GHI CHÉP OKTOBER- 2018

Các bạn ơi, từ Persona có những nghĩa nào?

Tại sao tôi (tự dưng) quan tâm đến từ Persona? bởi v́ đọc mấy bản dịch khác nhau từ một văn bản của vài bạn, tôi thấy các bạn ấy dịch từ này khác hẳn nhau. Bèn mày ṃ t́m hiểu từ một ngôn ngữ khác, mới thấy ngay gốc latin của từ Persona cũng đă hàm chứa rất nhiều nghĩa. Như vậy mỗi một đoạn dịch trong một văn bản, các bạn dịch không sai, nhưng (dường như) không đủ, để người đọc....cứ đọc thế thôi, rồi trôi tuột đi trong trí nhớ, nhiều lần khác đọc lại vẫn quên, hoặc vẫn không hiểu từ này nói lên điều ǵ? Điều này làm tôi băn khoăn nghĩ măi. Giống hệt vào một nhà sách tràn ngập sách từ nóc tới sàn, không hiểu ḿnh nên đọc từ đâu và bắt đầu từ sách nào. Có lẽ không phải không có lư khi thời xưa, bắt đầu đi học,  con trẻ các nước châu Âu phải học luôn cả những ngôn ngữ gốc, như tiếng Latin? Phải bắt đầu học, biết từ GỐC trở đi....

( 2018.09.19)

Tối nay thử nghiền một cuốn sách mang từ VN sang. Cuốn: Suy niệm mỗi ngày của Lev Tolstoy. Thưởng thức tiếng mẹ đẻ của người khác qua sách dịch. Không có nhiều thời gian, nhưng chỉ cần bập vào chục trang biết tiếng mẹ đẻ của ai hợp, ai tách, gợi ǵ trong ḷng hay chỉ mỗi lúc mỗi đi xa... Cuốn sách này mang lại cảm giác thứ nhất: giống sách hướng dẫn giáo viên dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, thử nghiệm mới toanh của bộ Giáo dục VN, loại sách làm rối tinh rối mù v́ nhiều "sự giúp đỡ" quá. Cuốn sách này phần đầu, mỗi nửa trang dùng để giải thích những câu viết của tác giả. Cứ y như dịch giả đă thỏa thuận cùng Lev Tolstoy:"ông viết, tôi giải thích, chúng ḿnh riềng một mẻ cho lũ đọc xem sao!" Sao lại cần giải thích? ḿnh không hiểu.

Tất nhiên, ḿnh chỉ đọc phần ông già Tolstoy viết thôi. Nhận ra khoảng cách giữa tiếng mẹ đẻ và một ngôn ngữ khác sao uể oải như thể phải ngồi ăn cơm với mẹ chồng! Tại sao thế nhỉ? Bèn giở lại xem: à, dịch từ ngôn ngữ thứ hai, không phải từ tiếng Nga mà từ bản Anh ngữ. Ngẫm nghĩ thấy điều này đâu mang nhiều ư nghĩa quyết định? Cuốn Kỳ Thư Kybalion cũng từ ngôn ngữ thứ hai sao vô cùng lôi cuốn?

Đọc kỹ lại những điều ông già Chiến Tranh và Ḥa B́nh mà ḿnh rất yêu thích viết, có thể thấy ngay cuối đời những kẻ uyên bác đều gặp nhau cạnh cửa Trời, v́ viết về tâm linh  giống hệt nhau. Những tâm hồn Ki tô giáo tất phải đại diện cho thời mạt vận bởi bắt buộc cần lên tiếng, không thể im lặng bất khuất trong thiền định như tư tưởng Phật giáo kiệm lời. Những kẻ ưu tú của hai ngh́n năm đọc lẫn nhau và thổ lộ như nhau, mặc kệ bọn cắp sách bút theo học có đọc hết một lượt họ hay không. Chính v́ vậy, loại sách này nhiều nhưng như thể chỉ có một quyển. Và chuyển thành các ngôn ngữ khác nhau rất rất phụ thuộc vào sự trực tiếp tiếng mẹ đẻ đến đâu của người dịch với tác giả, tạo ra sự ăn nhập tư tưởng cùng nhau.

