GHI CHÉP AUGUSZTUS -2018

BẢN DỊCH SÁNG NAY:

mặc dù rất bận, nhưng vẫn cố gắng dịch nhanh một bài đă đọc cho các bạn xem, khác nào Lọ Lem cố phân loại đỗ trắng đỗ đen bị trộn lẫn, với hy vọng cuối tuần được đi dạ hội....hahaha

( NHN)

...............................

Một giáo sư đại học ở Amsterdam, Nico Frijda nghiên cứu rằng ít nhất có 12 quy luật sau đây điều khiển cảm xúc của con người

1. Quy luật tác dụng của hoàn cảnh

Tất cả mọi cảm xúc đều bật ra từ một hoàn cảnh nhất định, nói cách khác những hoàn cảnh nhất định làm xuất hiện những xúc cảm nhất định.

2. Quy luật của nỗi lo lắng

Luôn luôn có một cái ǵ đấy trong đầu chúng ta bắt ta bận rộn, nói cách khác luôn luôn có cái để ta lo âu, rằng” sẽ ra sao, nếu…”Cảm xúc của chúng ta sinh ra từ các động lực, các nỗi lo lắng, các mục đích. Nếu chúng ta thản nhiên, lúc đó chúng ta chẳng cảm thấy ǵ hết. Sự lo âu, dù phần lớn mang tính chất tiêu cực, nhưng tạo cơ hội để ta có thể sống sót trong đời.

3. Quy luật về một thực tế mặc định

Chúng ta chỉ thích những ǵ ta cho là có thực. Cái chúng ta tin, ngay lập tức trở thành cảm xúc. Cái chúng ta thấy, kinh nghiệm được, chúng ta khoác áo xúc cảm ngay cho nó. Một cái chết của người thân trở nên hiện thực hóa nhất, nếu xảy ra một việc ǵ đó cụ thể liên quan đến người đó, ví dụ ngày sinh của người mất. Trong khoảnh khắc xúc cảm nhớ ra điều này, cái chết được chứng thực tức khắc và mang xúc cảm tiêu cực đến cho người sống.

4. Quy luật của sự thay đổi

Xúc cảm của chúng ta rất nhậy với sự thay đổi. Sự thay đổi làm con người trở nên do dự, phân vân kể cả khi chúng ta rất mạnh mẽ về cảm xúc.

5. Quy luật của thói quen

Thói quen mang lại sự an toàn, khoác màu áo xúc cảm tích cực cho con người khi họ vững vàng hơn trong một nơi xảy ra đều đặn các hành động quen thuộc.

6. Quy luật của sự so sánh

Nếu trạng thái của thói quen trở nên nhàm chán, một chiều, cảm xúc không tích cực tự khắc nảy sinh. Nếu có một cái ǵ đó mới đến với chúng ta, ngay lập tức ta sẽ so sánh nó với hoàn cảnh sống cho đến lúc đó của ta và kết luận trong sự phụ thuộc này.

7. Quy luật bất đối xứng Hedonism

Có những hoàn cảnh, những vị trí những nơi chúng ta không bao giờ quen nổi, bởi vậy bị rơi vào những nơi đó lần nữa chúng ta hoảng sợ và cảm xúc sợ hăi sẽ chi phối ta hoàn toàn. Nhưng ngược với điều này, những sự kiện mang cảm xúc tích cực lại mau chóng biến mất, trôi qua nhanh.

8. Quy luật giữ ǵn khoảnh khắc cảm xúc

Con người cho rằng thời gian sẽ giải quyết mọi vấn đề, nhưng cảm xúc gắn với những ấn tượng mang tích chất tiêu cực lại vĩnh viễn khắc sâu trong ư thức họ. Sau rồi nhạt mờ dần nhưng không biến mất. Nếu một lần nữa ta lại kinh nghiệm về những cảm xúc ấy, hoặc gặp những sự kiện tương tự, lúc đó ta lại bị những cảm xúc đó chi phối.

