GHI CHÉP JULIUS- 2018

https://scontent-vie1-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/37736663_670782723276444_3060143363513647104_n.jpg?_nc_cat=0&oh=d2209ecd4fa7abe5b9a13672739e2f9c&oe=5C09CDE5

Năm nay mưa nhiều đến nỗi các loại quả h́nh như đều mọng hơn một chút. Cứ sau một ngày nắng là lại đến vài ngày mưa. Buổi sáng mở cửa sổ ra trong tiếng mưa rộn ră, mắt nhắm mắt mở tưởng ḿnh đang du lịch trên đảo Robinson, nhưng cái kư ức Á châu nghĩ đến một điều khác: trời này ăn cơm gạo mới với cá khô nướng nhỉ?....khi gió lạnh châu Âu ùa vào pḥng và nhắc: ngày xưa tuyết rơi đến tận tháng 5 đấy nhé....

Mưa nhiều hơn nắng, khiến các con đường rợp bóng cây như lối dạo chơi dưới gầm Thượng Đế, ẩm ướt, lành lạnh, hoang vắng, xa xôi. Như linh hồn mệt nhoài chuyện trần thế, không thiu thiu nữa mà ch́m nghỉm trong giấc ra đi....

Chiều nay lăn ra giường ngủ một giấc như thế, sau một tuần quá mệt mỏi v́ những chuyện chẳng phải của ai mà cứ dành cho ta giải quyết. Tỉnh dậy, nh́n ra cửa sổ, nắng bừng lên muộn mằn như nụ cười buồn man mác... Ôi, có những giấc ngủ trưa quư giá v́ đúng lúc. Những lúc đó con người hưởng sự thư thái thong dong của loài vật không thèm ngôn từ vẫn sống b́nh yên! hahahahaha...... (június. 29)

………………………………………………….

Sáng ngày cuối tuần không mưa nhưng gió ào ào, trời vẫn chưa hết bực bội v́ một chuyện ǵ đó, chắc thế...ra đường ai nấy khư khư giữ bản thân cho khỏi xảy ra cảnh bất ngờ, nhất là lũ mặc váy.... Chỉ hoa vàng rụng đầy phố vẫn thong thả đẹp....

Đi chơi cũng không thấy hết chán đời, cơn "chán ngấy hết thảy" chỉ có thể dừng lại nếu ngồi vào bàn đọc hoặc dịch một cái ǵ đó khó và hay. Thế là về nhà chúi mũi vào đọc thơ François Villon, từ bản dịch của một nhà thơ Hung hiện đại có số phận ly kỳ. Có thể v́ tự dưng hôm nay lôi nhà thơ Trung cổ Francia ra đọc nên đội Pháp hạ gục Argentina chăng? (junius.30)

Nguyễn Hồng Nhung fényképe.

Này, con bồ cũ của mày đang làm khách ở nhà con vợ trước của tao nó hẹn gặp làm sao để chồng mới của nó gặp được họ hàng lâu lắm chưa gặp mặt đang ở chơi nhà người yêu xưa của tên ấy.....(hahaha…tiếng Việt…)

……………………………………………………

Phần lớn con người không tin vào cái ǵ, cũng chả tin ai, chỉ khi cùng quẫn quá, mới đành bấu víu vào cái ǵ ngay lập tức, thay v́ trước đó, lúc không bị sao cả đáng lẽ nên bỏ công sức ra mà t́m hiểu đến nơi đến chốn. (julius.4)

…………………………………………..

Trưa hè nắng chang chang, không thể nói là mặt trời sao nhăng xứ này nữa nhé. Bầu trời xanh ngắt, nhưng lá c̣n xanh hơn nữa kia, và từng chùm dẻ dại lớn dần, phập phồng nh́n thấy tháng tám mùa dẻ dại sẽ đến, đi tong cả mùa hè tung tẩy, đừng đến vội thu ơi, bởi ta đang rất cảm t́nh với thứ ánh sáng trắng trong suốt này....

Niềm vui mấy hôm nay thật lạ kỳ. V́ có lần đi chơi với một người bạn lạ kỳ, qua một vườn bách thú, bạn ấy không thể nào cưỡng nổi ư định trêu ghẹo mấy con ngỗng điệu đà trắng muốt nghênh ngang trong cái sân rào kia. Kết quả là bàn tay trêu chọc bị một con tức giận đớp cho vài cái, phải băng bó mấy tháng trời, khiến tôi vừa cáu, vừa buồn cười, vừa thương, vừa ghét. Ôi chọc tức người đời cũng như trêu chọc mấy con ngỗng óc bă đậu kia, chúng làm mất thời gian nhưng cho ta một bài học về sự tự kiềm chế. Dù biết làm thế nào? đời sống sẽ chán ngắt nếu không xảy ra những tai ương.....

