GHI CHÉP
SZEPTEMBER-2018
|
Cảm nhận đọc Bắt Trẻ Đồng Xanh -J. D Salinger- Phùng Khánh dịch:
Tối hôm qua đọc xong Bắt Trẻ Đồng Xanh. Sau nhiều lần cầm lên, bỏ xuống. Bản dịch này không thể đọc một lèo. Tiếng mẹ đẻ cũng làm tôi mệt. Chưa bao giờ tính chất "vùng, miền" của văn hóa VN thể hiện rơ như thế trong ngôn ngữ, bởi người Bắc dịch chắc chắn sẽ dùng những từ hoàn toàn khác. Mệt y như vào Sài g̣n những ngày đầu tiên, ḿnh nói không ai hiểu và dân ở đó nói ḿnh cũng không hiểu.
Nỗi nhọc nhằn ngôn ngữ làm bản dịch Bắt Trẻ Đồng Xanh mang một màu sắc đúp khá đặc biệt, nhất là với kẻ lần đầu tiên đọc như tôi. Đúp v́ cảm giác dành cho tác giả và cho dịch giả trộn lẫn nhau, vừa ḥa cùng, vừa tách biệt, cùng lúc một độc giả Bắc vừa đọc tiểu thuyết Mỹ vừa đọc ngôn ngữ Nam VN, bởi vậy mệt, không thể đọc liền một mạch như thói quen. Sự ngắt quăng này mang lại suy ngẫm giữa chừng về công việc dịch thuật, về người dịch, cùng lúc về nội dung tác phẩm. Và như vậy sự kiện đọc cuốn sách này quả là sự tổng hợp của biết bao cảm giác. Thật tuyệt.
Đành tách chúng ra để diễn tả, nhưng bạn nên nhớ rằng một món ăn ngon là sự ḥa quyện cảm giác hài ḥa của tất cả các nguyên liệu tạo món ăn trộn vào nhau, nên tách ra chỉ là để phân tích, rồi lại trộn vào để lắc hoặc gật đầu mà thôi.
Trước hết nói về tác phẩm. Trầm ngâm măi không hiểu tại sao đến tận giờ này ḿnh mới đọc tác phẩm này nhỉ? Tôi có một thói quen: hay kiểm tra vốn đọc của ḿnh bằng tra lại tên tác giả và tác phẩm bằng tiếng Hung. Sẽ biết ngay ḿnh và nó liên quan đến nhau ra sao. Vỡ lẽ: ơ! hóa ra tiểu thuyết này ḿnh đă từng thử đọc bằng tiếng Hung vào những năm 80 và chẳng hiểu ǵ hết, đành thôi không đọc tiếp. Hồi đó chưa có sự chăm chỉ và kiên tŕ tra từ điển cũng như tŕnh độ tiếng Hung chưa được bổ túc sát sao như bây giờ.
Bèn đọc chăm chú lại tất cả những ǵ người Hung viết về tác giả, về các tác phẩm của ông và về riêng cuốn Bắt Trẻ Đồng Xanh. Biết thêm một điều: một dịch giả Hungary vừa dịch lại cuốn tiểu thuyết này, ông ấy thấy cần dịch sao cho trực tiếp hơn nữa một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của thế kỷ XX. Và tất nhiên, sự trực tiếp này đ̣i hỏi việc sử dụng ngôn từ mới nhất, hiện đại nhất trong tiếng Hung, để khắc phục sự gián tiếp là hạn chế của bản dịch trước. Đọc đến đây, tôi ḷ ḍ đi t́m vài ư kiến bạn đọc Hungary về hai bản dịch, người ta có vẻ thích bản dịch mới hơn. Thôi được rồi, bụng bảo dạ hôm nào ḿnh thử đọc cả hai bản dịch xem sao, như một kẻ ngoại quốc đi xuyên lục địa từ hai tiếng ngoại quốc.
Đến đây, đột nhiên biết ơn dịch giả VN đă cho ḿnh diễm phúc đọc tác phẩm này bằng tiếng mẹ đẻ. V́ trong mọi trường hợp, tiếng mẹ đẻ vẫn là dễ nhất. Khi quay lại bản dịch của Phùng Khánh, tôi lại h́ hục đi t́m các tư liệu nói về nữ dịch giả này cùng những ǵ liên quan đến dịch phẩm Bắt Trẻ Đồng Xanh.