9. Quy luật về sự khóa kín

Các xúc cảm không có mục đích của chúng, mà chỉ đơn giản là có. Cái mà cảm xúc của ta chỉ dẫn, ta cứ nghĩ đó chính là con đường chắc chắn, và lấn át mọi quy luật, mục đích khác.

10. Quy luật chống lại những quy luật trước

Nhiều lần chúng ta cân nhắc các hậu quả của cảm xúc và chúng ta điều chỉnh cảm xúc từ sự cân nhắc này. Chúng ta học cách điều khiển cảm xúc của chính ḿnh. Từ từ con người hiểu nếu nó làm một việc ǵ sẽ nhận được hậu quả ǵ, cho dù con người nhiều lần sợ hăi nó sẽ nhận được cảm xúc ǵ nếu nó làm việc này hay việc nọ.

11. Quy luật thức tỉnh

Ta càng tin tưởng bao nhiêu vào những hoàn cảnh nhất định, ta sẽ càng phát triển nhanh bấy nhiêu về mặt tinh thần và cảm xúc. Lúc đó ta có khả năng tiếp cận những vấn đề hoặc những hoàn cảnh nhất định từ những góc độ khác

12. Quy luật lợi ích lớn nhất

Nếu chúng ta liên tục đánh giá lại và phân tích kỹ các xúc cảm của ḿnh, chúng ta sẽ đạt tới trạng thái hiểu rơ toàn bộ vấn đề của ḿnh nấp dưới lớp áo t́nh cảm và chúng ta sẽ điều chỉnh được chúng trong hành vi thể hiện.

( Nguyễn Hồng Nhung sưu tầm và dịch từ tiếng Hungary.

Bp. 2018. julius. 18)

…………………………………………………..

Sống một cuộc đời là thực hiện một quá tŕnh học tập, giống hệt việc học một ngôn ngữ, có thể chỉ là tiếng mẹ đẻ, có thể thêm vài ngoại ngữ khác nữa. Nếu các con số (thần số học) tuyên bố sự liên quan giữa sinh mệnh một đời người với vũ trụ th́ ngôn ngữ nêu toàn bộ nội dung một đời người ấy, với các mức độ tri thức khác nhau mà các cá nhân đạt tới.

Sách và các công cụ của thế giới tinh thần giờ đây thay thế cho những người Thầy trực tiếp, dẫn dắt con người đi trên con đường tâm linh để hiểu ra chính ḿnh và những người khác sống cùng, trong mối quan hệ giữa nhân gian và vũ trụ.

Sống như học ngôn ngữ. Sống là thể hiện hết chiều sâu của ngôn ngữ. Đúng thế. V́ chỉ con người biết đọc và biết viết, để thổ lộ ấn tượng của ḿnh với và về một thế giới vô h́nh- hữu h́nh, không có phương cách sống khác.

Đời người: con thuyền neo lại đâu đó, để sống đời sống "ngôn ngữ" hữu h́nh và vô h́nh cùng những con thuyền khác neo cùng bến, trong một khoảnh khắc ngắn ngủi....( 2018. julius. 19.)

…………………………………………….

Nhà nước vô ích đặt tên cho ḿnh là xă hội chủ nghĩa hay dân chủ, nếu không thanh toán các phương tiện của sự dối trá-bạo lực- bóc lột. Nhà nước này cũng tồi tệ y như bất cứ nền quân chủ hoặc triều đại phong kiến nào, thậm chí tồi tệ hơn, bởi dối trá nhiều hơn và v́ sự dối trá này bắt buộc thực hành bạo lực và bóc lột nhiều hơn. Hậu quả trực tiếp phi lư do của tất cả mọi sự dối trá là bạo lực và bóc lột.