Sững người lại, ngẫm nghĩ đến trang fb Hamvas Béla của ḿnh. Liệu có trực tiếp hay không với người đọc? Chiều nay vừa gặp một người quen làm tin học, đôi bên đă đọc nhau và thừa nhận kiến thức của đứa nọ là bí truyền của đứa kia, thôi, tốt nhất hăy để cho nhau yên trong từng lĩnh vực...Suưt quay lại một tật xấu dù vô thức: cứ định đi t́m tác phẩm NÀY bằng tiếng Hung đọc xem sao, có cảm giác chi? Ôi, trĩu nặng trong ta từ: TRỰC TIẾP- ngọn lửa nhiệt huyết để đọc cũng khoái trá như viết- có được không?

………………………………………………………………………………………

Vừa ăn sáng vừa đọc nốt tác phẩm "Ngôn Từ" của J.P Sartre. Không thích. Thuở lồng lộn làm đệ tử của chủ nghĩa hiện sinh suốt từ lớp 9, lớp 10 phổ thông, xuyên luôn đại học đă biết ḿnh thích Søren Kierkegaard và Albert Camus hơn Sartre, chẳng hiểu tại sao. Hôm nay đọc cuốn này khẳng định thêm lần nữa. Đọc văn của ai đấy cũng giống như ăn một món nào đấy, biết có những món hợp khẩu vị và cứ thích ăn lại, cũng như sẽ có những món nhớ cảm giác lần đầu ăn nó là đủ.

Ḿnh không muốn phân tích kỹ tại sao ḿnh không thích Sartre, chuyện riêng tư, v́ con người sẵn ḷng ngỏng tai lên nghe những điều thất thiệt hơn là những nồng nhiệt ngợi ca. Tính thóc mách của cái giống hay nghi ngờ thường làm thỏa măn sự ghen tức, thói tẹp nhẹp và cay cú nên con người có xu hướng đó chăng, cho nó cân bằng với sự lảng tránh lặng im của những người biết mà không nói. Chỉ tâm sự rất ngắn: đây là cái đầu người lớn, người già tả lại, lư luận lại tuổi thơ, tuổi thanh xuân, bởi vậy không thể mang cái chất" tươi sống" chân thực rất đúng của một giai đoạn cuộc sống như Bắt Trẻ Đồng Xanh chẳng hạn. Bởi vậy con mọt sách đọc dửng dưng, đợi măi xúc cảm vẫn không đến. Chán. Cái ông Sartre này, dùng từ của dịch giả Phùng Khánh cứ:" làm bộ làm tịch".

Cuốn sách này do hai nữ dịch giả Việt kiều dịch, người thứ nhất dịch hay, người thứ hai dịch b́nh thường. ( Không hiểu trong tác phẩm nào của ai có một câu ḿnh rất khoái: "về điều này tôi chỉ nói thế thôi"- thế là từ đó trở đi ḿnh cũng thích tuyên bố:" thôi, hôm nay chỉ viết thế thôi...")

…………………………………………………………………………….

Điểm chung của những kẻ nhiệt huyết là ngây thơ. Khi tinh tế bào ṃn thành cảm xúc thủy tinh đứt ngót, chênh vênh trên lưỡi dao lam và làm thơ, đúng hơn, sắp xếp ngôn từ thổ lộ nỗi thơ ngây. Đấy là linh hồn nhiệt huyết.

Đọc tác phẩm "Triết học của tự do" lạ kỳ khát vọng đ̣i ngọn bút t́m ra sự mới mẻ, chứ không được lặp đi lặp lại điệp khúc ca ngợi những kẻ đă đi trước ta. Nhưng tác giả đứng trong khuôn viên nhà thờ và gọi mọi người vào cùng ca hát, bất chấp điều ông t́m ra" lịch sử đụng phải cái riêng và dừng lại bế tắc". Những cá nhân mang nhiệt huyết ngây thơ như nhau vẫn không đến được với nhau v́ đứng ở những vị trí tôn giáo - văn hóa khác nhau, rốt cuộc, chúng ta đổ lỗi tất cả cho sự thoái hóa của ngôn từ. Thêm một mức độ của ḷng thiện ngây thơ, giá ai cũng đạt đến sự nhạy cảm này nhỉ? Chúng ta sẽ tiêu thụ thế gian vật chất này một cách trễ nải và chỉ chăm chút duy nhất đến thế giới tinh thần mà thôi. Thiên thần cần có cánh bay vút đi như chim v́ thế, mỗi khi cảm hứng đến, và gẫy cánh ră rời nếu phải dùng ngôn từ trần tục của nhân gian.

hahahahah...

