GHI CHÉP MÁJUS- 2019

A kĂ©pen a következÅ‘k lehetnek: Nguyá»…n Hồng Nhung, Ă¡llĂ¡s, Ă³ceĂ¡n, Ă©gbolt, tĂºra/szabadtĂ©ri, vĂ­z Ă©s termĂ©szet

Hôm nay một bạn đọc đă hỏi tôi câu này:"Xin phép được hỏi cô là làm sao triết gia Hamvas Béla trong một hoàn cảnh như vậy mà có sự hiểu biết thật nhiều như vậy và khả năng biết thật nhiều ngôn ngữ trong một hoàn cảnh rất khó khăn về vật chất?" Câu hỏi của bạn ấy khiến tôi lập tức nhớ lại cảm giác vừa kinh ngạc vừa bồi hồi vừa đau đớn của ḿnh những ngày đầu đến với tác phẩm của Hamvas Béla. Đấy là năm 2008 chuẩn bị những ngày u ám nhiều biến động nhất đến trong đời tôi, có lẽ tri thức của ông cộng với trạng thái đau buồn khủng khiếp lúc đó của ḿnh đă để lại dấu ấn không phai mờ trong tôi. Nhưng thời gian trôi đi, trong nguôi ngoai và hiểu ra nhiều hơn, nhập được nhiều hơn những điều ông viết, tôi đă quên mất tâm trạng hồi đầu tiên ấy, hôm nay nó chợt trở về khi đọc câu hỏi trên.

Đúng vậy, tôi cũng tự hỏi ḿnh rất nhiều điều về Hamvas Béla, tôi đọc ông liên tục, không ngưng nghỉ, cặm cụi ghi chép, ngẫm nghĩ rất nhiều khắp chốn cùng nơi, đi tới những nơi, gặp những người có liên quan đến ông, đọc các cuốn hồi tưởng về ông, để sau cùng ngồi xuống và quyết định chỉ dịch ông thôi, cắt bỏ toàn bộ những mối liên quan khác, khi hiểu ra rằng: đọc chính Hamvas Béla là đủ, cần biết mọi cái về ông từ chính ông! Bởi v́ mỗi người là một cá thể duy nhất chẳng hề giống ai và không bao giờ lặp lại, bởi vậy chỉ có một chủ thể nh́n hiện thực và thể hiện sự đánh giá hiện thực của ḿnh một cách sáng tạo đặc thù nhất như chính Thượng Đế đă tạo ra "cái cá biệt trong số đông".

Tôi, bạn, cũng như tất cả mọi người khác đều đang cố gắng hiểu Hamvas Béla theo cách thức riêng của ḿnh, hoàn toàn chả giống ai, v́ chính chúng ta, chừng nào c̣n thở là c̣n đang sáng tạo tiếp ra chính ḿnh bằng sự tổng hợp các tri thức nhân loại. Bởi vậy tôi không tham dự các loại nhóm, diễn đàn, tổ chức nhân danh Hamvas Béla ở bất kỳ đâu. Tôi không giải thích, đánh giá, quảng bá, nói chuyện về tác phẩm của HB cho đám đông, cũng không tranh luận, bàn luận (theo chủ đề) cùng với nhiều người trong các dịp được tổ chức nhân danh ông. Suy nghĩ và hành động này của tôi bắt nguồn chính từ tinh thần của Hamvas Béla mà tôi đọc, hiểu và cho rằng đúng, nên xử sự như thế.

Nhưng câu hỏi của bạn đă đánh thức xúc cảm dạt dào từng có của tôi những ngày đầu đọc Hamvas Béla. Thật quư giá. Điều này chứng tỏ bạn cũng đang có sự xúc động lạ kỳ khi đọc HB như tôi. Tại sao một kẻ bằng xương thịt như chúng ta, trải qua một cuộc đời quá gần, thậm chí ngay trong thời đại chúng ta đang sống lại có thể hiểu biết thông thái sâu sắc và rộng lớn (như sách) đến như thế? Ông biết 13 ngoại ngữ, điều này có thể hiểu được, nhất là có những thứ tiếng sau này ông mới học trong quá tŕnh đọc và dịch các văn bản cổ, nhưng tri thức bao la của ông lấy ở đâu ra mới được chứ?