Không được dối trá ( người Ấn độ gọi là svadharma) 

 Không được dối trá kể cả khi có vẻ như toàn bộ đời sống của một dân tộc đang dựa trên sự dối trá này”

( HAMVAS BÉLA)

……………………………………………….

Định t́m cái này sẽ thấy cái kia, trong kho chữ nghĩa rối bời của mày. Lúc đó quên mất cái định t́m, ngồi đọc lại cái t́nh cờ "nhảy bổ" ra đ̣i tŕnh diện: ồ, té ra lúc nào Nhung cũng nhận xét đấy chứ, ghi chép lại và...quên luôn.

Đọc lại, thấy bác HB nói chí lư: một khi đă đặt xong tên cho sự vật, ta thoát sự vật ấy. 

(NHN)

...........................................................

TÔI LUÔN LUÔN …

Tôi luôn luôn định viết về một cái ǵ đó. Và luôn luôn bỏ dở. Hoặc bỏ dở nửa trang đă viết xong, hoặc dăm bảy ḍng, hoặc bỏ luôn cả ư định ngồi xuống và gơ phím. Tại sao ?

Tại có viết hay không mây trắng vẫn ngùn ngụt bay giữa trưa tháng tám, không gay gắt mặt trời tứa mồ hôi, nhưng nắng vẫn trong vắt thủy tinh, soi rơ từng hạt bụi lơ lửng giữa không trung, như ngày sống hôm nay…

Tại có viết hay không, ở một nơi xa lắc, mọi người cùng thời với ḿnh vẫn đang sống nhởn nhơ, và mọi sự việc vẫn chỉ có thế?

Vẫn cô bạn gái khéo tay đă uốn thanh kim loại trắng thành những gân hoa, rồi căng mảnh voan mỏng trong suốt như màng nhện tạo thành những cánh hồng trắng mơ màng, vừa tặng tôi đóa hoa óng ánh, nó vừa cười vui vẻ: Tao mơ một ngày, khi không cần đi kiếm sống nữa, tao sẽ chỉ ngồi làm ra những đóa hoa này. Và tao c̣n mơ sẽ dạy cho mọi người cùng làm để biết đâu họ có thêm thu nhập?

Đâu cần viết, đă đủ hiện ra trong óc cô bạn thứ hai ngồi cạnh nàng A. kết hoa từ voan và dây kim loại, đang bĩu môi. Nàng B. có cái bĩu môi và giọng nói chán chường bất hủ, chứa đựng toàn bộ sự ngao ngán muốn phủ nhận đời, hậu quả của những cơn đói khát khao được sống ngày hàn vi. Cả bọn chơi với nhau từ thuở đứa mới lấy chồng, đứa đang có kẻ tán, đứa c̣n may mắn độc thân. Mấy chục năm quen biết chỉ để khẳng định thêm chân lư đầu đời của tôi: sinh ra như thế nào, chết đi như thế.

Nàng A. luôn là đứa ṭ ṃ, nhưng khám phá thế gian một cách khoan dung và đĩnh đạc, dáng đi bệ vệ của ả vịt bầu dẫn đầu đàn vịt tiến thẳng về phía ao. Bây giờ nó vẫn thế. Chẳng cần viết, nhắm mắt lại vẫn thấy hiện ra Nó: một thiếu phụ xinh đẹp tóc loăn xoăn, khi vui cả mắt lẫn miệng đều cười tít, ưng diện váy dài lượt thượt, hiên ngang sải từng bước dài trên phố.

C̣n nàng B. ví như một con quạ hay nghi ngờ. Trí thông minh khiến nàng nắm bắt được rất nhanh tất cả những ǵ nàng cần, của cải vật chất, một ông chồng có chức danh, một gia đ́nh tṛn trặn đủ cả trai lẫn gái, nàng nhanh như một con quạ sà xuống mặt đất và…hấp! bay vút lên ngọn cây với một quắp chiến lợi phẩm hậu hĩnh. Nhưng con quạ này chẳng bao giờ thỏa măn, chẳng bao giờ thấy đủ. Lúc nào nàng cũng than văn, nhiếc móc, kêu ca, than thân trách phận, không chửi chó mắng mèo th́ rên xiết như một kẻ mắc một căn bệnh kinh niên.