Bà đă dịch cuốn này khi c̣n rất trẻ. Ưu thế của ngôn từ lúc đang trẻ ấy có thể ḥa quyện với ngôn ngữ tác phẩm một cách dễ dàng chăng? Đây có phải một trong những lư do lựa chọn tác phẩm để dịch của bà? v́ dịch giả thường ưa thích một tác phẩm đến mức phải dịch bằng được mới thỏa cơn say đắm riêng tư không thể diễn đạt bằng cách khác. Căn bệnh riêng của bọn dịch sách.
Nếu đúng như vậy, nguyên việc lựa chọn tác phẩm này để dịch đă là một hành động" để đời" của Phùng Khánh, bởi cái khó nhất và cũng là cái hay nhất của tác phẩm này là vốn từ "chẳng giống ai" mà tác giả sử dụng. Một thứ ngôn từ tuổi thanh xuân chứa đựng toàn bộ quăng đời dậy th́ bấp bênh nhất của đời người, đọc lên ai cũng thấy ḿnh trong đó với mọi nỗi sợ hăi ngu ngốc nhưng trong sáng như mây trời của một quăng thời gian bắt buộc con người phải trải. Một thứ ngôn từ cực kỳ khó nhằm diễn tả toàn bộ những ǵ xảy ra trong một linh hồn và một thể xác, ngoài ngôn từ ra không ǵ có thể diễn tả trọn vẹn một con người như thế. Con người là ngôn ngữ và ngược lại v́ thế.
Nếu tôi là người Nam, có lẽ tôi hiểu nhanh và trọn vẹn hơn với ngôn từ dịch thuật của Phùng Khánh, nhưng đây vẫn là tiếng mẹ đẻ của tôi nên dù gập gềnh là lạ, mệt nhiều lần đến mức phải đọc đi đọc lại như đọc tiếng nước ngoài, tôi vẫn Cảm được tác phẩm. Và chính xác hơn: cảm được ngôn từ đă hóa thân của người dịch. Ṿng nguyệt quế dành cho người dịch là đây. Tác phẩm cuộc đời là đây.
Giờ, nói một chút về tác giả J. D. Salinger. Vừa nh́n ảnh ông chưa đọc tiểu sử đă biết ngay ông có liên quan đến dân Do Thái. Và đúng là như vậy. Những tác phẩm khác của ông tôi chưa đọc, nhưng thấy đă dịch ra tiếng Hung, tôi sẽ t́m đọc v́ ṭ ṃ muốn biết Ngôn Từ các tác phẩm khác của ông ra sao. Bạn muốn làm nhà văn, nên viết ngay từ khi c̣n bé và viết liên tục, bởi ngôn từ của bạn cũng lớn lên, già đi theo thời gian, và khi già nhà văn chỉ biết viết hồi kư thôi chứ không thể dựng lại ngôn từ tuổi trẻ của ḿnh một cách trong sáng, giản dị và sống động như thế đâu.
Cả cái kiểu tả cảnh tả người lê la khắp chốn mọi nơi, nh́n cái nọ nhớ ra cái kia, cảm giác nọ đè lên cảm giác kia, tự dưng khóc dù không muốn, định nói thế này lại phát ngôn thế nọ...tất cả, là bí ẩn màu nhiệm của tuổi trẻ, con người chỉ một lần duy nhất trải qua. Và diễn tả được sự vật, sự việc, con người một cách Trực Tiếp, chỉ Đúng Lúc con người mới làm nổi, c̣n nếu không, sau đó nó chỉ là quá khứ được nhớ lại, mang màu sắc tượng trưng của giải thích, giải nghĩa mất rồi.
Bắt Trẻ Đồng Xanh là nỗi sợ hăi cái mất mát sẽ đến ngân nga như làn gió lang thang cô đơn trong thung lũng, va vào đâu cũng bật ra tiếng nức nở nhưng trong trẻo lạ kỳ, bởi li ti trong làn gió ấy là hơi nước mát mẻ vô h́nh của sự sống đang thở.
