GHI CHÉP MÁRCIUS – THÁNG BA – 2015
|
Một tuần nữa Lập Xuân mới đến. Cảm xúc dồn nén nhiều tháng rồi, mà vẫn không muốn viết ra. Tại sao thế nhỉ?
Mấy hôm nay, mưa suốt. Tưởng chừng không có ǵ xảy ra quanh ta: chỉ những cành cây khẳng khiu vươn lên bầu trời xám, băi cỏ sạch trụi, nh́n kỹ thấy lẫn trong đất ướt đen những hạt dẻ dại cuối cùng rơi từ mùa thu năm ngoái, đi qua bụi quả dại đỏ au mùa đông, giờ cũng đă rụng hết, chỉ c̣n lại nhăn nhúm một dúm dó khô trên cành gai đâm tua tủa.
Lắng nghe, dù chẳng có tiếng động nào hết. Nhưng tâm tư như mách bảo: không phải đâu, dưới lớp đất đen kia, một cuộc cách mạng đang âm thầm diễn ra đấy, đợi đủ lượng nước, ánh sáng và hơi ấm, tất cả sẽ cùng lúc ̉A lên một lượt! biết không?
Oh! Mùa Xuân!
Dường như xúc cảm cũng đang âm thầm chuẩn bị. Không mệt, không vui, không buồn, không dửng dưng. Chính xác hơn: cùng lúc có tất cả, nhưng chữ ơi, ta không muốn thổ lộ đâu! không muốn một chút nào!
Nhường cho đôi chân bước…
Chỉ đôi chân bằng ḷng lẳng lặng, cứ chiều chiều lạc đến một nơi nào đó, lúc hàng tiếng đồng hồ nhẫn nại dừng lại bên bờ sông Đanuyp, để ta ngắm lũ hải âu cùng cả đàn vịt trời tranh nhau những đốm sáng hiếm hoi trên mặt sóng, lúc khác men theo đường sỏi lăn tăn trong công viên thành phố, khấp khểnh ḷng rối ḷng dăm bảy mối tơ vương….
Ô! ai bảo có thể Thiền để sống đời phẳng lặng? Chỉ có thể Thiền để nh́n rơ hơn đời sống này không chút b́nh an, mà chữ cứ bị gim, chỉ v́ càng thiền càng hiểu: đừng, đừng mở tung, đừng chạy theo, đừng lắng nghe…
Đất trời bên ngoài và tâm tư bên trong ḥa nhịp với nhau như vậy. Đất trời bên ngoài có sẵn một trật tự riêng điều chỉnh, c̣n tâm tư bên trong, trật tự riêng bẩm sinh của nó không tự đến, con người đánh mất nó lâu rồi, chỉ có thể nhận ra dấu vết, t́m về nó, đến với nó, ḥa vào nó, nếu vô cùng tịnh lặng, vô cùng một ḿnh, vô cùng lẳng lặng, và cùng lúc vô cùng say mê. Say mê ǵ? say mê rơi theo hơi thở của chính ḿnh.
Oh! h́nh như con người không biết đến đơn độc. Cái gọi là đơn độc chỉ là một cảm giác ǵ đó người ta không buồn phân tích kỹ cho ḿnh, chỉ thấy thiêu thiếu, văng vắng là lập tức mở sách t́m xem thiên hạ xướng tên nó lên là ǵ, và bắt chước gọi theo, nghe theo ngay những lời khuyên từ đấy : hăy đến đám đông, hăy nghe nhạc đi, đi chơi đi, kết bạn đi, góp gạo thổi cơm chung đi… thậm chí: đọc sách đi, oh! lời khuyên cuối cùng này tưởng chừng vô cùng hữu ích!
Tất cả chỉ là một sự thay thế. Chỉ bên ngoài. Sự vật đổi chỗ cho nhau. Bên trong: vô h́nh, sự vật không thể thay thế, chỉ có ư tưởng, tinh thần, dường như nó bất động, những trạng thái vô h́nh này?
Tại sao ta cấm chữ bén mảng đến gần ta? tại sao ta đuổi những tơ vương luẩn quẩn dù như làn hơi ấm sưởi ấm con tim? tại sao chỉ đôi chân được phép lang thang khắp nẻo, cùng ta ngắm những tấm h́nh khoảnh khắc vụt chớp mắt?
Ta muốn ra khỏi toàn bộ mọi quen thuộc nhàm chán quanh đây, nhưng không đi ra bằng sự thay thế, không muốn, không cần. Đôi lúc, ḷng ta đă bất động như màn đêm đen kịt, như trạng thái h́nh dung là cái Chết. Thật tuyệt vời.
Mặc ḷng: tất cả vẫn cứ xanh non! Từ hơi thở! oh! chừng nào ta c̣n thở!