Chính HB thừa nhận hơn hai chục năm làm một người giữ thư viện đă giúp ông tiếp nhận trực tiếp các tri thức nhân loại như thế nào. C̣n hoàn cảnh vật chất khó khăn và sự ngang trái của các thể chế chính trị ư? ai mà chẳng nếm trải và là nạn nhân của nó, nếu là người sống trong thời kỳ hiện đại, nhất là trong thế kỷ 20 vừa qua, thậm chí ngày hôm nay tôi, bạn, mọi người...cũng đă thoát đâu? Điều đáng kinh ngạc nhất về Hamvas Béla chính là phương pháp tiếp cận với cái (gọi là) sự sống, đời sống người, với thế gian- vị trí duy nhất con người tạo ra đời sống riêng chỉ nó có: đời sống tinh thần, thông qua ngôn ngữ, và văn hóa. Hiểu, ngấm, sống bằng, sống trong, ḥa vào....với phương pháp tiếp cận này sẽ đột nhiên hiểu ra Hamvas Béla và bỗng nhiên thức tỉnh, chuyển hóa, hay nói theo cách của ông: trở thành kẻ nhập định, kẻ không chỉ có một đời sống vật lư khi được sinh ra. Phương pháp đó là ǵ chính bạn sẽ tự hiểu. Tôi nêu lên một khái niệm, một từ cũng chẳng làm bạn rung động nhiều hơn, sâu hơn mạnh hơn, bạn chắc chắn sẽ tự nhận ra nếu đọc Hamvas Béla chăm chú và ham thích.

Thật tiếc không thể chia sẻ với bạn và mọi người cuốn phim tài liệu nói về Hamvas Béla, trong đó có cái cảnh khi bị đi cải tạo lao động, trở thành thủ kho ở ngoại thành, cứ hai tuần ông quay trở về Budapest, gặp vợ và mượn rất nhiều sách, cho vào một chiếc ḥm gỗ ông tự đóng, mang xuống nhà máy để đọc và dịch. Cảnh phim lắc lư tàu chạy, một người đàn ông mê mải đọc và ghi chép. Những lúc nghỉ trong giờ làm việc hoặc sau giờ làm việc, ông viết, đọc, suy nghĩ rồi cất dấu để cuối tuần mang về cho người vợ đánh máy lại, chuyển cho những người bạn đọc một cách bí mật... Giờ, tôi mới hiểu ưu thế của ḿnh khi có thể đọc ông bằng tiếng mẹ đẻ của ông: bởi cái thuở xúc động sâu xa v́ ông tôi đă đọc nghiến ngấu các tập thư gửi cho mọi người của ông, các ghi chép c̣n sót lại của ông, để giải đáp những cơn khát"tại sao?" của ḿnh. Thư từ, ghi chép là thứ riêng tư nhất, thể hiện rơ con người cá nhân nhất. Bạn chắc cũng sẵn ḷng đọc nếu nó đă có bằng tiếng Việt? Có lẽ, câu hỏi của bạn là sự nhắc nhở của Thượng Đế đối với phần việc này của tôi chăng? Tôi sẽ cố gắng...

(2019. április. 11. NHN)

„Ai đă vượt qua ư thức tôn giáo, kinh nghiệm đầu tiên của họ là: Thượng Đế không ở ngoài cũng không ở trên, không ở dưới và cũng không ở trong nốt. Thượng Đế ở vị trí phi- hiện hữu. Một thứ phi -hiện hữu hiển nhiên. Thượng Đế trong thế gian phi giới hạn, vạn năng, là kẻ mong đợi sự khuất phục và sự vinh danh. Quyền lực chỉ là cái đến sau, là hệ quả, và là hệ quả của việc Ngài biến mất không dấu vết như một kẻ không ai tước được quyền duy tŕ thế gian. Con người có thể kinh nghiệm trực tiếp điều này, bởi v́ cái ở trong con người như quyền lực và sự thống trị biểu hiện như sức mạnh và sự cao cả, chính v́ thế (không ngoại lệ) trong mọi trường hợp sự thiếu vắng Thượng Đế chính là sự thiếu vắng sức mạnh và sự cao cả thật sự.”