Tại sao người ta yêu mến tuổi trẻ đẹp đẽ dấu sau biết bao ngôn từ phá phách như vậy? Bởi nỗi sợ hăi dấn thân của con người đồng thời cũng chính là tính chất cao thượng đ̣i hỏi phải được bộc lộ và thử thách để đạt tới của một kiếp người.
Đừng cố gắng nắm bắt một cái ǵ hết, hăy cứ để gió thổ lộ và bay đi, những ngọn gió tuổi trẻ trong lành ấy lúc nào chẳng lẩn quất quanh ta, có phát hiện ra và thưởng thức nó hay không mà thôi.....
NGUYỄN
HỒNG NHUNG.
( Bp. 2018. augusztus. 13)
Nghĩ về (cái gọi là) tính địa phương trong ngôn ngữ dịch. Dịch giả đại diện cho tính địa phương nơi họ sống thông qua ngôn ngữ cá tính riêng của họ, một loại tính chất"địa phương" khác, hay c̣n gọi là tính chất cá nhân. Bản dịch (có bao nhiêu phần trăm bản năng) sự quyết định của dịch giả khi dùng từ này mà không dùng từ khác để dịch?
Và tính chất chính trị trong bản dịch nữa. Cuộc chiến tranh VN cho ra đời những sản phẩm văn hóa nghệ thuật mang tính chất chính trị khác hẳn nhau theo ư thức hệ chính trị khác nhau. Vô h́nh chung các dịch phẩm của hai miền Nam- Bắc phản ánh sự chia cắt chính trị chung của thế giới trong một giai đoạn. Miền Bắc chủ yếu dịch tác phẩm của các nước theo phe XHCN, miền Nam dịch các tác phẩm phương Tây. Giọng văn dịch miền Bắc trong các tác phẩm của các nhà văn Liên Xô (chẳng hạn) cũng đặc thù chẳng kém giọng văn miền Nam trong các bản dịch tác phẩm Pháp, Anh.
Dù cá tính, tŕnh độ của dịch giả quyết định đến hơn chín mươi phần trăm bản dịch, ta vẫn nhận ra dấu ấn chung của tính địa phương và chính trị thể hiện rất rơ từ ấn phẩm dịch, ngay từ cách lựa chọn tác phẩm, cách dùng từ ngữ đặc thù. Ví dụ: đại từ nhân xưng "đồng chí" trong các dịch phẩm miền Bắc đi lại thoải mái dễ dàng y như "nàng" và "chàng" trong các dịch phẩm miền Nam. Nhưng, đi vào các chi tiết này bất tận như đi nhặt lá vàng trên sườn đồi Thu sang.
Tôi chỉ viết ra vài nhận xét của riêng ḿnh dựa trên tính địa phương ngôn ngữ của một bản dịch cụ thể là Bắt Trẻ Đồng Xanh mà thôi. Tựa hồ như giọng dịch miền Nam dễ dàng thoải mái hơn khi thể hiện cảm xúc của câu văn, dù có nhiều từ rơ ràng tiếng Việt mà ḿnh không biết tiếng Bắc sẽ thay thế bằng từ ǵ? Phải chăng sự thoái mái của giọng dịch Nam nằm ở chỗ những quy tắc phân biệt văn nói văn viết không quá khắt khe như trong văn chương Bắc? Cấp độ văn hóa nào quy định những quy tắc( rất có thể chỉ ngầm) này?
Nhớ đến tên bạn vàng chính cống trí thức miền Nam, dường như hắn cũng rất hay dùng lối diễn đạt, cách sử dụng từ như trong bản dịch của Phùng Khánh? - đúng rồi, v́ hắn cũng không có lối thể hiện khác nằm ngoài cái tính chất môi trường văn hóa đặc thù của hắn. Cách viết như nói (và ngược lại) có một ưu điểm là trực tiếp, nhưng cần sự tài t́nh của tri thức người viết, đúng hơn: một sự duyên dáng trời cho. Những dịch giả giọng Nam được ái mộ đều duyên dáng. Duyên dáng là sự tinh tế đến ngỡ ngàng của tri thức, từ tri thức tỏa ra. Không sâu sắc, không thể duyên dáng nổi. Có thời gian cần đọc lại các dịch phẩm miền Bắc trước kia để nhận ra đặc thù của giọng dịch Bắc, chắc chắn cực kỳ hay.