Dù sao (ta th́ thầm) ta vẫn yêu linh hồn nhiệt huyết hơn nỗi trần trụi quỷ ám. Yêu niềm thơ ngây - sự tượng trưng không cách nào vứt bỏ của đời sống.

………………………………………………………………………………

Buồn cười, hôm nọ ra chợ giời chơi, xem lung tung, vào một cửa hàng to rầm thấy bà chủ quán đang giảng giải với mấy đứa trẻ tuổi chắc con cháu trong nhà mới đưa từ VN sang:

- Tiếng Hung khó lắm chứ bộ, có những từ hoàn toàn không giống tiếng Việt, nên tao có học đâu

Ḿnh bèn"ngứa mồm" hỏi:

-Ai bảo chị thế?

-Th́ có một cô học thạc sĩ ở đây bảo tui thế mà, có những từ tiếng Việt hoàn toàn không có trong tiếng Hung.

- Làm ǵ có chuyện ấy, chắc cô đó không biết rành tiếng mẹ đẻ rồi- ḿnh bảo- tây nó cũng nói như ta thôi chứ có ǵ khác đâu. Có thể phong tục tập quán nó khác nên cách nói nó khác thôi.

-Ủa, vậy hả? vậy th́ ai học tiếng Hung cũng vào hả?

-Vâng, tất nhiên rồi. Nó học được tiếng ta th́ ta cũng học được tiếng nó chứ sao...

Bà chủ cửa hàng nh́n nửa tin nửa ngờ, ḿnh tiếp:

- Người Việt đi làm để có tiền th́ bảo: tao bận đi kiếm cơm. Nhưng bọn Hung có ăn cơm đâu, chúng nó ăn bánh ḿ nên người Hung nói: tao bận đi kiếm bánh ḿ, nghĩa là tao đi kiếm tiền. Đấy ví dụ khác nhau như thế.

- Ủa vậy hả, dễ hiểu thế hả? này..em..em..em có nhận dạy tiếng Hung không, dạy cho cả nhà chị đi, chị trả tiền?...

………………………………………………………………………..

Điều ǵ làm chúng ta ưa thích một tác phẩm văn học, ngắm một bức tranh, nghe một bản nhạc? Với người khác tôi không biết, nhưng với tôi, những tác phẩm văn học nghệ thuật phải GỢI MỞ. Gợi trong tôi bề dày đời sống tôi đă nếm trải, đă học, mở những suy tư day dứt măi về sự sống c̣n -mất mát của đời người. Nghĩa là phải gợi mở niềm cảm hứng. Chừng nào c̣n điều này trong tôi, chừng đó tôi c̣n biết thưởng thức, chừng đó tôi đang c̣n sống thật sự....

( Mới ban mai đă lư sự, v́ sáng thu lành lạnh mang cảm hứng làm việc đến cho ta....)

………………………………………………………………………………………….

Khi con người ra sức tưởng tượng để hiểu điều sách nói: cuộc đời thuần túy chỉ là maja- ảo ảnh, người ta quên béng mất chính họ là ảo ảnh lớn nhất của họ trong một kiếp. Chỉ lấy một ví dụ trong muôn vàn khía cạnh có thể chứng minh điều này thôi. Đấy là con người luôn gặm nhấm ḿnh để đề cao cái cũ, cái hôm qua, cái đă trôi mà họ cho là ĐẸP hơn hẳn cái hôm nay. Đám đông hưởng ứng nhiệt liệt v́ toàn bộ đám đông, giống hệt một cá nhân, lúc nào cũng ăm ắp bức bối, mặc cảm, mệt mỏi, ngao ngán, lúc nào cũng có điều ǵ đấy không bằng ḷng với chính ḿnh và với những kẻ xung quanh. Thế là họ tự hạn chế họ vào việc tôn vinh cái dễ nhất, khỏi nghĩ lâu: cái đă trôi qua.