Tôi cho rằng một trong những nguyên nhân khiến nàng bất hạnh lúc nào cũng căng thẳng, v́ không tin ǵ hết. Tuyệt đối nghi ngờ hết thảy. Đứng giữa cái thế gian vui vẻ rất đáng ngờ này là sự vô thần dửng dưng của nàng, khiến nàng hau háu rơi theo mọi hoạt động, mọi quan hệ của lũ bạn gái nàng không thể từ bỏ, nhưng lẽo đẽo theo chân chúng chỉ làm nàng bực ḿnh, v́ không bao giờ nàng tham gia những hoạt động (kể cả trí óc lẫn chân tay) với chúng. Nàng nghi ngờ tất cả mọi giá trị trên đời, bởi sau quá nửa cuộc đời h́ hục tha về tổ tất cả những ǵ nàng mơ ước, vậy mà nàng không hề cảm thấy sung sướng, nàng vẫn tiếp tục bực ḿnh...

Nhớ đến lũ bạn gái, là nhắc đến cái thành phố ấy, nơi có những hàng cây cao vút lao xao nắng gió, nắng từ lúc mở mắt b́nh minh, nắng đến tận lúc muốn chui lên giường. Trời ơi tại sao lại có một nơi ngập ngụa năng lượng đến thế? mặt trời lúc nào cũng nhoẻn miệng cười trên đầu, những dăy phố dài ăm ắp dân ăn, nhậu toe toét, oang oang ầm ĩ, những ḍng xe máy rồ muôn ngả.

Chả cần viết đă nh́n thấy một trong những cây bút hay ho nhất thời nay đang ngồi im lặng trước một ly nâu, trong một cafe vỉa hè, dù ngồi một ḿnh hay ngồi giữa „nhiều” ḿnh đi chăng nữa, vẫn bất động như thế.

Có lẽ đối với bọn văn sĩ, chỉ nên đọc tác phẩm mà không nên gặp. Bởi chúng quen chỉ chuyện tṛ với linh hồn bản thân, nên việc tiếp xúc với thể xác của chúng là chuyện của kẻ khác.

Cây bút này- trong kư ức của tôi - giống như h́nh ảnh một tia nắng trong veo, hoặc đang chiếu lên ṿm cây xanh thẳm, hoặc chiếu xuống mặt sông nhảy nhót áng muôn màu. Muốn cùng tṛ chuyện, hăy về nhà mở sách của „Người” ra mà đọc…ngoài ra: hăy để „Người” được yên thân một ḿnh!

Muốn nh́n thấy „nhiều” ḿnh, nhiều khuôn mặt, để nhớ đến nhiều giọng văn, thơ hăy sang quán khác, nơi đó người ta kê ghế theo h́nh cánh quạt mở rộng, với những chiếc ghế thấp tè, cố gắng giản dị cho ra một ngày thường giản dị, mặc dù đa số khách khứa quán này chẳng giản dị tư nào, đây là nơi có thể gặp tất cả các linh hồn bức xúc.

Tôi nhớ ḿnh đă dẫn tới đây một anh bạn ngoại quốc, để quan trọng ghé tai hắn th́ thào: các văn nghệ sĩ phản kháng đấy! Anh bạn ngoại quốc kính cẩn đưa mắt nh́n hết thảy và run rẩy đáp: giống ở nước tao những năm tám mươi của thế kỷ trước. Những người này tạo ra năng lượng thời đại, không có phản kháng không có văn chương. Thời đại luôn luôn là của họ. Tên bạn này là một nhà báo, chắc hẳn quay về nước, hắn đă tự cảm động một ḿnh để cố gắng h́nh dung lại cái tinh thần buổi gặp gỡ linh thiêng ấy, và viết bằng trí tưởng tượng chứa vài phần trăm sự thật trong đó.