Hôm nay viết thế thôi...( 2018.08 14)
………………………………………………
Vừa đọc hết một trong những giọng dịch Nam đặc sắc nhất, dính ngay vào một trong những giọng dịch Bắc thiên tài nhất: Đoàn Phú Tứ- tôi đă đọc tự truyện của ông thời thơ bé- giờ, đọc những trang sách dịch không thể súc tích hơn (Thiên Thần Nổi Loạn - Anatole France), lặng đi không thể cất lời. Cần ra khỏi mọi lải nhải đời thường để đọc lại, học lại toàn bộ các Học Giả chính cống của quá khứ VN đi!
Khi Hamvas Béla nhận xét về F. Villon (trong Một Trăm cuốn Sách) là lúc ông ngồi uống rượu gật gù cùng A. France( tác giả Thiên Thần Nổi loạn) v́ có cùng một ư nghĩ, sự liên tưởng về Đấng Sáng Tạo, cha của con trai Cơ Đốc giáo....Đừng nghĩ A. France bài bác Nhà Thờ, ông chỉ nổi loạn cùng các thiên thần chống lại một thể chế xă hội mang tên na ná như thế mà thôi....
Thật là hạnh phúc cứ được cười phá ra giữa lúc đọc sách. Nó trả ta về tuổi ấu thơ, từ lúc biết đánh vần trở đi chỉ dính lấy trang sách, nó cắt nghĩa tại sao những con mọt sách lúc nào cũng hân hoan trong cái thế giới bồng bềnh sương mù huyền ảo vô tận của riêng nó và sách.
Đọc lại tư tưởng văn chương Pháp như trả ta về nhà cùng cha mẹ, thuở ngọt lành nhất gắn liền với cái tủ sách của bố, ăm ắp văn học Pháp, làm sao quên được, chỉ không có chất xúc tác để nhớ ra cái cảnh các con cười lăn lộn đọc những câu đối thoại kịch Molie cho bố nghe, để bố đệm thêm những câu b́nh vô cùng dí dỏm, khiến cả nhà cười đến nỗi mỗi người lăn, chui, vào một xó nào đấy cười cho đă, chỉ mỗi mẹ cáu tiết, v́ mẹ quần quật, làm ǵ có thời gian đọc sách để hiểu "chúng" cười ǵ!
Ôi,
thời đại của bố, của các dịch
giả tiếng Pháp ở VN.
Té ra Đoàn Phú Tứ dịch tất cả những vở
kịch mà tôi và các anh chị em đều vô cùng yêu thích, yêu
thích không chỉ v́ bố tôi là một đạo diễn
sân khấu. Và cuốn tiểu thuyết bất hủ
Đỏ và Đen nữa, nếu không có dịch giả
này làm sao Nhung có sách để phân tích rành rọt nhân vật
anh chàng tỉnh lẻ muốn đổi đời trong
một buổi thi về các tác phẩm văn học
thế giới ở trường và được
nhất?
Chúng ta nợ lẫn nhau nhiều lắm, con người ơi.
Đọc " Thiên thần nổi loạn" cười phá lên rất nhiều lần v́ những câu văn vô cùng thâm thúy của tác giả, xuyên qua câu văn dịch không thể tài t́nh hơn của dịch giả. Và cảm giác vô cùng quen thuộc với tinh thần văn hóa nước Pháp nhận ra làm ta vô cùng sung sướng. Con mọt sách này ngấm đẫm chất Pháp mà không hề hay biết, nói ǵ đến những người như dịch giả Đoàn Phú Tứ giỏi tiếng Pháp đến thế, ông đă sống cùng văn hóa Pháp rồi, chỉ kẻ ngoài cuộc mới không hiểu điều này thôi, nên cứ ra rả ca ngợi ư chí, sức làm việc của ông trong đói kém, lúc bị chính quyền ruồng bỏ.
Những
người như dịch giả, như bố tôi, như
các bạn văn chương nghệ thuật của
bố tôi có một đời sống tinh thần
Pháp-Việt pha trộn mà người ngoài cuộc không tài
nào hiểu nổi. Âu cũng là đặc điểm
của một thời đại người ta tuyệt
đối không hiểu ǵ về linh hồn của nhau
bởi những xung đột khủng khiếp bên ngoài.