Tôi đă từng ngồi với một bác già, luôn luôn muốn giữ phong thái lăng tử thuở thanh xuân, bác rất không bằng ḷng khi tôi giơ cho bác xem bức h́nh hiện tại tôi vừa chụp bác xong, một ông già vẹo vọ hết cả mồm miệng, cau mày nhíu trán để hành hạ cái điện thoại thông minh, bắt nó phải nhả ra những ḍng chữ tâm sự là bác đang đau đớn nghĩ đến chỗ đang ngồi đây cùng tôi, ngày xưa nó mới đẹp làm sao! Bác không bằng ḷng v́ h́nh hiện tại trông bác rơ xấu, rơ già, c̣n bài tâm sự bác đọc tôi nghe th́ tôi bảo: anh khéo bôi xấu hiện tại, ban năy anh vừa bảo em ngồi đây đẹp nhất, dễ chịu nhất, có thể ngồi cả ngày.

Hay khi người ta đưa ảnh một Sài g̣n ngày xưa ít người, nhiều xe con, nhiều phụ nữ eo thon và đàn ông thanh lịch áo bỏ trong quần, cùng cô đào TTH phả khói thuốc mơ màng trong phim lên để có cớ tức giận một SG hôm nay rơ đông như quân Nguyên, xe chạy tứ phía rầm rập, rác trôi theo nước ngập phố phường, và trút căm phẫn lên những kẻ nào đấy đă làm hỏng SG xưa.

Ơ! Rơ thật!

Họ có thanh xuân măi được chăng? họ thích không bao giờ phải nh́n bất cứ cái ǵ chuyển động, thay đổi, khác đi như nó PHẢI, mà bắt( hay chỉ ao ước ?) sự vật, sự việc, con người chỉ được dừng đúng ở vị trí mà họ thỏa măn thôi, thỏa cái sự bức bối hiện tại nh́n đâu cũng bằng con mắt mang h́nh viên đạn của họ. Rơ chán. Ảo tưởng và tự làm khổ ḿnh, tự hạn chế suy nghĩ trước sau, sâu sắc, b́nh thản của chính ḿnh. Nên họ có sướng đâu. Lúc nào cũng bức xúc. Lúc nào cũng bực bội. Lúc nào cũng trần trụi.

Tôi yêu kẻ mơ mộng v́ thế. Kẻ mơ mộng thường kín đáo trong sự rụt rè kiệm lời để nghĩ và nhận thức. Ít nhất, sự mơ màng của hắn ứng với nỗi b́nh thản lặng yên tự trôi đi của thiên nhiên, để ngồi cạnh một kẻ mơ màng, tôi và hắn được THƯỞNG THỨC một "bể khổ" có tên là đời sống trôi đi, thay đổi, chuyển hóa trong sự lặng thinh êm đềm tự thân của nó ...

( 2018.09.08. NHN)

……………………………………………………………………..

Tuổi học tṛ từ thời bé thơ đến lúc đi du học của tôi trôi qua trong chiến tranh, quẩn quanh trong những dăy phố nhỏ, và một vài làng quê lúc phải đi sơ tán tránh đạn bom. Nhận biết đầu tiên của tôi về tôn giáo truyền từ cô bạn thân phố bên cạnh, khi cứ chiều tối mẹ nó giục nó vào nhà thờ dự lễ, lúc nào nó cũng rủ tôi đi và lúc nào tôi cũng đồng ư. Thật kỳ lạ, tôn giáo đầu tiên con mọt sách biết đến là Ki tô giáo, chứ không phải đạo Phật, qua văn học và qua thói quen đi dự lễ buổi chiều tối cùng bạn gái. Tôi bắt đầu biết đến đạo Phật vào những năm học ở châu Âu, lần đầu tiên khi đi xem một bộ phim nói về Đức Phật, lúc lựa chọn học môn" Mỹ học điện ảnh" Ấn tượng để lại khó phai mờ với một tâm hồn đầy mơ mộng và tưởng tượng là h́nh ảnh hỏa thiêu người chết bên sông Hằng. Măi sau này tôi mới hiểu hết h́nh ảnh ấy....

