kỳ bấu víu vào màn sương mù xúc cảm, tuyệt vọng như Chúa Jezus bị bỏ rơi trong đêm đen trước ngày bị đóng đinh lên cây thánh giá.
Điều đặc biệt nhất: lúc đó, con người hoàn toàn không định nghĩa được nó. Chỉ sau này, khi đă trải qua.
WASS ALBERT
THƯỢNG ĐẾ HIỆN HỮU
Trong cỏ hoa, trong câu hát, trong cây
lúc chào đời và lúc ra đi,
trong nước mắt, nụ cười, trong cát bụi,
nơi châu báu, chốn tối tăm,
nơi rạng ngời ánh sáng,
không cao vợi nào,
không sâu thẳm nào,
Thượng đế không hiện hữu.
Trong cuộc đời ngắn ngủi của ta,
không khoảnh khắc ảo ảnh nào
Thượng đế không hiện hữu.
Thật tội nghiệp kẻ đui mù
giới hạn ngăn đôi mắt.
Những kẻ ấy thương thay, chỉ thấy Ngài
khi giấc mơ tan bọt:
Bản Án, Băo Giông
trong đêm chớp lóe.
( Budapest. 2014. október 21.)
Thượng đế hiển hiện
Trong cỏ, trong hoa, trong bài ca, trong cây lá,
trong giờ sinh, phút hấp hối h́nh hài,
trong nụ cười, nước mắt rơi, trong bạc vàng cùng cát bui,
trong ánh dương chan ḥa, trong bóng tối bủa vây,
không độ cao, vực thẳm nào
không hiện h́nh Thượng đế.
Trong cuộc đời tư xíu của ta,
không mảnh vụn lầm lạc nào,
Thượng đế không hiện hữu.
Thảm hại thay, kẻ mù ḷa, không nhận thức
giơ tay ngăn, hạn chế ánh dương soi,
để rồi chỉ nhận chân Thượng đế,
lúc quá nửa giấc mơ:
trong những đêm dài sấm rền- chớp giật
những đêm Phán xử, đất trời nổi Băo giông.
Nguyễn Hồng Nhung dịch từ bản tiếng Hung
( Budapest.2009.06.14)
……..
Tháng Mười là tháng của đọc, hết cuốn nọ đến cuốn kia. Tất nhiên nền tảng để đọc lại là dịch. Dịch tập cuối cùng của Scientia sacra đ̣i hỏi phải đọc thêm vô cùng nhiều sách về Thiên Chúa Giáo, về Chúa Jezus và cả Kinh Thánh nữa.
Tháng Mười ngắn ngủi, tốc độ làm những công việc hàng ngày như tên lửa, nhưng những công việc tinh thần cao hơn lại ḅ từng bước, chậm chạp như một con rùa. Thế cơ chứ!
Tháng Mười năm nay đột nhiên trở thành bí hiểm. Bởi trạng thái lúc nào cũng trầm ngâm suy nghĩ. Dịch được một trang phải đọc mười trang các loại để t́m cho ra gốc cái từ ấy là ǵ, dù không thể đào xuống tận cùng của rễ. Ta đâu phải người châu Âu? Càng không sinh ra trong một gia đ́nh Thiên Chúa Giáo. Chưa bao giờ nghĩ sẽ đến một ngày cần phải đọc sách về Chúa Jezus, về Ki tô giáo nhiều đến thế, trong một khoảng thời gian rất ngắn. Nhưng quả thật, cũng chưa bao giờ hiểu ra nhiều đến thế, từ mọi khía cạnh. Như đang nắm trong tay một vật thể lạ, lấp lánh tỏa sáng dưới ánh mặt trời.
Và tê liệt.
Dịch tập cuối cùng của Scientia sacra (Minh Triết Thiêng Liêng) đột nhiên thấy ḿnh…câm bặt. Không phải v́ sửng sốt. Đột nhiên hiểu nghĩa của từ: Bí truyền. Không phải ngẫu nhiên giới học giả Hungary gọi các tác phẩm của Hamvas Béla là sách dành cho kẻ nhập định. Nói theo ngôn ngữ Thông thiên học: kẻ được Điểm Đạo.
Quá tŕnh dịch Hamvas Béla là một quá tŕnh nhập định, từng bước, hết sức từ tốn, kiên tŕ, không ai giúp đỡ, không thày để hỏi, c̣n lại một ḿnh, tập trung tư tưởng, tự t́m hiểu, tự t́m nguồn để hiểu, và…sẽ hiểu. Bản thân quá tŕnh này là một sự câm bặt từ đầu chí cuối.