Chắc không ai đặt ra giả thuyết có phải
những người như dịch giả Đoàn Phú Tứ,
như bố tôi và các bạn ông sống sót chính v́
đời sống tinh thần bên trong đă cứu họ?
Không sống vật vờ mà như những con
người xứng đáng: làm nên những tác phẩm
cuộc đời của họ.
Cuốn tiểu thuyết Thiên Thần Nổi Giận mới đầu có vẻ lư thú v́ nội dung của nó, nhưng sau quá nửa cuốn tôi bắt đầu không quan tâm đến những điều tác giả đặt ra nữa. Chỉ ṭ ṃ không biết những người theo Cơ Đốc giáo đọc sẽ nghĩ ǵ nhỉ? mặc dầu thừa nhận ông nhà văn này thuộc điển tích Nhà Thờ kinh khủng thật.
Cái lư thú nhất chính lại là những câu thâm thúy của nhà văn, niềm sung sướng này không thể có nếu bản dịch tồi. Tri thức sâu sắc nhất quả là sự hài hước. Chỉ bọn u ơ mới suốt ngày lư sự, lư thuyết, rao giảng, dạy dỗ lẫn nhau. Bọn giỏi chỉ cần liếc mắt một cái, hiểu liền và cười phá lên.....
Thôi, đêm nay chỉ viết thế thôi...
NGUYỄN
HỒNG NHUNG
( 2018. augusztus. 16)
Và
đây là nhận xét của Hamvas Béla về Anatole France -
hiện ra thật đầy đủ trong bản
dịch tiếng Việt tuyệt vời....
Anatole France: Con người không ngớt kinh ngạc v́ ông:
người ta truyền nhau rằng đây là một linh
hồn Voltaire nữa, phủ nhận Thượng
Đế, theo chủ nghĩa hoài nghi, chủ nghĩa
hưởng thụ và vô thần.
Trong thực tế hiếm có một nhà văn nào trong nền văn học thế giới lại mang tính chất hiền hậu (pieta) đến ngần ấy như Anatole France. Con mắt đa dạng và lối nói thô bạo của ông bị hiểu lầm rằng chỉ thích cười đùa. Nhưng hăy thử nghĩ mà xem trong thời Trung cổ, trong thời đại của niềm tin đích thực, người ta tŕnh diễn các màn hề trong các nhà thờ; người ta đọc to các cái tên chế nhạo giữa lúc các giáo chủ diễu hành, và trêu chọc họ trên hè phố. Được phép. Tại sao? Bởi pieta là một trong những mức độ tinh thần cao nhất.
Cái ǵ thân ái trong tim, con người nâng niu, từ sự âu yếm nâng niu này là nỗi vụng dại, như đàn ông với người t́nh, như người bố với đứa con nhỏ. Con người chỉ chơi với ai nó yêu mến. Con người chỉ mắng bạn thân nhất của ḿnh. Con người chỉ thích nhất cái ǵ nó hay chơi, cái ǵ nó hay mắng và nhạo. Bởi con người chỉ chú ư đến cái đó một cách thật ḷng.
Tác giả cuốn Tên Hề Của Đức Mẹ không vô thần. A. France cuồng tín, một ai đă từng nói. Đúng! A. France là một tín đồ Thiên Chúa cuồng tín thời Trung cổ. Nhưng các giáo sĩ phi tín ngưỡng không bao giờ hiểu niềm tin sâu sắc và âu yếm của ông, không bao giờ hiểu tính chất pieta thiên thần của ông, họ cho ông là vô thần.
Cái France chế nhạo, cái đó ông yêu: nước Pháp (Đảo Pinvin), trật tự Thượng Đế (Thiên Thần Nổi loạn), nhà Chung (Lịch Sử Thời Hiện tại), thế kỉ lớn (Thần Linh Khát). Ở nhiều chỗ, sách của Anatole France y như một cuốn kinh cầu nguyện.