( Hamvas Béla: Minh Triết Thiêng Liêng-tập III. nxb Tri Thức 2016)

A kĂ©pen a következÅ‘k lehetnek: 1 szemĂ©ly

Hăy nhớ đến tiểu luận thứ hai trong cuốn Câu chuyện vô h́nh và Đảo của Hamvas Béla, khi ông thử giải mă mối quan hệ giữa thiên nhiên và linh hồn đầu tiên. Đoạn văn trích dưới đây cùng một kiểu tiếp cận siêu h́nh học như thế khi ông muốn nói về biểu tượng tinh thần khác biệt giữa đời sống và sự sống....( NHN)

..................................................................

"Màu tím không phải thứ màu làm ư thức hóa sự nồng nhiệt xanh non. Trong khu rừng lá dày đặc, nhất là trong rừng thông những ngày lặng gió, thường xuyên thấy sương mù màu tím phảng phất dưới những tán lá, mang lại tâm trạng nhà thờ. Đấy là khả năng gặp gỡ duy nhất trong thiên nhiên của màu tím và màu xanh non. Thực ra trong thời Phục Hưng màu xanh và màu đỏ là điều kiện của nhau, dù nằm trên, hay nằm dưới hay nằm trong nhau. Giữa màu tím và màu xanh xanh non không có mối quan hệ giả định như vậy. Hoặc có thể, như Picasso nói, hăy để chúng cạnh nhau để chúng muốn làm ǵ với nhau th́ làm. 

Sự gắn bó duy nhất giữa hai màu, là màu xanh non thể hiện nhiệt độ thấp hơn của đời sống, sự chay tịnh, sự suy thoái của năng lượng với con người. Nó thổ lộ rằng nó không mang tính khiêu dâm mà là t́nh dục, không tự do, mà tàn nhẫn, không mạnh mẽ mà sống động. C̣n màu tím bản thân sự huyền bí của nó đă trái tự nhiên. 

Màu xanh non chưa đạt tới tính chất người, c̣n màu tím đă vượt quá tính chất người. Màu xanh non quá duy vật hóa, màu tím phép thuật hóa. Màu xanh non gợi dục vọng, màu tím huyền bí. Nhưng giữa hai màu có một sự phá vỡ riêng không làm cho hai màu tách bạch nhau ra một cách đối xứng. Cả hai đều có con số riêng và không có quan hệ với nhau.

( Trích Hamvas Béla: Patmos I.)

Một cuốn sách rất khó, không làm sao ngồi dịch một lèo nổi, từng câu từng câu đều chứa đựng một nội dung tổng quát, dù thể hiện ra ngoài dưới một h́nh thức hết sức giản dị.

Không c̣n ai để giải thích cho mày khi mày phân vân nữa, bởi tất cả những người am hiểu về tác giả đều đă đi xa lắc. C̣n lại một ḿnh với những cuốn sách rất khó, đúng là...bí truyền, kích thích sự suy tư và âm thầm t́m hiểu của một đứa vốn không hay bỏ cuộc....

( 2019.02.28. NHN)

..................................................

HAMVAS BÉLA

ĐĂ CÓ SẴN TRONG LỜI TUYÊN BỐ

H́nh ảnh cổ (tên gọi) của con người b́nh thường đă có sẵn trong lời tuyên bố. H́nh ảnh cổ này độc lập với tài năng, tất cả mọi con người đều có cơ hội đạt tới. Chúng ta biết, tại sao nó lại chỉ có trong lời tuyên bố. Bởi v́ khi sự sống người bị hư hoại( rơi vào tội lỗi, sự tỉnh táo mờ dần, trở nên bệnh hoạn), lúc đó h́nh ảnh sự sống nguyên vẹn bị đánh mất. Quyền lực thượng tầng (exouszia) cần lời tuyên bố dành cho nó, để một lần nữa đặt vị trí của nó vào sự h́nh dung đời sống.