Bạn đang ca bài ca vừa được chữa lành, khiến tôi thư thả, vui vẻ quá...

Nguyễn Hồng Nhung fényképe.

Đi dạy hè cho bọn trẻ con VN, một lũ nói tiếng Việt lơ lớ, không biết đọc, không biết viết, nhưng khi học chúng rất nghiêm túc, đúng là học"ngoại ngữ". C̣n xa mới để chúng ư thức rằng đấy là ngôn ngữ của tổ tiên chúng, cũng như chả hiểu sau này chúng có quan tâm đến tiếng Việt của lục bát Nguyễn Du không?

Mọi thứ đă có sẵn trên thế gian, bạn có muốn chạm vào một cái nào đó để t́m hiểu và nhận biết về nó hay không thôi.....

Dạy bọn trẻ con nửa tây nửa ta buồn cười lắm. Về cơ bản, chúng"như tây" v́ sinh ra ở đây, nhưng cặm cụi học tiếng Việt"như ta" th́ yêu lắm. Cô đọc một truyện cổ tích VN cho cả lớp nghe, đứa nghe giỏi nhất lập tức dịch luôn sang tiếng Hung cho bạn nào dốt hơn không hiểu. Giữa chừng cô viết lên bảng và giải thích các từ mới. Sau đó đến phần khó nhất của tiết học: Nào! các bạn viết lại bằng tiếng Việt cho cô xem nào, kể lại truyện cổ tích vừa nghe. Cả lớp ra điều kiện: nếu em xong th́ sao? Cô giáo bảo: ai xong muốn chơi ǵ th́ chơi!

Nh́n chúng cắm cổ, đăm chiêu, lăn lê ḅ toài nghĩ từ và dấu thật đáng yêu vô cùng. Đứa nọ hỏi đứa kia: Mưa- u có tai không? chàng- tr hay ch? Và khi chúng nộp bài: đứa giỏi nhất viết dài nhất, đứa nghĩ măi không ra lẩm bẩm một ḿnh, đọc bài nộp cuối cùng cô giáo thua luôn...chả hiểu nó viết bằng tiếng ǵ? Đành gọi con bé vừa ăn vừa học, bảo: về đưa cho bố mẹ xem và "dịch" cho cô giáo, giờ sau cô chữa.

Cuối giờ, quẳng bút, vở sang một bên, chúng bật nhạc từ điện thoại thông minh, vừa nhảy nhót tưng bừng vừa hát....tiếng Hung... Đúng là học Ngoại Ngữ!

Có thể chỉ bọn trẻ con học tiếng Việt như học ngoại ngữ này mới suy luận như thế, v́ chúng chưa đi theo đường ṃn, v́ chúng học từ nào là hiểu và biết suy luận ra từ ấy.

-A, em hiểu rồi, kinh đô là cái lâu đài mà vua và hoàng hậu ở trong đấy chứ ǵ!

- A, Bắc Kinh nghĩa là cái lâu đài ở phía bắc chứ ǵ? V́ nước Trung Quốc nằm ở phía bắc nước Vietnam

- Thế mà tiếng Hung đọc là Peking, chẳng nói lên điều ǵ...

hahahah...cái lũ hát tiếng Anh, nói chuyện tiếng Hung và làm bài tập tiếng Việt này....

( julius.6)

Trên đường đi dạy học thấy rất nhiều người ngồi đọc sách. Ưu thế của tàu xe công cộng, theo đúng nghĩa chuyên chở hộ đôi chân mày đến một nơi nào đấy, nhưng không bắt mày ngồi im, mày cứ việc tư duy trong khi chờ đợi. Bởi vậy nguyên tắc của chốn công cộng văn minh là đừng làm phiền người khác. Trên metro hoặc trên xe buưt vẫn đọc sách được quả là điều kỳ diệu, không bị cảm giác mất ngày mất buổi v́ di chuyển. Và chỉ cảm hứng tinh thần làm người ta không chán các thói quen mà thôi...

…………………………………………………….

Cứ năm giờ sáng là mở toang mắt, chả cần báo thức hẹn giờ ǵ cả. Tất nhiên với điều kiện buổi tối phải đi ngủ sớm, bởi v́ cơ thể đă mặc cả ngay từ khi c̣n bé cơ: mặc kệ mày, tao không biết, mỗi đêm tao cần ngủ đủ 8 tiếng. Ngoài ra, nếu tao bị ốm, tao sẽ ngủ 10 tiếng.

Không lắng nghe cơ thể th́ nghe giề?????

Nghe để vừa làm theo, vừa uốn nắn, vừa điều chỉnh nó...

mỗi một lần con người THỬ làm một cái ǵ đấy bao giờ cũng đem cơ thể ra làm thí nghiệm trước nhất. Nhưng con người lại hành hạ cơ thể nhiều nhất, mà không nghĩ rằng một cái xác vật vờ chả bao giờ chứa một tinh thần khỏe mạnh cả.