( Hamvas Béla: Một Trăm Cuốn Sách)
Bao nhiêu ngày nhỉ? không nhớ chính xác, h́nh như một tuần nay không làm ǵ cả chỉ đọc tiểu thuyết. Đọc lăn lóc, theo đúng nghĩa đen, lăn lộn trên giường, nằm ngược xuôi, nhớ ra cái thú vui đọc trong giường hồi bé, hoặc vừa ăn vừa đọc ngoài bếp, nhớ cái cảm giác tham công tiếc việc, hay ngồi bên mấy chậu rau thơm ngoài ban công, duỗi chân đọc, như bác nông dân bên ruộng nhà.
Quên tuốt. Sướng thật. Hưởng thụ. Thưởng thức. Một ṿng hào quang vứt hết sự đời phong tỏa quanh người. Y như lúc cắm đầu làm việc. Tất cả dừng lại. Chỉ c̣n nhà văn và ta. Họ chi phối từng khắc. Bởi cảm giác lúc đọc Bắt Trẻ Đồng Hoang khác hẳn cảm giác lúc đọc Thiên Thần Nổi Loạn. Một đằng vào Nam, vào Sài G̣n chơi với người Nam, một đằng ở lỳ Hà nội, lắng ḿnh vào xứ Bắc thân quen. Chỉ v́ giọng văn của người dịch. Thật ly kỳ.
Hơn nữa cả hai tác phẩm đều tuyệt. Chưa nói đến chuyện mổ xẻ kỹ lưỡng chúng, mới chỉ dừng lại ở đoạn diễn tả cảm giác bản thân, mà đă thấy kỷ niệm dĩ văng, ấn tượng vùng miền, cảm hứng Tây- Ta, nghiền ngẫm về dịch, về ngôn ngữ, về trăm thứ bà rằn rối loạn trong một cái đầu mọt sách.
Và niềm hứng khởi viết ra những điều đang nghĩ quay trở lại đ̣i ngày nào cũng gơ phím thổ lộ, y như một đứa bỏ nhà ra đi lâu lắm rồi đột nhiên t́m về cố hương và sung sướng thấy ḿnh c̣n sống. Ừ, có một thuở viết như điên, và cũng có một thuở tự cấm ḿnh viết, một thuở viết chán ngắt khô cằn như một mụ già lẩn thẩn tự hỏi c̣n biết chữ hay không?
Phải rồi, cơ thể đ̣i ăn ngon mặc đẹp th́ linh hồn đ̣i đọc sách hay. Sách phải hay mới làm "chủ thể" quên đi t́nh huống. Hỡi ôi, tiêu chuẩn sách hay cho linh hồn quả là một sự vất vả chọn lựa rất đỗi vu vơ. Phải hay đến mức quên trần thế cơ, nghĩa là được thưởng thức chính niềm hạnh phúc tự nhiên của ḿnh, chả hiểu từ đâu đến, cứ làm cho ḿnh đắm ch́m vào sách và sau đó mọi hay ho từ dĩ văng, từ mọi kỷ niệm êm đẹp tự ập tới và gợi nhớ.
Ôi văn học quả là một cây cầu trung gian vĩ đại, làm ta tất tả chạy từ sự sống sang cái chết, từ hiện thực hôm nay sang thế giới bên kia, lộn ngược lại, men theo những thời đại tám đời, chơi với những kẻ chẳng hề nh́n thấy bao giờ, tất cả diễn ra chỉ bằng chữ, thế mà cả thế gian vẫn bầu bạn với nhau, dù một cách vô h́nh, trong đó ta cũng vô danh vô h́nh và vẫn gây ấn tượng vào kẻ khác như ai....
Trong những ngày mải tiêu hóa sách này, ai chẳng may không thích mà vẫn cứ phải đọc những ǵ Nhung viết, xin lượng thứ, cứ ph́ cười và đừng đọc nữa, hăy thản nhiên bỏ đi như cũng như Nhung đang thản nhiên viết...v́ chúng ta c̣n nhiều thời gian lắm.
Một câu của Anatole France làm tôi phá ra cười rung chuyển cả hoàng hôn đang phủ lên tấm rèm cửa sổ: " Đa số thiên hạ, không biết dùng cuộc sống này làm cái tṛ ǵ, lại muốn có một cuộc sống nữa, không bao giờ hết."
NGUYỄN HỒNG NHUNG
( 2018.08.17.)