Không cần viết, cũng nhớ ra vài buổi tranh luận sôi nổi như những cơn mưa rào đầu hè, nhất thiết phải có chớp và sấm rền, ở một thành phố khác. Trong một hội trường bia. Lư luận và quan điểm va nhau bôm bốp, nhưng tựa trung nội dung chỉ có ngần này: đất nước chúng ta là mảnh đất không vua, ai muốn làm ǵ th́ làm, nhưng không ai làm ǵ cả, và v́ t́m măi không ra một nhà vua vừa hiền vừa giỏi, chỉ bảo dân lành làm ǵ trước, ǵ sau, cái ǵ nên và cái ǵ không nên, bởi vậy rút cục đất này lúc nào cũng trong một trạng thái chờ đợi, chờ đợi cái ǵ sẽ xảy ra, chờ đợi bao giờ đất này sẽ có một ông Vua ra vua…

Không cần viết vẫn h́nh dung ra mật độ đậm đặc nghẹn thở của con phố tuổi thơ. Bước vào cái ngơ nhỏ xưa va phải cơ man nào là người lạ mặt. Trong ngơ, người ta phá ba cái nhà liền nhau, xây thành ṭa nhà 9 tầng mỏng manh như ṭa nhà đồ chơi xây từ nhựa lego, sẽ có thêm cơ man những cặp mắt ngó xuống từ những cửa sổ bịt bùng.

Bước ra khỏi ngơ là quán ăn trên hè, đủ các loại dịch vụ ăn, chỉ cần bày một cái bàn dài với dăm ba ghế nhựa xung quanh đủ h́nh thành đám người quây quần nâng bát lên, hạ bát xuống x́ xụp, húp, gắp. Chưa bao giờ đời sống h́nh thành dễ dăi đến thế, tùy tiện đến thế.

Sẽ có một ngày những cây to trong phố bật gốc đổ hết như cây trước ngơ, khi hè phố bị đào đi đào lại nhiều lần, chạm cả vào rễ cây tỏa ngầm dưới ḷng đất. Sẽ có một ngày thành phố này chỉ c̣n lại toàn người là người. Môi trường thiên nhiên của thành phố này đang chết.

Tôi không mấy hứng thú vẽ chân dung những người tôi gặp ở những thành phố ấy. Bởi bức tranh có sắc cạnh hay nhợt nḥa về họ cũng không chen chân nổi với kư ức tuổi thơ mát lành như cơn mưa rào mùa hạ trong tôi. Một tuổi thơ ở thành phố quê hương buộc phải chết để phần đời c̣n lại dửng dưng nhận thức...

Dù không viết, vẫn biết đời sống này đang HẤP HỐI, khắp nơi, trên quả đất, chẳng cứ ǵ ở quê hương, chẳng ǵ cứu văn nổi, viết hay không cũng chỉ là từng ngụm cafe lặng thinh một ḿnh ngẫm nghĩ mà thôi...

NGUYỄN HỒNG NHUNG- ( Budapest. 2011. 08. 17)

………………………………………………………..

Nhà văn đại diện cho thế hệ của họ. Dịch giả, cũng như người đọc, khi chạm vào tác phẩm, ít người nghĩ đến chất thời đại được miêu tả qua cá tính ng̣i bút của nhà văn. Nhưng nếu dịch nhiều nhà văn cùng thời cùng một lúc, sẽ từ từ nh́n thấy quá tŕnh chuyển đổi của thời đại qua các ng̣i bút khác nhau. Và chính người dịch ngấm một điều: không có cái nh́n tổng quát, vô ích dịch nhiều, mi chẳng t́m ra bất cứ kết luận chung nào từ một thời đại cụ thể. Lúc đó, người dịch bỗng khao khát và trở thành một kẻ ưa thích, vươn tới những kiến thức triết học mà không hề hay biết.....