………………………………………………………………..

" Vượt qua tiếng khóc và những sự đọa đày, vỡ mộng, suy sụp, thất bại, cô độc, bệnh tật. Vượt qua cái chết- để trở thành nỗi buồn: ở lại nơi đây thiếu vắng mọi ư nghĩa, mang trong ḿnh thứ sẽ không bao giờ trở thành ǵ, lớn lên trong sự tiêu hủy, biết rằng tất cả mọi niềm vui là một thứ quả, chính ở nơi có vị ngọt thơm ngon nhất, nơi đó, bên trong, ở giữa, ẩn một vị đắng." ( Hamvas Béla- Sách của đảo nguyệt quế)

…………………………………………………………………………..

SÁCH GIÓP

Nội dung:

Sách Gióp bắt đầu bằng một câu chuyện ngắn nói về một người giàu có tên là Gióp (Jób) hiền lành, ngoan đạo. Nhưng quỷ Satan cho rằng Gióp chỉ trung thành với Thượng đế khi ông giàu có mà thôi, bởi vậy Satan đề nghị với Thượng đế hăy cho nó thử thách Gióp trong hoạn nạn. Gióp bị mất hết của cải, con cháu, và mắc một bệnh hiểm nghèo, cơ thể hôi thối, nhưng ông vẫn một mực tin vào Đức Chúa Trời: „ Ngài cho, Ngài lấy đi, Sáng danh Chúa!”(Jób 1,21). Lúc đó ba người bạn của một ông Gióp bắt đầu cô độc, bệnh tật, lang thang kiếm ăn trên đồi rác bỗng đến thăm. Ba người bạn đó là: Elifáz, Bildád và Cofár, họ nói với Gióp rằng ông ra nông nỗi này bởi các tội lỗi của ông, bởi v́ mọi đau khổ đều là sự trừng phạt một tội lỗi nào đó.  Nhưng Gióp không chấp nhận. Gióp biết ḿnh không hoàn toàn vô tội, và đúng là con người phải chịu sự trừng phạt v́ tội lỗi, nhưng ông phủ nhận sự phạm tội tỷ lệ với những trạng thái điêu đứng bên ngoài, và ông đi t́m những nguyên nhân khác.

Cương quyết giữ vững ư kiến của ḿnh, Gióp quay sang Thượng Đế để chứng minh, ông kiện Đấng Tạo Hóa, và vẫn nhất định không chấp nhận các lư thuyết của bạn bè ḿnh. Lúc đó Elihu (Eliu) xuất hiện bằng lời giải thích khác: theo Elihu bằng sự đau khổ Thượng Đế muốn dạy dỗ con người, và điều này đúng. Elihut muốn bằng cách liên hệ đến hoàn cảnh cụ thể của Gióp, thức tỉnh ông, và muốn cứu ông khỏi sự vô liêm sỉ.  Nhưng Thượng Đế đă cắt ngang lời Elihut, và từ chối trả lời Gióp bởi v́ con người không có quyền phán xét một Thượng Đế thông thái và toàn năng vô tận. Thượng Đế trải ra trước mặt Gióp một loạt điều kỳ diệu của tạo hóa: trật tự và sự vẹn toàn của Tạo công, và bằng ví dụ về các quái vật Behemót và Leviatán cho thấy sự đa dạng ngập ngụa và sống động của thiên nhiên. Nếu con người không có khả năng nhận biết sự toàn vẹn của trật tự phổ quát thiên nhiên , làm sao nó có thể nhận thức nổi những điều huyền bí lớn của sự sống người, như SỰ ĐAU KHỔ? Con người không đủ khả năng để chấp nhận tất cả những điều này, và v́ thế nó cứ loay hoay không t́m ra vị trí của ḿnh trên thế gian, và v́ thế ư nghĩa sau cùng của mọi bí ẩn đều ở lại cùng Thượng Đế và luôn luôn có ở đó. Gióp cuối cùng đă hiểu ra và ở tâm trạng vừa sùng kính vừa được giải thoát, cúi đầu trước sự bao dung của Thượng Đế. Lúc đó Thượng Đế khiến cho ba người bạn của Gióp xấu hổ, và Ngài trả lại cho Gióp sức khỏe, trả lại con cháu, c̣n gia tài của Gióp được tăng lên gấp đôi.