Kinh phép thuật ngay từ đầu đă nhắc, tư tưởng Ki tô giáo nếu nhấn mạnh đức tin và hành động tốt một cách riêng biệt là bị nhầm lẫn và hoang mang. Giờ đây chúng ta cũng hiểu tại sao lại thế. Người nào nhấn mạnh và đề cao nhân tố đức tin sẽ đến gần với truyền thống Ấn Độ, bởi trong đức tin họ mong muốn hiện thực hóa sự tỉnh táo (vidja). Quan điểm này có thể đặt tên là phép thuật, ngay lập tức chúng ta sẽ biết tại sao đây. C̣n người nào nhấn mạnh và đề cao hành động tốt sẽ đến gần với truyền thống Do Thái, bởi trong hành động tốt họ muốn hiện thực hóa một con người chân chính (caddik, dikaiosz) Quan điểm này có thể đặt tên là đạo đức. Phép thuật (magia) và đạo đức (ethosz) quả thật đối ngược nhau. Phép thuật là ảo tưởng, pháo hoa, phi đạo đức. Bởi vậy điểm giữa của truyền thống Ấn độ là khái niệm maja (ảo ảnh). C̣n đạo đức th́ bảo thủ, nghiêm khắc, cứng rắn, trần trụi không màu mè.

Nếu con người muốn h́nh dung ra hai quan điểm này, hăy đặt hai nhà thờ Ấn độ và Do thái cạnh nhau: một bên là ṭa nhà đầy phép thuật sặc sỡ với nhiều h́nh ảnh ảo tưởng, một bên là nhà thờ không ảnh, không tượng, với đường nét h́nh học chuẩn mực, đạo đức thanh đạm. Ở kia cái sống là những ảo tưởng phép thuật; ở đây ethosz là sự nghiêm khắc u buồn. Ở kia hàng ngh́n thần linh, nữ thần, ma quỷ, tiên, truyền thuyết cổ tích, thi phẩm và trường ca, ở đây chỉ có đúng một vị thần vô h́nh duy nhất, người mà cái tên nói ra là một sự cấm kỵ phạm thượng và bổ báng – Phép thuật( magia) và đạo đức (ethosz)

Từ lời tuyên bố chúng ta biết, các truyền thống thực hiện sự thống nhất, hợp nhất. Chính v́ thế từ khi có lời tuyên bố đến giờ phép thuật và đạo đức không đứng riêng rẽ mà gặp nhau trong logos. Logos (quyền lực chính của Lời, exouszia) không xóa bỏ một cái nào của hai khái niệm („ta không đến để xóa đi…”), trái lại để cứu vớt những giá trị bên trong chúng và để chúng sinh sôi. Logos là điểm giữa của phép thuật và đạo đức. Vị trí giữa đúng như logos bằng sự duy tŕ hoàn toàn sức mạnh chính của ḿnh thống nhất hóa phép thuật và đạo đức vào trong bản thân nó, như sau:

-Lời trong mọi trường hợp đều có đặc tính thần bí, luôn luôn h́nh thức hóa, tạo dựng và h́nh thành, khi nó nói, đặt tên, khắc vào, mặc cho, vẽ nên; trong cái nó nói, nó tách sự sáng sủa khỏi sự tối tăm, lấy cái bên trong từ cái bên ngoài, lấy sâu từ bề mặt, và cái bên trong nó sâu, tối và bên trong, được phủ lên để cái bên trong nó sáng, bên ngoài và trên bề mặt, được nâng lên, nổi lên. Bởi vậy Lời là sự thần bí, bởi cái nó che đậy là cái nó trải ra, cái nó trải ra là cái nó che đậy. Từ müsztész của Hy Lạp có nghĩa là đă được phủ voan, có nghĩa là kẻ muốn thức tỉnh, tỉnh dậy, kẻ đó che ḿnh lại. Ai muốn sống trong nhân loại cộng đồng bản chất, kẻ đó rút vào cô đơn. Kẻ nào muốn nh́n thấy toàn bộ, kẻ đó nhắm mắt lại. Bởi vậy Lời là sự thần bí.

- Nhưng Lời cũng có một đặc tính mà tiếng Hy lạp gọi là alétheia. Alétheia là sự thật, nhưng cũng là sự công khai, không chăn phủ, không áo quần, không mặt nạ. Alétheia là sự xuyên thấu nữa. Bởi v́ alétheia (con người không mặt nạ, không che đậy) biết rằng nó chỉ có thể nh́n thấy tính chất minh bạch cội nguồn trong bản thân sự việc, nếu chính nó cũng trở thành sự minh bạch. Alétheia không là ǵ khác, ngoài sự ḥa làm một sáng trưng của sự minh bạch giữa con người và sự vật. Ai là alétheia, kẻ đó không có bí mật, không có ǵ để dấu diếm, sợ hăi, che đậy. Người đó cởi mở, không che đậy, và mở tung tất cả những cửa sổ cùng cửa ra vào ở phía ḿnh. Chỉ khi tôi làm tôi trong suốt, minh bạch, tôi mới có thể nh́n thấy thế gian trong sự minh bạch của nó. Đấy là alétheia. Và, tính chất phép thuật và đạo đức của logos thể hiện trong việc, nó thống nhất trong bản thân nó sự thần bí và alétheia.