( 2018. julius.18)

Đời sống có hai khuôn mặt, con trẻ và hủy diệt. Hai mặt này luôn luôn đứng riêng. Hăn hữu đâu đấy có sự tiếp cận nhau của chúng. Nhưng, không bao giờ khía cạnh con trẻ và hủy diệt của đời sống gặp nhau. Chúng không thể gặp nhau bởi khía cạnh con trẻ nằm trong sự b́nh dị tươi tỉnh, và nếu có một thứ, sự hủy diệt căm thù, ghen tị và tức tối, đấy chính là sự b́nh dị tươi tỉnh. Nếu có một người ma quỷ bằng mọi giá luôn luôn muốn làm hư hỏng, đó chính là con trẻ. Ma quỷ không có thời ấu thơ, có thể đă bị đánh mất, có thể nó sinh ra đă như thế. Đấy là sự thô bạo. Bởi sự b́nh dị là khía cạnh tế nhị và dịu dàng của đời sống. Bởi vậy sự b́nh dị mới giản dị, sáng sủa, thanh thản và tươi tỉnh làm sao. Ma quỷ là kẻ không có sự tiếp xúc với Vườn Địa Đàng thông qua chính bản thân nó. Kẻ không mang theo ḿnh hương thơm của Thiên Đường, kẻ không biết giữ trong bản thân ḿnh mật ngọt của sự sống...

( HAMVAS BÉLA: Patmosz)

…………………………………………….

Những lúc đi trên metro, trộn ḿnh vào những đôi mắt cúi xuống trang sách hoặc những ngón bấm mobil, lúc đó văn chương vang lên trong đầu một kiểu khác, không giống lúc ngồi dưới gốc cây và đọc. Trên phương tiện công cộng, mọi người đều im lặng, chỉ cắm cúi với thế giới bên trong riêng của ḿnh. 

Con người là một cỗ máy kỳ lạ, lúc nào cũng hoạt động, cố gắng tận dụng hết năng lượng của ḿnh cho mọi tṛ, mọi chốn. Thời gian đi đường ngắn ngủi, vội vă, đọc một cái ǵ đó, để lúc có thể, sẽ suy ngẫm, liên tưởng và tự hỏi tại sao ḿnh thích? cái ǵ trong đó làm ḿnh thích?

Hôm qua, trên chuyến metro nóng bỏng của một ngày ngột ngạt không gió, đọc một bài thơ và ngạc nhiên: chẳng nhẽ kẻ viết bài thơ này lại là cậu bé ấy, hai mươi tuổi hơn chút, nhưng trông rất trẻ thơ và lăng mạn? Đọc lại và chẳng hiểu sao lại thấy tất nhiên rồi, tuổi trẻ mới dùng con chữ như thế, mịn màng, dịu dàng như từng hạt cát rời tay nắm, bay xiên xiên trong nắng chiều sắp tắt trên bờ biển lúc bước chân thong thả ra về...

Bài thơ t́nh của tuổi trẻ giống như trái cây đầu mùa thơm dịu, giống như bức tranh tĩnh vật khiến người ngắm bâng khuâng, giống như một phút trên giường chưa tỉnh hẳn không hiểu ḿnh đang c̣n ngủ hay đă thức giấc...Những bài thơ ấy đẹp v́ ngôn từ sử dụng, thứ ngôn từ chưa bị bào ṃn, lải nhải theo ước lệ hoặc thói quen bắt chước. 

Chàng trai viết bài thơ này bảo: chẳng báo nào nhận đăng thơ em, nên em chỉ gơ lên fb thôi. Ôi, may quá em ơi, đừng để "chúng" cho vào thùng nước gạo xay lên cùng những ngôn từ tả tơi khác của chúng, báo chí hiện đại, nơi bốc các loại mùi thối rữa của dối trá và trơ trụi cảm xúc.