Thôi, buổi sớm mai nư nuận thế là đủ rùi.....

………………………………………………………..

Rơi theo nước Hung sau thời kỳ chuyển đổi thể chế chính trị, cứ như nh́n thấy nước VN sau này, một khi VN cũng chuyển sang chế độ chính trị khác. Việc đầu tiên là các đại diện của giới văn hóa văn nghệ trước kia lưu vong lục tục trở về. Việc thứ hai là sách báo trước kia bị cấm xuất bản hàng loạt. Việc thứ ba là sự ḥa nhập trở lại của giới" tinh hoa" lưu vong với thế hệ làm văn hóa trong nước sau hơn nửa thế kỷ một hệ tư tưởng khác truyền thống dân tộc thống trị. 

Rất nhiều điều đáng suy ngẫm để hiểu ra, để nhận thức cho đúng đắn về quá khứ, hiện tại, tương lai nền văn hóa của cả một dân tộc. Tôi thường trầm ngâm suy nghĩ về tất cả, nhưng một trong những điều khiến tôi thích thú lưu ư chính là cá tính của các nhà văn, nhà thơ. Dù họ có "lưu vong" xa tổ quốc bao nhiêu năm, khi quay trở về họ vẫn thế, cả trong tác phẩm lẫn trong đời thường. Cá tính con người làm nên quá tŕnh biện chứng thống nhất của một cuộc đời, khiến con người lưu lại nhân thế như cái MỘT duy nhất vi mô trong các tác phẩm cuộc đời. Lư thú lắm.

Ví dụ một trong những thi sĩ hiện đại phải gọi là kỳ quái nhất nước Hung ngay từ những bài thơ và dịch phẩm đầu đời của ḿnh: thi sĩ Faludy György.

Dịch phẩm thi ca đầu tiên của ông là các bản Ballada của Francois Villon, ông đă diễn tả đúng chất "thi sĩ vô gia cư, thi sĩ vô sản đường phố" của F. Villon đến mức sự tẩy chay hay ngưỡng mộ của người đọc "vận" vào ông sau khi đọc dịch phẩm thơ này không bao giờ có thể xóa mờ. Tất nhiên cá tính của nhà thơ này là thế: tài năng, trí tuệ thẳng tắp như con đường cái quan, bất cần mạnh mẽ như cây dại trong rừng, và khi thể hiện dưới h́nh hài người, cá tính ấy không t́m thấy điểm dừng ở bất kỳ giới hạn đạo đức nào. 

Đời tư của ông chứa đựng tất cả những ǵ ly kỳ nhất: hai lần lưu vong xa rời nước Hungary đất mẹ, một mối t́nh đồng tính bất hủ với một nam vũ công Mỹ có đời sống tâm linh theo Á đông kỳ lạ, sau một đời sống gia đ́nh b́nh thường với một người vợ và một đứa con trai( sau này cũng là nhà thơ sống ở Anh) rồi khi quay về quê hương lần cuối, ông cưới một người vợ Hungary kém ông 64 tuổi, người tiếp tục giữ ǵn và truyền bá tác phẩm của ông khi ông từ biệt cơi đời lúc 95 tuổi. 

Cả cuộc đời thi sĩ là một scandal lớn liên tục và bất ngờ. Tác phẩm của ông đồ sộ và kỳ lạ, chả giống ai. Riêng dịch phẩm thơ F. Villon cũng có một cuộc đời ch́m nổi riêng không khác ǵ số phận của tác giả và dịch giả, sau 33 lần tái bản ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới. Đọc dịch phẩm này sống động như thể thấy thi sĩ đường phố F. Villon đang đứng trước mặt ḿnh và...hát.  Đấy, ngôn từ mẹ đẻ khi dịch là phải mănh liệt như thế.

Để kết thúc bài viết ngẫu hứng sáng thứ 7 này, NHN dịch cho các bạn xem mấy câu thơ của F. Villon viết khi nhận được bản án tử h́nh của ḿnh, dựa trên bản dịch tiếng Hung của F. György.

"Gă người Pháp từ thành phố Pari,

nơi bẩn thỉu dưới chân thành cặn đáy,

nơi giờ đây lơ lửng trên ngọn cây

từ cổ, gă cảm thấy mông ḿnh sao nặng trĩu…"

(Bp. 2018. julius. 07. NHN)

…………………………………………………

Buổi sáng tỉnh dậy, ngồi sửa lại bài dịch đêm qua. Mới thấy rằng giống hệt những giai đoạn cuộc đời, một công việc cũng có cao trào của nó. Khi sự tập trung và niềm say mê lên tới điểm đỉnh là lúc biết ḿnh sắp hoàn thành công việc. Và khi những mảnh vụn cuối cùng chấm dứt, quẳng luôn, không muốn ngó ngàng, không phải v́ chán, mà hiểu, lúc khác mới có thể xem lại, sửa chữa và gọt đẽo. 