Và thế là lại ngồi xuống gơ phím. (2015. március.13)
………………………
Về nhà những một tháng rưỡi, rất nhiều sự kiện xảy ra, nhưng tuyệt nhiên không muốn viết lại. Tưởng rằng chỉ lúc đó như vậy, nhưng rồi thời gian cứ trôi, càng không muốn viết ǵ hết. Ngẫm nghĩ, nhớ rằng: từ sau khi dịch Scientia sacra xong, trạng thái này bắt đầu.
Pitago chia học tṛ ra làm hai loại, một loại gọi là bọn”ngoài sân”, và một loại gọi là bọn” trong nhà”, một bọn „công truyền” và một bọn”bí truyền”. Dịch xong (một trong những) tác phẩm hay nhất của Hamvas Béla, đột nhiên thấy ḿnh được”vào nhà” th́ phải.
Dấu hiệu rơ nhất của sự ưu ái Thượng đế này là đột nhiên”câm bặt”, hay chính xác hơn: chỉ c̣n lại một trạng thái vô h́nh. Mọi cái đột nhiên mở toang ra trước mắt, không phải để con người há hốc mồm, kêu thét lên, mà để…im bặt, suy nghĩ. Đọc tiếp, suy ngẫm tiếp, hiểu ra tiếp, nhưng… không có nhu cầu thổ lộ nữa.
Đôi khi, cơn xúc cảm vụt đến dưới h́nh hài đôi cánh trong veo của trí tưởng tượng xưa: thấy bác Anderxen ngồi ngay bên cạnh, khi đang nhấp nháp ly cafe một ḿnh trong bếp. Bậc thày cổ tích mũi khoằm này chăm chú nh́n ḿnh và hỏi:
- Tại sao ta tuyệt nhiên không thấy cháu buồn nữa?
- Cháu buồn hồi nào?- ḿnh bướng bỉnh hỏi vặn.
- Ta c̣n nhớ một con bé con 7,8 tuổi ǵ đó với đôi mắt buồn vô tận ngóng chờ đợi nàng Tiên Cá và hoàng tử của nó trở về bên băi biển Trà cổ…hồi đó nỗi buồn của nó c̣n mênh mông hơn cả biển…
- Đúng! bác nhớ rất dai! Hồi đó con ranh đó chưa biết rằng: Thượng đế cho khả năng biết buồn để linh cảm trước trạng thái đầu tiên và cuối cùng của đời người: cái Chết. Nó, giống như tất cả mọi người khác lại cứ tưởng buồn là tín hiệu để giăi bày xúc cảm bắt buộc, không có cách nào khác, và thế là cả đời người chỉ dùng buồn vào mỗi một việc duy nhất là chạy theo xúc cảm mà thôi.
- Có ǵ sai trong điều ấy? Đời người há chẳng phải là một cái chậu chứa đẫm nước mắt buồn vui thăng trầm?
- Vâng, v́ thế đến tận khi nhắm mắt, con người vẫn không hề biết thỏa măn là ǵ, nó cứ hết cười lại khóc, hết vui lại buồn, và tệ nhất là cứ ra sức kể lể nỗi niềm…Oh!
Câm bặt. Chỉ thế hết tham dự. Hay dùng từ của Hamvas Béla:” ra khỏi lịch sử”.
Hôm ở Hà nội, trong buổi nói chuyện về hai cuốn sách đă xuất bản của Hamvas Béla, thật bất ngờ nhận ra một nhân vật biết thế nào là”hết tham dự”. Một chàng trai dong dỏng, một thày giáo trẻ trung, một đôi kính cận lấp lánh, một giọng nói trong trẻo, người trẻ tuổi này làm ḿnh hết sức ngạc nhiên khi cho ḿnh biết cậu đă đọc „thuộc làu” hai cuốn sách của Hamvas, càng nghe cậu nói, ḿnh càng ngạc nhiên sao lại có một người hiểu kỹ và sâu những điều Hamvas viết đến thế.
Gặp chàng trai này hai lần, lần nào cũng kiệm lời, nhưng một lời cậu cất lên là đủ mở ra cả một khoảng tri thức mênh mang của một linh hồn trong sạch. Và gặp nhau xong, ḿnh biết rằng cậu sẽ ngồi lại đúng nơi cậu cần ngồi lại, một ḿnh, không đi sang phía trái hay phải của cái đám đông „tâm linh” đang rùn rùn chuyển động trước mắt ḿnh kia.
Cái tinh thần của Hamvas Béla.
Như nhận xét của một người bạn quư khác: „ Hamvas Béla là lời vừa cất lên trong ta suy tưởng và cũng chấm dứt ngay khi ta im lặng.”
Ta hết buồn v́ một ngày không c̣n muốn thổ lộ nữa, chắc chỉ c̣n…THẨM THẤU mà thôi.