- Cái tôi nh́n thấy có phủ voan, không là ǵ khác ngoài sự không che đậy hoàn toàn, và cái tôi nh́n thấy trong sự không che đậy hoàn toàn của tôi, không là ǵ khác ngoài một bí mật được phủ bằng voan. Trong logos không có đạo đức( éthosz) thiếu phép thuật( magia) và không có phép thuật thiếu đạo đức. Nếu magia (chỉ có trong bản thân nó) đấy là phép thuật đen (tăm tối), nếu éthosz (chỉ có trong bản thân nó) đấy là pháp luật phá hoại đời sống (đen tối).

Bởi v́ logos là sự sáng sủa, là cái không có nghĩa là cắt đứt đi sự tăm tối, mà là đặt nó vào đúng chỗ của nó, vào sự sâu thẳm, sự thần bí hăy ở đó, được che phủ, dưới lớp voan, bởi v́ con người chỉ trong sự thần bí trở thành trong suốt, minh bạch và không che đậy. Sự thể hiện đi với sự ẩn dấu và sự ẩn dấu đi với sự thể hiện và cái thể hiện ra luôn luôn là sự thần bí, và cái c̣n lại một cách ẩn dấu, luôn luôn minh bạch. Bởi vậy Böhme nói, thế gian là những bí mật nằm trước con mắt mở to của chúng ta. Sự tách rời đức tin và hành động tốt không có hiệu lực trên nền tảng lời tuyên bố. Bởi vậy mỗi người cần tự nh́n thấy, nhận ra tính chất của sự h́nh dung đời sống của ḿnh.

Việc chấm dứt sự lựa chọn của Lời đặt trong trọng tâm của trí tưởng tượng ( Lời cổ, logos) như sau: sự hiện diện hay không hiện diện của đức tin phụ thuộc vào việc thực hiện nó và ngược lại. Bằng điều này sẽ có ch́a khóa để mở cho nhận thức về tính chất của Lời (logos) đă có sẵn trong lời tuyên bố: Nhưng trong Lời đă có sẵn h́nh ảnh cổ (tên) của con người b́nh thường. H́nh ảnh cổ này độc lập với tài năng, tất cả mọi con người đều có cơ hội đạt tới.

( Trích: KINH PHÉP THUẬT- Hamvas Béla- Nguyễn Hồng Nhung dịch từ nguyên bản tiếng Hungary)

…………………………………………………….

Sự tỉnh táo của ḿnh, tôi muốn làm nó tăng trưởng và không bao giờ đánh mất nó chừng nào có thể, để tôi được trải qua sự trọn vẹn tuyệt vời của linh hồn khi khoảnh khắc của cái chết đến.

………………………………………… 

Chủ nghĩa nồng nhiệt cháy bỏng bởi sự cận kề của cái chết, tôi đặt tên nó là sự tỉnh táo. Không gắn bó, không dính chặt vào bất cứ cái ǵ phụ và thừa, nhất là với những thứ là: sở hữu và chiếm đoạt, phần thưởng và đức hạnh, bề trên và sự xuất sắc, hoàn cảnh và nguyên nhân… dẫn đến sự ngạo mạn và kiêu căng, tất cả những cái ǵ là bội thực kiến thức, là sự quan trọng hóa, sự già dặn trước tuổi, là bất cứ mọi loại kho tàng bí mật, vị trí cất nhẹm, của cải giấu diếm, sổ tiết kiệm, giấy bảo hiểm đời sống và kho trữ lương thực thực phẩm. Con người càng có nhiều càng nghèo đi. Ngoài cảm hứng từ bỏ, con người không có ǵ của nó hết. Giờ đây cái này là khuôn mặt cuối cùng. Sau rốt? Tôi không biết. Bằng chủ nghĩa nồng nhiệt có thể bước qua ngưỡng, để sự hoàn hảo của linh hồn trong toàn bộ sự tuyệt vời của nó có thể tồn tại.