BÀI HỌC :

Sách của Gióp trước tiên không xem xét làm thế nào để có thể đưa nỗi đau khổ ḥa hợp với h́nh ảnh nhân từ của Thượng Đế, mà đặt ngay ra một câu hỏi đạo đức rất ngày thường: làm thế nào để chấp nhận đưa nỗi đau khổ vào sự sống của con người, và điều này có hay không mục đích , bản chất của nó ? Nếu có, đấy là những điều ǵ? Những người bạn của Gióp đại diện cho quan niệm của Do Thái truyền thống: mọi đau khổ có v́ tội lỗi, và đau khổ- đấy là sự trừng phạt; nghĩa là nếu Gióp thẩm định lại lương tâm ḿnh, quay trở về và ăn năn hối cải, lúc đó sự đau khổ cũng sẽ chấm dứt. Elihu đại diễn cho một quan niệm truyền thống khác: sự đau khổ mang mục đích giáo dục, dạy dỗ để con người trở nên tốt hơn. Sách Gióp- cho dù chấp nhận những lời giải thích trên, rằng các người bị trừng phạt bởi tội lỗi, giống như Thượng Đế dọa những đứa trẻ v́ một lợi ích tốt- nhưng không cho rằng những lư thuyết này đầy đủ và mang tính phổ quát. V́ như vậy quá nghiêm khắc và không có nhân tính, và kinh nghiệm của Gióp cũng cho thấy: Gióp vô tội nhưng vẫn bị đau khổ, như vậy số phận tốt và sự hiền từ, cũng như số phận xấu và tội lỗi trong thực tế không đi liền với nhau.

( NHN sưu tầm và dịch từ bản tiếng Hungary -16-szeptember. 2018.)

CHAT TRAO ĐỔI VỚI MỘT NGƯỜI BẠN:

A-  Quá tuyệt vời e sẽ c̣n nghiền ngẫm bài này nhiều nữa

B- em thấy không, tôn giáo khi được lồng vào trí tuệ của văn hóa phát triển, không dừng lại ở những giải nghĩa ấu trĩ và cứng nhắc, cô thích bài viết này, nên dịch ra v́ thế…

A- Có nhiều góc nh́n như thế làm cách ta hiểu về tôn giáo cũng phong phú hơn. Em thích bài này quá ahihi

B- nhưng tại sao có thể hiểu về tôn giáo (ở đây là TCG) từ nhiều góc độ như vậy theo em?

A- Theo cách hiểu của em th́ những chân lư cao vời từ trước tới nay luôn ẩn giấu trong nó nhiều tầng nghĩa mà nếu chỉ nh́n từ một góc độ ta sẽ không thể nào đi sâu vào những tầng phía trong được. Tôn giáo là đúc kết của nhiều chân lư cao vời và với Ki-tô giáo th́ ư nghĩa của Lời Chúa không bao giờ có thể hiện ra trước mắt nếu ta chỉ quen với cách nh́n cố hữu của ta về Lời. V́ từng câu từng chữ đều ẩn chứa trong nó ư định của Đấng Toàn Năng, người không bao giờ tỏ lộ cách công khai nếu như ta không chịu t́m hiểu Người. Theo hiểu biết của em là thế. Em rất mong được nghe ư của cô hihi…

B- Trong mọi tôn giáo đều nhấn mạnh đến khái niệm"ân sủng", khái niệm" khiêm nhường"- đấy là cái ǵ vậy? tại sao cần hiểu và đạt tới việc thực hiện nổi để hưởng hệ quả của nó trong một kiếp sống? Em thử nghĩ xem, ch́a khóa của câu trả lời đấy. Khi Gióp hiểu ra sự khiêm nhường của con người cần phải có để chịu đựng tất cả những ǵ đến với con người, lúc đó ân sủng đến với ông, con người vĩ đại như Thượng Đế chính v́ sự chịu đựng khiêm nhường này, muốn hiểu một cách tổng quát như vậy phải có tri thức, bởi vậy cô bị khuất phục trước Ki tô giáo

A- Em đă hiểu ra nhưng cô có nghĩ chúng ta cần đến ḷng tín thác nữa không?