Sống thật sự là thấy ḿnh b́nh thản như ….chết rồi. Cảm nhận tất cả, thiên nhiên ơi, hôm qua là ngày Xuân đầu tiên.
Hôm qua có một tiết dạy tiếng Việt cho bọn trẻ con trong một trung tâm thương mại, ḿnh dạy cho chúng biết một từ mới: Lập Xuân.
Trong lớp có một cậu học tṛ rất đáng yêu, đôi mắt mở to, lúc nào nó cũng thở gấp hồi hộp như một cái ǵ đó sắp nổ tung từ cái thân h́nh bé bỏng căng lên khi nghe cô giáo giảng những điều mới lạ. Cậu bé này là hiện thân của Niềm Vui, khía cạnh đáng thèm khát của Hạnh Phúc trần gian mà người ta cứ hớt hải t́m cách giữ, làm sao giữ được cơ chứ, khi tất cả chỉ là một tích tắc nhận ra?...
Hết buồn sẽ cảm nhận được tất cả, người yêu ơi, anh cứ việc chân trời góc biển, đôi khi lắc rắc vài giọt mưa thương nhớ vào trái tim nhau như những cánh hoa trắng bé xíu rơi xuống từ một bó hoa khô, một tối từ trường đại học trở về nhà, thấy một bà cụ già đứng bán mấy bó hoa dưới metro, bèn hỏi cụ những cánh hoa xinh đẹp kia tên là ǵ, cụ bảo: ”hoa muối”-
„Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau!”
Một lần, sáng sớm đứng đợi xe buưt ở một ngă tư đông kịt giữa Hà nội, ḿnh đột nhiên nhận ra cái ǵ làm ḿnh mệt mỏi nhất ở xứ này: âm thanh. Thế là điềm nhiên rút trong túi ra một khăn mùi xoa giấy, xé hai mẩu cuộn lại, đút vào tai. Quả là một sáng kiến kỳ diệu, ḿnh bắt đầu được…lặng im ngắm những tia nắng đầu tiên len lỏi trên các ṿm cây đầy bụi bạc phếch, ḍng người, xe đầy ăm ắp dưới ḷng đường bỗng chỉ như một ḍng nước vất vả ḅ trườn bởi bao nhiêu vật cản…
Tắt âm thanh là tắt những vui buồn, đời sống ơi, mi cứ việc nhảy nhót như ảo giác cửa hang của ngài Platon…hahahahaha….
Quay lại một chút cái trạng thái”không tham dự”- tại sao ḿnh nhận ra nó? V́ đă phân biệt nổi xung quanh ta bao nhiêu kẻ tham dự, nhất là trong thời buổi này, tham dự tâm linh là một thú an ủi cao siêu không bút nào tả xiết.
Mỗi người”vồ” lấy một giáo chủ tâm linh làm tấm khiên chắn đỡ. Không có tấm khiên này, hoặc họ sẽ nóng nảy cáu bẳn, muốn ăn sống nuốt tươi thiên hạ như đúng cái cách họ làm với chính họ: chửi rủa, phỉ nhổ, khinh bỉ, kiêu ngạo, cùng lúc bộ dạng lại thảm hại như kẻ bị móc túi.
Buồn cười, một lần ḿnh được mời đến một hội”uyên bác”, ở đây người ta đă chán đến tận mang tai tất cả các thể loại tri thức, v́ họ chắc mẩm là họ đă”nghiên cứu” và „thông qua” tất tần tật rồi, bởi vậy: mau lên! những cuốn sách dịch của mày nói về cái ǵ, nói đi! nhanh lên! ngắn thôi! không cần tác giả, khỏi diễn giải tinh thần thời gian, càng nghỉ khái niệm nền tảng, chỉ cần đúng một từ thôi!...
Ḿnh hơi nổi cáu: một từ thôi? - Ừm!
Vậy th́: chuyển hóa!- mọi người nh́n nhau. Ḿnh nói tiếp: thanh tẩy! được chưa?- Một lời phán xanh rờn: à! thế ra đây là một giáo chủ. Ai nấy yên tâm dịu xuống. Hết một buổi tọa đàm học thuật.
Tấm khiên tâm linh mang lại cho một nhóm người khác sự bận bịu ẩm thực và những thực hành nghi lễ rườm rà, nhưng rơ ràng so với thứ tri thức nóng vội hớt hải kia, đây quả thực là một viễn cảnh thiên đường êm dịu. Người ta sẽ được quên hết thảy. Chỉ cần nhớ mỗi một điều duy nhất (dùng làm nền tảng thổ lộ): tôi đạt được tất cả trong lúc tôi hành Thiền!....
Oh! Mùa Xuân ơi, đến nhanh đi,
chúng ḿnh cùng lẳng lặng thưởng thức …nào!...
Nguyễn Hồng Nhung
( Budapest. 2015.március. 22)