( Hamvas Béla- Độc thoại Khải huyền)

……………………………………………………………….

SỰ NÔ LỆ

(Trích tiểu thuyết Karnevál- HB)

Một người nào đó ngồi.

Đến gần hơn: hai người, quay lưng vào nhau.

Một đàn ông và một đàn bà. Hai cái lưng của họ buộc vào nhau.

Họ muốn đứng lên, nhưng không thể.

Họ quay cái đầu của ḿnh, để nh́n rơ nhau, nhưng đầu của họ cũng bị buộc lẫn.

Hai khuôn mặt không bao giờ nh́n thấy nhau. Không bao giờ họ có thể nh́n vào mắt nhau.

Khuôn mặt bị hành hạ. Người đàn bà rên rỉ. Nằm đấy, ngọ nguậy cái đầu, để nh́n được kẻ khác.

Họ đau khổ, không nh́n thấy nhau. Họ yêu nhau?

Họ không yêu nhau. Không phải t́nh yêu.

Kẻ mà mi dính mắc vào đó, không phải là kẻ mi yêu

Mi là kư sinh trùng và là kẻ cướp của nó.

Mi chỉ yêu kẻ mà mi buông ra.

Nếu mi yêu, mi đă để nó tự do. Chỉ yêu nhau, những kẻ liên hợp với nhau một cách tự do.

Những kẻ yêu suy sụp.

Nếu mi dính vào nó, lúc đó mi là tù nhân của nó và mi hút máu nó.

Mi cần buông nó ra, để mi có thể yêu nó.

Chúng chỉ quằn quại bên cạnh đường. Lớn lên cùng nhau.

Vậy mà từ chúng vẫn có một tia sáng xa cách bé xíu.

Chúng tưởng nếu dính vào nhau, chúng sẽ liên hợp.

Kẻ này không hề có trái tim để giải phóng kẻ kia. Nó không yêu.

Nó không có trái tim để giải phóng bản thân nó. Nó cũng không yêu bản thân nó.

Chỉ tham lam và đối xử với bản thân, như với một cậu nhóc được chiều chuộng.

Chúng lớn lên cùng nhau hàng bao thế kỷ nay.

Mỗi buổi sáng, khi mặt trời hiện ra ở chân mây, chúng tách đôi,

và cả hai đều tự do.

Nhưng chưa đầy một phút, chúng một lần nữa lại dính vào nhau, luôn luôn theo cách, để không nh́n thấy nhau. Từ hàng thế kỷ nay tất cả mỗi ngày chúng đều tự do, và tất cả mỗi ngày chúng đều có thể tặng lẫn nhau món quà bằng sự tự do của chúng, để có thể yêu được lẫn nhau.

Nhưng nỗi suy sụp trong chúng lớn hơn. Sự điên dại. Sự nô lệ.

T́nh yêu chỉ có thể có từ kết hợp tự nguyện.

Đây là sự ngất ngây dối trá, sự dối trá từ hàng thế kỷ nay.

Có thể giúp được chúng chăng?

Sáng mai, b́nh minh lên, chúng sẽ lại tách nhau ra lần nữa. Nếu chúng yêu nhau đủ để không dính vào nhau, để lại nh́n thấy nhau lần nữa như thế.

Mi nghe thấy không?

Mi hăy yêu!

Sáng ngày mai, khi mặt trời thức dậy.

Không thể yêu Thượng đế một cách suy sụp.

Không thể chịu đựng cả kư sinh trùng lẫn tù nhân.

Bởi thế Ngài ban tất cả mọi người một tự do sắp xếp tự thân.

Có thể làm ǵ với một kẻ điên, kẻ kiếm t́m trong nó sự say khướt?

(Hamvas Béla: Trích tiểu thuyết Karnevál- Nguyễn Hồng Nhung dịch từ nguyên bản tiếng Hung)

 

https://scontent.fbud5-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/61103925_863641773990537_1315398987838128128_n.jpg?_nc_cat=109&_nc_ht=scontent.fbud5-1.fna&oh=1589e2b6eed7d6e6e5b228c9dba8d7d0&oe=5D937FA4