B- em hăy nói cụ thể hơn về ḷng tín thác

A-Muốn có đức tin vững mạnh cái đầu tiên chúng ta phải làm là khiêm tốn van xin Đấng ban cho chúng ta sự ấy. V́ sự khiêm nhường c̣n là cửa mở đến sự khôn ngoan: „"Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, v́ Cha đă giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn” (Mt 11,25). Và sức mạnh để sự khiêm nhường của chúng ta nên ích trước mặt Chúa chính là ḷng tín thác v́ nếu không tín thác ta sẽ chẳng thế nào hạ ḿnh tin tưởng, hay khiêm nhường, để nhận được ân sủng cả. Do đó theo em sự tín thác sinh ra ḷng khiêm nhường.

B- Hamvas Béla có một câu rất hay về ư này: "Tươi tỉnh là ǵ? là ủy thác ḿnh vào Thượng Đế" - nhưng tự dưng không thể biết khiêm nhường, khiêm tốn em ơi, vậy làm sao để học được cách khiêm tốn, khiêm nhường đây?

A- Khiêm nhường là khi ta ư thức được thân phận thấp kém, thụ tạo của ḿnh. Tức là chập nhận sự thực rằng chỉ ḿnh ta th́ không thể nào làm được ǵ cả nếu không có sự trợ giúp.

B- Ta đang quay trở lại tính chất trí tuệ của Kito giáo, điều thuyết phục cô nhất khi cô nghĩ đến câu hỏi: tại sao chỉ Kito giáo phù hợp với con người hiện đại? tại sao đạo Phật mang tính chất siêu h́nh học không kém Kito giáo nhưng vẫn không xóa nổi vị trí của Kito giáo trong con người hiện đại của châu Âu? Con người không tự ư thức được cái ǵ cả nếu không nhận được một sự dạy dỗ nào đó... em t́m ra câu trả lời chưa? Theo cô Kito giáo mang thông điệp HÀNH ĐỘNG THIỆN rất rơ ràng, rất cụ thể, nhưng chỉ tốt thôi chưa đủ, con người cần giỏi nữa, cần tri thức mới hành động thiện được, bởi vậy trở thành người Kito giáo chính cống không hề dễ

A- Đúng quá. Chính xác là cốt lơi của Ki-tô giáo chính là việc ta làm để đến với Chân Lư. "Anh em hăy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng Hoàn Thiện." (Mt 5, 43-48)

B- em rất nhớ kinh sách, cô th́ chẳng biết tẹo nào, cô chỉ biết suy luận theo hiểu của ḿnh thôi

A- Hehe nhưng cách suy luận của cô rất đúng. Em rất nể phục sự suy luận chính xác với tinh thần Ki-tô giáo của cô ư hehe

B- chắc cô là kẻ được chọn rồi, không thể không theo được em nhỉ???

A- Đây là ân sủng mà đă là ân sủng th́ ai khước từ được cô nhỉ

B- trong ư nghĩa tinh thần đúng là như thế, nhưng thể hiện trong một tổ chức xă hội mang tính tôn giáo, vẫn chưa thuyết phục được cô...cô chưa t́m ra hết lư do ngại ngần của ḿnh...đấy là cái ǵ vậy? cô chưa thực sự hiểu rơ nó trong bản thân cô

A- Nó đ̣i hỏi sự dấn thân của ta. V́ Ki-tô giáo đề cao tính cộng đồng. Những tín hữu tựa như cành nho gắn liền với thân nho là Chúa Giê-su. Do đó, t́m nơi Chúa nơi những người xung quanh ta là điều mà Chúa mong muốn. C̣n thực tế th́ những người ưa thích một ḿnh suy ngẫm như chúng ta khó mà ở trong một cộng đồng lâu dc cô nhỉ hehe. Nhưng em nghĩ mỗi người có ơn gọi và các sống thánh thiện của riêng ḿnh. Không cần chúng ta phải dấn thân quá miễn là chúng ta vẫn chu toàn bổn phận với Chúa và bác ái với anh em th́ ân sủng vẫn được Chúa ban cho ta mà thôi.