Y tập cách làm trọn vẹn các nhiệm vụ tinh thần thông qua học tập công truyền và một ngày, bỗng y cảm thấy ḿnh như được nhấc bổng. Không bay vút trên trời cao, mà được nhấc bổng lên và ném vào một khoảng không hoang mang hơn. Đột nhiên tất cả trở nên bí hiểm. Không phải v́ không hiểu ǵ hết, mà ngược lại, hiểu ra toàn bộ trong sự…câm bặt. Đúng thế, không có nhu cầu cất tiếng nữa.
Sau những buổi đi dạy trên lớp, nó vùi đầu vào sách. Đọc. Kinh ngạc. Suy ngẫm. Sao có một tác giả tuyệt vời đến như thế viết về Chúa: Annie Besant. Tháng trước, vừa ngập lụt trong cuốn” Quyền năng tư tưởng” của bà, ḷng đinh ninh tự nhủ phải tóm tắt lại, nếu có thời gian. Nhưng đọc tiếp cuốn sách bà viết về Chúa, về Ki tô giáo, thấy quá sức tưởng tượng, ngôn từ bừng sáng như những đóa hoa hồng từ đất trồi lên, đồng loạt nở san sát cạnh nhau, làm thành một cánh đồng hoa bát ngát tuyệt sắc và ngào ngạt hương thơm.
Vội vàng đi t́m tên người dịch. Không t́m ra. Người ta cố t́nh dấu, phải chăng? T́m thấy cuốn này bằng tiếng Hung, đọc thử, không thích bằng tiếng Việt. Trái hẳn lúc đọc Kinh Thánh bằng tiếng Hung, Kinh Thánh đọc bằng tiếng Hung sung sướng hơn. Dường như dễ hiểu hơn, tràn ngập hơn màu sắc, âm thanh, trạng thái, như thể vũ trụ thần thoại của Kinh Thánh, cùng lúc là sự thật, v́ chắc chắn sự thật là như thế, không thể khác, hiện ra rơ nét hơn trong toàn bộ, bằng tiếng Hung.
Kỳ diệu của tháng Mười 2014 diễn ra trong câm bặt, lặng thinh, trầm ngâm, lang thang, lúc nào cũng có cái để nghĩ, đau đầu, bỏ sách xuống, cầm sách lên, dịch tiếp, đọc tiếp…
Buồn cười, có một buổi tối đi dạy về, mải nghĩ, nó nh́n chằm chằm vào mặt một người đàn ông ngồi hàng ghế đối diện trên metro. Nó hoàn toàn không biết điều này, chỉ khi xuống bến, người đàn ông cũng xuống, chạy theo nó, cười rất tươi và hỏi: „Xin lỗi, chị cần ǵ? tôi có thể giúp ǵ?” Nó ngơ ngác, đôi bên phân trần, xin lỗi, cảm ơn, tạm biệt…nó đi về nhà và tự cười khúc khích v́ „t́nh huống”.
Quả thật, tất cả đều là phép thuật?
Nó không muốn viết ra đây những suy nghĩ về tập cuối vô cùng tuyệt vời của Scientia sacra, nó muốn dành cho người đọc một sự sửng sốt…hoặc một sự ngơ ngác tiếp.
Tiếp, v́ khi tác phẩm đầu tiên của Hamvas Béla „ Câu chuyện vô h́nh và Đảo” in ở Việt nam, nó đă gặp những người khổ sở lắc đầu, hoặc cười cười thỏ thẻ: „Anh chả hiểu ǵ cả!” „Ḿnh đọc xong chả hiểu tư nào!”.
Làm sao bây giờ? –Trong số họ có „hẳn” một dịch giả nổi tiếng mà nó ngưỡng mộ - Sao lại không hiểu nhỉ? Đến khoảng người thứ năm thổ lộ như vậy th́ nó không ngạc nhiên nữa.
Tất cả chỉ là các mức độ, ngoài ra không có ǵ khác.- Bác Hamvas nói rồi. Không chỉ thời đại dựng barie cho toàn bộ lũ qua đường lúc ấy dừng lại, mà chính ta cũng tự dừng lại ở một giới hạn nào đó mà không biết. Có thể v́ toàn là các tầng khí, vô h́nh như…hơi thở, mà phổi của mỗi người lại ở trong một cơ địa khác nhau.
Nhưng: mỗi người cặm cụi làm một cái ǵ đấy y thích, với cái cơ địa riêng của ḿnh, rồi lặn lội đi t́m nhau, giơ cho nhau xem, tặng nhau nỗi vất vả, thống khổ của y, để, dù”Anh chả hiểu ǵ cả?”- cũng mang lại một nụ cười toe toét cho đứa dịch h́ hục…
Thế!
Chúng ta đều vẫn cần đến nhau, phải không?
Nguyễn Hồng Nhung
( Budapest. 2014. október 23.)