Bởi khi vừa hoàn thành một việc là đầy ắp việc đó trong tâm tưởng, cần phải bước ra, nghỉ ngơi bằng cách làm việc khác, một việc khác hoàn toàn, rồi sau đó quay lại, sẽ thấy việc ḿnh đă làm hỏng ở đâu, dở chỗ nào, cần sửa lại cái ǵ. Câu chữ sẽ tự đến đúng lúc để thay thế, ư tứ sẽ gọn gàng hơn để nổi rơ ư đồ tŕnh bày...

Như thể có thần linh giúp đỡ. Với một điều kiện duy nhất: cần phải một ḿnh. Và một cái bàn làm việc quan trọng chả kém ǵ một chốn thánh đường để thực hiện nghi lễ với thần linh.

( julius. 8)

„Con người có một bản năng để trong lăng trôi vẫn nh́n thấy cái xuất hiện, trong đổ vỡ nh́n thấy bước phát triển, không t́m kiếm, con người vẫn gặp tất cả những ǵ được nâng lên, cổ vũ, phanh hăm, nhận ra niềm vui và cháy sáng trong sự bốc cháy, bước vào lửa và nhóm lửa; Cùng lúc, bản năng này cũng nh́n thấy sự trôi qua trong cái xuất hiện, nh́n thấy sự đổ vỡ trong cái đang phát triển, không t́m kiếm mà vẫn bắt gặp tất cả, những ǵ đánh đắm ch́m, làm mất hứng, làm sao nhăng và làm đớn đau trong sự bốc cháy….” ( Hamvas Béla: Những ghi chép nghệ thuật II.)

Nguyễn Hồng Nhung fényképe.

Hôm qua nghĩ nhiều về một chuyện vừa xảy ra ở VN: v́ sơ suất của hộ lư, hai đứa trẻ bị đánh tráo, gây ra bao nhiêu tai họa cho cả hai gia đ́nh, nhất là cho hai người mẹ, ở một xứ Á đông đầy thành kiến và con người thường sống theo cảm tính. V́ đứa trẻ không giống cha mẹ và những người xung quanh nó, nên sự nghi ngờ đă mang đến xung đột. Nhưng ở gia đ́nh thứ nhất có sự ḥa thuận giữa hai người lớn, nên kết thúc bằng việc đi thử ADN, c̣n ở gia đ́nh thứ hai v́ sự ích kỷ chỉ biết nghĩ cho ḿnh của người bố, nên gia đ́nh tan vỡ, và người mẹ đau khổ này gắng sức một ḿnh chèo chống nuôi các con, đúng lúc bắt đầu gượng dậy th́ biết con đẻ của ḿnh là đứa trẻ ở một nhà khác.

Điều làm ḿnh suy nghĩ nhiều chính là: người mẹ này dùng dằng không muốn trao trả lại đứa con"nhầm". Tại sao thế? Ôi, trái tim người đàn bà! khi đă sống và yêu là biến thành "hiện trường" luôn, chứ không thể tách rời lư trí t́nh cảm. Chị ấy đă đi qua quá nhiều đau khổ cùng với những người không bao giờ bỏ chị ấy đi: những đứa con.

Nếu ḿnh gặp, sẽ nói ǵ với chị ấy đây? Không thể dùng lư luận của tư tưởng Hamvas Béla" đời sống chỉ là một mẩu, một khúc, một đoạn của sự sống vĩnh cửu" để khuyên chị nh́n xa, rộng, dài hơn. Cũng không thể an ủi rằng giờ đây chị mới thực sự được yên, khi tất cả mọi việc đă ngă ngũ, dù chỉ c̣n lại một ḿnh với các con, như một mảnh đất màu mỡ c̣n lại với những cái cây nó ươm đắp mà không c̣n bị đào xới trộn nữa.

Trước mọi nỗi đau của con người, tốt nhất ta im lặng và chờ đợi. Bởi con người chỉ tự nó cứu được bản thân nó, đời sống dùng vào việc đưa ra những thử thách để có bao nhiêu "vốn" tri thức, t́nh cảm con người mang ra dùng hết, để đi hết chiều sâu của linh hồn và trở nên BIẾT SỐNG.

Bởi vậy bác Hamvas nói: chỉ thông qua đời sống con người mới trở nên trong suốt, minh bạch. Cần nhận hết, thẩm thấu hết mọi đau khổ để hiểu ra ư nghĩa thiêng liêng của vật lộn và nâng niu sự sống. Con người, cuối cùng vẫn biết thế nào là lẽ phải của niềm vui mang cho nhau.

( Július. 13.)

NGUYỄN HỒNG NHUNG