Em hăy cứ ném tâm trạng ḿnh lên fb để cô đọc nhé, những lúc ngồi trên metro đi làm, đọc và ngạc nhiên: sao có bài thơ tươi tỉnh, đẹp trong sạch và dịu dàng như một giấc mơ YÊU thuần khiết như thế nhỉ?

CHUYỆN VỀ KẺ MUỐN T̀M ĐỘNG ÁI OAN

Tay khi chạm vào tình yêu

Như giấc mộng chạm vào mây cõi

Chỉ một giây và như tan biến mất

Đó là tinh cõi có còn mơ

Lại lần khác anh chạm vào tình yêu

Và khi đó tay mang mùi hương cỏ

Tình yêu năm mười lăm tuổi

Thơm mùi cỏ chẳng còn là kẹo bông

Năm hai lăm anh bước vào gương tĩnh

Được tạo nên trong khoảng lặng khuya trăng

Anh bước đến rồi lại bước ra

Tay ướt lạnh đó là tình đầu thật sự

Năm ba mươi anh dần không chạy nữa

Vì sợ làm cát bay trên những chân đà

Phút khi ấy đó là tình ái

Chỉ còn chờ và đợi thời gian

Thoáng lên khơi và tình yêu giữa biển

Không còn buồn trước gió đẩy tháng năm

Đó là yêu năm nào anh chẳng rõ

Năm năm mươi ta lỡ một cuộc tình

Khi thế giới quấn chân về với mộng

Mây xuống lơi chân núi mỗi buổi chiều

Năm tám mươi con người quên mất ái

Chỉ còn lạc trong một nắm tay mơ.

( Vương An Nguyên)

A kĂ©pen a következÅ‘k lehetnek: egy vagy több ember Ă©s Ă¼lÅ‘ emberek

Tối hôm qua bắt đầu đọc cuốn" Con người, những kẻ đi t́m Thượng Đế"- một tập tiểu luận, truyện ngắn về đề tài Kinh Thánh của các nhà văn thơ nổi tiếng Hungary.

Trả lời câu hỏi: các nhà văn viết ǵ? Cần nh́n vào cái xương sống tinh thần của nền văn hóa nuôi dưỡng các nhà văn, sẽ biết họ phác họa cái trí tuệ dân tộc, quốc gia của họ ra sao khi mô tả đời sống dân chúng của họ.

Cần xem xét thật kỹ chất liệu ngấm vào cái xương sống tinh thần của nền văn hóa đó: tôn giáo cổ, chủ nghĩa dân tộc, hay chỉ một loại chủ nghĩa theo ư thức hệ tư tưởng chính trị nhất thời nào đó? Thực ra, cùng một lúc có tất cả những tính chất này trong một nền văn hóa của một dân tộc, chỉ khác nhau ở các mức độ mà thôi.

Rồi từ góc độ vi mô đi vào vĩ mô, nh́n vào kích thước từng cá nhân trong nền văn hóa ấy, điểm những đầu sách họ đọc và cách họ diễn đạt sự thông hiểu về những cuốn sách họ đă và đang đọc, sẽ t́m ra ngay mức độ tri thức của xă hội ấy, nền văn hóa ấy.

Hôm qua, đọc nhận xét của một bạn đọc trẻ về cuốn Kaddis của Kertész Imre, nhận ra muôn vàn chỉ báo về t́nh trạng đọc sách trong xă hội VN và nhất là trong giới trẻ. Đợi cuối năm, vào tháng 12 khi NHN về VN ra mắt cuốn sách dịch mới, chúng ta sẽ trao đổi nhiều hơn cả về những suy nghĩ "toàn tập" này, các bạn nhé?

( 2018. auguszt. 07. )

NGUYỄN HỒNG NHUNG