B- cô cũng nghĩ như em, nhưng trong thực tế, khi em biết nhiều hơn người khác em mang một sức hút tự thân, và em làm sao chối từ được những người đang bị bịt mắt mong mỏi em tháo gỡ hộ họ? Nhưng em chỉ có một ḿnh, đây là bi kịch trần gian của Chúa- bài hát trong đêm cuối cùng ở trong vườn tảng sáng trước khi Chúa bị bán đứng... Em đọc tập III. Minh Triết Thiêng Liêng đi, em sẽ thấy niềm tin tinh thần của con người giải quyết bi kịch này thế nào...phần ba loại logic ấy

A- Em sẽ đọc. Nỗi ḷng mà cô nói cũng chính là nỗi ḷng của các linh mục cô nhỉ. Họ lănh nhận sứ vụ của Chúa, và họ cũng cô đơn.

B- nên cô rất không ngờ ḿnh thông cảm quá mức với những người bạn LM của cô, cô bị lây nỗi buồn đó đến mức không t́m thấy lối thoát cho các bạn ấy....từ đây bắt đầu mở ra một nhận thức khác chả khác nào những tuyên bố quá tự do của vị Giáo Hoàng hiện tại của Vatican về các vấn đề xă hội...

A- Em cũng thương các linh mục khi nghĩ về cảnh ấy. Quả thế chỉ có Chúa là niềm an ủi giúp họ kiên vững trong sứ vụ thiêng liêng của ḿnh.

B- cô đă có những suy nghĩ khác từ những điều này, từ từ cô bắt đầu hiểu ra, hy vọng cô sẽ viết…

A- Em rất mong chờ =))))

B- cô đang sửa lại một bài tiểu luận dịch lâu rồi của HB, em sẽ thích mê ly, tư tưởng của HB cũng là một phần câu trả lời những vấn đề nói trên chúng ta vừa nêu ra...

A- Càng ngày càng yêu cụ, một con người tài trí. Cụ mà đi tu chắc cũng phải lên chức Giám Mục hahaha

B- HB vượt lên quá tôn giáo rồi, giống như Nietzsche ấy....

A- Em thấy HB có sự khiêm tốn nhiều hơn Nietzsche. Có phải v́ em cảm nhận được sự coi trọng tôn giáo của cụ hơn chăng

B- Nietzsche là một người điên cơ mà, ông luôn luôn bị đau đầu, và cách nói của ông giống như dao chém, chặt, không khoan nhượng, cô kinh ngạc về ông lắm...

A- Điều ấy thể hiện rơ nhất qua tư tưởng Siêu Nhân. Con người tự do là người sáng tạo ra các giá trị, làm chủ luân lư, độc lập, không lệ thuộc vào những thói tục xưa cũ. Nhưng ông quên con người vốn không hoàn hảo và làm sao để một Siêu Nhân như thế xuất hiện khi điều kiện để anh ta xuất hiện lại vượt quá sức của con người. Ư chí hùng vĩ phải chăng là một sự cuồng dại của một trí tuệ vĩ cuồng.

B- do cái tính từ" siêu" làm người đọc hiểu lầm Nietzsche, hoặc ít nhất người đọc VN đă hiểu nhầm. Siêu ở đây là siêu việt ấy, mang tính chất Thượng Đế

A-Nhưng nhờ các nhà hiện sinh mà tôn giáo lại dc phen thay đổi cho phù hợp với đời sống con người…..

(2018. szeptember. 17)

NGUYỄN HỒNG NHUNG